intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng nông dân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

54
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng nông dân tại Agribank Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam. Xác định chiều hướng cũng như mức độ ảnh hưởng và phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hƣưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng nông dân tại Agribank Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng nông dân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ RUM YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG NÔNG DÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH MỎ CÀY NAM BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ RUM YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG NÔNG DÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH MỎ CÀY NAM BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã Ngành: 8 34 02 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: Ts.NGUYỄN THỊ HỒNG VINH TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019
  3. TÓM TẮT LUẬN VĂN Ðề tài này tác giả thực hiện với mong muốn xác định yếu tố nào có ảnh hửởng đến quyết định của nông dân khi gửi tiết kiệm tại Agribank Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam. Dữ liệu nghiên cứu thu thập từ 200 ngƣời nông dân có gửi và chƣa gửi tiền tiết kiệm tại Agribank Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam. Ðề tài trên đƣợc nghiên cứu thông qua phƣơng pháp kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha, và phân tích hồi quy Binary Logistic để xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của ngƣời nông dân với các biến độc lập thuộc về các yếu tố nội tại từ ngân hàng và yếu tố tác động từ bên ngoài đến chủ thể ngƣời gửi tiền. Trong đó yếu tố bên ngoài có ảnh hƣởng ngƣợc chiều với quyết định gửi tiền của khách hàng nông dân tại Agibank Chi nhánh Mỏ Cày Nam. Qua kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm thu hút nguồn vốn từ đối tƣợng khách hàng nông dân (đối tƣợng chủ yếu của Agribank Chi nhánh Mỏ Cày Nam), giúp cho toàn thể nhân viên Agribank hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Thực hiện tốt công tác huy động vốn cũng đồng thời giúp Agibank thực hiện tốt sứ mệnh của mình là ngân hàng thƣơng mại lớn nhất Việt Nam luôn đồng hành cùng ngƣời nông dân trên mọi nẻo đƣờng.
  4. LỜI CAM ÐOAN Tôi tên Lê Thị Rum học viên lớp cao học CH19C1, trƣờng Ðại học Ngân hàng Tp.Hồ Chí Minh niên khóa 2017-2019. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chƣa từng đƣợc trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất kỳ một trƣờng đại học nào.Các số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có nội dung đã đƣợc công bố trƣớc đây hoặc nội dung do ngƣời khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đƣợc dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Tôi xin cam đoan những thông tin trên là hoàn toàn đúng sự thật và tôi hoàn toàn sẽ chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. TP.Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 08 năm 2019 Ngƣời thực hiện Lê Thị Rum
  5. LỜI CẢM ƠN Cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô TS. Nguyễn Thị Hồng Vinh, ngƣời đã hỗ trợ cho tôi hoàn thành bài luận văn này trong thời gian vừa qua. Trong quá trình nghiên cứu tôi gặp nhiều khó khăn trong kiến thức cũng nhƣ kinh nghiệm nghiên cứu. Chính nhờ sự giúp đỡ của cô, tôi đã cố gắng hoàn thành bài viết của mình. Tôi cũng xin cảm ơn cha mẹ, chồng và các con, các em tôi, bạn bè và đồng nghiệp đã ủng hộ, giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành bài nghiên cứu này. Tôi cũng thay mặt lớp học xin chân thành gửi lời cám ơn đến chú Trần Văn Ðức, nguyên Giám đốc ngân hàng Nhà Nƣớc tỉnh Bến Tre, cô Phạm Thị Thu Thủy, Trƣởng phòng Tổng hợp ngân hàng Nhà Nƣớc tỉnh Bến Tre đã tạo mọi điều kiện để lớp cao học niên khóa 2017-2019 tại Bến Tre hoàn thành tốt đẹp. Cuối cùng tôi cũng xin ghi nhận những đóng góp quý báu của quý thầy cô, những ngƣời đã truyền đạt kiến thức cho tôi và các bạn cùng lớp trong suốt quá trình học tập này. Do thời gian có hạn, kiến thức còn hạn chế nên bài luận văn của tôi không tránh khỏi sai sót và có nhiều khuyết điểm, kính mong quý thầy cô và bạn đọc thông cảm. Tôi xin chân thành cảm ơn! Lê Thị Rum
  6. i MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... v DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... vi CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................... 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 2 1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2 1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3 1.6 Dự định đóng góp của đề tài................................................................................. 3 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................ 5 2.1. Cơ sở lý thuyết về tiền gửi tiết kiệm ................................................................... 5 2.1.1. Khái niệm về tiền gửi tiết kiệm ........................................................................ 5 2.1.2. Đặc điểm của tiền gửi tiết kiệm ............................................................................ 6 2.2. Đặc tính của nông dân Việt Nam có ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm: ............................................................................................................................. 7 2.3. Các lý thuyết nền tảng ......................................................................................... 8 2.4. Lƣợc khảo các nghiên cứu trƣớc đây về các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng ..................................................................... 11 2.4.1. Các nghiên cứu liên quan trên thế giới ........................................................... 11 2.4.2. Các nghiên cứu trong nƣớc ............................................................................ 12 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 14 3.1. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................. 14
  7. ii 3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 20 3.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính ................................................................ 20 3.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng ............................................................. 22 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN KIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG NÔNG DÂN ..... 27 4.1. Giới thiệu Agribank Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam ...................................... 27 4.1.1. Khái quát về Agribank chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam ................................. 27 4.1.2. Định hƣớng và mục tiêu ................................................................................. 31 4.2.Thực trạng tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi tiết kiệm của khách hàng nông dân tại Agribank Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam .......................................................... 33 4.2.1. Các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm tại Agribank Việt Nam Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam ................................................................................................................. 33 4.2.2. Thực trạng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng nông dân tại Agribank Việt Nam Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam ............................................................................ 37 4.3. Kết quả nghiên cứu .............................................................................................. 38 4.3.1. Mô tả mẫu nghiên cứu .................................................................................... 38 4.3.2. Kết quả nghiên cứu và phân tích .................................................................... 38 4.3.2.1. Thống kê mô tả: ……………. ……………………………………………… 38 4.3.2.2. Kiểm định thang đo và phân tích nhân tố khám phá:……………………….. 43 4.3.2.3. Phân tích hồi quy:……………………………………………………..... …49 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................. 56 5.1. Kết luận ................................................................................................................. 56 5.2. Các kiến nghị ........................................................................................................ 57 5.2.1. Các kiến nghị về nâng cao thƣơng hiệu và uy tín ngân hàng ......................... 57 5.2.2. Các kiến nghị về nâng cao chất lƣợng sản phẩm tiền gửi tiết kiệm ............... 59 5.2.3. Các kiến nghị về nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhân viên .............................. 62
  8. iii 5.2.4. Các kiến nghị liên quan đến yếu tố bên ngoài: .............................................. 63 5.2.5. Một số kiến nghị với Agribank Việt Nam:..................................................... 64 5.2.6. Các kiến nghị khác ......................................................................................... 65 5.3. Hạn chế của đề tài và gợi ý các nghiên cứu tiếp theo ....................................... 66 KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................................. 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 69 Tài liệu tiếng Việt ........................................................................................................ 69 Tài liệu tiếng Anh: ....................................................................................................... 70 PHỤ LỤC 01: PHIẾU THĂM DÕ KHÁCH HÀNG ............................................... 72 PHỤ LỤC 02: THỐNG KÊ MÔ TẢ ......................................................................... 77 PHỤ LỤC 03: KIỂM ĐỊNH THANG ĐO VÀ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ .............. 84 PHỤ LỤC 04: PHÂN TÍCH HỒI QUY .................................................................... 90 PHỤC LỤC 05: DANH SÁCH NGƢỜI PHỎNG VẤN TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH ................................................................................................................. 92 PHỤ LỤC 06: DÀN BÀI PHỎNG VẤN ĐỊNH TÍNH ............................................ 93 PHỤ LỤC 07: ĐIỀU CHỈNH CÁC YẾU TỐ TRONG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .............................................................................................................................. 95
  9. iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AGRIBANK Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam QÐ-NHNN Quyết định ngân hàng nhà nƣớc QH Quốc hội QÐ/HÐQT - TCCB Quyết định Hội đồng quản trị tổ chức cán bộ HÐKD Hoạt động kinh doanh SP Sản phẩm TH Thƣơng hiệu VC Vật chất NV Nhân viên BN Bên ngoài
  10. v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Các biến trong mô hình nghiên cứu 18 Bảng 4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2016 – 2018 29 Bảng 4.2. Tình hình nguồn vốn huy động và hoạt ðộng cho vay của 31 Agribank Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam Bảng 4.3. Thực trạng tiền gửi tiết kiệm qua các năm tại Agribank Chi 37 nhánh huyện Mỏ Cày Nam từ 2016 đến 2018 Bảng 4.4. Bảng mô tả mẫu nghiên cứu 39 Bảng 4.5. Yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm 43 Bảng 4.6. Kết quả kiểm định Cronbach Alpha cho thang đo yếu tố 44 “sản phẩm tiền gửi tiết kiệm” Bảng 4.7. Kết quả kiểm định Cronbach Alpha cho thang đo yếu tố 45 “thƣơng hiệu và uy tín” Bảng 4.8. Kết quả kiểm định Cronbach Alpha cho thang đo yếu tố 45 “cơ sở vật chất mạng lƣới” Bảng 4.9. Kết quả kiểm định Cronbach Alpha cho thang đo yếu tố 46 “chất lƣợng đội ngũ nhân viên” Bảng 4.10. Kết quả kiểm định Cronbach Alpha cho thang đo yếu tố 47 “các yếu tố bên ngoài” Bảng 4.11 Bảng kết quả phân tích nhân tố 48 Bảng 4.12 Kết quả kiểm định độ phù hợp tổng quát của mô hình 49 Bảng 4.13 Độ phù hợp của mô hình hồi quy 50 Bảng 4.14 Mức độ dự báo của mô hình hồi quy Logistic 51 Bảng 4.15 Kiểm định Wald ý nghĩa của các hệ số trong mô hình 51
  11. vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu 17 Hình 4.1. Sơ đồ tổ chức của Agribank Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam 28
  12. 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Huy động vốn nói chung và huy động tiết kiệm nói riêng là một nghiệp vụ hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của một ngân hàng thƣơng mại. Hay tiền gửi là nền tảng cho sự thịnh vƣợng và phát triển của ngân hàng. Mặc khác, huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân để đầu tƣ vào nền kinh tế là một chủ trƣơng luôn đƣợc nhà nƣớc quan tâm. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trong công tác huy động giữa các ngân hàng nhƣ hiện nay thì việc xác định đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng là một yêu cầu hết sức cấp bách để ngân hàng căn cứ vào đó thu hút đƣợc khách hàng tiền gửi. Ở một góc độ khác, tại NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam tỉnh Bến Tre (sau đây đƣợc gọi tắt là Agribank Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam), khách hàng gửi tiền tiết kiệm là nông dân có tỷ trọng lớn trên 80% trong tổng số khách hàng gửi tiền tiết kiệm. Do đó việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiết kiệm của nhóm khách hàng này có vai trò hết sức quan trọng để Agribank Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam thực hiện tốt công tác huy động tiền gửi tiết kiệm trong phân khúc khách hàng này nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Thời gian qua, có nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng (nói chung) tại các ngân hàng thƣơng mại tuy nhiên chƣa có nghiên cứu riêng về vấn đề này đối với nhóm khách hàng nông dân. Chính vì các lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng nông dân tại Agribank Việt Nam Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam”. Nghiên cứu này cũng là một tiền đề gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo về lĩnh vực này ở quy mô rộng hơn bởi lẽ Việt Nam có trên 80% dân số là nông dân và nhu cầu tích lũy thông qua kênh gửi tiết kiệm tại ngân hàng của nhóm đối tƣợng này là rất lớn.
  13. 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng nông dân tại Agribank Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam. Xác định chiều hƣớng cũng nhƣ mức độ ảnh hƣởng và phân tích mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng nông dân tại Agribank Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam. Mục tiêu cuối cùng của đề tài là đƣa ra các khuyến nghị và giải pháp nhằm thu hút khách hàng nông dân gửi tiền gửi tiết kiệm tại Agribank Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, đề tài cần trả lời đƣợc những cân hỏi sau: (1) Các yếu tố nào ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng nông dân tại Agribank Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam? (2) Mức độ ảnh hƣởng của từng yếu tố đó nhƣ thế nào? (3) Làm thế nào để thu hút khách hàng nông dân gửi tiết kiệm tại Agribank Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam dựa trên kết quả nghiên cứu? 1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng nông dân tại Agribank Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: nghiên cứu về quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng nông dân đến giao dịch gửi tiền tiết kiệm và khách hàng chƣa gửi tiền tiết kiệm tại Agribank Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam. Nghiên cứu có sử dụng các số liệu hoạt động của Agribank Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam giai đoạn 2016 – 2018, bảng khảo sát đối với khách hàng nông dân gửi tiết kiệm tại Agribank Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam (200 phiếu khảo sát với phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu
  14. 3 nhiên đơn giản). Thời gian khảo sát dữ liệu đƣợc tác giả thực hiện trong vòng 03 tháng (từ tháng 01 năm 2019 đến hết tháng 03 năm 2019). 1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính: Phƣơng pháp thảo luận, phỏng vấn thử, lấy ý kiến từ các chuyên gia, xây dựng bảng câu hỏi khảo sát phù hợp với hoạt động của chi nhánh tại địa phƣơng qua đó phục vụ cho nghiên cứu định lƣợng. Ngoài ra, phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh và đối chiếu các dữ liệu có sẵn từ nội bộ Agribank Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng: từ dữ liệu khảo sát ý kiến khách hàng hộ nông dân, tác giả tiến hành xử lý dữ liệu và đƣa vào mô hình phân tích để tìm ra và xác định mức độ tác động của những yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiết kiệm của đối tƣợng là khách hàng nông dân tại Agribank Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam. 1.6 Dự định đóng góp của đề tài Bài nghiên cứu với mục đích xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng nông dân tại Agribank Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam và đƣa ra các khuyến nghị cụ thể nhằm thu hút đối tƣợng khách hàng này. Tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu gồm các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng nông dân sao cho phù hợp nhất với nơi nghiên cứu từ cơ sở lý luận và các nghiên cứu trƣớc có liên quan đến vấn đề. Từ kết quả nghiên cứu sẽ xác định đƣợc yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng nông dân tại Agribank Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam và đƣa ra các giải pháp khuyến nghị thu hút khách hàng này, góp phần tăng trƣởng nguồn vốn huy động cho đơn vị từ đối tƣợng khách hàng này. Một vấn đề quan trọng hơn, do trƣớc nay chƣa có nhiều nghiên cứu vấn đề này đối với khách hàng nông dân (một nhóm khách hàng có tỷ trọng đáng kể và nhiều tiềm năng trong tổng
  15. 4 số khách hàng của các ngân hàng thƣơng mại) nên đây có thể là tiền đề để mở rộng nghiên cứu trên phạm vi cả nƣớc.
  16. 5 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Cơ sở lý thuyết về tiền gửi tiết kiệm 2.1.1. Khái niệm về tiền gửi tiết kiệm Theo Gup và Kolari (2005), tiền gửi tiết kiệm là một khoản tiền khách hàng đến gửi vào ngân hàng nhằm để có đƣợc một mức lãi suất cố định trong một thời gian cố định. Theo Nguyễn Thị Mùi (2006), tiền gửi tiết kiệm là hình thức huy động vốn truyền thống của ngân hàng.Với loại tiền gửi này, ngƣời gửi đƣợc ngân hàng giao cho một sổ tiết kiệm, trong thời gian gửi tiết kiệm, sổ tiết kiệm có thể dùng làm vật cầm cố hoặc đƣợc chiết khấu để vay vốn ngân hàng. Theo Nguyễn Đăng Dờn (2013), vốn huy động là tài sản bằng tiền của các tổ chức và cá nhân gửi vào ngân hàng, ngân hàng tạm thời quản lý, sử dụng và có trách nhiệm hoàn trả lại cho ngƣời gửi. Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một ngân hàng thƣơng mại nào vì hoạt động này tạo ra nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng thƣơng mại. Chỉ có các ngân hàng thƣơng mại mới đƣợc quyền huy động vốn dƣới nhiều hình thức khác nhau. Theo Trầm Thị Xuân Hƣơng và các cộng sự (2012), tiền gửi tiết kiệm là hình thức tiền gửi các tầng lớp dân cƣ có các khoản tiền nhàn rỗi, tích lũy để dành gửi vào ngân hàng với thời gian cụ thể, mục đích sinh lời. Đây là nguồn vốn quan trọng và chủ yếu cho ngân hàng. Để thu hút ngày càng nhiều tiền gửi tiết kiệm, các ngân hàng cần mở rộng mạng lƣới huy động, phát triển các sản phẩm huy động vốn đa dạng với lãi suất hấp dẫn. Nhƣ vậy tiền gửi tiết kiệm là tài sản bằng tiền của các tầng lớp dân cƣ đƣợc tích lũy gửi vào ngân hàng thƣơng mại trong thời gian cụ thể với mục đích sinh lời. Đây là nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ, nhƣng vô cùng quan trọng mà các ngân hàng thƣơng mại đều muốn thu hút cho hoạt động kinh doanh tiền tệ của mình, vì nó là nguồn vốn chủ yếu của các ngân hàng thƣơng mại.
  17. 6 2.1.2. Đặc điểm của tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi tiết kiệm là một hình thức vốn huy động của ngân hàng thƣơng mại. Do đó, đặc điểm của tiền gửi tiết kiệm cũng chính là đặc điểm chung của vốn huy động. Theo Nguyễn Đăng Dờn (2013), vốn huy động có những đặc điểm sau: Vốn huy động trong ngân hàng thƣơng mại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thƣơng mại. Các ngân hàng thƣơng mại hoạt động đƣợc chủ yếu dựa và nguồn vốn này. Vốn huy động, về mặt lý thuyết là một nguồn vốn không ổn định, vì khách hàng có thể rút tiền của họ mà không bị ràng buộc – chính vì đặc điểm này, mà các ngân hàng thƣơng mại cần phải duy trì một khoản “dự trữ thanh khoản” để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng. Vốn huy động có chi phí sử dụng vốn tƣơng đối cao và chiếm tỷ trọng chi phí đầu vào rất lớn trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại. Đây là nguồn vốn có tính cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng. Vốn huy động, chỉ đƣợc sử dụng trong các hoạt động tín dụng và bảo lãnh, các ngân hàng thƣơng mại không đƣợc sử dụng nguồn vốn này để đầu tƣ. Theo Peter (1998), khi huy động tiền gửi, ngân hàng phải duy trì dự trữ bắt buộc và sau khi trừ đi các khoản dự trữ để đảm bảo khả năng thanh toán, ngân hàng có thể cho vay phần tiền còn lại, tại Việt Nam cũng đƣợc quy định cụ thể tại Quyết định số 1158/QĐ-NHNN ngày 29 tháng 05 năm 2018, về tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài. Cũng để đảm bảo cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài hoàn trả tiền cho ngƣời gửi tiền, bảo hiểm tiền gửi là loại hình bắt buộc. Vì vậy Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đƣợc nhận tiền gửi của cá nhân phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, vấn đề này cũng đƣợc quy định tại điều 6 luật bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13 của Quốc hội nƣớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Vì vậy để sử dụng nguồn vốn này để cho vay thì ngân hàng thƣơng mại phải dự trữ bắt buộc và mua bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng theo luật định.
  18. 7 2.2. Đặc tính của nông dân Việt Nam có ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm: Theo Tô Duy Hợp 2015, nông dân có một số đặc tính nổi bậc sau: Con ngƣời hiền hoà, hiếu khách đơn giản và trọng chữ tín: ngƣời dân nông thôn có mối quan hệ họ tộc và gia đình khá chặt chẽ, có nhiều gia đình trong một dòng họ cùng sinh sống và gắn bó gần gũi, khăng khít lâu đời. Những ngƣời ngoài dòng họ cùng chung sống, góp sức phòng tránh thiên tai, giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống tạo nên tình làng nghĩa xóm lâu bền, hiền hoà và hiếu khách… Sản xuất kinh doanh nhỏ là chính: khách hàng là nông dân chiếm tỉ lệ đa số ở khu vực nông thôn. Một đặc điểm nổi bậc của ngƣời nông dân là sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia đình. Kinh tế nông thôn Việt Nam cổ truyền thực chất là một nền kinh tế sinh tồn, dựa trên cơ sở tự cấp, tự túc; lấy hộ gia đình tiểu nông làm đơn vị tổ chức sản xuất cơ bản trên những mảnh ruộng manh mún, nhỏ lẻ trong làng - xã. Sản xuất kinh doanh đƣợc thực hiện theo mùa vụ: với đặc điểm sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, việc sản xuất kinh doanh của khách hàng nông dân có tính chất mùa vụ. Đây là nét đặc thù điển hình nhất của sản xuất nông nghiệp bởi vì một mặt quá trình sản xuất nông nghiệp là quá trình tái sản xuất kinh tế xoắn xích với quá trình tái sản xuất tự nhiên, thời gian hoạt động và thời gian sản xuất xen kẽ vào nhau, song lại không hoàn toàn trùng hợp nhau, sinh ra tính thời vụ cao trong nông nghiệp. Mặc khác, do sự biến thiên về điều kiện thời tiết – khí hậu, mỗi loại cây trồng có sự thích ứng nhất định với những điều kiện khác nhau dẫn đến những mùa vụ khác nhau. Mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp cũng tác động mạnh đến các hoạt động sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp khác tại địa phƣơng. Chƣa có điều kiện tiếp cận khoa học kỹ thuật tiên tiến: thiếu hụt nhất của ngƣời nông dân là tri thức và thông tin khoa học hiện đại không đƣợc chuyển giao một cách có hệ thống. Ngƣời nông dân thiếu kiến thức, nên khó chuyển giao đƣợc khoa học công nghệ để họ thực sự làm chủ. Điều này gây bất lợi rất lớn cho việc phát triển kinh tế và đời sống của nông dân trong điều kiện hiện nay.
  19. 8 2.3. Các lý thuyết nền tảng Lý thuyết về hành vi tiêu dùng: Theo Kotler & Armstrong (2012) thì mục tiêu của ngƣời tiêu dùng khi sử dụng ngân sách của mình để mua sắm hàng hóa và dịch vụ là mong muốn thu đƣợc lợi ích và nhằm tối đa hóa đƣợc lợi ích của họ. Với hàng hóa tiêu dùng, nếu còn khả năng làm cho lợi ích tăng thêm thì ngƣời tiêu dùng còn tăng chi tiêu với mong muốn sẽ hƣớng tới giá trị lớn nhất. Hành vi của ngƣời tiêu dùng là những hành vi cụ thể của ngƣời đó khi thực hiện các quyết định nhƣ mua sắm, sử dụng, vứt bỏ sản phẩm hay dịch vụ. Các hành vi của ngƣời tiêu dùng gồm tƣ duy, cảm nhận và những hành động ra quyết định mà họ thực hiện trong quá trình mua sản phẩm. Vận dụng lý thuyết này chúng ta có thể xác định một số yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm (một hành hành động có thể đƣợc hiểu là hành vi tiêu dùng) là các yếu tố mang lại lợi ích cho ngƣời gửi. Những yếu tố này sẽ tác động đến việc ra quyết định gửi tiền của khách hàng. Thuyết hành động hợp lý TRA: (Theory of Reasoned Action) đƣợc Ajzen và Fishbein xây dựng từ năm 1967 và đƣợc hiệu chỉnh mở rộng theo thời gian. Mô hình TRA (Ajzen và Fishbein, 1975) cho thấy xu hƣớng tiêu dùng là yếu tố dự đoán tốt nhất về hành vi tiêu dùng. Để quan tâm hơn về các yếu tố góp phần đến xu hƣớng mua thì xem xét hai yếu tố là thái độ và chuẩn chủ quan của khách hàng. Trong mô hình TRA, thái độ đƣợc đo lƣờng bằng nhận thức về các thuộc tính của sản phẩm. Ngƣời tiêu dùng sẽ chú ý đến những thuộc tính mang lại các lợi ích cần thiết và có mức quan trọng khác nhau. Nếu biết trọng số của các thuộc tính đó thì có thể dự đoán gần kết quả lựa chọn của ngƣời tiêu dùng. Để hiểu rõ đƣợc xu hƣớng mua, chúng ta phải đo lƣờng thành phần chuẩn chủ quan mà nó ảnh hƣởng đến xu hƣớng mua của ngƣời tiêu dùng. Chuẩn chủ quan có thể đƣợc đo lƣờng một cách trực tiếp thông qua việc đo lƣờng cảm xúc của ngƣời tiêu dùng về phía những ngƣời có liên quan (nhƣ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,…) sẽ nghĩ gì về dự định mua của họ, những ngƣời này thích hay không thích họ mua sản phẩm đó. Đấy là sự phản ánh việc hình thành thái độ chủ quan của họ. Mức độ thái độ của những
  20. 9 ngƣời ảnh hƣởng đến xu hƣớng mua của ngƣời tiêu dùng phụ thuộc vào hai điều: (1) mức độ mãnh liệt ở thái độ phản đối hay ủng hộ của những ngƣời có ảnh hƣởng đối với việc mua sản phẩm của ngƣời tiêu dùng và (2) động cơ của ngƣời tiêu dùng làm theo mong muốn của những ngƣời có ảnh hƣởng này. Thái độ phản đối của những ngƣời ảnh hƣởng càng mạnh và ngƣời tiêu dùng càng gần gũi với những ngƣời này thì càng có nhiều khả năng ngƣời tiêu dùng điều chỉnh xu hƣớng mua sản phẩm của mình. Và ngƣợc lại, mức độ ƣa thích của ngƣời tiêu dùng đối với sản phẩm sẽ tăng lên nếu có một ngƣời nào đó đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa thích cũng ủng hộ việc mua sản phẩm này. Qua nghiên cứu lý thuyết này chúng ta thấy sẽ có sự ảnh hƣởng nhất định của những ngƣời có liên quan đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng. Mặc khác, lý thuyết này cũng cho thấy uy tín và thƣơng hiệu của một sản phẩm cũng sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến đến quyết định tiêu dùng bởi một sản phẩm sẽ đƣợc ƣa thích nếu nó đƣợc nhiều ngƣời tiêu dùng ƣa thích. Ở góc độ quyết định gửi tiền tiết kiệm cũng tƣơng tự, một ngân hàng có uy tín thƣơng hiệu sẽ thu hút đƣợc nhiều khách hàng quyết định gửi tiền tiết kiệm. Mô hình EKB: Engel và cộng sự, 1978 đƣa ra mô hình về hành vi của ngƣời tiêu dùng, đó là một quá trình quyết định gồm 5 bƣớc xảy ra trong một khoảng thời gian gồm: (1) Nhận thức vấn đề, (2) Tìm kiếm thông tin, (3) Đánh giá khả năng thay thế, (4) Lựa chọn của ngƣời tiêu dùng, (5) Kết quả. Một đặc trƣng quan trọng của mô hình EKB đó là sự mô tả hành vi của ngƣời tiêu dùng là một quá trình gồm các giai đoạn chứ không phải là một hành động mua hoặc không mua đơn lẽ. Mô hình EKB đã xem xét một số lƣợng lớn các biến ảnh hƣởng ngƣời tiêu dùng nhƣ yếu tố thu nhập, văn hóa, tầng lớp xã hội và gia đình. Những yếu tố này ảnh hƣởng đến từng giai đoạn trong quá trình mua của ngƣời tiêu dùng. Nghiên cứu lý thuyết EKB sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn quá trình quyết định của ngƣời tiêu dùng. Đây là một quá trình gồm nhiều giai đoạn và ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố kinh tế văn hóa xã hội. Từ lý thuyết này chúng ta có thể có một cách
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2