intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng các phương pháp định giá cổ phiếu tại ngân hàng TMCP Á Châu

Chia sẻ: Diệp Nhất Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

52
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn này trình bày hệ thống hóa các phương pháp định giá cổ phiếu ngân hàng, ưu và nhược điểm của từng phương pháp, việc đánh giá lựa chọn ứng dụng phương pháp phù hợp để ứng dụng định giá cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Á Châu. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của luận văn này

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng các phương pháp định giá cổ phiếu tại ngân hàng TMCP Á Châu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ----------------------------- Nguyễn Phương Hồng ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ----------------------------- Nguyễn Phương Hồng ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS LẠI TIẾN DĨNH TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn “ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU” là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân, được đúc kết từ quá trình học tập và nghiên cứu của tôi trong thời gian qua. Tp.HCM, ngày 11 tháng 11 năm 2013 TÁC GIẢ NGUYỄN PHƯƠNG HỒNG
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1 – Tổng quan về định giá cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần........................................................................................................................ 4 1.1 Tổng quan về cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần.................. 4 1.1.1 Khái niệm về cổ phiếu ............................................................................... 4 1.1.2 Phân loại cổ phiếu...................................................................................... 4 1.1.3 Đặc điểm của cổ phiếu ............................................................................... 6 1.1.4 Vai trò của cổ phiếu đối với NHTMCP ...................................................... 7 1.2 Định giá cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần .......................... 8 1.2.1 Khái niệm định giá cổ phiếu của NHTMCP ............................................... 8 1.2.2 Các vấn đề liên quan đến định giá cổ phiếu của NHTMCP ........................ 8 1.2.2.1 Các loại giá cổ phiếu ................................................................................. 8 1.2.2.2 Lợi tức và rủi ro ......................................................................................... 9 1.2.2.3 Cổ tức ........................................................................................................ 9 1.2.3 Ý nghĩa của việc định giá cổ phiếu NHTMCP ......................................... 10 1.3 Các phương pháp định giá cổ phiếu của NHTMCP............................. 10 1.3.1 Các phương pháp chiết khấu dòng tiền..................................................... 10 1.3.1.1 Mô hình chiết khấu dòng cổ tức DDM ..................................................... 10 1.3.1.2 Mô hình định giá dòng thu nhập còn lại RI .............................................. 12 1.3.1.3 Mô hình định giá dòng tiền tự do vốn cổ phần FCFE ............................... 13 1.3.1.4 Mô hình định giá dòng tiền tự do doanh nghiệp FCFF ............................. 14
  5. 1.3.2 Các phương pháp định giá tương đối........................................................ 15 1.3.2.1 Mô hình định giá sử dụng tỷ số P/E ......................................................... 15 1.3.2.2 Mô hình định giá sử dụng tỷ số P/B ......................................................... 16 1.3.3 Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo giá trị tài sản ròng......... 17 1.3.4 Khả năng ứng dụng các phương pháp ...................................................... 21 1.3.4.1 Phương pháp chiết khấu dòng tiền ........................................................... 21 1.3.4.2 Phương pháp định giá tương đối .............................................................. 22 1.3.4.3 Phương pháp giá trị tài sản ròng............................................................... 23 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................... 23 CHƯƠNG 2 – Ứng dụng các phương pháp để định giá cổ phiếu Ngân hàng TMCP Á Châu..................................................................................................... 25 2.1 Giới thiệu Ngân hàng TMCP Á Châu...................................................... 25 2.1.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Á Châu.................................................... 25 2.1.2 Vị thế cạnh tranh......................................................................................... 26 2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của ACB trong năm 2013......................... 28 2.2 Thực trạng hoạt động định giá cổ phiếu Ngân hàng TMCP Á Châu...... 30 2.2.1 Hành lang pháp lý........................................................................................ 30 2.2.2 Hoạt động định giá cổ phiếu ngân hàng ....................................................... 32 2.3 Ứng dụng các phương pháp để định giá cổ phiếu Ngân hàng TMCP Á Châu..................................................................................................................... 36 2.3.1 Thiết lập các giả định để ứng dụng mô hình định giá ................................... 36 2.3.2 Dự toán hoạt động kinh doanh của ACB ...................................................... 38 2.3.2.1 Dự toán Bảng cân đối kế toán - Các khoản mục tài sản ............................. 38 2.3.2.2 Dự toán Bảng cân đối kế toán - Các khoản mục nguồn vốn....................... 42 2.3.2.3 Dự toán Bảng kết quả hoạt động kinh doanh............................................. 45 2.3.2.4 Ước định suất chiết khấu và tốc độ tăng trưởng dài hạn ............................ 50 2.3.3 Ứng dụng các mô hình định giá cổ phiếu Ngân hàng TMCP Á Châu........... 51 2.3.3.1 Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức......................................................... 51 2.3.3.2 Phương pháp định giá tương đối ............................................................... 52
  6. 2.3.3.3 Phương pháp giá trị tài sản ròng................................................................ 52 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................... 58 CHƯƠNG 3 – Giải pháp hoàn thiện phương pháp định giá cổ phiếu Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu...................................................................... 60 3.1 Hạn chế trong hoạt động định giá cổ phiếu ngân hàng............................ 60 3.1.1 Hạn chế trong việc ứng dụng các mô hình lý thuyết định giá cổ phiếu trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam ........................................................... 60 3.1.2 Hạn chế trong công tác dự báo hoạt động ngân hàng.................................... 62 3.1.3 Hạn chế trong việc công khai minh bạch hoạt động kinh doanh ngân hàng .. 63 3.2 Giải pháp hoàn thiện phương pháp định giá cổ phiếu Ngân hàng TMCP Á Châu..................................................................................................................... 64 3.2.1 Hoàn thiện khung pháp lý hoạt động định giá cổ phiếu ngân hàng .............. 64 3.2.2 Điều chỉnh các quy định về giao dịch cổ phiếu ngân hàng........................... 66 3.2.3 Lựa chọn ứng dụng mô hình định giá cổ phiếu ngân hàng phù hợp............. 68 3.2.4 Nâng cao hiệu quả dự toán hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu ........................................................................................................... 69 3.2.5 Nâng cao hiệu quả ứng dụng phương pháp giá trị tài sản ròng để định giá cổ phiếu Ngân hàng TMCP Á Châu................................................................. 72 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................... 74 KẾT LUẬN.......................................................................................................... 75 Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ACB : Ngân hàng TMCP Á Châu BCTC : Báo cáo tài chính CK : Chứng khoán CSH : Chủ sở hữu CTG : Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam EIB : Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam EPS : Lợi nhuận trên mỗi cổ phần HĐĐT : Hoạt động đầu tư HĐKD : Hoạt động kinh doanh HĐQT : Hội đồng quản trị LDR : Loan to Deposit Ratio NHNN : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMQD : Ngân hàng thương mại cổ phần quốc doanh NHTW : Ngân hàng trung ương NQH : Nợ quá hạn NX : Nợ xấu OTC : Thị trường phi tập trung STB : Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín TCKT : Tổ chứng kinh tế TCTD : Tổ chức tín dụng TMCP : Thương mại cổ phần TTS : Tổng tài sản TTSCSL : Tổng tài sản có sinh lời VCB : Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam VCSH : Vốn chủ sở hữu
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 : Thị phần hoạt động của ACB năm 2012 so với các NHTMCP khác trên địa bàn Tp.HCM................................................................................. 27 Bảng 2.2 : Một số chỉ tiêu so sánh năm 2012 giữa ACB với các NHTMCP có quy mô lớn khác........................................................................................ 28 Bảng 2.3 : Tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2013 của ACB tính đến tháng 07/2013..................................................................................... 29 Bảng 2.4 : Các khoản mục tài sản, nguồn vốn của ACB có liên quan đến nhóm công ty đang bị điều tra ...................................................................... 30 Bảng 2.5 : Diễn biến giá cổ phiếu ACB – STB giai đoạn 2006-2008 ................... 32 Bảng 2.6 : Danh sách cổ phiếu đang niêm yết trên sàn......................................... 33 Bảng 2.7 : Danh sách cổ phiếu ngân hàng giao dịch OTC.................................... 34 Bảng 2.8 : Thống kê thông tin niêm yết cổ phiếu ngân hàng................................ 35 Bảng 2.9 : Kết quả định giá cổ phiếu ACB theo giá trị tài sản ròng...................... 53 Bảng 2.10 : Kết quả định giá cổ phiếu ACB theo mô hình DDM........................... 54 Bảng 2.11 : Kết quả định giá cổ phiếu ACB theo mô hình RI ................................ 55 Bảng 2.12 : Kết quả định giá cổ phiếu ACB theo mô hình FCFE........................... 56 Bảng 2.13 : Kết quả định giá cổ phiếu ACB theo chỉ số P/E .................................. 57 Bảng 2.14 : Kết quả định giá cổ phiếu ACB theo chỉ số P/B.................................. 57 Bảng 2.15 : Tổng kết kết quả định giá cổ phiếu ACB ............................................ 58
  9. -1- MỞ ĐẦU 1. Tính thiết thực của đề tài Hệ thống ngân hàng vốn được xem là “hệ thống huyết mạch” của nền kinh tế, giữ vai trò cung ứng nguồn vốn giúp cho nền kinh tế vận hành khi huy động tiền nhàn rỗi trong xã hội để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng… Do đó sự ổn định và lành mạnh của hệ thống ngân hàng chính là tiền đề cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển thì hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam ngày càng lớn mạnh cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, đặc biệt là giai đoạn tăng trưởng bùng nổ năm 2007- 2009 sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới. Tính từ năm 2007 đến hiện tại thì đã có trên 13 ngân hàng TMCP mới được thành lập nâng tổng số ngân hàng thương mại Việt Nam lên 40 với 05 Ngân hàng TMCP Nhà nước, 35 Ngân hàng TMCP cùng với 26 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 05 Ngân hàng liên doanh và khoảng 1.000 quỹ tín dụng nhân dân… Cùng với sự gia tăng về số lượng thì các Ngân hàng TMCP Việt Nam cũng đã có sự phát triển nhanh về mặt quy mô hoạt động khi tính đến cuối tháng 06/2013 tổng vốn điều lệ của toàn hệ thống đạt 402.404 tỷ đồng, tổng vốn tự có đạt 443.626 tỷ đồng, tổng tài sản có đạt 5.248.573 tỷ đồng. Bên cạnh sự gia tăng và phát triển về quy mô hoạt động thì ngành ngân hàng luôn là tâm điểm thu hút vốn đầu tư trong xã hội vì theo nhận định của nhiều người hoạt động ngân hàng có sự ổn định, tỷ suất sinh lợi cao hơn mức bình quân của nhiều ngành sản xuất kinh doanh khác. Do đó, trước thực tế nhu cầu đầu tư vốn vào ngành ngân hàng luôn cao thì hoạt động định giá cổ phiếu ngân hàng là công cụ hỗ trợ cần thiết cho nhà đầu tư trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Tuy nhiên trong số 40 Ngân hàng TMCP Việt Nam hiện tại thì chỉ mới có 08 mã cổ phiếu ngân hàng TMCP được niêm yết trên hai sàn chứng khoán Tp.HCM và Hà Nội với mức giá giao dịch cập nhật biến động hàng ngày, còn lại là phần lớn cổ phiếu ngân hàng giao dịch OTC nên mức giá giao dịch mua bán chưa được công bố rộng rãi. Bên cạnh đó, thông tin về cách thức tiến hành công tác định giá cổ phiếu ngân hàng của các đơn vị độc lập được thuê tư vấn trong các đợt IPO cổ phiếu ngân hàng thường
  10. -2- lại mang tính rút gọn, không cung cấp đầy đủ thông tin cơ sở thuyết minh phương pháp định giá và đa phần kết quả định giá phản ánh mức giá mong muốn của ngân hàng niêm yết khi đơn vị định giá cũng chính là đơn vị được thuê tư vấn niêm yết. Xuất phát từ lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Ứng dụng các phương pháp định giá cổ phiếu tại Ngân hàng TMCP Á Châu” với mong muốn tìm hiểu chuyên sâu về việc định giá cổ phiếu của một ngân hàng thương mại cổ phần nhằm phục vụ nhu cầu đầu tư của cá nhân riêng lẻ. Việc lựa chọn định giá cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Á Châu do ngân hàng này vốn được xem là một trong những ngân hàng TMCP lớn tại Việt Nam, đạt được mức tín nhiệm cao và từng giành được nhiều giải thưởng. Tuy nhiên sau sự cố tháng 08/2012 khi nguyên một số lãnh đạo cấp cao của ACB bị truy tố với tội danh cố ý làm trái quy định pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng đã làm rúng động thị trường tài chính và hệ thống ngân hàng của cả nước, đồng thời hé lộ nhiều góc khuất trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng của Việt Nam. Trong phạm vi hiểu biết còn hạn chế của tác giả thì đề tài “Ứng dụng các phương pháp định giá cổ phiếu tại Ngân hàng TMCP Á Châu” được trình bày tập trung vào việc ứng dụng các phương pháp định giá để xác định giá trị cổ phiếu ACB dựa trên các thông tin được công bố đại chúng ra bên ngoài, các thông tin mà các nhà đầu tư riêng lẻ có thể thu thập được trên thị trường. Do đó, sẽ còn nhiều hạn chế trong việc xác định giá trị của cổ phiếu ACB đối với các mục đích mua lại, sáp nhập khi cần phải xem xét thêm nhiều “yếu tố ẩn” khác ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp như: thương hiệu, uy tín, lợi thế kinh doanh, trình độ năng lực Ban lãnh đạo ngân hàng… 2. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu Thông qua đề tài nghiên cứu, tác giả trình bày hệ thống hóa các phương pháp định giá cổ phiếu ngân hàng, ưu và nhược điểm của từng phương pháp, việc đánh giá lựa chọn ứng dụng phương pháp phù hợp để ứng dụng định giá cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Á Châu. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu luận văn nghiên cứu tập trung vào các nội dung sau:
  11. -3- - Nghiên cứu lý luận cơ bản về cổ phiếu ngân hàng thương mại cổ phần, các phương pháp định giá cổ phiếu ngân hàng, nắm bắt được ưu nhược điểm của từng phương pháp, lựa chọn phương pháp định giá phù hợp với bối cảnh ngành ngân hàng Việt Nam. - Ứng dụng các phương pháp để định giá cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Á Châu: trình tự thực hiện quá trình định giá cổ phiếu ngân hàng từ việc thiết lập các giả định, dự báo bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh; ứng dụng các mô hình phù hợp đề định giá cổ phiếu của ACB; ghi nhận kết quả định giá. - Trên cơ sở phân tích kết quả định giá cổ phiếu ACB đã thu thập được thì tác giả trình bày những ý kiến nhận định theo quan điểm của cá nhân trong việc xây dựng các giả định, ước định các chỉ số dự báo, lưu ý những vấn đề cần xem xét điều chỉnh trong quá trình định giá cổ phiếu ngân hàng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào việc ứng dụng các mô hình lý thuyết về định giá để định giá cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Á Châu. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê và so sánh. Phương pháp thống kê được sử dụng trong quá trình thu thập dữ liệu, tóm tắt thông tin, xây dựng giả định để ước lượng hiện tại và dự báo tương lai và phân tích số liệu để đưa ra kết luận. Phương pháp so sánh được ứng dụng để làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng có của đối tượng nghiên cứu để đề ra quyết định lựa chọn. 6. Kết cấu luận văn Ngoài lời mở đầu trình bày những vấn đề chung liên quan đến mục tiêu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, thì luận văn được bố cục gồm có 3 chương: - Chương 1: Tổng quan về định giá cổ phiếu của Ngân hàng thương mại cổ phần - Chương 2: Ứng dụng các phương pháp để định giá cổ phiếu Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu. - Chương 3: Một số giải pháp kiến nghị đối với việc định giá cổ phiếu Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
  12. -4- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN 1.1 Tổng quan về cổ phiếu của Ngân hàng thương mại cổ phần 1.1.1 Khái niệm về cổ phiếu Cổ phiếu là giấy chứng nhận cổ phần, nó xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với các ngân hàng cổ phần. Luật chứng khoán Việt Nam định nghĩa cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. Cổ phiếu có thể được phát hành dưới dạng chứng chỉ vật chất hoặc bút toán ghi sổ. Cổ phiếu thể hiện quan điểm đồng sở hữu giữa người phát hành và người đầu tư. Khi cần huy động vốn, công ty cổ phần phát hành cổ phiếu và chấp nhận chia sẻ quyền sở hữu công ty giữa những người mua cổ phiếu. Người mua cổ phiếu, tức là các cổ đông là người góp vốn cho công ty. Với tư cách là người chủ sở hữu một phần công ty, cổ đông được hưởng các quyền đối với công ty với mức độ tương ứng với tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ (tức là tỷ lệ góp vốn trong công ty); đồng thời khi công ty thất bại thì cổ đông phải gánh chịu thiệt hại. Đối với ngân hàng thương mại cổ phần thì người nắm giữ cổ phiếu phổ thông của ngân hàng sẽ trở thành chủ sở hữu của ngân hàng và được hưởng lợi từ kết quả kinh doanh của ngân hàng cũng như gánh chịu mọi rủi ro tổn tất khi ngân hàng kinh doanh thua lỗ phá sản. 1.1.2 Phân loại cổ phiếu Theo tính chất của các quyền lợi mà cổ phiếu mang lại cho các cổ đông thì cổ phiếu được phân thành hai loại cơ bản: cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi Cổ phiếu phổ thông - Common stock: Cổ phiếu thường hay còn gọi là cổ phiếu phổ thông là loại chứng khoán đại diện cho phần sở hữu của cổ đông đối với một ngân hàng TMCP, cho phép cổ đông có quyền bỏ phiếu quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của ngân hàng và được chia lợi nhận từ kết quả hoạt động kinh doanh thông qua cổ tức và/hoặc phần giá trị tài sản tăng thêm của ngân hàng theo
  13. -5- giá thị trường. Cổ phiếu thường có các đặc trưng như: có mệnh giá (giá trị ghi trên bề mặt của chứng từ); có lãi suất không cố định và không có thời gian đáo hạn. Cổ phiếu thường mang lại những quyền lợi sau cho cổ đông: - Quyền hưởng cổ tức: cổ phiếu thường không quy định mức cổ tức tối thiểu hay tối đa mà cổ đông được nhận. Tỷ lệ cũng như hình thức chi trả cổ tức cho cổ đông tùy thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh và chính sách của công ty và do HĐQT quyết định. Như vậy, thu nhập mà cổ phiếu thường mang lại cho cổ đông là thu nhập không ổn định. Khi công ty phải thanh lý tài sản, cổ đông thường chỉ được nhận những gì còn lại sau khi công ty đã trang trải xong tất cả các nghĩa vụ như thuế, nợ và cổ phiếu ưu đãi. - Quyền mua cổ phiếu mới: khi công ty phát hành một đợt cổ phiếu mới, các cổ đông hiện đang nắm giữ cổ phiếu thường có quyền mua trước cổ phiếu mới trong một thời gian nhất định trước khi đợt phát hành được chào bán ra công chúng. Quyền này cho phép cổ đông hiện hữu duy trì tỷ lệ sở hữu của mình trong công ty. Mỗi cổ phiếu đang nắm giữ mang lại cho cổ đông một quyền mua. Số lượng quyền cần có để mua một cổ phiếu mới sẽ được quy định cụ thể trong từng đợt chào bán cùng với giá mua, thời hạn của quyền mua và ngày phát hành cổ phiếu mới. Cổ phiếu thường được bán theo quyền với giá thấp hơn so với giá thị trường hiện hành, các quyền có thể được tự do chuyển nhượng trên thị trường. - Quyền bỏ phiếu: cổ đông thường có quyền bỏ phiếu cho các chức vụ quản lý trong công ty, có quyền tham gia các đại hội cổ đông và bỏ phiếu quyết định các vấn đề quan trọng của công ty. Nếu không tham dự được, cổ đông thường có thể ủy quyền cho người khác thay mặt họ biểu quyết theo chỉ thị của họ hoặc tùy theo ý muốn của người được ủy quyền. Quyền bỏ phiếu theo luật định cho phép mỗi cổ đông được bỏ số phiếu tối đa cho mỗi ứng viên bằng số cổ phiếu nắm giữ. Ví dụ nếu một cổ đông thường đang nắm giữ 100 cổ phiếu của một công ty và số ứng viên vào HĐQT là 5 người thì trong đại hội cổ đông, cổ đông này có quyền bầu cho mỗi ứng cử viên với số phiếu tối đa là 100 phiếu. Quyền bỏ phiếu tích lũy cho phép cổ đông được phân phối số phiếu bầu tùy theo ý mình, số
  14. -6- phiếu đó bằng số ứng cử viên nhân với lượng cổ phiếu nắm giữ. Ví dụ trong trường hợp trên, cổ đông này có thể dành tổng số 500 phiếu của mình để phân bổ tùy ý cho các ứng cử viên hoặc có thể dồn tất cả 500 phiếu bầu chỉ cho một người. Cách này có lợi cho các cổ đông nhỏ vì họ có thể tập trung phiếu để tăng thêm giá trị quyền bỏ phiếu của mình. Cổ phiếu ưu đãi - Preferred stock: Cổ phiếu ưu đãi không cho cổ đông quyền bỏ phiếu song lại ấn định một tỷ lệ cổ tức tối đa so với mệnh giá. Trong điều kiện bình thường, cổ đông ưu đãi sẽ nhận được mức cổ tức cố định theo tỷ lệ đã ấn định. Trong trường hợp công ty không có đủ lợi nhuận để chi trả cổ tức theo tỷ lệ đó thì có thể trả theo kết quả hoạt động kinh doanh và khả năng có thể. Tuy nhiên, một khi cổ đông ưu đãi chưa nhận được cổ tức thì cổ đông thường cũng sẽ được chi trả cổ tức. Trong trường hợp thanh lý tài sản, cổ đông ưu đãi được ưu tiên nhận lại vốn trước cổ đông thường nhưng sau trái chủ. - Cổ phiếu ưu đãi cộng dồn quy định rằng nếu chưa trả cổ tức cho cổ đông ưu đãi thì xem như công ty còn mắc nợ cho đến khi nào có đủ lợi nhuận để trả. - Cố phiếu ưu đãi cổ tức cho phép cổ đông ưu đãi được chia sẻ thành quả hoạt động của công ty khi công ty làm ăn phát đạt. Cổ đông sẽ nhận được mức cổ tức cao hơn mức tối đa đã quy định trong trường hợp cổ tức trả cho cổ đông thường vượt quá một mức nhất định. - Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi: loại cổ phiếu này cho phép cổ đông trong điều kiện cụ thể có thể chuyển đổi cổ phiếu ưu đãi thành cổ phiếu thường, thường là trong điều kiện công ty làm ăn phát đạt. 1.1.3 Đặc điểm của cổ phiếu Cổ phiếu là chứng khoán vốn xác nhận sự góp vốn của cổ đông đối với ngân hàng cổ phần phát hành, cổ đông được chia lợi nhuận dưới dạng cổ tức khi ngân hàng kinh doanh có lãi và phải gánh chịu rủi ro mất vốn khi ngân hàng thua lỗ. Việc chi trả cổ tức cho cổ phiếu phổ thông không ổn định và tùy thuộc vào kết quả kinh doanh của ngân hàng, ngân hàng có lời nhiều thì mức chi trả cổ tức cao và ngược lại. Việc phát hành cổ phiếu được thực hiện khi thành lập mới một ngân hàng TMCP hoặc khi ngân hàng thực hiện tăng vốn điều lệ. Khi ngân hàng TMCP phá
  15. -7- sản cổ đông là người cuối cùng nhận được giá trị còn lại của tài sản thanh lý ngân hàng. Cổ phiếu không có kỳ hạn và không quy định thời hạn hoàn vốn: cổ phiếu là chứng nhận việc góp vốn của cổ đông vào ngân hàng TMCP nên không có thời hạn và không quy định việc hoàn vốn. Cổ phiếu chỉ mất đi khi ngân hàng phá sản và cổ đông có thể thực hiện việc mua bán lại cổ phiếu trên thị trường. Cổ phiếu có tính thanh khoản cao: cổ phiếu có khả năng chuyển hóa thành tiền mặt dễ dàng đặc biệt là các cổ phiếu đã được niêm yết, cổ đông có thể dễ dàng mua bán lại cổ phiếu cho người khác thông qua các giao dịch trên sàn chứng khoán, khả năng giao dịch mua bán cổ phiếu thành công hay không phụ thuộc vào giá cả và mối quan hệ cung cầu của cổ phiếu trên thị trường. Cổ phiếu có tính lưu thông: cổ phiếu có giá trị như một loại tài sản thực sự, cổ đông nắm giữ có thể thực hiện được nhiều quyền sở hữu của mình đối với cổ phiếu như cho, tặng, trao quyền thừa kế, cầm cố… 1.1.4 Vai trò của cổ phiếu đối với NHTMCP Do vai trò quan trọng của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế nên quá trình thành lập và hoạt động của các ngân hàng chịu sự kiểm soát chặt chẽ theo quy định của pháp luật và cơ quan quản lý là Ngân hàng nhà nước. Vốn điều lệ chính là tổng nguồn vốn cổ phần mà các cổ đông đã đóng góp để thành lập nên ngân hàng cổ phần, vốn điều lệ được xác định bằng tổng số lượng cổ phiếu phổ thông đã phát hành nhân với mệnh giá của cổ phiếu. Vốn điều lệ là nguồn vốn nòng cốt và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng cổ phần. Trong quá trình hoạt động kinh doanh thì ngân hàng sẽ gia tăng nguồn vốn bằng cách trích giữ lại một phần lợi nhuận để tăng vốn và lập các quỹ hoặc phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn, sử dụng các nguồn thặng dư vốn cổ phần… Theo quy định hiện hành thì mức vốn điều lệ để thành lập mới một Ngân hàng TMCP tại Việt Nam tối thiểu phải đạt 3.000 tỷ đồng.
  16. -8- 1.2 Định giá cổ phiếu của Ngân hàng thương mại cổ phần 1.2.1 Khái niệm định giá cổ phiếu ngân hàng thương mại cổ phần Định giá là việc ước tính giá trị của một tài sản tại một thời điểm. Trong tài chính, định giá là quá trình ước tính giá trị của các tài sản tài chính như cổ phiếu, quyền chọn, giá trị một doanh nghiệp hoặc trách nhiệm tài chính như trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi của công ty... Hoạt động định giá giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực đầu tư tài chính trong đó phổ biến nhất là định giá cổ phiếu để phân tích đầu tư và định giá doanh nghiệp cho mục đích mua bán, sáp nhập… Việc thực hiện định giá cổ phiếu nói chung và cổ phiếu ngân hàng nói riêng đều xuất phát từ quan điểm đầu tư giá trị: định giá cổ phiếu để xác định giá trị nội tại – đây là giá trị cơ bản hợp lý của cổ phiếu dựa trên khả năng sinh lời của nó trong tương lai. Trên cơ sở đó nhà đầu tư có thể so sánh lựa chọn ra những cổ phiếu đang được thị trường định giá thấp để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. 1.2.2 Các vấn đề liên quan đến định giá cổ phiếu NHTMCP 1.2.2.1 Các loại giá cổ phiếu - Mệnh giá (Par Value): là giá trị ghi trên giấy chứng nhận cổ phiếu, mệnh giá được xác định bằng cách lấy vốn điều lệ chia cho tổng số cổ phiếu đã phát hành. Luật chứng khoán Việt Nam quy định mệnh giá của cổ phiếu là 10.000 đồng. - Thư giá (Book Value): phản ánh giá trị sổ sách theo bảng cân đối kế toán của cổ phiếu tại một thời điểm, thư giá được xác định bằng cách lấy vốn chủ sở hữu chia cho tổng số cổ phiếu đã phát hành. - Giá trị nội tại (Intrinsic Value): là giá trị thực của cổ phiếu ở thời điểm hiện tại, được xác định dựa trên mức cổ tức đã chi trả, triển vọng phát triển và lãi suất thị trường. Giá trị nội tại là cơ sở quan trọng giúp cho nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư khi so sánh giá trị thực của cổ phiếu với mức giá đang giao dịch trên thị trường. - Thị giá (Market Value): là giá cả cổ phiếu trên thị trường tại một thời điểm nhất định, tùy theo quan hệ cung cầu mà thì thị giá có thể cao, bằng hoặc thấp hơn giá trị thực.
  17. -9- 1.2.2.2 Lợi tức và rủi ro - Lợi tức của cổ phiếu: nhà đầu tư khi mua cổ phiếu được hưởng lợi từ hai nguồn là cổ tức được chi trả và lợi tức do chênh lệch giá khi mức giá bán ra cổ phiếu cao hơn mức giá đã mua vào trước đó.  Cổ tức là phần chia lời cho mỗi cổ phần được trích ra từ lợi nhuận ròng sau thuế sau khi trả cổ tức cho cổ phiếu ưu đãi, trích giữ thu nhập giữ lại và bổ sung tăng các quỹ.  Lợi tức do chênh lệch giá: đây là phần lợi nhuận chủ yếu mà các nhà đầu tư kỳ vọng kiếm được khi đầu tư vào cổ phiếu, lợi tức do chênh lệch giá được xác định bằng chênh lệch giữa mức giá bán ra và các chi phí mà nhà đầu tư đã bỏ ra để sở hữu được cổ phiếu trước đây. - Rủi ro của cổ phiếu: Rủi ro đầu tư cổ phiếu là khả năng suất sinh lời thực tế mà nhà đầu tư nhận được khác với tỷ suất lợi nhuận đã được kỳ vọng ban đầu khi mua cổ phiếu. Có nhiều lý do dẫn đến sự khác nhau giữa tỷ suất lợi nhuận thực so với tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng nhưng chúng ta có thể chia thành hai loại: (i) Rủi ro trên quy mô thị trường gồm những yếu tố nằm ngoài công ty, không kiểm soát được và có ảnh hưởng rộng rãi đến tất cả mọi loại chứng khoán như thị trường, lãi suất, lạm phát… (ii) Rủi ro đặc thù của công ty gồm những yếu tố gắn liền với công ty hay một ngành công nghiệp cụ thể như khả năng quản lý, thị hiếu tiêu dùng, đình công… Khi định giá cổ phiếu ta phải xác định được tỷ suất lợi nhuận mong đợi r, tỷ suất lợi nhuận mong đợi gắn với rủi ro của từng ngành nghề kinh doanh, hoạt động kinh doanh càng rủi ro thì tỷ suất lợi nhuận yêu cầu đạt được phải càng cao. Một trong những phương pháp định lượng rủi ro và xác định tỷ suất sinh lợi yêu cầu là sử dụng mức lãi suất không rủi ro cộng với phần bù rủi ro. 1.2.2.3 Cổ tức Cổ tức là phần lợi nhuận chia cho cổ đông trên mỗi cổ phiếu phổ thông dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cổ tức của cổ phiếu phổ thông được chi trả sau chi trả cổ tức cho cổ phiếu ưu đãi. Việc chi trả cổ tức cho cổ phiếu phổ
  18. - 10 - thông không ổn định và không được xác định trước mà tùy thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Ngân hàng cổ phần có thể trả cổ tức bằng tiền mặt hoặc bằng cổ phiếu. Tỷ lệ chi trả cổ tức cho cổ phiếu phổ thông được căn cứ vào kết quả thu nhập ròng còn lại của ngân hàng sau khi đã hoàn tất nghĩa vụ thuế; số tiền cổ tức chi trả cho cổ phiếu ưu đãi; nguồn lợi nhuận được giữ lại để bổ sung tăng vốn và trích lập các quỹ và giá trị thị trường thời điểm hiện tại của cổ phiếu. 1.2.3 Ý nghĩa của việc định giá cổ phiếu ngân hàng TMCP Các nhà đầu tư có vốn thực hiện tìm kiếm các cơ hội đầu tư tốt để thu về được lợi nhuận trên cơ sở cân nhắc và so sánh giữa mức chi phí phải bỏ ra để đầu tư và các nguồn lợi kỳ vọng sẽ thu về được trong tương lai. Đối với việc đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng cũng vậy, nhà đầu tư sẽ đánh giá việc đầu tư vào cổ phiếu của những ngân hàng có khả năng mang lại lợi nhuận cao nhất với mức chi phí phải bỏ ra để sở hữu cổ phiếu. Một trong những căn cứ quan trọng giúp cho nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn chính là so sánh giá trị nội tại của các cổ phiếu với mức giá đang được giao dịch trên thị trường. Việc ứng dụng các phương pháp và mô hình định giá lý thuyết để xác định mức giá trị nội tại của cổ phiếu Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chính là mục tiêu được nghiên cứu trong luận văn này, kết quả định giá cổ phiếu ACB chính là căn cứ để nhà đầu tư so sánh đưa ra quyết định lựa chọn đầu tư vào cổ phiếu ACB hay cổ phiếu của các ngân hàng TMCP và doanh nghiệp khác. 1.3 Các phương pháp định giá cổ phiếu của ngân hàng TMCP Căn cứ cơ sở lý thuyết về định giá đã được nghiên cứu thì có thể áp dụng ba phương pháp khác nhau để định giá các tài sản tài chính hay cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần, gồm có: Phương pháp chiết khấu dòng tiền; Phương pháp định giá tương đối và Phương pháp xác định giá trị ngân hàng theo giá trị tài sản ròng. 1.3.1 Các phương pháp chiết khấu dòng tiền 1.3.1.1 Mô hình chiết khấu dòng cổ tức DDM (Discount Divident Model)
  19. - 11 - Mô hình DDM được xây dựng trên cơ sở phương pháp chiết khấu dòng tiền và nguyên tắc giá trị: giá trị của một tài sản chính là giá trị hiện tại của dòng tiền mà tài sản đó được kỳ vọng sẽ tạo ra trong tương lai. Theo mô hình DDM thì cổ tức là dòng tiền duy nhất mà nhà đầu tư nhận được khi mua cổ phiếu một ngân hàng cổ phần. Đây là mô hình đơn giản nhất để định giá vốn cổ phần, giá trị của cổ phiếu ngân hàng cổ phần là giá trị quy về hiện tại của dòng cổ tức kỳ vọng thu về trong tương lai của cổ phiếu đó. Định giá vốn cổ phần: giá trị vốn cổ phần là giá trị có được bằng việc chiết khấu các dòng tiền kỳ vọng của vốn cổ phần (dòng tiền còn lại sau khi trừ tất cả các chi phí, các khoản tái đầu tư, thuế phải nộp, trả nợ gốc và lãi vay) tại mức chi phí vốn cổ phần (ke)  Dt Dt : Cổ tức kỳ vọng trên mỗi cổ phần Po   t t 1 (1  ke ) ke : Chi phí vốn cổ phần Việc ứng dụng mô hình DDM đòi hỏi chúng ta phải thiết lập những giả định về tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai của lợi nhuận và tỷ lệ chi trả cổ tức để xác định được dòng cổ tức. Do những khó khăn trong việc dự báo dòng cổ tức kỳ vọng kéo dài mãi mãi nên phương pháp DDM đã được phát triển thành nhiều phiên bản dựa trên cơ sở những giả định khác nhau về việc tăng trưởng dòng cổ tức, trong đó phổ biến là hai mô hình: mô hình tăng trưởng đều và mô hình tăng trưởng nhiều giai đoạn - Mô hình tăng trưởng đều (Mô hình Gorden): Mô hình được sử dụng để định giá các công ty có tỷ lệ tăng trưởng ổn định bằng hoặc thấp hơn tỷ lệ tăng trưởng chung của nền kinh tế; có chính sách chi trả cổ tức tốt và được duy trì trong tương lai. Mô hình tăng trưởng Gorden cực kỳ nhạy cảm đối với tỷ lệ tăng trưởng do đó nếu được sử dụng không đúng thì nó có thể dẫn đến những kết quả vô lý khi g tiến dần về ke. Do đó cần lưu ý những giới hạn trong việc xác định g như tỷ lệ tăng trưởng của công ty có thể so sánh được với tỷ lệ tăng trưởng danh nghĩa của nền kinh tế.
  20. - 12 - D1 D1 : Cổ tức kỳ vọng năm tới Po  ke  g g : tỷ lệ tăng trưởng bền vững của cổ tức g = ROE x Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại = ROE x (1 – Tỷ lệ chi trả cổ tức) ROE = Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu - Mô hình chiết khấu dòng cổ tức nhiều giai đoạn: Mô hình được sử dụng để định giá các công ty có tỷ lệ tăng trưởng cao và kỳ vọng sẽ duy trì được tỷ lệ này trong một khoảng thời gian cụ thể và duy trì chính sách chi trả cổ tức bằng dòng tiền dư thừa (dòng tiền còn lại sau khi đã thanh toán nợ vay và đáp ứng các nhu cầu tái đầu tư). Trong thực tế sự tăng trưởng của một công ty diễn ra phức tạp và chia ra làm nhiều giai đoạn. Thông thường, công ty sẽ trải qua một giai đoạn tăng trưởng nhanh với tốc độ g > r sau đó là giai đoạn tăng trưởng đều với gn < r. Việc ứng dụng mô hình cần lưu ý ba nội dung: (1) Việc xác định độ dài của giai đoạn tăng trưởng bất thường, nếu giai đoạn này càng kéo dài thì giá trị của tài sản định giá càng tăng; (2) Việc giả định tỷ lệ tăng trưởng biến động từ mức tăng trưởng cao ở giai đoạn đầu xuống mức tỷ lệ bền vững ở giai đoạn sau sẽ thực tế hơn nhiều nếu chúng ta xây dựng mô hình định giá với tỷ lệ tăng trưởng giảm từ từ theo thời gian; (3) Việc tập trung vào cổ tức trong mô hình định giá dẫn đến những kết quả ước tính sai lệch về giá trị của những công ty chi trả cổ tức thấp hoặc không chi trả cổ tức trong trường hợp hiệu quả tạo lợi nhuận của những công ty này cao hơn hẳn. t n Do (1  g)t Pn Po   t  t 1 (1  ke ) (1  ke )n với g: tỷ lệ tăng trưởng bất thường trong n năm đầu tiên Dn 1 gn : tỷ lệ tăng trưởng bền vững sau n năm Pn  ke  g n 1.3.1.2 Mô hình định giá dòng thu nhập còn lại (Residual Income Valuation Model - RI) Mô hình được xây dựng dựa trên quan điểm cho rằng giá trị doanh nghiệp bằng với Nguồn vốn đã đầu tư cộng với Thu nhập còn lại sau khi trừ đi chi phí vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn đã đầu tư chính là giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu. Chỉ số
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2