intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tăng cường kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Long An

Chia sẻ: ViJiji ViJiji | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

45
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm hệ thống hóa một cách cụ thể về cơ sở lý luận vể kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc nhà nước. Phân tích thực trạng kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Long An giai đoạn 2016-2018. Từ đó đánh giá những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Đề xuất các giải pháp để tăng cường kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN tỉnh Long An giai đoạn 2019-2020 và những năm tiếp theo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tăng cường kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Long An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN ------------------------------------------------------------------------ ĐOÀN TRỌNG QUYNH TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠCNHÀ NƯỚC TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã ngành: 8.34.02.01 Long An, năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN --------------------------------------------------------------------- ĐOÀN TRỌNG QUYNH TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã ngành: 8.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Kỳ Long An, năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu của đề tài là hoàn toàn trung thực và khách quan. Đề tài nghiên cứu là kết quả của riêng tôi và không sao chép của bất kỳ đề tài nghiên cứu nào, các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, minh bạch. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của tôi. Long An, ngày 01 tháng 12 năm 2019 Tác giả Đoàn Trọng Quynh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của quý thầy cô. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại Kinh Tế Công Nghiệp Long An đã tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm đã cho chúng tôi có điều kiện học tập và nghiên cứu những vấn đề mới mẻ với những kiến thức sâu hơn, thiết thực hơn. Đặc biệt là sự hướng dẫn khoa học của TS. Trần Thị Kỳ xuyên suốt trong thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và tập thể cán bộ công chức Kho bạc Nhà nước tỉnh Long An, Kho bạc Nhà nước huyện Tân Hưng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và làm luận văn. Trân trọng! Tác giả Đoàn Trọng Quynh
  5. iii NỘI DUNG TÓM TẮT Thực tế cho thấy trong quản lý và điều hành Ngân sách Nhà nước, Kho bạc Nhà nước đã trở thành một công cụ đắc lực giúp Nhà nước trong việc kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động tài chính. Song công việc kiểm soát chi thực tế rất phức tạp, việc kiểm soát chi ngân sách Nhà nước phải được thực hiện trước trong và sau quá trình cấp phát thanh toán. Các khoản chi phải có trong dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Do vậy việc thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước đối với Kho bạc Nhà nước là rất khó khăn, đòi hỏi Kho bạc Nhà nước phải có các gợi ý chính sách trong việc kiểm soát chi thường xuyên cho hợp lý, đúng chế độ, tiêu chuẩn và đúng pháp luật tránh hiện tượng lãng phí Ngân sách Nhà nước và đảm bảo cân đối ngân sách một cách lành mạnh. Tuy nhiên thực tế trong công tác chi thường xuyên trong nhiều năm qua đối với chi NSNN các cấp đang tồn tại nhiều áp lực bởi ngành nào, lĩnh vực nào cũng quan trọng và đòi hỏi nguồn ngân sách cấp đúng hạn nhằm triển khai hiệu quả nhiệm vụ được giao. Trong việc sử dụng NSNN chưa đem lại hiệu quả, vẫn còn tình trạng tham nhũng, lãng phí, chi sai chế độ, định mức. Bên cạnh đó công tác kiểm soát chi của cơ quan Kho bạc cũng còn một số bất cập như trình độ chuyên môn còn hạn chế, các công cụ kiểm soát chi chưa đồng bộ. Việc quản lý tốt chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước công bằng, đúng đối tượng luôn là đòi hỏi cấp thiết. Để Nhà nước tồn tại và phát triển bền vững thì yêu cầu đòi hỏi cần phải có sự quản lý về Ngân sách Nhà nước mà quan trọng là sự hiệu quả của kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước và phải quản lý tốt được việc chi Ngân sách Nhà nước đảm bảo chi đúng chế độ, định mức, sử dụng đúng mục đích, tránh lãng phí mang lại hiệu quả và tạo tiền đề cho tăng trưởng nền kinh tế. Xuất phát từ vấn đề trên, nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích phân tích thực trạng “Tăng cường kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Long An”. Kết quả nghiên cứu đã hệ thống được:
  6. iv Thứ nhất, hệ thống hóa một cách cụ thể về cơ sở lý luận vể kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc nhà nước. Thứ hai, phân tích thực trạng kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Long An giai đoạn 2016-2018. Từ đó đánh giá những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Thứ ba, đề xuất các giải pháp để tăng cường kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN tỉnh Long An giai đoạn 2019-2020 và những năm tiếp theo.
  7. v ABSTRACT In fact, in the management and administration of the State Budget, the State Treasury has become an effective tool to help the State in checking and controlling all financial activities. But the actual expenditure control work is complicated, the control of State budget spending must be done before and after the payment allocation process. Expenses must be included in the estimates approved by competent state agencies. Therefore, it is very difficult to well implement the task of regular control of the State Budget for the State Treasury, requiring the State Treasury to have policy implications in controlling regular expenditures. reason, right regime, standard and law to avoid the phenomenon of wasting the State Budget and ensure the budget balance in a healthy way. However, in fact, in the recurrent expenditure for many years, the state budget spending at all levels is under pressure by any sector, which is important and requires a timely budget source to implement effectively. assigned tasks. In the use of state budget, which has not been effective, there is still a situation of corruption, wastefulness, improper spending regime and norms. In addition, the expenditure control of the Treasury Department also has some shortcomings such as limited professional qualifications, uncompleted spending control tools. Good management of fair and right-subject regular expenditures of the State Budget is always an urgent requirement. In order for the State to survive and develop sustainably, the management of the State Budget is required, but it is important that the effectiveness of the State Budget control and the management of the State budget must be well managed, which can ensure the right spending regime, norms and use for the right purpose, avoiding wastefulness and bringing about efficiency and premise for economic growth. Stemming from the above problem, the research was carried out to analyze the real situation of "Strengthen Control of recurrent spending of State budget through Long An Provincial Treasury". The research results have shown that: Firstly, systematizing specifically the rationale for controlling regularexpenditures through the State Treasury.
  8. vi Secondly, analyzing the status of regular expenditure control through the State Treasury of Long An Province in the period of 2016-2018. Thereby assessing the achievements, limitations and causes of the limitations. Thirdly, proposing solutions to improve the effectiveness of regular expenditure control through the State Treasury of Long An Province in the period of 2019-2020 and subsequent years./.
  9. vii MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................... XII DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................................... XIII DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ..............................................................................................XIV PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1 1. Sự cần thiết của đề tài: .................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu: ...................................................................................................... 1 2.1 Mục tiêu chung: ............................................................................................................. 1 2.2 Mục tiêu cụ thể: ............................................................................................................. 1 3. Đối tượng nghiên cứu: .................................................................................................... 2 4. Phạm vi nghiên cứu: ....................................................................................................... 2 4.1 Phạm vi về không gian địa điểm: ................................................................................. 2 4.2 Phạm vi về thời gian: .................................................................................................... 2 5. Câu hỏi nghiên cứu: ........................................................................................................ 2 6. Những đóng góp mới của luận văn: ............................................................................... 2 6.1 Đóng góp về phương diện khoa học ............................................................................. 2 6.2 Đóng góp về phương diện thực tiễn .............................................................................. 2 7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 2 8. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước .................................................................. 3 8.1 Các nghiên cứu trong nước: ......................................................................................... 3 8.2 Các nghiên cứu ở nước ngoài : Không có ..................................................................... 4 9. Kết cấu luận văn.............................................................................................................. 4 CHƯƠNG 1 ......................................................................................................................... 6
  10. viii CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ............................................................................... 6 1.1. Lý luận chung về chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước ......................................... 6 1.1.1. Khái niệm về Ngân sách Nhà nước .............................................................................. 6 1.1.2.Lý luận về chi Ngân sách Nhà nước ............................................................................. 7 1.1.2.1. Khái niệm về chi Ngân sách Nhà nước ..................................................................... 7 1.1.2.2. Phân loại chi Ngân sách Nhà nước ........................................................................... 8 1.1.3.Tổng quan về chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước .................................................. 8 1.1.3.1. Khái niệm về chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước .............................................. 8 1.1.3.2. Phân loại chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước ..................................................... 8 1.1.3.3. Đặc điểm chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước .................................................. 10 1.1.3.4. Vai trò chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước ...................................................... 10 1.2. Tổng quan về kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước ................................................................................................................................... 11 1.2.1.Tổng quan về Kho bạc Nhà nước ............................................................................... 11 1.2.1.1. Khái niệm về Kho bạc Nhà nước ............................................................................ 11 1.2.1.3. Vai trò của Kho bạc Nhà nước ............................................................................... 13 1.2.2.Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước ................. 13 1.2.2.1. Khái niệm và đặc điểm ........................................................................................... 13 1.2.2.3. Quy trình kiểm soát chi thường xuyên .................................................................... 17 1.2.2.4. Cam kết chi thường xuyên: ..................................................................................... 17 1.3. Tăng cường kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước ................................................................................................................................... 19 1.3.1. Quan điểm về tăng cường kiểm soát chi .................................................................... 19 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kiểm soát chi thường xuyên ..................................... 19 1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên ........................................... 21 1.3.4. Sự cần thiết phải tăng cường kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước ........ 22 1.4. Bài học rút ra từ kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước một số địa phương trong nước .................................................. 23 1.4.1.Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước ........................................................ 23 1.4.1.1.Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Đồng Tháp ... 23 1.4.1.2.Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Tiền Giang ... 23 1.4.2.Bài học cho Kho bạc Nhà nước tỉnh Long An ............................................................ 24
  11. ix Kết luận chương 1 ............................................................................................................. 25 CHƯƠNG 2 ....................................................................................................................... 26 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH LONG AN ....................................... 26 2.1. Giới thiệu về Kho bạc Nhà nước tỉnh Long An ........................................................ 26 2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................................. 26 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn ........................................................................... 27 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ................................................................................. 29 2.2. Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Long An ............................................................................................................ 30 2.2.1. Cơ sở pháp lý thực hiện kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Long An ................................................................................................ 30 2.2.1.1. Quy định về nội dung kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Long An ................................................................................................ 30 + Và một số văn bản khác… ............................................................................................... 31 2.2.1.2. Quy định về quy trình kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Long An ................................................................................................ 31 2.2.2. Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Long An giai đoạn 2016-2018 ...................................................................................... 34 2.2.2.1. Nội dung kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Long An....................................................................................................................... 35 2.2.2.2. Tổ chức hoạt động hỗ trợ KSC TX NSNN qua KBNN tỉnh Long An ..................... 42 2.2.2.3. Tình hình hiện đại hóa công nghệ thông tin trong KSC TX NSNN tại KBNN tỉnh Long An.............................................................................................................................. 43 2.3. Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Long An ............................................................................................................................. 44 2.3.1. Kết quả kiểm soát chi thường xuyên .......................................................................... 44 2.3.2. Những hạn chế .......................................................................................................... 53 2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế ........................................................................ 54 2.3.3.1. Các nguyên nhân khách quan ................................................................................. 54 2.3.3.2. Các nguyên nhân chủ quan ..................................................................................... 55 Kết luận chương 2 ............................................................................................................. 56
  12. x CHƯƠNG 3 ....................................................................................................................... 58 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH LONG AN ...................................... 58 3.1. Cơ sở để đề xuất giải pháp ......................................................................................... 58 3.1.1. Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 .................... 58 3.1.2. Mục tiêu cụ thể của KBNN đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 ...................... 58 3.1.3. Định hướng hoạt động KSC TX NSNN qua KBNN ................................................... 60 3.1.4. Đề án “Thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi NSNN qua hệ thống KBNN” .. 61 3.1.5. Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ................................................................... 61 3.2. Giải pháp tăng cường kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Long An ............................................................................................. 62 3.2.1. Tuân thủ quy trình kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Long An ..................... 62 3.2.3. Hoàn thiện quy trình KSC TX NSNN qua KBNN tỉnh Long An theo Đề án” Thống nhất đầu mối kiểm soát chi NSNN qua KBNN” .................................................................. 65 3.2.4. Hiện đại hóa công nghệ thông tin trong công tác KSC TX NSNN và cải cách thủ tục hành chính tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Long An .................................................................. 66 3.2.5. Tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt qua KBNN tỉnh Long An ..................... 67 3.2.6. Tăng cường công tác thanh tra chuyên ngành và nâng cao chất lượng công tác tự kiểm tra, quản lý rủi ro trong công tác KSC TX NSNN ............................................................... 67 3.2.7. Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu mới ........................................................ 68 3.2.8. Chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan Tài chính và các đơn vị sử dụng ngân sách. ........................................................................................................................................... 69 3.3. Kiến nghị .................................................................................................................... 69 3.3.1. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ........................................................... 69 3.3.2. Kiến nghị với cơ quan Tài chính................................................................................ 69 3.3.3. Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước Tỉnh Long An ....................................................... 70 3.3.4. Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước Việt Nam .............................................................. 71
  13. xi Kết luận chương 3 ............................................................................................................. 72 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 74
  14. xii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Nội dung diễn giãi KBNN Kho bạc Nhà nước NSNN Ngân sách Nhà nước KSC TX Kiểm soát chi thường xuyên ĐVSDNS Đơn vị sử dụng Ngân sách HĐND Hội đồng Nhân dân TABMIS Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc GVHD Giáo viên hướng dẫn TTHC Thủ tục hành chính
  15. xiii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU BẢNG TÊN BẢNG BIỂU TRANG Bảng 2.1 Số liệu chi TX NSNN giai đoạn 2016-2018 44 Tỷ trọng KSC TX so với tổng kiểm soát chi giai đoạn 2016 - Bảng 2.2 48 2018 Bảng kết quả từ chối các khoản chi TX NSNN qua KBNN Bảng 2.3 49 tỉnh Long An giai đoạn 2016-2020
  16. xiv DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ SƠ ĐỒ TÊN SƠ ĐỒ TRANG Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức bộ máy KBNN tỉnh Long An 29 Sơ đồ 2.2 Sơ đồ quy trình giao dịch một cửa tại KBNN tỉnh Long An 31
  17. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài: Chi Ngân sách Nhà nước (NSNN) là công cụ chủ yếu của Đảng, Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng, góp phần thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nước; việc tiết kiệm trong chi tiêu NSNN có ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế. Chi thường xuyên là một nội dung quan trọng trong chi ngân sách Nhà nước, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế, xã hội của Nhà nước đặt ra hàng năm, vì vậy cần phải quy định và thực hiện đúng việc kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước tại các Kho bạc Nhà nước. Thực hiện vai trò là cơ quan quản lý quỹ NSNN, trong suốt quá trình triển khai thực hiện công tác kiểm soát chi thường xuyên (KSC TX) NSNN, Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh Long An đã khẳng định vị trí và chức năng của mình. Thời gian qua công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN đã có những chuyển biến tích cực, ngày càng chặt chẽ, đã phát hiện và ngăn chặn kịp thời nhiều khoản chi sai chế độ, chi không đúng tiêu chuẩn, chi sai định mức (Số liệu KBNN tỉnh Long An từ chối thanh toán qua các năm: năm 2016:172 triệu đồng; năm 2017: 185 triệu đồng; năm 2018: 228 triệu đồng); nhưng vẫn còn đó những bất cập và hạn chế nhất định , do nhiều nguyên nhân khác nhau, cần thiết phải nghiên cứu để tìm giải pháp khắc phục. Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Tăng cường kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Long An” làm luận văn thạc sĩ kinh tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu: 2.1 Mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tỉnh Long An. 2.2 Mục tiêu cụ thể: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm soát chi thường xuyên qua kho bạc nhà nước. Phân tích thực trạng kiểm soát chi thường xuyên qua kho bạc nhà nước tỉnh Long An
  18. 2 giai đoạn từ năm 2016 – 2018, đánh giá những kết quả đạt được, các hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế. Đề xuất giải pháp thích hợp tăng cường kiểm soát chi thường xuyên qua kho bạc nhà nước tỉnh Long An. 3. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động kiểm soát chi thường xuyên qua kho bạc nhà nước. 4. Phạm vi nghiên cứu: 4.1 Phạm vi về không gian địa điểm: Tại KBNN tỉnh Long An. 4.2 Phạm vi về thời gian: Số liệu nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn 3 năm 2016-2018. 5. Câu hỏi nghiên cứu: -Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua KBNN Long An trong thời gian qua diễn biến như thế nào? Có những hạn chế gì ? và nguyên nhân của hạn chế do đâu? -Cần giải pháp gì để tăng cường kiểm soát chi thường xuyên qua kho bạc nhà nước tỉnh Long An? 6. Những đóng góp mới của luận văn: 6.1 Đóng góp về phương diện khoa học Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm soát chi thường xuyên tại Kho bạc Nhà nước, hình thành khung lý thuyết là cơ sở phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp. 6.2 Đóng góp về phương diện thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo cho các đối tượng quan tâm nghiên cứu và vận dụng như các nhà quản lý của KBNN tỉnh Long An, học viên, sinh viên…. 7. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể:
  19. 3 - Phương pháp diễn dịch, quy nạp sử dụng để hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm soát chi thường xuyên, hiệu quả chi thường xuyên và nâng cao hiệu quả chi thường xuyên ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước. - Phương pháp thống kê mô tả để xử lý, phân tích và tổng hợp các tài liệu, số liệu thu thập được từ thực tế kiểm soát chi thường xuyên tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Long An, đánh giá kết quả đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. - Phương pháp khảo sát hỏi ý kiến chuyên viên - người thụ hưởng theo nội dung kiểm soát chi thường xuyên NSNN để làm rõ và khách quan hơn các hạn chế, nguyên nhân, các nhân tố ảnh hưởng và các giải pháp cần thiết để khắc phục các hạn chế trong quá trình kiểm soát chi thường xuyên tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Long An. 8. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước - Để tránh sự trùng lắp, tác giả đã thu thập được một số công trình khoa học đã công bố có liên quan trong nước để chỉ ra điểm khác biệt, sự cần thiết của đề tài nghiên cứu và những nội dung kế thừa. 8.1 Các nghiên cứu trong nước: (1) Nguyễn Thị Hồng (2015), “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước huyện Thạch Thất-Thành phố Hà Nội”, luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện Tài chính. Đề tài nêu lên những vấn đề chung về chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước, đánh giá thực trạng chi thường xuyên tại Kho bạc Nhà nước huyện Thạch Thất- Thành phố Hà Nội, từ đó những vấn đề còn tồn tại được trình bày dựa trên thực trạng, tác giả đề ra một số giải pháp bao gồm: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tại Kho bạc huyện; Hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của Kho bạc ; Hoàn thiện quy trình một cửa trong kiểm soát chi thường xuyên ; Tăng cường kiểm soát chi NSNN theo dự toán; Đồng bộ, triệt để thực hiện thanh toán chuyển khoản ; Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị tham gia công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN; Tổ chức nghiên cứu, phát triển và áp dụng thí điểm quy trình kiểm soát chi theo kết quả đầu ra. (2) Nguyễn Quang Hưng (2015), “Đổi mới kiểm soát chi Ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua Kho bạc Nhà nước”, luận án Tiến sĩ kinh tế, Học
  20. 4 viện Hành chính. Đề tài nghiên cứu hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua KBNN tại Việt Nam. Các nhân tố ảnh hưởng kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua KBNN tại Việt Nam. Tổng hợp kinh nghiệm trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN của một số quốc gia trên thế giới và rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam. (3) Phạm Văn Ràng (2016): “Nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Tân Trụ”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Tài chính Maketing. Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác KSC TX NSNN qua KBNN Tân Trụ và yêu cầu đổi mới của công tác quản lý NSNN trong thời gian tới nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác KSC TX NSNN qua KBNN Tân Trụ, đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa công tác quản lý, điều hành NSNN, phù hợp với quá trình cải cách tài chính công, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. (4) Đinh Thị Thanh Tuyền (2018): “ Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Thạnh Hóa ”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại Học Kinh tế Công nghiệp Long An. 8.2 Các nghiên cứu ở nước ngoài : Không có Những công trình khoa học đã công bố tác giả thu thập được liên quan đến đề tài lựa chọn nghiên cứu, cho thấy không có sự trùng lắp vì khác nhau về không gian và thời gian. Mặt khác, tác giả có thể kế thừa khung lý thuyết từ các công trình nghiên cứu đã công bố cũng như những bài học rút ra từ kinh nghiệm tăng cường kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại Kho bạc Nhà nước các địa phương khác. 9. Kết cấu luận văn Chương 1: Cơ sở lý luận vể kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc nhà nước. Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Long An.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2