intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tính hệ số Beta theo chỉ số VN-Total đại diện tổng thể thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:93

18
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài có cấu trúc gồm 3 chương trình bày các nội dung: Hệ số beta và những bằng chứng thực nghiệm; kiểm tra tính ổn định và những hạn chế của hệ số beta trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay; tính toán chỉ số VN-Total đại diện cho thị trường chứng khoán Việt Nam và hệ số beta chứng khoán theo chỉ số VN-Total.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tính hệ số Beta theo chỉ số VN-Total đại diện tổng thể thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH     ---------- ω ----------  HOÀNG THỊ ANH THƯ TÍNH HỆ SỐ BETA THEO CHỈ SỐ VN-TOTAL ĐẠI DIỆN TỔNG THỂ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ       TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12 NĂM 2011  
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------- ω ----------    HOÀNG THỊ ANH THƯ TÍNH HỆ SỐ BETA THEO CHỈ SỐ VN-TOTAL ĐẠI DIỆN TỔNG THỂ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60.31.12  LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang               TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011     
  3.     LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, bạn bè, gia đình và các đồng nghiệp. Trước hết, tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn đến PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang - người đã rất tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và các anh chị trong công ty chứng khoán đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này. TP.Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2011 Học viên Hoàng Thị Anh Thư  
  4.   LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự giúp đỡ của Cô  hướng dẫn và những người mà tôi đã cảm ơn; số liệu thống kê là trung thực, nội dung  và kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng được công bố trong bất cứ công  trình nào cho tới thời điểm hiện nay.       Tp.HCM, ngày 26 tháng 12 năm 2011     Tác giả             Hoàng Thị Anh Thư       
  5.   Mục lục nội dung  MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1  1.  Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1  2.  Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1  3.  Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2  4.  Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 2  5.  Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3  6.  Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 3  7.  Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................... 4  8.  Bố cục luận văn ................................................................................................ 4  9.  Những đóng góp của luận văn .......................................................................... 4  CHƯƠNG 1: HỆ SỐ BETA VÀ NHỮNG BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM ....... 5  1.1  Tìm hiểu beta và những ứng dụng của beta vào việc nghiên cứu thị trường vốn .     ......................................................................................................................... 5  1.2  Beta phụ thuộc vào nhiều nhân tố ..................................................................... 7  1.3  Khảo sát thực nghiệm trước đây ....................................................................... 9  1.3.1  Những bằng chứng thực nghiệm từ thị trường Mỹ ...................................... 11  1.3.2  Bằng chứng từ thị trường Anh .................................................................... 13  1.3.3  Bằng chứng thực nghiệm ở thị trường Nhật ................................................ 15  1.3.4  Bằng chứng từ thị trường mới nổi .............................................................. 16  1.3.5  Bằng chứng từ thị trường Việt Nam ........................................................... 19  1.4  Kết luận chương 1 .......................................................................................... 22  CHƯƠNG 2: KIỂM TRA TÍNH ỔN ĐỊNH VÀ NHỮNG HẠN CHẾ CỦA HỆ SỐ BETA TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM HIỆN NAY .......... 24  2.1.  Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam ................................................. 24  2.1.1 Số công ty niêm yết ..................................................................................... 24   
  6. 2.1.2 Khối lượng và giá trị giao dịch..................................................................... 26  2.1.3 Giá trị vốn hóa thị trường ............................................................................. 27  2.2.  Kiểm tra tính ổn định của hệ số beta ............................................................... 31  2.2.1. Phương pháp kiểm tra ................................................................................. 31  2.2.2 Kết quả ........................................................................................................ 36  2.3.  Kết luận chương 2 .......................................................................................... 42  CHƯƠNG 3: TÍNH CHỈ SỐ VN-TOTAL ĐẠI DIỆN CHO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ HỆ SỐ BETA THEO CHỈ SỐ VN-TOTAL . 43  3.1    Tính chỉ số VN-Total đại diện cho thị trường chứng khoán Việt Nam ............ 43  3.1.1 Phương pháp tính ......................................................................................... 43  3.1.2 Kết quả ........................................................................................................ 46  3.2    Hệ số beta theo chỉ số VN-Total ..................................................................... 50  3.3    Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................. 57  3.4    Khuyến nghị sử dụng hệ số beta trong quyết định đầu tư ................................ 57  3.5  Kết luận chung ............................................................................................... 58  TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 60  PHỤ LỤC 1: Danh mục các công ty chứng khoán trong mẫu phân tích ..................... 62  PHỤ LỤC 2: Bài nghiên cứu của Sromon Das (2008) ............................................... 63  PHỤ LỤC 3: Giả thuyết mô hình CAPM ................................................................... 79  PHỤ LỤC 4: Giả thuyết của hồi quy tuyến tính ......................................................... 81      
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT HOSE  : Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh  HAX  : Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội  FF  : Mô hình Fama và French  CAPM  : Mô hình định giá tài sản vốn  NYSE  : Thị trường chứng khoán New York  LSE  : Thị trường chứng khoán London  TSE  : Thị trường chứng khoán Tokyo  KLGD  : Khối lượng giao dịch  KLNY  : Khối lượng niêm yết  VN-Total  : Chỉ số trung bình giá chứng khoán trên thị trường Việt Nam (bao gồm  HOSE và HAX) do tác giả tự đặt tên.                         
  8.     DANH MỤC BẢNG Bảng 2. 1 Số lượng công ty niêm yết trên sàn qua các năm 2000-2010 ....................... 25 Bảng 2. 2 Khối lượng và giá trị giao dịch trên hai sàn từ 2000-2010 ........................... 26 Bảng 2. 3 Giá trị beta của mỗi chứng khoán ............................................................... 36 Bảng 2. 4 Ước tính phương trình hồi quy sử dụng thời gian như một biến số.............. 38 Bảng 2. 5 Ước lượng phương trình hồi quy bằng biến giả ........................................... 41  Bảng 3. 1 Chỉ số VN-Total, VN-Index, HAX-Index giai đoạn 2006-2011 .................. 46 Bảng 3. 2 Chỉ số VN-Total theo cách tính VN-Index, theo trọng số khối lượng giao  dịch và theo trọng số khối lượng niêm yết .................................................................. 49 Bảng 3. 3 Giá trị beta của các chứng khoán ................................................................ 51 Bảng 3. 4 Ước tính phương trình hồi quy sử dụng thời gian như một biến số.............. 53 Bảng 3. 5 Ước tính phương trình hồi quy sử dụng biến giả với chỉ số VN-Total ......... 55      
  9.   DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2. 1 Giá trị vốn hoá thị trường trên HOSE năm 2000-2010 (tỷ đồng) ................. 28 Hình 2. 2 Giá trị vốn hoá trên cả hai sàn và Upcom (%GDP)...................................... 28 Hình 3. 1 Chỉ số VN-Total, VN-Index, HAX-Index giai đoạn 2006-2011 .................. 47 Hình 3. 2 Chỉ số VN-Total, VN-Total theo KLGD, VN-Total theo KLNY ................. 50    
  10. 1    MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thị trường chứng  khoán là  một  khái niệm quen thuộc tại các nước có nền kinh tế  phát triển. Trong những năm qua thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự phát triển  mạnh mẽ, đáp ứng ngày càng đa dạng và phong phú của các nhà đầu tư. Bên cạnh đó  thì thị trường chứng khoán cũng có những biến động lớn dẫn đến sự thua lỗ cũng như  sụt giảm chỉ số VN-Index. Do đó, đầu tư chứng khoán cũng có rủi ro, rủi ro đó là sự  bất  ổn,  sự  biến  thiên  có  khả  năng  của  lợi  nhuận  thực  tế  so  với  lợi  nhuận  kỳ  vọng.  Thông thường để đo lường rủi ro người ta dùng phân phối xác suất với các tham số đo  lường phổ biến là phương sai, độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên và  đặc biệt là hệ số beta  (β).   Tuy nhiên bản thân hệ số beta (β) có thể giữ vai trò quyết định đầu tư hay không?  Hệ số beta (β) liệu có ổn định theo thời gian hay không? Hệ số beta (β) phụ thuộc lớn  vào chỉ số đại diện cho thị trường chứng khoán Việt Nam VN-Index, trong khi chỉ số  này đang bộc lộ một số hạn chế, liệu nên đưa ra chỉ số mới “VN-Total” khắc phục hạn  chế đó hay không?  Đây là những câu hỏi mà nhiều nhà kinh tế quan tâm. Và để trả lời những câu hỏi  này, tác giả đã lựa chọn đề tài “Tính hệ số beta theo chỉ số VN-Total đại diện tổng thể thị trường chứng khoán Việt Nam” để  làm  đề  tài  nghiên  cứu  luận  văn  bảo  vệ  khóa học Thạc sĩ của mình. 2. Tính cấp thiết của đề tài Việc cung cấp hệ số beta chứng khoán liệu có phản ánh đúng mức độ biến động lợi   
  11. 2    nhuận  cổ  phiếu  cá  biệt  so  với  mức  độ  biến  động  lợi  nhuận  danh  mục  cổ  phiếu  thị  trường hay không rất được quan tâm và thực hiện trong nhiều nghiên cứu kinh tế ở các  quốc gia khác nhau trên thế giới.   Tuy nhiên tại Việt Nam, các nghiên cứu về việc tính toán hệ số beta cho thị trường  chứng khoán Việt Nam còn khá mới mẻ, chưa có tổ chức chuyên nghiệp đứng ra công  bố và xác nhận độ tin cậy của nó. Những năm gần đây, cùng với sự gia tăng mạnh của  thị trường chứng khoán việc cung cấp thêm công cụ đo lường rủi ro đáng tin cậy là cần  thiết.  3. Mục tiêu nghiên cứu Thứ nhất: Tính toán hệ số beta của một số chứng khoán tiêu biểu và kiểm tra liệu  hệ  số  beta  (β) có  ổn  định  qua  các  thời  kỳ  thị  trường  từ năm  2006  đến  tháng  10  năm  2011 của Việt Nam hay không?  Thứ hai: Từ việc kiểm tra beta (β), ta thấy hệ số beta có một số hạn chế trong việc  tính toán dựa theo chỉ số VN-Index, tác giả muốn đưa ra chỉ số VN-Total thay cho VN-  Index đại diện chung cho toàn thị trường chứng khoán Việt Nam và tính toán lại hệ số  beta theo chỉ số VN-Total này.  4. Đối tượng nghiên cứu Để đạt mục tiêu nghiên cứu như nêu trên, luận văn hướng đến các đối tượng nghiên  cứu như sau:  - Giá đóng cửa của chứng khoán hàng ngày trên Sở giao dịch chứng  khoán Thành phố  Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HAX);  - Khối  lượng  giao  dịch  của  chứng  khoán  hàng  ngày  trên  Sở  giao  dịch  chứng  khoán  Tp.HCM và Sở giao dịch chứng  khoán Hà Nội;  - Chỉ số VN-Index và HaSTC-Index hàng ngày;   
  12. 3    - Cách tính hệ số beta; cách tính chỉ số VN-Index;  - Cách tính chỉ số VN-Total đại diện tổng thể thị trường chứng khoán Việt Nam.  5. Phạm vi nghiên cứu - Tổng  thể  chứng  khoán  đã  niêm  yết  trên  sàn  HOSE  và  HAX  từ  khi  cổ  phiếu  lên  sàn  niêm yết đến 13/10/2011 có 711 chứng khoán với 2625 ngày quan sát.  -  Chọn mẫu 24 công ty niêm yết trên sàn HOSE từ năm 2006 đến 13/10/2011 với 1434  ngày quan sát vì các công ty đã được niêm yết trên sàn chứng khoán trước năm 2007  thì dữ liệu đủ lớn để kiểm tra sự ổn định của beta chứng khoán.  - Đối tượng nghiên cứu là mức độ biến động rủi ro của chứng khoán so với biến động rủi  ro của danh mục thông qua  việc tính toán hệ số beta của các chứng khoán.  6. Phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như:  - Phương pháp hồi quy: để xác định mối quan hệ giữa các nhân  tố rủi ro và tỷ suất sinh  lợi. Để kiểm định tính ổn định của hệ số beta sử dụng  phương pháp hồi quy sử dụng  thời  gian  như  biến  số  và  phương  pháp  hồi  quy  sử  dụng  biến  giả  theo  đề  xuất  của  Sromon Das (2008) (Tham khảo ở phụ lục 2)  - Phân tích, so sánh kết hợp sử dụng bảng biểu, đồ thị nhằm làm rõ sự khác biệt của chỉ  số VN-Total đại diện tổng thể thị trường Việt Nam so với VN-Index.   - Công cụ: Sử dụng phần mềm Eview để tính toán hệ số beta, cũng như các hàm đặc biệt   của excel để lọc dữ liệu và tính toán chỉ số VN-Total.    
  13. 4    7. Dữ liệu nghiên cứu Trong luận  văn tác  giả đã sử dụng số liệu thống  kê từ các nguồn dữ liệu:  Sở giao  dịch chứng  khoán Tp.HCM  và  Sở  giao dịch  chứng   khoán Hà Nội trong  khoảng thời  gian từ năm 2000 đến 13/10/2011.   8. Bố cục luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn chia làm 3  chương:   Chương 1: Hệ số beta và những bằng chứng thực nghiệm.   Chương  2:  Kiểm  tra  tính  ổn  định  và  những    hạn  chế  của  hệ  số  beta  trên  thị  trường  chứng khoán Việt Nam hiện nay.   Chương 3: Tính toán chỉ số VN-Total đại diện cho thị trường chứng khoán Việt Nam  và hệ số beta chứng khoán theo chỉ số VN-Total.  9. Những đóng góp của luận văn  Thứ nhất, để giúp các nhà đầu tư xem xét, cân nhắc khi ra quyết định đầu tư một trong  những tham số quan trọng phản ánh rủi ro của cổ phiếu là hệ số beta (β) tuy nhiên một  vấn đề đặt ra liệu beta có biến đổi theo thời gian hay không?  Tác giả hi vọng sẽ giúp  người đọc có cái nhìn rõ  hơn về hệ số beta khi ra quyết định đầu tư.    Thứ hai, luận văn là nghiên cứu định lượng để xây dựng một chỉ số VN-Total đại diện  cho tổng thể thị trường chứng khoán Việt Nam thay cho chỉ số VN-Index hiện tại.   Thứ ba, từ kết quả mô hình, luận văn đã tính toán lại hệ số beta chứng khoán theo chỉ  số VN-Total và kiểm tra tính ổn định của beta theo chỉ số VN-Total từ khi có sự ra đời  của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.  
  14. 5    CHƯƠNG 1: HỆ SỐ BETA VÀ NHỮNG BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM 1.1 Tìm hiểu beta và những ứng dụng của beta vào việc nghiên cứu thị trường vốn Beta là một khái niệm hay được sử dụng trong phân tích tài chính. Rủi ro của một  danh mục đa dạng hoá tốt phụ thuộc vào rủi ro thị trường của các chứng khoán trong  danh mục.  Góp  phần  của  chứng  khoán  vào  rủi  ro  của  một  danh  mục  đa  dạng  hoá  phụ  thuộc  vào chứng  khoán đó bị tác động như thế nào  bởi một sụt  giảm chung của thị trường.  Độ nhạy cảm này đối với thị trường được gọi là hệ số beta.  Beta đo lường mức độ mà các nhà đầu tư kỳ vọng giá cổ phần thay đổi đối với một  phần trăm  thay đổi tăng thêm trên thị trường. Beta trung bình của tất cả các cổ phần  bằng một. Một cổ phần có beta lớn hơn một thì có nhạy cảm cao đối với các biến động  thị trường, một cổ phần có beta nhỏ hơn một thì không có nhạy cảm cao đối với các thị  trường. Độ lệch chuẩn của  một danh  mục đa  dạng hoá tỷ lệ  với beta của chúng. Như  vậy, một danh mục đa dạng hoá đầu tư vào cổ phần có beta bằng hai sẽ có gấp đôi rủi  ro so với danh mục đa dạng hoá đầu tư vào cổ phần có beta bằng một.     Tính  toán  beta  để  nắm  bắt  “rủi  ro  hệ  thống”  là  ý  nghĩa  quan  trọng  mà  công  trình  nghiên cứu của Giáo sư Sharpe (1964), Lintner (1965) và Mossin (1966) đã thực hiện.  Mô hình này dùng để nghiên cứu thị trường vốn, cụ thể là lựa chọn các chứng khoán  riêng lẻ và một danh mục đầu tư. Mô hình này ban đầu chỉ là xây dựng một tài sản với  danh mục thị trường, rủi ro hệ thống hay “beta” có thể đo lường chính xác rủi ro của tài  sản và quyết định tỷ suất sinh lợi của tài sản đó. Tương tự, các công trình nghiên cứu   
  15. 6    thực nghiệm thực hiện bởi G.S Black, Jense, Schole (1972) cũng dựa trên “phiên bản  beta bằng 0” của G.S Black (1972). Tuy nhiên những nghiên cứu thực nghiệm sau đó  đã  đi  ngược  lại  mô  hình  này  cụ  thể  nghiên  cứu  của  Banz  (1981),  Daniel  (1997)  cho  thấy rằng quy mô công ty là nhân tố then chốt quyết định tỷ suất sinh lợi chứng khoán.   Có rất nhiều phương pháp để ước lượng hệ số rủi ro beta cho các cổ phiếu trên thị  trường  chứng  khoán.  Việc  sử  dụng  phương  pháp  nào  tùy  thuộc  vào  sự  phù  hợp  của  phương  pháp  đó  với  thị  trường  đang  xét,  tùy  thuộc  vào  ý  muốn  chủ  quan  của  người  đánh giá, cũng như phụ thuộc vào hiệu quả mà phương pháp đó mang lại. Các phương  pháp thường được sử dụng  là:    Ước lượng beta thông qua các phương pháp đơn giản bằng đồ thị.   Ước lượng beta bằng mô hình chỉ số đơn (SIM)   Ước lượng beta bằng mô hình CAPM dựa trên số liệu lịch sử.  Trong đó ước lượng beta qua mô hình CAPM là phương pháp được sử dụng phổ biến  nhất.  Theo mô hình CAPM, TSSL kỳ vọng của một tài sản được tính như sau:  ( )= + ( )−   Trong đó:     E(ri) là tỷ suất sinh lợi kỳ vọng hay chi phí vốn của chứng khoán i    βi là rủi ro hệ thống dựa trên độ nhạy cảm của chứng khoán i với thị trường    rf là lãi suất phi rủi ro.  Thực  nghiệm  cho  thấy  beta  ảnh  hưởng  đến  tỷ  suất  sinh  lợi  của  mẫu  phân  tích.  Nghiên  cứu  về  sự  di  chuyển  của  giá  cổ  phiếu  thấy  rằng  mỗi  chứng  khoán  hay  danh  mục của chứng khoán có 2 thành phần rủi ro đó là rủi ro hệ thống hay còn gọi là rủi ro  thị trường là rủi ro không thể đa dạng hóa được. Biến số thể hiện rủi ro không thể đa  dạng hóa gọi là “beta”, biến số này có mối liên hệ với tỷ suất sinh lợi kỳ vọng. Ngoài   
  16. 7    ra beta cũng đo lường độ biến động  và tính thanh khoản của chứng  khoán đó. Rủi ro  thứ hai là “alpha” (α) có thể đa dạng hóa bởi các nhà đầu tư hợp lý. Lý thuyết này cho  rằng  những  nhà  đầu  tư hợp  lý  sẽ  loại  bỏ  rủi  ro  phi  hệ  thống.  Tuy  nhiên  điều  đó  cho  thấy rằng nhà đầu tư nhận thấy rủi ro hệ thống hay beta như là rủi ro vốn có của chứng  khoán.  Hệ số beta là hệ số rủi ro  không thể đa dạng hóa được ngay cả  trong  mô hình đa  nhân tố. Ngày nay, nhà nghiên cứu cho rằng hệ số beta là một trong những nhân tố ảnh  hưởng quyết định đầu tư. Tuy nhiên, việc sử dụng hệ số beta là hạn chế do yếu tố tính  toán beta dựa trên dữ liệu trong quá khứ và sẽ khó để dự đoán sự thay đổi trong tương  lại.  Nhìn  vào  những  quan  điểm  khác  nhau  thể  hiện  trên  mô  hình,  công  thức  của  mô  hình CAPM trước đây dự đoán chứng khoán nào có beta càng cao thì sẽ có tỷ suất sinh  lợi càng cao khi mà tỷ suất sinh lợi thị trường cao hơn tỷ suất sinh lợi của tỷ suất phi  rủi ro. Trong trường hợp tỷ suất sinh lợi thị trường thấp hơn lãi suất phi rủi ro, chứng  khoán  có  beta  càng  cao  thì  tỷ  suất  sinh  lợi  càng  thấp.  G.S  Pettengill,  Sundaram  và  Mathur (1995) gọi đây là mối quan hệ có điều kiện của beta và tỷ suất sinh lợi. Riêng  đối  với lý do này, họ xác định quy trình  kiểm tra của Fama  và Macbeth (1973) bằng  cách loại bỏ yếu tố tự nhiên có điều  kiện  giữa beta  và tỷ suất sinh lợi. Phát hiện chủ  yếu của họ là mối liên hệ xác định mang ý nghĩa thống kê giữa beta và tỷ suất sinh lợi.  Tuy nhiên, Bodie và cộng sự của ông (2008)  tranh luận rằng mô hình đa nhân tố ảnh  hưởng  không  nhiều  lắm  so  với  những  mô  tả  nhân  tố  ảnh  hưởng  đến  tỷ  suất  sinh  lợi  chứng khoán.  Gooding, A., và O’Malley.F (1977) nghiên cứu sự biến động của beta qua các giai  đoạn thị trường và nhận ra rằng hầu hết các danh mục đầu tư bị tác động của xu hướng  thị trường và vì vậy beta cũng biến đổi theo.  1.2 Beta phụ thuộc vào nhiều nhân tố  
  17. 8    Vấn đề quan tâm khác được lưu ý là rất khó để thiết lập beta của một công ty, cho  dù  beta  không  thay  đổi  trong  thời  gian  dài,  hoặc  không  có  xu  hướng  biến  động  lên  xuống theo thị trường trong những thời kỳ (giai đoạn) khác nhau. Ví dụ, ngay cả thời  kỳ  đầu  cơ  giá  lên  và  giá  xuống  “bull  and  bear”  beta  của  chứng  khoán  hay  của  danh  mục chứng khoán di chuyển cùng chiều, vì  vậy dẫn đến kích thước rủi ro khác nhau.  Do đó beta phụ thuộc vào nhiều nhân tố như là lựa chọn giai đoạn, rủi ro tài sản cũng  được kể đến trong danh mục …  Một loạt các nghiên cứu đã xem xét tính ổn định của beta và rút ra kết luận chung  rằng thước đo rủi ro này thì không ổn định đối với cổ phiếu cá thể nhưng tính ổn định  của  beta  đối  với  danh  mục  các  cổ  phiếu  gia  tăng  mạnh.  Hơn  nữa,  danh  mục  các  cổ  phiếu càng lớn (trên 50 cổ phiếu) và có thời gian dài (trên 26 tuần) thì beta của danh  mục càng ổn định. Ngoài ra, các beta cao có xu hướng ngược lại với mức trung bình.  Cụ thể các danh mục có beta cao có xu hướng giảm theo thời gian dần về một (1,00)  trong  khi  các  danh  mục  có  beta  thấp  có  xu  hướng  tăng  theo  thời  gian  dần  về  một  (1,00).  Các nhân tố khác ảnh hưởng đến tính ổn định của beta là số tháng được sử dụng để  ước lượng beta ban đầu và beta kiểm định. Roenfeldt, Griepemtrog và Pflamm (PGP)  (2006) đã so sánh các beta được rút ra từ 48 tháng dữ liệu và beta sau đó của 12, 24,  36, 48 tháng. Các beta 48 tháng thì không tốt để ước lượng cho beta 12 tháng sau đó  nhưng khá tốt để ước lượng cho các beta 24, 36, 48 tháng.  Chen (2005) đã kết luận rằng các beta danh mục sẽ bị sai lệch nếu các beta của các  chứng khoán cá thể không ổn định, vì vậy ông đã đề xuất mô hình Bayes để ước lượng  beta thay đổi theo thời gian.  Carpemter  và Upton (2001) xem xét ảnh hưởng của  khối lượng  giao dịch lên tính  ổn định của beta và kết luận rằng những tiên đoán về beta sẽ tốt hơn nếu sử dụng các  beta đã điều chỉnh khối lượng giao dịch. Việc ảnh hưởng của khối lượng giao dịch lên   
  18. 9    các  ước  lượng  beta  có  liên  quan  đến  ảnh  hưởng  công  ty  nhỏ,  điều  này  cho  rằng  beta  của các chứng khoán có khối lượng giao dịch nhỏ thì bị sai lệch đi xuống như xác định  của Ibbotson, Kaplan  và Peterson (1998). Trong nghiên cứu của  Sromon Dass (2008)  tại thị trường Ấn Độ thì hầu hết kết quả beta ổn định qua các giai đoạn phân tích. Tuy  nhiên các kết quả phụ thuộc vào lựa chọn thời điểm và dựa vào việc phân loại.   Tóm lại, các beta cá thể nói chung bất ổn theo thời gian trong khi đó beta của các  danh  mục  lớn  ổn  định.  Ngoài  ra,  nên  sử dụng  ít  nhất  36  tháng  dữ liệu  để  ước  lượng  beta và tỉnh táo xem xét khối lượng và quy mô giao dịch của các cổ phiếu.  1.3 Khảo sát thực nghiệm trước đây Nhìn  vào  công trình nghiên cứu tiên phong  thực hiện trong quá  khứ về ứng dụng  của beta trong những thị trường khác nhau.  Blume  (1975)  là  nhà  nghiên  cứu đã  đóng  góp  to  lớn  trong  việc  ứng  dụng  beta  để  nắm bắt rủi ro hệ thống mà trong những giai đoạn sau này mỗi nhà nghiên cứu đã trích  dẫn mô hình của họ  Fabbozzi và Francis (1977) đã áp dụng kiểm tra ý nghĩa kinh  tế chuẩn để xem xét  tính  bền  vững  của  thị  trường  chứng  khoán  NewYork  (NYSE)  trong  cả  hai  giai  đoạn  đầu cơ giá lên và giá xuống (bull and bear) để áp dụng mô hình hồi quy biến giả. Họ  kết luận rằng giá trị của alpha và beta không bị ảnh hưởng bởi các thị trường khác nhau  (thời kỳ  giá lên  và  giá xuống – bull and bear phases), mà dựa vào từng chứng  khoán  riêng lẻ.  Trong nghiên cứu của Gooding và O’Malley (1977) xem xét tính ổn định của beta  qua các thời kỳ thị trường dựa trên beta danh mục. Họ đã đưa ra kết luận hầu hết danh  mục đầu tư bị tác động bởi sự di chuyển (biến động) của giá chứng khoán và xu hướng  của thị trường. Vì vậy beta không đứng yên. Họ cũng đưa ra quan điểm có thể những  dự đoán này sẽ cải thiện nếu giai đoạn dự báo là giá tăng.   
  19. 10    Fstrada  (2000)  đã  phân  tích  14  Sở  giao  dịch  chứng  khoán  châu  Âu  và  ông  nhận  thấy là sự gia tăng trong giá trị beta khi số lần xuất hiện (tần số) dữ liệu bị giảm. Ông  cũng lưu ý rằng hệ số beta thấp nhất khi sử dụng giá cổ phiếu hàng ngày có yếu tố tâm  lý hành  vi trong đó. Cũng  vậy,  giá trị beta ước tính là càng thấp  khi sử dụng dữ liệu  hàng tháng hơn là dữ liệu hằng quý. Một  vài nghiên cứu,  Scholes  và  William (1977)  khuyến khích sử dụng tỷ suất sinh lợi hàng ngày để tính beta vì nó liên quan đến một  vài câu hỏi kinh tế lượng quan trọng như là “biến nội sinh”.  Faff (2001) trong công trình phân tích của mình cũng cho thấy sự khác nhau giữa  beta qua chuỗi thời gian và phần bù rủi ro của mẫu phân tích trong điều kiện thị trường  biến đổi.  Woodward và Andeson (2003) một mặt sử dụng mô hình cho phép dịch chuyển nhẹ  nhàng  giữa các tình trạng khác nhau phụ thuộc vào tỷ suất sinh lợi trung bình của 12  tháng  trước  đó.  Những  nhà  nghiên  cứu cũng  lưu ý  một  số  hạn  chế  của  việc  sử dụng  beta. Mặc dù cho thấy những hạn chế khác nhau, Cochran (2005) gọi mô hình CAPM  là mô hình “đầu tiên, nổi tiếng nhất” và hơn hết là sử dụng mô hình trong định giá tài  sản.  Nhìn dữ liệu sử dụng, vấn đề quan tâm cần lưu ý là các nhà nghiên cứu không thay  đổi sử dụng dữ liệu hàng quý, hàng tháng, hàng tuần và hàng ngày để tính hệ số beta và  lưu ý sự khác nhau trong kết quả của nhiều trường hợp. Tóm lại, nhiều nhà nghiên cứu  cho thấy sự hạn chế của việc tính toán hệ số beta khi sử dụng dữ liệu khác nhau. Tuy  nhiên,  rủi  ro  hệ  thống  được  nắm  bắt  bởi  beta  và  xu  hướng  trong  tâm  lý  giá  cổ  phiếu  trong các thời điểm thị trường  khác nhau sẽ tiếp tục đóng  vai trò quan trọng để phân  loại các công ty về rủi ro và đưa ra quyết định đầu tư thích hợp.    Việc tính toán beta dựa vào mô hình CAPM. Sau khi mô hình CAPM đưa ra, nhiều  nhà nghiên cứu và các học giả đã thực hiện nhiều kiểm tra thực nghiệm khác nhau để   
  20. 11    đưa ra bằng chứng, hoặc những nghi ngờ và tranh luận. Theo giáo sư Xu (2001) những  bài kiểm tra thực tế về mô hình CAPM tập trung vào ba vấn đề chính của phương trình  - Thứ nhất, hệ số gốc (hệ số chặn) sẽ cân bằng lãi suất phi rủi ro.  - Thứ hai, beta chỉ đại diện cho rủi ro chứng khoán, được tính toán dựa vào những phân  tích biến tỷ suất sinh lợi kỳ vọng và mối quan hệ giữa beta- tỷ suất sinh lợi là quan hệ  tuyến tính.  - Cuối cùng, phần bù rủi ro là dương.  Trong  phần  này,  nghiên  cứu  thực  nghiệm  trước  đây  về  mô  hình  CAPM  sẽ  được  xem xét từ cả hai thị trường phát triển  và thị trường  mới nổi. Toàn bộ những nghiên  cứu thực  nghiệm  trước  đây  chưa đưa ra  kết  quả  thích  hợp.  Nói  chung  những  nghiên  cứu gần đây ủng hộ mô hình CAPM. Ngược lại, những bằng chứng sau đó dường như  không ủng hộ nhiều do beta được lựa chọn để xem như đại diện duy nhất cho rủi ro bị  nghi ngờ.  1.3.1 Những bằng chứng thực nghiệm từ thị trường Mỹ  Những thực nghiệm ban đầu Từ khi mô hình CAPM được phát triển từ năm 1960, rất nhiều bài nghiên cứu đưa  ra ở nước Mỹ, nó đã lấn át lý thuyết kiểm tra CAPM. Những bài kiểm tra ban đầu về  mô hình CAPM được xây dựng trong quốc gia đơn lẻ là nước Mỹ, và tập trung vào dữ  liệu từ trước tới năm 1969.  Black, Jense và Scholes (1972) kết luận rằng kết quả kiểm tra của họ đưa ra ủng hộ  mạnh mẽ cho mô hình CAPM. Sau khi phân tích tỷ suất sinh lợi của danh mục đầu tư  chứng khoán tại các mức độ beta khác nhau từ thời điểm 1926 đến 1966. Họ nhận ra  rằng nhìn chung có  mối quan hệ đơn  giản  giữa tỷ suất sinh lợi trung bình  và beta thị  trường khi sử dụng dữ liệu thị trường NYSE. Cả Blume và Friend (1973) và Fama và  Macbeth (1973) đã chỉ ra đường thẳng thể hiện mối quan hệ giữa rủi ro và tỷ suất sinh   
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2