intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thực trạng lãi suất thị trường tiền tệ ở Việt Nam giai đoạn 2007-2010

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

34
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài có cấu trúc gồm 3 chương trình bày cơ sở lý luận về thị trường tiền tệ, lãi suất thị trường tiền tệ; phân tích thực trạng và những biến động lãi suất trên thị trường tiền tệ nước ta giai đoạn 2007 -2010; một số giải pháp và kiến nghị nhằm bình ổn lãi suất trên thị trường tiền tệ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thực trạng lãi suất thị trường tiền tệ ở Việt Nam giai đoạn 2007-2010

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯƠNG THỊ MỸ CHI THỰC TRẠNG LÃI SUẤT THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007-2010 Chuyên ngành : KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯƠNG THỊ MỸ CHI THỰC TRẠNG LÃI SUẤT THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007-2010 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Thực trạng lãi suất thị trường tiền tệ Việt Nam giai đoạn 2007 -2010” này là công trình nghiên cứu riêng của tôi, đồng thời có sự góp ý, hướng dẫn của TS Trương Quang Thông. Các số liệu được sử dụng trong luận văn hoàn toàn trung thực, chính xác và có nguồn gốc rõ ràng. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 06 năm 2011 Người viết Trương Thị Mỹ Chi
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu Trang Lời mở đầu............................................................................................... 1 Chương 1: Cơ sở lý luận về thị trường tiền tệ, lãi suất thị trường tiền tệ 4 1.1 Khái niệm thị trường tiền tệ, lãi suất thị trường tiền tệ ................... 4 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm thị trường tiền tệ ...................................... 4 1.1.2 Phân loại thị trường tiền tệ ........................................................ 6 1.1.3 Khái niệm lãi suất ..................................................................... 8 1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất thị trường tiền tệ ............... 10 1.2.1 Mức cung cầu tiền tệ................................................................. 10 1.2.2 Lạm phát .................................................................................. 11 1.2.3 Sự ổn định của nền kinh tế ........................................................ 13 1.2.4 Các chính sách của nhà nước .................................................... 14 1.3 Cơ chế xác định lãi suất ..................................................................... 17 1.3.1 Lý thuyết: Quy tắc Taylor xác định lãi suất cơ bản ................... 17 1.3.2 Bài học từ cách điều hành lãi suất của FED .............................. 23 1.3.2.1 Cách điều hành lãi suất của Ngân hàng trung ương Mỹ.. 23 1.3.2.2 Bài học cho hệ thống ngân hàng Việt Nam từ hệ thống Ngân hàng Mỹ ............................................................. 26 1.3.3 Lãi suất cơ bản ở Việt Nam và xu hướng sử dụng lãi suất cơ bản trong thời gian tới ...................................................................... 28
  5. 1.3.3.1 Vai trò của lãi suất cơ bản Việt Nam trong thời gian qua 28 1.3.3.2 Những quan điểm và xu hướng sử dụng lãi suất cơ bản trong thời gian tới ........................................................ 29  Tóm tắt chương 1 .......................................................................... 32 Chương 2: Phân tích thực trạng và những biến động lãi suất trên thị trường tiền tệ ở Việt Nam từ năm 2007-2010................................... 33 2.1 Sơ lược tình hình kinh tế Việt Nam và thế giới giai đoạn 2007 – 2010 ............................................................ 33 2.1.1 Sơ lược tình hình kinh tế thế giới giai đoạn 2007 – 2010 .......... 33 2.1.2 Tình hình kinh tế Việt Nam trước sự biến động của kinh tế thế giới ................................................................................... 34 2.1.2.1 Những biến động của kinh tế Việt Nam giai đoạn 2007 -2010 ............................................................ 34 2.1.2.2 Những tác động của Nhà Nước nhằm giải quyết khó khăn của nền kinh tế ...................................................... 36 2.2 Thực trạng và những biến động lãi suất thị trường tiền tệ giai đoạn 2007-2010 ........................................................................ 37 2.2.1 Diễn biến lãi suất cơ bản, lãi suất huy động, lãi suất cho vay giai đoạn 2007 -2010 ........................................... 37 2.2.2 Những tác động của việc thay đổi lãi suất đến các biến số khác của nền kinh tế trong giai đoạn trên ...................... 41 2.2.2.1 Thay đổi lãi suất dẫn đến thay đổi lạm phát ................... 44 2.2.2.2 Ảnh hưởng của lãi suất đến hoạt động đầu tư ................. 45 2.2.2.3 Ảnh hưởng của lãi suất đến tỷ giá .................................. 47 2.3 Phân tích, đánh giá nguyên nhân và những nhân tố ảnh hưởng
  6. đến lãi suất thị trường tiền tệ............................................................ 48 2.3.1 Mức cung cầu tiền tệ................................................................. 48 2.3.2 Sự ổn định của nền kinh tế ........................................................ 50 2.3.3 Các chính sách của nhà nước .................................................... 51 2.3.3.1 Chính sách tài khóa ........................................................ 52 2.3.3.2 Chính sách tiền tệ .......................................................... 56 *Tóm tắt chương 2 .................................................................... 61 Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm bình ổn lãi suất trên thị trường tiền tệ ........................................................... 62 3.1Các giải pháp ...................................................................................... 63 3.1.1 Đối với công cụ chính sách tiền tệ ............................................ 63 3.1.2 Đối với việc sử dụng hiệu quả vốn đầu tư ................................. 66 3.1.3 Đối với thị trường chứng khoán ................................................ 67 3.1.4 Đối với thị trường bất động sản ................................................ 69 3.2 Kiến nghị ............................................................................................ 69 3.2.1 Đối với Chính Phủ, cơ quan ban ngành ..................................... 69 3.2.2 Đối với Ngân hàng Nhà Nước .................................................. 70 3.2.3 Đối với hệ thống Ngân hàng thương mại ................................. 72 * Tóm tắt chương 3 ......................................................................... 76 Kết luận............................................................................................ 77 Tài liệu tham khảo
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NHTW: Ngân hàng Trung Ương NHNN: Ngân hàng Nhà Nước NHTM: Ngân hàng Thương Mại TCTD: Tổ chức tín dụng OMO(Open market operations): Hoạt động thị trường mở FED(Federal reserve system): Cục dự trữ liên bang Mỹ TAF( Chương trình đấu giá cho vay kỳ hạn): Term auction facility TSLF(Chương trình cho vay khẩn cấp) : Term securities lending facility LOLR(Lender of last resort): Người cho vay cuối cùng FDIC( Federal Deposit Insurance Corporation): Tổng công ty bảo hiểm tiền gởi Liên bang Mỹ VND: Đồng Việt Nam USD: Đôla Mỹ LSCB: Lãi suất cơ bản LSCK: Lãi suất chiết khấu LSCV: Lãi suất cho vay SVAR(Structural vector autoregressive): Mô hình cấu trúc tự hồi quy vectơ
  8. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 1.1: Chính sách thắt chặt tiền tệ ................................................... 11 Biểu đồ 1.2: Ảnh hưởng của lạm phát đến lãi suất .................................... 13 Biểu đồ 1.3: Ảnh hưởng của lãi suất đến tổng cầu ..................................... 20 Biểu đồ 2.1: Lãi suất chiết khấu của Mỹ giai đoạn 2006- 2010 ................. 34 Biểu đồ 2.2: Diễn biến LSCB, LSCK, LSCV ............................................ 38 Biểu đồ 2.3: Phản ứng của CPI và cung tiền M2 đối với sự thay đổi của lãi suất .............................................................................. 45 Biểu đồ 2.4: Phản ứng của sản lượng công nghiệp trước sự biến động của giá cả và lãi suất............................................................... 46 Biểu đồ 2.5: Phản ứng của tỷ giá trước sự biến động của lãi suất và cung tiền M2 .......................................................................... 48 Biểu đồ 2.6: Biến động tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ năm 2007 đến năm 2009 .. 58 Biểu đồ 2.7: Lãi suất chiết khấu giai đoạn 2008 -2010 .............................. 59 Sơ đồ 1.1: Các loại lãi suất trên thị trường tiền tệ ...................................... 9 Sơ đồ 1.2: Từ lãi suất đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế ........................ 20
  9. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2010 nền kinh tế Việt Nam đã trải qua hai “cơn bão” lớn đó là: lạm phát cao năm 2008 và suy giảm kinh tế năm 2009. Cùng với cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm cho nền kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn hơn. Năm 2007 hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng gặp phải hai vấn đề lớn: rủi ro về mặt thanh khoản và rủi ro liên quan đến hoạt động kinh doanh chứng khoán và bất động sản. Chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát đã dẫn đến cuộc chạy đua lãi suất năm 2008 giữa các ngân hàng, khiến cho các doanh nghiệp sản xuất gặp khó khăn, thị trường chứng khoán tuột dốc không phanh, thị trường bất động sản đóng băng… từ đó cũng bộc lộ những yếu kém còn tồn tại của hệ thống ngân hàng. Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, mà đặc biệt là chính sách tiền tệ của nhà nước phải được điều hành một cách thận trọng và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế đặc biệt là trong giai đoạn nền kinh tế có dấu hiệu suy giảm vào cuối năm 2009. Ngành ngân hàng cũng có những bước tiến dài về môi trường pháp lý, về những kinh nghiệm để vượt qua khó khăn. Những biến động của nền kinh tế đã ảnh hưởng đến thị trường lãi suất một cách mạnh mẽ đó chính là lý do tôi chọn đề tài “ Thực trạng lãi suất thị trường tiền tệ Việt Nam giai đoạn 2007-2010 ” làm luận văn tốt nghiệp của mình nhằm có cái nhìn tổng quan về thị trường tiền tệ trong thời gian qua, nguyên nhân chính và những vấn đề còn tồn tại để khắc phục những yếu kém của thị trường, giúp các ngân hàng thương mại thận trọng hơn trong hoạt động kinh doanh của mình để tránh rủi ro từ bài học của hệ thống ngân hàng Mỹ.
  10. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được thực hiện với những mục tiêu sau: - Tổng quan về lãi suất, những nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất trên thị trường tiền tệ về mặt lý thuyết và thực tế. - Lãi suất cơ bản và thực tế sử dụng lãi suất cơ bản ở Việt Nam trong thời gian qua. - Những bài học từ hệ thống Ngân hàng Trung Ương Mỹ về việc điều hành chính sách tiền tệ. - Những tác động của việc thay đổi lãi suất đến các biến số khác của nền kinh tế trong giai đoạn trên. - Dựa vào kết quả nghiên cứu trên đề xuất các giải pháp và kiến nghị đối với Chính Phủ và các cơ quan ban ngành, Ngân hàng Nhà Nước, các ngân hàng thương mại. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng những diễn biến lãi suất và những nhân tố tác động trên thị trường tiền tệ ở Việt Nam giai đoạn 2007 -2010. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là lãi suất trên thị trường tiền tệ. 4. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu này được thực hiên thông qua 2 bước đó là nghiên cứu những tác động đến lãi suất thị trường tiền tệ theo các mô hình lý thuyết và thực tế diễn biến lãi suất trên thị trường tiền tệ trong giai đoạn 2007 – 2010 thông qua mô hình SVAR. - Các nguồn số liện nghiên cứu được lấy từ wesite Ngân hàng Nhà Nước và tổng cục thống kê Việt Nam.
  11. 3 5. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về thị trường tiền tệ, lãi suất thị trường tiền tệ Chương II: Phân tích thực trạng và những biến động lãi suất trên thị trường tiền tệ nước ta giai đoạn 2007 -2010. Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm bình ổn lãi suất trên thị trường tiền tệ.
  12. 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ, LÃI SUẤT THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 1.1 Khái niệm thị trường tiền tệ, lãi suất thị trường tiền tệ 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm thị trường tiền tệ Thị trường tiền tệ là tên gọi chung nơi phát hành và mua lại các công cụ tài chính ngắn hạn. Trong nền kinh tế hàng hoá, đặc biệt là nền kinh tế thị trường, các giao dịch về vốn ngắn hạn có nhiều ưu điểm so với các giao dịch tín dụng ngắn hạn thông thường. Các ưu điểm đó là nguồn vốn rộng, phương thức linh hoạt, thủ tục đơn giản, có lợi cho việc giải quyết nhu cầu vốn cấp bách nhưng chỉ là tạm thời. Các giao dịch tại thị trường tiền tệ thường không cần áp dụng các biện pháp đảm bảo như thế chấp, cầm cố, không chịu sự ràng buộc trực tiếp của các quan hệ lưu thông hàng hoá, có thể thoả mãn nhiều yêu cầu của các bên. Là một bộ phận của thị trường tài chính, thị trường tiền tệ phản ánh những bước tiến của các công cụ tài chính, là môi trường thuận lợi điều chỉnh kịp thời kết cấu tài sản, giữ cân bằng tiền vốn trong xã hội. Đối tượng của thị trường tiền tệ là các công cụ tài chính ngắn hạn hoặc các khoản vay ngắn hạn nên thường ít biến động hơn so với so với các công cụ lưu thông ở các bộ phận thị trường tài chính khác khi lãi suất thị trường thay đổi. Với khả năng thanh toán cao và ít rủi ro, đối tượng của thị trường tiền tệ có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền. Vì vậy, các nhà đầu tư có thể tính được hiệu suất của vốn đầu tư. Mặt khác, chủ thể tham gia thị trường là các tổ chức có tiềm năng tài chính to lớn nên các giao dịch tại thị trường cũng là cơ sở, tiền đề cho việc tiến hành các giao dịch của thị trường còn lại. Công cụ phát hành, giao dịch tại thị trường tiền tệ là tài sản bảo đảm được ưa chuộng cho các giao dịch khác, đặc biệt là các giao dịch tín dụng thông thường. Lãi suất thị trường tiền tệ là tấm gương phản ánh tình hình
  13. 5 cung cầu vốn ngắn hạn toàn xã hội, nó có thể cung cấp tin tức thị trường sớm và chính xác hơn các thị trường còn lại. Có hai loại phương thức giao dịch tại thị trường tiền tệ: giao dịch trực tiếp và giao dịch gián tiếp. Giao dịch trực tiếp được hiểu các bên có nhu cầu thực hiện tín dụng liên hệ trực tiếp, trao đổi mua bán; hình thức pháp lý xác định cam kết được thực hiện ngay tại thời điểm đó. Giao dịch gián tiếp được hiểu các bên thực hiện giao dịch thông qua khâu trung gian là các tổ chức tài chính; hình thức pháp lý của các cam kết có thể được xác nhận vào cùng thời điểm hoặc khác thời điểm cam kết. Đối tượng cung cầu và trung gian tín dụng là hai nhân tố cơ bản cấu thành thị trường tiền tệ. Nói chung, thị trường tiền tệ bao gồm nhiều loại chủ thể có tổ chức khác nhau. Ngân hàng trung gian (ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư phát triển, ngân hàng chính sách) là chủ thể chủ yếu của thị trường tiền tệ. Các ngân hàng này tham gia thị trường nhằm duy trì khả năng thanh toán, khả năng trả nợ với chi phí thấp nhất đồng thời tận dụng vốn tạm thời nhàn rỗi để kiếm lời tối đa. Các tổ chức tài chính như tổ chức tín dụng phi ngân hàng, công ty bảo hiểm, quĩ đầu tư tham gia thị trường nhằm đầu tư vốn ngắn hạn đồng thời cũng giải quyết nhu cầu vốn ngắn hạn cho bản thân mình. Đây là đòi hỏi khách quan nhằm tăng cường khả năng cho các tổ chức tài chính phi ngân hàng điều hoà tiền vốn và kinh doanh, vận dụng tiền vốn với các hình thức khác nhau nhằm tránh tình trạng khan hiếm vốn cũng như "đóng băng"vốn. Các tổ chức kinh tế cũng có khả năng tham gia vào thị trường tiền tệ, cụ thể là thị trường trái phiếu chính phủ ngắn hạn. Việc tham gia của các chủ thể này không những tạo điều kiện sử dụng vốn với hiệu suất tối đa mà còn giúp cân đối ngân sách nhà nước với chi phí thấp nhất.
  14. 6 1.1.2. Phân loại thị trường tiền tệ Tùy thuộc vào mục đích, cơ sở phân định mà thị trường tiền tệ được phân định làm các loại thị trường khác nhau: thị trường liên ngân hàng(the inter- bank market), thị trường trái phiếu chính phủ(the government securities market) và nghiệp vụ thị trường mở. Thị trường liên ngân hàng là thị trường các khoản vay ngắn hạn giữa các ngân hàng. Tham gia thị trường này, các ngân hàng có cơ hội tìm nguồn tài chính để thỏa mãn nhu cầu tạm thời thiếu vốn và kiếm lợi nhuận trên vốn nhàn rỗi của mình. Tùy thuộc nhu cầu tín dụng và đặc điểm của nền kinh tế mà thị trường liên ngân hàng được thành lập vào những thời điểm khác nhau ở mỗi nước. Thị trường liên ngân hàng ở Việt nam được thành lập năm 1994. Ngày nay thị trường liên ngân hàng các nước phản ánh rất rõ tính chất quốc tế của hoạt động ngân hàng. Thị trường liên ngân hàng là bộ phận hạt nhân của thị trường tiền tệ. Các giao dịch tại thị trường phần lớn là tính từng ngày hoặc vài ngày, chủ yếu để bù đắp thiếu hụt trong thanh toán. Do giao dịch tại thị trường được tiến hành giữa các ngân hàng nên các khoản tín dụng chuyển giao đều lớn. Thị trường trái phiếu chính phủ là thị trường phát hành và giao dịch trái phiếu ngắn hạn do Chính phủ hoặc Ngân hàng Trung Ương phát hành. Đối tượng giao dịch của thị trường hình thành bộ phận tài sản đảm bảo cho giao dịch khác. Lãi suất tín phiếu là cơ sở để xác định lãi suất thị trường. Tín phiếu phát hành là tín phiếu kho bạc. Đối với thị trường này luôn mang dấu ấn của việc thực hiện chính sách tài chính, chính sách tiền tệ quốc gia. Nó cũng phản ánh quan hệ Ngân hàng Trung Ương và cơ quan quản lý quỹ ngân sách nhà nước. Ở một số quốc gia, tín phiếu giao dịch tại thị trường này còn có thể bao gồm cả tín phiếu do các tổ chức bán chính phủ(semi – government) phát hành. Chẳng hạn, thị trường trái phiếu chính phủ ngắn hạn Úc còn giao dịch cả chứng khoán của Bộ nông nghiệp, công ty phát triển công nghiệp Úc. Tuy nhiên những chứng khoán này có thể được mua bán theo chỉ định.
  15. 7 Thị trường mở là nghiệp vụ mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn do Ngân hàng Trung Ương thực hiện trên thị trường tiền tệ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Nghiệp vụ thị trường mở được coi là biện pháp hữu hiệu mà Ngân hàng Trung Ương các nước sử dụng để điều hành chính sách tiền tệ cùng với biện pháp khác như chính sách lãi suất, chế độ tái cấp vốn. Nghiệp vụ thị trường mở được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia, đặc biệc các nước phát triển. Nghiệp vụ thị trường mở là bộ phận quan trọng của thị trường tiền tệ, giúp cho Ngân hàng Trung Ương có thể điều chỉnh cơ số tiền tệ tùy theo nhu cầu. Nếu như các bộ phận khác của thị trường tiền tệ có thể hình thành thị trường khá rõ rệt thì thị trường mở chỉ tồn tại khi Ngân hàng Trung Ương muốn thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia vì vậy các giao dịch được thực hiện thông qua các cơ quan hiện hữu của Ngân hàng Trung Ương như Sở giao dịch, các Vụ chức năng. Ngoài cách phân loại trên, tùy theo mô hình tổ chức thị trường và sự quản lý nhà nước đối với thị trường, thị trường tiền tệ còn có thể chia thành thị trường chính thức và thị trường phi chính thức. Thị trường tiền tệ chính thức là nơi Ngân hàng Trung Ương thực hiện chính sách tiền tệ. Chức năng chủ yếu của thị trường chính thức là tạo ra hoặc lãnh đạo thị trường trái phiếu chính phủ để hoạch định giá trị đồng tiền trên thị trường và lãi suất cơ bản. Thị trường phi chính thức là một bộ phận của thị trường tài chính hoạt động mạnh mẽ trong thực tế mặc dù nó chưa có những báo cáo chính thức từ phía Chính Phủ và hiện chưa có cơ cấu tổ chức chính thức như các loại thị trường khác. Giao dịch tại thị trường này có thể là một số khoản vay, một số các công cụ tài chính ngắn hạn nhất định, kể cả các khoản vay ngắn hạn của các doanh nghiệp, các thương phiếu, các giấy tờ có giá khác. Loại thị trường này có thể tồn tại, phát triển ở các mức độ khác nhau ở các quốc gia khác nhau.
  16. 8 1.1.3 Khái niệm lãi suất Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng một đơn vị vốn vay trong một đơn vị thời gian(một tháng hoặc một năm). Căn cứ vào tính chất của khoản vay, có các loại lãi suất: - Lãi suất tiền gửi ngân hàng: là lãi suất ngân hàng trả cho các khoản tiền gửi vào ngân hàng. - Lãi suất tín dụng ngân hàng: là lãi suất mà người đi vay phải trả cho ngân hàng khi đi vay từ ngân hàng. - Lãi suất chiết khấu: áp dụng khi ngân hàng cho khách hàng vay dưới hình thức chiết khấu thương phiếu hoặc các giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh toán. - Lãi suất tái chiết khấu: áp dụng khi Ngân hàng Trung Ương cho các ngân hàng trung gian vay dưới hình thức chiết khấu lại thương phiếu hoặc giấy tờ có giá ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán của các ngân hàng này. - Lãi suất tái cấp vốn: lãi suất tái cấp vốn là lãi suất được sử dụng trong trường hợp NHNN tái cấp vốn cho các ngân hàng. - Lãi suất liên ngân hàng: là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng khi cho nhau vay trên thị trường liên ngân hàng. - Lãi suất cơ bản: là lãi suất do NHNN quy định được các ngân hàng sử dụng làm cơ sở để ấn định mức lãi suất kinh doanh của mình. Lãi suất cơ bản được hình thành khác nhau tùy vào từng nước.
  17. 9 Sơ đồ 1.1: Các loại lãi suất trên thị trường tiền tệ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG Lãi suất tái cấp vốn NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Lãi suất liên ngân hàng THƯƠNG MẠI Lãi Lãi suất suất tín tiền dụng gửi NGƯỜI GỬI TIỀN NGƯỜI VAY TIỀN Căn cứ vào giá trị thực của tiền lãi thu được ta có: - Lãi suất danh nghĩa(Nominal interest rate): là lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ vào thời điểm được xem xét hay nói cách khác là lãi suất chưa trừ đi tỷ lệ lạm phát. - Lãi suất thực(Real interest rate): là lãi suất được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi về lạm phát hay nói cách khác, là lãi suất đã trừ đi tỷ lệ lạm phát. Mối quan hệ giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa được phản ánh bằng phương trình Fisher: Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực + tỷ lệ lạm phát
  18. 10 i = r + πe Trong đó i là lãi suất danh nghĩa, r là lãi suất thực, πe là tỷ lệ lạm phát Căn cứ vào tính linh hoạt của lãi suất quy định ta có: - Lãi suất cố định: là lãi suất được quy định cố định trong suốt thời hạn vay. - Lãi suất thả nổi: là lãi suất được quy định là có thể lên xuống theo lãi suất thị trường trong thời hạn tín dụng. 1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất thị trường tiền tệ 1.2.1 Mức cung cầu tiền tệ Cung tiền tệ là tổng thể tiền tệ được sử dụng để giao dịch thanh toán trên thị trường. Các nhà kinh tế đã định nghĩa M là tiền giao dịch bao gồm: M1 là tổng số tiền kim khí và tiền giấy lưu thông bên ngoài Ngân Hàng cộng với tiền gửi ngân hàng có thể rút ra bằng séc và định nghĩa rộng hơn(M2) bao gồm những tài sản như tài khoản tiền gửi tiết kiệm ngoài tiền kim khí, tiền giấy và tiền gửi ngân hàng có thể rút ra bằng séc. Quyền kiểm soát mức cung tiền tệ được giành cho Chính phủ, bởi vì hạn chế mức cung tiền tệ là điều cần thiết để tiền có giá trị. Cầu tiền tệ là nhu cầu về tiền của cá nhân, đơn vị, tổ chức để làm phương tiện giao dịch, trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ… Giao điểm giữa cung và cầu trên đồ thị xác định mức lãi suất cân bằng. Sự thay đổi cung cầu tiền tệ sẽ ảnh hưởng đến lãi suất.  Khi chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ: Khi Ngân hàng Trung Ương muốn kiềm chế lạm phát, sẽ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ thông qua các công cụ như tăng mức dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất chiết khấu, giảm hạn mức tín dụng… Khi đó mức cung tiền tệ sẽ giảm đi, đường
  19. 11 cung tiền tệ S dịch chuyển sang trái thành S’, lãi suất tăng. Trên đồ thị lãi suất dịch chuyển từ i sang iA. Lãi suất tăng, mức đầu tư sẽ giảm, mức cầu tiền tệ giảm, các nhà doanh nghiệp và các gia đình cắt giảm lượng tiền mặt và tài khoản séc của họ, đường D dịch chuyển về bên trái tạo thành D’. Giao điểm giữa D’ và S’ là A’ với mức lãi suất cân bằng mới là I’A. ( Biểu đồ 1.1)  Chính phủ thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ: khi Ngân hàng Trung Ương lo sợ sắp có suy thoái sẽ tăng mức cung tiền tệ bằng cách bơm tiền vào lưu thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ, lãi suất có xu hướng giảm xuống. Tín dụng trở nên dồi dào hơn, lãi suất trên đồ thị chuyển từ i sang iB. Kết quả là việc tiến hành các dự án đầu tư mới trở nên có lợi hơn, số tiền chi tiêu về nhà máy, thiết bị, kho hàng tăng lên, người tiêu dùng có khuynh hướng mua hàng nhiều hơn…Vốn đầu tư tăng, tổng mức cầu tăng lên, đường D dịch chuyển sang phải tạo ra mức cân bằng lãi suất mới trên thị trường.( Biểu đồ 1.1) Biểu đồ 1.1: Chính sách thắt chặt tiền tệ i i S S’ S’ iA S I’A’ i iB’ i iB D D' D’ D M M 1.2.2 Lạm phát Chúng ta hãy sử dụng cung cầu quỹ với lãi suất để giải thích sự biến động của lạm phát ảnh hưởng đến lãi suất như thế nào. Trước tiên hãy giả định, với mức giá cả ổn định và dự tính lạm phát trong
  20. 12 tương lai là không đáng kể, cung quỹ cho vay được biểu hiện bằng So và cầu quỹ cho vay được biểu hiện bằng Do và lãi suất io. Khi lạm phát tăng, dù ở từng mức lãi suất riêng lẻ hay ở tất cả mọi lãi suất, yếu tố kích thích làm tăng cung quỹ cho vay gần như triệt tiêu bởi giá trị thực tế của vốn gốc và tiền lời thu được đã bị hao mòn do tác động của lạm phát. Trong tình hình ấy những người có khả năng cho vay không muốn giữ tiền mặt, đổ xô đi mua hàng hóa dự trữ vàng, ngoại tệ. Điều đó dẫn đến cung quỹ cho vay giảm, đường So chuyển về bên trái thành S1 lãi suất tăng. Lạm phát tăng, không chỉ làm giảm độ lớn của cung mà còn kéo theo việc tăng thêm quy mô về cầu quỹ cho vay .Bởi với lãi suất danh nghĩa cho trước, khi lạm phát dự tính tăng lên , chi phí thực của việc vay tiền giảm xuống, kích thích người ta đi vay hơn là cho vay. Người đi vay sẽ kiếm được khoản thu lợi do giá hàng hóa được mua bằng tiền đi vay sẽ tăng lên, đường Do dich chuyển sang phải tạo thành D1. Do cầu quỹ cho vay tăng, lãi suất tăng. Một sự giảm xuống của cung và một sự tăng lên của cầu đối với quỹ cho vay sẽ đẩy lãi suất tăng từ io đến i1. Theo Friedman, trong mọi trường hợp tỷ lệ lạm phát của một nước là cực kỳ cao trong bất cứ thời kỳ kéo dài nào, thì tỷ lệ tăng trưởng của cung ứng tiền tệ là cực kỳ cao. Tóm lại, khi lạm phát dự tính tăng, lãi suất tăng. Điều này có một ý nghĩa quan trọng trong việc dự đoán lãi suất khi nền kinh tế có xu hướng lạm phát tăng. Trên cơ sở đó, có một chính sách lãi suất hợp lý. Khi lạm phát cao, nhà nước cần phải nâng lãi suất danh nghĩa, đảm bảo cho lãi suất thực dương, hoặc nhà nước tung vàng, ngoại tệ ra bán để kiềm chế lạm phát.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2