intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Chia sẻ: Thanh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

33
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là vận dụng các lý thuyết về vốn luân chuyển để phân tích tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lời của công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM, từ đó đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố thành phần quản trị vốn luân chuyển đến hiệu quả hoạt động của công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHAN NGỌC GẤM TÁC ĐỘNG QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA DOANH NGHIỆP LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh – Năm 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHAN NGỌC GẤM TÁC ĐỘNG QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA DOANH NGHIỆP Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA PGS. TS. NGUYỄN NGỌC ĐỊNH TP.Hồ Chí Minh – Năm 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ kinh tế “TÁC ĐỘNG QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA DOANH NGHIỆP ” là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hỗ trợ từ phía giảng viên hướng dẫn là PGS.TS..Nguyễn Ngọc Định Các số liệu được sử dụng để phân tích, đánh giá trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng và được tổng hợp từ những nguồn thông tin đáng tin cậy. Nội dung luận văn đảm bảo không sao chép bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. TP.HCM, ngày tháng 12 năm 2019 Tác giả PHAN NGỌC GẤM
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i DANH MỤC VIẾT TẮT .......................................................................................... v DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vi TÓM TẮT ................................................................................................................vii ABSTRACT ........................................................................................................... viii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1 2.3.1 1.1. Lý do chọn đề tài .......................................................................... 1 2.3.2 1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................ 2 1.2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 2 1.2.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................... 2 2.3.3 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................... 2 2.3.4 1.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................. 2 2.3.5 1.5. Kết cấu của đề tài.......................................................................... 3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN .............................................................................................................. 5 2.3.6 2.1. Vốn luân chuyển và quản trị vốn luân chuyển .............................. 5 2.1.1. Vốn luân chuyển ................................................................................ 5 2.1.2. Quản trị vốn luân chuyển .................................................................. 6 2.1.2.1 Khái niệm và nội dung quản trị vốn luân chuyển ........................... 6 2.1.2.2 Hoạch định nhu cầu vốn luân chuyển ............................................. 6 2.1.2.3 Quản trị hàng tồn kho ..................................................................... 7 2.1 2.4 Quản trị tiền mặt ............................................................................. 7 2.1.2.5 Quản trị các khoản phải thu ........................................................... 8 2.1.2.6 Quản trị các khoản phải trả ............................................................ 8 2.1.2.7 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị vốn luân chuyển .............. 9 2.2 Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp .............................................. 11
  5. iii 2.2.1. Khái niệm ..................................................................................11 2.2.2. Cơ sở thực tiễn đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .............................................................................................................13 2.3.7 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước đây ..........................................15 2.3.8 Nghiên cứu quốc tế ............................................................................15 2.3.2. Nghiên cứu trong nước.........................................................................21 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................26 3.1. Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................26 3.2 Mô hình nghiên cứu và biến nghiên cứu ................................................26 3.2.1. Mô hình nghiên cứu ...........................................................................26 3.2.2. Biến nghiên cứu..................................................................................31 3.3. Phương pháp thực hiện nghiên cứu .......................................................32 3.3.1. Thống kê mô tả và phân tích tương quan ...........................................32 3.3.2. Phân tích định lượng ..........................................................................32 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 36 2.3.9 4.1 Thống kê mô tả ............................................................................36 2.3.10 4.2 Phân tích tương quan giữa các biến ............................................. 37 2.3.11 4.3 Kết quả hồi quy ............................................................................ 40 2.3.12 4.4. Giải thích kết quả hồi quy ......................................................... 49 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................................52 2.3.13 5.1 Kết luận chung ............................................................................. 52 2.3.14 5.2 Hạn chế của bài nghiên cứu và hướng mở rộng .......................... 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................55 PHỤ LỤC .................................................................................................................57 Phụ lục 1. THỐNG KÊ MÔ TẢ................................................................ 57 Phụ lục 2. Phân tích tương quan ............................................................... 58 Phụ lục 3. Hồi quy ols ...............................................................................59 Phụ lục 4. REM .........................................................................................62 Phụ lục 5: FEM .........................................................................................67
  6. iv Phụ lục 6: Hausman .................................................................................. 72 Phụ lục 7. Kiểm định PSSS thay đổi......................................................... 74 Phụ lục 8. Kiểm tra tự tương quan ............................................................ 75 Phụ lục 9. Khắc phục mô hình .................................................................. 76
  7. v DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Giải thích AP Kỳ phải trả AR Kỳ phải tthu CATA Tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản CATURN Tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên doanh thu CCC Kỳ luân chuyển tiền mặt FATA Tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản INV Kỳ tồn kho Tỷ lệ hàng tồn kho trên tài sản ngắn INVCA hạn HSX Sàn giao dịch chứng khoán TPHCM LEV Đòn bẩy tài chính TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TALOG Quy mô doanh nghiệp
  8. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ..................................... 15 Bảng 3.1: Đo lường biến nghiên cứu ....................................................................... 34 Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến .......................................................................... 40 Bảng 4.2: Phân tích tương quan giữa các biến ......................................................... 42 Bảng 4.3: Kết quả hồi quy theo OLS ....................................................................... 43 Bảng 4.4: Kết quả hồi quy theo REM ...................................................................... 46 Bảng 4.5: Kết quả hồi quy theo FEM....................................................................... 47 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định Hausman tương ứng với 4 mô hình .......................... 49 Bảng 4.7 Kết quả sử dụng phương pháp GLS khắc phục phương sai thay đổi ....... 50
  9. vii TÓM TẮT Nghiên cứu này được tác giả thực hiện cho các doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM trong khoảng thời gian nghiên cứu từ năm 2012 đến 2018. Với mục tiêu ban đầu là xác định mức độ ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến hiệu quả hoạt động của công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM. Dựa trên những cơ sở lý thuyết về vốn luân chuyển, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cùng các nghiên cứu trước trong và ngoài nước, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của các biến độc lập: Kỳ tồn kho (INV), Kỳ phải thu (AR); Kỳ phải trả (AP), Kỳ luận chuyển tiền mặt (CCC) và các biến kiểm soát gồm: Tỷ lệ hàng tồn kho trên tài sản ngắn hạn (INVCA); Tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản (CATA); Tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản (FATA); Tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên doanh thu (CATURN); Đòn bẩy tài chính (LEV) và quy mô doanh nghiệp (TALOG) đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp (đo lường bằng ROA). Để xác định mức độ tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc là hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE, tác giả thu thập dữ liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên và số liệu tài chính công bố với cổ đông của các doanh nghiệp trong giai đoạn 2012 - 2018. Dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính của 201 doanh nghiệp niêm yết trên HOSE trong giai đoạn 2012– 2018 được kiểm toán và công bố trên các website của các doanh nghiệp. Dữ liệu có dạng bảng (Panel data) với 201 doanh nghiệp và 07 năm nên có 1407 quan sát. Số liệu được xử lý với phần mềm Excel và STATA 13. Kết quả cho thấy: Các biến có mối tương quan cùng chiều với hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE: Kỳ tồn kho (INV); Kỳ phải trả (AP); Tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản (CATA); Quy mô doanh nghiệp (TALOG) và Kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC). Các biến có mối tương quan ngược chiều với hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE, bao gồm: Kỳ phải thu (AR), Tỷ lệ hàng tồn kho trên tài sản ngắn hạn (INVCA); Đòn bẩy tài chính (LEV). Từ khoá: Vốn luân chuyển, vốn lưu chuyển, hiệu quả hoạt động, ROA sàn giao dich chứng khoán TP.HCM.
  10. viii ABSTRACT This study was conducted by the author for companies listed in Ho Chi Minh Stock Exchange. HCM in the study period from 2012 to 2018. The initial goal was to determine the influence of circulating capital management on the performance of companies listed on the Ho Chi Minh Stock Exchange. Based on the theoretical basis of working capital, the performance of enterprises, and previous studies at home and abroad, the author built a research model to evaluate the impact of independent variables: States inventory (INV), Receivables period (AR); Payables (AP), Cash Transfer Essay (CCC) and control variables include: Inventory Percentage of Short- term Assets (INVCA); The ratio of short-term assets to total assets (CATA); Ratio of fixed assets to total assets (FATA); The ratio of short-term assets to turnover (CATURN); Financial leverage (LEV) and firm size (TALOG) to firm performance (measured by ROA). To determine the impact of the independent variables on the dependent variable is the performance of businesses listed on the HOSE, the author collects secondary data from financial statements, annual reports and numbers. Disclosed financial documents with corporate shareholders in the period 2012 - 2018. Data collected from the financial statements of 201 enterprises listed on HOSE during 2012 2018 were audited and published on the websites of enterprises. The data is in the form of tables (Panel data) with 200 enterprises and 07 years, so there are 1407 observations. Data were processed with Excel and STATA 13 software. The results show that: The variables are positively correlated with the performance of enterprises listed on HOSE: Inventory period (INV); Payables (AP); The ratio of short-term assets to total assets (CATA); Firm size (TALOG) and Cash circulation period (CCC). The variables are negatively correlated with the performance of enterprises listed on HOSE, including: Receivables (AR), The ratio of inventories to short-term assets (INVCA); Financial leverage (LEV). Keywords: Working capital, workinh capital, profitability, ROA, companies listed on the Ho Chi Minh Stock Exchange HCM.
  11. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Vốn luân chuyển được định nghĩa là chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, đại diện nguồn dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về quản trị vốn luân chuyển, về từng thành phần trong nguồn vốn cũng như tác động của vốn luân chuyển đến doanh nghiệp.Kim và Srinivasan (1988) lại nhấn mạnh đến giá trị các thành phần riêng lẻ của vốn luân chuyểnđến hiệu quả hoạt động của công ty như việc giữ một lượng hàng tồn kho lớn sẽ giúp công ty tránh sự gián đoạn trong quá trình sản xuất và chi phí cao để mua hàng khi hết hàng tồn kho. Trong khi đó, việc cấp tín dụng cho khách hàng lại giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu, vì thông qua chính sách nới lỏng chính sách bán chịu sẽ cho phép khách hàng nhận được sản phẩm trước khi chi trả cũng như đại diện cho nguồn tiền khách hàng có thể chiếm dụng (Long và cộng sự, 1993; Petersen và Rajan, 1997). Vốn luân chuyển còn là một yếu tố tác động trực tiếp đến khả năng sinh lợi của công ty (Shin, 1998; Deloof, 2003) và thường xuyên được sử dụng để đo lường tính thanh khoản của công ty. Thiếu thanh khoản có thể dẫn đến phá sản (Dunn và Cheatham, 1993). Tuy nhiên, dư thừa thanh khoản quá nhiều sẽ khiến công ty ứ đọng vốn, từ đó tác động bất lợi đến mức sinh lợi của công ty. Quản trị vốn luân chuyển với mục tiêu chính là phải đảm bảo đủ dòng tiền để các công ty duy trì hoạt động kinh doanh một cách bình thường trên cơ sở giảm thiểu rủi ro mất khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính trong ngắn hạn.Việc quản trị vốn luân chuyển tốt đòi hỏi phải đạt được sự cân bằng giữa tính thanh khoản và lợi nhuận để tối đa hóa giá trị của công ty. Việc nắm giữ hàng tồn kho và nới lỏng tín dụng đem lại nhiều lợi thế cho doanh nghiệp nhưngvới lượng hàng tồn kho và tín dụng cao hơn đồng nghĩa với việc có ít tiền mặt để công ty đầu tư tạo lợi nhuận. Các nghiên cứu cho thấy quản trị vốn luân chuyển hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong việc tối đa hóa mức sinh lợi cho doanh nghiệp. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc quản trị vốn luân chuyển, bài nghiên cứu: “Tác động quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp” được tác giả chọn để nghiên
  12. 2 cứu làm Luận văn Thạc sỹ với mong muốn giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thêm cơ sở trong việc quản trị hiệu quả vốn luân chuyển, nhằm gia tăng giá trị cho doanh nghiệp. 1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là tác động quản trị vốn luân chuyển đến hiệu quả hoạt động của công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM. 1.2.2 Phạm vi nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu tác động của quản trị vốn luân chuyển đến hiệu quả hoạt động của công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM, bài nghiên cứu này thực hiện trên cơ sở dữ liệu của 201 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2018. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: vận dụng các lý thuyết về vốn luân chuyển để phân tích tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lời của công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM, từ đó đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố thành phần quản trị vốn luân chuyển đến hiệu quả hoạt động của công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, tác giả tiến hành nghiên cứu thực nghiệm trên dữ liệu gồm 201 doanh nghiệp phi tài chính được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HSX) trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2018. Các doanh nghiệp trong mẫu được lựa chọn ngẫu nhiên từ nhiều ngành khác nhau, ngoại trừ các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Tài chính như Ngân hàng, Bảo hiểm và Chứng khoán. Dữ liệu của bài nghiên cứu thu thập từ các báo cáo tài chính kiểm toán hàng năm được công khai trên trang www.bvsc.com.vn. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu tác động của quản trị vốn luân chuyển đến hiệu quả hoạt động của công ty niêm yết
  13. 3 trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM, bài nghiên cứu nàykết hợp sử dụng phương pháp định tính và phương pháp định lượng cho bài nghiên cứu. Với phương pháp định tính, tác giả sử dụng phương pháp mô tả, giải thích, phân tích tổng hợp, so sánh và các công cụ như bảng biểu, đồ thị để chứng minh và làm sáng tỏ luận cứ nghiên cứu. Với phương pháp định lượng, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng dựa trên cơ sở thực hiện thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy. 1.5. Kết cấu của đề tài Bài nghiên cứu với bố cục gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu đề tài, trong chương này bài nghiên cứu trình bày lý do thực hiện đề tài, nêu lên mục tiêu nghiên cứu, cũng như các vấn đề mà bài nghiên cứu sẽ giải quyết. Bên cạnh đó, ở chương này cũng đề cập đến phương pháp được sử dụng trong bài nghiên cứu, nêu ra ý nghĩa cũng như bố cục của bài nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và Tổng quan các nghiên cứu trước đây, ở chương này, tác giả trình bày khung lý thuyết, đưa ra bằng chứng thực nghiệm từ những nghiên cứu trước đây của nhiều tác giả trên thế giới về tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp và các lập luận để đưa đến bài nghiên cứu này. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, trong chương này, tác giả tiến hành mô tả dữ liệu; trình bày chi tiết phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, nguồn gốc dữ liệu, mô tả các biến độc lập, biến phụ thuộc và biến kiểm soát của mô hình. Chương 4: Kết quả nghiên cứu, trong chương này tác giả trình bày bằng chứng thực nghiệm cho thấy có tồn tại tác động của quản trị vốn luân chuyển đến hiệu quả hoạt động của công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM, trong chương này tác giả trình bày và thảo luận về kết quả của quá trình nghiên cứu, bao gồm các phân tích về thống kê mô tả, phân tích tương quan, phân tích hồi quy và kiểm định.
  14. 4 Chương 5: Kết luận, chương này tác giả rút ra kết luận chung cho cả bài nghiên cứu, đồng thời nêu ra những hạn chế khi thực hiện đề tài này tại Việt Nam và đề xuất hướng phát triển cho đề tài.
  15. 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 2.1 Vốn luân chuyển và quản trị vốn luân chuyển 2.1.1 Vốn luân chuyển Vốn luân chuyển tlà thước đo hiệu quả hoạt động của công ty. Trong mỗi chu kỳ kinh doanh, các tài sản này chuyển hoá qua tất cả các dạng tồn tại từ tiền mặt đến hàng tồn kho, khoản phải thu và trở về hình thái cơ bản banđầu là tiền mặt. Với sự chuyển hoá nhanh như vậy, các hoạt động quản trị vốn luân chuyểnchiếm gần như phần lớn thời gian và tâm trí của các nhà quản trị tài chính. Nhiệm vụ đáp ứngđ ầy đủ nhu cầu vốn cho vốn luân chuyển là yếu tố thúc đẩy sự chuyển hoá nhanh chóng giữacác hình thái tồn tại cơ bản của tài sản ngắn hạn để liên tục sản sinh ra tiền mặt. Vốn luân chuyển được Moyer, McGuigan và Kretlow (2004) gọi là những khoản tiền cần thiết để thanh toán cho các hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Tươngtự, Garcia-Teruel và Martinez-Solano (2006); Brigham và Houston (2007) định nghĩavốn luân chuyển hay tổng vốn luân chuyển (Grossworking capital) là tổng tài sản ngắn hạncủa doanh nghiệp, bao gồm: tiền mặt và cáckhoảntương đương tiền, các khoản đầutư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thungắn hạn, hàng tồn kho, các tài sản ngắnh ạn khác (chi phí trả trước ngắn hạn) sửdụng để tài trợ cho các hoạt động sản xuấtkinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Vốn luân chuyển (Working Capital) được định nghĩa là chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợngắn hạn phải trả. Theo nghĩa rộng,vốn luân chuyển là giá trị của toànbộ tài sản ngắn hạn, những tài sảngắn liền với chu kỳ kinh doanh củacông ty. Trong mỗi chu kỳ kinhdoanh, chúng chuyển hoá qua tấtcả các dạng - tồn tại từ tiền mặt đếnhàng tồn kho, khoản phải thu vàtrở về hình thái cơ bản ban đầu là tiền mặt. Với sự chuyển hoá nhanh như vậy, các hoạt động quản trị vốn luân chuyển chiếm gần như phần lớn thời gian và tâm trí của các nhà quản trị tài chính. Vốn luân chuyển bao gồm bốn thành phần chính là tiền mặt, chứng khoán khả nhượng, hàng tồn kho và khoản phải thu. Chương này tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chức năng quản trị từng yếu tố này. Đối với mỗi loại tài sản, công
  16. 6 ty đều phải nhận thức rằng, tài sản ngắn hạn rất cần thiết đối với hoạt động kinh doanh và tài sản ngắn hạn càng lớn thì rủi ro hoạt động càng thấp, tuy nhiên, công ty phải chịu phí tổn cho việc duy trì vốn luân chuyển. 2.1.2 Quản trị vốn luân chuyển 2.1.2.1 Khái niệm và nội dung quản trị vốn luân chuyển Quản trị vốn luân chuyển với mục tiêu chính là phải đảm bảo đủ dòng tiền để các công ty duy trì hoạt động kinh doanh một cách bình thường trên cơ sở giảm thiểu rủi ro mất khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính trong ngắn hạn. Do vậy, hiệu quả của quản trị vốn luân chuyển phụ thuộc vào sự cân đối giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp (Faulender và Wang – 2006; Filbeck, Krueger và Preece - 2007). Sự thiếu hụt vốn luân chuyển có thể gây trục trặc cho hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp nhưng đầu tư quá nhiều vào vốn luân chuyển thì lại làm giảm rủi ro thanh khoản, sẽ làm tăng chi phí cơ hội của đầu tư, đặc biệt khi doanh nghiệp dùng nguồn vốn từ bên ngoài để tài trợ cho vốn luân chuyển. Quản trị vốn luân chuyển là quá trình xây dựng chính sách vốn luân chuyển và thực hiện chính sách ấy trong hoạt động kinh doanh thường ngày của doanh nghiệp, nhằm đảm bảo doanh nghiệp có khả năng duy trì tính thanh khoản và đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ ngắn hạn của doanh nghiệp. Quản trị vốn luân chuyển bao gồm việc quyết định mức tiền mặt, khoản phải thu, hàng tồn kho hợp lý và cách thức tài trợ sao cho chi phí là nhỏ nhất. 2.1.2.2 Hoạch định nhu cầu vốn luân chuyển Xuất phát từ vai trò không thể thiếu của vốn luân chuyển đòi hỏi phải luôn có một lượng vốn luân chuyển để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của doanh nghiệp. Nhưng lượng vốn luân chuyển đó là bao nhiêu thì phù hợp bởi nếu vốn luân chuyểnthừa quá hoặc thiếu quá đều không có lợi, vốn luân chuyển thừa quá sẽ gây ứ đọng vốn và ngược lại nếu ít quá sẽ gây cho doanh nghiệp những khó khăn, tác động xấu đến hoạt động kinh doanh. Những khía cạnh đó đòi hỏi phải xác định được lượng vốn luân chuyển định mức cho kỳ kế hoạch. Vốn luân chuyển định mức được hiểu là
  17. 7 số vốn luân chuyển có thể quy định mức tối thiểu, cần thiết thường xuyên cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1.2.3 Quản trị hàng tồn kho Hàng tồn kho dự trữ của doanh nghiệp là những tài sản mà doanh nghiệp lưu giữ để sản xuất hoặc bán ra sau này. Trong các doanh nghiệp, tài sản tồn kho dự trữ thường ở ba dạng: nguyên vật liệu, nhiên liệu dự trữ sản xuất; các sản phẩm dở dang và bán thành phẩm; các thành phẩm chờ tiêu thụ. Tùy theo nghành nghề kinh doanh mà tỷ trọng các loại tài sản dự trữ có khác nhau. Việc quản lý hàng tồn kho dự trữ trong các doanh nghiệp là rất quan trọng, không phải chỉ vì trong doanh nghiệp dự trữ tồn kho thường chiếm tỉ lệ đáng kể trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Điều quan trọng hơn là nhờ có dự trữ tồn kho đúng mức, hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp không bị gián đoạn sản xuất, không bị thiếu sản phẩm hàng hoá để bán, đồng thời lại sử dụng tiết kiệm và hợp lý vốn luân chuyển. Đối với mức dữ trữ tồn kho nguyên vật liệu, nhiên liệu thườngphụ thuộc vào: quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất của doanh nghiệp, khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường, chu kỳ giao hàng, thời gian vận chuyển và giá cả của các loại nguyên vật liệu. Đối với mức tồn kho dự trữ bán thành phẩm, sản phẩm dở dang phụ thuộc vào: đặc điểm và các yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ trong quá trình chế tạo sản phẩm, độ dài thời gian chu kỳ sản xuất sản phẩm, trình độ tổ chức quá trình sản xuất của doanh nghiệp. 2.1 2.4 Quản trị tiền mặt Tiền mặt tại quỹ, tiền đang chuyển và tiền gửi ngân hàng, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn là một bộ phận quan trọng cấu thành vốn bằng tiền của doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn có nhu cầu dự trữ tiền mặt ở một quy mô nhất định. Nhu cầu dự trữ tiền mặt trong các doanh nghiệp thông thường là để đáp ứng yêu cầu giao dịch hàng ngày như mua sắm hàng hoá, vật liệu, thanh toán các khoản chi phí cần thiết. Ngoài ra còn xuất phát từ nhu cầu dự phòng để ứng phó với những nhu cầu vốn bất thường chưa dự đoán được và động lực
  18. 8 trong việc dự trữ tiền mặt để sẵn sàng sử dụng khi xuất hiện các cơ hội kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận cao. Việc duy trì một mức dự trữ tiền mặt đủ lớn còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội thu được chiết khấu trên hàng mua trả đúng kỳ hạn, làm tăng hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Quy mô về lượng tiền mặt nắm giữ là kết quả thực hiện nhiều quyết định kinh doanh trong các thời kỳ trước, song việc quản trị tiền mặt không phải là một công việc thụ động. Nhiệm vụ quản trị tiền mặt do đó không phải chỉ là đảm bảo chodoanh nghiệp có đủ lượngtiền mặt cần thiết để đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán mà quan trọng hơn là tối ưu hóa lượng tiền mặt hiện có, giảm tối đa các rủi ro về lãi suất hoặc tỷ giá hối đoái và tối ưu hóa việc đi vay ngắn hạn hoặc đầu tư kiếm lời. 2.1.2.5 Quản trị các khoản phải thu Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để khuyến khích người mua, doanh nghiệp thường áp dụng phương thức bán chịu đối với khách hàng. Điều này có thể làm tăng thêm một số chi phí do việc tăng thêm các khoản nợ phải thu của khách hàng như chi phí quản lý nợ phải thu, chi phí thu hồi nợ, chi phí rủi ro...Đổi lại doanh nghiệp cũng có thể tăng thêm được lợi nhuận nhờ gia tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ. Quy mô các khoản phải thu chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như sau: Thứ nhất,khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ bán chịu cho khách hàng. Thứ hai,sự thay đổi theo thời vụ của doanh thu: đối với các doanh nghiệp sản xuất có tính chất thời vụ, trong những thời kỳ sản phẩm của doanh nghiệp có nhu cầu tiêu thụ lớn, cần khuyến khích tiêu thụ để thu hồi vốn. Thứ ba,thời hạn bán chịu và chính sách tín dụng của mỗi doanh nghiệp: đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, có tiềm lực tài chính mạnh, sản phẩm có đặc điểm sử dụng lâu bền thì kỳ thu tiền bình quân thường dài hơn các doanh nghiệp ít vốn, sản phẩm dễ hư hao, mất phẩm chất, khó bảo quản. 2.1.2.6 Quản trị các khoản phải trả Khác với các khoản phải thu, các khoản phải trả là các khoản tiền mà doanh nghiệp phải thanh toán cho khách hàng theo các hợp đồng cung cấp, các khoản phải nộp cho Ngân sách Nhà nước hoặc thanh toán tiền công cho người lao động. Việc
  19. 9 quản trị các khoản phải trả không chỉ đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên duy trì một lượng tiền mặt để đáp ứng yêu cầu thanh toán mà còn đòi hỏi việc thanh toán các khoản phải trả một cách chính xác, an toàn và nâng cao uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng. Để quản lý tốt các khoản phải trả, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đối chiếu các khoản phải thanh toán với khả năng thanh toán của doanh nghiệp để chủ động đáp ứng các yêu cầu thanh toán khi đến hạn. Doanh nghiệp còn phải lựa chọn các hình thức thanh toán thích hợp an toàn và hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp. 2.1.2.7 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị vốn luân chuyển Một doanh nghiệp nếu kinh doanh có lãi vẫn có thể gặp khó khăn tài chính nếu không quản lý một cách hiệu quả dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp có lãi vẫn có thể mất khả năng thanh toán nếu phần lớn nguồn lực bị tồn đọng dưới dạng hàng tồn kho hoặc không thu được tiền đúng hạn từ các khoản bán chịu. Điều đó tuỳ thuộc vào chính sách tài trợ vốn luân chuyển của doanh nghiệp. Nhìn chung có 3 hướng chính sách: Thứ nhất, cân đối phù hợp thời gian chuyển thành tiền của tài sản với thời hạn trả của nguồn tài trợ; Thứ hai, sử dụng nguồn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản thường xuyên; Thứ ba, sử dụng nguồn vốn thường xuyên để tài trợ cho tài sản thường xuyên và tài sản tạm thời. Chính sách vốn luân chuyển được phản ảnh trong tỷ số thanh toán hiện hành, vòng quay tiền mặt, vòng quay hàng tồn kho và kỳ thu tiền bình quân.  Chỉ số nợ ngắn hạn/Tổng tài sản Chỉ số này cho biết mức độ sử dụng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Chỉ số này thấp chứng tỏ doanh nghiệp ít sử dụng nợ ngắn hạn. Ngược lại, chỉ số này cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ ngắn hạn. Doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn tài trợ từ nợ ngắn hạn để gia tăng khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Nợ ngắn hạn/Tổng Nợ ngắn hạn = (2.1) tài sản Tổng tài sản  Kỳ tồn kho (INV)
  20. 10 Tỷ số này cho biết số ngày nắm giữ hàng tồn kho của doanh nghiệp. Hàng tồn kho x 365 Kỳ tồn kho = (2.2) Giá vốn hàng bán Một doanh nghiệp có kỳ tồn kho dài có nghĩa rằng doanh nghiệp đang đầu tư rất lớn vào hàng tồn kho và hy vọng nguồn cầu đối với hàng hóa của mình trong tương lai sẽ gia tăng. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đầu tư nhiều vào hàng tồn kho mà tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho lại quá chậm sẽ khiến doanh nghiệp phải gánh chịu rất nhiều rủi ro như sản phẩm hư hỏng, mất mát, lỗi thời và tốn kém thêm nhiều chi phí như chi phí lưu trữ, phí bảo hiểm…  Kỳ phải thu (AR) Tỷ số này cho biết số ngày doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng vốn. Khoản phải thu x 365 Kỳ phải thu = (2.3) Doanh thu Kỳ phải thu ngắn hay dài tùy thuộc vào giá trị khoản nợ, chính sách bán chịu của doanh nghiệp cũng như chỉ số tín nhiệm của khách hàng đối với doanh nghiệp. Nếu khách hàng thanh toán trong thời gian ngắn thì nhu cầu về vốn luân chuyển của doanh nghiệp sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp bán hàng thu tiền ngay, không cho khách hàng chiếm dụng vốn trong thời gian dài sẽ khiến cho doanh nghiệp không thể cạnh tranh được với các đối thủ trong cùng ngành.  Kỳ phải trả (AP) Tỷ số này cho biết số ngày doanh nghiệp chiếm dụng vốn của nhà cung cấp. Khoản phải trả x 365 Kỳ phải trả = (2.4) Giá vốn hàng bán Chỉ tiêu này là một thước đo chính xác để biết được doanh nghiệp mất bao lâu mới thanh toán các khoản nợ mua hàng cho nhà cung cấp. Thời gian doanh nghiệp trả nợ ngắn hay dài tùy thuộc vào giá trị khoản nợ, chính sách bán chịu của nhà cung cấp và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Khi kỳ phải trả có giá trị càng lớn nghĩa là doanh nghiệp kéo dài thời gian trả tiền nhằm có được lợi thế từ việc chiếm dụng vốn của nhà cung cấp. Tuy nhiên, khoản phải trả là một dạng của nợ, vì vậy mà
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2