intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển của tỉnh Bến Tre từ nay đến năm 2020

Chia sẻ: Anh Ngoc | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:118

24
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn "Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển của tỉnh Bến Tre từ nay đến năm 2020" là phân tích đánh giá các tiềm năng, lợi thế hiện có và thực trạng phát triển kinh tế biển của tỉnh Bến Tre trong thời gian qua (từ năm 2001 đến năm 2011). Từ đó, xây dựng chiến lược và đề xuất các giải pháp hữu hiệu, nhằm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển của tỉnh Bến Tre từ năm 2012 đến năm 2020. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết tại đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển của tỉnh Bến Tre từ nay đến năm 2020

  1. LỜI CẢM  ƠN Để thực hiện thành công luận văn này, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ  quý báu của quý thầy cô, các đồng chí lãnh đạo, bạn bè và đồng nghiệp. Trước tiên,  tôi xin bày tỏ lòng kính  trọng và biết  ơn  sâu  sắc đối với tất cả  quý  thầy  cô  đã  tham  gia  giảng  dạy  lớp  Cao  học  Quản  trị  kinh  doanh  ngày  1,  khóa  18,  đặc biệt  là thầy:  Phó  Giáo  sư,  Tiến  sĩ  Lê  Thanh  Hà  đã  tận  tình  hướng  dẫn  tôi thực  hiện hoàn thành luận văn này. Xin  chân  thành  cảm  ơn  sự  giúp  đỡ  của  các  đồng  chí  lãnh  đạo  Văn  phòng  Tỉnh  ủy và  lãnh đạo  của một  số  sở, ngành  tỉnh,  lãnh  đạo  một số huyện,  đã  tạo  điều kiện  thuận lợi, có ý kiến đóng góp và cung cấp đầy đủ số liệu để thực hiện  luận văn. PHẠM HỮU DỰ
  2. LỜI CAM KẾT Tôi  xin  cam  kết  luận  văn  này  là  đề  tài  nghiên  cứu  độc  lập  của  riêng  tôi.  Các  nguồn  tài  liệu  trích  dẫn,  các  số  liệu  sử  dụng  và  nội  dung  trong  luận  văn  là  trung  thực.  Tôi  cũng  cam  đoan  rằng,  kết  quả  nghiên  cứu  này  chưa  từng  được  tuyên  bố  trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tôi xin chịu trách nhiệm cá nhân về luận văn của mình. Người cam kết Phạm Hữu Dự
  3. MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết phải xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển. Lịch  sử  phát  triển  của  thế  giới  cho  thấy:  Những  bước  đột  phá  phát  triển  từ  trước  đến  nay đều  bắt  nguồn  từ  những  quốc  gia  có  biển  (đại  dương)  như:  Italia,  Anh, Nhật  Bản,... Hiện nay, trong điều kiện các nguồn  tài nguyên trên đất  liền  ngày  càng  cạn  kiệt  thì  việc  đẩy mạnh  nghiên  cứu  khoa  học  công  nghệ  để  khai thác tối đa  tiềm  năng,  lợi  thế tài  nguyên  về  biển  đang  là xu  thế  tất  yếu  và  khách  quan,  nhằm  đảm  bảo  các  nhu  cầu  về  nguyên,  nhiên  vật  liệu,  năng  lượng,  thực  phẩm  và  không  gian  sinh tồn cho  loài người. Vươn  ra biển  và khai  thác  đại dương  đã  trở  thành  khẩu  hiệu  hành  động  mang  tính  chiến  lược  của  toàn  thế  giới,  đặc  biệt  thế  kỷ  thứ  XXI  được  các  nước  trên  thế  giới  xem  là  “Thế  kỷ  của  đại  dương”.  Vì  vậy,  các  quốc  gia  có biển  đều  rất quan  tâm đến  biển và coi trọng việc xây dựng chiến lược biển. Đối  với  Việt  Nam,  nước  ta  là  một  quốc  gia  có  3  mặt  giáp  biển,  có  tổng  chiều  dài  bờ  biển  là  3.260  km,  hơn  1  triệu  km2  vùng  biển  đặc  quyền  và  hơn  4.000  hòn  đảo,  bãi  đá  ngầm  lớn,  nhỏ;  vùng  biển  của  nước  ta  lại  nằm  ở  khu  vực  Biển  Đông,  đây là một trong 6 biển lớn nhất thế giới có các tuyến hàng hải  và  hàng  không  huyết  mạch  thông  thương  giữa  Ấn  Độ  Dương  và  Thái  Bình  Dương,  giữa  Châu  Âu,  Trung  Cận  Đông  với  Trung  Quốc,  Nhật  Bản  với  các  nước  trong  khu  vực.  Với  nguồn  tài  nguyên  phong  phú  và  đa  dạng,  ngày  nay  biển đang ngày càng có vai trò to lớn hơn đối với sự nghiệp phát triển của đất nước ta. Tỉnh  Bến  Tre  là  01  trong  28  tỉnh,  thành  phố  của  Việt  Nam  có  biển,  với  chiều  dài  bờ  biển  hơn  65  km  và  gần  20.000  km2  vùng  biển  đặc  quyền.  Vùng  biển  Bến  Tre  là  nơi  có  04  cửa  sông  Cửu  Long  đổ  ra  biển,  đất  phù  sa  bồi  đắp  trù  phú…  tạo  môi  trường  thuận  lợi  cho  hệ sinh  thái  rừng  ngập mặn  và  các  loài  thủy,  hải  sản phát triển.  Hơn  nữa, Bến  Tre  là vùng đất cách mạng với nhiều di  tích lịch sử và cảnh quan ven  biển  đẹp nên thuận  lợi cho  phát triển  du  lịch biển,  kết  hợp  với  du  lịch  sinh  thái  và  văn  hóa  lịch  sử.  Tuy nhiên,  thời  gian  qua,  việc  phát triển kinh  tế biển  của tỉnh còn
  4. mang tính tự phát và hiệu quả chưa cao, các nguồn lực và tiềm năng chưa được  khai  thác  đúng mức,  từ  đó  chưa mang  lại giá trị kinh  tế cao  trong GDP  và  chưa  khẳng
  5. định  được  kinh  tế  biển  là  một  trong  những  ngành  kinh  tế  mũi  nhọn  của  tỉnh  theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh các nhiệm kỳ vừa qua đã đề ra. Chính  vì  tầm  quan  trọng  của  việc  phát  triển  kinh  tế  biển,  đồng  thời  để  khai  thác,  sử  dụng  có  hiệu  quả  các  nguồn  lực  và  tiềm  năng  liên  quan  đến  biển  nên  tôi  chọn  đề  tài  “Xây dựng  chiến  lược phát  triển  kinh  tế biển  của  tỉnh  Bến  Tre  từ  nay  đến năm 2020” làm đề tài nghiên cứu của luận văn này. 2. Mục tiêu nghiên cứu. Mục  tiêu  nghiên  cứu  của  luận  văn  là:  Nhằm  phân  tích  đánh  giá  các  tiềm  năng,  lợi thế hiện có và thực trạng phát triển kinh tế biển của tỉnh Bến Tre trong  thời gian  qua  (từ  năm  2001  đến  năm  2011).  Từ  đó,  xây  dựng  chiến  lược  và  đề  xuất các giải  pháp hữu hiệu, nhằm  thực hiện chiến  lược phát triển kinh  tế biển  của tỉnh Bến Tre  từ năm 2012 đến năm 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3.1. Đối tượng nghiên cứu. Nghiên  cứu  các  tiềm  năng  về  kinh  tế  biển  và  việc  khai  thác  có  hiệu  quả  tiềm  năng để phát triển kinh tế biển của Việt Nam nói chung, của tỉnh  Bến Tre  nói riêng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu. Phạm  vi  nghiên  cứu  được  xác  định  trong  ngành  kinh  tế  thuần  biển  (như:  đánh  bắt,  nuôi  trồng  và  chế  biến  thủy  sản,  du  lịch  biển,  diêm  nghiệp,…)  và  kinh  tế vùng  lãnh thổ ven biển của tỉnh Bến Tre (gồm 3 huyện: Bình Đại, Ba Tri  và Thạnh Phú). 4. Phương pháp nghiên cứu. Để  thực  hiện  đề  tài,  tác giả  sử  dụng  phương pháp  nghiên  cứu  định  tính  là  chủ  yếu,  dựa  vào  các  số  liệu  thứ  cấp  của  ngành  Thống  kê  và  của  cơ  quan  quản  lý  nhà  nước từ năm 2001 đến năm 2011; các tài liệu, báo cáo chuyên ngành  của Việt Nam,  của tỉnh  Bến Tre và của 03 huyện  ven biển trên  địa bàn  tỉnh  liên  quan  đến  kinh  tế  biển;  các dự báo  phát  triển  kinh  tế biển  trên  thế giới,  dự  báo  phát triển kinh tế biển  của Việt Nam  và quy hoạch phát triển  tổng thể kinh tế ­  xã hội của tỉnh; các thông  tin trên sách, báo chí, tạp chí và trên internet.
  6. 5. Đóng góp mới của luận văn.
  7. Một  là,  hệ  thống  hóa  những  vấn  đề  lý  luận  cơ  bản  về  chiến  lược  phát  triển kinh tế biển của Việt Nam nói chung, của tỉnh Bến Tre nói riêng. Hai  là,  bằng  các  số  liệu  và  ma  trận,  luận  văn  đã  phân  tích,  chứng  minh  và  làm  sáng tỏ thực trạng phát triển kinh tế biển của tỉnh Bến Tre thời gian qua; từ  đó,  lựa  chọn  chiến  lược  khả  thi  cho  việc  phát  triển  kinh  tế biển  của  tỉnh  trong  thời gian tới. Ba là, đề ra giải pháp chủ yếu để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế biển  của tỉnh đến năm 2020. Bốn  là,  cung  cấp  số  liệu  thực  tế  và  định  hướng  để  triển  khai  thực  hiện  các  nhiệm  vụ  phát  triển  kinh  tế  biển  của  tỉnh,  nhất  là  các  ngành,  địa  phương:  ngành  Nông  nghiệp­Phát  triển  nông  thôn,  Kế  hoạch­  Đầu  tư  và  03  huyện  ven  biển:  Bình  Đại, Ba Tri, Thạnh Phú. 6. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương: ­ Chương 1:  Một số  vấn  đề  lý  luận  liên  quan đến  chiến  lược  và xây dựng  chiến  lược phát triển kinh tế ngành, vùng. ­ Chương  2:  Phân  tích  các  yếu  tố  môi  trường  ảnh  hưởng  đến  chiến  lược  phát  triển kinh tế biển của tỉnh. ­ Chương 3: Xây dựng chiến  lược và các giải  pháp thực hiện  chiến  lược  phát triển kinh tế biển của tỉnh Bến Tre từ nay đến năm 2020. Vì  trình  độ  của bản  thân  có  hạn  nên  luận  văn  không  tránh  được những  thiếu sót và hạn chế nhất định, tác giả mong được sự góp ý của quý thầy, cô. Người thực hiện đề  tài Phạm Hữu Dự
  8. MỤC LỤC Chương  1:  MỘT  SỐ  VẤN  ĐỀ  LÝ  LUẬN  LIÊN  QUAN  ĐẾN   CHIẾN  LƯỢC VÀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH,  VÙNG……12 1.1. Khái niệm về chiến lược……………………………………..………… 12 1.1.1. Khái niệm về chiến lược…………………………………. …………..12  1.1.2. Lợi ích của chiến  lược…………….. …………………….…………...12 1.2. Các cấp và các loại chiến lược………………………………………… 13 1.2.1. Các cấp và các loại chiến lược trong công ty……..…………..…...…13 1.2.2. Các cấp và các loại chiến lược của cơ quan quản lý Nhà  nước……...14 1.3. Đánh  giá  các  yếu  tố  ảnh  hưởng  đến  chiến  lược  phát  triển  ngành,  vùng………... ……………………………………………………………………...15 1.3.1. Đánh  giá  các  yếu  tố  môi  trường  bên  ngoài  của  tỉnh.. ………………...15  1.3.1.1.  Môi  trường  vĩ  mô………………………………………………...16  1.3.1.2.  Môi  trường  vi  mô………………………………………………...18 1.3.2. Đánh giá môi trường bên trong của tỉnh (nội lực của tỉnh)…………..19 1.4. Công cụ xây dựng chiến lược………………………………………….19 1.4.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE).…………………...…..20 1.4.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)..………………………..21 1.4.3. Ma trận hình  ảnh cạnh tranh………………………………….………. .22 1.4.4. Ma trận SWOT (điểm mạnh ­ điểm yếu ­ cơ hội ­ nguy cơ)………… 22
  9. 1.4.5 Ma trận hoạch định chiến lược có khả năng lựa chọn  QSPM………...23 Chương  2:  PHÂN  TÍCH  CÁC  YẾU  TỐ  MÔI  TRƯỜNG  ẢNH  HƯỞNG  ĐẾN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN CỦA TỈNH….. ………..25 2.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Bến  Tre………………………….……… 25 2.1.1. Vị trí địa lý, địa giới hành chính……………………..……….………25 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế ­ xã hội của tỉnh trong thời gian qua……26
  10. 2.1.3. Định hướng phát triển kinh tế­ xã hội của tỉnh đến năm 2020……….26 2.2. Giới thiệu tình hình phát triển kinh tế biển thời gian  qua…………..29 2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế biển trên thế  giới………………………..29 2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế biển của Việt Nam……………………...29 2.2.3. Tình hình phát triển kinh tế biển của tỉnh Bến  Tre…………………..30  2.2.3.1.  Thủy  sản…………………………………………………………30 2.2.3.2. Lâm nghiệp, diêm nghiệp………………………………………...30 2.2.3.3. Công nghiệp ­ tiểu thủ công nghiệp……………………………...31 2.2.3.4. Thương mại ­ dịch vụ và du lịch…………………………………31 2.3. Dự  báo  tình  hình  quốc  tế,  trong  nước  và  trong  vùng  tác  động  đến chiến lược phát triển kinh tế biển của tỉnh……………………………………...31 2.3.1. Dự báo tác động của bối cảnh quốc tế và khu  vực…………………...32 2.3.2. Dự báo tác động của tình hình  phát triển kinh tế­xã hội trong nước  và  trong vùng đồng bằng sông Cửu  Long……………………………………………..34 2.3.3. Dự báo tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng…………… 36 2.4.Phân tích các yếu tố môi trường  ảnh hưởng đến chiến lược phát  triển  kinh tế biển của  tỉnh………………………………………………………………37  2.4.1. Môi  trường bên ngoài………………………………………………...37  2.4.1.1. Môi  trường vĩ mô………………………………………………..37 2.4.1.2. Môi trường vi mô………………………………………………..40  2.4.2. Môi trường bên  trong………………………………………………...43 2.4.2.1. Các yếu tố về tình hình nền kinh tế của  tỉnh…………………….44 2.4.2.2. Các yếu tố về phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế­ xã  hội…………..45
  11. 2.4.2.3. Các yếu tố về công nghệ và bảo vệ môi  trường………………….46 2.4.2.4. Các yếu tố về tài nguyên thiên nhiên……………………………47 2.4.2.5. Các yếu  tố về vai trò quản lý của nhà nước, chỉ số năng lực  cạnh tranh (PCI) và tình hình quốc phòng ­ an ninh…………………………………….48 2.4.3. Các cơ hội và nguy cơ của tỉnh………………………………………49  2.4.3.1.  Các  cơ hội………………………………………………………..50
  12. 2.4.3.2.  Các  nguy cơ……………………………………………………...51  Chương  3:  XÂY  DỰNG  CHIẾN  LƯỢC  VÀ  CÁC  GIẢI  PHÁP  THỰC  HIỆN  CHIẾN  LƯỢC PHÁT  TRIỂN  KINH  TẾ  BIỂN  CỦA  TỈNH  BẾN  TRE TỪ  NAY ĐẾN  NĂM 2020…………………………………………………….…..53  3.1. Xây  dựng  chiến lược…………………………………………………… 53 3.1.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)…...………….……    53 3.1.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)………………………..55 3.1.3. Ma  trận  hình  ảnh  cạnh  tranh  của  tỉnh…….…………………. ……...57  3.1.4.  Ma  trận  SWOT……………………………….…………. ………….59  3.1.5.  Ma  trận  QSPM………………………………. ……………..……….62 3.1.6.  Đánh  giá  ưu  điểm  của  chiến  lược  được  chọn  ……..……………..… 69 3.2. Các giải pháp thực hiện chiến lược…………………………. ………...73 3.2.1. Sứ  mạng,  tầm  nhìn  và  mục  tiêu  của  chiến  lược…………. ………….73  3.2.2.  Các giải pháp  chủ  yếu…………..…………………….. ……………74 3.2.2.1. Các giải pháp nhằm thực hiện chiến lược phát triển lĩnh vực  khai thác và nuôi trồng thủy sản………...........................................................................74 3.2.2.2. Các  giải  pháp nhằm  thực hiện  chiến  lược phát  triển  ngành  công  nghiệp  chế biến  thủy sản………………………………………………... ……..…..78 3.2.2.3. Các  giải  pháp  nhằm  thực  hiện  chiến  lược  nâng  cao  chất  lượng  nguồn  nhân  lực…….………………………………………………. ………………80  3.2.3.  Kiến  nghị…………………………………………………………….82   3.2.3.1. Đối với  Trung  ương……………………………………..……….82
  13. 3.2.3.2.  Đối  với  địa  phương………………………………………. ……...83  KẾT  LUẬN………………………………………………………………….85  TÀI  LIỆU THAM KHẢO
  14. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ­ AFTA: ASEAN Free Trade Area (Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á). ­ ASEAN: Association of South­East Asian  Nations (Hiệp hội các nước Đông Nam Á). ­ EFE:  External  Factor  Evaluation  Matrix  (Ma  trận  đánh  giá  các  yếu  tố  bên  ngoài). ­ EU: European Union (Liên minh Châu Âu). ­ GDP: Gross Domestic Product  (Tổng sản phẩm nội địa). ­ GE: General Electric (Ma trận đánh giá sự phát triển và thị trường tiêu thụ). ­ FDI: Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài). ­ IFE:  Internal  Factor  Evaluation  Matrix  (Ma  trận  đánh  giá  các  yếu  tố  bên  trong). ­ ODA: Official Development Assistant (Viện trợ phát triển chính thức). ­ PCI: Provincial Compete Index (Chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh). ­ QSPM:  Quantitative  Strategic  Planning  Matric  (Ma  trận  hoạch  định  chiến  lược có khả năng định lượng). ­ SPACE:  Strategic  Position  Action  Evaluation  Matrix  (Ma  trận  vị  trí  chiến  lược và đánh giá hoạt động). ­  SWOT:  Strengths­Weaknesses­Opportunities­  Threats  (Ma  trận  đánh  giá  điểm mạnh­ điểm yếu­ cơ hội­ nguy cơ). ­ VCCI:  VietNam  Champer  of  Commerce  and  Industry (Phòng  Công  nghiệp  và Thương mại Việt Nam). ­ WTO: World Trade Organization (Tổ chức mậu dịch quốc tế).
  15. DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU ­ Bảng 2.1. So sánh chỉ số PCI của Bến Tre với một số tỉnh trong vùng. ­ Bảng 3.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) của tỉnh. ­ Bảng 3.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) của tỉnh. ­ Bảng 3.3. Ma trận về hình ảnh cạnh tranh của tỉnh. ­ Bảng 3.4. Ma trận SWOT ­ Bảng 3.5. Ma trận QSPM (Nhóm S + O) ­ Bảng 3.6. Ma trận QSPM (Nhóm S + T) ­ Bảng 3.7. Ma trận QSPM (Nhóm W + O) ­ Bảng 3.8. Ma trận QSPM (Nhóm W + T) ­ Bảng 3.9. Tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản từ năm 2001­2011. DANH SÁCH CÁC HÌNH  ẢNH ­ Hình 1.1. Sơ đồ các yếu tố môi trường bên ngoài của tỉnh BẢN ĐỒ ­ Bản đồ hiện trạng nông nghiệp ­ lâm nghiệp ­ thủy sản của tỉnh Bến Tre ­ Bản đồ phân vùng khả năng thích nghi đất đai của tỉnh Bến Tre.
  16. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đoàn Thị Hồng Vân, Kim Ngọc Đạt (2010), Quản trị chiến lược, Nhà  xuất  bản thống kê. 2. David  R.  Fred,  Strategic  Management  Concepts  and  Case,  Bản  dịch  khái luận về quản trị chiến lược, Nhà xuất bản thống kê (2006). 3. Nguyễn Văn Đễ (2008), Kinh tế biển Việt Nam, tiềm năng, cơ hội và  thách  thức, Nhà xuất bản lao động­xã hội. 4. Bùi  Lê  Hà,  Nguyễn  Đông  Phong,  Ngô  Thị  Ngọc  Huyền,  Quách  Thị  Bửu  Châu, Nguyễn Thị Dược, Nguyễn Thị Hồng Thu (năm 2007), Quản trị kinh  doanh  quốc tế, Nhà xuất bản thống kê. 5. Nguyễn Thị Cành (năm 2003), Tài chính công, Nhà xuất bản Đại học  Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 6. Thạch Phương  và  Đoàn  Tứ  (2001),  Địa  chí  Bến  Tre,   Nhà  xuất bản  khoa học xã hội. 7. Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre (năm 2011), Quy hoạch tổng thể phát  triển kinh tế ­ xã hội tỉnh Bến Tre đến năm 2020, Bến Tre. 8. Cục Thống kê tỉnh Bến Tre (năm 2001, 2002… 2011), Niên Giám thống  kê  từ năm 2001 đến năm 2011, Bến Tre. 9. Ủy  ban  nhân  dân  tỉnh  Bến  Tre  (năm  2011),  Báo  cáo  sơ  kết  02  năm  thực hiện  Nghị  quyết  số  09­NQ/TW  của  Trung  ương  Đảng  về  Chiến  lược  biển  Việt  Nam đến năm 2020, Bến Tre. 10. Tỉnh  ủy Bến  Tre (năm 2011), Báo  cáo tổng kết việc thực hiện Nghị  quyết Tỉnh ủy năm 2011, Bến Tre. 11. Wedsite:  www.kinhtebien.vn   12. Wedsite:  www.vcci.com.vn   13. Wedsite:  www.agroviet.gov.vn  
  17. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN CHIẾN LƯỢC VÀ  XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH, VÙNG 1.1.Khái niệm về chiến lược. 1.1.1. Khái niệm về chiến lược. Xét  về  nguồn  gốc  từ  ngữ,  từ  chiến  lược  (strategy)  xuất  phát  từ  chữ  strategos  trong  tiếng  Hy  Lạp  có  nghĩa  là  “Vị  tướng”.  Từ  này  ban  đầu  được  sử  dụng  trong  quân  đội  với  nghĩa giản  đơn  là để  chỉ  vai  trò  chỉ  huy,  lãnh đạo  của  các tướng lĩnh;  sau dần được phát triển, mở rộng với nghĩa là để chỉ khoa học và  nghệ  thuật  chỉ  huy  quân  đội,  chỉ  những  cách  hành  động  để  chiến  thắng  quân  thù.  Ngày nay,  thuật ngữ  chiến  lược được  sử  dụng  rộng rãi trong kinh doanh  và  trong cuộc sống. Sau đây là  một số khái niệm cơ bản: ­ Theo  Alfred  Chandler:  “Chiến  lược bao  gồm  những  mục  tiêu  cơ  bản  dài  hạn  của  một tổ  chức, đồng  thời  lựa  chọn  cách  thức hoặc  tiến  trình  hành  động,  phân bổ  nguồn lực thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó”. ’ ­ Theo  William  J .Glueck:  “Chiến  lược  là  một  kế  hoạch  mang  tính  thống  nhất, tính  toàn  diện  và  tính phối hợp,  được  thiết  kế  đảm  bảo  rằng  các mục  tiêu  cơ  bản  của tổ chức sẽ được thực hiện”. ­ Theo  John  I.  Thompson:  “Chiến  lược  là  sự  kết  hợp  các  nguồn  lực,  môi  trường và các giá trị cần đạt được”. Từ  các  khái  niệm  trên,  chúng  ta  có  thể  định  nghĩa:  Chiến  lược  là  tập  hợp  các  mục  tiêu  cơ  bản  dài  hạn,  được  xác  định  phù  hợp  với  tầm  nhìn,  sứ  mạng  của  quốc  gia,  địa  phương,  đơn  vị  và  các  cách  thức,  phương  tiện  để  đạt  được  những  mục  tiêu  đó  một  cách  tốt  nhất,  sao  cho  phát  huy  những  điểm  mạnh,  khắc  phục  được  những  điểm  yếu  của  chính  mình  và  đón  nhận  được  các  cơ  hội,  né  tránh  hoặc  giảm  thiểu  thiệt  hại  do  những  nguy  cơ  từ  môi  trường  bên  ngoài. 1.1.2. Lợi ích của chiến lược.
  18. Hiện  nay,  thế  giới  đang  trong  thời  kỳ  hội  nhập  quốc  tế  và  toàn  cầu  hóa  diễn  ra  nhanh  chóng,  cách  mạng  khoa  học  kỹ  thuật  tiến  nhanh  như  vũ  bão,  môi  trường  chính  trị  và  môi  trường  kinh  doanh  thường  xuyên  biến  động  và  phức  tạp.  Trong  điều  kiện  đó,  tất  nhiên  sẽ  có  nhiều  vấn  đề  mới  nảy  sinh  và  thay đổi khó  lường. Để  có thể tồn tại và phát triển bền vững, mỗi quốc gia, mỗi  vùng, mỗi tổ  chức nhất thiết  phải  xây dựng  cho  mình  một  chiến  lược  phù  hợp,  dựa  trên  việc  xác  định  được  tầm  nhìn,  sứ  mạng,  hướng  đi,  đích  đến,  cùng  hệ  thống  mục  tiêu  chiến  lược,  các  chính  sách  và giải pháp  để  thực hiện  đạt mục  tiêu, nhằm  chiến  thắng  đối thủ  cạnh  tranh và  khẳng định được vị trí xứng đáng  của mình trong xã hội, khu vực và trên thế giới. Chính  vì vậy,  chiến  lược  sẽ  giúp  một quốc gia, một vùng  lãnh  thổ, một tổ  chức  thấy  được  mục  đích,  hướng  đi  để  lựa  chọn  phương  hướng  nhằm  đạt  được mục tiêu  của mình  và  giữ  vững sự  ổn định, phát triển. Giúp phân  tích môi  trường  bên  ngoài  để  nhận  diện  được  cơ  hội  và  nguy cơ,  phân  tích  môi  trường  bên  trong  để  xác  định  được  điểm  mạnh  và  điểm  yếu,  trên  cơ  sở  đó  tiến  hành  kết  hợp  để  tìm  ra  các  chiến  lược,  với  những  giải  pháp  phù  hợp  giúp  phát  huy  điểm mạnh, khắc phục điểm  yếu,  nắm bắt cơ hội và vượt qua nguy cơ. 1.2. Các cấp và các loại chiến lược. 1.2.1. Các cấp và các loại chiến lược trong công ty. Chiến  lược  của  công  ty  là  việc  xác  định  những  mục  tiêu  cơ  bản  dài  hạn  của  công  ty  và  thực  hiện  chương  trình  hành  động,  cùng  với  việc  phân  bổ  các  nguồn  lực  cần  thiết  để  đạt  được  mục  tiêu  xác  định  và  duy  trì  sự  phát  triển.  Trong công ty có  các cấp và các loại chiến lược sau đây: ­ Các cấp chiến lược: chiến lược trong công ty có 4 cấp gồm: +  Chiến  lược  cấp  công  ty:  là  chiến  lược  hướng  tới  mục  tiêu  cơ  bản  dài  hạn  trong phạm vi của cả công ty. +  Chiến  lược  cấp  đơn  vị  kinh  doanh  (gọi  tắt  là  chiến  lược  kinh  doanh):  là  chiến lược liên quan đến cách thức cạnh tranh thành công trên các thị trường cụ  thể.
  19. +  Chiến  lược  cấp  chức  năng  (còn  gọi  là  chiến  lược  hoạt  động):  là  chiến  lược  của  các  bộ  phận  chức  năng  (marketing,  dịch  vụ  khách  hàng,  phát  triển  sản  xuất,  logistics, tài chính…). +  Chiến  lược toàn  cầu: để thâm  nhập  và  cạnh  tranh  trong  môi  trường toàn  cầu,  các  công  ty  sử  dụng  các  chiến  lược  như:  chiến  lược  đa  quốc  gia,  chiến  lược quốc tế,  chiến lược xuyên quốc gia… ­ Các  loại  chiến  lược:  Theo  quan  điểm  của  Fred  R.  David,  có  14  loại  chiến  lược, được chia thành 4 nhóm: +  Nhóm  chiến  lược  kết  hợp  (3  chiến  lược):  kết  hợp  về  phía  trước,  kết  hợp về  phía sau và kết hợp theo chiều ngang. +  Nhóm  chiến  lược  chuyên  sâu  (3  chiến  lược):  thâm  nhập  thị  trường,  phát  triển thị trường và phát triển sản phẩm. +  Nhóm  chiến  lược  mở  rộng  hoạt  động  (3  chiến  lược): đa  dạng  hóa hoạt  động  đồng  tâm,  đa  dạng  hóa  hoạt  động  theo  chiều  ngang  và  đa  dạng  hóa  hoạt  động kiểu  kết khối. + Nhóm chiến lược khác (5 chiến lược): liên doanh, thu hẹp bớt hoạt động,  cắt  bỏ bớt hoạt động, thanh lý và chiến lược hỗn hợp. Do  đề  tài  tập  trung  vào  xây  dựng  phát  triển  kinh  tế  ngành,  vùng  của  cơ  quan  quản lý Nhà nước nên tác giả xin phép không đi sâu vào nội dung này. 1.2.2. Các cấp và các loại chiến lược của cơ quan quản lý Nhà nước. Chiến lược của cơ quan quản lý Nhà nước là việc xác định những mục tiêu  dài  hạn của một quốc gia, một vùng lãnh thổ hoặc một ngành thuộc thẩm quyền  quản lý  và định hướng những nhiệm  vụ, giải pháp, cũng như phân bổ các nguồn  lực  hợp  lý  để  thực  hiện  đạt  được  các  mục  tiêu  đó.  Việc  xây dựng  chiến  lược  nhằm khai thác có  hiệu  quả  các  tiềm  năng,  quản  lý  tốt  các  mối  quan  hệ  xã  hội  và  tạo  động  lực  phát  triển kinh tế ­ xã hội, ổn định quốc phòng ­ an ninh trên địa  bàn. Chiến lược của cơ quan quản lý Nhà nước gồm các cấp và các loại sau:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2