intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Vận dụng Chuẩn mực kế toán Quốc tế để hoàn thiện kế toán chứng khoán phái sinh tại các công ty niêm yết Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:153

20
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là hệ thống lại lý thuyết kế toán công cụ tài chính, công cụ tài chính phái sinh theo CMKT Quốc tế; trình bày thực trạng TTCK, tóm tắt các qui định kế toán Việt Nam về công cụ tài chính, công cụ tài chính phái sinh và thực tế áp dụng kế toán công cụ tài chính, công cụ tài chính phái sinh tại các công ty niêm yết Việt Nam

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Vận dụng Chuẩn mực kế toán Quốc tế để hoàn thiện kế toán chứng khoán phái sinh tại các công ty niêm yết Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  TẠ NGỌC THÚY VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  TẠ NGỌC THÚY VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế Toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ KIM CÚC TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Vận dụng Chuẩn mực kế toán Quốc tế để hoàn thiện kế toán chứng khoán phái sinh tại các công ty niêm yết Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi và được sự cố vấn của người hướng dẫn khoa học là TS. Nguyễn Thị Kim Cúc. Đây là đề tài luận văn Thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành Kế toán. Luận văn này chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tất cả các nguồn tài liệu tham khảo đã được trích dẫn đầy đủ. Tác giả: Tạ Ngọc Thúy
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các hình, bảng, sơ đồ, phụ lục PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VÀ KẾ TOÁN CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH ..................................................................... 9 1.1 Tổng quan về chứng khoán phái sinh và TTCK phái sinh............................... 9 1.1.1 Một số khái niệm........................................................................................9 1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của TTCK phái sinh .............................11 1.2 Phân loại chứng khoán phái sinh ................................................................... 12 1.2.1 Căn cứ theo phương thức giao dịch .........................................................12 1.2.1.1 Chứng khoán phái sinh trên thị trường phi tập trung ........................12 1.2.1.2 Chứng khoán phái sinh trên thị trường tập trung ..............................12 1.2.2 Căn cứ theo loại sản phẩm giao dịch trên TTCK phái sinh .....................12 1.2.2.1 Hợp đồng kỳ hạn (Forward Contract) ...............................................12 1.2.2.2 Hợp đồng tương lai (Future Contract) ..............................................13 1.2.2.3 Hợp đồng quyền chọn (Option Contract) .........................................14 1.2.2.4 Hợp đồng hoán đổi (Swap Contract) ................................................16 1.3 Kế toán chứng khoán phái sinh theo quy định của CMKT Quốc tế .............. 17 1.3.1 Khái quát giai đoạn hình thành CMKT Quốc tế về công cụ tài chính .....17 1.3.2 Mục tiêu và phạm vi điều chỉnh ...............................................................18 1.3.3 Các định nghĩa .........................................................................................20 1.3.4 Phân loại công cụ tài chính ......................................................................20 1.3.4.1 Công cụ tài chính cơ bản ...................................................................20 1.3.4.2 Công cụ tài chính phái sinh ...............................................................25
  5. 1.3.5 Ghi nhận và đo lường công cụ tài chính ..................................................26 1.3.5.1 Nguyên tắc ghi nhận .........................................................................26 1.3.5.2 Nguyên tắc đo lường .........................................................................26 1.3. tr tài sản tài ch nh và nợ tài ch nh ....................................................31 1.3.7 Kế toán phòng ng a .................................................................................32 1.3.8 Thuyết minh công cụ tài chính ...............................................................34 1.3.8.1 Thuyết minh thông tin về mức độ quan trọng của công cụ tài chính .......................................................................................................................34 1.3.8.2 Thuyết minh thông tin về rủi ro của công cụ tài chính....................35 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................... 36 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM ............................................................ 37 2.1 Thực trạng TTCK Việt Nam .......................................................................... 37 2.1.1 Quá trình hình thành TTCK Việt Nam ....................................................37 2.1.2 Thực trạng TTCK Việt Nam ....................................................................38 2.1.3 Thực trạng vận dụng công cụ tài chính phái sinh tại Việt Nam ..............41 2.1.3.1 Đối với Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai .............................41 2.1.3.2 Đối với Hợp đồng quyền chọn ..........................................................41 2.1.3.3 Đối với Hợp đồng hoán đổi...............................................................42 2.2 Hệ thống các văn bản pháp luật về kế toán công cụ tài chính ....................... 42 2.2.1 Hệ thống các văn bản quy định về kế toán công cụ tài chính ..................43 2.2.2 So sánh quy định kế toán về công cụ tài chính theo CMKT Quốc tế và Việt Nam ...........................................................................................................45 2.2.2.1 Nhận diện công cụ tài chính ..............................................................45 2.2.2.2 Phân loại và tái phân loại công cụ tài chính......................................47 2.2.2.3 Ghi nhận và đo lường công cụ tài chính ...........................................48 2.2.2.4 Trình bày công cụ tài chính...............................................................49 2.2.2.5 Công bố công cụ tài chính.................................................................52
  6. 2.3 Thực tế áp dụng kế toán công cụ tài chính, công cụ tài chính phái sinh ....... 52 2.3.1 Mục tiêu, phạm vi, đối tượng và phương pháp khảo sát ..........................53 2.3.2 Thực trạng kế toán công cụ tài chính, công cụ tài chính phái sinh tại các công ty niêm yết Việt Nam ...............................................................................53 2.3.3 Kết quả khảo sát .......................................................................................54 2.3.3.1 Kết quả khảo sát dựa trên bảng câu hỏi ............................................54 Người viết tiến hành khảo sát các nội dung sau: ..........................................54 2.3.3.2 Kết quả khảo sát dựa trên BCTC ......................................................57 2.4 Đánh giá thực trạng áp dụng công cụ tài chính phái sinh và kế toán công cụ tài chính phái sinh ................................................................................................ 61 2.4.1 Đánh giá chung ........................................................................................61 2.4.2 Những mặt đạt được .................................................................................63 2.4.3 Những mặt hạn chế ..................................................................................64 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2......................................................................................... 67 CHƯƠ 3 Ệ KẾ C ỨNG KHOÁN PHÁI SINH TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM ............................................ 68 3.1 Quan điểm thực hiện vận dụng CMKT Quốc tế để tổ chức kế toán công cụ tài chính phái sinh sao cho phù hợp tình hình, đặc điểm kinh tế của Việt Nam ....... 68 3.1.1 Phải phù hợp với hệ thống pháp luật Việt Nam .......................................68 3.1.2 Phải phù hợp với sự phát triển của TTCK phái sinh ................................68 3.1.3 Phải phù hợp với thông lệ và CMKT quốc tế ..........................................68 3.2 Một số giải pháp cụ thể hoàn thiện kế toán chứng khoán phái sinh tại các công ty niêm yết Việt Nam dựa trên CMKT Quốc tế .......................................... 69 3.2.1 Nhận diện chứng khoán phái sinh ............................................................69 3.2.2 Phân loại và tái phân loại chứng khoán phái sinh ....................................69 3.2.3 Ghi nhận và đo lường chứng khoán phái sinh .........................................71 3.2.3.1 Điều kiện ghi nhận và d ng ghi nhận ...............................................71 3.2.3.2 Ghi nhận ban đầu ..............................................................................72
  7. 3.2.3.3 Ghi nhận sau ghi nhận ban đầu .........................................................72 3.2.3.4 Xác định GTHL chứng khoán phái sinh ...........................................73 3.2.4 Trình bày chứng khoán phái sinh .............................................................75 3.2.5 Công bố thông tin chứng khoán phái sinh ...............................................76 3.2.6 Nguyên tắc kế toán chứng khoán phái sinh .............................................77 3.2.6.1 Hợp đồng kỳ hạn ...............................................................................77 3.2.6.2 Hợp đồng tương lai ...........................................................................80 3.2.6.3 Hợp đồng quyền chọn .......................................................................85 3.2.6.4 Hợp đồng hoán đổi ............................................................................90 3.3 Một số kiến nghị hoàn thiện kế toán chứng khoán phái sinh ......................... 91 3.3.1 Xây dựng khung pháp lý ..........................................................................91 3.3.2 Quy định nội dung chủ yếu và cụ thể trong CMKT ................................92 3.3.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường và minh bạch hóa thông tin ...........................................................................................................................92 3.3.4 Thường xuyên cập nhật thông tin và nâng cao chất lượng đội ngũ kế toán ...........................................................................................................................92 3.3.5 Nâng cao ý thức tuân thủ các yêu cầu của CMKT...................................93 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3......................................................................................... 93 KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................... 94 TÀI LIỆU THAM KH O PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt CĐK : Bảng cân đối kế toán BCTC : Báo cáo tài chính CKQ ĐKD : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh CMKT : Chuẩn mực kế toán DN : Doanh nghiệp GTHL : Giá trị hợp lý TK : Tài khoản TTCK : Thị trường chứng khoán Tiếng Anh AC : Amortised cost (Giá trị phân bổ) FVOCI : Fair value through other comphrehensive income (Giá trị hợp lý thông qua thu nhập tổng hợp khác) FVTPL : Fair value through profit and loss (Giá trị hợp lý thông qua CKQ ĐKD) IAS : International Accounting Standard (Chuẩn mực kế toán Quốc tế) IASB : International Accounting Standard Board (Ủy Ban Chuẩn mực kế toán Quốc tế) IFRS : International Financial Report Standard (Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế) VAS : Vietnamese Accounting Standard (Chuẩn mực kế toán Việt Nam)
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG, SƠ ĐỒ, PHỤ LỤC Danh mục hình vẽ: Hình 3.1 Công thức chiết khấu dòng tiền Danh mục các sơ đồ: Sơ đồ 1.1 Phân loại tài sản tài chính Sơ đồ 1.2 Phân loại nợ tài chính Sơ đồ 1.3 Công thức tính giá trị phân bổ Danh mục các bảng Bảng 1.1 Công cụ tài chính phái sinh và biến gốc Bảng 1.2 Nguyên tắc ghi nhận sau ghi nhận ban đầu Bảng 2.1 Thống kê giao dịch chứng khoán Danh mục các phụ lục: Phụ lục 1 Quá trình ra đời của IAS 32 Phụ lục 2 Quá trình ra đời của IAS 39 Phụ lục 3 Quá trình ra đời của IFRS 7 Phụ lục 4 Quá trình ra đời của IFRS 9 Phụ lục 5 Danh sách công ty khảo sát C C năm 2014 Phụ lục 6 Kết quả khảo sát nhận diện công cụ tài chính Phụ lục 7 Kết quả khảo sát phân loại công cụ tài chính Phụ lục 8 Kết quả khảo sát thuyết minh công cụ tài chính Phụ lục 9 hông tư 210/2009/ -BTC Phụ lục 10 Danh sách nhân viên được khảo sát Phụ lục 11 Bảng câu hỏi khảo sát Phụ lục 12 Kết quả trả lời câu hỏi khảo sát
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Trải qua gần 15 năm hoạt động, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt am đã bước qua giai đoạn sơ khai và đang t ng bước phát triển chung với nền kinh tế đất nước. CK đã bước đầu trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế Việt am, thu hút được một lượng lớn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. uy nhiên trong giai đoạn 2008 – 2010 cùng với những diễn biến phức tạp của TTCK thế giới, TTCK Việt am cũng bị tác động rất lớn và phải đối mặt với các nguy cơ suy giảm khá mạnh thể hiện qua sự mất điểm của chỉ số VN Index gần 80%. gày 12/03/2007, V ndex đạt 1170, 7 điểm, ngày 24/02/2009, VN Index chỉ còn 235,5 điểm (nguồn: Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh). ình hình đó tạo nên một làn sóng hoang mang và làm cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các công ty niêm yết mất niềm tin vào CK, do đó CK phái sinh ra đời là điều tất yếu, một mặt góp phần là một công cụ bảo vệ nhà đầu tư, mặt khác phù hợp với xu hướng phát triển thị trường tài chính toàn cầu. gày 5 tháng 5 năm 2015, ghị định số 42/2015/ Đ-C “Về chứng khoán phái sinh và TTCK phái sinh” được ban hành. Đây được xem là văn bản pháp lý đầu tiên để chuẩn bị cho sự ra đời của CK phái sinh vào năm 201 . Vì vậy, về phương diện kế toán cần có những quy định cụ thể về công cụ tài chính nói chung hay công cụ tài chính phái sinh và chứng khoán phái sinh nói riêng để đáp ứng nhu cầu quản lý và cung cấp thông tin hữu ch cho người sử dụng Báo cáo tài chính (BCTC) về nghiệp vụ kinh tế còn khá mới mẻ này. hông tư 210/2009/ - C “Hướng dẫn Chuẩn mực kế toán Quốc tế về trình bày BCTC và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính”, được ban hành vào ngày tháng 11 năm 2009; bản dự thảo năm 2010 về “Hướng dẫn kế toán công cụ tài chính phái sinh” chưa được chính thức ban hành; và hông tư 200/2014/ - C ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn những nội dung về kế toán
  11. 2 các khỏan đầu tư theo hướng tiếp cận với Chuẩn mực kế toán (CMKT) Quốc tế ( AS 39) đã góp phần không nhỏ trong việc trình bày và công bố thông tin công cụ tài chính. uy nhiên, ngày 24 tháng 7 năm 2014, AS đã hoàn thành dự án FRS 9 để thay thế hoàn toàn cho IAS 39 vì vậy một số quy định kế toán trước đây không còn phù hợp với CMKT Quốc tế. Chính vì lẽ đó, người viết lựa chọn đề tài “Vận dụng CMKT Quốc tế để hoàn thiện kế toán chứng khoán phái sinh tại các công ty niêm yết Việt Nam” với mong muốn góp phần làm rõ thêm vấn đề về nhân diện, phân loại, ghi nhận, đo lường, trình bày và công bố thông tin chứng khoán phái sinh theo hướng tiếp cận CMKT Quốc tế, qua đó đề xuất giải pháp hoàn thiện kế toán chứng khoán phái sinh phù hợp với thông lệ Quốc tế và đặc điểm TTCK Việt Nam. 2. Các nghiên cứu có liên quan đề tài nghiên cứu Kế toán giá trị hợp lý cho ngân hàng thương mại: Một phân tích kinh tế của SFAS số 107 (1996) - Karen K. Nelson: bài viết nêu rõ kế toán cần phải theo giá trị hợp lý. Phân loại lại các công cụ tài chính trong cuộc khủng hoảng tài chính- Bằng chứng thực nghiệm từ ngành ngân hàng châu Âu (2010) - Khaled Kholmy, Jürgen Ernstberger: nghiên cứu xem xét các yếu tố quyết định ảnh hưởng đến việc phân loại lại các công cụ tài chính t loại công cụ tài ch nh đo lường theo giá trị hợp lý sang công cụ tài ch nh đo lường theo giá trị phân bổ tại các ngân hàng thương mại. Kế toán phòng ngừa và tác động trên thị trường tài chính (2013) – Doan Van Dinh, Guangming Gong: bài viết nghiên cứu về những tác động và ảnh hưởng của việc áp dụng kế toán phòng ng a theo CMKT Quốc tế và US. GAAP có liên quan gì đến sự phá sản, rủi ro tài chính và nền kinh tế suy giảm. Vận dụng CMKT Quốc tế về công cụ tài chính để hoàn thiện chế độ kế toán Việt Nam (2009) – Đinh hanh Lan tác giả nghiên cứu thực trạng kế toán công cụ tài chính tại các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp (DN) sản xuất tại Việt Nam trước khi hông tư 210/2009/ -BTC chính thức có hiệu lực, nghiên cứu đã chỉ ra
  12. 3 được những hạn chế còn tồn đọng trên cơ sở so sánh với CMKT quốc tế về kế toán công cụ tài ch nh để t đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện. Hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các ngân hàng thương mại tại Việt Nam (2010) - Nguyễn Thị Thu Hiền: công trình nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở phân tích thực tiễn sự phát triển của công cụ tài chính và kế toán công cụ tài chính trong t ng thời kỳ. Đánh giá thực trạng kế toán công cụ tài chính trong ngân hàng thương mại Việt am trên cơ sở xem xét mức độ hài hòa trong hệ thống kế toán của các tổ chức tín dụng với các CMKT Quốc tế và mức độ tuân thủ các quy định kế toán trên thực tế. Bài nghiên cứu tiến hành khảo sát 12 ngân hàng (5 ngân hàng cổ phần niêm yết, 1 ngân hàng cổ phần giao dịch trên thị trường phi tập trung, 1 ngân hàng nhà nước, 1 ngân hàng liên doanh) để phân tích thực trạng và nhân tố ảnh hưởng đến những hạn chế trong kế toán công cụ tài chính tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Vận dụng CMKT Quốc tế và kế toán công cụ tài chính phái sinh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (2012) – Vũ hị Khánh Minh: tác giả tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của kế toán công cụ tài ch nh phái sinh và phân t ch được thực trạng phương pháp ghi nhận kế toán công cụ tài chính phái sinh tại các ngân hàng thương mại để t đó dựa trên các CMKT Quốc tế về công cụ tài chính phái sinh tác giả đưa ra các giải pháp hoàn thiện. Giải pháp hoàn thiện kế toán công cụ tài chính theo hướng tiếp cận CMKT Quốc tế (2013) – Hoàng Phúc Thọ: tác giả nghiên cứu thực trạng kế toán công cụ tài chính tại Việt Nam t sau khi Thông tư 210/2009/TT-BTC chính thức có hiệu lực. Đánh giá thực trạng kế toán công cụ tài chính tại Việt am trên cơ sở so sánh với CMKT quốc tế; khảo sát thực tế 253 BCTC của các công ty niêm yết để tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục những hạn chế còn tồn tại. Tuy nhiên luận văn chỉ mới thực hiện khảo sát thực tế các công ty có thuyết minh thông tin về công cụ tài ch nh hay không, chưa khảo sát các vấn đề khác như phân loại, ghi nhận, đo lường công cụ tài chính
  13. 4 Vận dụng CMKT Quốc tế để xây dựng CMKT công cụ tài chính phái sinh áp dụng cho các DN Việt Nam (2013) – Bùi Thị Thu Thảo: luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp phân t ch để mô tả khái quát về CMKT Quốc tế về công cụ tài chính phái sinh đồng thời áp dụng phương pháp định lượng thống kê mô tả để đánh giá thực trạng áp dụng hông tư 210/2009/ -BTC cho công cụ tài chính phái sinh và khả năng vận dụng CMKT Quốc tế IFRS 9 và IAS 39 trong việc ghi nhận, đo lường công cụ tài chính phái sinh của các DN. Bên cạnh đó, tác giả còn phỏng vấn các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính kế toán về những thuận lợi và khó khăn khi vận dụng CMKT Quốc tế để lập BCTC của các DN Việt Nam. Tuy nhiên, đề tài chỉ d ng lại nghiên cứu sự vận dụng CMKT Quốc tế về công cụ tài ch nh phái sinh nói chung nhưng chưa đi sâu vào phương pháp hạch kế toán cụ thể đối với công cụ tài chính phái sinh. Hoàn thiện ế toán công cụ tài chính cho các công t cổ phần niêm yết tại Việt Nam (2013) - Đinh guyễn Thùy Trang: tác giả đã chi tiết hóa được những quy định mới về công cụ tài chính theo CMKT Quốc tế IAS 32, IAS 39, IFRS 7, IFRS 9, dựa trên kết quả khảo sát về mức độ tuân thủ Thông tư 210/2009/TT-BTC trên t ng nội dung yêu cầu thuyết minh và ý kiến của 30 kiểm toán viên tác giả đã đề xuất những ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán công cụ tài chính. Kế toán công cụ tài chính phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro trong các DN xuất nhập hẩu Đà Nẵng (2013) - guyễn hi Sơn: bằng nhiều phương pháp nghiên cứu định t nh, thống kê, phân t ch, tổng hợp, đánh giá và dự đoán dựa trên kết quả khảo sát mẫu lớn 218 D xuất nhập khẩu tại Đà ẵng, tác giả đã trình bày rõ ràng chi tiết kế toán công cụ tài ch nh phái sinh để phòng ng a rủi ro mà các D xuất nhập khẩu đang đối mặt. Hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các DN phi tài chính tại Việt Nam (2014) – Hà Thị hương Dung tác giả đã trình bày được những yêu cầu về nhận diện, ghi nhận, đo lường, trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính và công cụ tài chính phái sinh. Dựa trên kết quả khảo sát của 82 DN phi tài chính tác giả đã đề ra biện pháp cụ thể kế toán công cụ tài ch nh cơ sở và công cụ tài chính
  14. 5 phái sinh. Ngoài ra tác giả còn đưa ra mô hình kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính dựa trên ba giả thuyết: mức độ trình bày và công bố thông tin có liên quan đến (1) quy mô của DN; (2) kết quả kinh doanh của DN; (3) DN kiểm toán của DN – đây là một điểm mới và đặc biệt của luận án so với các báo cáo về công cụ tài chính của các tác giả trước đây. Nhận xét các công trình nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài và xác định khe hở nghiên cứu hư vậy các công trình nghiên cứu trước đây đã góp phần không nhỏ vào việc xây dựng khung lý thuyết và hoàn thiện phương pháp kế toán về công cụ tài chính cũng như công cụ tài chính phái sinh dựa trên nền tảng của CMKT Quốc tế như IAS 32, IAS 39, IFRS 7 và một phần của FRS 9. uy nhiên, đến thời điểm hiện nay, khi FRS 9 đã hoàn chỉnh và thay thế hoàn toàn cho IAS 39 thì một số nội dung của những nghiên cứu trước đây đã không còn phù hợp. Vì vậy, để phù hợp với thông lệ Quốc tế và đáp ứng kịp thời nhu cầu về kế toán chứng khoán phái sinh khi TTCK phái sinh Việt am ra đời, người viết lựa chọn trình bày lại đề tài kế toán công cụ tài ch nh cũng như công cụ tài chính phái sinh theo nội dung thay đổi, cập nhật của CMKT Quốc tế. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Hoàn thiện kế toán chứng khoán phái sinh tại các công ty cổ phần niêm yết Việt Nam theo những nội dung mới của CMKT Quốc tế về công cụ tài chính. Mục tiêu cụ thể Hệ thống lại lý thuyết kế toán công cụ tài chính, công cụ tài chính phái sinh theo CMKT Quốc tế. Trình bày thực trạng TTCK, tóm tắt các qui định kế toán Việt Nam về công cụ tài chính, công cụ tài chính phái sinh và thực tế áp dụng kế toán công cụ tài chính, công cụ tài chính phái sinh tại các công ty niêm yết Việt Nam
  15. 6 Căn cứ trên lý thuyết và thực trạng kế toán công cụ tài chính và công cụ tài ch nh phái sinh đưa ra các giải pháp hoàn thiện việc nhận diện, phân loại, đo lường, ghi nhận, trình bày và công bố chứng khoán phái sinh tại các công ty niêm yết Việt Nam có hoạt động đầu tư chứng khoán. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là kế toán chứng khoán phái sinh gồm: Hợp đồng kỳ hạn (Forward contract), Hợp đồng tương lai (Future contract), ợp đồng quyền chọn (Option contract), Hợp đồng hoán đổi (Swap contract). Vấn đề cơ bản của chứng khoán phái sinh cần nghiên cứu là: nhận diện, phân loại, đo lường, ghi nhận, trình bày và công bố thông tin. Phạm vi nghiên cứu là các nhân viên có chuyên môn về lĩnh vực kế toán và kiểm toán; các DN phi tài chính có hoạt động chính là sản xuất kinh doanh và cung ứng dịch vụ được niêm yết trên 2 sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Các D tài ch nh như gân hàng, công ty ảo hiểm, công ty tài ch nh…..không thuộc đối tượng nghiên cứu của luận văn này. 5. Câu hỏi nghiên cứu: - Kế toán công cụ tài ch nh, công cụ tài ch nh phái sinh được CMK Quốc tế qui định những nội dung gì? - Kế toán công cụ tài ch nh, công cụ tài ch nh phái sinh được qui định ra sao theo qui định kế toán của Việt am? - Các công ty niêm yết Việt am áp dụng kế toán công cụ tài ch nh, công cụ tài ch nh phái sinh như thế nào? 6. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp, phân t ch nhằm tìm hiểu cách thức nhận diện, đo lường, ghi nhận, trình bày và công bố thông tin theo quy định của CMK Quốc tế.
  16. 7 Luận văn đã vận dụng phương pháp khảo sát t đó tổng hợp và phân t ch đánh giá những ưu điểm và tồn tại trong thực trạng kế toán chứng khoán phái sinh tại các DN có hoạt động đầu tư chứng khoán tại Việt Nam t đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện kế toán chứng khoán phái sinh. Các phương pháp nghiên cứu được tiến hành thực hiện thông qua các bước sau: ước 1: Gửi câu hỏi khảo sát đến 30 nhân viên có chuyên môn về lĩnh vực kế toán và kiểm toán để lấy kiến về: (1) mức độ áp dụng thông tư 210/2009/ -BTC trên BCTC, (2) thực trạng kế toán công cụ tài chính và công cụ tài chính phái sinh tại các DN, (3) áp dụng CMKT Quốc tế về công cụ tài ch nh để lập BCTC cho các DN Việt Nam. ước 2: Thu thập BCTC của 45 D để tổng hợp, thống kê và phân tích mức độ tuân thủ nội dung trình bày BCTC và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính theo hông tư 210/2009/ -BTC và cách thức nhận diện, phân loại, đo lường, ghi nhận và trình bày công cụ tài chính phái sinh của D được nêu trong phần thuyết minh BCTC. ước 3: Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chứng khoán phái sinh tại các công ty niêm yết Việt Nam 7. Đóng góp của đề tài Về mặt lý thuyết, luận văn tóm tắt và hệ thống lại các quy định về kế toán công cụ tài ch nh trong đó bao gồm công cụ tài ch nh phái sinh theo CMK Quốc tế. Về mặt nghiên cứu thực tiễn, luận văn khái quát được thực trạng sử dụng công cụ tài ch nh phái sinh và kế toán các công cụ tài ch nh,công cụ tài ch nh phái sinh thông qua việc khảo sát nhân viên làm công tác kế toán, kiểm toán; và C C của các công ty niêm yết Việt am. Về t nh ứng dụng vào thực tiễn, luận án đề xuất những yêu cầu và giải pháp hoàn thiện kế toán chứng khoán phái sinh ph hợp CMK Quốc tế và đặc điểm CK Việt am.
  17. 8 8. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục đề tài được chia làm ba phần chính: Chương 1 Cơ sở lý luận về chứng khoán phái sinh và kế toán chứng khoán phái sinh. Chương 2 hực trạng kế toán chứng khoán phái sinh tại các công ty niêm yết Việt Nam. Chương 3 iải pháp hoàn thiện kế toán chứng khoán phái sinh tại các công ty niêm yết Việt Nam
  18. 9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VÀ KẾ TOÁN CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH rong xu hướng phát triển của nền kinh tế hiện nay, cùng với sự biến động khó lường của giá cả hàng hoá, dịch vụ, tỷ giá, vàng, lãi suất, đặc biệt là chứng khoán…. không t D phải gánh chịu nhiều rủi ro hoạt động cũng như rủi ro tài ch nh. Để đối phó với những rủi ro này, nhiều công cụ tài ch nh phái sinh đã xuất hiện cho phép các DN có thể quản trị và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh và đầu tư của đơn vị. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, thông qua phương pháp nghiên cứu định tính – tổng hợp và phân tích các CMKT Quốc tế có liên quan đến kế toán công cụ tài chính và công cụ tài chính phái sinh làm nên tảng lý thuyết cho kế toán chứng khoán phái sinh 1.1 Tổng quan về chứng khoán phái sinh và TTCK phái sinh 1.1.1 Một số khái niệm Theo IAS 32, công cụ tài chính là hợp đồng làm tăng tài sản tài ch nh và nợ tài ch nh hoặc công cụ vốn chủ sở hữu của D khác (IAS 32, đoạn11). Theo IFRS 9, công cụ tài chính phái sinh: là công cụ tài ch nh hay hợp đồng khác thuộc phạm vi điều chỉnh của FRS 9 thỏa mãn các điều kiện sau - iá trị của nó phản ứng theo sự thay đổi của lãi suất, giá của công cụ tài ch nh, giá của hàng hóa, tỷ giá, giá chứng khoán hay chỉ số chứng khoán, xếp hạng t n dụng hay chỉ số t n dụng, thường được gọi là tài sản cơ sở; - Không yêu cầu khoản đầu tư ban đầu hoặc yêu cầu khoản đầu tư ban đầu thấp hơn những loại hợp đồng khác mà được kỳ vọng có những phản ứng tương tự đối với sự thay đổi của các yếu tố thị trường. - Được thanh toán vào một ngày trong tương lai. ( FRS 9, phụ lục trang 55) Chứng khoán: là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện bằng hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử. Chứng khoán
  19. 10 bao gồm các loại: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ1 đầu tư, chứng khoán phái sinh. Thực chất chứng khoán là một loại hàng hóa đặc biệt.2 Chứng khoán phái sinh: là một dạng hợp đồng thỏa thuận mua hoặc bán tài sản hay công cụ (như hàng hóa, tài sản, chứng khoán) theo giá cố định vào hoặc trước ngày thực hiện. Chứng khoán phái sinh được giao dịch trên sàn giao dịch như những công cụ tài chính khác; và giá trị của nó thay đổi theo giá trị của tài sản cơ sở. Hợp đồng kỳ hạn, Hợp đồng tương lai, ợp đồng quyền chọn, Hợp đồng hoán đổi là những dạng hợp đồng phổ biến của chứng khoán phái sinh được sử dụng trong phòng ng a hoặc làm tăng đòn bẩy tài chính.3 những định nghĩa trên, người viết đưa ra khái niệm chứng khoán phái sinh như sau chứng khoán phái sinh là công cụ tài ch nh gồm 4 loại hợp đồng cơ bản ợp đồng kỳ hạn, ợp đồng tương lai, ợp đồng quyền chọn, ợp đồng hoán đổi được phát hành trên những tài sản cơ sở như lãi suất, giá của công cụ tài ch nh, giá của hàng hóa, tỷ giá, giá chứng khoán hay chỉ số chứng khoán, xếp hạng t n dụng hay chỉ số t n dụng nhằm mục tiêu phòng ng a rủi ro hoặc làm tăng đòn bẫy tài ch nh; và đồng thời thỏa mãn 3 đặc điểm (i) giá trị của nó thay đổi theo sự thay đổi của tài sản cơ sở, (ii) không yêu cầu khoản đầu tư ban đầu hoặc yêu cầu khoản đầu tư ban đầu rất thấp, (iii) được thanh toán vào một ngày xác định trong tương lai. rong phạm vi nghiên cứu của đề tài, người viết chỉ đi sâu trình bày kế toán chứng khoán phái sinh đối với tài sản cơ sở là cổ phiếu, trái phiếu được niêm yết trên 2 sàn giao dịch chứng khoán hành phố ồ Ch Minh và à ội; người viết tóm tắt khái niệm chứng khoán phái sinh như sau chứng khoán phái sinh là công cụ tài ch nh gồm bốn dạng hợp đồng ợp đồng kỳ hạn, ợp đồng tương lai, ợp đồng quyền chọn, ợp đồng hoán đổi được phát hành trên những tài sản cơ sở như cổ phiếu, trái phiếu nhằm mục tiêu phòng ng a rủi ro hoặc làm tăng đòn bẩy tài 1 Chứng chỉ quỹ là một loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp tại quỹ, được thành bởi các công ty chứng khoán và được quản lý bởi tổ chức quản lý quỹ (Bộ tài chính, 2012. Thông tư 229/2012/ -BTC) 2 https://vi.wikipedia.org 3 http://www.businessdictionary.com
  20. 11 ch nh; và đồng thời thỏa mãn 3 đặc điểm của định nghĩa “công cụ tài ch nh phái sinh” theo FRS 9 được nêu tại mục 1.1 tiểu mục 1.1.1 đoạn 2 trang 9. TTCK phái sinh: là thị trường giao dịch mua bán chứng khoán phái sinh. 1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của TTCK phái sinh TTCK phái sinh có thể được xem như đã xuất hiện t thời trung cổ, bắt đầu đơn giản với Hợp đồng kỳ hạn và Hợp đồng tương lai. an đầu, đối tượng của các Hợp đồng tương lai trên thị trường là các mặt hàng đơn giản như lúa mì hay cà phê. Các nhà đầu tư mua bán các Hợp đồng tương lai với mục đ ch nhằm giảm bớt sự lo ngại xảy ra những biến cố khiến giá bị đẩy lên cao hoặc bị hạ xuống thấp trong những tháng sau. Đến những thập niên 80 của thế kỷ 20, các Hợp đồng tương lai bắt đầu nở rộ và phổ biến trong các giao dịch thương mại. Một số cột mốc phát triển chính của thị trường phái sinh: - Ngày 24/09/1730: sàn giao dịch Hợp đồng tương lai đầu tiên trên thế giới được thiết lập tại thành phố Osaka, mang tên sàn giao dịch gạo Dojima là tên một quận ở saka. ăm 1730, giá gạo xuống thấp nên số tiền quy đổi được t gạo cũng giảm đi. Để giải quyết tình trạng này, người ta nghĩ ra cách mua gạo không thanh toán ngay mà thanh toán một thời điểm sau này với mức giá hiện tại, đề phòng giá gạo còn xuống nữa. Cách này gọi là mua bán gạo ghi sổ. - ăm 1848 sàn giao dịch Chicago (C ) ra đời. Đây là sàn giao dịch các công cụ tài chính phái sinh hiện đại đầu tiên trên thế giới. an đầu người ta chỉ biết ký kết các hợp đồng kỳ hạn. Đến năm 18 4, các hợp đồng tương lai mới hình thành. - Năm 1949, quỹ đầu tư phòng ng a rủi ro (hedge fund) đầu tiên trên thế giới được thành lập bởi Alfred Jones (1900-1989), người gốc Úc. Khoảng tháng 5 năm 1949, Alfred thành lập công ty đầu tư với số vốn ban đầu là 100.000 USD, trong đó có 40.000 USD là tiền do ông bỏ ra. Chiến thuật của ông là mua thật nhiều cổ phiếu, để sự tăng giảm giá cả mỗi loại cổ phiếu có thể bù tr cho nhau và giảm thiểu được rủi ro đầu tư. Và kết quả là trong suốt 34 năm hoạt động, quỹ do ông điều hành chỉ bị lỗ 3 năm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2