intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng quy trình Kaizen Costing cho chuỗi cung ứng sản phẩm ô tô tại Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

50
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TThông qua việc hệ thống hóa các lý luận và nghiên cứu liên quan đến Kaizen costing trong doanh nghiệp, tác giả đã vận dụng những cơ sở lý luận này đã tiến hành nghiên cứu thực trạng quản trị chi phí chuỗi cung ứng qua đó đã đề xuất các giải pháp và xây dựng quy trình Kaizen costing cho chuỗi cung ứng sản phẩm ô tô tại Thaco.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng quy trình Kaizen Costing cho chuỗi cung ứng sản phẩm ô tô tại Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM LÊ THỊ NGỌC THỦY XÂY DỰNG QUY TRÌNH KAIZEN COSTING CHO CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM Ô TÔ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ TRƢỜNG HẢI (THACO) Chuyên ngành: Kế Toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN ANH HOA TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung đề tài : “XÂY DỰNG QUY TRÌNH KAIZEN COSTING CHO CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM Ô TÔ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ TRƢỜNG HẢI (THACO)” là công trình nghiên cứu riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS Trần Anh Hoa. Những thông tin đƣợc trình bày trong luận văn là trung thực, hợp lý và chƣa đƣợc trình bày trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tác giả
  3. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các sơ đồ PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: Cơ sở lý thuyết quản trị chi phí chuỗi cung ứng và phƣơng pháp Kaizen costing ...................................................................................................... 6 1.1.Tổng quan về chuỗi cung ứng và quản trị chi phí chuỗi cung ứng ................ 6 1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng .......................................................................... 6 1.1.2 Quản trị chuỗi cung ứng .............................................................................. 7 1.1.2.1 Hoạch định ............................................................................................... 8 1.1.2.2 Tìm kiếm nguồn cung ứng ....................................................................... 9 1.1.2.3 Sản xuất .................................................................................................. 10 1.1.2.4 Hoạt động phân phối .............................................................................. 10 1.1.3 Quản trị chi phí chuỗi cung ứng ................................................................ 10 1.1.4 Vai trò của quản trị chi phí chuỗi cung ứng .............................................. 16 1.1.5 Các nhân tố tác động đến chi phí chuỗi cung ứng .................................... 16 1.1.5.1 Việc chia sẻ thông tin trong chuỗi cung ứng ......................................... 16 1.1.5.2 Biến động về nhu cầu sản xuất. .............................................................. 17 1.1.6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị chi phí chuỗi cung ứng ............... 19 1.1.6.1 Tỷ lệ tăng giảm chi phí........................................................................... 20 1.1.6.2 Tỷ suất chi phí và chỉ số KPI về chi phí chuỗi cung ứng ...................... 21 1.2 Phƣơng pháp Kaizen và Kaizen costing ...................................................... 21 1.2.1 Hoạt động Kaizen ..................................................................................... 21 1.2.2 Phƣơng pháp Kaizen costing..................................................................... 21 1.2.3 Đặc điểm của Kaizen costing .................................................................... 24
  4. 1.2.4 Quy trình áp dụng Kaizen costing............................................................. 25 1.2.5 Ƣu và nhƣợc điểm của quy trình Kaizen costing. ..................................... 28 1.2.6 Những bài học kinh nghiệm của các tập đoàn trên thế giới và Việt Nam. 28 Tóm tắt chƣơng 1 ............................................................................................... 32 CHƢƠNG 2: Thực trạng công tác quản trị chi phí chuỗi cung ứng ô tô của Công ty cổ phần ô tô Trƣờng Hải (Thaco) ................................................................. 33 2.1 Tổng quan về Thaco ..................................................................................... 33 2.1.1 Sơ lƣợc về Thaco ...................................................................................... 33 2.1.2 Mô hình quản trị của Thaco ...................................................................... 34 2.1.3 Các dòng sản phẩm ô tô của Thaco ........................................................... 35 2.1.4 Quan điểm phát triển sản xuất kinh doanh ................................................ 36 2.1.5 Quan điểm quản trị tài chính ..................................................................... 37 2.1.6 Vị thế cạnh tranh của Thaco trong ngành ................................................. 37 2.1.7 Định hƣớng phát triển của Thaco .............................................................. 39 2.2 Khái quát chung về chuỗi cung ứng sản phẩm ô tô của Thaco .................... 41 2.2.1 Mô hình chuỗi cung ứng ô tô tại Thaco .................................................... 41 2.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong chuỗi cung ứng ................... 42 2.2.2.1 Hoạt động quản trị đầu vào .................................................................... 42 2.2.2.2 Hoạt động sản xuất ................................................................................ 44 2.2.2.3 Hoạt động phân phối ............................................................................. 44 2.2.2.4 Hoạt động bán lẻ thông qua Showroom trực thuộc ............................... 45 2.2.3 Giá trị gia tăng tạo ra từ chuỗi cung ứng sản phẩm .................................. 45 2.2.4 Tổng quan kết quả tài chính theo chuỗi cung ứng của Thaco................... 46 2.3 Thực trạng chi phí chuỗi cung ứng sản phẩm ô tô của Thaco ..................... 47 2.3.1 Các chi phí thành phần của chuỗi cung ứng ............................................. 47 2.3.1.1 Chi phí sản xuất ...................................................................................... 47 2.3.1.2 Chi phí hoạt động chuỗi cung ứng ......................................................... 52 2.3.1.3 Chi phí kho bãi ....................................................................................... 54 2.3.1.4 Chi phí vận chuyển................................................................................. 58
  5. 2.3.1.5 Chi phí vốn bị chiếm dụng ..................................................................... 60 2.3.2 Tổng chi phí chuỗi cung ứng sản phẩm xe ô tô tại Thaco ........................ 61 2.3.3 Phân tích các nhân tố tác động đến chi phí chuỗi cung ứng sản phẩm ô tô tại Thaco ............................................................................................................ 61 2.3.3.1 Việc chia sẻ thông tin trong chuỗi cung ứng ......................................... 61 2.3.3.2 Biến động về nhu cầu sản xuất ............................................................... 62 2.3.3.3 Thách thức của sự không chắc chắn ...................................................... 62 2.3.4 Thực hiện khảo sát .................................................................................... 63 2.3.4.1 Mục tiêu khảo sát ................................................................................... 63 2.3.4.2 Nội dung khảo sát................................................................................... 63 2.3.4.3 Câu hỏi khảo sát ..................................................................................... 63 2.3.4.4 Kết quả khảo sát .................................................................................... 64 2.3.5 Đánh giá thực trạng chi phí chuỗi cung ứng sản phẩm ............................. 65 2.3.5.1Thành tựu trong việc quản lý chi phí chuỗi cung ứng ............................ 65 2.3.4.2 Hạn chế trong việc quản lý chi phí chuỗi cung ứng và nguyên nhân .... 66 Tóm tắt chƣơng 2 ............................................................................................... 70 CHƢƠNG 3: Xây dựng quy trình Kaizen costing cho chuỗi cung ứng sản phẩm ô tô của Công ty Cổ phần ô tô Trƣờng Hải ( Thaco) ........................................ 71 3.1 Những dấu hiệu cho thấy đã tồn tại Kaizen costing trong việc quản trị chi phí chuỗi cung ứng ô tô tại Thaco ...................................................................... 71 3.2 Xây dựng quy trình Kaizen costing cho chuỗi cung ứng ô tô tại Thaco ..... 72 3.2.1 Lập kế hoạch tài chính cho chuỗi cung ứng của Thaco năm 2015 ........... 74 3.2.2 Thiết lập mục tiêu Kaizen costing cho từng thành phần chi phí trong chuỗi cung ứng ............................................................................................................ 78 3.3.3 Đánh giá kết quả thực hiện quy trình Kaizen costing .............................. 85 Tóm tắt chƣơng 3 ............................................................................................... 87 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 88 Tài liệu tham khảo Phụ lục.
  6. BẢNG CHỮ VIẾT TẮT Thaco: Công ty Cổ phần ô tô Trƣờng Hải. NM: Nhà máy BHXH: Bảo hiểm xã hội. BHYT: Bảo hiểm y tế. KPCĐ: Kinh phí công đoàn JIT: Just in time. NVL: Nguyên vật liệu. KCN: Khu công nghiệp KTNB: Kiểm toán nội bộ. VP: Văn phòng. SR: Showroom. ĐL: Đại lý. PC: Passenger car. CV: Commercial vehicle. KPH: Khu phức hợp
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Phƣơng pháp dự báo. Bảng 1.2 Chi phí lƣu kho. Bảng 1.3 Chỉ số KPI về chi phí. Bảng 2.1 Mô hình quản trị Thaco. Bảng 2.2 Các nhà cung cấp chính của Thaco Bảng 2.3 Kết quả tài chính theo chuỗi cung ứng Thaco. Bảng 2.4 Chi phí sản xuất chuỗi cung ứng Bảng 2.5 Chỉ số KPI chi phí sản xuất chuỗi cung ứng. Bảng 2.6 Chi phí hoạt động chuỗi cung ứng. Bảng 2.7 Chỉ số KPI chi phí hoạt động chuỗi cung ứng. Bảng 2.8 Chi phí tồn kho chuỗi cung ứng. Bảng 2.9 Vòng quay hàng tồn kho. Bảng 2.10 Chi phí lƣu kho chuỗi cung ứng. Bảng 2.11 Chỉ số KPI chi phí lƣu kho chuỗi cung ứng. Bảng 2.12 Chi phí logistics trong chuỗi cung ứng. Bảng 2.13 Chỉ số KPI chi phí logistics trong chuỗi cung ứng. Bảng 2.14 Chi phí vốn bị chiếm dụng. Bảng 2.15 Chỉ số KPI chi phí vốn bị chiếm dụng. Bảng 2.16 Tổng hợp chi phí chuỗi cung ứng. Bảng 2.17 So sánh kế hoạch đặt hàng và thực tế. Bảng 2.18 Tổng hợp kết quả khảo sát tình hình quản trị chi phí tại các đơn vị trực thuộc Thaco. Bảng 3.1 Kế hoạch sản lƣợng kinh doanh Thaco năm 2015. Bảng 3.2 Kế hoạch tài chính Thaco năm 2015. Bảng 3.3 Kế hoạch sản xuất Thaco năm 2015. Bảng 3.4 Kế hoạch tài chính khối sản xuất Bảng 3.5 Kế hoạch tài chính khối phân phối & logistics. Bảng 3.6 Kế hoạch tài chính hệ thống Showroom.
  8. Bảng 3.7 Kaizen costing đƣợc phân bổ cho từng thành phần chi phí. Bảng 3.8 Kaizen costing sản xuất. Bảng 3.9 Kaizen costing sản xuất tại nhà máy Thaco Truck. Bảng 3.10 Kaizen costing sản xuất tại nhà máy Thaco Bus. Bảng 3.11 Kaizen costing sản xuất tại nhà máy Thaco Kia. Bảng 3.12 Kaizen costing sản xuất tại nhà máy Vina-Mazda.
  9. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Mô hình chuỗi cung ứng điển hình. Sơ đồ 1.2 Bốn yếu tố chính của hoạt động chuỗi cung ứng. Sơ đồ 1.3 Chi phí thành phần của chuỗi cung ứng. Sơ đồ 1.4 Mô hình tổng quan Kaizen costing. Sơ đồ 1.5 Phƣơng thức thực hiện phƣơng pháp Kaizen costing. Sơ đồ 2.1 Sơ đồ hoạt động kinh doanh Thaco. Sơ đồ 2.2 Các dòng sản phẩm của Thaco. Sơ đồ 2.3 Mô hình chuỗi cung ứng Thaco. Sơ đồ 2.4 Giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng.
  10. DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Báo cáo tài chính hợp nhất Công ty CP Ô tô Trƣờng Hải. Phụ lục 2: Bảng câu hỏi khảo sát các đơn vị tại Công ty CP ô tô Trƣờng Hải
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Trong xu hƣớng toàn cầu hóa và hội nhập của nền kinh tế thế giới, vai trò của chuỗi cung ứng rất quan trọng bởi lẽ các doanh nghiệp muốn cạnh tranh thành công không chỉ tập trung vào hoạt động của riêng mình mà còn phải tham gia vào việc quản trị nguồn đầu vào từ nhà cung ứng và tiêu thụ sản phẩm cuối cùng từ phía khách hàng nhằm đạt đƣợc hiệu quả tối ƣu nhất. Do vậy, việc quản lý hiệu quả chi phí chuỗi cung ứng sẽ góp phần làm giảm chi phí hoạt động của các doanh nghiệp. Vậy làm sao để đo lƣờng đƣợc một chuỗi cung ứng với nhiều mối quan hệ đan xen hoạt động có hiệu quả hay không? Ngoài yếu tố vận hành và phối hợp một cách nhịp nhàng, có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng kịp thời thì vấn đề chi phí của chuỗi cung ứng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến hiệu quả của toàn chuỗi cung ứng và hoạt động kinh doanh của công ty. Để kiểm soát các chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động thì việc phân tích toàn bộ chi phí của chuỗi cung ứng là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, theo khảo sát của Huber và Seney (2007) đối với 776 công ty ở Ailen về sự hiểu biết và quan tâm của họ đối với chi phí chuỗi cung ứng thì có đến 59% trong số các công ty này không biết tổng chi phí của chuỗi cung ứng tại công ty họ trong khi chi phí của chuỗi chiếm đến 55% chi phí của sản phẩm. Có lẽ đây là một hồi chuông báo động cho các doanh nghiệp đã, đang và sẽ tham gia vào thị trƣờng toàn cầu hóa. Mặc dù, ngày nay chất lƣợng là yếu tố hàng đầu trong việc lựa chọn sản phẩm của ngƣời tiêu dùng nhƣng giá cả cũng luôn là mối quan tâm của khách hàng khi quyết định mua sản phẩm. Vì vậy các doanh nghiệp luôn trăn trở về vấn đề giảm chi phí nhằm gia tăng hiệu quả với mức giá cạnh tranh. Để làm đƣợc điều này, rất nhiều công ty đa quốc gia và tập đoàn đã áp dụng phƣơng pháp Kaizen costing nhằm mang lại hiệu quả hoạt động trong chuỗi cung
  12. 2 ứng. Trong lần xuất bản năm 1993 của “The New Shorter Oxford English Dictionary”, từ “Kaizen” cũng đƣợc bổ sung và định nghĩa nhƣ sau: Kaizen là sự cải tiến liên tục quá trình làm việc, nâng cao năng suất, …v.v. nhƣ một triết lý kinh doanh”. Ngày nay, Kaizen đƣợc nhắc tới nhƣ một phƣơng pháp quản lý hữu hiệu làm nên thành công của các công ty Nhật Bản và các công ty trên toàn thế giới.Tuy vậy, những cải tiến trong Kaizen là những cải tiến nhỏ, mang tính chất tăng dần nhƣng quá trình Kaizen mang lại kết quả ấn tƣợng trong một thời gian dài. Với vị thế một công ty sản xuất và lắp ráp ô tô trong nƣớc hàng đầu tại Việt Nam, công ty CP Ô tô Trƣờng Hải luôn quan tâm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nói chung và chuỗi cung ứng nói riêng nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh cho sản phẩm đồng thời công ty vẫn đang nghiên cứu cấu trúc chi phí của chuỗi cung ứng, các nhân tố ảnh hƣởng đến chi phí của chuỗi cung ứng cũng nhƣ tầm quan trọng của chi phí chuỗi đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, công ty đã có những biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm chi phí tuy nhiên vẫn chƣa đƣợc chú trọng và tổ chức thành quy trình chuẩn. Trong quá trình công tác tại bộ phận kế toán quản trị, tôi nhận thấy những chi phí vẫn còn thất thoát và không mang lại giá trị cho chuỗi và tầm quan trọng của Kaizen costing cũng nhƣ cần thực hiện quy trình Kaizen costing thành một hệ thống quy chuẩn cho doanh nghiệp, đó là lý do đề tài “Xây dựng quy trình Kaizen costing cho chuỗi cung ứng sản phẩm ô tô tại công ty CP Ô tô Trƣờng Hải” đƣợc chọn để nghiên cứu. 2 Mục tiêu nghiên cứu Thông qua việc hệ thống hóa các lý luận và nghiên cứu liên quan đến Kaizen costing trong doanh nghiệp, tác giả đã vận dụng những cơ sở lý luận này đã tiến hành nghiên cứu thực trạng quản trị chi phí chuỗi cung ứng qua đó đã đề xuất các giải pháp và xây dựng quy trình Kaizen costing cho chuỗi cung ứng sản phẩm ô tô tại Thaco. Các câu hỏi nghiên cứu sau sẽ đƣợc định hƣớng cho việc thực hiện đề tài: - Áp dụng Kaizen costing trong chuỗi cung ứng nhƣ thế nào?
  13. 3 - Việc quản lý chi phí chuỗi cung ứng xe ô tô tại Thaco có những hạn chế nào? - Tại Thaco đã có quy trình Kaizen costing chƣa hay còn ở mức độ tự phát? - Xây dựng quy trình Kaizen costing trong chuỗi cung ứng sản phẩm ô tô tại Thaco nhƣ thế nào? - Đánh giá hiệu quả của quy trình Kaizen costing bằng cách nào? - Các biện pháp kỹ thuật thực hiện quy trình Kaizen costing. 3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. Đối tƣợng nghiên cứu: Chi phí của chuỗi cung ứng sản phẩm ô tô tại công ty CP Ô tô Trƣờng Hải. Phạm vi nghiên cứu: Dòng cung ứng sản phẩm ô tô trong công ty Cổ phần Ô tô Trƣờng Hải. Thời gian nghiên cứu: Dữ liệu nghiên cứu đƣợc lấy trong giai đoạn năm 2012 – 2014 và số liệu kế hoạch năm 2015 của công ty. 4 Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu, đề tài sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính, cụ thể là phƣơng pháp quan sát đối tƣợng nghiên cứu là chi phí chuỗi cung ứng sản phẩm theo dòng xe thƣơng mại và du lịch của Thaco trên cơ sở phân tích diễn giải các nguồn dữ liệu thứ cấp là các dữ liệu thu thập từ báo cáo của công ty để dễ dàng đánh giá thực trạng chi phí chuỗi cung ứng sản phẩm. Sử dụng phƣơng pháp thống kê, so sánh, phân tích các chi phí thành phần trong chuỗi cung ứng, phân tích giá trị sản phẩm, chi phí mục tiêu. Những phân tích, đánh giá là cơ sở khoa học cho việc xây dựng quy trình Kaizen costing cho chuỗi cung ứng sản phẩm ô tô tại Thaco.
  14. 4 5 Các nghiên cứu trƣớc đây liên quan đến đề tài. Kaizen costing đã đƣợc áp dụng tại Nhật Bản từ năm 1991 và đƣợc xây dựng thành quy trình thông qua nghiên cứu của Yasuhiro Moden & Kazuki Hamada (1991) với đề tài “Target costing & Kaizen costing in Japanese Automobile Companies”. Nghiên cứu đã lý giải đƣợc những đặc điểm của hệ thống quản trị chi phí của các công ty ô tô tại Nhật Bản và đƣa ra sự khác nhau giữa Target costing và Kaizen costing đồng thời nghiên cứu đã đề xuất quy trình và giải pháp tiết giảm chi phí trong hoạt động sản xuất. Tuy nhiên nghiên cứu của Yasuhiro Moden & Kazuki Hamada chỉ áp dụng tại các doanh nghiệp có mô hình tổ chức bộ phận theo chuỗi có hoạt động sản xuất và khó áp dụng tại các quốc gia có nền văn hóa khác Nhật Bản. Tại Việt Nam cũng đã có một số đề tài nghiên cứu và xây dựng những quy trình quản trị chi phí trong đó có Kaizen costing nhƣ đề tài “ Hoàn thiện kế toán chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam” của tác giả Đào Duy Hà. Luận văn đã minh chứng để tối đa hóa hiệu quả sử dụng nguồn lực thì chi phí cần phải đƣợc kiểm soát bởi hệ thống kiểm soát phản hồi dự báo về kết quả trong tất cả các giai đoạn trƣớc, trong và sau khi thực hiện kế hoạch. Dựa trên cơ sở lý thuyết và thực tế quản trị chi phí tác giả đã đề xuất những phƣơng pháp chi phí phù hợp với đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong đó có quy trình Kaizen costing. Tuy nhiên, Kaizen costing vẫn chƣa xây dựng đƣợc cụ thể từ hoạt động phát động, xây dựng đội nhóm Kaizen cũng nhƣ ý thức của ngƣời lao động trong việc tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp. 6 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu Nghiên cứu đƣợc thực hiện nhằm giúp ban giám đốc Thaco hiểu rõ hơn về cấu trúc chi phí của chuỗi cung ứng cũng nhƣ những nhân tố chính ảnh hƣởng đến chi phí của chuỗi ứng sản phẩm và tìm ra cơ sở khoa học cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi và quản trị tối ƣu chi phí. Bằng việc xây dựng quy trình Kaizen costing trong chuỗi cung ứng sản phẩm ô tô của Thaco sẽ là tài liệu mang tính thực tiễn trong tiến trình tiết giảm chi phí của doanh nghiệp.
  15. 5 Kết quả nghiên cứu là nguồn thông tin đáng tin cậy cho các doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp, áp dụng quy trình Kaizen costing trong việc nâng cao tính hiệu quả và cạnh tranh của chuỗi cung ứng. Đóng góp mới của luận văn: Từ những cơ sở lý thuyết và thực trạng quản trị chi phí chuỗi cung ứng ô tô tại Thaco, tác giả đã xây dựng quy trình Kaizen costing cho từng phòng ban, bộ phận và từng khoản mục phí trong chuỗi. Luận văn đã kế thừa đƣợc những lý thuyết về quản trị chuỗi cung ƣng, quy trình Kaizen costing cho hệ thống sản xuất để áp dụng cho toàn chuỗi cung ứng tại Thaco. Ngoài ra, dựa vào kết quả nghiên cứu đạt đƣợc, luận văn đã đề xuất đƣợc phƣơng hƣớng và các giải pháp quản trị chi phí cho Thaco và các doanh nghiệp có mô hình hoạt động theo chuỗi cung ứng tƣơng tự. 7 Kết cấu luận văn. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết về quản trị chi phí chuỗi cung ứng và phƣơng pháp Kaizen costing. Chƣơng 2: Thực trạng quản trị chi phí chuỗi cung ứng tại công ty CP ô tô Trƣờng Hải. Chƣơng 3: Xây dựng quy trình Kaizen costing cho chuỗi cung ứng tại công ty CP ô tô Trƣờng Hải.
  16. 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ CHI PHÍ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ PHƢƠNG PHÁP KAIZEN COSTING 1.1 Tổng quan về chuỗi cung ứng và quản trị chi phí chuỗi cung ứng 1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng Hiện nay, có nhiều định nghĩa về chuỗi cung ứng theo những hƣớng tiếp cận khác nhau ví dụ nhƣ theo cách tiếp cận dựa trên các thành phần cơ bản trong cấu trúc chuỗi cung ứng, các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng hay các dòng chảy trong chuỗi cung cứng. Dƣới đây là một vài định nghĩa về chuỗi cung ứng: Chopra và Meindl (2001) cho rằng chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn nhà vận chuyển phân phối, ngƣời bán lẻ và bản thân khách hàng. Hoặc chuỗi cung ứng đƣợc hiểu một cách đơn giản là sự kết nối các nhà cung cấp, khách hàng, nhà sản xuất và các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến quá trình kinh doanh. Theo Hội đồng tổ chức chuỗi cung ứng (2010), chuỗi cung ứng bao gồm mọi hoạt động liên quan đến việc sản xuất và phân phối một sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn chỉnh, bắt đầu từ nhà cung cấp đầu tiên đến khách hàng cuối cùng. Nhƣ vậy, theo các định nghĩa đã trích dẫn về cơ bản chuỗi cung ứng là sự liên kết giữa các bộ phận trong công ty thông qua ba hoạt động cơ bản từ cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, sản xuất và phân phối sản phẩm đến ngƣời tiêu dùng cuối cùng.
  17. 7 Sơ đồ 1.1: Mô hình chuỗi cung ứng điển hình (Nguồn: Annelie và Anders.2012) Ngoài ra, trong một chuỗi cung ứng còn có sự luân chuyển của ba dòng chảy chính đó là: dòng chảy hàng hóa, dòng chảy thông tin và dòng chảy tài chính. Một chuỗi cung ứng hoạt động tốt khi ba dòng chảy trên vận hành một cách xuyên suốt không bị gián đoạn. 1.1.2 Quản trị chuỗi cung ứng Theo mô hình nghiên cứu hoạt động cung ứng -SCOR (Supply Chain Operations Research) đƣợc Hội đồng cung ứng (Supply chain Council Inc…1150 Freeport Road. Pittsburgh. PA 1538. www.supply-chain.org) phát triển, quản trị chuỗi cung ứng đƣợc định nghĩa là các quy trình tích hợp: hoạch định, tìm nguồn cung ứng, sản xuất và phân phối sản phẩm.
  18. 8 Hoạch định  Dự báo nhu cầu  Định giá sản phẩ m  Quản lý tồn kho Phân phối Tìn nguồn cung ứng  Quản lý đơn hàng  Cung ứng  Lịch giao hàng  Tín dụng & khoản phải thu Sản xuất  Thiết kế sản phẩm  Lịch trình sản xuất  Quản lý dây chuyền, máy móc, thiết bị. Sơ đồ 1.2: Bốn yếu tố chính của hoạt động chuỗi cung ứng (Nguồn: Ths. Nguyễn Kim Anh - Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa). 1.1.2.1 Hoạch định Quy trình này bao gồm các công đoạn cần thiết liên quan đến việc lập kế hoạch và tổ chức hoạt động cho ba quy trình kia. Hoạch định bao gồm dự báo lƣợng cầu, định giá sản phẩm và quản lý lƣu kho. - Dự báo nhu cầu đóng vai trò quyết định trong việc quản trị chuỗi cung ứng thông qua các khía cạnh: chủng loại, số lƣợng, thời điểm cần hàng. Công đoạn dự báo trở thành nền tảng cho kế hoạch sản xuất nội bộ và hợp tác của doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu thị trƣờng. Phƣơng pháp dự báo Định tính Dựa trên trực giác hay những ý kiến chủ quan của cá nhân Cho rằng nhu cầu có liên quan mật thiết đến những nhân tố Hệ quả nào đó.
  19. 9 Chuỗi thời gian Dựa trên mô hình nhu cầu đã có từ trƣớc. Mô phỏng Kết hợp phƣơng pháp hệ quả và chuỗi thời gian. Bảng 1.1: Phương pháp dự báo. - Định giá sản phẩm: Doanh nghiệp thƣờng định giá cạnh tranh theo thị trƣờng nhƣng phải đạt đƣợc mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. - Quản lý hàng tồn kho: Việc quản lý hàng tồn kho tập hợp những kỹ thuật đƣợc sử dụng nhằm mục đích quản lý mức độ lƣu kho hàng hóa trong các phạm vi khác nhau của chuỗi cung ứng. Mục tiêu là giảm chi phí lƣu kho đến mức tối đa trong khi vẫn duy trì mức độ dịch vụ mà khách hàng yêu cầu. Khi nhu cầu sản phẩm ngày càng khó dự báo thì mức độ lƣu kho an toàn càng cao để bù đắp cho những biến động bất ngờ của nhu cầu. 1.1.2.2 Tìm nguồn cung ứng - Tìm kiếm nguồn hàng: là tìm kiếm những nhà cung cấp tiềm năng so sánh giá cả rồi sau đó mua sản phẩm từ nhà cung cấp có chi phí thấp nhất mà họ tìm đƣợc. Chức năng thu mua đƣợc phân thành 5 công đoạn: o Mua hàng: ngƣời mua đƣa ra quyết định mua hàng, gửi đơn đặt hàng, liên hệ ngƣời bán và tiến hành đặt hàng. o Quản lý việc tiêu thụ: Cần xác định mức tiêu thụ dự kiến của sản phẩm. o Tuyển chọn nhà cung cấp o Thƣơng lƣợng hợp đồng: nhiệm vụ của đàm phán là tạo ra sự cân bằng tối ƣu giữa đơn giá của một sản phẩm và với tất cả những dịch vụ gia tăng giá trị khác theo yêu cầu. - Tín dụng và thu nợ: Quản lý tín dụng hiệu quả là phải tìm mọi cách để thỏa mãn nhu cầu về sản phẩm của khách hàng và tối thiểu tổng số tiền thu nợ của khách hàng. Chức năng của tín dụng và thu nợ có thể phân thành ba công đoạn chính: o Thiết lập chính sách tín dụng. o Thực hiện hoạt động bán chịu và thu nợ.
  20. 10 o Quản lý rủi ro tín dụng. 1.1.2.3 Sản xuất Quy trình sản xuất bao gồm các công đoạn cần thiết nhằm phục vụ cho công tác phát triển và chế tạo sản phẩm cũng nhƣ dịch vụ mà chuỗi cung ứng cung cấp. Các công đoạn quan trọng trong quy trình sản xuất bao gồm: - Lập lịch trình sản xuất: Công đoạn lập lịch trình sản xuất là một quá trình tìm kiếm sự cân bằng giữa nhiều mục tiêu thay thế: o Tần suất hoạt động cao o Mức lƣu kho thấp o Chất lƣợng dịch vụ khách hàng cao. - Quản trị nhà máy sản xuất: hoạt động này liên quan đến việc ra ba quyết định o Vai trò của mỗi nhà máy sản xuất. o Phân bổ nguồn lực nhƣ thế nào cho các nhà máy. o Phân bổ nhà cung cấp và thị trƣờng cho từng nhà máy. 1.1.2.4 Hoạt động phân phối. Hoạt động này liên quan đến việc quản trị đơn đặt hàng, lập lịch trình giao hàng và thu hồi hàng hóa khi phát sinh lỗi hay chất lƣợng hàng không đạt yêu cầu. 1.1.3 Quản trị chi phí chuỗi cung ứng. Quản trị chi phí chuỗi cung ứng là phân tích các thông tin cần thiết cho công việc quản trị của chuỗi. Các thông tin này bao gồm các thông tin tài chính (chi phí và doanh thu) lẫn các thông tin phi tài chính (năng suất, chất lƣợng và các yếu tố khác của doanh nghiệp). Nhà quản trị chi phí không đơn giản là ngƣời ghi chép các thông tin về chi phí mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các quyết định quản trị để có thể cung cấp cho khách hàng những sản phẩm/dịch vụ có chất lƣợng tốt nhất với chi phí thấp nhất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2