intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Vai trò của Tổ hợp tác đối với hiệu quả sản xuất nông nghiệp tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:104

14
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài lầ góp phần xây dựng cơ chế chính sách và giải pháp để Tổ hợp tác nâng cao khả năng tham gia chuỗi giá trị một số sản phẩm nông sản ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh; giúp cho nông dân thấy được việc tham gia các Tổ hợp tác sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp theo chuỗi giá trị khép kín.... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Vai trò của Tổ hợp tác đối với hiệu quả sản xuất nông nghiệp tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ________ TRẦN VĂN PHONG VAI TRÒ CỦA TỔ HỢP TÁC ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ________ TRẦN VĂN PHONG VAI TRÒ CỦA TỔ HỢP TÁC ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRƢƠNG ĐĂNG THỤY Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2017
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn “Vai trò của Tổ hợp tác đối với hiệu quả sản xuất nông nghiệp tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có độ chính xác cao; các đoạn trích dẫn đều đƣợc dẫn nguồn cụ thể từ các tài liệu tham khảo. Luận văn này chƣa bao giờ đƣợc nộp để nhận bằng cấp tốt nghiệp nào tại các trƣờng Đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 4 năm 2017 Tác giả Trần Văn Phong
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC HÌNH, BẢNG CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG LỢI ÍCH CỦA TỔ KINH TẾ HỢP TÁC ............................................ 1 1.1. Chính sách phát triển Tổ hợp tác .......................................................... 1 1.2. Những lợi ích, kỳ vọng của Tổ hợp tác ................................................. 3 1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ............................................................ 6 1.4. Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu……………………..…6 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN TỔ KINH TẾ HỢP TÁC .............................................................................................................. 8 2.1. Thông tin chung về huyện Trà Cú ......................................................... 8 2.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 8 2.1.2. Đặc điểm địa hình................................................................................ 8 2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên ....................................................................... 9 2.1.4. Đặc điểm kinh tế .............................................................................. 10 2.1.5. Đặc điểm xã hội, dân tộc, tôn giáo ................................................... 11 2.1.6. Khái quát tình hình phát triển Kinh tế hợp tác huyện Trà Cú........... 11 2.2. Khái niệm Tổ hợp tác.......................................................................... 13 2.3. Những lợi ích của Tổ hợp tác .............................................................. 14 2.4. Lƣợc khảo các nghiên cứu về lợi ích của Tổ hợp tác .......................... 15 2.4.1. Tác động đến sinh kế của ngƣời nông dân ....................................... 15 2.4.2. Tác động đến hiệu quả kỹ thuật ....................................................... 18 2.4.3. Sự đa dạng giống c y trồng và thời gian áp dụng công nghệ mới .... 20 2.4.4. Tác động của Tổ hợp tác đến Chi phí giao dịch, thƣơng mại hóa và khả năng tiếp cận thị trƣờng ................................................................................. 22
  5. 2.4.5. Tác động xã hội và tác động môi trƣờng của các hợp tác xã nông nghiệp ................................................................................................................... 24 2.4.6. Sự ph n biệt giới và tác động của các tổ chức hợp tác x ................ 27 2.4.7. Ngh o đói và vai tr của các tổ chức hợp tác x .............................. 29 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 32 3.1. Khung phân tích .................................................................................. 32 3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu và Mô hình kinh tế lƣợng ............................ 33 3.3. Dữ liệu nghiên cứu .............................................................................. 35 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ................................................... 37 4.1. Hộ tham gia Tổ kinh tế Hợp tác .......................................................... 37 4.2. Thông tin về ngƣời quyết định tham gia Tổ kinh tế Hợp tác ............... 37 4.2.1. Đặc điểm của giới tính tham gia Tổ kinh tế hợp tác ........................ 37 4.2.2. Nghề chính của chủ hộ tham gia Tổ kinh tế hợp tác ......................... 38 4.2.3. Những nghề phụ đem lại thu nhập cho hộ khi tham gia Tổ kinh tế hợp tác .................................................................................................................. 38 4.2.4. Đặc điểm trình độ của chủ hộ khi tham gia Tổ kinh tế hợp tác. ....... 39 4.3. Về hoạt động trồng trọt ....................................................................... 39 4.4. Các hình thức góp vốn của Tổ kinh tế hợp tác .................................... 40 4.4.1. Góp vốn tài sản................................................................................. 41 4.4.2. Góp vốn tiền mặt .............................................................................. 41 4.4.3. Góp vốn công lao động .................................................................... 42 4.5. Các hoạt động hỗ trợ từ Tổ kinh tế Hợp tác ........................................ 42 4.5.1. Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật ................................................................... 42 4.5.2. Hỗ trợ cho vay vốn ........................................................................... 43 4.5.3. Hỗ trợ cho phân bón, thuốc trừ sâu .................................................. 43 4.5.4. Hỗ trợ cho tham quan, học tập ......................................................... 44 4.5.5. Hỗ trợ cho thông tin, tƣ vấn thị trƣờng ............................................. 44 4.5.6. Hỗ trợ cho thông tin giá cả nông sản ................................................ 45 4.5.7. Tiêu thụ và hỗ trợ tiêu thụ ................................................................ 45
  6. 4.6. Về hoạt động họp mặt, số lƣợng thành viên, trình độ học vấn của tổ trƣởng của hợp tác xã ........................................................................................... 46 4.6.1. Về thành viên tham gia quản lý Tổ kinh tế hợp tác .......................... 47 4.6.2. Tham gia Tổ kinh tế hợp tác giúp giảm chi phí sản xuất.................. 47 4.6.3. Tham gia Tổ kinh tế hợp tác giúp cải tiến kỹ thuật sản xuất ............ 48 4.6.4. Tham gia Tổ kinh tế hợp tác giúp giá bán tốt hơn ............................ 48 4.6.5. Tham gia Tổ kinh tế hợp tác giúp tăng thu nhập cho hộ .................. 49 4.7. Tác động của tham gia Tổ kinh tế hợp tác .......................................... 53 4.7.1. Lợi nhuận của hộ tham gia Tổ kinh tế hợp tác ................................. 53 4.7.2. Các yếu tố tác động ảnh hƣởng đến lợi nhuận ................................. 53 4.7.3. Tác động của diện tích đất, kinh nghiệm, giới tính, giáo dục, thành viên hợp tác và Hỗ trợ của Tổ kinh tế hợp tác đến lợi nhuận .............................. 54 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................... 57 5.1. Kết luận............................................................................................... 57 5.2. Kiến nghị ............................................................................................ 58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC I: BẢNG CÂU HỎI PHỤ LỤC II: STA HIỆU QUẢ TỔ HỢP TÁC PHỤ LỤC III: ĐỒ THỊ
  7. DANH MỤC HÌNH, BẢNG Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh............................. 8 Hình 3.1. Khung ph n tích đề nghị cho nghiên cứu ................................... 32 Bảng 3.1. Định nghĩa các biến trong mô hình ............................................ 35 Bảng 4.1. Hộ tham gia Tổ kinh tế hợp tác .................................................. 37 Bảng 4.2. Đặc điểm của giới tính hộ tham gia Tổ kinh tế hợp tác ............. 37 Bảng 4.3 Nghề chính của chủ hộ tham gia Tổ kinh tế hợp tác ................... 38 Bảng 4.4. Những nghề phụ đem lại thu nhập cho hộ khi tham gia Tổ kinh tế hợp tác .................................................................................................................. 39 Bảng 4.5. Đặc điểm trình độ của chủ hộ khi tham gia Tổ kinh tế hợp tác .. 39 Bảng 4.6. Hoạt động trồng trọt ................................................................... 40 Bảng 4.7. Góp vốn tài sản. ......................................................................... 41 Bảng 4.8. Góp vốn tiền mặt. ....................................................................... 41 Bảng 4.9. Góp vốn công lao động. ............................................................. 42 Bảng 4.10. Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật........................................................... 42 Bảng 4.11. Hỗ trợ cho vay vốn. .................................................................. 43 Bảng 4.12. Hỗ trợ phân bón, thuốc trừ sâu ................................................. 43 Bảng 4.13. Hỗ trợ cho tham quan học, học tập........................................... 44 Bảng 4.14. Hỗ trợ thông tin, tƣ vấn thị trƣờng ........................................... 44 Bảng 4.15. Hỗ trợ thông tin giá cả nông sản .............................................. 45 Bảng 4.16. Tiêu thụ và hỗ trợ tiêu thụ ........................................................ 45 Bảng 4.17. Họp mặt, số lƣợng thành viên, trình độ học vấn của tổ trƣởng 47 Bảng 4.18. Thành viên tham gia quản lý Tổ kinh tế hợp tác xã: ................ 47 Bảng 4.19. Tham gia Tổ kinh tế hợp tác giúp giảm chi phí sản xuất .......... 48 Bảng 4.20. Tham gia Tổ kinh tế hợp tác giúp cải tiến kỹ thuật sản xuất: ... 48 Bảng 4.21. Tham gia Tổ kinh tế hợp tác giúp giá bán tốt hơn .................... 49 Bảng 4.22. Tham gia Tổ kinh tế hợp tác giúp tăng thu nhập cho hộ. ......... 49 Bảng 4.23. Lợi nhuận của hộ tham gia Tổ kinh tế hợp tác ......................... 53
  8. Bảng 4.24. Tác động của diện tích đất, kinh nghiệm, giới tính, giáo dục, thành viên hợp tác đến lợi nhuận. ........................................................................ 54 Bảng 4.25. Tác động của diện tích đất, kinh nghiệm, giới tính, giáo dục, thành viên hợp tác và Hỗ trợ của Tổ kinh tế hợp tác đến lợi nhuận. .................... 56
  9. 1 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG LỢI ÍCH CỦA TỔ KINH TẾ HỢP TÁC 1.1. Chính sách phát triển Tổ hợp tác Phát triển kinh tế hợp tác là một chủ trƣơng xuyên suốt, nhất quán của Đảng và Nhà nƣớc ta để phát triển nông nghiệp, nông thôn theo định hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Điều đó đ đƣợc khẳng định trong đƣờng lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nƣớc ta nhằm đổi mới toàn diện cả về nội dung, hình thức hợp tác, liên kết trong sản xuất nông nghiệp cho phù hợp từng lĩnh vực nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hƣớng n ng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo hƣớng chuỗi giá trị gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và x y dựng nông thôn mới. Phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác x là phải xuất phát từ nhu cầu hợp tác thực sự của ngƣời d n, tôn trọng tính tự nguyện và đúng theo Luật Hợp tác x . Nghị quyết Đại hội IX (2011) của Đảng đ khẳng định “... Phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã là vấn đề hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội”. Để kịp thời cụ thể hóa chủ trƣơng của Đảng, Quốc hội đ ban hành Luật hợp tác xã; Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ƣơng, các địa phƣơng đ ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển Tổ hợp tác, cụ thể tại Nghị định số 193/2013/NĐ- CP, ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định một số chính sách nhƣ sau: Một là, chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực: Nhà nƣớc hỗ trợ kinh phí đào tạo chính quy, bồi dƣỡng về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật đối với cán bộ quản lý hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, thành viên hợp tác xã. Hai là, chính sách xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường: Nhà nƣớc hỗ trợ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tham gia các triển lãm trong và ngoài nƣớc; tổ chức các hội chợ, triển lãm dành riêng cho khu vực hợp tác xã; xây dựng thƣơng hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa, xây dựng và triển khai cổng thông tin điện tử, sàn giao dịch thƣơng mại điện tử cho các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
  10. 2 Ba là, về ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới: Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia và cấp tỉnh hàng năm dành một phần kinh phí hỗ trợ các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đổi mới, ứng dụng công nghệ và thông báo kết quả thực hiện cho cơ quan quản lý nhà nƣớc về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Nhà nƣớc hỗ trợ nghiên cứu khoa học công nghệ từ nguồn kinh phí sự nghiệp nghiên cứu khoa học công nghệ đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có dự án nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bốn là, chính sách tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có dự án đầu tƣ mới, đầu tƣ mở rộng năng lực sản xuất, kinh doanh; hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, địa bàn nông thôn đƣợc ƣu đ i về lãi suất và bảo lãnh tín dụng từ quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã; ƣu tiên vay vốn tín dụng từ ngân hàng phát triển và các tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật; đƣợc vay ƣu đ i theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ lãi suất đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Năm là, chính sách tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có đủ năng lực đƣợc ƣu tiên tham gia các chƣơng trình mục tiêu, chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội nhƣ: Các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn và quản lý các công trình sau khi hoàn thành, kể cả các công trình chợ và công trình hạ tầng phục vụ phát triển cụm công nghiệp và cụm làng nghề ở nông thôn; các dự án, chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội khác trên địa bàn phù hợp với khả năng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Sáu là, chính sách thành lập mới hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã: Sáng lập viên hợp tác xã đƣợc cung cấp miễn phí thông tin, tƣ vấn, tập huấn về quy định pháp luật hợp tác xã trƣớc khi thành lập hợp tác xã. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đƣợc hỗ trợ tƣ vấn xây dựng điều lệ, hƣớng dẫn và thực hiện các thủ tục thành lập, đăng ký và tổ chức hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
  11. 3 Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh cũng ban hành Quyết định số 12/2012/QĐ-UBND về ban hành quy định về chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác x trên địa bàn tỉnh Trà Vinh; Hội đồng nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành Nghị quyết số 10/2015/NQ-HĐND về phê duyệt định mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nƣớc để thực hiện chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Nhìn chung, các chính sách trên đ góp phần nâng cao trình độ năng lực quản lý, nâng cao tay nghề và tạo đƣợc nguồn lực mới cho các Tổ hợp tác; khuyến khích những ngƣời có kinh nghiệm, có thâm niên trong việc tham gia quản lý các Tổ hợp tác. Chú trọng việc củng cố và phát triển, nhiều Tổ hợp tác bƣớc đầu có nhiều chuyển biến tích cực, cơ sở vật chất đƣợc tăng cƣờng, trang thiết bị không ngừng đƣợc đổi mới. Các Tổ hợp tác hình thành và phát triển rất phong phú, đa dạng theo nhu cầu liên kết của các thành viên, hoạt động trên cơ sở giúp đỡ và tƣơng trợ lẫn nhau trong sản xuất; từng bƣớc khắc phục đƣợc một số hạn chế, yếu kém của các kinh tế hộ đơn lẻ trƣớc đ y nhƣ: thiếu vốn, công cụ, kỹ thuật, nhân lực, kinh nghiệm sản xuất... Tổ hợp tác giúp các hộ tổ viên sử dụng có hiệu quả hơn về đất đai, lao động, vật tƣ và vốn; đ y còn là cơ sở để hình thành và phát triển Hợp tác xã, huy động các nguồn lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề, xây dựng nôn thôn mới, đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng, nhất là khu vực nông thôn; góp phần xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho nhân dân, ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội. 1.2. Những lợi ích, kỳ vọng của Tổ hợp tác Việc phát triển các Tổ hợp tác là tiền đề để hình thành kinh tế tập thể có sự kết nối giữa ngƣời nông dân - doanh nghiệp - thị trƣờng; đồng thời nhất thiết cần phải đƣợc hỗ trợ, hƣớng dẫn các Tổ hợp tác xây dựng phƣơng án, kế hoạch sản xuất, kinh doanh trƣớc và sau khi thành lập. Kết luận số 56-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; theo đó đ nêu rõ mục tiêu đó là: đƣa kinh tế tập thể thực sự trở thành thành phần kinh tế quan trọng và cùng
  12. 4 với kinh tế nhà nƣớc dần dần trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị của địa phƣơng và đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc; đồng thời đề ra nhiệm vụ “có biện pháp nhân rộng các mô hình tổ chức kinh tế tập thể điển hình tiên tiến”. Quán triệt Nghị quyết của Trung ƣơng, ngày 09/9/2014 Tỉnh ủy Trà Vinh ban hành Nghị quyết số 16-NQ/TU về “xây dựng và phát triển kinh tế tập thể tỉnh Trà Vinh giai đoạn năm 2015 - 2020”; ngày 31/12/2014 Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành Kế hoạch số 26/KH-UBND về “xây dựng và phát triển kinh tế tập thể tỉnh Trà Vinh giai đoạn năm 2015, định hướng đến năm 2020”; ngày 25/5/2014 Huyện ủy Trà Cú ban hành “Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo tổ chức đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể huyện Trà Cú”; đến ngày 23/3/2015, Huyện ủy Trà Cú tiếp tục ban hành Kế hoạch số 146-KH/HU “về xây dựng và phát triển kinh tế tập thể huyện Trà Cú giai đoạn 2015 - 2020”. Với những quan điểm, mục tiêu và ý nghĩa của Nghị quyết, chƣơng trình, kế hoạch nêu trên là nhằm để giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, bức xúc trong sản xuất và cuộc sống của ngƣời dân, thu nhập thiếu ổn định, sản xuất manh mún thiếu tập trung, chất lƣợng giống chƣa bảo đảm, trình độ khoa học kỹ thuật còn thấp; máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất chƣa đồng bộ; giá thành sản xuất cao, thị trƣờng thiếu ổn định; có nhiều nguyên nh n, trong đó có 3 nguyên nh n cơ bản: Một là, nông dân còn sản xuất theo hộ đơn lẻ, thiếu thông tin thị trƣờng sản phẩm, các dịch vụ đầu vào phục vụ cho sản xuất và đầu ra tiêu thụ sản phẩm; từ đó, có vị thế rất yếu trên thị trƣờng; trong quan hệ với khách hàng, nông dân phải cạnh tranh lẫn nhau gay gắt (do làm ăn theo phong trào) với những sản phẩm của mình đ làm ra. Hai là, đặc trƣng của hàng nông sản - thủy sản là tƣơi sống phải tiêu thụ trong thời gian ngắn hoặc phải xử lý, chế biến để kéo dài thời gian bảo quản; do đó đ i hỏi phải có nguồn vốn lớn và phải đƣợc đầu tƣ công nghệ khoa học kỹ thuật, trang bị thiết bị tiên tiến, trình độ quản lý... thì đại bộ phận ngƣời nông dân không tự giải quyết đƣợc.
  13. 5 Ba là, do các doanh nghiệp kiểm soát, chi phối hai công đoạn đầu tiên hiện nay của ngƣời d n nhƣ đ nêu trên. Do đó, giá dịch vụ sản phẩm đầu vào ngƣời nông dân sử dụng thƣờng cao hơn từ 10% đến 15% so với giá đại lý bán ra; đầu ra sản phẩm bị ép giá chênh lệch trên 30% khi sản phẩm đến tay ngƣời tiêu dùng. Nói cách khác là ngƣời làm ra sản phẩm, nhƣng nông d n không đƣợc phân chia lợi nhuận ở 2 công đoạn đầu và cuối của chuỗi giá trị. Vì vậy, với vai trò quản lý Nhà nƣớc trên lĩnh vực kinh tế, chúng ta không thể để cho nông dân tự bơi cứu lấy mình, không để tình trạng nhà nông sản xuất tự phát (theo phong trào, thấy cây gì, con gì có hiệu quả thì làm theo); do đó, chƣa trở thành sức mạnh tập trung cho từng mũi nhọn tiến công trên thị trƣờng. Vai trò của kinh tế hợp tác là góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong tổ chức lại sản xuất, giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn, tạo sự ổn định về chính trị - xã hội, thúc đẩy tăng tƣởng và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng; đặc biệt giải quyết những khó khăn, bức xúc của nông dân trong sản xuất theo kinh tế hộ. Từ đó, khi tham gia Tổ kinh tế hợp tác sẽ mang lại những lợi ích, kỳ vọng cho nông dân nhƣ: (1) Là tổ chức đại diện của nông dân, thực hiện tốt các dịch vụ đầu vào và đầu ra đối với nhu cầu hoạt động của kinh tế hộ, mang lại lợi ích cho thành viên. (2) Giảm sự cạnh tranh giữa các thành viên và nông d n đối với những sản phẩm, dịch vụ chung thông qua Tổ hợp tác là ngƣời điều phối thống nhất đem lại lợi ích cho thành viên tốt nhất. (3) Khi tổ chức lại sản xuất thì thuận lợi cho việc hƣớng dẫn qui trình kỹ thuật (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản), thích hợp nhất để sản xuất đáp ứng cho doanh nghiệp. (4) Cung cấp dịch vụ tiêu thụ sản phẩm và cung cấp vật tƣ nông nghiệp cho thành viên (trách trình trạng mạnh ai nấy mua). (5) Xây dựng thƣơng hiệu, nhãn hiệu tập thể sản phẩm; đại diện kinh tế hộ nông dân ký hợp đồng với doanh nghiệp (hình thành liên kết ngang, liên kết dọc), tiến tới thực hiện chuỗi giá trị ngành hàng, giúp giảm đƣợc chí phí sản xuất, tăng
  14. 6 năng suất, chất lƣợng; đặc biệt là liên kết thị trƣờng tiêu thụ ổn định, đem lại hiệu quả và lợi ích thiết thực cho kinh tế hộ nông d n trong tƣơng lai. 1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu này phân tích tác động của Tổ hợp tác đến thu nhập hay lợi nhuận của nông hộ. Nghiên cứu việc phát triển Tổ kinh tế hợp tác nhằm: - Góp phần xây dựng cơ chế chính sách và giải pháp để Tổ hợp tác nâng cao khả năng tham gia chuỗi giá trị một số sản phẩm nông sản ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. - Giúp cho nông d n thấy đƣợc việc tham gia các Tổ hợp tác sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp theo chuỗi giá trị khép kín. - Tiếp tục nâng cao chất lƣợng và phát triển về số lƣợng các Tổ hợp tác và các hình thức liên kết hoạt động có hiệu quả và bền vững; tạo đƣợc liên kết với các doanh nghiệp trong cung cấp dịch vụ đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông d n trong các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu C u hỏi nghiên cứu chính của đề tài là việc tham gia tổ hợp tác có cải thiện thu nhập nông hộ hay không. Để trả lời c u hỏi nghiên cứu, luận văn so sánh hiệu quả của hộ tham gia Tổ kinh tế hợp tác với hộ không tham Tổ kinh tế đơn lẻ trên địa bàn huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Việc phát triển kinh tế hợp tác có phải là chủ trƣơng đúng đắn của chính quyền địa phƣơng? Hiệu quả kinh tế hợp tác trên địa bàn huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh phụ thuộc vào biến động của giá cả thị trƣờng, sự quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực này nhƣ thế nào? Sự cần thiết của việc đa dạng hóa các mô hình kinh tế hợp tác để tránh rủi ro trong sản xuất? 1.4. Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu - Nghiên cứu khảo sát 231 nông hộ (gồm cả các hộ có và không có tham gia Tổ hợp tác).
  15. 7 - Nghiên cứu trong phạm vi trên địa bàn huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. - Phƣơng pháp nghiên cứu: Sử dụng phƣơng pháp kiểm định và hồi quy OLS để phân tích. Kết cấu của Luận văn được trình bày trong 5 chương, cụ thể như sau: - Chƣơng 1: Trình bày tổng quan về chính sách phát triển và những lợi ích của Tổ kinh tế hợp tác. - Chƣơng 2: Trình bày các khái niệm và cơ sở lý thuyết, trong đó trình bày các nghiên cứu trƣớc về vai trò của hoạt động Tổ hợp tác đối với các khía cạnh khác nhau của nông hộ. - Chƣơng 3: Trình bày phƣơng pháp nghiên cứu việc phát triển Tổ kinh tế hợp tác. Chƣơng 4: Trình bày kết quả phân tích, bao gồm thống kê mô tả, kiểm định và kết quả mô hình hồi quy. - Chƣơng 5: Từ kết quả nghiên cứu, rút ra kết luận và kiến nghị.
  16. 8 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN TỔ KINH TẾ HỢP TÁC 2.1. Thông tin chung về huyện Trà Cú 2.1.1. Vị trí địa lý Trà Cú là huyện vùng sâu, có diện tích tự nhiên 31.752,8 km2, nằm cặp ven sông Hậu, tiếp giáp với biển Đông qua cửa Định An, cách trung tâm tỉnh Trà Vinh 34 km hƣớng về Tây Nam; phía Đông giáp với huyện Cầu Ngang, phía Bắc giáp huyện Tiểu Cần và huyện Châu Thành, phía Nam giáp huyện Duyên Hải, phía Tây giáp sông Hậu. Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. (Nguồn: http://travinh.gov.vn/wps/portal/tracu) 2.1.2. Đặc điểm địa hình Địa hình của huyện Trà Cú mang đặc trƣng vùng đồng bằng ven biển, với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên có tiềm năng phát triển nông nghiệp - thủy sản và kinh tế biển. Địa hình của huyện có nhiều giồng cát hình cánh cung song song với bờ biển, có cao trình cao trên 2m, cao trình bình quân phổ biến từ 0,4m đến 0,8m so
  17. 9 với mặt nƣớc biển, cao trình tháp phân bố rãi rác ở các x Đại An, Đôn Ch u, Ng i Xuyên, Ngọc Biên. Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa ven biển (có hai mùa mƣa nắng rõ rệt trong năm) rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp; nhiệt độ trung bình từ 24,9 - 28,5 oC; tổng lƣợng mƣa bình qu n trong năm đo đƣợc khoảng 1.900 mm. Sông Hậu qua huyện Trà Cú là một trong hai nhánh chính của đoạn cuối sông Hậu phân cách bởi huyện Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng); nhánh qua huyện có mặt rộng từ 1,5 km đến 2,5 km, sâu trên 10 m. Các sông rạch chính: Rạch Trà Cú - Vàm Buôn dài khoảng 18 km, bắt nguồn từ sông Hậu nối thông với Rạch Trà Mềm qua cống Tập Sơn; Rạch Tổng Long dài khoảng 17 km bắt nguồn từ sông Hậu thông với kênh 3/2. Ngoài ra còn nhiều kênh rạch khác nhƣ: Kênh 3/2, kênh An Quảng Hữu, kênh Nguyễn Văn Pho, rạch Vàm Ray, rạch Bắc Trang... Chế độ thủy triều: chịu ảnh hƣởng chế độ bán nhật triều biển Đông, trong ngày nƣớc lên xuống hai lần, mỗi tháng có hai lần triều cƣờng sau ngày mồng 01 và ngày 15 âm lịch (từ 2 - 3 ngày), biên độ triều hằng ngày rất lớn, nhất là khu vực gần cửa sông. Vùng đất phía Tây Quốc lộ 53 của huyện bị xâm nhập mặn vào mùa khô, chủ yếu từ sông Hậu nhƣ rạch Trà Cú, Tổng Long, Vàm Ray. Với địa hình cặp sông Hậu với chiều dài trên 20 km có tiếp giáp cửa biển Định An, rất thuận lợi cho việc phát triển nghề đánh bắt thủy hải sản và giao thông đƣờng thủy. 2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên Trà Cú có diện tích đất tự nhiên 40.035,69 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 28.906,58 ha, chiếm 72,20%; đất phi nông nghiệp 5.708,85 ha, chiếm 14,26%; đất nuôi trồng thủy sản 2.355,12 ha, chiếm 5,88%; sông rạch 3.043,24 ha, chiếm 7,06%; đất chƣa sử dụng 21,9 ha, chiếm 0,05%. Tài nguyên khoáng sản: theo khảo sát lập bản đồ địa chất khoáng sản đồng bằng Nam Bộ, huyện Trà Cú có mỏ đất sét ở x Phƣớc Hƣng với trữ lƣợng tƣơng đối lớn, ngƣời dân ở nơi đ y đ khai thác để làm gạch xây nhà, nhƣng gạch thƣờng bị vênh và trọng lƣợng viên gạch nặng. Nhìn chung, sét có thành phần hóa học đạt
  18. 10 so với yêu cầu, nhƣng lƣợng cát ít, trong sét có nhiều Hydrô-mica nên gạch dễ bị vênh khi nung. Huyện Trà Cú có nguồn tài nguyên nƣớc mặt và nƣớc ngầm khá phong phú, trong đó nguồn nƣớc mặt chủ yếu từ sông Hậu, rạch Trà Cú - Vàm Buôn, rạch Tổng Long… phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. 2.1.4. Đặc điểm kinh tế Là một trong những huyện nghèo của cả nƣớc, Trà Cú đƣợc Chính phủ quan tâm triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ có mục tiêu từ ng n sách Trung ƣơng nhƣ: Quyết định 615/QĐ-TTg, Chƣơng trình 135/CTr-TTg, Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xây dựng huyện điểm văn hóa d n tộc... nên hầu hết các ngành kinh tế của huyện đều có sự phát triển tƣơng đối ổn định, vốn và cơ sở vật chất đƣợc tăng cƣờng, thúc đẩy kinh tế tăng trƣởng cả chiều rộng, lẫn chiều s u, đời sống ngƣời d n đƣợc cải thiện đáng kể (thu nhập bình qu n đầu ngƣời tăng từ 12,3 triệu đồng năm 2012 lên 26 triệu đồng vào năm 2016). Giá trị sản xuất giai đoạn 2012 - 2016 tăng bình qu n 15,19%/năm và giá trị sản phẩm nội địa (GDP) đạt 4.518,48 tỷ đồng vào năm 2016. Trong đó lĩnh vực nông - thủy sản tăng 9,63%; công nghiệp - xây dựng tăng 20,17% và dịch vụ tăng 15,19%. Bảng 2.1. Giá trị sản xuất giai đoạn 2012 - 2016 ĐVT: Tỷ đồng Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Diễn giải Tổng giá trị sản xuất 2.450,51 2.674,74 3.321,13 3.844,32 4.518,48 Khu vực I 1.086,6 1.157,79 1.280,39 1.323,05 1.456,81 Khu vực II 842,9 977,5 1.272 1.598,79 1.924,96 Khu vực III 521,01 539,45 768,74 922,49 1.137,71 (Nguồn: Báo cáo tổng kết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2016 của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Trà Cú)
  19. 11 Nhìn chung, trong giai đoạn 2012 - 2016, kinh tế của huyện Trà Cú phát triển khá toàn diện, thu nhập bình qu n đầu ngƣời tăng hàng năm; từ đó đ tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội của ngƣời dân, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn huyện. 2.1.5. Đặc điểm xã hội, dân tộc, tôn giáo - Về dân số: Theo số liệu thống kê dân số của Chi cục Thống kê huyện Trà Cú (năm 2015), Trà Cú có 153.199 ngƣời, trong đó d n tộc Khmer 95.368 ngƣời; là một trong những địa phƣơng có tốc độ tăng d n số nhanh, tỷ lệ tăng dân số bình qu n 1,21%/năm, mật độ dân số 497 ngƣời/km2, tỷ lệ này có xu hƣớng tăng thêm trong những năm tiếp theo. - Về nguồn nhân lực: Trà Cú có nguồn nhân lực dồi dào, ngƣời dân Trà Cú có đức tính cần cù, hiếu học, nghiêm túc trong lao động và có khả năng tiếp cận nhanh với môi trƣờng làm việc mới, đó là điều kiện thuận lợi để hình thành đội ngũ nhân lực chất lƣợng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong giai đoạn mới. - Ngoài ra, Trà Cú còn là một trong những huyện có đông đồng bào dân tộc, tôn giáo sinh sống, với phong tục, tập quán khác nhau; từ đó đ tạo nên cảnh quang của Trà Cú trở nên đặc biệt hơn, hấp dẫn hơn, đặc sắc hơn với những đình, chùa và lễ hội đặc trƣng của đồng bào dân tộc Kinh, Khmer, Hoa tạo điều kiện tốt cho phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái. 2.1.6. Khái quát tình hình phát triển Kinh tế hợp tác huyện Trà Cú Với nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nên huyện Trà Cú rất chú trọng đến công tác x y dựng và phát triển Tổ hợp tác nông nghiệp, hƣớng đến mục tiêu phát huy sức mạnh tập thể để x y dựng một nền nông nghiệp tiên tiến theo hƣớng hiện đại. Theo đó, tại các địa phƣơng trong huyện chỉ trong v ng vài năm đ vận động hộ nông d n tham gia thành lập đƣợc 366 Tổ hợp tác với 8.788 thành viên (tính đến cuối năm 2016), với nhiều ngành nghề nhƣ: Tổ hợp tác trồng lúa, mía, màu, đan đát, các sản phẩm từ tre, dệt chiếu…; đặc biệt hiện huyện Trà Cú đang phát triển mô hình cánh đồng mẫu lúa, mía lớn và các làng nghề truyền thống, góp
  20. 12 phần nâng cao hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và n ng cao đời sống cho các hộ nông dân, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Để phát triển Tổ kinh tế hợp tác theo chủ trƣơng của Trung ƣơng, Tỉnh ủy, Ủy ban nh n d n tỉnh, Trà Cú đ đề ra nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, n ng cao năng lực cho kinh tế tập thể nhƣ: đẩy mạnh việc triển khai các chính sách ƣu đ i đối với kinh tế tập thể về thuế, tín dụng, đất đai; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Tổ hợp tác đƣợc tiếp cận và tham gia vào các dự án phát triển kinh tế - x hội, các chƣơng trình mục tiêu quốc gia về x y dựng nông thôn mới, đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Trong thời gian qua, Trà Cú đặc biệt quan t m công tác phát triển Tổ kinh tế hợp tác gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản với qui mô là trang trại, cánh đồng lớn, cơ sở chế biến lớn; thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác, đẩy mạnh tuyên truyền về kinh tế hợp tác kiểu mới, tổ chức các hoạt động phát triển kinh tế hợp tác trong xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ tập huấn bồi dƣỡng cho cán bộ quản lý hợp tác x , tăng cƣờng công tác bảo vệ quyền và lợi ích của các Tổ kinh tế hợp tác. Nhìn chung, qua thời gian hoạt động, các Tổ kinh tế hợp tác ở huyện Trà Cú đ tạo đƣợc bƣớc chuyển biến mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy nhanh chƣơng trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn mới hiệu quả, bền vững. Việc tổ chức sắp xếp lại các Tổ kinh tế hợp tác trong thời gian qua nhằm tạo sự liên kết chặt chẽ giữa ngƣời sản xuất, doanh nghiệp và thị trƣờng, tạo sự liên kết vùng để giải quyết cho tiêu thụ sản phẩm, giúp nâng cao hiệu quả phát triển loại hình kinh tế tập thể theo hƣớng đổi mới, nâng cao chất lƣợng. Tuy nhiên việc phát triển Kinh tế hợp tác của Trà Cú thời gian qua vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức do thiếu nguồn nhân lực có đủ trình độ, chuyên môn để giúp cho loại hình kinh tế tập thể hoạt động đúng Luật, thiếu sự hỗ trợ, đầu tƣ kịp thời của Nhà nƣớc về vốn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, chƣa x y dựng đƣợc thƣơng hiệu sản phẩm đặc trƣng, thu nhập của các Tổ hợp tác còn thấp nên chƣa có những đột phá trong phát triển kinh tế tập thể, nhiều ngƣời dân còn giữ quan niệm cũ về kinh tế hợp tác…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2