intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Vàng là kênh trú ẩn hay là công cụ phòng ngừa đối với Việt Nam Đồng – Những tác động đến quản trị rủi ro

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

24
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này nhằm phân tích vai trò của vàng như là một kênh trú ẩn an toàn hay là một công cụ phòng ngừa rủi ro đối với Việt Nam Đồng và ý nghĩa của vàng trong việc quản lí rủi ro danh mục đầu tư tiền tệ. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Vàng là kênh trú ẩn hay là công cụ phòng ngừa đối với Việt Nam Đồng – Những tác động đến quản trị rủi ro

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ỜI CAM ĐOAN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM Tôi cam đoan Luận văn Thạc sĩ Kinh tế với đề tài “Vàng là kênh trú ẩn hay là công cụ phòng ngừa đối với Việt Nam Đồng – Những tác động đến quản trị rủi ro” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Thị Thùy Linh. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TRẦN THỊ HỒNG HOA Tôi sẽ chịu trách nhiệm về nội dung tôi trình bày trong luận văn này. Thành phố Hồ Chí Minh, 2014 Tác giả VÀNG LÀ KÊNH TRÚ ẨN HAY LÀ CÔNG CỤ PHÒNG NGỪA ĐỐI VỚI VIỆT NAM ĐỒNG – NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO Trần Thị Hồng Hoa LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM TRẦN THỊ HỒNG HOA VÀNG LÀ KÊNH TRÚ ẨN HAY LÀ CÔNG CỤ PHÒNG NGỪA ĐỐI VỚI VIỆT NAM ĐỒNG – NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN THỊ THÙY LINH TP. Hồ Chí Minh – 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan Luận văn Thạc sĩ Kinh tế với đề tài “Vàng là kênh trú ẩn hay là công cụ phòng ngừa đối với Việt Nam Đồng – Những tác động đến quản trị rủi ro” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Thị Thùy Linh. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi sẽ chịu trách nhiệm về nội dung tôi trình bày trong luận văn này. Thành phố Hồ Chí Minh, 2014 Tác giả Trần Thị Hồng Hoa
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA ........................................................................................................... LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ MỤC LỤC ........................................................................................................................ DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................. DOANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ TÓM TẮT ...................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ........................................................................... 2 1.1 Lý do chọn đề tài .................................................................................... 2 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ............................................................ 3 1.3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ............................................... 3 1.4 Những đóng góp của luận văn .............................................................. 4 1.5 Bố cục của luận văn ............................................................................... 4 CHƯƠNG 2: CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM .............................................. 5 2.1 Lý thuyết nền ......................................................................................... 5 Lý thuyết về thiết lập danh mục đa dạng hóa ................................................ 5 2.2 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trước đây ............................ 7 2.3 Tóm tắt kết quả nghiên cứu thực nghiệm ......................................... 13 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 17 3.1 Chọn mẫu và dữ liệu nghiên cứu ....................................................... 17
  5. 3.2 Các giả thiết nghiên cứu ...................................................................... 18 3.3 Mô tả biến và mô hình nghiên cứu ..................................................... 18 3.3.1 Mô tả biến .................................................................................... 18 3.3.2 Mô hình nghiên cứu ..................................................................... 20 3.4 Phương pháp kiểm định mô hình ....................................................... 24 CHƯƠNG 4: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGUYÊN CỨU .................................... 27 4.1 Thống kê mô tả .................................................................................... 27 4.1.1 Diễn biến của giá vàng và tỷ giá năm 2008-2014 .............................. 27 4.1.2 Thống kê mô tả dữ liệu ....................................................................... 33 4.2 Các kiểm định liên quan ..................................................................... 39 4.2.1 Kiểm định tính dừng ..................................................................... 39 4.2.2 Kiểm định hiện tượng tự tương quan ........................................... 45 4.2.3 Kiểm định ảnh hưởng ARCH ....................................................... 51 4.3 Kết quả mô hình .................................................................................. 57 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN .......................................................................................... 63 5.1 Kết luận về kết quả nghiên cứu .......................................................... 63 5.2 Những điểm hạn chế của luận văn ..................................................... 63 5.3 Những gợi ý cho hướng nghiên cứu tiếp theo ................................... 64 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... PHỤ LỤC .........................................................................................................................
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Cách viết tắt đầy đủ ADF Augmented Dickey-Fuller ARCH Autoregressive Conditional Heteroskedasticity CCC Constant Conditional Correlation DCC Dynamic Conditional Correlation GARCH Generalized Autoregressive Conditional Heteroskedasticity
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tóm tắt kết quả nghiên cứu ........................................................................ 13 Bảng 4.1: Bảng kết quả thống kê mô tả cho dữ liệu Việt Nam từ tháng 1/2008 đến tháng 9/2014 ................................................................................................................ 38 Bảng 4.2: Kết quả kiểm định ADF cho biến GOLD................................................... 40 Bảng 4.3: Kết quả kiểm định ADF cho biến USD ...................................................... 41 Bảng 4.4: Kết quả kiểm định ADF cho biến AUD ..................................................... 42 Bảng 4.5 Kết quả kiểm định ADF cho biến GBP ....................................................... 43 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định ADF cho biến EUR ...................................................... 44 Bảng 4.7: Giản đồ tự tương quan của biến GOLD với độ trễ k=20 ........................... 46 Bảng 4.8: Giản đồ tự tương quan của biến USD với độ trễ k=20............................... 47 Bảng 4.9: Giản đồ tự tương quan của biến AUD với độ trễ k=20 .............................. 48 Bảng 4.10: Giản đồ tự tương quan của biến GBP với độ trễ k=20 ............................. 49 Bảng 4.11: Giản đồ tự tương quan của biến EUR với độ trễ k=20............................. 50 Bảng 4.12: Kết quả kiểm định ảnh hưởng ARCH cho biến GOLD với độ trễ k=7........ ..................................................................................................................................... 52 Bảng 4.13: Kết quả kiểm định ảnh hưởng ARCH cho biến USD với độ trễ k=7 ....... 53 Bảng 4.14: Kết quả kiểm định ảnh hưởng ARCH cho biến AUD với độ trễ k=7 ...... 54 Bảng 4.15: Kết quả kiểm định ảnh hưởng ARCH cho biến GBP với độ trễ k=13 ..... 55 Bảng 4.16: Kết quả kiểm định ảnh hưởng ARCH cho biến EUR với độ trễ k=7 ....... 56
  8. Bảng 4.17: Các hệ số ước lượng mô hình DCC-GARCH với giá trị P-value tương ứng, tất cả các ước lượng được thực hiện trên phần mềm eview 8.0 và các dữ liệu tại thị trường Việt Nam từ tháng 01 năm 2008 đến tháng 09 năm 2014............................... 61 Bảng 4.18: Kết quả giảm thiểu rủi ro (RE) ................................................................. 61
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Biểu đồ thời gian của giá vàng và tỷ giá USD/VND (1/2008-9/2014) ....... 27 Hình 4.2: Biểu đồ thời gian của giá vàng và tỷ giá EUR/VND (1/2008-9/2014) ....... 28 Hình 4.3: Biểu đồ thời gian của giá vàng và tỷ giá AUD/VND (1/2008-9/2014) ...... 28 Hình 4.4: Biểu đồ thời gian của giá vàng và tỷ giá GBP/VND (1/2008-9/2014) ....... 29 Hình 4.5: Đồ thị tỷ suất sinh lời của biến GOLD theo thời gian ................................ 30 Hình 4.6: Đồ thị tỷ suất sinh lời của biến USD theo thời gian ................................... 30 Hình 4.7: Đồ thị tỷ suất sinh lời của biến AUD theo thời gian................................... 31 Hình 4.8: Đồ thị tỷ suất sinh lời của biến GBP theo thời gian ................................... 31 Hình 4.9: Đồ thị tỷ suất sinh lời của biến EUR theo thời gian ................................... 32 Hình 4.10: Kết quả thống kê mô tả của biến GOLD................................................... 33 Hình 4.11: Kết quả thống kê mô tả của biến USD ...................................................... 34 Hình 4.12: Kết quả thống kê mô tả của biến EU ........................................................ 35 Hình 4.13: Kết quả thống kê mô tả của biến AUD ..................................................... 36 Hình 4.14: Kết quả thống kê mô tả của biến GBP ...................................................... 37 Hình 4.15: Đồ thị hệ số tương quan tỷ suất sinh lợi giữa biến GOLD và USD ......... 58 Hình 4.16: Đồ thị hệ số tương quan tỷ suất sinh lợi giữa GOLD và AUD................. 58 Hình 4.17: Đồ thị hệ số tương quan giữa tỷ suất sinh lợi giữa biến GOLD và GBP...... ..................................................................................................................................... 59 Hình 4.18: Đồ thị hệ số tương quan tỷ suất sinh lợi giữa biến GOLD và EUR ......... 59
  10. -1- TÓM TẮT Với mong muốn kiểm định vai trò của vàng đối với Việt Nam Đồng (VND) ở thị trường Việt Nam, tác giả thực hiện đề tài “Vàng là kênh trú ẩn hay là công cụ phòng ngừa đối với Việt Nam Đồng – Những tác động đến quản trị rủi ro” để làm luận văn tốt nghiệp chuyên ngành tài chính của mình. Với một tập hợp mẫu gồm các quan sát theo tuần của các biến số suất sinh lợi giá vàng trong nước và các biến đại diện cho biến động tiền tệ bao gồm suất sinh lợi của đô la Mỹ, bảng Anh, đô la Úc, EUR so với Việt Nam Đồng từ tháng 01 năm 2008 đến tháng 09 năm 2014, trước tiên tác giả sử dụng mô hình DCC-GARCH để ước lượng phương sai – hiệp phương sai biến đổi theo thời gian của các biến số để xem xét vai trò của vàng đối với biến động tiền tệ, sau đó tác giả xác định tỷ trọng đa dạng hóa cho danh mục vàng – tiền tệ, cuối cùng tác giả đánh giá hiệu quả của danh mục mới trên cơ sở so sánh với danh mục chỉ bao gồm tiền tệ. Kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng vàng thực sự đóng vai trò công cụ phòng ngừa và kênh trúc ẩn an toàn đối với tiền tệ tại thị trường Việt Nam trên mẫu quan sát. Ngoài ra kết quả chỉ ra rằng vàng có tác động tích cực đến hiệu quả của chiến lược đầu tư do danh mục sau khi đa dạng hóa và phòng ngừa rủi ro có mức độ rủi ro thấp hơn danh mục truyền thống chỉ bao gồm tiền tệ. Tác giả đi đến kết luận rằng vàng nên được xem xét như là một loại tài sản quan trọng có thể làm công cụ phòng ngừa và có thể giúp cải thiện thành quả cho danh mục đầu tư tiền tệ khi được kết hợp trong các chiến lược đầu tư. Từ khóa: mô hình DCC-GARCH, tiền tệ, vàng, công cụ phòng ngừa, kênh trú ẩn an toàn, đa dạng hóa, phòng ngừa rủi ro
  11. -2- CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Lý do chọn đề tài Nhìn lại nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây chúng ta có thể thấy rằng mặc dù nền kinh tế đã có xu hướng phục hồi sau giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi những khó khăn. Đối với những nhà đầu tư trên thị trường Việt Nam, tuy vàng là loại tài sản quen thuộc với nhà đầu tư từ lâu nhưng vàng mới chỉ được sử dụng làm công cụ bảo tồn giá trị tài sản khi thị trường các công cụ đầu tư khác bị sụt giảm chứ chưa thực sự đóng vai trò trong chiến lược đầu tư của họ trên thị trường. Từ trước đến nay, mỗi khi nền kinh tế có những biến động xấu gây ra sự mất giá của đồng tiền, các nhà đầu tư có xu hướng chuyển từ nắm giữ tiền, cổ phiếu… sang nắm giữ các dạng kim loại quý, đặc biệt là vàng. Ngoài ra, trong những thập kỷ gần đây, thị trường và các công cụ tài chính phát triển không ngừng ở cả chất và lượng đã làm gia tăng rủi ro trong hệ thống tài chính. Giá vàng liên tục tăng cao kết hợp với sự mất giá của Việt Nam Đồng (VND) đã thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư, các nhà quản trị rủi ro. Giới truyền thông tài chính thường đề cập đến vàng như một công cụ phòng ngừa hay là một kênh trú ẩn an toàn. Dù vấn đề này đã được biết đến nhiều trong thực tiễn nhưng vẫn rất cần các con số thống kê từ những bài nghiên cứu để chứng minh vai trò của vàng như là một công cụ phòng ngừa hay một kênh trú ẩn an toàn thực sự tồn tại. Một số nghiên cứu đã được tiến hành để xác minh mối quan hệ giữa giá vàng và tỷ giá hối đoái, với việc sử dụng các phương pháp khác nhau và tập hợp dữ liệu khác nhau. Cụ thể: nghiên cứu của Forrest Capie, Terence C Mills, và Geoffrey Wood (2005) trên thị trường London trong giai đoạn từ năm 1971 đến tháng 6/ 2002 cho thấy giá vàng được tính theo đô la dịch chuyển đồng thời và ngược chiều so với đồng đô la Mỹ; Certin Ciner, Constantin
  12. -3- Gurdgiev và Brian M. Lucey (2010) nghiên cứu thực nghiệm trong giai đoạn nghiên cứu từ 1990-2008 cho thấy hệ số hồi quy của vàng và đồng đô la Mỹ có dấu âm và có ý nghĩa thống kê; Mark Joy (2011) nghiên cứu vai trò của vàng như là công cụ phòng ngừa hay kênh trú ẩn an toàn đối vối tiền tệ trong giai đoạn 10/1/1986 đến ngày 29/8/2008, kết quả cho thấy được mối tương quan âm có điều kiện giữa sự thay đổi giá vàng và sự biến động tỷ giá đồng đô la Mỹ; Juan C. Reboredo (2013) cũng đưa ra kết luận vàng như là công cụ phòng ngừa hay kênh trú ẩn an toàn đối với đồng đô la Mỹ trong giai đoạn 01/2000-09/2012. Vì những lí do trên, tác giả đã chọn đề tài “Vàng là kênh trú ẩn hay là công cụ phòng ngừa đối với Việt Nam Đồng? – Những tác động đến quản trị rủi ro” để làm đề tài luận văn cao học của mình với mong muốn cung cấp cho những nhà đầu tư Việt Nam một phương án đa dạng hóa và phòng ngừa rủi ro danh mục đầu tư tiền tệ mới hơn và hiệu quả hơn bằng cách xét đến khả năng phòng ngừa rủi ro của vàng. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu - Nghiên cứu này nhằm phân tích vai trò của vàng như là một kênh trú ẩn an toàn hay là một công cụ phòng ngừa rủi ro đối với Việt Nam Đồng và ý nghĩa của vàng trong việc quản lí rủi ro danh mục đầu tư tiền tệ. - Câu hỏi nghiên cứu:  Vàng có thực sự đóng vai trò như là một kênh trú ẩn an toàn hay là một công cụ phòng ngừa đối với Việt Nam Đồng hay không?  Vàng có đóng vai trò như một tài sản được kết hợp trong một chiến lược đa dạng hóa và phòng ngừa rủi ro hay không? 1.3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là giá vàng và tỷ giá hối đoái của bốn đồng tiền mạnh so với Việt Nam Đồng đó là Đô la Mỹ, Đô la Úc, Bảng Anh và Euro.
  13. -4- - Phạm vi nghiên cứu trong giai đoạn từ tháng 01 năm 2008 đến tháng 9 năm 2014. - Đề tài nghiên cứu vai trò của vàng là kênh trú ẩn hay là công cụ phòng ngừa đối với Việt Nam Đồng – Những tác động đến quản trị rủi ro sử dụng các phương pháp sau:  Sử dụng mô hình DCC – GARCH để xác định hệ số tương quan biến đổi theo thời gian của vàng và tiền tệ.  Phương pháp xác định - đánh giá hiệu quả của chiến lược đa dạng hóa và phòng ngừa rủi ro đã được sử dụng trong các nghiên cứu của Kroner và Ng (1998) để đánh giá khả năng phòng ngừa rủi ro của vàng. 1.4 Những đóng góp của luận văn Thứ nhất, luận văn cung cấp một bằng chứng thực nghiệm về tính chất công cụ phòng ngừa và kênh trú ẩn an toàn của vàng – một vấn đề còn chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay. Thứ hai, bài nghiên cứu đồng thời xem xét hiệu quả giảm thiểu rủi ro của vàng khi được kết hợp với danh mục đầu tư tiền tệ. 1.5 Bố cục của luận văn Bố cục của luận văn sẽ bao gồm năm chương với cấu trúc như sau: Chương 1: Giới thiệu đề tài. Chương 2: Các nghiên cứu thực nghiệm. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Nội dung và kết quả nghiên cứu. Chương 5: Kết luận.
  14. -5- CHƯƠNG 2: CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 2.1 Lý thuyết nền Lý thuyết về thiết lập danh mục đa dạng hóa Theo kết quả nghiên cứu của Kroner và Ng (1998), tỷ trọng tối ưu của vàng trong danh mục vàng – tiền tệ để tạo ra danh mục mới giảm thiểu rủi ro nhưng không làm giảm tỷ suất sinh lợi so với danh mục chỉ bao gồm tiền tệ ban đầu tại thời điểm t, ký 𝑔𝑐 hiệu 𝑤𝑡 được xác định bới công thức: 𝑔𝑐 𝑔𝑐 ℎ𝑡𝑐 − ℎ𝑡 𝑤𝑡 = 𝑐 𝑔𝑐 𝑔 ℎ𝑡 − 2ℎ𝑡 + ℎ𝑡 𝑔𝑐 𝑔𝑐 𝑔𝑐 𝑔𝑐 𝑤𝑡 = 1 𝑛ế𝑢𝑤𝑡 > 1 𝑣à 𝑤𝑡 = 0 𝑛ế𝑢𝑤𝑡
  15. -6- giá thực nghiệm cho tính hiệu quả của chiến lược phòng ngừa rủi ro và đa dạng hóa với sự hiện diện của vàng như thế nào. Tính hiệu quả của đa dạng hóa danh mục được đánh giá bằng cách so sánh suất sinh lợi và độ lệch chuẩn của hai danh mục đã xây dựng. Sau đó tính hiệu quả của chiến lược phòng ngừa giữa các danh mục đã xây dựng được đánh giá bằng cách so sánh sai số phòng ngừa thực hiên ký hiệu là RE và được xác định như sau: 𝑉𝑎𝑟𝑢𝑛ℎ𝑒𝑑𝑔𝑒𝑑 − 𝑉𝑎𝑟ℎ𝑒𝑑𝑔𝑒𝑑 𝑅𝐸 = 𝑉𝑎𝑟𝑢𝑛ℎ𝑒𝑑𝑔𝑒𝑑 Trong đó 𝑉𝑎𝑟ℎ𝑒𝑑𝑔𝑒𝑑 đo lường phương sai của suất sinh lợi danh mục có phòng ngừa và 𝑉𝑎𝑟𝑢𝑛ℎ𝑒𝑑𝑔𝑒𝑑 đo lường phương sai của suất sinh lợi danh mục không phòng ngừa. Phương trình trên cho chúng ta thấy rằng nếu RE có giá trị cao hơn thì phòng ngừa rủi ro có hiệu quả hơn do làm giảm phương sai của danh mục nhiều hơn, Mô hình cho kết quả RE cao hơn là mô hình tốt hơn để có thể xây dựng chiến lược phòng ngừa rủi ro danh mục vàng – tiền tệ. Tóm lại, lý thuyết về thiết lập danh mục đa dạng hóa đưa ra phương pháp xác định – đánh giá hiệu quả của chiến lược đa dạng hóa và phòng ngừa rủi ro. Từ đó tác giả vận dụng để kiểm tra khả năng phòng ngừa rủi ro của vàng đối với danh mục tiền tệ.
  16. -7- 2.2 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trước đây Các nghiên cứu thực nghiệm về khả năng của vàng và ứng dụng phòng ngừa rủi ro theo hướng kết hợp danh mục với vàng đã được nhiều nhà nghiên cứu khoa học thực hiện. Những nghiên cứu sớm nhất về đề tài này đã xuất hiện từ những năm 1990. Cho đến thời gian gần đây những nghiên cứu về tác động của vàng trong danh mục đầu tư ngày càng xuất hiện nhiều hơn và có những phương pháp nghiên cứu mới hơn. Do độ bất ổn của thị trường chứng khoán và tiền tệ ngày càng tăng qua các cuộc khủng hoảng thị trường tài chính trong những thập kỷ vừa qua đã ngày càng thúc đẩy những nghiên cứu thực nghiệm nhằm hỗ trợ cho mong muốn của nhà đầu tư muốn tạo ra chiến lược đa dạng hóa và phòng ngừa khả thi làm giảm thiểu rủi ro trên thị trường tiền tệ, đặc biệt là thông qua phương án kết hợp các loại tài sản khác vào trong danh mục. Các nghiên cứu này xoay quanh vai trò của vàng bằng cách kiểm định mối tương quan của vàng và biến động tỷ giá, đồng thời những nghiên cứu thực nghiệm này cũng cung cấp các chiến lược về phòng ngừa rủi ro bằng cách kết hợp vàng trong danh mục đầu tư tiền tệ. Dưới đây tác giả xin đưa ra một số những nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới, được xem là bằng chứng thực nghiệm cho vai trò của vàng và ứng dụng phòng ngừa rủi ro. Brian Lucey, Edel Tully và Valerio Poti (2004) nghiên cứu khả năng phòng ngừa của vàng đối với chứng khoán bằng cách thiết lập và so sánh sự khác biệt giữa tỷ trọng tối ưu của các tài sản trong một danh mục gồm vàng-chứng khoán khi các tỷ trọng này được xác định bằng hai phương pháp khác nhau: phương pháp tối ưu hóa tỷ trọng theo kỳ vọng – phương sai của Markowitz và phương pháp tối ưu hóa tỷ trọng theo kỳ vọng - phương sai - độ nghiêng. Bài nghiên cứu xác định tỷ trọng tối ưu đối với danh mục gồm vàng và một số chỉ số chứng khoán như NYSE Composite, NASDAQ Composite,
  17. -8- TOPIX, FTSE... với mẫu nghiên cứu lần lượt là dữ liệu theo quý, tháng và tuần của các chỉ số trên trong suốt giai đoạn từ 1988-2003. Kết quả tính toán tỷ trọng tối ưu cho thấy vàng hiện diện trong hầu hết các danh mục tối ưu với tỷ trọng dao động từ 2%-25% đối với cả hai phương pháp xác định tỷ trọng được áp dụng. Kết quả này cho thấy vai trò của vàng như là công cụ phòng ngừa chống lại biến động trong thị trường chứng khoán. James Ross McCown và John R.Zimmerman (2007) xem xét vai trò là công cụ phòng ngừa của vàng đối với danh mục cổ phiếu trong giai đoạn lạm phát. Bằng cách sử dụng giá vàng giao ngay tại thời điểm cuối tháng, các chỉ số thị trường chứng khoán là U.S MSCI và World MSCI cùng với chỉ số lạm phát và lãi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 3 tháng của Mỹ trong giai đoạn 1970 – 2006 làm nguồn dữ liệu đầu vào cho một mô hình định giá tài sản vốn. Kết quả xác định hệ số beta của mô hình cho thấy vàng có beta âm bất kể danh mục thị trường đại diện bởi chỉ số thị trường chứng khoán Mỹ U.S MSCI hay chỉ số thị trường chứng khoán thế giới World MSCI. Đặc biệt kết quả ước lượng hệ số beta âm chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ những quan sát trong giai đoạn những năm 1970 khi lạm phát cao và suất sinh lợi chứng khoán thấp. Từ đó các tác giả đi đến kết luận có tồn tại khả năng phòng ngừa rủi ro của vàng cho một danh mục cổ phiếu khi lạm phát gia tăng. Virginie Coudert và Helene Raymond-Feingold (2011) đã cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm cho rằng vàng là tài sản phòng ngừa rủi ro tốt cho chứng khoán. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình ARMA-GARCH hai biến để ước lượng hiệp phương sai có điều kiện giữa tỷ suất sinh lợi của vàng và chứng khoán. Dữ liệu của bài nghiên cứu là tỷ suất sinh lợi hằng tháng của chỉ số vàng S&P GSCI cùng với chỉ số thị trường chứng khoán Mỹ, Anh, Đức và Pháp và chỉ số MSCI Index của các nước G7 được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 2 năm 1978 tới tháng 1 năm 2009.
  18. -9- Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hệ số tương quan tính toán từ các ước lượng hiệp phương sai có điều kiện có giá trị gần không trong thời kỳ nghiên cứu đã khẳng định suất sinh lợi của vàng không vận động cùng chiều với chứng khoán do đó vàng là tài sản phù hợp để thực hiện đa dạng hóa danh mục chứng khoán. Ibrahim H.Mansor (2011) xem xét mối tương quan giữa suất sinh lợi của vàng và chứng khoán cho thị trường mới nổi là Malaysia. Bài nghiên cứu sử dụng các mô hình chuỗi thời gian họ GARCH với dữ liệu đầu vào là giá vàng nội địa và chỉ số thị trường chứng khoán Kuala Lumpur Composite Index quan sát theo ngày trong giai đoạn nghiên cứu từ tháng 8 năm 2001 đến tháng 3 năm 2010. Kết quả mô hình cho thấy có tương quan thuận giữa suất sinh lợi của giá vàng và biến trễ một giai đoạn của suất sinh lợi chỉ số chứng khoán tuy nhiên hệ số hồi quy đại diện cho ảnh hưởng này có giá trị nhỏ. Dựa trên kết quả tìm được, tác giả gợi ý sử dụng vàng làm tài sản đầu tư cho thị trường mới nổi Malaysia bởi vì vàng có tương quan rất thấp với những biến động thị trường chứng khoán vào những giai đoạn suy thoái. Juan Carlos Artigas, Johan Palmberg, Boris Senderovich và Marcus Grubb (2012) thực hiện nghiên cứu cho hội đồng vàng thế giới, các tác giả đã phân tích các dữ liệu thống kê và công bố rằng vàng có độ biến động hằng năm thấp hơn các loại tài sản khác, và thậm chí thấp hơn so với chỉ số S&P GSCI đại diện cho một danh mục đa dạng hóa gồm các tài sản thuộc thị trường hàng hóa. Hơn nữa, vàng còn thể hiện là một tài sản không chỉ có tương quan thấp trong dài hạn đối với hầu hết các tài sản khác, mà trong một số trường hợp còn thể hiện tương quan nghịch rất phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư muốn phòng ngừa rủi ro. Đặc điểm này của vàng không giống với những dạng công cụ phòng ngừa rủi ro danh mục khác chỉ thể hiện tương quan nghịch tuyệt đối với tài sản cơ sở, vàng có xu hướng tương quan nghịch khi thị trường suy thoái nhưng lại cho thấy tương quan thuận ở mức độ yếu trong giai đoạn nền kinh tế tăng
  19. - 10 - trưởng. Do đó, vàng có thể được sử dụng làm công cụ đa dạng hóa danh mục và quản trị rủi ro hiệu quả. Forrest Capie, Terence C Mills, và Geoffrey Wood (2005) xem xét vàng có thể là một công cụ phòng ngừa hiệu quả chống lại biến động đồng đô la Mỹ bằng cách tính toán một hệ số co dãn cho một mô hình phản ánh sự thay đổi của vàng đối với những biến động trong tỷ giá hối đoái, sau đó đo lường chất lượng phòng ngừa của nó. Dữ liệu trong bài nghiên cứu được lấy theo tuần từ thị trường London trong giai đoạn từ năm 1971 đến tháng 6/ 2002 và một vài giai đoạn nhỏ khác, đặc biệt chú ý đến đặc tính phòng ngừa của vàng trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế và chính trị. Trong bộ dữ liệu, giá vàng có mức độ biến động mạnh hơn các quan sát trong tỷ giá hối đoái nên các tác giả quyết định biến đổi những chuỗi này bằng cách lấy logarit, để ổn định các biến. Những thay đổi khác nhau của giá vàng trong thập niên 70, và chế độ tỷ giá khác nhau từ 1971-2002, câu hỏi được đặt ra tiếp theo là liệu mối quan hệ giữa vàng và tỷ giá có thay đổi theo thời gian hay không. Để nghiên cứu điều này, các tác giả dùng những đồ thị phân tán của lô ga rit giá vàng đối với mỗi tỷ giá hối đoái. Kết quả thu được cho thấy, giá vàng được tính theo đô la dịch chuyển đồng thời và ngược chiều so với đồng đô la Mỹ. Hơn nữa, phản ứng của giá vàng chứng tỏ sự ổn định đáng kể theo thời gian. Dù quan sát toàn bộ hay trong từng khoảng thời gian nhỏ, đáng chú ý là phản ứng của giá vàng vẫn ổn định. Dù trong giai đoạn nền kinh tế bất ổn một cách đáng kể, vàng vẫn hoàn toàn là một công cụ phòng ngừa tốt chống lại sự biến động của tỷ giá hối đoái. Baur và Lucey (2010) đã nghiên cứu khả năng vàng đóng vai trò là một công cụ phòng ngừa hay kênh trú ẩn an toàn cho cổ phiếu và trái phiếu đối với thị trường Anh, Mỹ. Bài nghiên cứu xem xét tác động giữa vàng và cổ phiếu, trái phiếu bằng cách ước lượng bằng phương trình hồi quy.
  20. - 11 - Kết quả nghiên cứu cho thấy vàng đóng vai trò như công cụ phòng ngừa và kênh trú ẩn an toàn cho cổ phiếu ở thị trường Mỹ, Anh nhưng không thể hiện vai trò công cụ phòng ngừa và kênh trú ẩn an toàn đối với trái phiếu trên cả hai thị trường. Ngoài ra, vàng chỉ thể hiện vai trò kênh trú ẩn an toàn cho cổ phiếu sau những cú sốc tiêu cực trên thị trường cổ phiếu mà thôi. Certin Ciner, Constantin Gurdgiev và Brian M. Lucey (2010) đã kiểm định tác động qua lại giữa các loại tài sản bao gồm vàng, dầu, cổ phiếu, trái phiếu và đồng đô la Mỹ nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên cứu liệu rằng mỗi loại tài sản nêu trên có hành xử như một công cụ phòng ngừa rủi ro cho những tài sản còn lại hay không. Trong bài nghiên cứu của mình, ba tác giả đã sử dụng mô hình chuổi thời gian DCC-GARCH cho phép nghiên cứu tương quan giữa hai loại tài sản trong điều kiện hệ số tương quan có thay đổi theo thời gian. Kết quả cho thấy, trong giai đoạn nghiên cứu từ 1990-2008 hệ số hồi quy của vàng và đồng đô la Mỹ có dấu âm và có ý nghĩa thống kê. Từ đó tác giả đi đến kết luận rằng vai trò của vàng như là một công cụ phòng ngừa là thật sự tồn tại. Baur và McDermott (2010) kiểm tra giả thiết xem liệu vàng có là kênh trú ẩn an toàn đối với chứng khoán ở các quốc gia phát triển và mới nổi. Kết quả cho thấy vàng là nơi trú ẩn an toàn dạng mạnh cho hầu hết những thị trường chứng khoán lớn trên thế giới bao gồm khu vực Châu Âu (Đức, Pháp, Ý), Thụy Sỹ, Anh và Mỹ. Ngược lại, tại một số thị trường mới nổi như Úc, Canada, Nhật Bản và các nước BRIC thì kết quả là ngược lại, vàng chỉ là kênh trú ẩn an toàn dạng yếu ở những thị trường này. Mark Joy (2011) thực hiện nghiên cứu vàng có phải là công cụ phòng ngừa và kênh trú ẩn an toàn đối với USD với bộ dữ liệu hàng tuần bao gồm giá vàng (đô la Mỹ cho mỗi Troy ounce) và 16 cặp tỷ giá hối đoái (thể hiện bằng đồng nội tệ so với đôla Mỹ) kéo dài từ 10/1/1986 đến ngày 29/8/2008, bao gồm t = 1182 quan sát mỗi biến. Tỷ giá hối
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2