intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thẩm định dự án thủy điện Đắk Glun, tỉnh Đắk Nông

Chia sẻ: Ganuongmuoimatong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

21
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn này là phân tích tính khả thi về mặt tài chính của dự án theo quan điểm của chủ đầu tư và tổng đầu tư, phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội mà dự án mang lại; đồng thời, xem xét, đánh giá các biện pháp hạn chế tác động đến môi trường. Trên cơ sở đó, đưa ra các giải pháp, kiến nghị chính sách cho các cơ quan có chức năng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thẩm định dự án thủy điện Đắk Glun, tỉnh Đắk Nông

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ------------- CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT NGUYỄN NHẬT ANH THẨM ĐỊNH DỰ ÁN THỦY ĐIỆN ĐẮK GLUN TỈNH ĐẮK NÔNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60.31.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN TIẾN KHAI ThS. NGUYỄN XUÂN THÀNH TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. TP. HCM, ngày 17 tháng 07 năm 2012 Tác giả Nguyễn Nhật Anh
  3. ii LỜI CẢM ƠN Tôi trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Trần Tiến Khai và thầy Nguyễn Xuân Thành. Các Thầy tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Trong quá trình học tập ở trường, tôi không thể nào quên công lao giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu của toàn thể các Thầy, Cô thuộc chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright mà tôi may mắn được gặp suốt những năm qua. Chân thành cảm ơn các anh, chị, em học viên của chương trình Fulbright đã cho tôi những tháng ngày vô cùng tươi đẹp dưới mái trường này. Đặc biệt cảm ơn gia đình đã động viên, ủng hộ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Xin chân thành cảm ơn. TP. HCM, ngày 17 tháng 07 năm 2012 Tác giả Nguyễn Nhật Anh
  4. iii TÓM TẮT Thủy điện vừa và nhỏ là một trong những nguồn năng lượng sạch được khuyến khích sử dụng trên thế giới để thay thế cho những nguồn năng lượng hóa thạch khác. Dự án thủy điện Đắk Glun, tỉnh Đắk Nông là một trong những dự án thủy điện vừa và nhỏ được Bộ Công thương và Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông quy hoạch nhằm cung cấp điện cho tỉnh Đắk Nông. Dự án có công suất là 11 MW, cung cấp cho người sử dụng điện 39,36 triệu kWh điện hàng năm. Luận văn tiến hành đánh giá tính khả thi của dự án trên phương diện tài chính và kinh tế. Kết quả dự án không khả thi về mặt tài chính nhưng khả thi về mặt kinh tế. Tuy nhiên, tác giả chưa xét đến tác động của môi trường đến dự án khi thực hiện nghiên cứu. Cho nên, kết luận của luận văn là chưa thể ra quyết định đối với dự án mà phải chờ kết quả định giá tác động môi trường của dự án từ các tổ chức và chuyên gia. Các dự án thủy điện vừa và nhỏ phụ thuộc rất nhiều vào giá mua điện của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) và sản lượng điện phát. Nhưng, giá mua điện của EVN là rất thấp và cố định trong suốt nhiều năm liền, trong khi sản lượng điện phát của dự án phụ thuộc vào chế độ thủy văn cũng như thời tiết hàng năm. Trong quá trình phân tích, tác giả nhận thấy rằng các dự án thủy điện vừa và nhỏ thường chiếm một diện tích lớn đất với những nguồn lợi về rừng, tài nguyên khoáng sản trên đất. Song, chủ đầu tư không đưa vào hồ sơ dự án những nguồn lợi về rừng và tài nguyên khoáng sản này. Không những vậy, sau khi xin được giấy phép đầu tư, chủ đầu tư thường không triển khai dự án mà xuất hiện tình trạng mua bán dự án nhằm chuộc lợi bất chính. Bên cạnh đó, tác giả thấy rằng tình trạng quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ diễn ra ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, với những bất cập trong quy hoạch như thủy điện chồng lên thủy điện. Công tác thẩm định dự án thủy điện vừa và nhỏ chưa được triển khai và giám sát chặt chẽ dẫn đến những tình trạng như chặt phá rừng, thi công không đúng thiết kế. Nhà nước cần xem xét lại quy hoạch cũng như quản lý các dự án thủy điện một cách tốt hơn để tránh những thảm họa khó lường về sau.
  5. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................... ii TÓM TẮT ............................................................................................................................iii MỤC LỤC ........................................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT..........................................................vii DANH MỤC BẢNG BIỂU ...............................................................................................viii DANH MỤC HÌNH VẼ ...................................................................................................... ix CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU .................................................................................................. 1 1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................... 1 1.2 Vấn đề chính sách ........................................................................................................ 3 1.3 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 3 1.4 Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................... 3 1.5 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 3 1.6 Cơ sở dữ liệu ................................................................................................................ 4 1.7 Bố cục luận văn............................................................................................................ 4 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VÀ MÔ TẢ DỰ ÁN.............................................................. 5 2.1 Phát triển năng lượng tái tạo và thủy điện vừa và nhỏ ................................................ 5 2.2 Tình hình phát triển thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam ............................................... 6 2.2.1 Quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam....................................................... 6 2.2.2 Tình hình các dự án thủy điện vừa và nhỏ hiện nay ............................................. 7 2.3 Mô tả dự án .................................................................................................................. 8 CHƯƠNG 3 KHUNG PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ .............................................. 9 3.1 Phân tích kinh tế .......................................................................................................... 9
  6. v 3.1.1 Lợi ích kinh tế ....................................................................................................... 9 3.1.2 Chi phí kinh tế..................................................................................................... 10 3.1.3 Xác định giá kinh tế ............................................................................................ 10 3.1.4 Tiêu chí đánh giá dự án trên quan điểm kinh tế.................................................. 11 3.2 Phân tích tài chính...................................................................................................... 12 3.2.1 Ngân lưu vào ....................................................................................................... 12 3.2.2 Ngân lưu ra ......................................................................................................... 12 3.2.3 Ngân lưu ròng của dự án ..................................................................................... 13 3.2.4 Tiêu chí đánh giá tài chính .................................................................................. 13 3.3 Phân tích độ nhạy và rủi ro ........................................................................................ 14 3.4 Phân tích phân phối.................................................................................................... 14 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN .................................................. 15 4.1 Thông số liên quan đến dự án .................................................................................... 15 4.1.1 Chỉ số kinh tế vĩ mô ............................................................................................ 15 4.1.2 Chi phí của dự án ................................................................................................ 15 4.1.3 Doanh thu của dự án ........................................................................................... 17 4.1.4 Tài trợ dự án ........................................................................................................ 19 4.2 Báo cáo thu nhập........................................................................................................ 19 4.3 Báo cáo ngân lưu ....................................................................................................... 19 4.4 Phân tích tài chính...................................................................................................... 21 4.5 Phân tích độ nhạy ....................................................................................................... 22 4.5.1 Độ nhạy NPV theo giá bán điện ......................................................................... 23 4.5.2 Độ nhạy NPV theo giá bán CERs. ...................................................................... 23 4.5.3 Độ nhạy NPV theo điện năng phát ..................................................................... 24 4.5.4 Độ nhạy NPV theo chi phí đầu tư ....................................................................... 24
  7. vi 4.5.5 Độ nhạy NPV theo tỷ lệ lạm phát VND ............................................................. 25 4.5.6 Độ nhạy NPV theo tỷ lệ lạm phát USD .............................................................. 25 4.5.7 Độ nhạy NPV theo cơ cấu nợ vay....................................................................... 26 4.7 Phân tích tình huống .................................................................................................. 26 4.8 Mô phỏng Monte Carlo.............................................................................................. 27 4.9 Vấn đề tài chính của dự án ......................................................................................... 28 CHƯƠNG 5 PHÂN TÍCH KINH TẾ............................................................................... 31 5.1 Xác định tỷ giá kinh tế và các hệ số chuyển đổi CFi ................................................. 31 5.1.1 Tỷ giá kinh tế ...................................................................................................... 31 5.1.2 Hệ số chuyển đổi................................................................................................. 31 5.2 Phân tích ngoại tác ..................................................................................................... 34 5.3 Phân tích dòng tiền kinh tế ........................................................................................ 35 5.4 Phân tích độ nhạy ....................................................................................................... 37 5.5 Phân tích phân phối.................................................................................................... 38 CHƯƠNG 6 GỢI Ý CHÍNH SÁCH VÀ KẾT LUẬN .................................................... 40 6.1 Một số kết luận từ dự án thủy điện Đắk Glun............................................................ 40 6.2 Quyết định đối với dự án ........................................................................................... 41 6.3 Giải pháp cho dự án thủy điện vừa và nhỏ Đắk Glun. ............................................... 41 6.4 Gợi ý chính sách cho thủy điện vừa và nhỏ ............................................................... 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 45 PHỤ LỤC............................................................................................................................ 49
  8. vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT CER : (Certified Emission Reduction) Chứng chỉ giảm phát khí thải CF : (Conversion Factor) Hệ số chuyển đổi DSCR : (Debt Service Coverage Ratio) Hệ số an toàn nợ EGAT : (Electricity Generating Authority of Thailand) Công ty điện lực Thái Lan EIRR : (Economic Internal Rate of Return) Suất sinh lợi nội tại kinh tế Euro : (Euro) Đồng tiền chung Châu Âu EVN : (Vietnam Electricity) Tập đoàn Điện lực Việt Nam GDP : (Gross Domestic Product) Tổng sản phẩm quốc nội GSO : (General Statistics Office of Vietnam) Tổng cục Thống kê Việt Nam HAGL : (Hoang Anh Gia Lai Company) Công ty Hoàng Anh Gia Lai IEA : (International Energy Agency) Cơ quan Năng lượng quốc tế IMF : (International Monetary Fund) Tổ chức Tiền tệ thế giới IPP : (Independent Power Producer) Nhà sản xuất điện độc lập IRR : (Internal Rate of Return) Suất sinh lợi nội tại KFW : (Reconstruction Credit Institute) Ngân hàng tái thiết Đức MW : (Mega Watt) Mê ga oát NPV : (Net Present Value) Giá trị hiện tại ròng O&M : (Operation and Maintenance) Vận hành và bảo dưỡng TNDN : Thu nhập danh nghiệp UBND : Ủy Ban Nhân Dân UNFCCC : (United Nations Framework Convention on Climate Change) Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu USD : (US Dollar) Đồng đô la Mỹ VND : (Vietnam Dong) Đồng tiền Việt Nam WACC : (Weight Average Cost of Capital) Chi phí vốn bình quân trọng số WB : (World Bank) Ngân hàng Thế giới
  9. viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1 Báo cáo ngân lưu dự án ........................................................................................ 20 Bảng 4.2 Chi phí vốn của dự án. .......................................................................................... 21 Bảng 4.3 Kết quả các thông số tài chính.............................................................................. 21 Bảng 4.4 Độ nhạy NPV theo giá bán điện ........................................................................... 23 Bảng 4.5 Độ nhạy NPV theo giá bán CERs ........................................................................ 23 Bảng 4.6 Độ nhạy NPV theo điện năng phát ....................................................................... 24 Bảng 4.7 Độ nhạy NPV theo chi phí đầu tư ........................................................................ 24 Bảng 4.8 Độ nhạy NPV theo tỷ lệ lạm phát VND ............................................................... 25 Bảng 4.9 Độ nhạy NPV theo tỷ lệ lạm phát USD................................................................ 25 Bảng 4.10 Độ nhạy NPV theo cơ cấu nợ vay ...................................................................... 26 Bảng 4.11 Các kịch bản lựa chọn ........................................................................................ 26 Bảng 5.1 Bảng tổng hợp các giả định về CFi....................................................................... 34 Bảng 5.2 Ngân lưu kinh tế ................................................................................................... 36 Bảng 5.3 Độ nhạy NPV kinh tế theo giá điện kinh tế .......................................................... 37 Bảng 5.4 Độ nhạy NPV kinh tế theo sản lượng điện phát ................................................... 37 Bảng 5.5 Độ nhạy NPV kinh tế theo chi phí đầu tư ban đầu ............................................... 37 Bảng 5.6 Kết quả phân phối thu nhập .................................................................................. 39 Bảng 6.1 Các yếu tố để đánh giá một thủy điện tốt ............................................................. 44
  10. ix DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1. Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm và tốc độ tăng GDP. ................................. 5 Hình 4.1 Kết quả phân tích Monte Carlo NPV của chủ đầu tư ........................................... 27 Hình 4.2 Kết quả phân tích NPV của dự án. ........................................................................ 28 Hình 5.1 Kết quả phân tích Monte Carlo NPV kinh tế ........................................................ 38
  11. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU Nội dung chương đầu tiên nêu ra vấn đề chính sách, từ đó xây dựng câu hỏi nghiên cứu, xác định phạm vi nghiên cứu, phạm vi thu thập số liệu và trình bày bố cục của nghiên cứu. 1.1 Đặt vấn đề Thành lập vào năm 2004 từ sự chia tách tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông là một tỉnh miền núi mới với điều kiện kinh tế xã hội hết sức khó khăn. Tuy nhiên, theo xu thế phát triển cùng công cuộc đổi mới của đất nước thì nhu cầu điện năng của Đắk Nông cũng đòi hỏi ngày càng cao. Dự báo nhu cầu điện của Đắk Nông cho năm 2015 và 2020 như sau1: - Đến năm 2015: Nhu cầu phụ tải điện đạt 150,3 MW, điện nhận 613 triệu kWh, điện thương phẩm 567 triệu kWh, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm năm 2010 – 2015 là 23%/năm. - Đến năm 2020: Nhu cầu phụ tải điện đạt 329 MW, điện nhận 1.520 triệu kWh, điện thương phẩm 1.421 triệu kWh, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm năm 2015 – 2020 là 20,2%/năm. Để đáp ứng nhu cầu điện cho giai đoạn 2015 – 2020, ngoài nguồn điện lấy từ lưới điện quốc gia và các trạm thủy điện lớn trên hệ thống sông Serepok và Đồng Nai ở tỉnh Đắk Nông, hiện nay có thể khai thác nguồn thủy điện vừa và nhỏ tại các sông suối nhỏ trên địa bàn. Tuy chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong hệ thống điện nhưng sự có mặt của hệ thống thủy điện vừa và nhỏ cũng đóng góp cho sự phát triển của địa phương. Năng lượng tái tạo như phong điện hay năng lượng mặt trời cũng được Ủy Ban Nhân Dân (UBND) tỉnh đưa vào xem xét trong quy hoạch điện của tỉnh. Có thể nói trong thời điểm hiện nay, các nguồn năng lượng mà UBND tỉnh xem xét được thế giới cho là ‘năng lượng tái tạo sạch’ theo IEA (2006), bởi chúng có khả năng tái tạo, cung cấp năng lượng mà không làm cạn kiệt nguồn. Nguồn năng lượng này là sạch vì trong quá trình sản xuất không làm ô nhiễm không khí và giúp giảm sự lan tỏa khí hiệu ứng nhà kính. Chu kỳ sống ảnh hưởng môi trường của nguồn năng lượng tái tạo nhỏ hơn nhiều so với nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch. Chính vì thế, sự phát triển thủy điện cần 1 Theo quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2011 – 2015, có xét đến năm 2020.
  12. 2 phải được các cơ quan, chính phủ và các tổ chức tài chính khích lệ, để nâng cao năng lượng tái tạo trong hệ thống điện năng mà thủy điện là nòng cốt. Để thúc đẩy sự phát triển thủy điện toàn cầu, cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA, 2006) đã xuất bản phụ lục VII, với tiêu đề “Thủy điện thực tế tốt – các biện pháp tiết giảm môi trường và các lợi ích”. Mục tiêu đặc biệt của phụ lục này là cung cấp các tài liệu thủy điện có tiềm năng điển hình về thiết kế, quy hoạch; đồng thời, đánh giá ảnh hưởng môi trường, phổ biến thông tin về biện pháp bảo vệ rừng, tối ưu hóa hiệu quả tích cực của thủy điện. Trong một vài năm gần đây, ở Việt Nam, dư luận đã lên án rất nhiều hệ lụy mà thủy điện gây ra đối với rừng, môi trường và con người hết sức khẩn cấp. Với sự phát triển thủy điện một cách ồ ạt, mỗi công trình thủy điện chiếm dụng một diện tích lớn bao gồm đất và rừng. Thậm chí, một số dự án đã xâm phạm đến rừng quốc gia, khu bảo tồn, rừng phòng hộ. Về môi trường, do ảnh hưởng của thời tiết cũng như sự điều tiết lượng nước xả của các công trình thủy điện không phù hợp đã làm cho những dòng sông ở hạ lưu trơ đáy, ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống, tình hình sản xuất của người dân phía hạ nguồn. Về vấn đề nhân sinh, chủ đầu tư đã không chú trọng đến việc tái định cư, ổn định cuộc sống cho những người dân chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dự án (Nguyễn Đức, 2011b). Xảy ra những tình trạng trên, hầu hết là do đánh giá ban đầu về dự án chưa được xem xét một cách toàn diện trước khi cấp giấy phép đầu tư. Từ đó, dẫn đến quy hoạch ngành điện của tỉnh luôn luôn thay đổi. Gần đây, Đắk Nông đã thu hồi 17 giấy phép dự án thủy điện vừa và nhỏ với lý do nếu triển khai thì dự án sẽ tác động mạnh đến môi trường sinh thái của những khu rừng đặc dụng hoặc trùng với quy hoạch chiến lượt phát triển điện lực quốc gia (Nguyễn Đức, 2011a). Dự án Thủy điện Đắk Glun được cấp phép đầu tư vào năm 2008, nhưng đến nay vẫn chưa triển khai được, nguyên nhân chủ yếu là do chủ đầu tư - công ty Cổ phần Thủy điện Đắk Glun - chưa thu xếp được nguồn vốn. Thiếu vốn là một trong những khó khăn chung của hầu hết các dự án thủy điện vừa và nhỏ. Hơn thế nữa, dự án này được Bộ Công thương yêu cầu nghiên cứu để xem xét điều chỉnh quy hoạch. Cụ thể là, cả hai nhà máy Đắk Glun 2, 3 có công suất tăng nhiều so với quy hoạch và nhà máy Đắk Glun 3 có ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường – xã hội.
  13. 3 1.2 Vấn đề chính sách Để quyết định cho phép xây dựng một công trình thủy điện, ngoài lợi ích tài chính của chủ đầu tư, cơ quan nhà nước cần phải xem xét tác động ảnh hưởng của dự án đến môi trường, sinh kế của người dân. Vì vậy, luận văn được hình thành nhằm đánh giá tính khả thi về mặt tài chính và kinh tế của dự án, làm cơ sở tham khảo cho các cơ quan quản lý địa phương xem xét, đánh giá và đưa ra quyết định đối với dự án. Từ đó, luận văn cũng khuyến nghị chính sách đối với các dự án thủy điện vừa và nhỏ trên cả nước. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn này là phân tích tính khả thi về mặt tài chính của dự án theo quan điểm của chủ đầu tư và tổng đầu tư, phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội mà dự án mang lại; đồng thời, xem xét, đánh giá các biện pháp hạn chế tác động đến môi trường. Trên cơ sở đó, đưa ra các giải pháp, kiến nghị chính sách cho các cơ quan có chức năng. 1.4 Câu hỏi nghiên cứu Qua tình huống thủy điện Đắk Glun, những câu hỏi mà luận văn muốn giải quyết là: Dự án thủy điện Đắk Glun có hiệu quả về mặt tài chính và kinh tế hay không? Những trục trặc làm cho dự án này không được triển khai là gì? Nếu có, thì nhà nước cần phải đưa ra những quyết định chính sách như thế nào? Trên cơ sở đó, nhà nước phải làm gì để phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên cả nước cho phù hợp? 1.5 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu phân tích ở mức độ tiền khả thi của dự án, về phương diện tài chính và xã hội. Thông số đầu vào dựa theo số liệu tại dự án của Công ty cổ phần thủy điện Đắk Glun. Trong quá trình phân tích, tác giả sẽ xem xét lại các yếu tố đầu vào sao cho phù hợp với quy định hiện hành. Tuy nhiên, một phần quan trọng mà tác giả chưa thể đề cập đến trong luận văn này là vấn đề đánh giá tác động của môi trường khi dự án đưa vào hoạt động.
  14. 4 1.6 Cơ sở dữ liệu Luận văn sử dụng hồ sơ dự án thủy điện Đắk Glun do chủ đầu tư lập, trên cơ sở có xem xét, đối chiếu với các quy định hiện nay cũng như số liệu của các dự án tương tự khác. Một số thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng được xem là một phần dữ liệu để phục vụ cho nghiên cứu. 1.7 Bố cục luận văn Luận văn gồm có 6 chương. Chương 1 giới thiệu cơ sở hình thành luận văn, câu hỏi nghiên cứu. Chương 2 trình bày tổng quan về tình hình thủy điện vừa và nhỏ hiện nay và mô tả dự án. Chương 3 giới thiệu khung phân tích lợi ích - chi phí. Chương 4 trình bày những giả định thông số có liên quan đến dự án để thực hiện phân tích tài chính, phân tích độ nhạy và rủi ro của dự án. Chương 5 tiến hành phân tích vấn đề kinh tế. Chương 6 nêu kết luận và gợi ý chính sách.
  15. 5 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VÀ MÔ TẢ DỰ ÁN Nội dung chương 2 giới thiệu tổng quan về tình hình thực hiện dự án thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay và vấn đề quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ. Đồng thời, mô tả một số thông tin về dự án nhà máy thủy điện Đắk Glun. 2.1 Phát triển năng lượng tái tạo và thủy điện vừa và nhỏ Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta luôn phát triển với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm cao hơn các nước trong khu vực. Để phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế đó, năng lượng đóng một vai trò thiết yếu. Đồ thị hình 2.1 cho thấy tốc độ tăng điện thương phẩm luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm. Điều này cho thấy việc tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam tiêu tốn nhiều điện năng hơn so mới mức thông thường. Nguyên nhân là do các vấn đề về sử dụng điện như: Chưa tiết kiệm điện, lượng điện thất thoát nhiều,... Hình 2.1. Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm và tốc độ tăng GDP. Nguồn: Công ty Chứng khoán Phố Wall (2010) – Báo cáo ngành điện – Cơ hội lớn từ năng lượng tái tạo Nguồn năng lượng hóa thạch dùng để sản xuất điện trên thế giới hiện nay đang dần cạn kiệt. Xăng dầu còn khoảng 43 năm, than đá 148 năm, khí gas 61 năm để sử dụng2. Gần đây, nghị định thư Kyoto còn yêu cầu các quốc gia phải tăng việc cắt giảm lượng khí thải 2 Theo công ty TNHH Công nghệ năng lượng Đông Dương truy cập tại địa chỉ www.icenergy.vn/vn/home ngày 16/07/2012.
  16. 6 CO2 và các chất gây hiệu ứng nhà kính khác. Do đó, các nguồn năng lượng tái tạo đang được xem là giải pháp để duy trì nguồn năng lượng phục vụ cho cuộc sống trong tương lai. Năng lượng tái tạo bao gồm: Thủy điện vừa và nhỏ, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối, rác thải, khí sinh học và năng lượng điện nhiệt. Đây là những nguồn năng lượng thân thiện với môi trường. Những nguồn năng lượng này ở Việt Nam vô cùng phong phú. Theo báo cáo của Bộ Công thương thì việc khai thác các nguồn năng lượng này còn hết sức hạn chế. Đối với thủy điện vừa và nhỏ, nhược điểm của nó là công suất thấp, lượng điện phát trên hệ thống không nhiều và chỉ phục vụ cho địa phương là chủ yếu. Vì vậy, việc ra quyết định chấp thuận phê duyệt và triển khai đối với các dự án thủy điện vừa và nhỏ là do UBND tỉnh quyết định và chỉ đối chiếu với quy hoạch đã được xác định trước đó giữa UBND tỉnh và Bộ Công thương. Bộ Công thương hoàn toàn không giám sát hay kiểm tra những dự án thủy điện vừa và nhỏ này. 2.2 Tình hình phát triển thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam 2.2.1 Quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam Thủy điện vừa và nhỏ được định nghĩa ở từng quốc gia là khác nhau. Việt Nam quy định những dự án có quy mô công suất từ 1 MW đến 30 MW được cho là thủy điện vừa và nhỏ. Năm 2005, Bộ Công nghiệp bắt đầu quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ trên toàn quốc theo quyết định số 3454/QĐ-BCN. Trên phạm vi 24 tỉnh, có 239 dự án với tổng công suất lắp máy là 1.520,67 MW. Trong đó, các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Quảng Nam, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum được quy hoạch riêng, không thuộc quyết định này. Qua các nguồn tin thu thập được từ báo chí thì tác giả tìm thấy số liệu ở các tỉnh này như sau: (Chi tiết quy hoạch được nêu rõ trong phụ lục 2) - Kon Tum có 60 dự án thủy điện, công suất là 288,8 MW (InfoTV, 2007). - Hà Giang có 68 dự án thủy điện, công suất là 689 MW (Thiên Thanh, 2009). - Đắk Lắk có 101 dự án thủy điện, công suất là 198,06 MW (Thái Linh, 2006). - Đắk Nông có 60 dự án thủy điện, công suất hơn 200 MW (Minh Đức, 2007). - Gia Lai có 74 dự án thủy điện, công suất là 494 MW (Tấn Hữu, 2012).
  17. 7 - Quảng Nam có 30 nhà máy với tổng công suất là 117,5 MW3. - Lào Cai có 110 công trình, tổng công suất là 1039 MW4. Tổng hợp các kết quả trên tại thời điểm năm 2005 thì cả nước có tổng cộng 742 dự án thủy điện được quy hoạch. Sau nhiều lần điều chỉnh quy hoạch, đến tháng 03/2010, số dự án còn tồn tại trên 36 tỉnh là 883 thủy điện vừa và nhỏ với tổng công suất 5.880 MW, trung bình mỗi nhà máy có công suất khoảng 6,7 MW. Nhìn vào những con số trên, có thể thấy rằng trên cả nước, chỗ nào cũng có thể khai thác thủy điện vừa và nhỏ, chưa kể những dự án thủy điện có công suất lớn. Rất nhiều lần các cơ quan chức năng lên tiếng về tình trạng quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ tràn lan như vậy. Việc mỗi tỉnh có một quy hoạch riêng dẫn đến tình trạng thủy điện chồng thủy điện. Nếu không nhanh chóng kiểm soát tình hình phát triển tràn lan thì rất dễ dẫn đến thảm họa về môi trường, đặc biệt là phá rừng làm thủy điện như các phương tiện thông tin đại chúng thường đưa tin. 2.2.2 Tình hình các dự án thủy điện vừa và nhỏ hiện nay Tình trạng thủy điện vừa và nhỏ hiện nay được chia là 2 nhóm đối tượng: (1) Dự án đang triển khai hoặc đã được cấp phép nhưng chưa khởi công, (2) Dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động. Đối với các dự án đang triển khai, phần lớn đều gặp vấn đề về vốn. Thông thường, các chủ đầu tư chỉ bỏ ra dưới 30% vốn tự có, phần còn lại phải đi vay. Trong khi đó, đặc điểm chung của các dự án thủy điện vừa và nhỏ hiện nay đó là suất đầu tư cho mỗi MW quá lớn so với các loại nhà máy điện khác. Lãi suất đi vay đang ở mức cao làm cho nhiều chủ đầu tư không thể tiếp tục triển khai dự án, dẫn đến chậm tiến độ. Đối với các dự án đã đi vào hoạt động thì vấn đề gặp phải là sự rủi ro về giá bán điện. Giá bán điện hiện nay cho EVN là khá thấp và lại cố định trong 25 năm. Điều này dẫn đến tình trạng các nhà máy phải chấp nhận lỗ. Mặt khác, sản lượng điện phụ thuộc rất nhiều vào lượng mưa nên vào những năm khô hạn kéo dài thì các nhà máy này hầu như không hoạt động. Hầu hết các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ đều mong muốn được EVN tăng giá mua điện để duy trì hoạt động. 3 Theo UBND tỉnh Quảng Nam – Công văn số 2184/UB-KTN ngày 04/12/2003 4 Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 – 2015 có tính đến năm 2020
  18. 8 2.3 Mô tả dự án Dự án thủy điện Đắk Glun do Công ty Cổ phần Thủy điện Đắk Glun làm chủ đầu tư thực hiện công trình thủy điện Đắk Glun 2 và Đắk Glun 3. Công trình này được xây dựng tại xã Quảng Tâm và xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông. Dự án dựa trên nhánh sông chính là Đắk Glun và nhánh phụ là Đắk Klong - một trong những nhánh đổ về hồ Thác Mơ ở hạ lưu. Dự án thủy điện có kết cấu 2 bậc: - Bậc trên (thủy điện Đắk Glun 2) có công suất lắp máy dự kiến 3,9 MW, sẽ cung cấp sản lượng điện trung bình hằng năm khoảng 13,73 triệu kWh. - Bậc dưới (thủy điện Đắk Glun 3) có công suất lắp máy dự kiện 7,1 MW, sẽ cung cấp sản lượng điện trung bình hằng năm khoảng 25,63 triệu kWh. Toàn bộ sản lượng điện đã được Tập đoàn Điện lực Việt Nam chấp thuận mua, tuy nhiên, chưa có mức giá cụ thể. Tổng vốn đầu tư dự kiến là gần 350 tỷ đồng, trong đó vốn vay là 70%, vốn đối ứng của chủ đầu tư là 30%. Đến tháng 11/2011, chủ đầu tư vẫn còn đang trong quá trình đi tìm vốn vay để thực hiện dự án, mặc dù dự án được UBND tỉnh Đắk Nông chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng vào năm 2007 và nằm trong quy hoạch phát triển thủy điện vừa và nhỏ của Đắk Nông giai đoạn 2006 – 2010 (đợt 1). Để xây dựng công trình thủy điện này, UBND tỉnh Đắk Nông phải bàn giao cho chủ đầu tư 208 ha đất, trong đó có 188,99 ha đất rừng và 19,1 ha đất không có rừng. Có thể thấy rằng, một diện tích đất khá lớn được giao cho dự án, trong đó, chủ yếu là đất rừng sản xuất. Ban đầu, dự án được cấp phép đầu tư cho Công ty cổ phần xây dựng COSEVCO 77 với công suất lắp máy là 4,5 MW cho Đắk Glun 2 và 6,5 MW cho Đắk Glun 3. Sau đó, dự án được chuyển giao cho công ty Cổ phần Thủy điện Đắk Glun làm chủ đầu tư và thay đổi công suất lắp máy như giấy phép đầu tư hiện tại. Có thể, đây là vụ chuyển nhượng dự án sau khi đã xin được giấy phép đầu tư. Tình trạng chuyển nhượng tương tự dự án này cũng đang diễn ra một cách công khai trên các trang web rao vặt trực tuyến5. 5 Thông tin được trích dẫn từ các trang web đăng tin mua bán. Cụ thể đó là bán dự án thủy điện 10MW tại Tây Nguyên http://sanduan.vn/index.php?self=detail&id=498 truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2012.
  19. 9 CHƯƠNG 3 KHUNG PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ Nội dung chương 3 trình bày khung phân tích lợi ích và chi phí của một dự án thủy điện về mặt tài chính và kinh tế. Kiến thức được kết hợp từ các tài liệu: Glenn P.Jenkins & Arnold C.Harberger (1995), Pedro Belli và đồng tác giả (2002), bài giảng môn Thẩm định đầu tư công của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright và thực tế liên quan đến dự án. 3.1 Phân tích kinh tế Để xác định được giá trị kinh tế, cần phải xác định lợi ích và chi phí kinh tế mà dự án tạo ra. Trên cơ sở đó, tiến hành ước lượng, định giá lợi ích và chi phí kinh tế. Kết quả phân tích kinh tế là cơ sở để đưa ra quyết định thực hiện hay không thực hiện dự án. 3.1.1 Lợi ích kinh tế Lợi ích kinh tế của một dự án bao gồm lợi ích kinh tế trực tiếp và lợi ích kinh tế ngoại tác (ngoại tác tích cực). Đối với thủy điện Đắk Glun, lợi ích kinh tế trực tiếp là lợi ích thu được khi dự án cung cấp điện cho nền kinh tế. Khi đó lợi ích kinh tế được xác định: Giá trị kinh tế = Giá điện kinh tế x Sản lượng điện (3.1) Ngoài nguồn thu chính này ra, gần đây một số dự án được xây dựng theo cơ chế sạch, nên còn có nguồn thu từ việc bán chứng chỉ giảm phát khí thải nhà kính. Lợi ích kinh tế ngoại tác do lợi ích tác động thay thế nguồn điện có chi phí cao sang nguồn điện có chi phí thấp hơn. Vào mùa khô, tình trạng cắt điện luân phiên làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hay sinh hoạt hàng ngày của người dân. Do đó, máy phát điện chạy bằng dầu thường được sử dụng để duy trì các hoạt động. Chi phí này cao hơn chi phí sản xuất điện của dự án. Cho nên, khi đi vào hoạt động, dự án sẽ đem lại nguồn cung điện mới, bổ sung giải quyết định trạng thiếu điện, đặc biệt là vào mùa khô. Ngoài ra, dự án còn có thể mang lại lợi ích từ việc gia tăng lượng điện. Trường hợp này xảy ra nếu như thị trường mua bán là thị trường cạnh tranh. Tuy nhiên, giá bán điện hiện nay do nhà nước quy định nên trường hợp này chỉ đúng với lý thuyết chứ không có trong thực tế.
  20. 10 3.1.2 Chi phí kinh tế Cũng như lợi ích kinh tế, chi phí kinh tế được xem xét bao gồm: Chi phí kinh tế trực tiếp và chi phí kinh tế ngoại tác (ngoại tác tiêu cực). Chi phí kinh tế trực tiếp đầu tiên phải đề cập đến là chi phí đầu tư ban đầu của chủ đầu tư. Chi phí này có thể có được từ nhiều nguồn vốn khác nhau: Vốn tự có, vốn vay trong nước hay vốn vay nước ngoài. Theo Vũ Minh Hoàng (2011) thì chi phí đầu tư được đánh giá thông qua chi phí cơ hội vốn của đất nước, nếu chi phí vốn tài chính của chủ đầu tư có được mà nhỏ hơn chi phí cơ hội vốn của đất nước thì chi phí vốn kinh tế của dự án cũng được tính bằng chi phí vốn kinh tế của đất nước. Chi phí kinh tế tiếp theo là chi phí hoạt động hàng năm sau khi dự án hoàn thành việc xây dựng và đi vào sản xuất điện. Chi phí này bao gồm: Chi phí vận hành nhà máy, chi phí bảo trì hàng năm và chi phí thay thế thiết bị sau một khoảng thời gian dài vận hành nhà máy. Những chi phí này thông thường được xác định dựa trên những nhà máy đã đi vào hoạt động có một vài đặc tính tương đương với dự án đang triển khai. Trong phân tích kinh tế, không xem xét đến các khoản chuyển giao trong nội bộ đất nước như thuế và phí mà dự án phải nộp hàng năm vào ngân sách nhà nước. Đây là điểm khác biệt so với phần phân tích tài chính. Chi phí kinh tế ngoại tác đầu tiên được xem xét tới là chi phí môi trường. Các dự án thủy điện thường có tác động tiêu cực đến môi trường rất lớn. Cụ thể như, việc làm ngập một vùng đất rộng lớn sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái đang tồn tại. Hầu như các công trình thủy điện đều ảnh hưởng đến rừng vì tính đặc thù của các dự án này là thường ở vùng cao. Bên cạnh đó, trong quá trình ngăn dòng để sản xuất điện, dự án có thể làm thay đổi chế độ thủy văn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Trong khuôn khổ luận văn này, khả năng của tác giả chưa đủ để xác định những chi phí liên quan đến môi trường. 3.1.3 Xác định giá kinh tế Do những biến dạng của thị trường như thuế, trợ cấp, kiểm soát giá, độc quyền và do thị trường là cạnh tranh nhưng vẫn tồn tại những đầu ra - đầu vào của dự án tạo tác động lớn đến thị trường từ đó làm ảnh hưởng đến thặng dư của người sản xuất và người tiêu dùng, cho nên giá kinh tế có thể khác với giá tài chính. Vì vậy, chúng ta không thể sử dụng giá tài chính để phân tích lợi ích và chi phí kinh tế. Đối với thị trường mua bán điện của Việt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2