intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thực trạng khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Chia sẻ: Chuheodethuong 09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

32
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là tìm hiểu được thực trạng khả năng tiếp cận vốn của các SMEs và đánh giá được các yếu tố liên quan đến khả năng tiếp cận vốn của các DNNVV trên địa bàn Bến Tre. Nguyên nhân từ doanh nghiệp, từ các NHTM hay từ các cơ chế chính sách của nhà nước? Từ đó có những đề xuất kiến nghị góp phần nâng cao khả năng tiếp cận vốn đối với loại hình doanh nghiệp này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thực trạng khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre

  1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ***** MAI THỊ HẠNH ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ***** KHOA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC MAI THỊ HẠNH ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE Chuyên ngành : Quản lý công Mã số : 60340403 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. SỬ ĐÌNH THÀNH TP. Hồ Chí Minh - Tháng 04 năm 2018
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng Luận văn “ Thực trạng khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre” là công trình nghiên cứu do chính bản thân tôi thực hiện với sự hướng dẫn của Thầy - GS.TS. Sử Đình Thành. Các số liệu thu thập và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn hợp pháp, trung thực. Các tài liệu tham khảo có nguồn trích rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của đề tài nghiên cứu./. Người thực hiện luận văn Mai Thị Hạnh
  4. ii TÓM TẮT LUẬN VĂN Mặc dù có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển, giải quyết công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo... Nhưng rõ ràng SMEs vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô hoạt động. Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến khó khăn đó chính còn nhiều trở ngại trong quá trình tiếp cận tài chính, đặc biệt là tiếp cận với nguồn vốn vay Ngân hàng. Xuất phát từ bối cảnh trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Thực trạng khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) trên địa bàn tỉnh Bến Tre” và lựa chọn phạm vi nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu là các SMEs hiện nay tiếp cận vốn như thế nào? và khám phá các yếu tố liên quan đến khả năng tiếp cận vốn của các SMEs tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Từ đó có các đề xuất kiến nghị góp phần cải thiện được phần nào trở ngại trong tình hình thực tế tại địa phương. Sử dụng khung phân tích và kế thừa nghiên cứu của của TS. Trương Quang Thông và các anh chị khóa trước, trong đó có luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Hữu Mạnh, tác giả đã chỉnh sửa bảng câu hỏi phỏng vấn SMEs cho phù hợp với luận văn kết hợp nghiên cứu trao đổi với một số lãnh đạo các cơ quan có liên quan trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Luận văn tiến hành nghiên cứu các quan điểm về SMEs, về khả năng tiếp cận vốn và khám phá các yếu tố liên quan đến khả năng tiếp cận vốn của các chuyên gia trước đó. Hầu hết các chuyên gia nghiên cứu trước đó đều nhận định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn của SMEs là do thiếu tài sản thế chấp, năng lực tài chính yếu và báo cáo tài chính thiếu minh bạch, lãi suất cho vay của NHTM cao, hồ sơ vay vốn phức tạp. Sau khi khảo sát các SMEs và phỏng vấn sâu trên địa bàn tỉnh Bến Tre thì kết quả khảo sát cho thấy, một vài khó khăn mà SMEs phải đối mặt đúng như những gì các chuyên gia nghiên cứu đã như nhận định trước đó. Đồng thời qua kết quả khảo sát SMEs cho thấy, rất nhiều yếu tố có liên quan tác động đến quá trình tiếp cận vốn của SMEs, nhưng yếu tố về tài sản thế chấp là yếu tố quan trọng nhất và quyết định đến việc SMEs vay vốn của NHTM.
  5. iii Hiện nay lãnh đạo tỉnh Bến Tre cũng rất quan tâm đến các SMEs, thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo nhằm kết nối giữa các doanh nghiệp với Ngân hàng. Tuy nhiên đó chỉ là hình thức và là cơ hội cho các doanh nghiệp nắm bắt, tìm hiểu thông tin để tiếp cận với các Ngân hàng chứ chưa phải là giải pháp giúp cho các doanh nghiệp thỏa mãn được nhu cầu vốn của mình, bởi kết quả tiếp cận được nguồn vốn vay từ Ngân hàng hay không còn tùy vào yếu tố nội tại của từng doanh nghiệp có đáp ứng được các điều kiện mà NHTM yêu cầu hay không? Tác giả tiến hành phân tích nguồn số liệu thu thập được và đưa ra kết luận việc tiếp cận vốn của SMEs tại các NHTM trên địa bàn Tỉnh gặp khó khăn nguyên nhân là do các yếu tố khách quan, chủ quan từ SMEs và từ NHTM. Từ đó tác giả đưa ra các đề xuất kiến nghị đối với cấp Nhà nước, các NHTM và SMEs nhằm góp phần tháo gở những vấn đề còn trở ngại trong việc tiếp cận vốn của SMEs tại NHTM của Tỉnh trong thời gian tới.
  6. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................. ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ vi DANH MỤC BẢN ................................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. viii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .............. .............................................................................. 1 1.1 Bối cảnh chọn đề tài .................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 4 1.3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 5 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 5 1.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 5 1.6. Kết cấu luận văn......................................................................................... 5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ ........................................................... 6 2.1. Tổng quan về cơ sở lý thuyết Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME s ) ............... 6 2.1.1. Khái niệm ............................................................................................... 6 2.1.2. Đặc trưng của SMEs ............................................................................... 8 2.1.3. Điểm mạnh, điểm yếu của SMEs ........................................................... 10 2.1.4. Vai trò của SMEs đối với nền kinh tế ..................................................... 12 2.1.5. Vai trò của NHTM đối với SMEs trong quá trình cung cấp vốn ............ 13 2.2. Khảo sát thực trạng khả năng tiếp cận vốn của SMEs .............................. 14 2.2.1.Khái niệm khả năng tiếp cận vốn ........................................................... 14 2.2.2. Thực trạng khả năng tiếp cận vốn ......................................................... 14 2.2.3. Các yếu tố liên quan đến khả năng tiếp cận vốn của SMEs ................... 15 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN CỦA CÁC SME S TẠI CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE ....................................................... 20 3.1. Sơ lược về Bến Tre .................................................................................. 20 3.1.1. Vị trí địa lý của Bến Tre ........................................................................ 20 3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Bến Tre .............................................. 20 3.1.3. Tiềm năng phát triển của tỉnh Bến Tre................................................... 21 3.2. Tình hình phát triển Doanh nghiệp trên địa bàn ........................................ 22
  7. v 3.3. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của các DN trên địa bàn Bến Tre ........ 23 3.3.1. Năng lực về tổ chức quản trị doanh nghiệp ............................................ 24 3.3.2. Năng lực về vốn .................................................................................... 24 3.3.3. Năng lực về thương hiệu ....................................................................... 24 3.3.4. Năng lực về thị trường .......................................................................... 25 3.3.5. Năng lực về khoa học và công nghệ ...................................................... 26 3.3.6. Năng lực về lao động ............................................................................ 26 3.3.7. Năng lực về liên kết, hợp tác phát triển ................................................. 26 3.3.8. Năng lực về hội nhập quốc tế ................................................................ 27 3.4. Thực trạng về hoạt động Ngân hàng trên địa bàn Bến Tre ........................ 27 3.5. Thực trạng về SMEs trên địa bàn Bến Tre ................................................ 29 3.5.1. Tổng quan về SMEs được khảo sát ........................................................ 30 3.5.2. Loại hình doanh nghiệp được khảo sát .................................................. 30 3.5.3. Quy mô vốn của DN được khảo sát theo lĩnh vực hoạt động ................. 31 3.5.4. Tình hình hoạt động của SMEs trong những năm gần đây. Đặc biệt là từ năm 2013 đến 2016 ................................................................................................... 32 3.6. Nhu cầu vốn và các yếu tố liên quan đến khả năng tiếp cận vốn của SMEs34 3.6.1. Vấn đề nguồn vốn của doanh nghiệp ..................................................... 34 3.6.2. Vấn đề quan hệ tín dụng Ngân hàng ...................................................... 36 3.6.3. Vấn đề đảm bảo nợ vay và mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của các NHTM đối với DNNVV .......................................... 39 3.6.4. Tình hình sử dụng sản phẩm dịch vụ Ngân hàng của SMEs ................... 42 3.6.5. Việc ưu tiên lựa chọn Ngân hàng để tiếp cận vốn của SMEs ................. 43 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN ......................................................................................... 44 4.1. Thuận lợi.................................................................................................. 44 4.2. Khó khăn ................................................................................................. 47 4. 3. Kiến nghị, đề xuất ................................................................................... 49 4.3.1. Đối với chính phủ, Nhà nước, các cơ quan ban ngành có liên quan ....... 49 4.3.2. Đối với ngành Ngân hàng ...................................................................... 50 4.3.3. Đối với Doanh nghiệp ........................................................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long DN: Doanh nghiệp DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNTN: Doanh nghiệp tư nhân KHCN: Khoa học công nghệ NH: Ngân hàng NHNN: Ngân hàng nhà nước NHTM: Ngân hàng thương mại SMEs (Small anh Medium enterprises): Doanh nghiệp nhỏ và vừa TCTD: Tổ chức tín dụng TNHH: Trách nhiệm hữu hạn VCCI: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
  9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Số lượng DN phân loại theo quy mô lao động giai đoạn 2000 – 2015 .......... 1 Bảng 2.1: Tiêu thức xác định SMEs ở một số nước và vùng lãnh thổ ........................... 7 Bảng 2.2: Các định nghĩa của Ngân hàng thế giới về SMEs ......................................... 7 Bảng 2.3: Phân loại SMEs theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP ......................................... 8 Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu hoạt động của NHTM trên địa bàn Bến Tre ..................... 28 Bảng 3.2. Số lượng DN trên địa bàn Bến Tre giai đoạn 2000 – 2015 ......................... 30 Bảng 3.3. Nguồn vốn DN theo lĩnh vực hoạt động ..................................................... 32 Bảng 3.4. Doanh thu thuần của DN tại thời điểm 31/12 hàng năm ............................. 33 Bảng 3.5: Đánh giá mức độ huy động nguồn vốn của SMEs ...................................... 36 Bảng 3.6: Mức độ quan trọng của các yếu tố có liên quan đến quyết định cho vay của NH............................................................................................................................. 40 Bảng 3.7: Mức độ ưu tiên lựa chọn Ngân hàng để tiếp cận vốn của SMEs ................. 43
  10. viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Tốc độ tăng trưởng DNNVV ........................................................................ 1 Hình 1.2. Tỷ trọng DNNVV so với DN lớn giai đoạn 2000 – 2015.............................. 2 Hình 2.1: Tổng hợp các yếu tố liên quan đến khả năng tiếp cận vốn của SMEs .......... 19 Hình 3.1 Giá trị sản xuất và tổng sản phẩm theo giá thực tế giai đoạn 2010–2016 ... 21 Hình 3.2. Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn Bến Tre giai đoạn 2000 – 2015 .......... 23 Hình 3.3. Tỷ trọng dư nợ Doanh nghiệp trên địa bàn Bến Tre .................................. 28 Hình 3.4. Thị phần dư nợ của các Ngân hàng trên địa bàn Bến Tre .......................... 29 Hình 3.5. Số lượng DNNVV trên địa bàn Bến Tre giai đoạn 2000 – 2015 ................. 30 Hình 3.6. Các loại hình doanh nghiệp được khảo sát.................................................. 31 Hình 3.7. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp ....................................................... 33 Hình 3.8. Doanh thu thuần của doanh nghiệp qua các năm ........................................ 34 Hình 3.9. Nguyên nhân từ chối cho vay của NHTM .................................................. 38 Hình 3.10. Các hình thức đảm bảo nợ vay ................................................................. 39
  11. 1 CHƯƠNG I GIỚI THIỆU 1.1. Bối cảnh chọn đề tài. Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) hay còn gọi là SMEs (Small anh Medium enterprises) là loại hình doanh nghiệp (DN) chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng số DN, và nó có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của đất nước. Theo tổng cục thống kê Việt Nam, tại thời điểm 31/12/2015 cả nước có 442.485 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong đó, SMES là 433.453 DN, chiếm 98%, DN có quy mô lớn là 9.032 DN chỉ chiếm 2%. Bên cạnh đó SMEs cũng sử dụng rất nhiều lao động, đặc biệt là lao động tại địa phương và khu vực nông thôn (chiếm gần 60%); đồng thời mức đóng góp vào GDP khá lớn (khoảng 45%) và tốc độ tăng trưởng ngày càng cao. Bảng 1.1. Số lượng DN phân loại theo quy mô lao động giai đoạn 2000 – 2015. Phân loại DN Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015 DN LỚN 3.126 4.934 7.077 9.032 DNNVV 35.943 101.682 272.283 433.453 Trong đó: DN SIÊU NHỎ 21.403 59.743 187.580 321.867 DN NHỎ 12.830 38.702 79.085 103.718 DN VỪA 1.710 3.237 5.618 7.868 TỔNG CỘNG 39.069 106.616 279.360 442.485 Nguồn: DN Việt Nam 15 năm đầu thế kỷ (2000-2014) NXB thống kê 2017. Điều này cho thấy tốc độ tăng số lượng DNNVV giai đoạn 2000-2015 cũng khá nhanh hơn so với DN có quy mô lớn. Hình 1.1. Tốc độ tăng trưởng DNNVV. 100% 97% 98% 98% 96% 95% 94% 92% 92% 90% 88% Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015 Nguồn: DN Việt Nam 15 năm đầu thế kỷ (2000-2014) NXB thống kê 2017.
  12. 2 Hình 1.2. Tỷ trọng DNVVN so với DN lớn giai đoạn 2000 – 2015. 120% 97% 98% 100% 95% 92% 80% 60% DN LỚN DNVVN. 40% 20% 8% 5% 3% 2% 0% Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015 Nguồn: DN Việt Nam 15 năm đầu thế kỷ (2000-2014) NXB thống kê 2017. Không chỉ riêng ở Việt Nam, mà nhiều quốc gia trên thế giới kể cả các quốc gia phát triển, số lượng các SMEs chiếm đa số trong tổng cơ cấu các doanh nghiệp, thông thường tỷ lệ này từ 90% - 98%, cụ thể tại các nước khối EU khoảng 90%, tại Mỹ: 98%, tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương: 96%, tại Nhật Bản: 98%. Số lao động mà các SMEs sử dụng cũng khá lớn, cụ thể tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương SMEs sử dụng trên 60% lao động, tại Nhật Bản khoảng 75%. Và theo Ayyagari, Beck, và Demirgüç-Kunt (2007), trung bình SMEs tạo ra khoảng 60% việc làm trong lĩnh vực sản xuất của các nước đang phát triển và phát triển. Bên cạnh đó, mức đóng góp của các SMES vào sự tăng trưởng kinh tế khá cao, trong khu vực EU các DN này tạo ra khoảng 65% tổng doanh số, ở Mỹ là trên 50% tổng GDP. Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) tuy có quy mô nhỏ nhưng trong thời gian qua cũng đã khẳng định vị trí của mình trong việc tăng trưởng và phát triển nền kinh tế, nhóm này có đặc thù năng động, linh hoạt, thích ứng nhanh với những thay đổi của thị trường, đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng nền kinh tế, góp phần giải quyết công ăn
  13. 3 việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo cho xã hội. Tuy nhiên, khối DNNVV còn tồn tại nhiều khó khăn trở ngại như: Một là, khó khăn về tài chính; Hai là, khó khăn về trình độ khoa học công nghệ và năng lực đổi mới trong doanh nghiệp; Ba là, hiệu quả sản xuất, kinh doanh thấp, hàng tồn kho lớn; Bốn là, bất cập về trình độ quản lý và chất lượng nguồn lao động; Năm là, năng lực tiếp cận với các chính sách pháp luật và thông lệ quốc tế trong kinh doanh còn hạn chế. Trong đó khó khăn về tài chính là vấn đề quan trọng nhất. Theo Beck, Demirgüç-Kunt (2006), tiếp cận tài chính là một vấn đề quan trọng trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, nó tạo thuận lợi cho quá trình xuất nhập khẩu và tăng trưởng của doanh nghiệp, vì vậy nó rất cần thiết cho quá trình phát triển của doanh nghiệp. Tại Việt Nam Chính phủ cũng đã chỉ đạo các ngành các cấp phối hợp đưa ra các chương trình, chính sách ưu đãi hỗ trợ phát triển SMEs, và SMEs đã có những bước phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, thực tế mới có một số lượng nhỏ các doanh nghiệp được hưởng chính sách hỗ trợ từ các chương trình, chính sách này. Phần lớn các doanh nghiệp còn lại vẫn còn nhiều khó khăn về vốn. Nguyên nhân là do nguồn vốn tự có và tự huy động của bản thân các Doanh nghiệp chưa đủ để hoạt động, trong khi đó việc tiếp cận vốn từ các NHTM lại còn nhiều trở ngại. Theo báo cáo Thường niên Doanh nghiệp Việt Nam 2015 của VCCI cho thấy, SMEs chiếm 97% số lượng doanh nghiệp nhưng tổng nguồn vốn kinh doanh chiếm chưa tới 40%. Các doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn, đặc biệt là nguồn vốn vay từ các NHTM, và cũng trong 97% SMEs chỉ có 30% các SMEs tiếp cận được vốn từ ngân hàng, 70% còn lại phải sử dụng vốn tự có hoặc vay mượn từ nguồn khác. Tại sao việc tiếp cận vốn từ các NHTM của các SMEs còn nhiều khó khăn? Qua tìm hiểu của tác giả từ các nguồn thông tin trên báo chí thì có khoảng: 55% khó khăn do thủ tục vay (hồ sơ vay vốn phức tạp, không đơn giản cho các SMEs); 50% khó khăn về tài sản thế chấp (tài sản thế chấp có giá trị thấp, ngân hàng hạn chế nhận các tài sản thế chấp như hàng hóa trong kho, các khoản phải thu…); 80% khó khăn về lãi suất chưa phù hợp. Theo khảo sát của VCCI (2015) về nguyên nhân doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng thì có 39,7% doanh nghiệp được hỏi cho rằng do lãi suất cao, 19,8% cho rằng do không có tài sản thế chấp và thủ tục phức tạp, 6,3% bị
  14. 4 ngân hàng từ chối vì doanh nghiệp có nợ xấu và 6,3% là do kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp không khả thi… Ngay trong năm 2016, các Ngân hàng cũng dành nhiều gói tín dụng ưu đãi nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, nhưng thực tế phần lớn các DNNVV vẫn chưa tiếp cận được. Theo thống kê từ một cuộc điều tra của VCCI trong năm 2016, có đến gần 60% số doanh nghiệp siêu nhỏ không tiếp cận vốn từ ngân hàng và cũng có khoảng 35-40% các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có khoản vay vốn tại ngân hàng. Hầu như các DNNVV còn khó khăn trong tiếp cận vốn ngân hàng là vấn đề chung của cả quốc gia trong và ngoài nước. Bến Tre cũng tương tự, theo báo cáo của Sở Kế Hoạch Đầu Tư Bến Tre đến 31/8/2016, Bến Tre có tổng số DN đang ở trạng thái hoạt động (Theo hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp) là 3.027 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp lớn chiếm tỷ trọng thấp (chỉ đạt 3,5%), còn lại là các DNNVV thậm chí siêu nhỏ chiếm đa số (96,5%). Tiềm lực về tài chính (đặc biệt là các DNNVV, doanh nghiệp siêu nhỏ) còn hạn chế, vốn đầu tư ban đầu và vốn lưu động ít nên còn gặp nhiều khó khăn trong đầu tư đổi mới các trang thiết bị, công nghệ và mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh. Ngoài vốn tự có, trong nguồn vốn của các doanh nghiệp còn có một phần là vốn vay. Tuy nhiên khả năng tiếp cận vốn vay còn hạn chế, qua khảo sát có đến gần 30% các DN được hỏi cho rằng không tiếp cận được vốn của ngân hàng; có đến 62% DN được khảo sát cho rằng khó tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của ngân hàng. Trở ngại lớn nhất là lãi suất cao (80% trả lời đồng ý), thiếu tài sản thế chấp hoặc giá trị tài sản thế chấp thấp (40%), vướng mắc các thủ tục vay (chiếm 55%), khả năng chứng minh mục đích sử dụng vốn (chiếm 40,1%), thiếu phương án kinh doanh (chiếm 26,2%). Xuất phát từ tình hình thực tế như trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “ Thực trạng tiếp cận vốn của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bến Tre” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu được thực trạng khả năng tiếp cận vốn của các SMEs và đánh giá được các yếu tố liên quan đến khả năng tiếp cận vốn của các DNNVV trên địa bàn Bến Tre. Nguyên nhân từ doanh nghiệp, từ các NHTM hay từ các cơ chế chính sách của nhà nước? Từ đó có những đề xuất kiến nghị góp phần nâng cao khả năng tiếp cận vốn đối với loại hình doanh nghiệp này.
  15. 5 1.3. Câu hỏi nghiên cứu: Tác giả sử dụng các câu hỏi là “Các SMEs trên địa bàn Bến Tre hiện nay tiếp cận vốn như thế nào ? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu: các SMEs trên địa bàn Bến Tre. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn và khám phá các yếu tố liên quan đến khả năng tiếp cận vốn của SMEs trên địa bàn Bến Tre giai đoạn năm 2014 – 2016 1.5. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu kế thừa theo các nghiên cứu của TS. Trương Quang Thông và các luận văn thạc sỹ của các anh chị khóa trước, trong đó có luận văn của thạc sỹ Nguyễn Hữu Mạnh. Nguồn thông tin, dữ liệu: Được sử dụng từ bảng phỏng vấn các SMEs, từ các các cơ quan chức năng như Sở Kế hoạch và Đầu tư Bến Tre, Cục Thống kê Bến Tre, Ngân hàng Nhà nước và các NHTM trên địa bàn Bến Tre, các nguồn thông tin khác có liên quan như tạp chí, báo chí... Kỹ thuật thu thập thông tin: Khảo sát bằng cách gửi trực tiếp bảng câu hỏi phỏng vấn đến 150 SMEs trên địa bàn Bến Tre, sau đó dùng phần mềm Excel nhập dữ liệu và tính toán các số liệu thu thập được và đưa vào phân tích cho đề tài. Ngoài ra tác giả còn trao đổi với các cán bộ Ngân hàng từ cấp phó trưởng phòng trở lên của một số NHTM trên địa bàn Bến Tre và cán bộ, lãnh đạo một số cơ quan ban ngành có liên quan như Sở Kế hoạch, NHNN, UBND tỉnh Bến Tre...để nắm các vấn đề có liên quan đến đến đề tài cần nghiên cứu. 1.6. Kết cấu luận văn Luận văn gồm có 4 chương: Chương 1 Giới thiệu; Chương 2 trình bày tổng quan cơ sở lý thuyết về SMEs , khả năng tiếp cận vốn của các SMEs ; Chương 3 tác giả trình bày phần đánh giá khả năng tiếp cận vốn của SMEs tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bến Tre thông qua kết quả thu thập từ bảng phỏng vấn 150 SMEs; Cuối cùng Chương 4 là kết luận và kiến nghị.
  16. 6 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 2.1. Tổng quan về cơ sở lý thuyết Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs ). 2.1.1.Khái niệm. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được viết tắt là SMEs (Small anh Medium enterprises) là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hoặc doanh thu. Căn cứ vào quy mô, có thể chia DNNVV ra thành ba loại: Doanh nghiệp siêu nhỏ; Doanh nghiệp nhỏ; Doanh nghiệp vừa. Hiện nay ở các nước khác nhau, khái niệm SMEs được hiểu kh1c nhau, việc phân loại SMEs phụ thuộc vào loại tiêu thức sử dụng và giới hạn bởi từng tiêu thức. Trên thế giới, việc xác định quy mô SME s chỉ mang tính tương đối, bởi nó chịu tác động của trình độ phát triển kinh tế, tính chất của ngành nghề, điều kiện phát triển của mỗi quốc gia hay mục đích phân loại doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Mặt khác trong ngành nghề khác nhau thì chỉ tiêu độ lớn của các tiêu thức cũng khác nhau. Song nhìn chung SMEs được xác định dựa trên hai tiêu chí định tính và định lượng: Tiêu chí định tính: dựa trên các tiêu thức cơ bản như trình độ chuyên môn hóa, các nghiệp vụ tài chính, bộ máy quản lý, hình thức tổ chức doanh nghiệp. Các tiêu thức này có thể phản ánh đúng bản chât nhưng lại khó x1ac định trên thực tế nên thường được sử dụng để tham khảo khi phân loại SME s Tiêu chí định lượng: được xây dựng trên các chỉ tiêu như số lao động, tổng giá trị tài sản hay vốn cố định hoặc giá trị tài sản thực có của doanh nghiệp, tổng doanh thu hay lợi nhuận của SMEs, các tiêu chí định lượng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định quy mô doanh nghiệp. Và ở các thời điểm khác nhau thì các tiêu chí này cũng khác nhau giữa các ngành nghề mặc dù vẫn có yếu tố chung nhất định. Điều này ta có thể thấy rõ thông qua số liệu ở bảng 2.1.
  17. 7 Bảng 2.1: Tiêu thức xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước và vùng lãnh thổ. Tiêu thức xác định Nước và vùng lãnh thổ Số lao động Tổng vốn hoặc giá trị tài sản Inđônêxia
  18. 8 DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể bảng 2.3 sau: Bảng 2.3: Phân loại DNNVV theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP. Quy mô Doanh Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa nghiệp Khu vực siêu nhỏ Số lao Tổng Số lao Tổng Số lao động nguồn động nguồn động vốn vốn I. Nông, lâm 10 người 20 tỷ từ trên 10 từ trên 20 từ trên nghiệp và trở xuống đồng trở người đến đến 100 200 đến thủy sản xuống 200 người tỷ đồng 300 người II. Công 10 người trở 20 tỷ đồng từ trên 10 từ trên 20 từ trên 200 nghiệp và xây xuống trở xuống người đến đến 100 tỷ đến 300 dựng 200 người đồng người III. Thương 10 người trở 10 tỷ đồng từ trên 10 từ trên 10 từ trên 50 mại và dịch vụ xuống trở xuống người đến 50 đến 50 tỷ đến 100 người đồng người Nguồn: Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ. Tùy theo tính chất, mục tiêu của từng chính sách, chương trình trợ giúp mà cơ quan chủ trì có thể cụ thể hóa các tiêu chí nêu trên cho phù hợp. 2.1.2.Đặc trưng của SMEs. Thứ nhất, SMEs chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng số doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Theo số liệu được Ủy ban châu Âu (EC) công bố 8/2014, hơn 20 triệu SMEs ở châu Âu chiếm 99% tổng số doanh nghiệp. Theo báo cáo mới nhất vào tháng 1/2014 của Tradeup về tình hình tài chính của các SMEs tại Mỹ, SMEs cũng chiếm tới 99% tổng số doanh nghiệp, sử dụng trên 50% tổng số lao động xã hội, tạo
  19. 9 công ăn việc làm cho 65% lượng lao động ở khu vực tư nhân. Tại Việt Nam, theo Viện Phát triển doanh nghiệp thuộc VCCI (2011), Việt Nam có 543.963 doanh nghiệp, trong đó SMEs chiếm 97%, đóng góp hơn 40% GDP cả nước và sử dụng 51% tổng số lao động xã hội. Thứ hai, SMEs có quy mô vốn nhỏ, gặp khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng. Điều này là một trở ngại không nhỏ trong việc triển khai, áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh nói chung và xúc tiến thương mại trực tuyến nói riêng của doanh nghiệp. Thứ ba, SMEs chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty, tập đoàn lớn và từ chính các doanh nghiệp với nhau. Trong quá trình hội nhập, các tập đoàn lớn thường có xu hướng mở rộng mạng lưới kinh doanh bằng cách thành lập các chi nhánh, công ty con ở các quốc gia có nhiều lợi thế, vì vậy các SMEs phải tìm ra những phương thức, công cụ mới trong hoạt động kinh doanh để cạnh tranh với các công ty, tập đoàn lớn . Thứ tư, với nguồn vốn nhỏ hẹp, các doanh nghiệp này thường tập trung vào các ngành hàng thương mại dịch vụ, sản xuất hàng tiêu dùng hơn là đầu tư vào các ngành công nghiệp nặng, sản xuất khai thác có nhu cầu vốn lớn. Ở Việt Nam, theo Cục xúc tiến thương mại (2012) trong cơ cấu ngành nghề, khoảng 43% SMEs hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, 24% trong lĩnh vực thương mại và phân phối, số còn lại hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và liên quan đến nông nghiệp. Ngoài các đặc trưng chung nêu trên, các SMEs tại Việt Nam còn có những đặc trưng như sau: - SMEs thuộc nhiều thành phần kinh tế với nhiều hình thức tổ chức sản xuất, hoạt động trong những ngành nghề, lĩnh vực khác nhau - Trình độ của chủ doanh nghiệp và người lao động thường là không cao, và còn hạn chế, phần lớn là chưa được đào tạo bài bản mà chủ yếu là phát triển kinh doanh từ các hộ kinh doanh cá thể. - Khả năng tổ chức, quản trị điều hành doanh nghiệp còn hạn chế, chưa có tính chuyên nghiệp, cách thức quản lý theo hình thức hộ gia đình. - Trình độ công nghệ, khả năng tài chính đầu tư cho nghiên cứu triển khai thấp, khả năng tiếp cận thị trường còn hạn chế nhất là thị trường nước ngoài.
  20. 10 - Doanh nghiệp thường sử dụng đất đai của mình để làm mặt bằng sản xuất, mặt bằng sản xuất là tài sản của chủ doanh nghiệp nên đôi khi không đưa vào chi phí sản xuất, chi phí khấu hao của doanh nghiệp. 2.1.3. Điểm mạnh, điểm yếu của SMEs. Điểm mạnh: Thứ nhất, các SMEs có cơ cấu quản lý gọn nhẹ, năng động, linh hoạt, tốc độ xử lý nhanh: Là doanh nghiệp vừa và nhỏ, với cơ cấu nhân sự linh hoạt, quy trình đơn giản, thoải mái sáng tạo, dễ dàng thay đổi chiến thuật, kế hoạch một cách hoàn hảo nhất để đưa ra những quyết định kịp thời, cũng như tránh né những rủi ro trên thị trường một cách nhanh nhất, hạn chế gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, điều hành trực tiếp góp phần tiết kiệm chi phí quản lý cho doanh nghiệp. Thứ hai, các SMEs thường xây dựng mô hình văn hóa gia đình: Xây dựng văn hóa gia đình không những giúp doanh nghiệp tạo ra động lực làm việc tích cực từ tinh thần thoải mái hơn của nhân viên mà còn giúp tăng hiệu quả làm việc nhóm, tăng năng suất lao động, giảm thiểu mâu thuẫn nội bộ, giảm thiểu rủi ro nhảy việc của nhân sự xuất sắc – đây là vấn đề luôn gây đau đầu với nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay, từ đó xây dựng giá trị văn hóa doanh nghiệp bền vững, đặt nền móng cho sự phát triển sau này. Điều ấy không có nghĩa là những công ty, tập đoàn lớn không thể xây dựng được văn hóa gia đình cho mình, nhưng để làm được như những doanh nghiệp vừa và nhỏ (với cơ cấu nhân sự nhỏ gọn và linh hoạt) thì những doanh nghiệp lớn này sẽ phải nỗ lực và mất thời gian hơn nhiều. Thứ ba, các SMEs thường kết nối với khách hàng tốt hơn, bởi vì những Doanh nghiệp lớn thì bộ máy cồng kềnh, nhiều khâu, nhiều bộ phận, phòng ban nên quá trình xử lý công việc đôi lúc chưa kịp thời, ví dụ như chậm phản hồi với khách hàng, kéo dài sự kết nối của khách hàng với Doanh nghiệp. Cũng như Dave Kerpen trình bày trong quyển Likeable Social Media (quyển sách được giải thưởng sách quốc gia Hoa Kỳ năm 2011): “Khách hàng không quan tâm đến việc bạn làm ở bộ phận hay phòng ban nào, họ chỉ muốn được lắng nghe và được phản hồi nhanh nhất có thể”. Và theo một cuộc khảo sát năm 2014 tại Mỹ của Score - một tổ chức chuyên tư vấn doanh nghiệp vừa và nhỏ, thì có tới 94% khách hàng thích mua bán với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong khi tỷ lệ này với doanh nghiệp lớn chỉ là 64%.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2