intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của tỷ giá hối đoái tới cán cân thương mại - Trường hợp của Việt Nam kể từ khi gia nhập WTO

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

43
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là phân tích tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại của Việt Nam kể từ khi gia nhập WTO; phân tích tác động của việc tăng hay giảm giá đồng tiền Việt Nam đến thực trạng xuất khẩu và nhập khẩu sang các nước đối tác; từ đó đề ra những khuyến nghị về các chính sách điều hành tỷ giá, nhằm cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của tỷ giá hối đoái tới cán cân thương mại - Trường hợp của Việt Nam kể từ khi gia nhập WTO

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------- NGUYỄN HÙNG DIỆU TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TỚI CÁN CÂN THƯƠNG MẠI: TRƯỜNG HỢP CỦA VIỆT NAM KỂ TỪ KHI GIA NHẬP WTO LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------- NGUYỄN HÙNG DIỆU TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TỚI CÁN CÂN THƯƠNG MẠI: TRƯỜNG HỢP CỦA VIỆT NAM KỂ TỪ KHI GIA NHẬP WTO Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng (Hướng Ứng Dụng) Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Trang TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn thạc sĩ với đề tài “Tác động của tỷ giá hối đoái tới cán cân thương mại: Trường hợp của Việt Nam kể từ khi gia nhập WTO” với sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tác giả, được đúc rút từ quá trình học tập và nghiên cứu thực nghiệm. Các thông tin cũng như kết quả trong nghiên cứu này là trung thực, có dẫn nguồn cụ thể và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung cũng như tính chính xác của các kết quả trong Luận văn này. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm Nguyễn Hùng Diệu
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG......................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề .......................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................... 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................ 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 3 1.6. Mô hình nghiên cứu ........................................................................... 4 1.7. Cấu trúc của đề tài này ....................................................................... 4 CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VÀ MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ........................................................................................................ 5 2.1. Lý thuyết về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại 5 2.1.1. Điều kiện Marshall – Lerner ........................................................ 5 2.1.2. Hiệu ứng đường cong chữ J (hiệu ứng tuyến J) ............................ 6 2.2. Một số kết quả nghiên cứu trước đây................................................ 10 2.2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài .................................................... 10 2.2.2. Các nghiên cứu đối với Việt Nam.............................................. 22
  5. CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO .......................................................... 27 3.1. Thực trạng về chính sách tỷ giá hối đoái và biến động tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2017 ........................................................... 27 3.1.1. Giai đoạn từ năm 1999 trở về trước ........................................... 27 3.1.2. Giai đoạn từ năm 2000 đến trước năm 2007 .............................. 29 3.1.3. Giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2015 ....................................... 31 3.1.4. Giai đoạn từ năm 2016 đến nay ................................................. 34 3.2. Tình hình thương mại của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2017 ............. 36 3.2.1. Giai đoạn trước khi Việt Nam gia nhập WTO (trước 2007) ....... 37 3.2.2. Giai đoạn những năm đầu gia nhập WTO (2007 -2011)............. 38 3.2.3. Giai đoạn chuyển biến 2012 – 2015........................................... 39 3.2.4. Giai đoạn cán cân thương mại thặng dư ổn định ........................ 40 3.3. Mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại ở Việt Nam ............ 41 3.3.1. Giai đoạn trước khi Việt Nam gia nhập WTO (trước 2007) ....... 42 3.3.2. Giai đoạn những năm đầu gia nhập WTO (2007 – 2011) ........... 42 3.3.3. Giai đoạn chuyển biến 2012 – 2015........................................... 43 3.3.4. Giai đoạn từ năm 2016 đến nay ................................................. 44 3.3.5. So sánh mối quan hệ này ở Việt Nam với khung lý thuyết ......... 45 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .......................................................................... 48 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 49 4.1. Mô hình nghiên cứu và các biến được sử dụng trong mô hình .......... 49 4.2. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu ............................................. 50
  6. 4.2.1. Thu thập dữ liệu ........................................................................ 50 4.2.2. Xử lý dữ liệu ............................................................................. 51 4.3. Cách thức tiến hành.......................................................................... 53 4.3.1. Kiểm định tính dừng.................................................................. 53 4.3.2. Lựa chọn độ trễ ......................................................................... 54 4.3.3. Phân tích đồng liên kết .............................................................. 55 4.3.4. Ước lượng bằng mô hình VECM ............................................... 55 4.4. Nội dung nghiên cứu và kết luận ...................................................... 55 4.4.1. Kiểm định tính dừng.................................................................. 55 4.4.2. Lựa chọn độ trễ ......................................................................... 58 4.4.3. Phân tích đồng liên kết .............................................................. 61 4.4.4. Ước lượng bằng mô hình VECM ............................................... 62 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .......................................................................... 76 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..................................... 77 5.1. Khuyến nghị..................................................................................... 77 5.1.1. Hoàn thiện chính sách về điều hành tỷ giá ................................. 77 5.1.2. Cân nhắc trước khi đưa ra quyết định phá giá Việt Nam Đồng .. 78 5.1.3. Kết hợp chính sách tỷ giá và các chính sách kinh tế khác .......... 80 5.1.4. Đầu tư cho các ngành công nghiệp hỗ trợ .................................. 81 5.2. Hạn chế của đề tài này và hướng nghiên cứu tiếp theo ..................... 82 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 .......................................................................... 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CPI: Consumer Price Index (Chỉ số giá tiêu dùng) ER: Exchange Rate (Tỷ giá hối đoái) FDI: Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài) GDP: Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội) GSO: General Statistics Office of Vietnam (Tổng cục Thống kê) NHNN: Ngân hàng Nhà nước REER: Real Effective Exchange Rate (Tỷ giá thực đa phương) USD: United States Dollar (Đô la Mỹ) VECM: Vector Error Correction Model (Mô hình hiệu chỉnh sai số vector) VND: Vietnam Dong (Việt Nam Đồng) WTO: World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế giới)
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Diễn biến tỷ giá cuối kỳ VND/USD giai đoạn 2000 – 2007 ........ 29 Bảng 3.2: Thay đổi biên độ tỷ giá VND/USD được giao dịch so với tỷ giá công bố .................................................................................................................. 32 Bảng 3.3: Tỷ giá cuối kỳ VND/USD giai đoạn 2007 – 2015 ....................... 32 Bảng 3.4: Tỷ giá cuối kỳ VND/USD giai đoạn 2016 – 2018 ....................... 34 Bảng 3.5: Xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2004 – 2018.... 36 Bảng 3.6: Tỷ giá và cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2004 – 2018.. 41 Bảng 4.1: Cách thu thập dữ liệu và tính toán các biến trong mô hình .......... 52 Bảng 4.2: Kiểm định ADF cho dữ liệu gốc ................................................. 56 Bảng 4.3: Kiểm định ADF chuỗi sai phân bậc nhất của dữ liệu gốc ............ 57 Bảng 4.4: Kiểm định độ trễ đối với Hoa Kỳ ................................................ 58 Bảng 4.5: Kiểm định độ trễ đối với Trung Quốc ......................................... 59 Bảng 4.6: Kiểm định độ trễ đối với Nhật Bản ............................................. 59 Bảng 4.7: Kiểm định độ trễ đối với Hàn Quốc ............................................ 60 Bảng 4.8: Kiểm định độ trễ đối với Đức ..................................................... 60 Bảng 4.9: Kiểm định đồng liên kết .............................................................. 61 Bảng 4.10: Mô hình VECM đối với Hoa Kỳ ............................................... 63 Bảng 4.11: Mô hình VECM đối với Trung Quốc ........................................ 64 Bảng 4.12: Mô hình VECM đối với Nhật Bản ............................................ 65 Bảng 4.13: Mô hình VECM đối với Hàn Quốc ........................................... 66 Bảng 4.14: Mô hình VECM đối với Đức .................................................... 67 Bảng 4.15: Hệ số hồi quy từ mô hình VECM .............................................. 68
  9. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Hiệu ứng đường cong chữ J ........................................................... 7 Hình 3.1: Xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại giai đoạn 2004 - 2018................................................................................................. 36 Hình 3.2: Mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại giai đoạn 2004 - 2018................................................................................................. 42 Hình 3.3: Cán cân thương mại của Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2018... 45 Hình 4.1: Hàm phản ứng của cán cân thương mại với tỷ giá ....................... 74
  10. TÓM TẮT Kể từ khi Việt Nam tham gia WTO vào năm 2007, cán cân thương mại của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến cán cân thương mại vẫn chưa được kiểm chứng rõ ràng. Nghiên cứu này kiểm tra tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại của Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2018. Tác giả sử dụng mô hình VECM, cùng với bộ dữ liệu về thương mại song phương giữa Việt Nam với 5 đối tác thương mại chính để kiểm định mối quan hệ này. Kết quả phân tích chỉ ra rằng tồn tại một mối quan hệ dài hạn giữa tỷ giá và cán cân thương mại ở Việt Nam và việc tăng tỷ giá sẽ giúp cải thiện cán cân thương mại song phương giữa Việt Nam với 4 trên 5 đối tác thương mại được khảo sát. Tuy nhiên trong ngắn hạn thì tác động này không rõ ràng. Nghiên cứu cũng không tìm thấy sự xuất hiện của hiệu ứng đường cong J ở cả 5 quốc gia kể trên. Như vậy để cải thiện cán cân thương mại ở Việt Nam thì nên sử dụng chính sách tỷ giá, tuy nhiên vẫn cần kết hợp với những chính sách kinh tế khác. Từ khóa: tỷ giá hối đoái; cán cân thương mại; đường cong J; Việt Nam
  11. ABSTRACT Since Vietnam joined WTO in 2007, Vietnam's trade balance has improved significantly. There are many reasons for this change, but the influence of these factors on the trade balance has not been clearly verified. This study examines the impact of exchange rate fluctuations on Vietnam's trade balance in the 2007-2018 period. The author uses the VECM model, along with a set of bilateral trade data between Vietnam and her five main trading partners to verify this relationship. The analysis shows that there is a long-term relationship between exchange rate and trade balance in Vietnam and a depreciation of VND will lead to an improvement in bilateral trade balance between Vietnam and four of the five trading partners. However, in the short run, there are mixed findings on this impact. This study also finds no appearance of the J-curve effect in all five countries. Therefore, in order to improve trade balance in Vietnam, it is recommended to use a appropriate exchange rate regime, but it should be combined with other economic policies. Keywords: exchange rate; trade balance; J-curve; Vietnam
  12. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Đặt vấn đề Trong một vài năm trở lại đây, Việt Nam đang ở giai đoạn hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới. Một trong những dấu mốc quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam chính là việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 1 năm 2007. Hơn một thập kỷ qua, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực, phải kể đến như là kim ngạch thương mại song phương với các nước đối tác lớn trên thế giới đều tăng mạnh. Có nhiều yếu tố vĩ mô quan trọng có thể đề cập đến ở đây, chẳng hạn như cung-cầu tiền tệ, nợ công, năng lực cạnh tranh của hàng nội địa trên thị trường quốc tế...tuy nhiên trong số đó cán cân thương mại là một yếu tố nên được quan tâm nhiều nhất. Có nhiều nhân tố tác động đến cán cân thương mại, có thể kể đến như lạm phát, tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tỷ giá hối thực... Trong số đó thì tỷ giá hối đoái thực là yếu tố hàng đầu vì nó ảnh hưởng nhanh và trực tiếp đến việc xuất nhập khẩu của một quốc gia, qua đó làm thay đổi cán cân thương mại song phương và đa phương của quốc gia đó. Do đó việc nghiên cứu mối liên hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại có vai trò quan trọng, không chỉ về mặt lý thuyết, mà còn để qua đó có những điều chỉnh thích hợp trong các chính sách về điều hành tỷ giá nhằm cải thiện cán cân thương mại, giúp nền kinh tế phát triển hơn. Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007, xuất khẩu ròng của Việt Nam đã có nhiều cải thiện rõ nét, thể hiện ở việc năm 2012 lần đầu tiên Việt Nam có thặng dư cán cân thương mại. Trong vài năm trở lại đây, mức thặng dư này đã có những sự tăng trưởng. Bài nghiên cứu này sẽ chỉ ra liệu có một mối quan hệ nào giữa tỷ giá trong những năm qua với sự tích cực đó, cũng như là trong những năm tới, liệu những chính sách về tỷ giá có thể cải thiện cán cân này thêm được nữa hay không. Trong quá khứ đã có rất nhiều lý thuyết và bài phân tích từ các tác giả nước ngoài về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và xuất nhập khẩu của một quốc gia. Có
  13. 2 thể kể đến như lý thuyết về phương pháp tiếp cận hệ số co giãn (the elasticity approach) của Marshall – Lerner, kết quả nghiên cứu của Krugman (1989) về hiệu ứng đường cong J về mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại, cùng với nhiều nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện ở các nước phát triển trên thế giới. Tuy nhiên ở Việt Nam thì những bài nghiên cứu như vậy chưa thật sự nhiều. Điểm mới của đề tài: Thứ nhất, những nghiên cứu trước đây ở Việt Nam được thực hiện trong những giai đoạn cũ, khi đó thâm hụt thương mại ở nước ta còn rất cao, nhập siêu lớn, như vậy không thấy được sự cải thiện thực tế về cán cân thương mại. Việc nghiên cứu tác động của tỷ giá do đó cũng sẽ không được hoàn chỉnh và đa chiều. Thứ hai, chính sách điều hành tỷ giá trong khoảng vài năm trở lại đây có nhiều chuyển biến tích cực và có nhiều cơ chế mới được áp dụng, trong khi những nghiên cứu được thực hiện trong những giai đoạn trước thì lại không nói lên được những điểm tích cực này khi mà chính sách khi đó còn khá cứng nhắc. Do vậy vẫn cần phải tính toán lại tỷ giá thực và phân tích những tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại của Việt Nam trong giai đoạn mới. Tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Tác động của tỷ giá hối đoái tới cán cân thương mại: Trường hợp của Việt Nam kể từ khi gia nhập WTO” nhằm đo lường và đánh giá lại mối quan hệ trên trong giai đoạn hơn 10 năm từ lúc Việt Nam gia nhập WTO, đồng thời đưa ra những khuyến nghị về chính sách điều hành tỷ giá ở Việt Nam trong những năm tới. Ý nghĩa của đề tài: Thứ nhất, việc nghiên cứu đề tài này giúp chỉ ra được mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại ở Việt Nam, đồng thời ước lượng được mức độ tác động của tỷ giá trong những năm qua đến tình hình xuất nhập khẩu với các nước đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Thứ hại, đề tài giúp đánh giá hiệu quả của cơ chế điều hành tỷ giá mới trong những năm gần đây, qua đó đưa ra các khuyến nghị đối với chính sách tỷ giá cũng như các chính sách kinh tế vĩ mô khác.
  14. 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại của Việt Nam kể từ khi gia nhập WTO. Phân tích tác động của việc tăng hay giảm giá đồng tiền Việt Nam đến thực trạng xuất khẩu và nhập khẩu sang các nước đối tác. Từ đó đề ra những khuyến nghị về các chính sách điều hành tỷ giá, nhằm cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam trong thời gian tới. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Tỷ giá hối đoái có thực sự tác động đến cán cân thương mại của Việt Nam hay không? Hiệu ứng đường cong J có đúng ở trường hợp Việt Nam không? Một số khuyến nghị về chính sách điều hành tỷ giá của Việt Nam trong thời gian tới là gì? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu bao gồm tỷ giá của đồng tiền Việt Nam so với đồng tiền của các quốc gia có quan hệ thương mại lớn với Việt Nam. Các quốc gia này bao gồm có Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Ngoài ra đó là giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam đối với các quốc gia này, cũng như tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của tất cả các quốc gia vừa được đề cập đến. Phạm vi nghiên cứu là tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2017. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Về định tính, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích, so sánh nhằm làm nổi bật mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại. Cụ thể, trong bài sẽ sử dụng phương pháp tiếp cận hệ số co giãn (the elasticity approach) của Marshall – Lerner cùng kết quả nghiên cứu của Krugman (1989) về hiệu ứng đường cong J làm khung lý thuyết. Tiếp đó bài nghiên cứu sẽ trình bày thực trạng về chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong những năm qua, cũng như tình hình thương mại của
  15. 4 Việt Nam sau khi gia nhập WTO, từ đó làm rõ tính đúng đắn của mối quan hệ này theo những lý thuyết đã đưa ra. Về định lượng, bài nghiên cứu sẽ sử dụng mô hình VECM và phần mềm Stata 12 để hỗ trợ cho việc kiểm định mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Việt Nam kể từ khi gia nhập WTO. Nguồn dữ liệu được lấy từ các số liệu của Tổng cục Thống kê và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) được công bố rộng rãi trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây. 1.6. Mô hình nghiên cứu Bài nghiên cứu sẽ sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số vector (VECM), đo lường biến cán cân thương mại song phương của Việt Nam với một số đối tác thương mại trên toàn cầu, là biến TBit được trình bày trong bài viết có tiêu đề “Short-run and long-run effects of exchange rate change on trade balance: Evidence from China and its trading partners” của tác giả Chun-Hsuan Wang và cộng sự, được đăng trên tạp chí Japan and the World Economy, số 24 năm 2012 trang 266–273, cụ thể phương pháp đo lường này là như sau: ln TBit = αi + βilnYFit + γ ilnYDit + δilnREXit + εit Cụ thể về mô hình và các biến sẽ được trình bày rõ hơn ở Chương 4. 1.7. Cấu trúc của đề tài này Bài nghiên cứu được trình bày theo 5 chương như sau: - Chương 1: Giới thiệu chung - Chương 2 Lý thuyết về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại và một số kết quả nghiên cứu trước đây - Chương 3: Thực trạng về chính sách tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Việt Nam trong những năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO - Chương 4: Phương pháp nghiên cứu - Chương 5 Kết luận và khuyến nghị
  16. 5 CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VÀ MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1. Lý thuyết về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại 2.1.1. Điều kiện Marshall – Lerner Alfered Marshall và Abba Lerner (1944) đã đưa ra phương pháp tiếp cận hệ số co dãn (the elasticity approach) nhằm nghiên cứu sự ảnh hưởng của tỷ giá tới cán cân thương mại thông qua hệ số co dãn theo giá cả của xuất khẩu và nhập khẩu. Marshall và Lerner cho rằng khi phá giá đồng nội tệ có thể giúp cải thiện cán cân thương mại và tăng năng lực cạnh tranh cho hàng hóa của một quốc gia. Cụ thể, khi một quốc gia giảm giá đồng tiền của mình thì hàng hóa nội địa sẽ trở nên rẻ tương đối so với hàng hóa sản xuất ở nước ngoài, do đó làm tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu. Tuy nhiên, để cho việc phá giá tiền tệ này thực sự giúp cải thiện cán cân thương mại, Marshall và Lerner đã đưa ra một điều kiện áp dụng cho hệ số co dãn theo giá cả của xuất khẩu cũng như nhập khẩu. Một chính sách phá giá hoặc tăng giá đồng tiền nhằm loại trừ thâm hụt hay thặng dư thương mại muốn phát huy hiệu quả thì phải thỏa mãn điều kiện này. Điều kiện này sau đó được đặt tên theo hai tác giả, cụ thể như sau: Theo Krzyzanowski (2017), điều kiện do Marshall và Lerner đưa ra nói rằng nếu một quốc gia mong muốn cải thiện cán cân xuất nhập khẩu của mình bằng việc phá giá đồng nội tệ, thì khi cộng giá trị hai độ co dãn theo giá của xuất khẩu và độ co dãn theo giá của nhập khẩu và lấy giá trị tuyệt đối của tổng này thì kết quả phải lớn hơn 1. Ngược lại, khi giá trị tuyệt đối của tổng hai độ co dãn theo giá của xuất khẩu cũng như nhập khẩu nhỏ hơn 1 thì cán cân thương mại sẽ bị xấu đi. Cuối cùng, cán cân thương mại không thay đổi nếu giá trị tuyệt đối của tổng hai độ co dãn này bằng 1.
  17. 6 Điều kiện này thường được viết dưới dạng |Ex|+|Em| > 1, với Ex và Em lần lượt là độ co giãn của xuất khẩu cũng như nhập khẩu theo giá. Theo Gartner (1993), giả định rằng điều kiện Marshall-Lerner là đúng thì chính sách tỷ giá liên quan đến phá giá đồng nội tệ của một quốc gia có thể giúp cải thiện tài khoản vãng lai của quốc gia đó. Ở đây khi phá giá nội tệ, như đã phân tích ở trước, nhu cầu đối với hàng nội địa sẽ tăng và nhu cầu đối với hàng nhập ngoại sẽ giảm. Do đó khối lượng xuất khẩu sẽ tăng lên và khối lượng nhập khẩu có thể bị hạn chế lại. Tuy nhiên đó chỉ là về mặt khối lượng, còn về giá trị thì chưa hẳn là như vậy vì lí do là đồng nội tệ đang bị giảm giá. Do đó hiệu quả ròng của việc giảm giá này tới thương mại nói chung sẽ có quan hệ với các độ co dãn theo giá. Trong trường hợp độ co giãn của hàng xuất khẩu theo giá lớn, thì tỷ lệ tăng khối lượng hàng hóa sẽ lớn hơn mức độ giảm giá làm cho lượng xuất khẩu sẽ tăng lên. Đồng thời nếu độ co giãn của hàng nhập khẩu theo giá là đáng kể, thì kim ngạch nhập khẩu giảm xuống. Kết hợp của những điều này là giúp cải thiện cán cân thương mại. Do đó để một động thái phá giá của chính phủ trở nên thành công (góp phần cải thiện cán cân xuất nhập khẩu) thì nó cần phải thỏa mãn điều kiện của Marshall và Lerner. 2.1.2. Hiệu ứng đường cong chữ J (hiệu ứng tuyến J) Điều kiện Marshall – Lerner chỉ đề cập tới tác động trong dài hạn của việc phá giá đồng nội tệ đối với thương mại. Các nghiên cứu gần đây lại có một cách tiếp cận toàn diện hơn, bằng cách chú ý nhiều hơn tới tác động ngắn hạn của sự thay đổi tỷ giá. Vào năm 1973, Stephen P Magee đã lần đầu tiên giới thiệu ra hiệu ứng đường cong J (J curve effect). Sau này đã có rất nhiều nghiên cứu khác về hiệu ứng này. Đường cong J là một khái niệm trong kinh tế vĩ mô chỉ việc cán cân thương mại thay đổi theo hướng tiêu cực trong ngắn hạn và chỉ được phục hồi lại trong dài hạn. Chính vì việc cán cân xuất nhập khẩu ban đầu bị xấu đi trong ngắn hạn và dần được cải thiện nên trên đồ thị đường mô tả sự thay đổi của cán cân thương mại theo
  18. 7 thời gian sẽ có hình dạng tương tự với hình chữ J, do đó tên gọi này được sử dụng rộng rãi. Để tìm hiểu về đường cong J, cần tìm hiểu xem điều gì sẽ xảy ra ngay sau khi phá giá đồng nội tệ. Lúc này sẽ xảy ra đồng thời hiệu ứng giá cả cũng như hiệu ứng khối lượng như sau: Hiệu ứng giá cả: sau khi giảm giá đồng nội tệ, giá trị hàng xuất khẩu sẽ trở nên thấp hơn khi tính bằng ngoại tệ trong khi giá trị nhập khẩu sẽ trở nên cao hơn khi tính bằng nội tệ. Đây là nguyên nhân làm cán cân thương mại bị xấu đi khi phá giá đồng nội tệ. Hiệu ứng khối lượng: sau khi giảm giá đồng nội tệ, hàng hóa xuất khẩu sẽ trở nên rẻ hơn tương đối so với hàng có xuất xứ từ nước ngoài, do đó nhu cầu đối với hàng xuất khẩu tăng làm khối lượng xuất khẩu tăng lên. Ở chiều ngược lại, hàng hóa nhập khẩu lại trở nên đắt đỏ nếu so sánh với hàng hóa thay thế ở trong nước, do đó nhu cầu trong nước với hàng nhập khẩu giảm làm khối lượng nhập khẩu giảm. Đây là nguyên nhân giúp cải thiện cán cân thương mại khi phá giá đồng nội tệ. Như vậy hiệu quả ròng của việc giảm giá nội tệ lên thương mại sẽ chịu tác động cùng lúc của hai hiệu ứng giá cả và khối lượng. Các phân tích thực nghiệm đã cho thấy rằng, trong ngắn hạn hiệu ứng giá cả có xu hướng mạnh hơn hiệu ứng khối lượng. Trái lại hiệu ứng khối lượng có xu hướng lấn át hiệu ứng giá cả trong dài hạn. Trên thực tế tác động lên cán cân thương mại sẽ đảo chiều sau một khoảng thời gian hai đến ba năm. Hình 2.1: Hiệu ứng đường cong chữ J
  19. 8 Dựa vào hình có thể thấy, sau khi có sự phá giá đồng nội tệ, cán cân thương mại sẽ phản ứng theo ba giai đoạn khác nhau: Trong ngắn hạn, ngay sau khi giảm giá đồng nội tệ thì các hợp đồng thương mại không thể ngay lập tức điều chỉnh, do đó giá cả và khối lượng hàng hóa đã được quy định sẵn từ trước khi có sự phá giá sẽ vẫn được giữ nguyên. Cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu đều không thể thay đổi những điều khoản mà mình đã ký kết ngay trước đó, cho dù việc phá giá này của chính phủ sẽ diễn biến theo chiều hướng bất lợi cho họ. Lúc này do đồng nội tệ bị giảm giá, nhà nhập khẩu phải trả nhiều nội tệ hơn cho khối lượng hàng hóa đã định sẵn trong hợp đồng, do mức giá trong hầu hết các giao ước này được ấn định theo đồng ngoại tệ. Do vậy ngay lập tức cán tài khoản vãng lai suy giảm đi. Trong trung hạn, cả nhà nhập khẩu cũng như nhà xuất khẩu sẽ có thêm thời gian để điều chỉnh lại mức giá cả cũng như khối lượng hàng hóa trong những hợp đồng tiếp theo. Lúc này sự gia tăng trong lượng nội tệ phải trả cho hàng nhập khẩu do ảnh hưởng của sự phá giá sẽ làm cho người tiêu dùng giảm nhu cầu với hàng ngoại và bắt đầu dịch chuyển sang sử dụng hàng trong nước. Tài khoản vãng lai khi đó sẽ dần được cải thiện trở lại. Tuy nhiên việc điều chỉnh này ít khi xảy ra ngay lập tức mà cần mất một vài năm để phát huy tác dụng. Trong dài hạn, một mặt người tiêu dùng sẽ có thêm thời gian để tiếp cận với cả hàng hóa trong nước và hàng hóa nước ngoài, sau đó có thể so sánh và đưa ra quyết định. Mặt khác, các doanh nghiệp nội địa có nhiều thời gian cải thiện hệ thống nhằm gia tăng khối lượng cũng như chất lượng sản phẩm. Sản xuất được kích thích và sản lượng hàng trong nước bắt đầu có sự co giãn, hiệu ứng khối lượng lấn át hoàn toàn hiệu ứng giá cả trong dài hạn và cán cân thương mại tiếp tục thay đổi theo hướng tích cực làm hiệu ứng đường cong J ngày càng thể hiện rõ nét. Lý thuyết là như vậy, tuy nhiên trong thực tế sẽ có nhiều yếu tố làm cho hiệu ứng đường cong J mất rất nhiều thời gian để chuyển dấu từ âm (thâm hụt thương mại) sang dương (thặng dư thương mại), thâm chí trong nhiều trường hợp ở một số
  20. 9 quốc gia, hiệu ứng này còn gần như không thể xuất hiện. Một số nguyên nhân của điều này là: - Tâm lý ưa thích sử dụng hàng nhập khẩu: Ở một số quốc gia không có những thương hiệu trong nước đủ mạnh, người dân ở các nước này sẽ có tâm lý thích sử dụng hàng nhập khẩu hơn. Khi đó độ co dãn của cầu đối với giá hàng nhập khẩu là rất nhỏ. Người tiêu dùng vẫn có xu hướng tiếp tục sử dụng hàng nhập khẩu cho dù giá hàng nhập khẩu có tăng cao hơn so với giá hàng sản xuất trong nước. Thêm vào đó, do những thương hiệu trong nước không đủ để thuyết phục người tiêu dùng nước ngoài sử dụng, số lượng hàng xuất khẩu cũng không thể tăng lên cho dù giá cả có cạnh tranh hơn. - Năng lực sản xuất hàng hóa trong nước. Năng lực ở đây bao gồm cả về khối lượng và chất lượng sản xuất hàng hóa. Đầu tiên, không phải loại hàng hóa nào các doanh nghiệp nội địa cũng có thể sản xuất được và cho dù có sản xuất được thì có thể cũng chỉ được tiêu dùng trong nước chứ không đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu. Do đó nhu cầu đối với hàng trong nước không tăng bất kể mức giá dẫn đến hiệu ứng giá cả có xu hướng kéo dài ra. Thứ hai, trong thời gian ngắn rất khó để gia tăng sản lượng hàng hóa sản xuất ra, do những giới hạn về nguồn lực trong nước. Chính vì thế hiệu ứng khối lượng sẽ bị kìm hãm lại. Những hạn chế này thường thấy ở các quốc gia đang phát triển, có trình độ sản xuất còn thấp (Việt Nam đang thuộc nhóm các nước này). Có thể nói rằng tác dụng của việc giảm giá đồng nội tệ lên cán cân thương mại thể hiện rõ nét ở các nước có nền kinh tế phát triển hơn là ở các nước nghèo và kém phát triển. - Tỷ trọng sử dụng đầu vào là nhập khẩu trong việc sản xuất hàng hóa trong nước. Đôi khi để sản xuất ra hàng nội địa thì cần sử dụng nhiều nguyên vật liệu đầu vào và máy móc nhập khẩu từ nước ngoài. Chính vì tác động của điều này mà giá hàng hóa nội địa dễ bị tác động bởi việc giá hàng hóa nhập ngoại tăng. Trong trường hợp này tác động của giảm giá đồng nội tệ tới kim ngạch xuất khẩu bị kiềm chế lại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2