intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thị trường vàng Việt Nam giai đoạn 2009 - 2011

Chia sẻ: Ganuongmuoimatong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:42

19
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận văn là tìm hiểu cấu trúc thị trường vàng (TTV) Việt Nam và những chính sách của Nhà nước tác động lên TTV trong thời gian qua, đồng thời phân tích thất bại thị trường và thất bại của nhà nước trong điều tiết TTV Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thị trường vàng Việt Nam giai đoạn 2009 - 2011

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM -------------------------------------------------------- LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009 - 2011 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. TRẦN THỊ QUẾ GIANG HỌC VIÊN: TRẦN THỊ THÙY DUNG LỚP: MPP2 TP. Hồ Chí Minh - Năm 2012
  2. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn này, trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể giảng viên và nhân viên Trường Fulbright, những người đã tạo điều kiện cho tôi về mọi mặt để có thể tiếp cận với một môi trường học tập năng động và thú vị. Đặc biệt, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến Tiến sỹ Trần Thị Quế Giang và Tiến sỹ Vũ Thành Tự Anh đã nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình hoàn tất luận văn. Lời cuối, tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… đã luôn động viên tôi trong suốt thời gian qua. Trân trọng biết ơn!
  3. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Bài luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, khảo sát tình hình thực tiễn… dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Trần Thị Quế Giang. Những quan điểm được thể hiện trong luận văn hoàn toàn mang tính cá nhân, không phải là quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh cũng như của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 06 năm 2012 Người cam đoan Trần Thị Thùy Dung
  4. iii TÓM TẮT Đối với người dân Việt Nam, vàng không đơn thuần là một vật trang sức mà còn là một phương tiện thanh toán, cất trữ và đầu tư hữu hiệu. Với 95% lượng vàng tiêu thụ trong nước từ nguồn nhập khẩu, thị trường vàng Việt Nam có sự liên thông mật thiết đối với sự biến động giá cả trên thị trường vàng thế giới. Tuy nhiên trong thời gian qua, sự biến thiên của giá vàng trong nước đôi khi ngược chiều với xu hướng biến động của giá vàng thế giới và luôn tồn tại một khoảng chênh lệch khá lớn vượt xa mức kỳ vọng của Ngân hàng Nhà nước. Sự tồn tại chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và thế giới đã gây ra những xáo trộn trên thị trường vàng và những tác động không mong đợi đến đời sống kinh tế - xã hội. Luận văn này đi tìm hiểu nguyên nhân của sự chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới, đồng thời xem xét vai trò của các chính sách Nhà nước trong việc thu hẹp khoảng cách chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới thời gian qua. Luận văn sử dụng lý thuyết cung – cầu và cân bằng thị trường cùng những lý thuyết về độc quyền để tìm hiểu và phân tích cấu trúc thị trường vàng Việt Nam. Từ đó đánh giá cấu trúc thị trường vàng có phải là nguyên nhân gây ra sự chênh lệch giá đã đề cập ở trên hay không. Bên cạnh đó, dựa vào số liệu về giá vàng thu thập được trong giai đoạn 2009 – 2011 để xem xét tác động của chính sách Nhà nước lên thị trường vàng có giúp thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới. Mặc dù chưa thể đánh giá được đầy đủ tác động của các chính sách cũng như do khó khăn về mặt số liệu nên việc phân tích bên cung thị trường chưa được sâu sát nhưng luận văn cũng đã phác họa một cách tổng thể thị trường vàng Việt Nam và những chính sách tác động của Nhà nước để làm tiền đề cho những nghiên cứu sâu hơn.
  5. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................................. ii TÓM TẮT ........................................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. v DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ ...................................................................................... vi CHƯƠNG 1: ..................................................................................................................................... 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................................................................... 1 1.1. Bối cảnh nghiên cứu ........................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và phương pháp luận ........................................................................ 2 1.3. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu của đề tài......................................................................... 2 CHƯƠNG 2: ..................................................................................................................................... 4 SƠ LƯỢC VỀ THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM VÀ .................................................................. 4 KHUNG PHÂN TÍCH ...................................................................................................................... 4 2.1. Sơ lược về thị trường vàng Việt Nam ................................................................................ 4 2.2. Lược khảo các nghiên cứu trước: ....................................................................................... 7 2.3. Khung phân tích ................................................................................................................. 8 2.3.1. Lý thuyết cung – cầu và cân bằng thị trường ............................................................. 8 2.3.2. Lý thuyết về độc quyền và độc quyền nhóm ................................................................ 9 CHƯƠNG 3: ................................................................................................................................... 11 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................................................................. 11 3.1. Cấu trúc thị trường vàng Việt Nam .................................................................................. 11 3.1.1. Nhà cung cấp trên thị trường vàng Việt Nam ........................................................... 11 3.1.2. Sự khác biệt của các sản phẩm vàng miếng. ............................................................ 13 3.1.3. Người mua và các yếu tố tác động đến cầu vàng miếng trên thị trường vàng Việt Nam 13 3.2. Tác động của chính sách lên thị trường vàng Việt Nam .................................................. 17 3.2.1. Nhóm chính sách tác động trực tiếp lên cung cầu vàng vật chất ............................. 17 3.2.2. Nhóm chính sách tác động lên sàn vàng................................................................... 23 3.3. Nguyên nhân tồn tại chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới thời gian qua ...... 24 CHƯƠNG 4: ................................................................................................................................... 27 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................. 27 4.1. Kết luận ............................................................................................................................ 27 4.2. Khuyến nghị ..................................................................................................................... 27 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... vi PHỤ LỤC....................................................................................................................................... viii
  6. v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTW Ngân hàng trung ương NHTM Ngân hàng Thương mại TCTD Tổ chức tín dụng TTV Thị trường vàng GSO General Statistics Office Tổng Cục Thống kê SBV State Bank of Vietnam Ngân hàng Nhà nước Việt Nam WGC World Gold Council Hiệp hội vàng thế giới
  7. vi DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1 Giá vàng thế giới từ năm 2002 đến nay 4 Biểu đồ 2.2 Nhu cầu vàng của thế giới giai đoạn 2001 – 2011 5 Đồ thị 2.1 Cung – cầu và cân bằng thị trường… 9 Biểu đồ 3.1 Thị phần vàng miếng SJC và phi SJC năm 2011 12 Biểu đồ 3.2 Cầu vàng của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2011 14 Biểu đồ 3.3 Chỉ số Vnindex và khối lượng giao dịch từ 2008 đến nay 14 Biểu đồ 3.4 Tốc độ thay đổi của CPI, chỉ số giá vàng và USD giai đoạn 2008 – 2011 15 Bảng 3.1 Lãi suất thực của việc huy động VND, USD, vàng giai đoạn 2009 – 2011 16 Biểu đồ 3.5 Dư nợ cho vay bằng vàng và ngoại tệ trên địa bàn Tp. HCM giai đoạn 2009 – 2011 16 Biểu đồ 3.6 Giá vàng SJC và giá vàng thế giới (triệu đồng/lượng) tháng 10 và 11 năm 2009 18 Biểu đồ 3.7 Giá vàng SJC và giá vàng thế giới (triệu đồng/lượng) tháng 10 và 11 năm 2010 19 Bảng 3.2 Tỷ trọng giá trị vàng nhập khẩu trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 19 Bảng 3.3 Tình hình xuất – nhập khẩu vàng của một số đơn vị năm 2009 20 Biểu đồ 3.8 Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới tháng 10 và 11 năm 2010 22
  8. 1 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1. Bối cảnh nghiên cứu Trong nhiều thế kỷ, vàng được dùng để cất trữ giá trị và là cơ sở của hệ thống tiền tệ, chính vì lẽ đó mà các ngân hàng trung ương dự trữ một lượng lớn vàng để đảm bảo cho việc phát hành tiền của mình. Khi Hiệp ước Bretton Woods kết thúc (1971), nhu cầu dự trữ vàng không còn quan trọng như trước nữa nhưng không vì lẽ đó mà vàng mất đi giá trị của nó. Đặc biệt thời gian gần đây, vàng còn thể hiện vai trò là một kênh đầu tư và là “vịnh tránh bão” trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, bất ổn chính trị… Đối với người Phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, tích trữ vàng đã là thói quen cố hữu từ lâu. Với khối lượng từ 460 - 1.0001 tấn vàng dự trữ trong dân, Việt Nam được Hội đồng Vàng thế giới đánh giá là 1 trong 5 quốc gia có lượng tích trữ vàng lớn nhất thế giới; dung lượng thị trường vàng Việt Nam ở trong khoảng từ 21 - 45 tỷ USD, bằng khoảng 20 - 45% GDP năm 20102. Thêm vào đó, trong tình hình kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có nhiều biến động (lạm phát gia tăng, nền kinh tế trì trệ, khủng hoảng nợ công, những bất cập trong cơ cấu kinh tế, mất niềm tin, các đồng tiền trên thế giới điều chỉnh và giảm giá…), dự trữ vàng được xem như là một trong những phương thức cất trữ giá trị tối ưu để đối phó với những tình huống xấu có thể xảy ra, làm cho nhu cầu về việc mua sắm và cất trữ vàng trong dân ngày càng gia tăng. Với 95%3 lượng vàng tiêu thụ từ nguồn nhập khẩu, Việt Nam đóng vai trò là một quốc gia chấp nhận giá đối với loại hàng hóa đặc biệt này. Tuy nhiên, từ đầu năm 2009 đến nay, giá vàng trong nước không ngừng biến động mạnh bất chấp xu hướng biến động của giá vàng thế giới (Phụ lục 4 và 5) làm cho khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới ngày càng bị nới rộng (có khi lên đến trên 4 triệu đồng/ lượng). Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy không mong đợi: Tình trạng buôn lậu vàng không ngừng gia tăng; người dân bị thiệt hại khi chạy theo giá vàng; hiện tượng đầu cơ và tích trữ vàng… ảnh hưởng đến sự ổn định của nền kinh tế. Cho đến thời điểm hiện tại, mặc dù Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đưa ra rất nhiều biện pháp nhằm ổn định thị trường vàng và giảm những tác động bất lợi nhưng dường như cơn sốt vàng vẫn chưa có được pháp đồ điều trị phù hợp. 1 Theo kết quả khảo sát của WGC thực hiện năm 2011, VN hiện có 1.072 tấn vàng trong dân; số liệu của GFMS lại cho rằng lượng vàng trong dân của Việt Nam khoảng 460 tấn; theo ước tính của NHNN, con số này khoảng 500 tấn. 2 Hội thảo “Tác động của thị trường vàng đến thị trường tài chính”, Nha Trang, tháng 06/2011. 3 Reuteurs
  9. 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và phương pháp luận Như đã đề cập ở trên, mặc dù Chính phủ và NHNN đã triển khai nhiều biện pháp khác nhau nhưng luôn tồn tại chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và thế giới. Trong luận văn này, mục tiêu của tác giả là tìm hiểu cấu trúc thị trường vàng (TTV) Việt Nam và những chính sách của Nhà nước tác động lên TTV trong thời gian qua, đồng thời phân tích thất bại thị trường và thất bại của nhà nước trong điều tiết TTV Việt Nam. Hai câu hỏi nghiên cứu của luận văn bao gồm: (i) Nguyên nhân nào dẫn đến sự chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới? (ii) Những chính sách của Nhà nước tác động đến thị trường vàng trong thời gian qua có thực sự phát huy tác dụng trong việc bình ổn thị trường vàng mà cụ thể là thu hẹp khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới cũng như đảm bảo mục tiêu bình ổn kinh tế vĩ mô hay không? Trên cơ sở trả lời hai câu hỏi này, luận văn đưa ra những khuyến nghị chính sách để góp phần bình ổn TTV Việt Nam thời gian tới. 1.3. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu sự biến động của thị trường vàng Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2011 cùng những chính sách tác động đến thị trường vàng trong giai đoạn này.Vì những giới hạn về mặt thời gian thực hiện và kiến thức của người viết nên đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu thị trường vàng miếng, lấy giá vàng SJC làm cơ sở tham chiếu. Số liệu về giá vàng SJC được tổng hợp từ trang web của Công ty TNHH một thành viên vàng bạc đá quý Sài Gòn. Bố cục luận văn gồm 4 Chương: Chương 1: Giới thiệu sơ lược về vai trò của vàng và những bất cập về giá vàng trên thị trường vàng Việt Nam. Xác định mục tiêu của đề tài và đưa ra phạm vi nghiên cứu cũng như các giới hạn của đề tài. Chương 2: Giới thiệu sơ lược về thị trường vàng Việt Nam giai đoạn 2009 – 2011 cùng những quy định hiện hành của Nhà nước chi phối hoạt động của thị trường vàng. Đồng thời tóm tắt quan điểm của một số tác giả về thị trường vàng và tác động cũng như vai trò của Nhà nước trong thời gian qua. Chương 3: Xem xét cấu trúc TTV và tác động của các chính sách Nhà nước lên giá vàng cũng như mục tiêu bình ổn kinh tế vĩ mô.
  10. 3 Chương 4: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số khuyến nghị để vừa có thể góp phần thu hẹp khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới vừa góp phần bình ổn kinh tế vĩ mô.
  11. 4 CHƯƠNG 2: SƠ LƯỢC VỀ THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM VÀ KHUNG PHÂN TÍCH 2.1. Sơ lược về thị trường vàng Việt Nam Hai yếu tố cơ bản của TTV bao gồm cung và cầu về vàng. Nguồn cung vàng chủ yếu đến từ sản lượng khai thác mỏ, mang tính chất ổn định qua các năm. Nguồn cung thứ hai là vàng tái chế và cuối cùng từ các NHTW. Tuy nhiên trong những năm gần đây, các NHTW tham gia thị trường vàng với tư cách là “người mua ròng”. Cầu vàng xuất phát từ nhu cầu vàng trang sức (đặc biệt đối với các quốc gia: Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam,…), kế đó là nhu cầu đầu tư và cuối cùng là nhu cầu vàng phục vụ cho các ngành công nghiệp. Cũng cần lưu ý rằng, phần lớn vàng trang sức bán ở Châu Á và Trung Đông được xem như một khoản đầu tư hay một khoản tiết kiệm. Biểu đồ 2.1: Giá vàng thế giới từ 2002 đến nay USD/oz Năm Nguồn: http://www.goldprice.org/ Năm 2011 đánh dấu 11 năm giá vàng liên tục tăng và thiết lập những đỉnh giá mới. Sự gia tăng của giá vàng thế giới trong thời gian qua được giải thích do bối cảnh tình hình kinh tế thế giới lạm
  12. 5 phát cao, những căng thẳng về mặt chính trị, khủng hoảng tài chính, tình hình nợ công… đẩy nhu cầu vàng của thế giới tăng trong khi cung hầu như không đổi hoặc tăng rất chậm. Thời gian gần đây, trong khi nhu vầu vàng trang sức ngày càng giảm, nhu cầu vàng để đầu tư ngày càng tăng (Xem biểu đồ 2.2). Điều này phù hợp với những nghiên cứu trước đây khẳng định vàng là vịnh tránh bão an toàn. Hay nói cách khác trong điều kiện lạm phát gia tăng và tình hình kinh tế, chính trị biến động, nhu cầu cất trữ và đầu tư vàng sẽ càng cao. Biểu đồ 2.2: Nhu cầu vàng của thế giới giai đoạn 2001 – 2011 Nguồn: Gold Survey 2011, GFMS Ở Việt Nam, vàng không đơn thuần là một loại trang sức, một phương tiện cất trữ hay một kênh đầu tư mà còn được sử dụng như một phương tiện thanh toán phổ biến bên cạnh Việt Nam đồng (VND) và Đô la Mỹ (USD). Sở hữu vàng là một trong những quyền lợi hợp pháp của mọi công dân. Không có bất kỳ một điều khoản nào ngăn cấm người dân và các tổ chức mua, bán loại hàng hóa đặc biệt này. Khi có nhu cầu mua vàng, người mua có thể được đáp ứng bởi các công ty chuyên doanh vàng, bạc, đá quý; các tổ chức tín dụng có hoạt động kinh doanh vàng và vô số các cửa hàng, cửa hiệu, tiệm kinh doanh vàng trên khắp cả nước, từ thành thị cho đến nông thôn, từ các trung tâm thương mại lớn cho đến các cửa hiệu nhỏ nằm rải rác trong các chợ và trung tâm hành chính của địa phương.
  13. 6 Cho đến trước khi có Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ, giá cả và chất lượng vàng, đặc biệt đối với vàng trang sức, được thả nổi (không có quy chuẩn về giá cả và chất lượng). Bên cạnh vàng vật chất, hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản (kinh doanh trên sàn vàng) tại Việt Nam cũng khá sôi động. Tháng 5 năm 2007 đánh dấu sự ra đời của sàn vàng đầu tiên tại VN. Ngay sau đó, hàng loạt các sàn vàng được thành lập. Hoạt động kinh doanh khá mới mẻ này đã tác động không nhỏ đến TTV Việt Nam, đẩy lượng vàng giao dịch trung bình ngày cao gấp gần 10 lần so với trước đó. Tuy nhiên do chưa có một hành lang pháp lý cụ thể và chặt chẽ nên hoạt động này dần mang tính chất đỏ đen, tác động bất lợi đến nền kinh tế và xã hội. Trước tình hình đó, Chính phủ yêu cầu chấm dứt hoạt động của các sàn vàng và giao dịch vàng trên tài khoản kể từ ngày 30 tháng 03 năm 2010 nhưng cho đến nay, hoạt động của các sàn vàng chui vẫn diễn ra một cách phổ biến. Tính đến trước ngày 25 tháng 5 năm 2012, hoạt động kinh doanh vàng ở Việt Nam được chia làm hai loại: (i) hoạt động kinh doanh vàng trang sức, vàng mỹ nghệ, vàng miếng, vàng nguyên liệu chịu sự chi phối bởi những quy định của Nghị định số 174/1999/NĐ-CP (09/12/1999) về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và Nghị định số 64/2003/NĐ-CP (11/06/2003) sửa đổi, bổ sung Nghị định 174; và (ii) hoạt động kinh doanh vàng tiêu chuẩn quốc tế được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối. Theo những nghị định này có thể thấy, hoạt động kinh doanh vàng ở Việt Nam không phải là một hoạt động kinh doanh có điều kiện ngoại trừ việc nhập khẩu vàng phải được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước và thực hiện theo đúng hạn ngạch được cấp. Tuy nhiên cơ chế này đã gây rất nhiều tổn thất cho nền kinh tế4, đặc biệt trong giai đoạn 2009 – 2011, khi giá vàng trong nước và thế giới có sự biến động mạnh, qua việc nhập khẩu vàng giá cao, xuất khẩu vàng giá thấp… Thêm vào đó, những quy định về việc chấm dứt hoạt động kinh doanh vàng qua tài khoản, cấm và sau đó cho phép nhưng hạn chế trong việc kinh doanh vàng miếng… cũng tạo nên những áp lực không nhỏ đến thị trường vàng nước ta. Gần đây, Nghị định mới về quản lý và kinh doanh vàng đã được ban hành (Nghị định 24/2012/ NĐ-CP, ban hành ngày 03 tháng 04 năm 2012, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 05 năm 2012) . Mục đích của nghị định này nhằm đưa ra những quy định cụ thể để quản lý hiệu quả thị 4 Thy Thơ, “Bất ổn quản lý thị trường vàng”, http://nld.com.vn/20110810101731738p0c1014/bat-on-quan-ly-thi- truong-vang.htm
  14. 7 trường vàng; đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư; và huy động nguồn vốn khổng lồ đang “nằm chết” trong dân nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, chưa có bất cứ kết quả khả quan, rõ rệt nào được đem lại từ việc triển khai thực hiện Nghị định này. 2.2. Lược khảo các nghiên cứu trước: Theo PGS. TS. Lê Hoàng Nga và Hoàng Phương Linh (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước), việc gia tăng giá vàng trong thời gian qua tác động không mong đợi như: (i) làm xấu đi khả năng huy động vốn của khu vực tài chính; (ii) làm giảm tư cách hàng hóa của vàng; (iii) kênh tín dụng bằng vàng bị tắc nghẽn đối với các ngân hàng huy động vàng sẽ gây ra lãng phí và tổn thất vô ích; (iv) tâm lý đầu cơ, tích trữ vàng tăng lên; (v) ảnh hưởng đến giá cả trong nước. Cũng theo hai tác giả này, nguyên nhân giá vàng trong nước tăng trong thời gian vừa qua do: (i) tác động từ sự tăng giá vàng thế giới; (ii) nguồn cung trong nước hạn chế; (iii) lạm phát; (iv) lợi nhuận cao từ kinh doanh vàng do chênh lệch giá vàng trong và ngoài nước (do chênh lệch về tỷ giá USD và VND trên thị trường tự do và thị trường chính thức); (v) niềm tin vào VND bị suy giảm trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó, các tác giả cũng nhấn mạnh đến tác động của hiện tượng “vàng hóa” đã xuất hiện tại Việt Nam và đề xuất một số khuyến nghị về chính sách trong việc quản lý thị trường hàng hóa đặc biệt này: (i) cần coi trọng tính chất tiền tệ của vàng; (ii) có chiến lược hình thành thị trường vàng theo đúng nghĩa của nó. Theo đó nên soạn thảo nghị định quản lý vàng theo hướng nhà nước tập trung thống nhất quản lý; nghiên cứu thành lập trung tâm giao dịch vàng quốc gia; chưa nên áp dụng các công cụ phái sinh trên thị trường vàng trong điều kiện hiện nay và nên cho xuất nhập khẩu vàng như một loại hàng hóa thông thường… Trong một bài viết đăng trên mục nghiên cứu trao đổi, trang web của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, TS. Nguyễn Thị Thanh Hương nhấn mạnh tác động của sự biến động giá vàng lên thị trường ngoại hối và khẳng định yếu tố tâm lý là một trong những tác nhân quan trọng làm cho giá vàng Việt Nam tăng mạnh trong thời gian qua. Khuyến nghị TS. Nguyễn Thị Thanh Hương đưa ra: (i) tôn trọng tập quán, quyền lợi của người dân khi sử dụng vàng làm phương tiện cất trữ giá trị, nhưng tuyệt đối không khuyến khích người dân đầu cơ vàng, đặc biệt là tình trạng đầu cơ vàng từ nguồn vốn huy động ngoài xã hội; (ii) cần có tiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng để phân biệt vàng với tư cách hàng hóa (vàng trang sức) và vàng có tính chất tiền tệ đồng thời có quy chế quản lý riêng
  15. 8 biệt; (iii) tôn trọng quy luật thị trường có sự quản lý, định hướng của nhà nước; (iv) có cơ chế linh hoạt để thị trường vàng trong nước và thế giới liên thông; (v) có cơ chế phù hợp để nguồn vốn tiết kiệm trong nước không bị điều chuyển vào hoạt động kinh doanh vàng; (vi) loại bỏ vàng khỏi chức năng thước đo giá trị, phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, không để thị trường vàng tác động lớn, ảnh hưởng tiêu cực đến ổn định kinh tế vĩ mô. Theo TS. Phạm Huy Hùng – Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank), TTV trong nước đang đứng trước những vấn đề như: (i) mức tăng giá vàng trong nước lớn hơn đáng kể mức tăng giá vàng trên thế giới; (ii) thời điểm giá vàng trong nước lập kỷ lục sớm hơn so với thế giới gần 1 tháng; (iii) xu hướng tăng giá vàng trong nước mạnh hơn so với xu hướng tăng giá vàng thế giới nói chung và các nước hấp thụ vàng lớn trên thế giới nói riêng; (iv) sự phát triển của TTV trong nước đôi khi trái chiều với sự phát triển của TTV thế giới. Với những vấn đề mà TTV Việt Nam phải đối mặt sẽ gây khó khăn cho việc quản lý tiền tệ của các cơ quan chức năng; khó khơi thông nguồn lực từ trữ lượng vàng trong dân phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và chưa đựng những động cơ, những hành vi không đúng đắn… Trên cơ sở những phân tích và nhận định của mình, TS. Phạm Huy Hùng đưa ra một số khuyến nghị trong việc cải cách thị trường vàng: (i) quản lý vàng với tính chất là công cụ tiền tệ; (ii) hoàn thiện khung pháp lý đảm bảo TTV phát triển lành mạnh _ NHNN đóng vai trò quản lý cuối cùng trên TTV; (iii) nới lỏng có kiểm soát hoạt động xuất – nhập khẩu vàng nhằm liên thông TTV trong nước và thế giới. 2.3. Khung phân tích Luận văn áp dụng lý thuyết cung – cầu và cân bằng thị trường cùng các lý thuyết về độc quyền để phân tích cấu trúc thị trường nhằm tìm ra nguyên nhân tồn tại chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới thời gian qua. 2.3.1. Lý thuyết cung – cầu và cân bằng thị trường Cung của một hàng hóa, dịch vụ là số lượng của hàng hóa, dịch vụ đó mà những người bán sẳn lòng bán tương ứng với các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian xác định. Cầu của một hàng hóa, dịch vụ là số lượng của hàng hóa, dịch vụ đó mà những người tiêu dùng sẳn lòng mua tương ứng với các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian xác định.
  16. 9 Trạng thái cân bằng thị trường là trạng thái cung và cầu gặp nhau. Tại điểm cân bằng, lượng cung bằng với lượng cầu tại một mức giá xác định gọi là giá cân bằng (lượng cung bằng lượng cầu, giá cung bằng giá cầu). Trạng thái cân bằng thị trường khi có sự can thiệp của Nhà nước thông qua chính sách thuế nhập khẩu và hạn ngạch: Đồ thị 2.1: Cung – cầu, cân bằng thị trường và tác động của chính sách thuế và hạn ngạch nhập khẩu P Sd P Sd CS P1 A B D Pw S Pw C S quota PS QNK D D Qd Q0 Q Qd Q1 Q0 Q Khi không có sự can thiệp của nhà nước, nhà nhập khẩu sẽ nhập hàng hóa, dịch vụ khi giá trong nước cao hơn giá thế giới. Lúc này, thặng dư của nhà sản xuất (PS) và thặng dư người tiêu dùng (CS) được thể hiện ở đồ thị trên. Khi nhà nước can thiệp bằng hạn ngạch và thuế quan sẽ đẩy giá trong nước cao hơn giá thế giới, lượng nhập khẩu giảm, lượng sản xuất trong nước tăng. Lúc này thặng dư của người tiêu dùng giảm ( CS = - (A+B+C+D)); Thặng dư của người sản xuất tăng ( PS = A); Lợi ích của nhà nhập khẩu và nhà nước là D. Vậy tổn thất ròng cho toàn xã hội DWL = -(B+C). 2.3.2. Lý thuyết về độc quyền và độc quyền nhóm Trong các hình thái cấu trúc của thị trường (thị trường cạnh tranh hoàn hảo; thị trường độc quyền; thị trường cạnh tranh độc quyền và thị trường độc quyền nhóm), thị trường cạnh tranh hoàn hảo được xem là cấu trúc thị trường tốt nhất, ít gây ra tổn thất cho xã hội nhất. Tuy nhiên trong thực tế, không phải lúc nào cũng có thể thiết lập được một thị trường cạnh tranh hoàn hảo vì nhiều lý do khác nhau. Và đôi khi, trong một số thời kỳ nhất định, buộc phải chấp nhận những hình thái cấu trúc thị trường mang lại những tổn thất cho xã hội và đặc biệt là người tiêu dùng.
  17. 10 2.3.2.1. Độc quyền hoàn toàn Một thị trường được xem là độc quyền hoàn toàn khi thị trường đó có những đặc điểm sau: (i) Chỉ có một người bán duy nhất và rất nhiều người mua; (ii) Sản phẩm của nhà độc quyền không có sản phẩm thay thế; (iii)Trong thị trường độc quyền, lối xâm nhập vào ngành hoàn toàn bị phong tỏa (Có thể do nguồn lực để sản xuất sản phẩm thuộc quyền sở hữu của một doanh nghiệp duy nhất; độc quyền do chính phủ tạo ra; hoặc do độc quyền tự nhiên); Với một thị trường độc quyền hoàn toàn, lượng hàng hóa được sản xuất ít hơn và người tiêu dùng phải mua với giá cao hơn so với thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Điều này gây tổn thất cho nên kinh tế và cho xã hội. 2.3.2.2. Độc quyền nhóm Một thị trường được xem là độc quyền hoàn toàn khi thị trường đó có những đặc điểm sau: (iv) Có một số ít người bán trên thị trường; (v) Sản phẩm có thể thay thế lẫn nhau; (vi) Các doanh nghiệp mới khó có thể thâm nhập ngành. Một thị trường độc quyền nhóm mặc dù tạo ra lượng hàng hóa nhiều hơn với giá thấp hơn so với thị trường độc quyền hoàn toàn, nhưng cũng sẽ làm cho sản lượng hàng hóa được sản xuất ít hơn, người tiêu dùng phải mua với giá cao hơn so với thị trường cạnh tranh hoàn hảo và tất yếu dẫn đến tổn thất cho nền kinh tế và cho xã hội.
  18. 11 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Cấu trúc thị trường vàng Việt Nam Việc phân tích cấu trúc TTV Việt Nam nhằm xem xét, đánh giá những thất bại thị trường có thể có làm căn cứ cho việc xây dựng chính sách tác động sau này. Có nhiều yếu tố tác động đến cấu trúc của TTV. Trong phạm vi bài viết, vì giới hạn về số liệu nên tác giả chỉ đề cập đến các yếu tố: (i) Số lượng đơn vị hoạt động trong lĩnh vực chế tác và kinh doanh vàng; (ii) thị phần của các thương hiệu vàng miếng phổ biến hiện đang lưu hành trên thị trường Việt Nam; (iii) sự khác biệt của các sản phẩm vàng miếng trên thị trường và (iv) người mua cùng quyền lực của người mua trên thị trường.5 3.1.1. Nhà cung cấp trên thị trường vàng Việt Nam Như đã đề cập ở chương trước, cho đến trước khi Nghị định số 24/2012/NĐ-CP có hiệu lực, không có bất cứ một rào cản nào về mặt chính sách được thiết lập để ngăn chặn sự tham gia của các tổ chức và cá nhân vào TTV. Như vậy, tổ chức/ cá nhân nào có vốn và quan tâm đến lĩnh vực chế tác và kinh doanh kim hoàn đều có thể gia nhập và trở thành nhà cung cấp trên TTV Việt Nam. Tuy nhiên, số lượng nhà cung cấp vàng trang sức và vàng miếng trên thị trường có sự chênh lệch một cách rõ rệt. Đối với vàng trang sức, mỹ nghệ, hầu hết các đơn vị chế tác và kinh doanh vàng đều cung ứng sản phẩm này, từ các thương hiệu của các công ty có uy tín đến các cửa hiệu kim hoàn nhỏ đều là các nhà cung ứng vàng trang sức. Đối với vàng miếng, chỉ có các công ty chuyên doanh vàng, bạc, đá quý lớn sản xuất các thương hiệu vàng miếng của công ty mình (Thương hiệu vàng miếng SJC của Công ty TNHH Một thành viên vàng bạc đá quý Sài Gòn; vàng miếng AAA của Tổng công ty vàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam; vàng miếng ACB của Ngân hàng Á Châu; vàng miếng Phượng Hoàng của Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ; vàng miếng Thần Tài của Công ty vàng bạc đá quý Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – SBJ và Rồng vàng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu) và thông qua các chi nhánh, các cửa hàng của công ty cũng như thông qua phần lớn các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình kinh doanh vàng, bạc, đá quý để đến tay người tiêu dùng. 5 Bên cạnh 4 yếu tố trên thì còn có hai yếu tố quan trọng khác bao gồm chi phí (kể cả chi phí tiềm năng) trong việc khai thác lợi thế kinh tế theo quy mô và mức độ hội nhập theo chiều dọc của kênh phân phối.
  19. 12 Hiện chưa có một số liệu thống kê chính thức về số lượng các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng, bạc, đá quý. Tuy nhiên, theo ước tính sơ bộ của NHNN, tính đến đầu năm 2012, ngoài các công ty kinh doanh vàng bạc đá quý lớn, cả nước có khoảng trên dưới 10.000 cửa hàng kinh doanh vàng. Với 6 thương hiệu vàng miếng trên TTV Việt Nam, qua sự phân phối của hàng ngàn cửa hàng kinh doanh vàng trên khắp cả nước, tạo ra được nhiều sự lựa chọn trong việc nắm giữ các thương hiệu vàng miếng khác nhau cho người mua. Số liệu thống kê cho thấy, trong 6 thương hiệu vàng miếng đang lưu hành, thị phần của Công ty TNHH Một thành viên vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC là lớn nhất. Biểu đồ 3.1: Thị phần vàng miếng SJC và phi SJC năm 2011 Nguồn: Tổng hợp của tác giả Với 90% thị phần vàng miếng thuộc về SJC, thêm vào đó, kế hoạch lựa chọn SJC làm thương hiệu vàng miếng quốc gia vô hình trung tạo nên quyền lực thị trường cho thương hiệu vàng miếng của Công ty TNHH Một thành viên vàng bạc đá quý Sài Gòn. Quyền lực thị trường này ắt hẳn tác động không nhỏ đến sự tồn tại độ vênh giữa giá vàng trong nước và thế giới thời gian qua. Khi chưa có thông tin SJC sẽ được chọn làm thương hiệu vàng miếng quốc gia, giá cả của các thương hiệu vàng miếng trên thị trường hầu như không có khác biệt. Việc SJC nắm giữ phần lớn thị phần vàng miếng làm cho giá niêm yết SJC trở thành cơ sở tham chiếu cho các thương hiệu vàng miếng phi SJC.
  20. 13 3.1.2. Sự khác biệt của các sản phẩm vàng miếng. Qua tìm hiểu, giữa các thương hiệu vàng miếng khác nhau, sự khác biệt ở đây chỉ tồn tại ở phương diện thương hiệu, còn về chất lượng và mẫu mã thì hầu như không có sự khác biệt: chất lượng vàng 99,99%; loại vàng miếng chủ yếu 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ, 1 lượng cho tất cả các thương hiệu vàng miếng, từ SJC cho đến Rồng Vàng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu (Phụ lục 2). Thêm vào đó, thông tin về giá cả (giá mua và giá bán), chất lượng, thương hiệu, mẫu mã… vàng miếng đều được công khai. Do đó, rõ ràng tình trạng thông tin bất cân xứng trên thị trường vàng miếng gần như không tồn tại. Với mục đích của người mua vàng miếng là cất trữ và đầu tư thì sự đồng nhất về mẫu mã và chất lượng của vàng miếng giúp cho loại hàng hóa này mang tính thay thế được. Điều này đồng nghĩa với việc, loại trừ yếu tố thương hiệu, vàng miếng của các công ty vàng bạc đá quý khác nhau có thể thay thế hoàn toàn cho nhau. Như vậy việc người mua lựa chọn thương hiệu vàng miếng nào là do sự yêu thích của họ và sự thuận tiện trong quá trình giao dịch. 3.1.3. Người mua và các yếu tố tác động đến cầu vàng miếng trên thị trường vàng Việt Nam Đối với người Việt Nam, tích trữ vàng là một thói quen đã có từ lâu. Vàng không đơn thuần là một vật phẩm trang sức mà còn là một trong những kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm cất trữ , bảo tồn giá trị và sinh lợi. Ngoài ra, vàng còn được sử dụng như một phương tiện thanh toán được chấp nhận một cách rộng rãi bên cạnh Việt Nam đồng (VND) và Đô la Mỹ (USD). Đối tượng có nhu cầu nắm giữ vàng cũng rất phong phú và đa dạng (đủ mọi lứa tuổi, giới tính, ngành nghề, thu nhập…). Từ 2007 trở về trước, nhìn chung TTV Việt Nam ít biến động, lúc này mức độ đầu tư hoặc/ và đầu cơ vào vàng rất thấp. Tuy nhiên từ năm 2008 đến nay, dưới tác động của khủng hoảng tài chính, kinh tế, cùng những bất ổn vĩ mô… đẩy giá vàng lên cao, cùng với đó, nhu cầu đầu tư/ đầu cơ vàng nhằm mục đích sinh lợi cũng không ngừng gia tăng. Số liệu thống kê của LBMA, GFMS và WGC cho thấy, tương tự các quốc gia khác, nhu cầu vàng miếng cho mục đích đầu tư hoặc đầu cơ và cất trữ của Việt Nam không ngừng gia tăng, đặc biệt từ sau khủng hoảng tài chính cho đến nay (Xem biểu đồ 3.2). Trong điều kiện giá vàng biến động theo xu hướng đi lên cùng lượng cầu tăng qua các năm, đồng nghĩa với việc thời gian qua, người Việt Nam đã chuyển một lượng lớn vốn từ các kênh đầu tư khác sang vàng. Hoạt động này sẽ tác động lớn đến cầu ngoại tệ để nhập khẩu vàng nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước (95% lượng vàng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2