intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng mô hình phân tích đa biệt thức để đo lường nguy cơ tài chính tại các Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:168

18
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này sẽ đề xuất mô hình hiệu quả và có tính khách quan cao để đo lường nguy cơ tài chính các CTNY trên TTCK Việt Nam, qua đó hỗ trợ cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan nhất về nguy cơ tài chính các CTNY, đồng thời giúp các nhà đầu tư tránh được rủi ro khi các công ty bị phá sản và xây dựng được một danh mục đầu tư hiệu quả. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng mô hình phân tích đa biệt thức để đo lường nguy cơ tài chính tại các Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH HOÀNG GIANG ỨNG DỤNG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH ĐA BIỆT THỨC ĐỂ ĐO LƯỜNG NGUY CƠ TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.THÂN THỊ THU THỦY TP.Hồ Chí Minh – Năm 2012
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Thân Thị Thu Thủy. Các kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trước đây. TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 10 năm 2012 Tác giả Hoàng Giang i
  3. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết Tiếng Việt Tiếng Anh UBCKNN Ủy ban chứng khoán nhà nước Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Hochiminh Stock HOSE Minh Exchange HNX Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hà Nội Hanoi Stock Exchange Trung tâm giao dịch chứng khoán TP. Hochiminh Securities HOSTC Hồ Chí Minh Trading Center HASTC Trung tâm giao dịch chứng khoán TP. Hanoi Securities Trading Hà Nội Center TTCK Thị trường chứng khoán CTNY Công ty niêm yết NHNN Ngân hàng nhà nước NĐTNN Nhà đầu tư nước ngoài Credit Information Trung tâm thông tin tín dụng – Ngân CIC Center – State Bank of hàng nhà nước Việt Nam Viet Nam CRV CTCP Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Credit Rating Vietnam Việt Nam Joint Stock Company BCTC Báo cáo tài chính ii
  4. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU Ký hiệu Diễn giải Tiếng Anh Diễn giải Tiếng Việt MDA Multiple discriminant analysis Phân tích đa biệt thức ANN Artificial Neural Network Mạng nơron nhân tạo Cpro Proportional chance criterion Tỷ lệ mẫu chuẩn MMC Maximum Chance Criterion Tỷ lệ mẫu lớn Thị trường giao dịch OTC Over the counter không qua quầy ICB Industry Classification Benchmark Chuẩn phân ngành công nghiệp iii
  5. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ Hình 2.1: Mô phỏng hệ số Z ............................................................................. 57 Biểu đồ 2.1: Số lượng tài khoản lưu ký giai đoạn 2000 – 2011......................... 27 Biểu đồ 2.2: Số lượng công ty chứng khoán giai đoạn 2000 – 2011 ................. 28 Biểu đồ 2.3 : Số lượng công ty quản lý quỹ giai đoạn 2000 – 2011 .................. 28 Biểu đồ 2.4: Diễn biến VN-Index giai đoạn 2000 -2011 ................................... 29 Biểu đồ 2.5: Diễn biến HNX-Index giai đoạn 2005 – 2011 ............................. 30 Biểu đồ 2.6: Số CTNY trên HOSE, HNX giai đoạn 2000 – 2011 .................... 31 iv
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Phân nhóm quan sát mô hình MDA.................................................. 18 Bảng 1.2: Ứng dụng mô hình MDA trên thế giới ............................................. 22 Bảng 2.1 : Mức độ, tỷ lệ và tốc độ tăng vốn hóa TTCK Việt Nam ................... 26 Bảng 2.2 : Thống kê giao dịch của NĐTNN giai đoạn 2000 – 2011 ................. 27 Bảng 2.3: Chỉ tiêu, trọng số và thang điểm xếp loại của CIC ............................ 33 Bảng 2.4: Bảng chuẩn xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của CIC ..................... 34 Bảng 2.5: Sai khác lớn giữa CIC và CRV về xếp hạng CTNY 2010................. 36 Bảng 2.6: Phân ngành kinh tế Mẫu I và Mẫu II ................................................ 39 Bảng 2.7: Nhóm chỉ số đòn bẩy tài chính ......................................................... 40 Bảng 2.8: Nhóm chỉ số khả năng sinh lời ......................................................... 41 Bảng 2.9: Nhóm chỉ số hoạt động..................................................................... 42 Bảng 2.10: Nhóm chỉ số thanh khoản ............................................................... 44 Bảng 2.11: Thống kê mô tả các biến độc lập .................................................... 47 Bảng 2.12: Ý nghĩa thông kê các biến độc lập .................................................. 48 Bảng 2.13: Thống kê các biến giải thích ........................................................... 49 Bảng 2.14: Các biến có hệ số tương quan Pearson cao ..................................... 50 Bảng 2.15: Thống kê Skewness và Kurtosis của các biến độc lập..................... 51 Bảng 2.16: Bảng tính các giá trị riêng (Eigenvalues) ........................................ 52 Bảng 2.17: Kết quả chọn từng bước ................................................................. 53 Bảng 2.18: Hệ số biệt tải ................................................................................. 53 Bảng 2.19: Hệ số chuẩn hóa và chưa chuẩn hóa ............................................... 54 Bảng 2.20: Kết quả phân loại ........................................................................... 54 Bảng 2.21: Đánh giá mô hình ........................................................................... 55 v
  7. Bảng 2.22: Trọng tâm của các nhóm ................................................................ 56 Bảng 2.23: Giá trị điểm phân biệt của nhóm trung gian .................................... 57 Bảng 2.24: Các chỉ tiêu cơ bản của mẫu phân tích ............................................ 58 Bảng 2.25: Kiểm định mẫu phân tích giai đoạn 2008 – 2011 ............................ 59 Bảng 2.26: Các chỉ tiêu cơ bản của mẫu kiểm tra ............................................. 59 Bảng 2.27: Kiểm định mẫu kiểm tra giai đoạn 2008 – 2011 ............................. 60 Bảng 2.28: Kết quả đo lường CTNY giai đoạn 2008-2011 ............................... 61 Bảng 3.1: Kết quả đo lường nguy cơ tài chính của CAD, TRI và AGD ............ 64 Bảng 3.2: So sánh kết quả đo lường giữa mô hình MDA và CIC...................... 68 Bảng 3.3: So sánh kết quả đo lường giữa mô hình MDA và CRV .................... 68 vi
  8. MỤC LỤC ỨNG DỤNG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH ĐA BIỆT THỨC ĐỂ ĐO LƯỜNG NGUY CƠ TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU ........................................................................ iii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ ................................................ iv DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. v MỤC LỤC ..................................................................................................... vii MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 Chương 1 ............................................................................................................. 5 TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH PHÂN TÍCH ĐA BIỆT THỨC ĐỂ ĐO LƯỜNG NGUY CƠ TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY ................................. 5 1.1 Khái quát về nguy cơ tài chính ................................................................. 5 1.1.1 Khái niệm nguy cơ tài chính ................................................................. 5 1.1.2 Hậu quả của nguy cơ tài chính .............................................................. 5 1.2 Những vấn đề cơ bản về đo lường nguy cơ tài chính .............................. 5 1.2.1 Khái niệm đo lường nguy cơ tài chính .................................................. 5 1.2.2 Tầm quan trọng của đo lường nguy cơ tài chính.................................... 6 1.2.2.1 Đối với nhà đầu tư .......................................................................... 6 1.2.2.2 Đối với công ty ............................................................................... 7 1.2.2.3 Đối với ngân hàng........................................................................... 7 1.2.2.4 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước ............................................ 7 1.2.2.5 Đối với nền kinh tế ......................................................................... 8 1.2.3 Các mô hình đo lường nguy cơ tài chính ............................................... 8 1.2.3.1 Mô hình Logit ................................................................................. 8 1.2.3.2 Mô hình Probit ................................................................................ 9 1.2.3.3 Phương pháp lân cận gần nhất K (K – nearest neighbor) ................. 9 vii
  9. 1.2.3.4 Mô hình phân tích đa biệt thức (Multiple Discriminant Analysis – MDA) ..................................... 10 1.2.3.5 Mạng nơron nhân tạo (Artificial Neural Network - ANN) ............ 10 1.2.4 Các nghiên cứu thực nghiệm đo lường nguy cơ tài chính .................... 11 1.3 Mô hình phân tích đa biệt thức .............................................................. 15 1.3.1 Giới thiệu mô hình phân tích đa biệt thức ........................................... 15 1.3.2 Mục tiêu của mô hình phân tích đa biệt thức ....................................... 16 1.3.3 Ưu nhược điểm của mô hình phân tích đa biệt thức ............................ 17 1.3.4 Nội dung của mô hình phân tích đa biệt thức ...................................... 17 1.3.5 Các nghiên cứu thực nghiệm ứng dụng mô hình MDA trên thế giới ... 21 Kết luận chương 1 ............................................................................................ 23 Chương 2 ........................................................................................................... 24 KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH ĐA BIỆT THỨC ĐỂ ĐO LƯỜNG NGUY CƠ TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM......................... 24 2.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam ................................. 24 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam .... 24 2.1.2 Giới thiệu các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ............................................................................................ 30 2.2 Thực trạng đo lường nguy cơ tài chính các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ................................................. 31 2.2.1 Trung tâm thông tin tín dụng – Ngân hàng nhà nước Việt Nam .......... 31 2.2.2 Công ty cổ phần xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam ............. 35 2.3 Ứng dụng mô hình phân tích đa biệt thức để đo lường nguy cơ tài chính tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 37 2.3.1 Các nguyên tắc chọn lựa mô hình nghiên cứu ..................................... 37 2.3.2 Phương pháp chọn mẫu, dữ liệu và biến nghiên cứu ........................... 37 2.3.2.1 Chọn mẫu ..................................................................................... 37 2.3.2.2 Chọn dữ liệu ................................................................................. 38 2.3.2.3 Chọn biến và chọn phương pháp giảm tải biến nghiên cứu ........... 39 2.3.3 Quy trình thực hiện mô hình MDA ..................................................... 45 2.3.3.1 Thống kê mô tả các biến độc lập ................................................... 46 2.3.3.2 Xác định biến giải thích ................................................................ 48 viii
  10. 2.3.3.3 Kiểm định tương quan giữa các biến độc lập ................................ 49 2.3.3.4 Kiểm định phân phối chuẩn .......................................................... 50 2.3.4 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ......................................................... 52 2.3.5 Kiểm định mô hình nghiên cứu ........................................................... 58 2.3.5.1 Kiểm định mẫu phân tích .............................................................. 58 2.3.5.2 Kiểm định mẫu kiểm tra................................................................ 59 2.3.6 Kết quả đo lường nguy cơ tài chính các công ty niêm yết ................... 60 Kết luận chương 2 ............................................................................................ 61 Chương 3 ........................................................................................................... 62 GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH ĐA BIỆT THỨC ĐỂ ĐO LƯỜNG NGUY CƠ TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM........................................................................................ 62 3.1 Đề xuất ứng dụng mô hình phân tích đa biệt thức để đo lường nguy cơ tài chính tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam .................................................................................................. 62 3.1.1 Công thức đo lường nguy cơ tài chính cho các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ....................................................... 62 3.1.2 Các kịch bản nghiên cứu ..................................................................... 64 3.1.3 Xây dựng phần mềm ........................................................................... 65 3.1.4 Cơ quan quản lý về đo lường và công bố nguy cơ tài chính các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ..................... 66 3.1.5 Phổ biến kiến thức về nguy cơ tài chính và ý nghĩa của kết quả đo lường nguy cơ tài chính .................................................................. 67 3.1.6 So sánh kết quả đo lường nguy cơ tài chính các công ty niêm yết theo mô hình MDA với CIC và CRV ............................................ 67 3.2 Các giải pháp nâng cao khả năng ứng dụng hiệu quả mô hình phân tích đa biệt thức để đo lường nguy cơ tài chính tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam .................................. 69 3.2.1 Nâng cao chất lượng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết ........ 69 3.2.2 Gia tăng số lượng các chỉ số tài chính vào mô hình phân tích đa biệt thức ......................................................................................... 70 3.2.3 Xây dựng các chỉ số tài chính trung bình ngành .................................. 71 3.2.4 Ngăn chặn hiện tượng thao túng thị trường, làm giá cổ phiếu ............. 71 ix
  11. 3.2.5 Hoàn thiện Luật phá sản ...................................................................... 72 3.2.6 Xây dựng khung pháp lý hoàn thiện về xếp hạng tín nhiệm ................ 73 3.2.7 Tăng cường trao đổi thông tin giữa các tổ chức đo lường xếp hạng tín nhiệm và các công ty niêm yết ........................................ 75 3.2.8 Bổ sung chỉ tiêu ROA vào tiêu chuẩn niêm yết ................................... 75 3.2.9 Nâng cao tiêu chuẩn vốn điều lệ khi niêm yết ..................................... 76 Kết luận chương 3 ............................................................................................ 76 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 1 PHỤ LỤC x
  12. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam bắt đầu hoạt động từ ngày 20/07/2000, khi thành lập Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (HOSTC), biểu thị của thị trường là chỉ số VN-Index. Sự ra đời của HOSTC không những đã khuấy động được không khí đầu tư trong công chúng mà còn góp phần tích lũy những kinh nghiệm ban đầu tạo đà cho việc ra đời Trung tâm GDCK TP.Hà Nội (HASTC) vào ngày 8/3/2005. Khi HOSTC mở cửa giao dịch phiên đầu tiên thì chỉ có 2 công ty được niêm yết là REE và SAM. Chỉ số VN- Index lúc này biến động khá thất thường, có lúc cao trào VN-Index tăng lên gần 600 điểm, lúc giảm xuống chỉ còn hơn 100 điểm. Bước sang năm 2006 chỉ số VN-Index liên tục tăng trưởng, từ mức 600 điểm giữa năm 2006 đã tăng lên gần 1,000 điểm vào cuối năm. Không dừng lại ở đó, sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào cuối năm 2006, TTCK thực sự bùng nổ. Thị trường liên tục tăng nóng và đỉnh điểm của nó là chỉ số VN-Index tăng lên 1,170 điểm vào ngày 13/03/2007. Tuy nhiên, từ năm 2008 đến nay, tình hình kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn đồng thời chịu sự tác động gián tiếp từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, chỉ số VN-Index đã liên tục đi xuống. Quá trình đi xuống kéo dài cho đến nửa đầu năm 2009 khi chỉ số VN-Index tạo đáy ở mốc 235 điểm và bắt đầu phục hồi, tuy nhiên xu hướng tăng giá của chỉ số VN-Index không kéo dài được lâu, sau khi đạt đỉnh phục hồi ở mức 630 điểm vào tháng 9/2009 chỉ số này liên tục đi xuống và tính đến cuối năm 2011 chỉ còn 332 điểm. Cùng với sự phát triển của TTCK Việt Nam, các công ty niêm yết (CTNY) có sự tăng trưởng đáng kể về số lượng theo thời gian, nếu như năm 2000 chỉ có 2 CTNY, thì tính đến cuối năm 2011, đã có 699 CTNY trên TTCK Việt Nam, trong đó Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) có 306 công ty và Sở giao dịch chứng khoán TP. Hà Nội (HNX) có 393 công ty. Nếu so sánh với các TTCK của các nước phát triển thì số lượng CTNY trên TTCK Việt Nam 1
  13. chưa phát triển là bao nhưng với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng CTNY chỉ trong hơn 12 năm hoạt động thì quả là con số đáng khích lệ. Kể từ khi đi vào hoạt động cho đến nay, TTCK Việt Nam chỉ có duy nhất một trường hợp nộp đơn xin phá sản là trường hợp của CTCP dược Viễn Đông (DVD). Tuy nhiên số lượng CTNY có nguy cơ tài chính do kinh doanh thua lỗ và rơi vào tình trạng gần như phá sản cũng đang có xu hướng gia tăng. Giai đoạn 2005-2006 mỗi năm chỉ có 7 CTNY công bố kết quả kinh doanh thua lỗ, đặc biệt năm 2007 chỉ có 2 CTNY thì đến năm 2008 con số này tăng vọt lên đến 44 CTNY. Số lượng CTNY bị ngừng hoạt động và rơi vào tình trạng cảnh báo nguy cơ tài chính cũng gia tăng lên đáng kể. Nếu như năm 2008 chỉ có CTCP Bông Bạch Tuyết (BBT) bị hủy niêm yết bắt buộc do kinh doanh thua lỗ, thì đến cuối năm 2011 số lượng CTNY bị hủy niêm yết bắt buộc do kinh doanh thua lỗ 3 năm liên tiếp đã lên đến con số 11 và dự kiến sẽ còn tiếp tục gia tăng lên trong thời gian tới do khó khăn chung của nền kinh tế. Qua 12 năm vận hành của TTCK Việt Nam, những kết quả đạt được bước đầu là không thể phủ nhận. Bên cạnh đó, còn nhiều vấn đề bất cập như thị trường thiếu tính hiệu quả, bị chi phối bởi tâm lý bày đàn, sự tuân thủ Luật pháp của các thành phần tham gia thị trường còn chưa tốt. Hiện tượng thao túng thị trường, làm giá cổ phiếu, thông tin sai sự thật còn phổ biến và ít bị xử lý triệt để. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới và quy mô TTCK Việt Nam ngày càng tăng, sự tham gia của các trung gian tài chính trong và ngoài nước ngày càng phát triển, trong điều kiện kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều bất ổn thì việc nghiên cứu, ứng dụng mô hình phân tích đa biệt thức để đo lường nguy cơ tài chính tại các CTNY trên TTCK Việt Nam là cần thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Hiện nay trên thế giới có nhiều phương pháp đo lường nguy cơ tài chính, mỗi phương pháp có những ưu, nhược điểm khác nhau. Đề tài này sẽ đề xuất mô hình hiệu quả và có tính khách quan cao để đo lường nguy cơ tài chính các CTNY trên TTCK Việt Nam, qua đó hỗ trợ cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan nhất về 2
  14. nguy cơ tài chính các CTNY, đồng thời giúp các nhà đầu tư tránh được rủi ro khi các công ty bị phá sản và xây dựng được một danh mục đầu tư hiệu quả. Câu hỏi thứ nhất, làm thế nào đo lường được nguy cơ tài chính của một công ty? Câu hỏi thứ hai, làm thế nào để đo lường được xác suất xảy ra nguy cơ tài chính của một công ty? Trả lời hai câu hỏi trên sẽ dẫn đến một nghiên cứu thực nghiệm về đo lường nguy cơ tài chính. Mục đích của nghiên cứu này là để kiểm tra tính hữu ích của các chỉ số tài chính, phân tích để dự đoán, xếp hạng các nguy cơ tài chính các CTNY trên TTCK Việt Nam. Có nhiều nghiên cứu thực nghiệm trong phân tích tài chính bằng cách áp dụng kỹ thuật thống kê dữ liệu của các công ty có nguy cơ tài chính và các công ty không có nguy cơ tài chính, các nghiên cứu này được sử dụng phổ biến trên thế giới. Các nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng phân tích các chỉ số tài chính được lựa chọn rất hữu ích để đo lường nguy cơ tài chính. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là nguy cơ tài chính các CTNY trên TTCK Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu là TTCK Việt Nam. Việc đo lường nguy cơ tài chính trên cơ sở phân tích các chỉ số tài chính của 98 CTNY trong giai đoạn 2008 – 2012. Từ các CTNY trên sẽ phân loại ra các công ty có nguy cơ tài chính và không có nguy cơ tài chính để đưa vào phân tích riêng theo hai nhóm riêng biệt và đưa ra một mô hình đo lường nguy cơ tài chính cho các CTNY. 4. Giả thiết nghiên cứu Giả thiết nghiên cứu thứ nhất: Các chỉ số tài chính rất hữu ích trong việc đo lường nguy cơ tài chính các CTNY trên TTCK Việt Nam. Giả thiết nghiên cứu thứ hai: Các công ty bị thua lỗ từ 1 năm trở lên trong giai đoạn 2008 - 2011 sẽ được xếp vào nhóm có nguy cơ tài chính và các công ty 3
  15. không bị thua lỗ, tức lãi ròng trong giai đoạn 2008 - 2011 sẽ được xếp vào nhóm không có nguy cơ tài chính. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp nghiên cứu định lượng, phương pháp thống kê mô tả. Sử dụng mô hình phân tích đa biệt thức (MDA) để phân tích dữ liệu là những chỉ số tài chính của các CTNY trong giai đoạn 2008-2011, từ đó đề xuất mô hình đo lường nguy cơ tài chính các CTNY trên TTCK Việt Nam và xếp hạng các CTNY nhằm phục vụ các đối tượng tham gia trên TTCK Việt Nam. 6. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kết cấu của Luận văn gồm 3 chương, cụ thể: Chương 1: Tổng quan về mô hình phân tích đa biệt thức để đo lường nguy cơ tài chính tại các công ty. Chương 2: Khả năng ứng dụng mô hình phân tích đa biệt thức để đo lường nguy cơ tài chính tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chương 3: Giải pháp nâng cao khả năng ứng dụng mô hình phân tích đa biệt thức để đo lường nguy cơ tài chính tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 4
  16. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH PHÂN TÍCH ĐA BIỆT THỨC ĐỂ ĐO LƯỜNG NGUY CƠ TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY 1.1 Khái quát về nguy cơ tài chính 1.1.1 Khái niệm nguy cơ tài chính Theo khái niệm truyền thống, nguy cơ tài chính là sự xuất hiện các tình huống dẫn đến việc suy giảm khả năng sinh lời của công ty và trong tình huống đặc biệt có thể làm công ty phá sản. Khái niệm về nguy cơ tài chính hiện đại hơn bao hàm nghĩa rộng hơn và không chỉ tính đến nguy cơ tài chính mà còn bao gồm cả những nguy cơ liên quan đến những mục tiêu hoạt động và mục tiêu chiến lược của công ty như rủi ro kinh doanh, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất… 1.1.2 Hậu quả của nguy cơ tài chính Nguy cơ tài chính không chỉ gây tổn thất về vốn, tài sản của công ty mà còn ảnh hưởng xấu tới mức độ tín nhiệm và thương hiệu của công ty. Nguy cơ tài chính có thể dẫn đến phá sản công ty và gây thiệt hại trực tiếp cho các nhà đầu tư và các nhà tài trợ của công ty. Nguy cơ tài chính có thể gây ra những tổn thất gián tiếp cho nền kinh tế và ở mức độ nặng hơn có thể gây ra những bất ổn xã hội. Hậu quả của nguy cơ tài chính là nghiêm trọng nếu như không được quản trị rủi ro. Quản trị rủi ro tài chính thay vì cách tiếp cận hậu kiểm đã chuyển sang cách tiếp cận rủi ro mang tính phòng ngừa, dự báo trước bằng các mô hình đo lường nguy cơ tài chính. 1.2 Những vấn đề cơ bản về đo lường nguy cơ tài chính 1.2.1 Khái niệm đo lường nguy cơ tài chính Bắt đầu từ thập kỷ 70, đo lường và dự báo nguy cơ tài chính đã trở thành một hướng đi phát triển mạnh mẽ của khoa học xác suất thống kê. Khi đề cập đến đo lường nguy cơ tài chính, người ta liên tưởng đến ngay các hoạt động quản lý 5
  17. danh mục đầu tư, định giá quyền chọn và các công cụ tài chính khác. Việc đo lường nguy cơ tài chính là một trong những hoạt động nhằm quản trị rủi ro tài chính mà các tổ chức tài chính trên thế giới, ngay cả các quốc gia cũng rất quan tâm và ứng dụng từ rất sớm. Tùy theo góc độ nghiên cứu mà ta có thể có định nghĩa khác nhau về đo lường nguy cơ tài chính. Đo lường nguy cơ tài chính được khái niệm là một bộ phận của xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp, vì thông qua việc đo lường này sẽ phân loại, sắp xếp một đối tượng hay một nhóm đối tượng có nguy cơ tài chính hay không có nguy cơ tài chính vào bảng xếp hạng theo chuẩn mực đã được quy định sẵn. Từ khái niệm trên cần tìm hiểu thêm hai khái niệm đó là công ty có nguy cơ tài chính và công ty không có nguy cơ tài chính. Khái niệm công ty có nguy cơ tài chính theo tiêu chí xếp hạng tín dụng của Trung tâm thông tin tín dụng – Ngân hàng nhà nước Việt Nam (CIC) là công ty hoạt động kém hiệu quả, tự chủ về tài chính yếu kém, hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ, có nguy cơ lâm vào tình trạng phá sản, rủi ro rất cao. Trái lại, công ty không có nguy cơ tài chính là công ty hoạt động hiệu quả cao, khả năng tự chủ tài chính rất tốt, triển vọng phát triển lâu dài, tiềm lực tài chính mạnh, rủi ro thấp nhất. 1.2.2 Tầm quan trọng của đo lường nguy cơ tài chính 1.2.2.1 Đối với nhà đầu tư Đối với hầu hết các nhà đầu tư trên TTCK, trước khi quyết định đầu tư vào công ty thì vấn đề quan trọng là phải nắm rõ thông tin. Để có được những thông tin cần thiết về công ty dự định đầu tư, các nhà đầu tư thường thu thập những thông tin từ báo cáo tài chính (BCTC) của công ty để có thể đưa ra quyết định chính xác, nhằm hạn chế rủi ro trong đầu tư. Ngày nay, với các mô hình đo lường nguy cơ tài chính, các nhà đầu tư có thêm công cụ để giúp nhận diện và đánh giá rủi ro tài chính. Từ đó so sánh, đánh giá mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro, nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư cũng như đảm bảo an toàn cho đồng vốn. 6
  18. 1.2.2.2 Đối với công ty Một công ty được đo lường không có nguy cơ tài chính thì công ty đó có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng thị trường vốn, được các nhà đầu tư quan tâm, giảm bớt sự phụ thuộc vào các khoản vay ngân hàng. Đo lường nguy cơ tài chính cũng giúp duy trì sự ổn định nguồn tài trợ cho công ty, các công ty không có nguy cơ tài chính có thể duy trì được thị trường vốn hầu như trong mọi hoàn cảnh, ngay cả khi thị trường vốn có những biến động bất lợi. Nguy cơ tài chính càng thấp thì chi phí vay sẽ càng giảm vì các nhà đầu tư sẵn sàng nhận một mức lãi suất thấp hơn cho một chứng khoán an toàn hơn. Đo lường nguy cơ tài chính giúp cho nguồn tài trợ của công ty linh hoạt hơn, đặc biệt là trong việc phát hành các cổ phiếu và công cụ nợ. Công ty phát hành có thể cơ cấu thời hạn và tổng giá trị chứng khoán phát hành một cách thích hợp. 1.2.2.3 Đối với ngân hàng Đo lường nguy cơ tài chính là cơ sở để quản trị rủi ro tín dụng nhằm hạn chế và giới hạn rủi ro ở mức mục tiêu. Đồng thời cũng hỗ trợ ngân hàng trong việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, tiến tới mục đích tối đa hóa lợi nhuận và bảo vệ sự ổn định của hệ thống ngân hàng. 1.2.2.4 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước Đo lường nguy cơ tài chính giúp các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện giám sát các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính tiền tệ của công ty theo khuôn khổ Pháp luật góp phần thúc đẩy thị trường tài chính ngày càng minh bạch hơn, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Đo lường nguy cơ tài chính giúp cho cơ quan quản lý nhà nước về TTCK sàng lọc và phân loại các CTNY trên thị trường để thực hiện kịp thời các hoạt động thanh tra, giám sát, đồng thời chủ động hơn trong công bố thông tin về nguy cơ tài chính của các CTNY đến các thành phần tham gia trên TTCK nhằm góp phần hạn chế rủi ro cho thị trường. 7
  19. 1.2.2.5 Đối với nền kinh tế Nâng cao tính minh bạch của thị trường bằng cách đo lường nguy cơ tài chính, xếp hạng các công ty có nguy cơ tài chính và không có nguy cơ tài chính một cách minh bạch, khách quan theo chuẩn mực. Nhờ sự minh bạch của thị trường các nhà đầu tư gia tăng niềm tin trong các hoạt động đầu tư và các nhà phát hành có thể tạo được những kênh phân phối đến những thị trường khác, kết quả đo lường nguy cơ tài chính cũng làm giảm những chi phí cơ hội vô hình, giảm những tin đồn thất thiệt… 1.2.3 Các mô hình đo lường nguy cơ tài chính 1.2.3.1 Mô hình Logit Mô hình Logit nghiên cứu sự phụ thuộc của một biến nhị phân vào các biến độc lập khác. Mục tiêu của các mô hình này là sử dụng các nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng không có nguy cơ tài chính (biến độc lập) để xác định khả năng có nguy cơ tài chính (biến phụ thuộc) của các công ty là cao hay thấp. Nghĩa là mô hình Logit có thể ước lượng xác suất một công ty có nguy cơ tài chính là bao nhiêu. Cấu trúc của dữ liệu trong mô hình như sau: Biến Loại Phụ thuộc Nhị phân Độc lập Liên tục hoặc rời rạc Mô hình Logit có dạng: Ln(p/(1-p)) = a + b1x1 + b2x2 + b3x 3 + … + bnx n (1.1) Trong đó: - p là xác suất xảy ra nguy cơ tài chính - x1, x 2, x3… xn là các chỉ số tài chính - a, b là các hệ số. Công thức tính xác suất xảy ra nguy cơ tài chính: = ( … (1.2) 8
  20. Trong đó: - e là số Logarit tự nhiên, hay còn gọi là cơ số e. Adnan và Dar (2006) đã thống kê lại tất cả các mô hình đo lường nguy cơ tài chính trong các nghiên cứu được sử dụng trong quá khứ và kết quả cho thấy có 19 nghiên cứu sử dụng mô hình Logit và chiếm khoảng 21% trong các mô hình đo lường nguy cơ tài chính. Độ chính xác trung bình của 19 nghiên cứu sử dụng mô hình Logit đạt 87%. 1.2.3.2 Mô hình Probit Cấu trúc dữ liệu cũng tương tự như mô hình Logit, mô hình này cũng ước lượng được xác suất xảy ra nguy cơ tài chính của một công ty. Sự khác biệt giữa mô hình Logit và Probit không đáng kể và không có ý nghĩa về mặt thống kê. Charles M.Friel trong nghiên cứu “Linear probability response models: Probit and Logit” đã chỉ ra vấn đề này. Kết quả đo lường của hai mô hình Logit và Probit khác nhau không đáng kể nhưng vì dễ dùng hơn trong trình bày toán học, các mô hình Logit thường được sử dụng cho mô hình xếp hạng doanh nghiệp trong thực tế. Ưu điểm của mô hình Logit và Probit là kết quả có thể cung cấp trực tiếp được xác suất công ty có nguy cơ tài chính là bao nhiêu. Mô hình Logit và Probit có một số lợi thế: Mô hình Logit và Probit không đòi hỏi các nhân tố đầu vào phải là phân phối chuẩn. Kết quả của mô hình hồi quy Logit và Probit có thể tính được trực tiếp xác suất xảy ra nguy cơ tài chính của một công ty. Mô hình Logit và Probit thường cho kết quả chính xác. Những năm gần đây, mô hình này được sử dụng nhiều trong nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn. 1.2.3.3 Phương pháp lân cận gần nhất K (K – nearest neighbor) 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2