intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:113

19
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn kiểm định sự tồn tại của kênh tín dụng trong truyền dẫn CSTT, đánh giá chiều hướng truyền dẫn CSTT qua kênh tín dụng của các NHTM tại Việt Nam nhằm đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả truyền dẫn CSTT qua kênh tín dụng của NHTM tại Việt Nam trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH ĐÀO TRÚC LINH TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUA KÊNH TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH ĐÀO TRÚC LINH TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUA KÊNH TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8 34 02 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Lý Hoàng Ánh TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
  3. Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Tóm tắt luận văn thạc sỹ Mục lục ......................................................................................................................... i Danh mục các từ viết tắt ............................................................................................... v Danh mục các bảng ...................................................................................................viii Danh mục các hình ...................................................................................................... ix Danh mục các phụ lục .................................................................................................. x
  4. LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam đoan danh dự về công trình khoa học này của mình, cụ thể: Tôi tên là: Đào Trúc Linh Sinh ngày 24 tháng 08 năm 1993 – Tại: TP. Hồ Chí Minh Quê quán: TP. Hồ Chí Minh Hiện công tác tại: Ngân hàng Bank of China (Hong Kong) Limited – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, Tầng trệt và tầng 11, Tòa nhà Times Square, 22 – 36 Nguyễn Huệ, Phƣờng Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM Là học viên khóa 19 của Trƣờng Đại học Ngân hàng TP.HCM Mã số học viên: 020119170078 Cam đoan luận văn: Truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng; Mã số: 8 34 02 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Lý Hoàng Ánh Luận văn này chƣa từng đƣợc trình nộp để lấy học vị thạc sỹ tại bất cứ một trƣờng đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã đƣợc công bố trƣớc đây hoặc các nội dung do ngƣời khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đƣợc dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi. TP.HCM, ngày tháng năm 2019 Tác giả Đào Trúc Linh
  5. LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên, tôi xin chân thành cảm ơn đến các Quý Thầy Cô Trƣờng Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. Sự hƣớng dẫn nhiệt tình của Quý Thầy Cô đã giúp tôi hoàn thành luận văn thạc sỹ này. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS. Lý Hoàng Ánh, ngƣời đã tận tình định hƣớng nghiên cứu, hƣớng dẫn, động viên và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian tôi hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình, đồng nghiệp và bạn bè. Chính sự quan tâm và những góp ý mà mọi ngƣời dành cho tôi đã giúp tôi hoàn thành luận văn này. TP.HCM, ngày tháng năm 2019 Tác giả Đào Trúc Linh
  6. TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Luận văn trình bày các cơ sở lý luận và các nội dung cơ bản về chính sách tiền tệ và truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam. Trong đó, luận văn chú trọng nghiên cứu cơ sở hình thành kênh tín dụng, phân tích cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ qua hai kênh chủ đạo của kênh tín dụng là kênh bảng cân đối kế toán của ngƣời đi vay và kênh khả năng cấp tín dụng của hệ thống ngân hàng. Bối cảnh kinh tế vĩ mô tại Việt Nam và thực trạng điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà Nƣớc trong giai đoạn 2009 – 2018 cũng đƣợc trình bày cụ thể trong luận văn nhằm làm rõ mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và kênh tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam trên thực tế cũng nhƣ các nhân tố ảnh hƣởng đến mối quan hệ này cụ thể trên phƣơng diện ngƣời đi vay, ngƣời cho vay và tổng hợp cả hai phƣơng diện. Luận văn tiến hành kiểm định sự tồn tại của các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam, thông qua đó đƣa ra kết luận về sự tồn tại của kênh tín dụng, đồng thời đánh giá chiều hƣớng truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam cũng nhƣ mức độ đóng của kênh này vào diễn biến các mục tiêu chính sách tiền tệ của nền kinh tế vĩ mô. Dựa vào kết quả nghiên cứu định lƣợng liên hệ với phân tích thực tiễn, luận văn trình bày những định hƣớng điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng thƣơng mại trong thời gian tới. Qua đó, đề xuất các giải pháp trực tiếp nhằm tăng cƣờng khả năng truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng cho ba chủ thể: Ngân hàng Nhà Nƣớc, hệ thống ngân hàng thƣơng mại và khách hàng vay vốn. Ngoài ra, luận văn còn đề xuất các giải pháp gián tiếp trên góc nhìn tổng thể nhằm hỗ trợ gia tăng hiệu quả truyền dẫn của kênh tín dụng.
  7. i MỤC LỤC CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUA KÊNH TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM ........................................................................................................ 1 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................................2 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU...............................................................................................2 1.4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................3 1.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................3 1.5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN ........................................................................................3 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUA KÊNH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI.......................................................................................................... 5 GIỚI THIỆU CHƢƠNG 2 ........................................................................................... 5 2.1. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ..............................................................5 2.1.1 Khái niệm chính sách tiền tệ ............................................................................. 5 2.1.2. Phân loại chính sách tiền tệ ............................................................................... 6 2.1.3. Mục tiêu của chính sách tiền tệ ......................................................................... 7 2.1.4. Các công cụ của chính sách tiền tệ .................................................................. 11 2.1.5. Truyền dẫn chính sách tiền tệ.......................................................................... 12 2.2. CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUA KÊNH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ................................................ 17 2.2.1. Cơ sở hình thành kênh tín dụng ...................................................................... 17 2.2.2. Truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng của ngân hàng thƣơng mại ... 19 2.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng thƣơng mại ............................................................................................... 22
  8. ii 2.3. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUA KÊNH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ..................................................................................... 27 2.3.1. Tổng quan nghiên cứu nƣớc ngoài .................................................................. 27 2.3.2. Tổng quan nghiên cứu trong nƣớc .................................................................. 28 2.4. KHOẢNG TRỐNG TRI THỨC .................................................................................. 29 2.4.1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn .................................................... 29 2.4.2. Những điểm mới của luận văn ........................................................................ 29 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .......................................................................................... 30 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUA KÊNH TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM ........................................................................... 31 GIỚI THIỆU CHƢƠNG 3 ......................................................................................... 31 3.1. XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................................................................. 31 3.1.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất.......................................................................................... 31 3.1.2. Xây dựng các biến cho mô hình nghiên cứu đề xuất ....................................... 32 3.2. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 34 3.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................ 35 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .......................................................................................... 35 CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUA KÊNH TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM.............................................................................................. 37 GIỚI THIỆU CHƢƠNG 4 ......................................................................................... 37 4.1. THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009 – 2018 .................................................................................................................... 37 4.1.1. Bối cảnh kinh tế vĩ mô Việt Nam giai đoạn 2009 – 2018 ................................ 37
  9. iii 4.1.2. Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam giai đoạn 2009 – 2018 ...................................................................................................... 39 4.2. MỐI QUAN HỆ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ KÊNH TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM ................................................................ 47 4.2.1. Thực trạng truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh bảng cân đối kế toán của ngƣời đi vay giai đoạn 2009 - 2018 ........................................................................... 47 4.2.2. Thực trạng truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh khả năng cấp tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam giai đoạn 2009 – 2018 ........................................... 50 4.2.3. Ảnh hƣởng tổng hợp của hai kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ....................................................................................................................... 54 4.3. KIỂM ĐỊNH SỰ TỒN TẠI CỦA KÊNH TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM............ 56 4.3.1. Kiểm định tính dừng của các biến ............................................................................... 56 4.3.2. Lựa chọn độ trễ tối ƣu cho các mô hình VAR kiểm định các kênh truyền dẫn. 56 4.3.3. Kiểm định tính ổn định của các mô hình VAR kiểm định các kênh truyền dẫn 56 4.3.4. Kiểm định các khuyết tật về phần dƣ cho các mô hình VAR kiểm định các kênh truyền dẫn.................................................................................................................. 57 4.3.5. Phân tích hàm phản ứng đẩy (response impulse) ............................................. 57 4.4. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN CÁC BIẾN SỐ KINH TẾ VĨ MÔ THÔNG QUA KÊNH TÍN DỤNG......................................................... 60 4.4.1. Lựa chọn độ trễ tối ƣu của mô hình................................................................. 60 4.4.2. Kiểm định tính ổn định của mô hình ............................................................... 61 4.4.3. Kiểm định nhân quả Granger .......................................................................... 61 4.4.4. Kiểm định các khuyết tật về phần dƣ .............................................................. 62 4.4.5. Phân tích hàm phản ứng đẩy (response impulse) ............................................. 62 4.4.6. Phân tích phân rã phƣơng sai .......................................................................... 65 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 .......................................................................................... 66
  10. iv CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUA KÊNH TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM.............................................................................................. 67 GIỚI THIỆU CHƢƠNG 5 ......................................................................................... 67 5.1. ĐỊNH HƢỚNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TRONG THỜI GIAN TỚI .............................................. 67 5.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUA KÊNH TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ............................................................................................................................................. 68 5.2.1. Giải pháp tăng cƣờng khả năng truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại ................................................................................... 68 5.2.2. Lựa chọn công cụ chính sách tiền tệ phù hợp với mục tiêu cuối cùng để tăng cƣờng hiệu quả truyền dẫn ......................................................................................... 77 5.2.3. Đổi mới công tác điều hành chính sách tiền tệ phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ........................................................................................................... 78 5.2.4. Phát triển thị trƣờng vốn và thị trƣờng nợ ....................................................... 79 KẾT LUẬN CHƢƠNG 5 .......................................................................................... 80 KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................ 81
  11. v DANH MỤC CÁCTỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ viết đầy đủ bằng tiếng Việt Từ viết đầy đủ bằng tiếng Anh ADB Ngân hàng phát triển Châu Á Asian Development Bank AMC Công ty quản lý tài sản Asset management company BĐS Bất động sản Real estate CAR Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu Capital Adequacy Ratio CĐKT Cân đối kế toán Balance sheet C Tiêu dùng Consumption Cd Tiêu dùng hàng lâu bền Duarable goods comsumtion CNY Đồng Nhân dân tệ Currency code for Yuan Renminbi CPI Chỉ số giá tiêu dùng Consumer Price Index CQQLNN Cơ quan quản lý Nhà Nƣớc Management State Organization CRE Tín dụng nội địa Domestic credit CSTD Chính sách tín dụng Credit policy CSTK Chính sách tài khóa Fiscal policy CSTT Chính sách tiền tệ Monetary policy DNNN Doanh nghiệp Nhà Nƣớc State enterprise DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa Small and medium enterprise DPRR Dự phòng rủi ro Risk provision DTBB Dự trữ bắt buộc Reserve requirement Exp Xuất khẩu Export FER Tỷ giá hối đoái Foreign exchange rate GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Production GTCG Giấy tờ có giá Valuable papers HMTD Hạn mức tín dụng Credit limit HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội Ha Noi Stock Exchange
  12. vi HOSE Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM Ho Chi Minh Stock Exchange I Đầu tƣ Investment IMF Quỹ tiền tệ quốc tế International monetary fund Imp Nhập khẩu Import IR Lãi suất Interest rate M Cung tiền Monetary supply M2 Cung tiền rộng Expanded money supply NHNN Ngân hàng Nhà Nƣớc State bank NHTM Ngân hàng thƣơng mại Commercial bank NHTW Ngân hàng Trung Ƣơng Central bank OMO Thị trƣờng mở Open market operations Pequity Giá cổ phiếu/Giá trị tài sản ròng Stock price/net assest value Pex Mức giá cả của hàng hóa xuất khẩu Export price Pim Mức giá cả của hàng hóa nhập khẩu Import price PTNVBN Phần thƣởng nguồn vốn bên ngoài External premium Punexp Mức giá cả không dự tính Unexpected price q Chỉ số Tobin‟s q Tobin‟s q index RIR Lãi suất thực Real interest rate SBV Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam SXKD Sản xuất kinh doanh Manufacturing and business SVAR Mô hình tự hồi quy vector dạng cấu trúc Structural Vector Autoregression TCTD Tổ chức tín dụng Credit institution TSBĐ Tài sản bảo đảm Collateral TTCK Thị trƣờng chứng khoán Stock market TTLNH Thị trƣờng liên ngân hàng Interbank market TTNH Thị trƣờng ngoại hối Forex market
  13. vii TTTC Thị trƣờng tài chính Financial market TTTT Thị trƣờng tiền tệ Monetary market USD Đồng Đô la Mỹ United States Dollar Công ty TNHH MTV quản lý tài sản của Vietnam asset management VAMC các tổ chức tín dụng Việt Nam company VAR Mô hình tự hồi quy vector Vector Autoregression VND Đồng Việt Nam Vietnamese Dong VNI Chỉ số chứng khoán VN-INDEX Stock index VN-INDEX w Của cải Property WB Ngân hàng Thế giới World bank Y Tổng sản lƣợng Total output 𝜋𝑒 Lạm phát dự tính Expected inflation rate
  14. viii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang Bảng 3.1. Hệ thống các biến đƣa vào mô hình 33 Bảng 4.1. Tình hình tăng trƣởng tín dụng tại Việt Nam giai đoạn 2011-2018 41 Bảng 4.2. Tình hình lãi suất điều hành tại Việt Nam giai đoạn 2009-2018 44
  15. ix DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên bảng Trang Hình 2.1. Hệ thống mục tiêu và các công cụ của chính sách tiền tệ 7 Hình 2.2. Cơ chế khuếch đại ảnh hƣởng của chính sách tiền tệ 18 Hình 4.1. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế tại Việt Nam giai đoạn 2009-2018 37 Hình 4.2. Tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2009-2018 39 Hàm phản ứng cảu GDP và CPI trƣớc cú sốc cung tiền trong mô hình Hình 4.3. 57 VAR cơ bản Hàm phản ứng cảu GDP và CPI trƣớc cú sốc cung tiền và lãi suất trong Hình 4.4. 57 mô hình VAR01 Hàm phản ứng cảu GDP và CPI trƣớc cú sốc cung tiền và tỷ giá trong Hình 4.5. 58 mô hình VAR02 Hàm phản ứng cảu GDP và CPI trƣớc cú sốc cung tiền và chỉ số chứng Hình 4.6. 59 khoán trong mô hình VAR03 Hàm phản ứng cảu GDP và CPI trƣớc cú sốc cung tiền và tín dụng Hình 4.7. 59 trong mô hình VAR04 Hàm phản ứng của GDP và CPI trƣớc cú sốc cung tiền và lãi suất trong Hình 4.8. 62 mô hình SVAR01 (gia định có sự tồn tại của kênh tín dụng) Hàm phản ứng của GDP và CPI trƣớc cú sốc cung tiền và lãi suất trong Hình 4.9. 63 mô hình SVAR02 (gia định không có sự tồn tại của kênh tín dụng) Hàm phản ứng của GDP trƣớc cú sốc lãi suất, tỷ giá, chỉ số chứng Hình 4.10. 63 khoán và tín dụng Hàm phản ứng của CPI trƣớc cú sốc lãi suất, tỷ giá, chỉ số chứng khoán Hình 4.11. 64 và tín dụng
  16. x DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC STT Tên bảng Trang Kết quả các mô hình VAR kiểm định sự tồn tại của các kênh Phụ lục 01 Iii truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam Kết quả các mô hình SVAR xác định vai trò của kênh tín dụng Phụ lục 02 xi trong truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam
  17. 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUA KÊNH TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI CSTT là chính sách vĩ mô quan trọng bậc nhất trong điều hành kinh tế của bất kỳ quốc gia nào. Mỗi thời kỳ, bên cạnh việc xác định các mục tiêu ƣu tiên và lựa chọn sử dụng những công cụ CSTT phù hợp thì quá trình truyền dẫn CSTT tới nền kinh tế cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Vấn đề mà tất các NHTW trên thế giới đều quan tâm đó là cách thức mà CSTT tác động đến nền kinh tế, nói cách khác là làm thế nào để xác định đƣợc kênh truyền dẫn CSTT nhanh nhất, hiệu quả nhất. Đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nƣớc nêu bật vai trò quan trọng của các kênh truyền dẫn CSTT, chỉ ra đƣợc hiệu lực của CSTT phụ thuộc vào hiệu lực các kênh truyền dẫn, biểu hiện ở mức độ và tốc độ truyền dẫn từ động thái điều hành các công cụ CSTT đến hệ thống các mục tiêu hoạt động, mục tiêu trung gian và từ đó ảnh hƣởng đến các các biến số kinh tế vĩ mô. Mishkin (1996) là một trong những nhà kinh tế học đầu tiên có những nghiên cứu về hệ thống các kênh truyền dẫn CSTT. Ngoài kênh truyền dẫn truyền thống là lãi suất theo quan điểm của trƣờng phái kinh tế học Keynes với mô hình IS – LM, Mishkin còn phát triển các kênh truyền dẫn tiền tệ thông qua các kênh khác nhƣ kênh tỷ giá, kênh giá tài sản và kênh tín dụng. Do chịu ảnh hƣởng bởi đặc điểm của từng nền kinh tế cũng nhƣ mức độ phát triển của TTTC và các trung gian tài chính luôn vận động không ngừng nên mức độ hiệu quả của các kênh truyền dẫn CSTT là khác nhau ở từng quốc gia cụ thể và thay đổi không ngừng theo thời gian. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tại các quốc gia đã phát triển với TTTC hiện đại, kênh lãi suất thƣờng là kênh truyền dẫn chủ đạo. Tuy nhiên đối với các quốc gia đang phát triển, kênh tín dụng và kênh tỷ giá lại là kênh truyền dẫn quan trọng hơn. Việt Nam là một quốc gia có hệ thống tài chính còn kém phát triển và cấu trúc tài chính đang trong quá trình thay đổi. Ở nƣớc ta thị trƣờng vốn chƣa phải là kênh phân bổ vốn
  18. 2 đa dạng và hiệu quả. Thị trƣờng cổ phiếu và trái phiếu còn hạn chế, khối lƣợng hàng hóa không đủ để tạo nên một thị trƣờng sôi động, hấp dẫn. Chính vì thế, thị trƣờng tín dụng giữ một vai trò quan trọng trong việc cung ứng nguồn vốn cho hoạt động SXKD, góp phần đảm bảo sự ổn định và phát triển của nền kinh tế. Từ những nguyên nhân kể trên, kênh tín dụng thực sự trở thành kênh truyền dẫn tác động của CSTT quan trọng và phổ biến ở Việt Nam. Chính vì vậy, cơ chế truyền dẫn CSTT thông qua kênh tín dụng là một chủ đề nhận đƣợc nhiều sự quan tâm. Tuy đã có khá nhiều nghiên cứu về các kênh truyền dẫn CSTT tại Việt Nam nhƣng nghiên cứu tập trung vào hiệu quả truyền dẫn CSTT của kênh tín dụng và những nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ và tốc độ truyền dẫn qua kênh này còn khá là hạn chế. Đó là lý do tác giả lựa chọn đề tài: “Truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng của các ngân hàng thƣợng mại tại Việt Nam”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu tổng quát: Luận văn kiểm định sự tồn tại của kênh tín dụng trong truyền dẫn CSTT, đánh giá chiều hƣớng truyền dẫn CSTT qua kênh tín dụng của các NHTM tại Việt Nam nhằm đề xuất các giải pháp tăng cƣờng hiệu quả truyền dẫn CSTT qua kênh tín dụng của NHTM tại Việt Nam trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Xây dựng mô hình để kiểm định sự tồn tại và đánh giá sự truyền dẫn CSTT qua kênh tín dụng của các NHTM tại Việt Nam. - Xác định chiều hƣớng truyền dẫn CSTT qua kênh tín dụng tại Việt Nam, xác định mức độ đóng góp của kênh tín dụng vào diễn biến các mục tiêu của CSTT. - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cƣờng hiệu quả truyền dẫn CSTT qua kênh tín dụng của NHTM Việt Nam trong thời gian tới. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Truyền dẫn CSTT qua kênh tín dụng của các NHTM có tồn tại ở Việt Nam không?
  19. 3 - Chiều hƣớng truyền dẫn CSTT qua kênh tín dụng của các NHTM tại Việt Nam nhƣ thế nào? Kênh tín dụng đóng vai trò nhƣ thế nào vào diễn biến các mục tiêu của CSTT? - Để tăng cƣờng khả năng truyền dẫn CSTT qua kênh tín dụng của NHTM Việt Nam trong thời gian tới, cần có những giải pháp và kiến nghị gì? 1.4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là mối quan hệ giữa điều hành CSTT qua kênh tín dụng và các biến số kinh tế vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của luận văn đƣợc giới hạn từ năm 2009 đến năm 2018 tại Việt Nam. Đối với nghiên cứu định lƣợng, giai đoạn nghiên cứu kéo dài từ quý 1 năm 2009 đến quý 4 năm 2018. 1.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn sử dụng phƣơng pháp thống kê, mô tả, so sánh, phân tích, tổng hợp các vấn đề có liên quan đến đối tƣợng nghiên cứu trên dữ liệu chuỗi thời gian. Luận văn sử dụng mô hình tự hồi quy vector VAR, mô hình tự hồi quy dạng cấu trúc SVAR để kiểm định sự tồn tại của các kênh truyền dẫn CSTT, thông qua đó khẳng định sự tồn tại của kênh tín dụng tại Việt Nam. Luận văn sử dụng kiểm định nhân quả Granger để xác định mối quan hệ giữa các kênh truyền dẫn, công cụ CSTT và các mục tiêu của CSTT. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng hàm phản ứng đẩy để đo lƣờng mức độ khuếch đại tác động của CSTT thông qua kênh tín dụng. Đồng thời thông qua phân rã phƣơng sai, luận văn đánh giá tác động của tín dụng tới sự biến động của các biến số vĩ mô trong nền kinh tế. Luận văn khai thác các nguồn dữ liệu tiền tệ, ngân hàng từ Thống kê tài chính quốc tế của IMF, Worldbank, ADB; dữ liệu kinh tế vĩ mô từ Tổng cục Thống kê, báo cáo của SBV. Các dữ liệu này thông thƣờng đều đƣợc thu thập từ nguồn thứ cấp nên mức độ tin cậy và tính chính xác khá cao, tuy nhiên thƣờng có độ trễ trong quá trình cập nhật. 1.5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Chƣơng 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng của ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam
  20. 4 Chƣơng 2: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu, bằng chứng thực nghiệm về truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng của ngân hàng thƣơng mại Chƣơng 3: Phƣơng pháp và mô hình nghiên cứu truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng của ngân hàng thƣơng mại Chƣơng 4: Phân tích kết quả nghiên cứu truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng của ngân hàng thƣơng mại Chƣơng 5: Giải pháp tăng cƣờng hiệu quả truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2