intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Vận dụng mô hình AMO đánh giá hành vi gian lận nghĩa vụ bảo hiểm xã hội – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Đồng Tháp

Chia sẻ: ViJiji ViJiji | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

44
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận nghĩa vụ BHXH của người sử dụng lao động tại tỉnh Đồng Tháp. Trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm hạn chế hành vi gian lậ.n nghĩa vụ BHXH của người sử dụng lao động tại tỉnh Đồng Tháp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Vận dụng mô hình AMO đánh giá hành vi gian lận nghĩa vụ bảo hiểm xã hội – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Đồng Tháp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN HUỲNH VĂN MINH VẬN DỤNG MÔ HÌNH AMO ĐÁNH GIÁ HÀNH VI GIAN LẬN NGHĨA VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số: 8.34.01.02 Long An, năm 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN HUỲNH VĂN MINH VẬN DỤNG MÔ HÌNH AMO ĐÁNH GIÁ HÀNH VI GIAN LẬN NGHĨA VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số: 8.34.01.02 Người hướng dẫn khoa học: GS. TS LÊ ĐÌNH VIÊN Long An, năm 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình để nhận bằng cấp nào khác. Các thông tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ ràng./. Học viên thực hiện luận văn Huỳnh Văn Minh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Tác giả xin gửi lời cám ơn sâu sắc và chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tác giả xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tác giả trong suốt thời gian tác giả học tập tại trường. Tác giả cũng xin chân thành cám ơn Lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp đã hết lòng hỗ trợ, cung cấp số liệu và đóng góp ý kiến quý báu trong quá trình làm luận văn. Đặc biệt, Tác giả xin chân thành cảm ơn GS. TS Lê Đình Viên, người đã trực tiếp hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Tác giả cũng xin chân thành cám ơn Phòng SĐH&QHQT Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An và các anh, chị và các bạn học viên cao học của đã nhiệt tình hỗ trợ, động viên và chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hoàn thiện không thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn. Tác giả Huỳnh Văn Minh
  5. iii NỘI DUNG TÓM TẮT Mục tiêu của đề tài “Vận dụng mô hình AMO đánh giá hành vi gian lận nghĩa vụ bảo hiểm xã hội – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Đồng Tháp” là đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm hạn chế hành vi gian lận nghĩa vụ bảo hiểm xã hội tại tỉnh Đồng Tháp. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng. Sau khi nghiên cứu lý thuyết về bảo hiểm xã hội và hành vi gian lận, lý thuyết về mô hình AMO tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quán, tác giả đã tiến hành xây dựng thang đo và nghiên cứu để kiểm định mô hình các nhân tố tác động tới hành vi gian lận nghĩa vụ BHXH của người sử dụng lao động tại tỉnh Đồng Tháp. Trrên cơ sở các mô hình nghiên cứu tham khảo tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu với 3 biến độc lập: (1) Khả năng (2) Cơ hội (3) Động cơ Tác giả sử dụng phương pháp kết hợp định tính và định lượng với các công cụ như kỹ thảo luận nhóm, phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, EFA, hồi quy, T- Test, Anova. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 3 biến độc lập đều có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra kết quả nghiên cứu cũng cho tìm thấy có sự khác biệt trong hành vi gian lận này đối với giới tính (nam có xu hướng gian lận hơn nữ). Ngoài ra khi xem xét sự khác biệt trong hành vi với biến kinh nghiệm làm việc cho thấy nhóm có kinh nghiệm làm việc từ 10 đến dưới 15 năm có sự khác biệt với nhóm có kinh nghiệm làm việc từ 15 năm trở lên, còn lại là không có sự khác biệt nào giữa các nhóm khác với nhau. Theo đó nhóm có kinh nghiệm làm việc từ 15 năm trở lên có xu hướng hành gian lận cao hơn nhóm có số năm kinh nghiệm từ 10 đến dưới 15 năm, Từ kết quả nghiên cứu này tác giả đưa ra hàm ý chính sách.
  6. iv ABSTRACT The objective of the topic "Applying the AMO model to evaluate the fraud of social insurance obligations - A case study in Dong Thap province" is to propose a number of policy implications to limit meaningful fraud. social insurance in Dong Thap province. Thesis uses qualitative research methods combined with quantitative. After studying the theory of social insurance and fraud, the theory of the AMO model, referring to relevant studies, the author has built a scale and researched to test tissue. figure of factors affecting the employer's fraudulent behavior of social insurance obligations in Dong Thap province. On the basis of the reference research models, the author has proposed a research model with 3 independent variables: (1) Possibility (2) Opportunity (3) Engine The author uses the method of combining qualitative and quantitative with tools such as group discussion technique, analysis of reliability. Cronbach's Alpha, EFA, regression, T- Test, Anova. Research results show that all 3 independent variables are statistically significant. In addition, the study results also found that there is a difference in this cheating behavior towards sex (men are more likely to cheat than women). In addition, when considering the differences in behavior with the work experience variable, it shows that the group with work experience from 10 to less than 15 years is different from the group with 15 years or more of work experience, the rest there is no difference between the different groups. Accordingly, the group with working experience of 15 years or more tends to cheat higher than the group with the number of years of experience from 10 to less than 15 years. From this research result, the author makes policy implications.
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................... iii NỘI DUNG TÓM TẮT ........................................................................................................ iii ABSTRACT ............................................................................................................................ iv MỤC LỤC ................................................................................................................................ v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ..................................................................viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ..................................................................... ix DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................... x DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ ............................................................................... xii CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ................................................... 1 1.1 Sự cần thiết của đề tài ......................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 2 1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 2 1.4 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2 1.4.1 Phạm vi thời gian ............................................................................................... 2 1.4.2 Phạm vi không gian ............................................................................................ 3 1.4.3 Phạm vi nội dung ............................................................................................... 3 1.5 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3 1.6 Những đóng góp mới của luận văn .................................................................... 3 1.7 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3 1.8 Tổng quan công trình nghiên cứu trước ........................................................... 4 1.8.1 Các nghiên cứu trong nước ................................................................................ 4 1.8.2 Các nghiên cứu ngoài nước ................................................................................ 5 1.9 Kết cấu của luận văn ........................................................................................... 5 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................... 6 2.1 Tổng quan bảo hiểm xã hội ................................................................................ 6 2.1.1 Khái niệm bảo hiểm xã hội ................................................................................ 6 2.1.2 Đặc điểm của dịch vụ bảo hiểm xã hội .............................................................. 6
  8. vi 2.1.3 Quyền và trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện............. 8 2.1.4 Phân loại bảo hiểm xã hội .................................................................................. 8 2.2 Bản chất, vai trò của bảo hiểm xã hội ............................................................... 8 2.2.1 Bản chất của bảo hiểm xã hội ............................................................................ 8 2.2.2 Vai trò của bảo hiểm xã hội ............................................................................. 10 2.3 Một số hình thức gian lận bảo hiểm xã hội ..................................................... 11 2.3.1 Cán bộ cơ quan bảo hiểm xã hội gian lận ........................................................ 11 2.3.2 Đơn vị sử dụng lao động gian lận .................................................................... 12 2.3.3 Người tham gia bảo hiểm xã hội gian lận ........................................................ 14 2.4 Lý thuyết về mô hình AMO.............................................................................. 16 2.5 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ................................................................... 11 2.5.1 Mô hình nghiên cứu ......................................................................................... 16 2.5.2 Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................... 17 Kết luận chương 2 ..................................................................................................... 18 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 19 3.1 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 19 3.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 20 3.2.1 Nghiên cứu định tính ........................................................................................ 20 3.2.2 Nghiên cứu định lượng..................................................................................... 24 Kết luận chương 3 ................................................................................................... 30 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 31 4.1 Khái quát về Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp .............................................. 31 4.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ................................................................... 31 4.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức .......................................................... 31 4.1.3 Kết quả hoạt động của Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp ................................ 34 4.2 Thống kê mô tả .................................................................................................. 37 4.3 Phân tích Cronbach’s Alpha ............................................................................ 39 4.4 Phân tích Cronbach’s Alpha chính thức ......................................................... 41 4.5 Phân tích EFA ................................................................................................... 44 4.5.1 Các biến độc lập ............................................................................................... 44 4.5.2 Biến phụ thuộc ................................................................................................. 46
  9. vii 4.6 Phân tích hồi quy bội và rà soát các giả định ................................................. 47 4.6.1 Phân tích hồi quy bội........................................................................................ 47 4.6.2. Rà soát các giả định ........................................................................................ 47 4.7 Xem xét có sự khác biệt về hành vi đối với giới tính và kinh nghiệm làm việ50 4.7.1 Phân biệt theo giới tính .................................................................................... 50 4.7.2 Phân biệt theo kinh nghiệm làm việc ............................................................... 51 4.8 Thảo luận kết quả nghiên cứu ......................................................................... 52 Kết luận chương 4 ................................................................................................... 53 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ....................................... 54 5.1 Kết luận .............................................................................................................. 54 5.2 Hàm ý chính sách .............................................................................................. 54 5.2.1 Khả năng thực hiện hành vi ............................................................................. 55 5.2.2 Cơ hội thực hiện hành vi .................................................................................. 56 5.2.3 Động cơ thực hiện hành vi ............................................................................... 57 5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................ 59 Kết luận chương 5 ................................................................................................... 60 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 61 PHỤ LỤC 01 .............................................................................................................. I PHỤ LỤC 02 ........................................................................................................... III PHỤ LỤC 03 ............................................................................................................. V PHỤ LỤC 04 ........................................................................................................... IX PHỤ LỤC 05 ........................................................................................................ XIII PHỤ LỤC 06 ....................................................................................................... XVII
  10. viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT STT TỪ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 ASXH An sinh xã hội 2 BHXH Bảo hiểm xã hội 3 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp 4 BHYT Bảo hiểm y tế 5 ĐVSDLĐ Đơn vị sử dụng lao động 6 NLĐ Người lao động
  11. ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH STT TỪ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 AMO Ability-Motivation-Opportunity 2 Anova Analysis of Variance 3 EFA Explorary Factor Analysis 4 KMO Kaiser-Meryer-Olkin 5 Sig Significant 6 SPSS Statistical Package for the Social Sciences 7 TVE Total Variance Extract
  12. x DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng biểu Tên bảng biểu Trang Bảng 3.1 Danh sách các chuyên gia tham gia cuộc thảo luận nhóm 20 Bảng 3.2 Thang đo sơ bộ được điều chỉnh 21 Bảng 4.1 Tình hình nợ đọng BHXH tại BHXH tỉnh Đồng Tháp 34 2017-2019 Bảng 4.2 Số lượng đơn vị tham gia BHXH tại BHXH tỉnh Đồng 35 Tháp 2017 - 2019 Bảng 4.3 Số lượng lao động tham gia BHXH tại BHXH tỉnh Đồng 35 Tháp 2017 - 2019 Bảng 4.4 Tình hình thực hiện kế hoạch thu BHXH tại BHXH tỉnh 36 Đồng Tháp 2017 - 2019 Bảng 4.5 Thống kê giới tính 37 Bảng 4.6 Thống kê biến kinh nghiệm 38 Bảng 4.7 Bảng thống kê độ tin cậy biến A (SB) 39 Bảng 4.8 Bảng tương quan biến tổng biến A (SB) 40 Bảng 4.9 Bảng thống kê độ tin cậy biến O (SB) 40 Bảng 4.10 Bảng tương quan biến tổng biến O (SB) 40 Bảng 4.11 Thống kê độ tin cậy biến M (SB) 40 Bảng 4.12 Bảng tương quan biến tổng biến biến M (SB) 41 Bảng 4.13 Thống kê độ tin cậy biến HV (SB) 41 Bảng 4.14 Bảng tương quan biến tổng biến HV (SB) 41 Bảng 4.15 Bảng thống kê độ tin cậy biến A (CT) 42 Bảng 4.16 Bảng tương quan biến tổng biến A (CT) 42 Bảng 4.17 Bảng thống kê độ tin cậy biến O (CT) 42 Bảng 4.18 Bảng tương quan biến tổng biến O (CT) 42 Bảng 4.19 Thống kê độ tin cậy biến M (CT) 43 Bảng 4.20 Bảng tương quan biến tổng biến biến M (CT) 43 Bảng 4.21 Thống kê độ tin cậy biến HV (CT) 43 Bảng 4.22 Bảng tương quan biến tổng biến HV (CT) 43
  13. xi Bảng 4.23 Bảng kết quả KMO và Barlett’s Test EFA của biến độc 44 lập Bảng 4.24 Bảng kết quả phân tích EFA biến độc lập ma trận thành 44 phần xoay Bảng 4.25 Bảng kết quả giải thích tổng phương sai sau khi phân tích 45 EFA Bảng 4.26 Bảng tổng phương sai trích 45 Bảng 4.27 Kết quả KMO và Bartlett’s sau khi phân tích EFA của 46 biến phụ thuộc Bảng 4.28 Bảng ma trận nhân tố 46 Bảng 4.29 Bảng tổng phương sai trích 46 Bảng 4.30 Hệ số hồi quy 47 Bảng 4.31 Kết quả sau phân tích ANOVA các biến độc lập 48 Bảng 4.32 Bảng Durbin-Watson 48 Bảng 4.33 Hệ số VIF 49 Bảng 4.34 Điểm trung bình theo nhóm 50 Bảng 4.35 Independent Samples Test (1) 50 Bảng 4.36 Independent Samples Test (2) 50 Bảng 4.37 Test of Homogeneity of Variances 51 Bảng 4.38 ANOVA 51 Bảng 4.39 Post Hoc Tests 52
  14. xii DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ Đồ thị & hình vẽ Tên Đồ thị & hình vẽ Trang Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 17 Hình 3.2 Quy trình nghiên cứu 19 Hình 4.1 Đồ thị giới tính 38 Hình 4.2 Đồ thị kinh nghiệm 39 Hình 4.3 Hình đồ thị phân tán 48 Hình 4.4 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa 49
  15. 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Sự cần thiết của đề tài Nhận thức của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp về trách nhiệm và quyền lợi tham gia BHXH, cho người lao động còn hạn chế, nhất là khu vực ngoài nhà nước. Các chủ doanh nghiệp cố tình không đóng BHXH cho người lao động hoặc chỉ đóng cho một số người trong bộ khung quản lý của đơn vị để giảm chi phí, để thu lợi nhiều hơn về túi của mình còn quyền lợi của người lao động thì không quan tâm. Còn có tình trạng nhiều đơn vị nợ BHXH trong thời gian dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của nhiều lao động, dẫn đến người lao động khiếu nại, tố cáo, thậm chí có nơi còn đình công ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Ngoài ra, không ít trường hợp chủ doanh nghiệp cố tình chiếm dụng tiền đóng BHXH của người lao động (đã trừ tiền lương của người lao động để đóng BHXH nhưng không nộp cho cơ quan BHXH mà sử dụng vào mục đích khác của doanh nghiệp). Hoạt động quản lý thu BHXH bắt buộc ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chi và quá trình thực hiện chính sách BHXH trong tương lai. Do BHXH cũng như các loại hình bảo hiểm khác đều dựa trên nguyên tắc “có đóng, có hưởng”, công tác thu nộp BHXH bắt buộc đã đặt ra yêu cầu thu đúng, đủ, kịp thời. Nếu không thu được BHXH bắt buộc thì quỹ BHXH không có nguồn để chi trả cho các chế độ BHXH cho NLĐ. Do đó, thực hiện công tác thu BHXH bắt buộc đóng một vai trò quyết định, then chốt trong quá trình đảm bảo ổn định cho cuộc sống của NLĐ cũng như các đơn vị sử dụng lao động được hoạt động bình thường. Do vậy, quản lý thu BHXH bắt buộc là nhiệm vụ quan trọng và khó khăn của ngành BHXH. Để thu BHXH bắt buộc đạt hiệu quả cao thì đòi hỏi phải có quy trình quản lý thu chặt chẽ, hợp lý, khoa học. Để khắc phục những hạn chế trên, nhằm mở rộng và tăng trưởng nguồn thu BHXH bắt buộc, phát triển bền vững quỹ BHXH, rất cần có những giải pháp thiết thực, hiệu quả trong thời gian tới. Dựa vào tình hình thực tế của xã hội tại Việt Nam, nơi mà ý thức pháp luật của người dân nói chung chưa cao, đặc biệt là những người làm việc trong các tổ
  16. 2 chức doanh nghiệp, nơi mà qua thực tế công tác cho họ có thêm một ít kiến thức và kinh nghiệm. Với tính ý thức về pháp luật còn thấp, do vậy khi những nhân tố về cơ hội có được thì việc “lách luật” sẽ tạo cho họ những hành vi sai trái. Do vậy mô hình AMO đáp ứng được vấn đề này. Và tác giả sử dụng mô hình AMO cho nghiên cứu này. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Vận dụng mô hình AMO đánh giá hành vi gian lận nghĩa vụ bảo hiểm xã hội - Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Đồng Tháp” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận nghĩa vụ BHXH của người sử dụng lao động tại tỉnh Đồng Tháp. Trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm hạn chế hành vi gian lậ.n nghĩa vụ BHXH của người sử dụng lao động tại tỉnh Đồng Tháp 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Xác định các nhân tố tác động đến hành vi gian lận nghĩa vụ BHXH của người sử dụng lao động. Đo lường mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố đến hành vi gian lận nghĩa vụ BHXH. Đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm hạn chế hành vi gian lận nghĩa vụ BHXH tại Tỉnh Đồng Tháp. 1.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố tác động đến hành vi gian lận nghĩa vụ BHXH của người sử dụng lao động. 1.4 Phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Phạm vi về thời gian + Số liệu thứ cấp được thu thập phục vụ cho nghiên cứu thu thập trong thời gian từ năm 2016 - 2019. + Số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2019. + Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 12/2019 - tháng 6/2020.
  17. 3 1.4.2 Phạm vi về không gian Tại tỉnh Đồng Tháp 1.4.3 Phạm vi nội dung Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận nghĩa vụ BHXH trong phạm vi mô hình AMO. + Những hàm ý chính sách liên quan đến kết quả nghiên cứu. 1.5 Câu hỏi nghiên cứu Những nhân tố nào tác động đến hành vi gian lận nghĩa vụ BHXH của người sử dụng lao động?. Mức độ tác động của những nhân tố này đến hành vi gian lận nghĩa vụ BHXH như thế nào?. Những hàm ý chính sách nào được đề nghị nhằm hạn chế hành vi gian lận nghĩa vụ BHXH tại Tỉnh Đồng Tháp?. 1.6 Những đóng góp mới của luận văn - Về mặt khoa học: Nghiên cứu đã vận dụng mô hình AMO vào những lĩnh vực khác nhau tại Việt Nam, đặc biệt trong ngành BHXH lần đầu tiên được áp dụng trong đánh giá hành vi gian lận trách nhiệm BHXH. - Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu sẽ làm cho những người làm quản lý BHXH ý thức hơn đối với trách nhiệm người lao động. Kết quả nghiên cứu giúp nhà quản lý BHXH tại Đồng Tháp thực hiện quản lý tốt hơn, hạn chế được hiện tượng gian lận trách nhiệm về BHXH. 1.7 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp kết hợp giữa định tính và định lượng trong đó định tính là phụ, định lượng là chính: * Nghiên cứu định tính bằng cách thực hiện thảo luận nhóm một số đối tượng quản lý nhà nước về BHXH và cán bộ phụ trách BHXH tại các doanh nghiệp trong địa bàn Tỉnh Đồng Tháp nhằm điều chỉnh bộ thang đo tham khảo. * Nghiên cứu định lượng thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi, phương pháp chọn mẫu trong cuộc nghiên cứu này là phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Công cụ hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích yếu tố khám phá EFA, hồi quy. Phần mềm thống kê SPSS-20 được dùng trong quá trình xử lý dữ liệu.
  18. 4 1.8 Tổng quan các công trình nghiên cứu trước 1.8.1 Các nghiên cứu trong nước - Nghiên cứu của (Lê Thị Thu Hà, 2019). Gian lận và kiểm soát gian lận trong các doanh nghiệp Việt Nam. Tạp chí khoa học và đào tạo. Số 205, tập 54, trang 23 - 30. Bài viết nghiên cứu thực trạng hành vi gian lận và các biện pháp kiểm soát gian lận đã được áp dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam. Dựa trên kết quả thống kê mô tả bằng phần mềm SPSS đối với 274 phiếu khảo sát từ các kiểm toán viên nội bộ, kế toán trưởng, kế toán viên và trưởng phó bộ phận trong các doanh nghiệp, kết quả cho thấy ít nhất 25% số người khảo sát đánh giá hành vi gian lận trong các doanh nghiệp là phổ biến hoặc rất phổ biến; trong đó thường gặp nhất là gian lận biển thủ tài sản thông qua việc thông đồng với bên thứ ba và gian lận báo cáo tài chính (BCTC) theo hướng điều hoà lợi nhuận tài sản. Đồng thời các doanh nghiệp đã áp dụng một số biện pháp kiểm soát như thiết lập qui định về hành vi đạo đức, sàng lọc nhân sự trước khi tuyển dụng. Tuy nhiên các doanh nghiệp chưa chú trọng vào việc kiểm soát hành vi gian lận từ các nhà quản lý cũng như thiết lập các đường dây nóng để báo cáo các hành vi gian lận. - Nghiên cứu của (Thang Vĩnh Quang, 2015). Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người dân tại huyện Giồng Trôm Tỉnh Bến Tre. Luận Văn Thạc Sĩ. Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM. - Nghiên cứu của (Bùi Ngọc Toản, 2017), Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Của Doanh Nghiệp – Nghiên Cứu Thực Nghiệm Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh. Với phương pháp nghiên cứu định lượng, Bài báo xác định các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả thu thập dữ liệu thông qua khảo sát 198 doanh nghiệp. Kết quả cho thấy 7 yếu tố ảnh hưởng gồm (1) yếu tố đặc điểm của cơ quan thuế; (2) yếu tố pháp luật và chính sách về thuế; (3) yếu tố đặc điểm tâm lý của doanh nghiệp; (4) yếu tố đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp; (5) yếu tố đặc điểm ngành; (6), yếu tố kinh tế và (7) yếu tố xã hội. 1.8.2 Nghiên cứu ở nước ngoài
  19. 5 Nghiên cứu của (Nguyen Dinh Tho & Nguyen Thi Mai Trang, 2015) với đề tài “Can knowledge be transferred from usiness school to business organization throught in- service trainning students? SEM and fs QCA findings” Bài nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Business Research. Trong nghiên cứu này tác giả đã vận dụng mô hình AMO để đánh giá kiến thức về kinh doanh được lan truyền như thế nào từ môi trường kinh doanh vào doanh nghiệp nếu học có được kiến thức, động cơ bên trong và môi trường văn hóa sáng tạo. 1.9 Kết cấu của luận văn Luận văn nghiên cứu được kết cấu thành 5 chương như sau: Chương 1 Tổng quan về nghiên cứu Chương 2 Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu Chương 3 Phương pháp nghiên cứu Chương 4 Kết quả nghiên cứu và tham khảo Chương 5 Kết luận và kiểm định
  20. 6 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Tổng quan bảo hiểm xã hội 2.1.1 Khái niệm bảo hiểm xã hội Theo ILO thì “Bảo hiểm xã hội là sự bảo vệ của cộng đồng xã hội với các thành viên của mình thông qua sự huy động các nguồn đóng góp vào quỹ BHXH để trợ cấp trong các trường hợp ốm đau, tai nạn, thương tật, già yếu, thất nghiệp đồng thời chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con để ổn định đời sống của các thành và bảo đảm an toàn xã hội”. Theo Từ điển bách khoa Việt Nam: “BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ khi họ mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống của người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội”. Còn theo Điều 3 Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 quy định: “BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH”. BHXH bắt buộc là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà NLĐ và người SDLĐ phải tham gia. BHXH tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. 2.1.2 Đặc điểm của dịch vụ bảo hiểm xã hội Một trong những đặc điểm nổi bật của bảo hiểm xã hội là hoạt động chia sẻ rủi ro của cộng đồng theo nguyên tắc “số đông bù số ít” và nguyên tắc “tiết kiệm chi tiêu”. Theo nguyên tắc “số đông bù số ít”, rủi ro của một hoặc một số người sẽ được chia sẻ cho nhiều người tham gia BHXH cùng gánh chịu, đây là nguyên tắc mang tính đặc thù của hoạt động BHXH. Theo cách đó, những rủi ro trong cuộc sống như: ốm đau, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, chết sớm, … là
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2