intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ đối với doanh nghiệp Việt Nam - Thực trạng và giải pháp đến năm 2020

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:112

50
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích cơ bản của luận văn này là trên cơ sở lý thuyết và thực tế hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của Chính phủ đối với các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó tìm kiếm các giải pháp phát triển tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ đối với các doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ đối với doanh nghiệp Việt Nam - Thực trạng và giải pháp đến năm 2020

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA CHÍNH PHỦ  ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ  GIẢI PHÁP ĐẾN NĂM 2020 Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng CHU NGỌC HÀ
  2. ii Hà Nội – Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn “Tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ  đối   với doanh nghiệp Việt Nam ­ Thực trạng và giải pháp đến năm 2020”  là  công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số  liệu trong luận văn được sử  dụng   trung thực, được trích dẫn và có tính kế  thừa, phát triển từ  các tài liệu, tạp chí,  các công trình nghiên cứu đã được công bố, các websites…Các giải pháp nêu  trong luận văn được rút ra từ  những cơ  sở  lý luận và quá trình nghiên cứu thực  tiễn. Hà Nội, ngày 03 tháng 5 năm 2017 Tác giả luận văn              Chu Ngọc Hà
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn thạc sĩ của mình, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và   tình cảm kính trọng nhất đối với PGS, TS Đặng Thị  Nhàn, người đã trực tiếp  tận tình chỉ  bảo, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian chuẩn bị  làm khóa luận.   Người  viết cũng  xin  chân thành cảm  ơn các  thầy  cô trường  Đại học  Ngoại   Thương­ những người đã cung cấp và trang bị cho tôi những kiến thức quý báu   trong suốt những năm học vừa qua.  Do thời gian và trình độ  còn hạn chế, mong thầy cô và bạn đọc góp ý để  bài  nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày 03 tháng 5 năm 2017 Tác giả luận văn
  5.       Chu Ngọc Hà
  6. iv TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Để  thực hiện đề  tài: “Tài trợ  thương mại Quốc tế  của Chính phủ  đối với   Doanh nghiệp Việt Nam – thực trạng và giải pháp đến năm 2020”,  tác giả đã  tiến hành phân tích các nhân tố   ảnh hưởng đến chính sách tài trợ  thương mại   quốc tế của Chính phủ đối với doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006­2016. Tác   giả  đã sử dụng phương pháp định tính để  phân tích sự   ảnh hưởng của các nhân   tố bên ngoài đến quyết định hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ  Việt Nam, đồng thời nghiên cứu các bài học kinh nghiệm để rút ra sự ảnh hưởng  của các yếu tố bên trong. Trước tiên, tác giả  đánh giá tổng quan tình hình tài trợ  thương mại quốc tế của   chính phủ đối với các doanh nghiệp Việt Nam, các chính sách tài trợ trực tiếp và   các chính sách tài trợ  gián tiếp, cơ  cấu của hoạt động tài trợ, theo phương thức   tài trợ và loại hình doanh nghiệp được tài trợ. Trong đó, những chính sách tài trợ  gián tiếp có sức  ảnh hưởng rộng và sâu tới hệ  thống các doanh nghiệp hơn so   với những chính sách trực tiếp từ Chính phủ. Từ đánh giá tổng quan này, tác giả  đưa ra nhận xét về  các kết quả  đạt được, những điểm chưa đạt được, hạn chế  và nguyên nhân của những hạn chế đó.  Trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động đến chính sách tài trợ thương mại quốc  tế  của Chính phủ  đối với doanh nghiệp, tác giả  đề  xuất ra các giải pháp chung   của Chính phủ  và 3 giải pháp nghiệp vụ  tới các đối tượng tham gia vào hoạt   động tài trợ thương mại quốc tế của nền kinh tế, nhằm phát triển hoạt động tài  trợ  thương mại quốc tế  của Chính phủ  đối với các doanh nghiệp Việt Nam và  đưa ra khuyến nghị đối với các cơ quan hữu quan. 
  7. i MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA  CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP..........................................................4 1.1  Khái niệm tài trợ thương mại quốc tế........................................................4 1.1.1 Tính tất yếu khách quan của Tài trợ thương mại quốc tế..................4 1.1.2 Khái niệm Tài trợ Thương mại Quốc tế...............................................5 1.1.3 Đặc điểm và vai trò của Tài trợ thương mại quốc tế..........................6 1.1.3.1 Đặc điểm của Tài trợ thương mại quốc tế.....................................6 1.1.3.2 Vai trò của Tài trợ thương mại quốc tế...........................................8 1.1.4 Phân loại tài trợ thương mại quốc tế..................................................13 1.1.4.1 Căn cứ vào đối tượng cung ứng tài trợ...........................................13 1.1.4.2 Căn cứ vào phương thức tài trợ......................................................18 1.1.4.3 Căn cứ vào phương tiện tài trợ.......................................................19 1.2.............Tài trợ Thương mại quốc tế của Chính phủ đối với doanh nghiệp ................................................................................................................................. 20 1.2.1. Khái niệm...............................................................................................20 1.2.2. Đặc điểm................................................................................................20 1.2.3. Quy trình tài trợ thương mại quốc tế..................................................21
  8. ii 1.2.4. Các hình thức tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ................22 1.2.4.1 Các hình thức tài trợ thương mại quốc tế trực tiếp của Chính phủ .....................................................................................................................22 1.2.4.2 Các chính sách tài trợ gián tiếp của Chính Phủ..............................29 1.3 Kinh nghiệm quốc tế về tài trợ thương mại của Chính phủ..................38 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA  CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM...................................40 2.1. Tình hình tổng quan Tài trợ thương mại quốc tế của Chính phủ đối với  doanh nghiệp Việt Nam.......................................................................................40 2.1.1. Tài trợ thương mại quốc tế trực tiếp.................................................40 2.1.2. Tài trợ thương mại quốc tế gián tiếp.................................................43 2.1.3 Cơ cấu của hoạt động tài trợ...............................................................52 2.1.3.1 Cơ cấu theo phương thức tài trợ....................................................52 2.1.3.2 Cơ cấu theo loại hình doanh nghiệp được tài trợ..........................56 2.2Đánh giá kết quả hoạt động Tài trợ thương mại quốc tế của Chính phủ  đối với doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006­2016......................................60 2.2.1 Những kết quả đạt được.......................................................................60 2.2.2 Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân..............................................65 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÀI TRỢ  THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP  VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020................................................................................71 3.1  Định hướng và mục tiêu của Chính phủ về thương mại quốc tế và tài  trợ thương mại quốc tế đến năm 2020.............................................................71 3.1.1 Định hướng phát triển ngành hàng......................................................73 3.1.2 Định hướng phát triển thị trường........................................................74
  9. iii 3.2......Các giải pháp nhằm phát triển tài trợ thương mại quốc tế của Chính  phủ đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới..........................74 3.2.1...Giải pháp chung thực hiện chiến lược phát triển kinh tế và thương  mại  quốc tế của chính phủ....................................................................................74 3.2.2 Các giải pháp nghiệp vụ........................................................................78 3.2.2.1 Quản lý hiệu quả các chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phát  triển sản xuất hàng xuất khẩu...................................................................78 3.2.2.2 Đẩy mạnh hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhằm bảo  hiểm rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu...................................................79 2.1.3.3 Thành lập tổ chức chuyên trách thực hiện nhiệm vụ Tài trợ  thương mại quốc tế của Chính phủ...........................................................82 3.2.3. Một số kiến nghị...................................................................................82 KẾT LUẬN............................................................................................................85 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................87
  10. iv DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT VIẾT TẮT TÊN TIẾNG ANH TÊN TIẾNG VIỆT NAFTA North American Free Trade  Hiệp định mậu dịch Tự do  Agreement Bắc Mỹ  EU European Union Liên minh Châu Âu FTA Free Trade Affair Hiệp định thương mại tự do ODA Official Development  Hỗ trợ phát triển chính thức Assistant TNHH Limited Company Công ty trách nhiệm hữu hạn FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài XNK Xuất nhập khẩu NHPT Ngân hàng Phát triển
  11. v DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC BẢNG Bảng 2­1: Tỉ giá hối đoái công bố tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước............33 Bảng 2­2 : Các khoản chi của Chính phủ theo phương thức tài trợ thương mại  quốc tế trực tiếp và gián tiếp qua các năm từ 2006­2016 .....................................54 Bảng 2­3 : Tỷ lệ cơ cấu tài trợ thương mại quốc tế của Chính phủ ..................55 Bảng 2­4 : Tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ đối với các doanh nghiệp  quốc doanh và ngoài quốc doanh ...........................................................................58 Bảng 2­5 : Tỷ lệ tăng thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu từ năm 2006­ 2016......................................................................................................................... 65 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2­1: Tỉ lệ Tài trợ thương mại quốc tế trong tổng chi của Chính Phủ qua  các năm từ 2006 đến 2016......................................................................................57 Biểu đồ 2­2: Tỉ lệ Tài trợ trực tiếp và gián tiếp trong tổng chi của Chính Phủ qua  các năm từ 2006 đến 2016......................................................................................59 Biểu đồ 2­3: Cơ cấu tài trợ thương mại quốc tế theo loại hình doanh nghiệp qua  các năm từ 2006 đến 2016......................................................................................63 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1­1: Quy trình tái sản xuất hàng xuất khẩu và nhu cầu tài trợ tài chính  trong các giai đoạn....................................................................................................5 Sơ đồ 1­2: Các kênh tổ chức trung gian tài chính tham gia hoạt động tài trợ  thương mại quốc tế................................................................................................18 Sơ đồ 2­1: Quy trình tài trợ thương mại quốc tế..................................................25
  12. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay, với sự phát triển vượt bậc về  công nghệ  và khoa học kỹ  thuật cũng như  sự  đan xen khăng khít giữa các nền  kinh tế  của mỗi quốc gia, hoạt động thương mại quốc tế vừa được đánh giá là  cơ hội, vừa cần được coi là thách thức lớn đối với doanh nghiệp nói riêng và nền  kinh tế dưới sự điều tiết của Chính phủ  nói chung. Khi tham gia vào thị  trường   thương mại quốc tế với nhiều đối thủ  mạnh đến từ  các nền kinh tế  khác nhau,   mỗi doanh nghiệp luôn đối mặt với  những thách thức lớn về nhu cầu vốn và khả  năng thu hồi vốn, cũng như  bảo lãnh, và khi đó tài trợ  thương mại quốc tế  từ  Chính phủ  chính là nguồn tài trợ  mang tính chiến lược nhất và với mức chi phí   thấp nhất để  các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của mình về  vốn,   chất lượng, giá thành sản phẩm,… Là một quốc gia nằm trong nhóm các nước  đang phát triển, Việt Nam với các ưu đãi về khí hậu tài nguyên, nhiên nguyên vật  liệu và nhân công đang là điểm đến của các dòng vốn tài trợ  của các nước trên   thế  giới. Bên cạnh đó, những hiệp định thương mại tự  do với khu vực và thế  giới đem lại những cơ  hội trong tầm với cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp  cận cả những thị trường khó tính như Nhật, Mỹ, Úc, châu Âu… Nắm bắt những   cơ  hội cũng như  thách thức này, Chính phủ  Việt Nam cần có những chính sách   định hướng tài trợ  cho doanh nghiệp kịp thời, mở  rộng cả  về  quy mô và chất   lượng. Theo những nghiên cứu sơ bộ ban đầu từ những tài liệu tổng quan từ Cổng thông   tin điện tử Chính phủ, cổng thông tin điện tử các bộ ngành và các nghiên cứu đã  thực hiện như  luận văn thạc sỹ, khóa luận tốt nghiệp về nội dung nói trên, nội   dung tài trợ thương mại quốc tế của Chính phủ  chưa được quan tâm đúng mức.  Ở Việt Nam các nghiên cứu chủ  yếu thường tập trung vào các hình thức tài trợ  của các tổ chức tín dụng, phần lớn là ngân hàng thương mại như: Phát triển hoạt  động tài trợ  thương mại quốc  tế   tại  Ngân hàng thương mại cổ  phần ngoại   thương Việt Nam trong xu thế  hội nhập kinh tế  quốc tế, (Lê Thị  Xuân Vinh,  
  13. 2 Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Ngoại thương, H.2006),   Tìm hiểu thực trạng   thực hiện tài trợ  xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam   (Vietcombank) – Chi nhánh Bến Thành giai đoạn 2007­2009, Một số  chính sách  hỗ trợ tài chính nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ  Việt Nam, (Phùng Thị Phương Ngọc, khóa luận tốt nghiệp, 2009). Bên cạnh đó,  thực tế cho thấy, có những chính sách tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ  đem lại những hiệu  ứng tốt và sự  phát triển vượt bậc như  mong muốn, nhưng   bên cạnh đó không thể phủ nhận những sai lầm trong định hướng đối với một số  lĩnh vực dẫn đến thiệt hại không hề nhỏ cho nền kinh tế chung. Như vậy, đề tài  nghiên cứu tài trợ thương mại quốc tế của Chính phủ đối với doanh nghiệp Việt   Nam là hết sức cần thiết. Xuất phát từ  thực tế  đó, người viết lựa chọn đề  tài:  “Tài trợ  thương mại Quốc tế  của Chính phủ  đối với Doanh nghiệp Việt   Nam – thực trạng và giải pháp đến năm 2020” để  tìm hiểu thực trạng đi kèm  nguyên nhân, từ đó tìm ra bài học cũng như đề xuất phương án thực hành Tài trợ  thương mại quốc tế giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thêm nhiều cơ hội cạnh   tranh trên thị trường Quốc tế. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở lý thuyết và thực tế hoạt động tài trợ  thương mại quốc tế của Chính   phủ đối với các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó tìm kiếm các giải pháp phát triển  tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ đối với các doanh nghiệp Việt Nam đến  năm 2020. Để đạt được mục đích nghiên cứu và tìm đối tượng nghiên cứu, đề  tài xác định   những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu cơ  sở  lý luận về  Tài trợ  thương mại quốc tế của Chính phủ  đối với Doanh nghiệp Việt Nam - Nghiên cứu phân tích thực trạng của hoạt động tài trợ thương mại quốc tế  từ phía Chính phủ cho các doanh nghiệp Việt Nam 2006­2016.
  14. 3 - Đề  xuất các giải pháp phát triển hoạt động tài trợ  thương mại quốc tế  của Chính phủ đối với Doanh nghiệp Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tài trợ thương mại quốc tế của Chính phủ đối   với Doanh nghiệp. Phạm vi nghiên cứu: Về  nội dung (hay không gian nghiên cứu): thực trạng tài trợ  thương mại   quốc tế từ phía Chính phủ Việt Nam trên cơ sở hai loại tài trợ là tài trợ trực tiếp và  gián tiếp. Về   thời  gian:   nghiên  cứu   thực   trạng  Tài  trợ   thương  mại  quốc   tế   của   Chính phủ từ 2006 đến 2016; các giải pháp đề xuất đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phân tích và tổng hợp, phân loại và hệ  thống hóa lý thuyết để  diễn giải về  các  định nghĩa, vai trò, phương thức và chu trình tài trợ  thương mại quốc tế; phương  pháp nghiên cứu lịch sử; phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu. 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục chữ viết   tắt, mục lục và các phụ  lục, nội dung chính của luận văn được thể  hiện  ở  3   chương sau đây: Chương I: Tổng quan về Tài trợ  thương mại quốc tế  của Chính phủ  đối   với Doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng tài trợ thương mại quốc tế của Chính phủ  đối với  doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006­2016
  15. 4 Chương   3: Phương   hướng   và  giải  pháp  phát  triển  Tài  trợ  thương   mại  quốc tế của Chính phủ đối với doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020
  16. 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI  QUỐC TẾ CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 1.1  Khái niệm tài trợ thương mại quốc tế 1.1.1 Tính tất yếu khách quan của Tài trợ thương mại quốc tế Hoạt động trao đổi mua bán giữa các diễn ra ngày càng mạnh mẽ  và từ  đó khái   niệm Thương mại quốc tế  ra đời. Dựa trên khái niệm Thương mại tại Điều 3   trong Luật thương mại Việt Nam 2005, thương mại quốc tế được hiểu là hoạt   động nhằm mục đích sinh lời, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu  tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác giữa  người bán và người mua  ở  các quốc gia khác nhau. Thương mại quốc tế  ngày   càng phát triển với quy mô lớn và tốc độ  nhanh chóng lôi cuốn tất cả các quốc  gia tham gia, đặc biệt là các nước thuộc nhóm công nghiệp phát triển từ đó hình  thành nên các trung tâm thương mại của thế giới như  Hiệp hội mậu dịch tự do   Bắc Mỹ  NAFTA, Liên minh Châu Âu EU, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình   Dương (TPP).  Những lợi ích mà xu hướng thương mại quốc tế đem đến cho mỗi chủ thể tham   gia là vô cùng to lớn, nhận thức được những lợi ích này, các chủ  thể  trong nền   kinh tế bao gồm Chính phủ, các định chế tài chính, các doanh nghiệp đã và đang  đầu tư  nhiều nỗ  lực vào các biện pháp tài trợ  thương mại quốc tế.   Đối với   Chính phủ, thúc đẩy thuương mại quốc tế đã trở thành nhiệm vụ, luận điểm hay  hình thành các chính sách thương mại quốc tế  tại mỗi quốc gia. Các biện pháp   để thực hiện chính sách thương mại quốc tế bao gồm các biện pháp để thúc đẩy   thương mại quốc tế  như  kí kết các hiệp định thương mại quốc tế  và các biện   pháp hỗ  trợ  thương mại quốc tế  trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động xuất  khẩu bao gồm: các chính sách tỉ giá hối đoái, các quy định trong quản lý ngoại tệ,  tín dụng, bảo hiểm, các quỹ tài trợ ưu đãi, đầu tư... Đây chính là các biện pháp tài  trợ  thương mại quốc tế  không thể  thiếu từ  phía chính phủ.   Xét về  phía doanh   nghiệp, xu thế  hội nhập đã thiết lập những thị  trường mới bên cạnh thị  trường 
  17. 6 truyền thống, thông qua đó các doanh nghiệp tham gia vào sân chơi quốc tế  có  được nhiều cơ hội. Tuy nhiên mỗi doanh nghiệp tham gia vào thương mại quốc  tế  luôn đứng trước những thách thức lớn về  nhu cầu vốn và khả  năng thu hồi   vốn. Vì vậy, các doanh nghiệp rất cần đến sự  hỗ  trợ  của chính phủ  và các tổ  chức tài chính.  Về  phía ngân hàng, việc thực hiện tài trợ  thương mại quốc tế  cũng đem lại lợi ích về  thu nhập, do đó các ngân hàng luôn nỗ  lực để  nâng cao  chất lượng sản phẩm dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế. Có thể nói thương mại   quốc tế là một xu hướng tất yếu, là tiền đề của Tài trợ thương mại quốc tế, từ  đó tác giả  muốn đưa người đọc tìm hiểu và khảo sát cơ  chế  dẫn tới tính khách  quan trong Tài trợ thương mại quốc tế qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1­1: Quy trình tái sản xuất hàng xuất khẩu và nhu cầu tài trợ tài  chính trong các giai đoạn Cho vay ngắn  Cho vay trung  Cho vay xuất  và trung hạn và dài hạn khẩu T’­H’ T­H SX Đưa sản phẩm  Tiền sản xuất Sản xuất ra thị trường Cho vay vốn lưu động chi  Cho vay mua hàng xuất khẩu phí sản xuất Nguồn: Nguyễn Thị Quy (2012) Giáo trình tài trợ thương mại quốc tế  1.1.2 Khái niệm Tài trợ Thương mại Quốc tế
  18. 7 Tài trợ thương mại quốc tế là một hiện tượng kinh tế khách quan, gồm tập hợp   tổng thể các chính sách, biện pháp, hình thức hỗ trợ tài chính trực tiếp hay giám   tiếp cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế trong một  hoặc một số hay tất cả các công đoạn của quy trình tái sản xuất từ  đầu tư, sản   xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường thế giới nhằm  mục đích sinh lợi. (Nguyễn Thị Quy, 2012). Tài trợ thưong mai bao hàm s ̛ ̣ ự chuân bi săn sàng các ph ̉ ̣ ̃ ưong ti ̛ ẹn tài chính và thay ̂   ́ ̀ ạt tài chính (vay tín dung) đê hoàn tât nghia vu thanh toán và san xuât thê vê m ̆ ̣ ̉ ́ ̃ ̣ ̉ ́  trong quan hệ kinh tê đôi ngoai cung nh ́ ́ ̣ ̃ ư  đam bao các quá trình thanh toán liên ̉ ̉   ̣ ̉ quan. Pham vi cua tài trợ  thưong mai quôc tê bao gôm tài tr ̛ ̣ ́ ́ ̀ ợ  cho xuât khâu (ca ́ ̉ ̉  ̣ ̉ trong giai đoan san xuât) và tài tr ́ ợ cho nhạp khâu trong th ̂ ̉ ơi gian t ̀ ừ ngăn han đên ́ ̣ ́  ̣ dài han. Trên th ưong tr ̛ ương quôc tê, s ̀ ́ ́ ự vạn đ ̂ ộng cua hàng hoá và vôn luôn phát ̉ ́   ̉ ̣ triên nhip nhàng vơi nhau, xuât phát t ́ ́ ừ viẹc quôc tê hoá nên kinh tê và s ̂ ́ ́ ̀ ́ ự liên kêt́  vơi nhau gi ́ ưa các đông tiên manh.  ̃ ̀ ̀ ̣ Trên thực tế, người ta thường hiểu tài trợ  thương mại quốc tế  là cho vay xuất   khẩu, tín dụng trong ngoại thương, đó là cách hiểu đúng nhưng chưa đủ. Ở  góc  độ rộng hơn, tài trợ thương mại quốc tế (international trade sponsorship) bao hàm  ý nghĩa rộng hơn cả tín dụng (credit) và tài trợ  tài chính (finacing) cộng lại. Bên   cạnh những hoạt động này, đó còn là những hành động gián tiếp, những chính   sách biện pháp trìu tượng đến từ  doanh nghiệp, ngân hàng hay chính phủ. Như  vậy, ta cũng có thể  sử dụng một khái niệm cụ  thể  hơn được khái quát dựa trên  phương thức tài trợ trực tiếp hay gián tiếp, tài trợ thưong mai quôc tê là t ̛ ̣ ́ ́ ạp h ̂ ợp  các biẹn pháp và hình th ̂ ưc hô tr ́ ̃ ợ vê tài chính tr ̀ ực tiêp hay gián tiêp cho các doanh ́ ́   nghiẹp và các đon vi kinh tê tham gia trong linh v ̂ ̛ ̣ ́ ̃ ực thưong mai quôc tê trong các ̛ ̣ ́ ́   ̣ ̉ ̀ ư, san xuât, tiêu thu san phâm ho công đoan cua quá trình đâu t ̉ ́ ̣ ̉ ̉ ặc cung ưng dich vu. ́ ̣ ̣ 1.1.3 Đặc điểm và vai trò của Tài trợ thương mại quốc tế 1.1.3.1 Đặc điểm của Tài trợ thương mại quốc tế Tài trợ thương mại quốc tế mang năm đặc điểm rõ rệt sau:
  19. 8 Thứ  nhất, Tài trợ  thương mại quốc tế mang nội hàm rộng. Khái niệm bao hàm   cả  các hình thức tài trợ  hữu hình và vô hình. Về  hữu hình, đó là các hoạt động  cấp   vốn   (financing),   cho   vay   (loan)   hoặc   tín   dụng   (credit)   nhằm   giúp   doanh   nghiệp bổ sung trực tiếp vào nhu cầu về  nguồn tài chính của mình. Về  vô hình,   đó là việc sử dụng các chính sách, biện pháp kinh tế, hoặc các hình thức tài trợ  vô hình khác nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi hơn cho tài chính doanh nghiệp   và tạo ra các cơ hội kinh doanh có lợi cho doanh nghiệp khi tham gia thương mại   quốc tế. Thứ hai, Tài trợ phi thương mại và Tài trợ thương mại là hai khái niệm cần được  phân biệt rõ ràng. Tài trợ  phi thương mại bao gồm các hoạt động tài trợ  trợ  tài   chính và phi tài chính cho các doanh nghiệp, tổ  chức, đơn vị  kinh tế  trong nền   kinh tế  quốc dân mà người tài trợ  không nhằm mục đích sinh lợi, còn Tài trợ  thương mại là hoạt động tài trợ tài chính cho doanh nghiệp nhằm mục đích sinh  lợi. Thứ  ba,  mục đích cuối cùng của hoạt động thương mại quốc tế  là nhằm mục  đích sinh lợi, tức là bao hàm cả  lợi nhuận về  tài chính hoặc các lợi ích phi tài  chính khác. Lợi ích tài chính dễ dàng có thể nhận thấy hơn ở các hoạt động của   các tổ  chức tài chính tiêu biểu là ngân hàng hay doanh nghiệp, nhưng mục đích  sinh lời thường khó nhận biết hơn, tuy nhiên lại sâu sắc và ảnh hưởng rộng lớn   hơn vì thường là các chính sách và biện pháp của chính phủ. Có thể  lấy ví dụ  như, mục đích sinh lời là chính sách phá giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc và   sinh lợi nói chung là chính sách miễn giảm thuế xuất nhập khẩu của chính phủ. Thứ  tư,  tuỳ  thuộc vào quy mô giá trị  sản phẩm lớn hay bé và tính chất kinh   doanh, hay yêu cầu tài trợ của doanh nghiệp mà việc tài trợ thương mại quốc tế  có thể cho một, một số hoặc tất cả các công đoạn trong quá trình sản xuất phục  vụ  thương mại quốc tế. Thông thường, các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất   khẩu luôn thiếu hụt vốn và khao khát nhận được nguồn tài trợ thương mại trong  cả  quá trình sản xuất vì vậy điều họ  cần chính là nguồn vốn lớn và dài hạn để  đầu tư vào máy móc, nguyên vật liệu vì cho tới tận khi bán được hàng nguồn vốn  mới được quay vòng, trong khi các doanh nghiệp tạm nhập tái xuất, gia công  
  20. 9 hoặc kinh doanh nhập khẩu thường chỉ yêu cầu tài trợ  một công đoạn của quy  trình, do vậy nguồn tài trợ tài chính họ yêu cầu thường ngắn hạn hơn, linh hoạt   hơn. Cuối cùng, Tài trợ thương mại quốc tế là một loại hình kinh tế, cho nên điều tất  yếu rằng sẽ luôn vận hành hai chiều: đó là nhận tài trợ từ bên ngoài và tài tài trợ  ngược lại cho bên ngoài. Mỗi bên tham gia vào hoạt động tài trợ  thương mại  quốc tế một mặt đem gói tài chính hoặc chính sách của mình hỗ trợ cho một bên   khác, một mặt luôn mong muốn nhận lại những lợi ích theo đúng mục tiêu của  họ, ngược lại bên nhận hỗ trợ tài trợ thương mại cũng luôn phải trả giá hoặc trả  lại những lợi ích gì đó về lợi ích tài chính hoặc phí tài chính cho bên tài trợ. 1.1.3.2. Vai trò của Tài trợ thương mại quốc tế ­ Đối với doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là doanh nghiệp có tham vọng duy trì,  phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thương mại   quốc tế luôn vấp phải rào cản và thách thức về  tài chính. Trong cuộc chiến với  các doanh nghiệp nội địa trên thị trường nội địa, điều này đã chưa bao giờ là một  thách thức dễ dàng vượt qua. Ngày nay, trên thị trường thương mại quốc tế rộng   lớn, đối thủ  mà các doanh nghiệp phải cạnh tranh đến từ  khắp các nền kinh tế  trên thế giới, họ nắm trong tay nguồn vốn dồi dào và khoa học kỹ thuật hiện đại,   vì vậy một bài toán đặt ra cho các doanh nghiệp đến từ  các quốc gia kém phát   triển hơn hay có năng lực nội tại yếu kém hơn là làm thế  nào để  chiến thắng  trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này. Một tất yếu khách quan, sự xuất hiện của   hoạt động tài trợ  thương mại quốc tế  mang lại cho doanh nghiệp nhiều cơ hội   hơn để  tham gia buôn bán quốc tế. Hoạt động này khắc phục được phần nào  những khó khăn về vốn của doanh nghiệp. Trong hoạt động mua bán chịu, doanh   nghiệp mua không phải chuẩn bị ngay một số tiền lớn bằng giá trị  hàng hoá để  trả cho bên bán mà có thể trả dần, trả sau khi bán được hàng, hoặc thực hành trả  theo công nợ,… Doanh nghiệp cũng có cho mình nguồn lực tài chính để  đầu tư  vào phát triển máy móc, khoa học kĩ thuật, nhờ  đó có thể  nâng tầm chất lượng 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2