intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc, động lực gia tăng và cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

21
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu các động lực tăng trưởng thương mại sẽ cho thấy những nhân tố thúc đẩy, cũng như cản trở nỗ lực xuất-nhập khẩu, từ đó sẽ có những chính sách góp phần cải thiện thâm hụt. Các phân tích về cấu trúc công nghệ và lợi thế so sánh của hàng hóa XNK cho thấy những chỉ báo về thành tích xuất khẩu, cũng như hình ảnh công nghiệp hóa của nền kinh tế trong thời gian đã qua. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc, động lực gia tăng và cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH DƯƠNG KHÁNH DƯƠNG THƯƠNG MẠI HAI CHIỀU VIỆT NAM – TRUNG QUỐC, ĐỘNG LỰC GIA TĂNG VÀ CƠ CẤU HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH DƯƠNG KHÁNH DƯƠNG THƯƠNG MẠI HAI CHIỀU VIỆT NAM – TRUNG QUỐC, ĐỘNG LỰC GIA TĂNG VÀ CƠ CẤU HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐINH CÔNG KHẢI TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2011
  3. Lời cảm ơn Tôi xin chân thành cám ơn tất cả các thầy, cô giáo trong Trường Fulbright ñã tận tâm giảng dạy và truyền ñạt cho tôi những kiến thức hết sức quý báu qua 2 năm học. Tôi cũng xin ñược bày tỏ sự biết ơn tới thầy, Tiến sĩ Đinh Công Khải ñã rất nhiệt tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Và cám ơn các nhân viên trong trường, các bạn lớp MPP2 ñã tạo ñiều kiện và giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại ñây. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2011 Dương Khánh Dương
  4. Lời cam ñoan Tôi, Dương Khánh Dương, xin cam ñoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các ñoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn ñều ñược dẫn nguồn và có ñộ chính xác cao nhất trong phạm vị hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan ñiểm của Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh và Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2011 Dương Khánh Dương
  5. Tóm tắt Với bộ số liệu thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc giai ñoạn 2000- 2008 ñược khai thác từ UN-Comtrade, ñề tài ñã sử dụng các phương pháp Thị phần không ñổi (CMS), chỉ số lợi thế so sánh RCA và phân lớp cấu trúc công nghệ hàng hóa của Lall (2000) nhằm phân tích ñộng lực, cơ cấu hàng hóa XNK và nguyên nhân của thâm hụt thương mại Việt Nam hiện nay. Đề tài ñã chỉ ra ñộng lực tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là từ sức cầu nhập khẩu của Trung Quốc. Lực cản lớn nhất trong tăng trưởng xuất khẩu của hàng Việt Nam chính là năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam còn hạn chế. Trong khi ñó, hàng Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh rất lớn, làm cho tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam rất nhanh chóng. Thâm hụt của Việt Nam trong quan hệ thương mại với Trung Quốc chủ yếu bắt nguồn từ chính cơ cấu của nền kinh tế. Hàng xuất khẩu Việt Nam chủ yếu là hàng sơ cấp, thâm dụng tài nguyên. Cơ cấu hàng xuất khẩu này không vững chắc khi tình hình sản xuất phụ thuộc vào trữ lượng hữu hạn. Trong khi ñó, các ngành thâm dụng lao ñộng lại chưa nâng cao ñược năng suất, nên trong bối cảnh cạnh tranh với hàng hóa tương tự của Trung Quốc, hàng Việt Nam bị mất dần lợi thế ñã ñược khẳng ñịnh ở các nghiên cứu trước và trong luận văn này. Vì vậy, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu là ñiều tất yếu cần ñược các nhà hoạch ñịnh chính sách xem xét. Tạo ra những liên kết thuận – những sản phẩm thứ cấp trong chuỗi hàng hóa sơ cấp là một trong những hướng ñi nhằm làm cho cơ cấu xuất khẩu hàng sơ cấp mang tính bền vững hơn. Đồng thời, dịch chuyển nền sản xuất trong nước lên tầm mức công nghệ cao hơn cũng sẽ ñảm bảo rổ hàng xuất khẩu của Việt Nam ña dạng và có giá trị gia tăng cao hơn. Thu hút dòng vốn FDI vào các ngành công nghệ cao và nâng cao năng lực của các doanh nghiệp trong nước là một trong những ñiều kiện tiên quyết của quá trình này. Qua các phân tích trong bản luận văn này cũng cho thấy sự gia tăng nhanh chóng nhập khẩu từ Trung Quốc có liên quan ñến cơ cấu tăng trưởng dựa vào ñầu tư, ñặc biệt là sự tập trung vào bất ñộng sản của dòng vốn tín dụng, FDI và của cả khu vực kinh tế nhà nước vào những năm 2007, 2008. Xu hướng này không chỉ làm gia tăng thâm hụt thương mại mà còn tiềm ẩn nguy cơ về lạm phát và sự chèn lấn về nguồn vốn cho các ngành sản xuất khác. Do ñó, ñổi mới mô hình tăng trưởng một cách bề vững hơn, ưu tiên phát triển các khu vực kinh tế có hiệu quả hơn, sản xuất hàng hóa cho xuất khẩu sẽ thu hẹp ñược nguồn vốn “chảy” ra ngoài do nhập khẩu. Với các lập luận trên, ñề tài ñã ñưa ra những khuyến nghị nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu và hạn chế các luồng nhập khẩu không cần thiết, qua ñó góp phần cải thiện cán cân thương mại vốn ñang bị thâm hụt rất lớn của Việt Nam hiện nay.
  6. i Mục lục Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt ............................................................................. iii Danh mục các bảng số liệu ........................................................................................... v Danh sách các hình ...................................................................................................... vi Chương I - Giới thiệu........................................................................................................ 1 I.1 Đặt vấn ñề nghiên cứu ............................................................................................ 1 I.2 Tổng quan về các nghiên cứu liên quan .................................................................. 4 I.3 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 5 I.4 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 6 I.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................... 6 I.6 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 6 I.7 Số liệu sử dụng trong ñề tài .................................................................................... 7 I.8 Cấu trúc luận văn .................................................................................................... 8 Chương II - Tổng quan về khung phân tích và các nghiên cứu trước .............................. 9 II.1 Phương pháp Thị phần không ñổi CMS ................................................................ 9 II.1.1 Tổng quan....................................................................................................... 9 II.1.2 Mô hình phân tích “2 cấp ñộ” của Leamer và Stern (1970)......................... 10 II.2 Phân lớp cấu trúc công nghệ hàng hóa xuất – nhập khẩu .................................... 13 II.3 Phân tích chỉ số Lợi thế so sánh bộc lộ RCA ...................................................... 13 II.3.1 Mô hình ........................................................................................................ 13 II.3.2 Các nghiên cứu trước sử dụng RCA ............................................................ 14 Chương III - Kết quả phân tích ....................................................................................... 15 III.1 Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc....... 15 III.2 Phân tích ñộng lực tăng trưởng thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc 16 III.2.1 Động lực xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam .............................................. 16 III.2.2 Động lực xuất khẩu của hàng hóa Trung Quốc .......................................... 19 III.2.3 Tiểu kết ....................................................................................................... 21
  7. ii III.3 Cấu trúc và lợi thế cạnh tranh của hàng hóa xuất – nhập khẩu .......................... 22 III.3.1 Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc ....................................... 22 III.3.2 Hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam .......................................... 29 III.3.3 Tiểu kết ....................................................................................................... 33 III.4 Tác ñộng của tỷ giá hối ñoái thực ñến thương mại Việt Nam – Trung Quốc .... 34 Chương IV - Phản biện và kiến nghị chính sách ............................................................ 37 IV.1 Nhóm chính sách về thúc ñẩy xuất khẩu ............................................................ 37 IV.2 Nhóm chính sách về hàng nhập khẩu ................................................................. 39 IV.3 Chính sách về tỷ giá ........................................................................................... 40 Chương V - Kết luận ....................................................................................................... 41 V.1 Tóm tắt kết quả của ñề tài.................................................................................... 41 V.2 Những hạn chế và ñề xuất các nghiên cứu tiếp theo ........................................... 42 A. Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 43 B. Các phụ lục ................................................................................................................. 47 Phụ lục 1 – Diễn giải phương pháp nghiên cứu ........................................................ 47 B.1.1 Mô hình CMS phân tích “2 cấp ñộ” của (Leamer và Stern 1970) ............... 47 B.1.2 Phân lớp cấu trúc công nghệ hàng hóa xuất – nhập khẩu ............................ 50 Phụ lục 2 - Các bảng số liệu ....................................................................................... 52 Phụ lục 3 – Các hình .................................................................................................. 66
  8. iii Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt 1. ACFTA – viết ñầy ñủ: ASEAN-China Free Trade Agreement - Hiệp ñịnh Thương mại tự do giữa ASEAN và Trung Quốc; 2. ADBI – viết ñầy ñủ: Asian Development Bank Institute - Viện Ngân hàng Phát triển Châu Á; 3. ASEAN – viết ñầy ñủ: Association of South-East Asia Nations - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á; 4. ASEAN5 – là nhóm nước Indonesia, Malaysia, Philipines, Singapore và Thailand. 5. CEPII – viết ñầy ñủ Centre d'Etudes Prospectives et d'Informations Internationales; 6. CMS – viết ñầy ñủ Constant Market Share, theo nghĩa tiếng Việt là phương pháp Thị phần không ñổi; 7. CSDL – Cơ sở dữ liệu; 8. ECB – viết ñầy ñủ: European Central Bank - Ngân hàng Trung Ương Châu Âu; 9. EU – viết ñầy ñủ: European Union – Liên minh Châu Âu 10. FDI – viết ñầy ñủ: Foreign Direct Investment - ñầu tư trực tiếp nước ngoài; 11. FETP – viết ñầy ñủ: Fulbright Economics Teaching Program – Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright; 12. FTA – viết ñầy ñủ: Free Trade Area – Khu vực mậu dịch tự do; 13. GSO – viết ñầy ñủ: General Statistics Office - Tổng cục Thống kê Việt Nam; 14. GDP – viết ñầy ñủ: Gross Domestic Products - tổng sản phẩm nội ñịa; 15. GDP per-capita: thu nhập bình quân ñầu người; 16. HT1, HT2, HT3 – viết ñầy ñủ: High technology – hàng công nghệ cao. Chi tiết tại: Phụ lục 1 - B.1.2 Phân lớp cấu trúc công nghệ hàng hóa xuất – nhập khẩu; 17. NIE – viết ñầy ñủ: Newly Industrializing Economy, các nước công nghiệp mới; 18. NEER– viết ñầy ñủ: Nominal effective exchange rate – tỷ giá hối ñoái danh nghĩa hiệu dụng; 19. MNC, MNE – viết ñầy ñủ: Multinational corporation (enterprise), tập ñoàn ña quốc gia; 20. Mô hình H-O – Mô hình Heckscher-Ohlin; 21. MT1, MT2, MT3 – viết ñầy ñủ: Medium technology – hàng công nghệ vừa. Chi tiết tại: Phụ lục 1 - B.1.2 Phân lớp cấu trúc công nghệ hàng hóa xuất – nhập khẩu; 22. LT1, LT2,– viết ñầy ñủ: Low technology – hàng công nghệ thấp. Chi tiết tại: Phụ lục 1 - B.1.2 Phân lớp cấu trúc công nghệ hàng hóa xuất – nhập khẩu;; 23. ODA – viết ñầy ñủ: Official Development Assistance – Hỗ trợ phát triển chính thức; 24. R&D – viết ñầy ñủ: Research and Development – nghiên cứu và phát triển;
  9. iv 25. RB1, RB2 – viết ñầy ñủ: Resource based – hàng dựa trên tài nguyên. Chi tiết tại: Phụ lục 1 - B.1.2 Phân lớp cấu trúc công nghệ hàng hóa xuất – nhập khẩu; 26. RCA – viết ñầy ñủ: Revealed Competitive Advantage - phân tích chỉ số lợi thế so sánh bộc lộ; 27. REER– viết ñầy ñủ: Real Effective Exchange Rate – tỷ giá hối ñoái thực hiệu dụng; 28. RMB – viết ñầy ñủ: Renminbi – ñồng tiền của Trung Quốc 29. SITC Rev. 2, SITC Rev. 3 – là những kiểu phân loại hàng hóa ngoại thương của CSDL Comtrade; 30. SME – viết ñầy ñủ: Small Medium Enterprise - doanh nghiệp vừa và nhỏ; 31. UN-Comtrade – tên thường gọi của CSDL Thống kê Thương mại Liên Hiệp Quốc (United Nations Commodity Trade Statistics Database). Cơ sở dữ liệu này là tổng hợp hàng năm số liệu ngoại thương của hơn 170 quốc gia trên thế giới; 32. USD – viết ñầy ñủ: United States Dollar, ñô la Mỹ; 33. VND – viết ñầy ñủ: Vietnam Dong; ñồng tiền Việt Nam; 34. XK, NK, XNK: xuất khẩu, nhập khẩu, xuất-nhập khẩu;
  10. v Danh mục các bảng số liệu Bảng III-1 - Động lực xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc giai ñoạn 2000-2008. ...................................................................................................................... 16 Bảng III-2 - Phân tích ñộng lực xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc sang Việt Nam giai ñoạn 2000-2008 .............................................................................................................. 19 Bảng - B-1 - Kim ngạch thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và các ñối tác chính từ 2000-2008. ...................................................................................................................... 53 Bảng - B-2- Tổng quan về thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc. .................. 53 Bảng - B-3 - Các hàng hóa chủ yếu Việt Nam xuất sang Trung Quốc giai ñoạn 2000- 2008. ............................................................................................................................... 54 Bảng - B-4- Các hàng hóa chủ yếu Trung Quốc xuất sang Việt Nam giai ñoạn 2000- 2008. ............................................................................................................................... 55 Bảng - B-5 - Kết quả phân tích CMS – ñộng lực xuất khẩu các ngành hàng của Việt Nam. ................................................................................................................................ 59 Bảng - B-6 - Kết quả phân tích CMS – ñộng lực xuất khẩu các ngành hàng của Trung Quốc. ............................................................................................................................... 59 Bảng - B-7- Cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam sang Trung Quốc. ................................. 60 Bảng - B-8 - Cơ cấu hàng xuất khẩu Trung Quốc sang Việt Nam. ................................ 60 Bảng - B-9 – Chỉ số RCA các mặt hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. 61 Bảng - B-10 – Chỉ số RCA các mặt hàng chính Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam. ........................................................................................................................................ 61 Bảng - B-11 - Cấu trúc hàng hóa phân mục theo chuẩn SITC Rev3 – 1 chữ số. ........... 63 Bảng - B-12 - Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành than trên tổng giá trị sản xuất công nghiệp của Quảng Ninh. ............................................................................................................. 63 Bảng - B-13 - Xuất khẩu các mặt hàng cao su sang Trung Quốc ................................... 64 Bảng - B-14 – Nhập khẩu máy móc và thiết bị cho dự án nhiệt ñiện từ Trung Quốc. ... 65
  11. vi Danh sách các hình Hình I-1 - Thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc và thâm hụt của Việt Nam. ... 1 Hình I-2 - Cơ cấu hàng xuất khẩu sang Trung Quốc từ năm 2000 ñến 2008. .................. 2 Hình I-3 - Cơ cấu hàng nhập khẩu từ Trung Quốc từ năm 2000 ñến 2008. ..................... 3 Hình III-1 - Thương mại hai chiều và GDP bình quân ñầu người của Việt Nam, Trung Quốc. ............................................................................................................................... 15 Hình III-2 – Cấu trúc hàng xuất khẩu của Việt Nam theo phân lớp của Lall (2000). .... 22 Hình III-3 – Chỉ số RCA các mặt hàng sơ cấp (PP) xuất khẩu chính của Việt Nam. .... 25 Hình III-4 – Chỉ số RCA các mặt hàng dựa trên tài nguyên (RB) xuất khẩu chính của Việt Nam. ........................................................................................................................ 26 Hình III-5 - Thị phần hàng xuất khẩu sang Trung Quốc của Việt Nam theo phân lớp công nghệ của Lall (2000). ............................................................................................. 27 Hình III-6 - Cơ cấu hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam theo phân lớp của (Lall, 2000) ..................................................................................................................... 29 Hình III-7 - Thị phần hàng nhập khẩu từ Trung Quốc của Việt Nam theo phân lớp công nghệ của (Lall, 2000). ..................................................................................................... 30 Hình III-8 - Chỉ số RCA các mặt hàng công nghệ thấp LT2 xuất khẩu chính của Trung Quốc. ............................................................................................................................... 31 Hình III-9– Tỷ giá hiệu dụng ñồng Việt Nam thực và danh nghĩa (gốc là năm 2000)... 35 Hình III-10 - Tỷ giá hiệu dụng Nhân dân tệ thực và danh nghĩa (gốc là năm 2000)...... 35 Hình - B-1 - Cấu trúc ngành hàng theo mã SITC – 1 chữ số hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. ............................................................................................................ 66 Hình - B-2 - Cấu trúc ngành hàng theo mã SITC – 1 chữ số hàng Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc. ................................................................................................................ 66
  12. 1 Chương I - Giới thiệu I.1 Đặt vấn ñề nghiên cứu c Năm 2010, Trung Qu ñã vượt qua Nhật Bản ñể trở thành nềền kinh tế lớn thứ 2 rung Quốc trên thế giới. Tác ñộng củủa sự trỗi dậy của nền kinh tế Trung Quốc tớii các nền n kinh tế khác, ñặc biệt là tới kinh tế Việt ư thương Vi Nam là rất lớn, trên các phương diện như thươ mại, ñầu tư. Biểu hiện lớn nhất củaa tác ñộng ñ này là ở thương mại hai chiều giữaa Việt Vi Nam và Trung ăng nhanh qua các năm. Quốc tăng ới Trung Quốc, Việt nă Tuy nhiên, trong quan hệ thương mại vớ Nam luôn bị thâm hụt lớn, nh là trong thời gian gần ñây (Hình I-1). n, nhất ương mại Hình I-1 - Thương m hai chiều Việt Nam - Trung Quốcc và thâm hụt h của Việt Nam. 15.000 10.000 5.000 XK của Việt Nam 0 XK của Trung Quốc Thâm hụt 2004 2005 2006 2007 2008 -1.361 -2.398 -5.000 -4.221 -10.000 -8.249 -10.272 -15.000 Comtrade; ñơn vị: triệu USD) (Nguồn: Tác giả tính từ UN-Comtrade; ng thâm hụt của Việt Nam so với Trung Quốc ñã lên tới hơn 10 tỷ Năm 2008, lượng USD (gấp hơn 7,5 lầnn so với v năm 2004), chiếm hơn 50% tổng ng thâm hụt h thương mại của Việt Nam. Năm 2009, tỷ lệ này lên tới gần 90%1. Do ñó, có thể nói, thâm hụt h trong thương mại hai chiều Việtt Nam – Trung Quốc phản ánh gần như toàn bộ bốii cảnh c thâm hụt của Việt Nam hiện nay. ương mại Thâm hụt thương m lớn, trong thời gian dài sẽ tiềm ẩn nhiềuu nguy cơ bất ổn vĩ nă 2010 ñến nay (tháng 4/2011),, tình hình kinh tế mô. Và thực tế từ cuối năm t vĩ mô rất bất ổn, ữ ngoại tệ suy giảm... ñã gây nên những mốii quan ngại lạm phát tăng cao, dự trữ ng sâu sắc. Có ương mại thể nói, thâm hụt thương m nói chung và thâm hụt với Trung Quốcc nói riêng lớn, l kéo dài và ñang tăng nhanh là mộột trong những nguyên nhân chính của tình trạng ng này. n 1 Nguồn: Tổng cục Thống ng kê (GSO), số s liệu trên Website năm 2010.
  13. 2 ă 2000, thương Năm ương mại m Việt-Trung tương ñối cân bằng, Việtt Nam chỉ ch thâm hụt chưa ñến 900.000 USD. Trong cả giai ñoạn 2000-2008, nhập khẩu từ Trung Quốc Qu tăng rất t ñộ trung bình 34%, nhanh hơn nhiều so vớ nhanh qua các năm vớii tốc ới tốc ñộ tăng trung bình của tổng nhập khẩuu Việt Vi Nam (gần 24%) và tổng xuất khẩuu Trung Quốc Qu (gần 25%). Trong khi ñó, xuất khẩuu sang Trung Quốc tăng chỉ 17%/năm, ă tương ương ñối ñ chậm so với mức tăng tổng nhập khẩu củaa Trung Quốc Qu (xấp xỉ 23%) và tổng xuất khẩuu của c Việt Nam (xấp xỉ 20%)2. Tốc ñộ tăng củủa xuất khẩu chỉ bằng phân nửa tốc ñộ tăng củủa nhập khẩu, vì thế Vi Nam là hệ quả tất yếu. Động lựcc nào ñã thâm hụt thương mại củaa Việt ñ cản trở xuất khẩu và ñộng lực nào thúc ñẩyy nhập nh khẩu từ Trung Quốc mà qua ñó làm gia tăng tă thâm hụt rất nhanh như trên là vấn ñềề mà các nhà nghiên cứu chính sách cần phảii giải gi ñáp. Cơ cấu hàng xuấất-nhập khẩu (XNK) là hình ảnh của nền kinh tế t quốc gia. Quan Trung ñặc hệ thương mại Việt-Trung ñ biệt, không chỉ vì 2 nước gần về ñịaa lý, ñường ñ biên giới ưu thông hàng hóa, thuận tiện cho lưu hóa mà còn phản ánh gần như toàn bộộ năng lực và thành quả phát triển kinh tế củủa Việt Nam. xu khẩu sang Trung Quốc từ năm 2000 ñến 2008. Hình I-2 - Cơ cấuu hàng xuất 100% 6% 7% 11% 10% Khác - SITC 1, 4, 5, 8, 9 2% 3% 13% 15% 12% 15% 15% 90% 5% 10% 8% 8% 80% 30% 9% 12% 10% 11% 17% 35% 22% 14% Hàng chế tác - SITC 6,7 70% 13% 15% 60% 13% 19% 12% 9% 13% 10% 50% 9% ương thực, Lươ ự thực ự phẩm ẩ 34% và ñộng ñộ vật ậ sống ố - SITC 0 40% 31% 28% 30% Nguyên liệu ể liệ (không kể 54% 56% 51% 46% 50% 50% nhiên liệu) liệ - SITC 2 20% 32% 27% 28% 10% Nhiên liệu ă dầu, liệ (xăng ầ than ñá) - SITC 3 0% 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 (Nguồn: Tác giả tính từ t UN-Comtrade) Trên 65% các mặt m hàng xuất khẩu sang Trung Quốc củaa Việt Vi Nam là hàng sơ cấp, ñơn giản, thâm dụng ng tài nguyên thiên nhiên như dầuu thô, than ñá, ñ quặng, cao su, thủy sảnn và hoa màu… (Hình ( I-2, chi tiết: Phụ lục 2 – Bảng - B-7). ). Cơ cấu xuất khẩu này gây ra một số lo ngại ng như giá cả bấp bênh (dầu thô…); phụ thuộc thu nhiều vào tính may rủi của vụ mùa (thủủy sản, hoa màu…); chèn lấn tiêu thụ trong nước nư vốn ñang trên ñà phát triển cũng rất cầần nguyên-nhiên liệu (than ñá…). Và ñặc biệtt hơn ơ về hơ là nguy cơ 2 Chi tiết: Phụ lục 2 – Bảng - B-2. B
  14. 3 lời nguyền tài nguyên3. Từ năm 2004, xuất khẩu hàng chế tác (SITC 6,7) ñang ñ có xu hướng tăng. Coxhead (2007, trang 1110) cho rằng, r th so sánh ở nhóm những nước có lợii thế hàng ñiện-ñiện tử4 sẽ mở m rộng ñược xuất khẩu trong bối cảnh tăng ăng trưởng trư của Trung xu khẩu của Việt Nam ñang có những Quốc. Có thể thấy, rổ hàng xuất ng chuyển chuy biến tích cực. nh khẩu từ Trung Quốc từ năm 2000 ñếến 2008. Hình I-3 - Cơ cấuu hàng nhập 100% Khác - SITC 0, 1, 2, 9% 9% 12% 11% 10% 9% 12% 90% 16% 18% 4, 8, 9 7% 13% 13% 11% 7% 80% 15% 16% 12% 19% 11% Nhiên liệu ă dầu, liệ (xăng ầ 70% 13% 23% 12% 16% than ñá) ñ - SITC 3 18% 13% 60% 13% 19% 41% 35% 50% 22% 16% Hóa chất ả chấ và các sản 41% phẩ liên quan - phẩm 40% 23% 32% 36% SITC 5 30% 23% Hàng chế tác phân 20% 40% 45% liệ ñầ theo nguyên liệu ñầu 31% 35% 29% 25% vào - SITC 6 10% 20% 23% 23% 0% thiế bịị - Máy móc thiết SITC 7 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 (Nguồn: Tác giả tính từ t UN-Comtrade) ỉệt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc ña số là máy móc, thiết Các mặt hàng Vỉệ thi bị và nguyên vật liệu ñầuu vào cho các ngành sản xuất chủ ñạo như:: nông nghiệp, nghi xây dựng, dệt may, da giày… (Các Các ngành hàng SITC 5, 6, 7 luôn chiếm chi ơn 70% tổng hơn t kim ngạch - Hình I-3, chi tiết: Phụ lụục 2 – Bảng - B-8). Có thể nói, hàng nhập khẩẩu từ Trung Quốc có vai trò quan trọng trong s xuất chủ yếu của Việtt Nam. Đa ong các ngành sản Đ số các mặt hàng này Việt Nam chưa chủ ñộng sản xuất ñược. Đồng thời, các mặtt hàng này có ưu ư thế nổi c thấp. Như vậy, bức tranh nhập khẩẩu từ Trung Quốc có trội là chủng loạii phong phú, giá cả lẽ không ñơn thuần chỉ bao gồm g các “gam màu” tiêu cực. Thương mạii hai chiều chi với Trung Quốc có vai trò quan trọng ng với v Việt Nam và tiềm ẩn trong tương ương lai cả c những cơ hội và thách thức. Thị trường ng Trung Quốc Qu có nhu l nhất thế giới, ñang trên ñà tăng trưởng cầu nhập khẩu thuộcc hàng lớn ng nhanh - ñây là cơ Như thách thức cũng rất lớn vì Trung Quốcc ñang hội cho Việt Nam.. Nhưng ñ ñư ñược coi là “công xưởng của thế giới”. gi Sự trỗi dậy của quốc gia này có thể tổổn hại ñến năng lực 3 nguy tài nguyên thể hiện rõ ở Việt Nam khi nhiềều cánh rừng bị phá ñể Theo Coxhead (2007), lờii nguyền trồng bi bị tàn phá nặng nề ñể nuôi tôm xuấtt khẩu, ng cà phê, các vùng sinh thái ven biển kh chất lượng thể chế chưa ñáp ứng ñược nhu cầuu phát triển... tri Trong khi sản phẩm củaa các ngành công nghiệp nghi chế tác khác lại gần như không có lợi thế cạnh nh tranh. 4 Nhóm hàng này thuộcc ngành hàng máy móc thiết thi bị có mã SITC 1 chữ số là 7.
  15. 4 cạnh tranh cho các nước láng giềng5, cơ hội cho các nước phát triển sau như Việt Nam là không nhiều. Đồng thời, việc Trung Quốc tăng trưởng kinh tế nhanh sẽ kéo theo sức cầu nhập khẩu tài nguyên tăng lên, cùng với ñó là việc mở cửa thị trường mạnh mẽ có thể sẽ khiến cho Việt Nam bị cuốn vào vòng xoáy của “lời nguyền tài nguyên mới” do phải tiếp tục duy trì cơ cấu xuất khẩu thâm dụng tài nguyên, trong khi các ngành chế tác thâm dụng lao ñộng có nguy cơ bị mất lợi thế do sự cạnh tranh của hàng Trung Quốc6. Láng giềng của Việt Nam, các nước ASEAN5 (gồm Indonesia, Malaysia, Philipines, Singapore và Thái Lan) xét trên tổng thể, ñều có thặng dư thương mại với Trung Quốc (Ha Thi Hong Van, 2011, trang 5). Kinh nghiệm của các nước này trong chuyển ñổi cơ cấu, ña dạng hóa, nâng cao tính cạnh tranh và giá trị các mặt hàng xuất khẩu là một trong những phương án cần ñược xem xét trong chính sách ngoại thương7 và chắc chắn hữu ích cho Việt Nam. Có thể nói, không chỉ thâm hụt thương mại, mà ñộng lực tăng trưởng thương mại, cấu trúc hàng hóa XNK, cơ hội và thách thức trong tương lai của thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc cũng phản ánh gần như toàn bộ viễn cảnh kinh tế Việt Nam. Chính vì vậy, một nghiên cứu về thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc là cần thiết, nhằm có ñược một cách nhìn tổng thể, khách quan về ñộng lực và cấu trúc thương mại, cũng như ẩn chứa ñằng sau ñó là những kinh nghiệm về cải cách cơ cấu, ñổi mới chính sách công nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh... Qua ñó có thể ñưa ra những chính sách cải thiện cán cân thương mại, ổn ñịnh vĩ mô và quan trọng hơn cả là tăng cường năng lực cho nền kinh tế Việt Nam8. I.2 Tổng quan về các nghiên cứu liên quan Đã có nhiều nghiên cứu về ñề tài tác ñộng của sự trỗi dậy của Trung Quốc tới Việt Nam như Ha Thi Hong Van và Do Tien Sam (2009); Tran Thi Anh-Dao, Vo Tri Thanh và các cộng sự (2009); Tran Thi Anh-Dao (2010); Ha Thi Hong Van (2011). Ha 5 Theo Coxhead (2007) và Yusuf, Nabeshima và Perkin (2007, trang 45). 6 Theo Coxhead (2007, trang 1112-1113), quá trình tăng trưởng và hội nhập nhanh chóng của Trung Quốc có vẻ như sẽ làm giảm lợi nhuận các ngành thâm dụng lao ñộng, nhưng lại tăng lợi nhuận các ngành khai thác tài nguyên của Việt Nam, Indonesia… Và như thế các ngành giải quyết nhiều việc làm sẽ giảm sút và các nước trên sẽ phải khai thác cạn kiệt tài nguyên của mình ñể xuất khẩu. 7 Theo Lall (2000, trang 2), “Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, thành công trong xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng hơn trong thành tích phát triển kinh tế. Ngoài những tác ñộng tích cực trực tiếp như thu về ngoại tệ, ñạt ñược khả năng chuyên môn hóa, lợi thế kinh tế theo quy mô và tiếp cận công nghệ mới. Xuất khẩu còn có những tác ñộng tích cực gián tiếp khác như tăng hiệu quả và cạnh tranh của các ngành kinh tế. Nếu công nghiệp hóa vẫn ñược coi là ñộng lực phát triển kinh tế thì chuyển ñổi cơ cấu, tăng cường công nghệ, hiện ñại hóa và xuất khẩu hàng chế tác là dấu hiệu cho thấy ñộng lực ñó ñang hoạt ñộng hiệu quả”. 8 Rodrik (2006, trang 3) cho rằng, nghiên cứu về sự trỗi dậy của Trung Quốc là rất quan trọng, không chỉ bởi vì Trung Quốc là mẫu hình ñể các nước ñang phát triển noi gương, mà còn bởi vì chính sách tương lai của chính Trung Quốc cũng phụ thuộc vào những bài học này.
  16. 5 Thi Hong Van và Do Tien Sam (2009) là nghiên cứu ñịnh tính về mối quan hệ rất rộng, cả về thương mại, ñầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) và hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tran Thi Anh-Dao, Vo Tri Thanh và các cộng sự (2009) và Tran Thi Anh-Dao (2010) sử dụng phương pháp ñịnh lượng, nhưng nghiên cứu về viễn cảnh của xuất khẩu Việt Nam trước sự cạnh tranh của Trung Quốc, sử dụng bộ dữ liệu ña phương (dữ liệu tổng xuất khẩu của Việt Nam và Trung Quốc) mà chưa ñề cập ñến những ñặc ñiểm trong thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ha Thi Hong Van (2011) nghiên cứu ñịnh tính về trao ñổi thương mại hàng thứ cấp giữa Việt Nam và Trung Quốc. I.3 Mục tiêu nghiên cứu Theo hiểu biết của tác giả luận văn này, chưa có nghiên cứu về các ñộng lực tăng trưởng thương mại, cấu trúc và lợi thế so sánh hàng hóa XNK trong quan hệ thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc, ñặc biệt là trong giai ñoạn từ 2004-2008, khi mà thâm hụt thương mại Việt-Trung trở nên rất gay gắt (liên tục tăng gấp ñôi qua từng năm từ 2004-2007). Nghiên cứu các ñộng lực tăng trưởng thương mại sẽ cho thấy những nhân tố thúc ñẩy, cũng như cản trở nỗ lực xuất-nhập khẩu, từ ñó sẽ có những chính sách góp phần cải thiện thâm hụt. Các phân tích về cấu trúc công nghệ và lợi thế so sánh của hàng hóa XNK cho thấy những chỉ báo về thành tích xuất khẩu, cũng như hình ảnh công nghiệp hóa của nền kinh tế trong thời gian ñã qua, qua ñó phần nào có thể ñịnh hướng những chính sách dịch chuyển cấu trúc hàng xuất khẩu lên một tầm mức công nghệ cao hơn, ñảm bảo tăng trưởng bền vững hơn trong tương lai9. Mục tiêu của ñề tài kỳ vọng sẽ giải quyết ñược những vấn ñề trên. 9 Lall (2000, trang 3-4-5) cho rằng, công nghệ giữ vai trò ngày một quan trọng trong thương mại quốc tế. Nhất là trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và sự thay ñổi rất nhanh của công nghệ, thì các nước ñang phát triển, vốn là những nước “ñi sau” và nhập khẩu công nghệ, nên lợi thế cạnh tranh giữa các nước ñang phát triển chính là khả năng ứng dụng và học hỏi công nghệ, và vai trò của nhà nước trong công cuộc này là rất quan trọng. Tác giả nhận ñịnh “cấu trúc hàng xuất khẩu thâm dụng công nghệ sẽ có triển vọng tốt hơn cho tăng trưởng kinh tế trong tương lai, vì thương mại những sản phẩm này có xu thế tăng nhanh hơn mức ñộ thương mại nói chung, ñộ co giãn với thu nhập cao hơn, tạo ra nhu cầu mới và thay thế những sản phẩm cũ nhanh hơn. Chính vì thế mà các ngành công nghiệp công nghệ cao có tăng trưởng nhanh hơn các ngành khác… Các ngành công nghệ cao có sức lan tỏa rộng hơn vì chúng tạo ra những kỹ năng và kiến thức mới. Ngược lại, các ngành công nghệ ñơn giản có xu hướng thị trường phát triển chậm hơn, tiềm năng học hỏi giới hạn hơn, quy mô nhỏ và tác ñộng lan tỏa thấp hơn. Các ngành công nghệ ñơn giản cũng dễ bị tổn thương bởi các ñối thủ cạnh tranh có chi phí nhân công thấp hơn, bởi các công nghệ thay thế và sự chuyển dịch của thị trường”.
  17. 6 I.4 Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Các ñộng lực làm gia tăng thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong giai ñoạn 2000-2008 là gì? Câu hỏi 2: Cấu trúc, công nghệ và năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất, nhập khẩu trong quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc trong giai ñoạn 2000-2008 ra sao? Câu hỏi 3: Chính sách cải thiện thâm hụt thương mại Việt Nam – Trung Quốc nên như thế nào? I.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: quan hệ thương mại và thâm hụt của Việt Nam trong thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc. Phạm vi: ñề tài nghiên cứu về các nhân tố làm gia tăng thương mại, cấu trúc và năng lực cạnh tranh của các hàng hóa chủ yếu trong quan hệ thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc từ năm 2000 ñến 2008. I.6 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp ñược sử dụng trong phân tích các ñộng lực gia tăng xuất-nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc là phương pháp Thị phần không ñổi (CMS - Constant Market Share). Phương pháp này ñược áp dụng trong ñề tài sẽ cho thấy các tác ñộng tích cực (hay tiêu cực) tới tăng trưởng xuất khẩu của các yếu tố: cơ cấu hàng hóa và năng lực cạnh tranh. Qua ñó tìm ra nguyên nhân tại sao xuất khẩu của Việt Nam lại quá chậm, ñâu là những lực cản, và tương tự, những lực ñẩy nào ñã làm cho xuất khẩu của Trung Quốc tăng rất nhanh, vì thế sẽ thấy ñược những yếu tố gây nên thâm hụt thương mại của Việt Nam hiện nay. Những phân tích này sẽ làm rõ, Việt Nam nên ñổi mới và lựa chọn chính sách công nghiệp như thế nào ñể cải thiện thâm hụt thương mại. Phương pháp phân tích cấu trúc công nghệ hàng hóa xuất-nhập khẩu các hàng hóa chủ yếu trong thương mại hai chiều Việt – Trung ñược sử dụng trong ñề tài sẽ là phương pháp của Lall (2000). Khung phân tích này sẽ cho thấy ñặc ñiểm về công nghệ và các nhân tố thâm dụng trong sản xuất hàng hóa xuất–nhập khẩu của Việt Nam. Qua ñó sẽ chỉ ra ñược tính bền vững và hiệu quả của quan hệ thương mại giữa 2 nước. Phương pháp phân tích chỉ số Lợi thế so sánh bộc lộ (RCA - Revealed Competitive Advantage) ñể phân tích lợi thế so sánh các hàng hóa chủ yếu trong quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc. Các phân tích chỉ số RCA sẽ nhận diện những hàng hóa XNK của Việt Nam thực sự có lợi thế so sánh, cũng như quá trình chuyên
  18. 7 môn hóa, ña dạng hóa trong quan hệ thương mại giữa 2 nước. Với những phân tích này, ñề tài sẽ kiến nghị những chính sách nhằm khai thác tối ña lợi thế so sánh trong thương mại với Trung Quốc. I.7 Số liệu sử dụng trong ñề tài Số liệu về thương mại ñược sử dụng sẽ là số liệu XNK hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 2000 ñến 2008 ñược khai thác tại UN-Comtrade theo hệ thống phân loại SITC Rev3 cùng với các nguồn dữ liệu bổ sung từ GSO, Worldbank... Các phân tích ñịnh tính về cấu trúc hàng hóa và phân tích chỉ số RCA sẽ sử dụng dữ liệu mức 3 chữ số. Ở mức phân tích này, số liệu không quá tổng hợp nhưng có thể phân biệt các loại hàng hóa ở các cấp ñộ phức hợp công nghệ khác nhau trong cùng một nhóm hàng (Lall, 2000, trang 6). Riêng phương pháp CMS phân tích trên dữ liệu SITC - 1 chữ số vì mục ñích của ñề tài chỉ dừng lại ở việc tìm ra những ñộng lực tăng trưởng xuất khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc ở mức ñộ tổng hợp nhất. Giai ñoạn nghiên cứu 2000 – 2008 có chiều dài 9 năm ñược kỳ vọng sẽ phản ánh tương ñối ñầy ñủ và xác thực về bức tranh thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc trong thời gian gần nhất có thể (ñến tháng 2/2011, UN-Comtrade vẫn chưa có số liệu của Việt Nam các năm 2009, 2010). Xuất phát ñiểm năm 2000, thương mại hai chiều Việt–Trung tương ñối cân bằng. Tuy nhiên, từ thời ñiểm này trở ñi, thâm hụt của Việt Nam tăng rất nhanh. Vì vậy, nghiên cứu thương mại hai chiều ViệtNam – Trung Quốc trong giai ñoạn này kỳ vọng sẽ nêu bật lên ñược các ñặc ñiểm về cấu trúc hàng hóa, về các lực ñẩy và lực cản (ñộng lực) XNK và qua ñó giải thích ñược phần nào nguyên nhân của thâm hụt. Giai ñoạn này cũng ñược ñánh dấu rất nhiều sự kiện kinh tế quốc tế liên quan ñến cả 2 nước. Đó là sự hồi phục dần của nền kinh tế Châu Á sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997-1998; Trung Quốc gia nhập WTO; Hiệp ñịnh thương mại song phương BTA Việt Nam – Hoa Kỳ (quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới và là ñối tác quan trọng bậc nhất trong kinh tế của Việt Nam) có hiệu lực và Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Để có thể phân tích rõ ñược sự chuyển dịch cơ cấu hàng hóa XNK, và sự thay ñổi các ñộng lực xuất-nhập khẩu trong mô hình CMS, giai ñoạn nghiên cứu sẽ ñược chia thành 2 phân ñoạn: từ năm 2000 ñến 2004 và từ 2004 ñến 2008. Năm 2004 ñược chọn là năm bản lề, ñiểm giao cắt qua 2 phân ñoạn nghiên cứu là do ñây là thời ñiểm giữa của giai ñoạn 2000-2008. Đồng thời, từ thời ñiểm này trở ñi, Trung Quốc vượt qua Nhật Bản trở thành ñối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch 2 chiều lên tới hơn 7 tỷ USD (Phụ lục 2 – Bảng - B-1).
  19. 8 I.8 Cấu trúc luận văn Chương II trình bày về khung phân tích và các nghiên cứu trước về các phương pháp CMS, phân lớp cấu trúc hàng hóa của Lall (2000) và phương pháp chỉ số lợi thế so sánh RCA. Chương III bao gồm các kết quả tính toán và phân tích về ñộng lực tăng trưởng xuất khẩu, cấu trúc hàng hóa trong thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc. Dựa trên các kết quả phân tích ở Chương III, Chương IV sẽ ñưa ra các kiến nghị và phản biện chính sách nhằm cải thiện thâm hụt thương mại của Việt Nam. Chương V sẽ kết luận những kết quả ñạt ñược, những hạn chế của ñề tài.
  20. 9 Chương II - Tổng quan về khung phân tích và các nghiên cứu trước II.1 Phương pháp Thị phần không ñổi CMS Phương pháp Thị phần không ñổi (CMS – Constant market share) lần ñầu tiên ñược ñưa ra bởi Tyszynski (1951), nhằm phân tích các luồng thương mại quốc tế. Được phát triển bởi Leamer và Stern (1970) và rất nhiều các tác giả khác tiếp tục sửa ñổi, bổ sung như Richardson (1971), Ichikawa (1996), Memedovic và các cộng sự (2010a)... Hiện nay, phương pháp CMS nói chung ñược sử dụng trong rất nhiều nghiên cứu về thương mại quốc tế, ñặc biệt là phân tích ñộng lực tăng trưởng các luồng xuất khẩu. II.1.1 Tổng quan Theo Leamer và Stern (1970, trang 171), với giả ñịnh thị phần xuất khẩu của các quốc gia là không ñổi theo thời gian, “xuất khẩu của một quốc gia có thể thất bại (thành công) trong tăng trưởng nhanh bởi 3 nguyên nhân chính: (1) cơ cấu xuất khẩu chủ yếu tập trung vào các hàng hóa có cầu tăng trưởng chậm (nhanh); (2) quốc gia ñó tập trung xuất khẩu ñến những quốc gia có nền kinh tế trì trệ (tăng trưởng); (3) quốc gia ñó thất bại (thành công) trong việc cạnh tranh với các quốc gia xuất khẩu khác”. Với những lập luận ñó, Leamer và Stern (1970) ñã xây dựng phương pháp CMS nhằm phân tích tăng trưởng thương mại với 3 yếu tố kể trên. Mặc dù ñược phát triển với nhiều phiên bản khác nhau và tồn tại một số bất cập ñược chỉ ra bởi Richardson (1971), nhưng mô hình CMS của Leamer và Stern (1970) vẫn ñược sử dụng nhiều trong các nghiên cứu về phân tích nguồn tăng trưởng thương mại của các quốc gia như: ADBI (2002) dùng ñể phân tích liệu các nước Đông Á mới nổi có ñánh mất tính cạnh tranh xuất khẩu trước khủng hoảng 1997; Juswanto và các cộng sự (2003) dùng ñể kiểm chứng năng lực xuất khẩu hàng chế tác của Indonesia trong những năm 1990; Holst và Weiss (2004) sử dụng CMS ñể kiểm ñịnh sự cạnh tranh trong xuất khẩu sang Hoa Kỳ và Nhật Bản giữa Trung Quốc với khối ASEAN5; Tran Thi Anh-Dao (2010) và Tran Thi Anh-Dao, Vo Tri Thanh và các cộng sự (2009) phân tích ñộng lực tăng trưởng thương mại của Việt Nam và Trung Quốc giai ñoạn 1997-2004. Trong phân tích thương mại song phương, phương pháp ñược sử dụng là mô hình phân tích “2 cấp ñộ”10 của Leamer và Stern (1970, trang 173-174) như các nghiên cứu sau: Rodriguez (1995) ñã sử dụng mô hình CMS phân tích và nhận dạng các biến tác ñộng ñến sự gia tăng nhanh chóng của thương mại song phương giữa New Zealand 10 Nguyên văn Tiếng Anh là: “two-level” analysis.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2