intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật môi trường: Nghiên cứu xây dựng mô hình đại học xanh áp dụng thí điểm cho một số trường đại học trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Diệp Nhất Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

35
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn xây dựng mô hình khép kín, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường xung quanh. Sử dụng rộng rãi các nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, các nguồn tài nguyên thiên nhiên xung quanh như nước mưa và các sản phẩm tạo ra từ quá trình sinh hoạt. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật môi trường: Nghiên cứu xây dựng mô hình đại học xanh áp dụng thí điểm cho một số trường đại học trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐẠI HỌC XANH - ÁP DỤNG THÍ ĐIỂM CHO MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn : Th.S Vũ Hải Yến Sinh viên thực hiện : Lương Trần Hạnh Khuyên MSSV: 1211090127 Lớp: 12DMT01 TP. Hồ Chí Minh, 2016
  2. BM05/QT04/ĐT Khoa: Môi trường & CNSH PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP (Phiếu này được dán ở trang đầu tiên của quyển báo cáo ĐATN) 1. Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài (sĩ số trong nhóm……): SVTH: LƯƠNG TRẦN HẠNH KHUYÊN MSSV: 1211090127 Lớp: 12DMT01 Ngành : KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành : KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG 2. Tên đề tài : NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐẠI HỌC XANH – ÁP DỤNG THÍ ĐIỂM CHO MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TP.HỒ CHÍ MINH. 3. Các dữ liệu ban đầu : - Các nghiên cứu về mô hình xanh. - Tổng quan một số trường Đại học trên địa bàn TP.Hồ Chí MInh. 4. Các yêu cầu chủ yếu : - Thiết kế mô hình Đại học xanh kiểu mẫu. - Kết quả khảo sát đánh giá tiềm năng xây dựng mô hình Đại học xanh thí điểm cho một số trường đại học trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. - Đưa ra kết luận và đề xuất các biện pháp để có thể thực hiện mô hình Đại học xanh. 5. Kết quả tối thiểu phải có: - Kết quả khảo sát về tiềm năng xây dựng mô hình Đại học xanh của ba trường đại học tại địa bàn TP.HCM + Đại học Công Nghệ TP.HCM + Đại học Nông Lâm + Đại học Tài Nguyên và Môi Trường TP.HCM - Báo cáo đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình Đại học xanh”. Ngày giao đề tài: 10 / 05 / 2016. Ngày nộp báo cáo: 08 / 08 / 2016. TP. HCM, ngày … tháng … năm ………. Chủ nhiệm ngành Giảng viên hướng dẫn chính (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
  3. LỜI CẢM ƠN Đồ Án Tốt Nghiệp này được hình thành là kết quả của những năm học tại trường Đại Học Công Nghệ TP HCM với sự truyền đạt, hướng dẫn tận tình của các thầy cô, sự giúp đỡ của bạn bè, sự cổ vũ, động viên của những người thân trong gia đình. Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo nhà trường đã tạo những điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất cho sinh viên chúng em tiến hành làm Đồ Án Tốt Nghiệp này. Em xin cảm ơn toàn thể các thầy cô Khoa Công Nghệ Sinh Học – Thực Phẩm – Môi Trường tại trường Đại Học Công Nghệ TP HCM. Em xin cảm ơn cô Th.S Vũ Hải Yến, người đã giảng dạy và hướng dẫn tận tình để em hoàn thành Đồ Án Tốt Nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn. Tp.HCM, ngày 08 tháng 08 năm 2016 Lương Trần Hạnh Khuyên SVTH: Lương Trần Hạnh Khuyên I
  4. LỜI CAM ĐOAN Sau khoảng thời gian được học tập tại trường Công Nghệ TPHCM, tới nay em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp “Nghiên cứu xây dựng mô hình Đại học xanh các trường đại học trong TP.Hồ Chí Minh”. Em xin cam đoan:  Kết quả của đồ án này là kết quả làm việc của bản thân dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn.  Các số liệu trong đồ án là số liệu thực tế và có dẫn chứng.  Những tài liệu thu thập đều có dẫn chứng.  Em xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Tp.HCM, ngày 08 tháng 08 năm 2016 Lương Trần Hạnh Khuyên SVTH: Lương Trần Hạnh Khuyên II
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................... 1 2. Mục đích .................................................................................................................. 2 2.1. Mục đích chung ........................................................................................................ 2 2.2. Mục đích cụ thể ........................................................................................................ 2 3. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 2 4. Nội dung đề tài ......................................................................................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 3 5.1. Phương pháp luận ................................................................................................... 3 5.2. Phương pháp thực tiễn ............................................................................................ 3 5.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ....................................................................... 3 5.2.2. Phương pháp khảo sát và trắc nghiệm .......................................................... 3 5.2.3. Phương pháp thống kê phân tích số liệu ....................................................... 3 5.2.4. Phương pháp phân tích lí luận ...................................................................... 4 6. Ý nghĩa nghiên cứu .................................................................................................. 4 6.1. Ý nghĩa khoa học ..................................................................................................... 4 6.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................................... 4 7. Cấu trúc đề tài .......................................................................................................... 4 1.1. Tổng quan các mô hình “xanh” ............................................................................... 5 1.1.1. Khu công nghiệp sinh thái ....................................................................................... 5 1.1.1.1. Khái niệm ....................................................................................................... 5 1.1.1.2. Xây dựng KCNST ........................................................................................... 5 1.1.1.3. Tiêu chuẩn: .................................................................................................... 5 1.1.2. Đô thị sinh thái ........................................................................................................ 6 1.1.2.1. Khái niệm ....................................................................................................... 6 1.1.2.2. Xây dựng đô thị sinh thái ............................................................................... 6 1.1.2.3. Những chỉ tiêu xây dựng đô thị sinh thái ....................................................... 6 1.1.3.1. Khái niệm ....................................................................................................... 8 1.1.3.2. Phân loại ........................................................................................................ 8 1.1.3.3. Xây dựng nhà ở sinh thái ............................................................................... 9 SVTH: Lương Trần Hạnh Khuyên III
  6. 1.2. Đại học xanh (ĐHX) ................................................................................................ 9 1.2.1. Khái niệm ................................................................................................................. 9 1.2.2. Những tiêu chí xây dựng Đại học xanh ................................................................. 10 1.2.2.1. Thiết kế và xây dựng .................................................................................... 10 1.2.2.2. Về giáo dục .................................................................................................. 10 1.2.3. Những lợi ích của Đại học xanh ............................................................................ 11 1.2.4. Mục tiêu của mô hình Đại học xanh ...................................................................... 11 1.2.5. Các mô hình Đại học xanh .................................................................................... 11 1.2.5.1. Trên thế giới ................................................................................................. 11 1.2.5.2. Tại Việt Nam ................................................................................................ 13 CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ MÔ HÌNH ĐẠI HỌC XANH (ĐHX) KIỂN MẪU ............. 18 2.1. Thiết kế mô hình ĐHX .......................................................................................... 18 2.2. Những công trình có trong mô hình ĐHX ............................................................. 20 2.2.1. Khu phòng học + Ký túc xá dành cho sinh viên .................................................... 20 2.2.1.1. Khu phòng học ............................................................................................. 20 2.2.1.2. Khu kí túc xá (KTX) ..................................................................................... 25 2.2.1.3. Khu thể thao giải trí ..................................................................................... 26 2.2.2. Quản lý Chất thải rắn tại trường học .................................................................... 27 2.2.2.1. Chất thải rắn sinh hoạt. ............................................................................... 27 2.2.2.2. Phân loại rác tại nguồn ở trường ................................................................ 29 2.2.2.3. Dự kiến lượng rác hằng ngày của trường ................................................... 31 2.2.2.4. CTR vô cơ .................................................................................................... 31 2.2.2.5. CTR hữu cơ .................................................................................................. 34 2.2.2.6. CTR nguy hại ............................................................................................... 37 2.2.3. Pin năng lượng mặt trời ........................................................................................ 37 2.2.3.1. Tổng quan về pin năng lượng mặt trời ........................................................ 37 2.2.3.2. Tính diện tích lắp pin NLMT để sử dụng trong mô hình ĐHX .................... 38 2.2.4. Dây chuyền xử lý nước mưa .................................................................................. 39 2.2.4.1. Tổng quan về nguồn nước ........................................................................... 39 2.2.4.2. Dây chuyền công nghệ ................................................................................. 40 2.2.4.3. Tính toán thiết kế ......................................................................................... 40 SVTH: Lương Trần Hạnh Khuyên IV
  7. 2.2.5. Khu xử lý nước thải ............................................................................................... 45 2.2.5.1. Lựa chọn công nghệ xử lý ............................................................................ 46 2.2.5.2. Tính toán dây chuyền công nghệ ................................................................. 48 2.2.6. Tổng khuôn viên trường ......................................................................................... 61 CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT ĐIỂN HÌNH TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG ...................... 63 3.1. Tổng quan ba trường Đại học khảo sát .................................................................. 63 3.1.1. Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh ................................ 63 3.1.1.1. Giới thiệu chung .......................................................................................... 63 3.1.1.2. Cơ sở vật chất .............................................................................................. 64 3.1.2. Trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh ............................................. 65 3.1.2.1. Giới thiệu chung .......................................................................................... 65 3.1.2.2. Cơ sở vật chất .............................................................................................. 66 3.1.3. Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh............................................ 66 3.1.3.1. Giới thiệu chung .......................................................................................... 66 3.1.3.2. Cở sở vật chất .............................................................................................. 67 3.2. Thành lập phiếu khảo sát, đánh giá và so sánh kết quả ......................................... 68 3.2.1. Cơ sở thiết lập phiếu điều tra ................................................................................ 68 3.2.2. Phiếu đánh giá ....................................................................................................... 68 3.2.3. Tổng kết khảo sát ................................................................................................... 70 3.2.3.1. Về kiến thức ................................................................................................. 70 3.2.3.2. Hành động: .................................................................................................. 75 3.2.3.3. Ý thức ........................................................................................................... 77 3.3. Đánh giá sơ bộ qua khảo sát .................................................................................. 80 CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP.............................................................................. 82 4.1. Nhận xét chung về tiềm năng áp dụng mô hình ĐHX tại các trường .................... 82 4.2. Đầu tư về cơ sở vật chất ......................................................................................... 83 4.2.1. Xây dựng cơ sở vật chất ........................................................................................ 83 4.2.2. Dự toán kinh phí .................................................................................................... 83 4.3. Đầu tư về giáo dục ................................................................................................. 84 4.3.1. Kiến thức ................................................................................................................ 84 SVTH: Lương Trần Hạnh Khuyên V
  8. 4.3.1.1. Xây dựng chương trình giáo dục phù hợp với môi trường. ......................... 84 4.3.1.2. Tuyển truyền về môi trường ......................................................................... 85 4.3.2. Kỹ năng .................................................................................................................. 85 4.3.3. Thái độ ................................................................................................................... 86 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 88 Kết luận ............................................................................................................................ 88 Kiến nghị .......................................................................................................................... 89 SVTH: Lương Trần Hạnh Khuyên VI
  9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT KCNST: Khu công nghiệp sinh thái KCN: Khu công nghiệp ĐH: Đại học ĐHX: Đại học xanh NLMT: Năng lượng mặt trời KTX: Kí túc xá CTR: Chất thải rắn CTR HC: Chất thải rắn hữu cơ CTR VC: Chất thải rắn vô cơ TP HCM, TP.Hồ Chí Minh: Thành Phố Hồ Chí Minh ĐMT: Điện mặt trời QĐMT: Quang điện mặt trời PMT: Pin mặt trời NLTT: Năng lượng tái tạo TCXDVN: Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam BYT: Bộ y tế TN&MT: Tài nguyên và Môi trường SVTH: Lương Trần Hạnh Khuyên VII
  10. DANH SÁCH HÌNH Hình 1.1. Ngôi trường Xanh Greenschol ở Bali Hình 1.2. Trường ĐH Trà Vinh Hình 2.1. Sơ đờ mô hình lý thuyết về Đại học xanh Hình 2.2. Sơ đồ thiết kế tầng 1 khu phòng học Hình 2.3. Sơ đồ thiết kế tầng 2 khu phòng học Hình 2.4. Sơ đồ thiết kế tầng 3 và tầng 4 khu phòng học Hình 2.5. Sơ đồ thiết kế tầng 5 khu phòng học Hình 2.6. Sơ đồ thiết kế tầng 6 khu phòng học Hình 2.7. Sơ đồ xây dựng KTX Hình 2.8. Sơ đồ phòng ở KTX Hình 2.9. Thúng rác 3 ngăn dùng để phân loại rác tại nguồn Hình 2.10. Cách ủ phân compost bằng thùng nhựa 160l. Hình 2.11. Sơ đồ công nghệ xử lý nước mưa Hình 2.12. Dữ liệu khí hậu của Thành phố Hồ Chí Minh Hình 2.13. Bồn chứa inox 3500l Đại Thành Hình 2.14. Hình ảnh hệ thống lọc nước 1,2 m3 Hình 2.15. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt Hình 2.16. Sơ đồ trao đổi năng lượng trong mô hình Đại học xanh Hình 3.1. Trường ĐH Tài Nguyên và Môi Trường TP.HCM Hình 3.2. Khu trường học Phượng Vỹ ĐH Nông Lâm Hình 3.3. Trụ sở chính 475A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh của Trường Đại Học Công Nghệ TpHCM. Hình 3.4: Kết quả khảo sát về hiện trạng môi trường tại các trường Đại Học Hình 3.5. Kết quả khảo sát nhân thức về Trường Đại Học Xanh Hình 3.6: Kết quả khảo sát về hiện trạng môi trường tại các trường Đại Học Hình 3.7: Kết quả khảo sát về nguồn năng lượng tái tạo thay thế tại Đại Học Xanh Hình 3.8. Kết quả khảo sát nhận thức về pin năng lượng mặt trời SVTH: Lương Trần Hạnh Khuyên VIII
  11. Hình 3.9. Kết quả khảo sát nhận thức về phương pháp xử lý rác Hình 3.10. Kết quả khảo sát về phương pháp xử lý rác hữu cơ Hình 3.11. Kết quả khảo sát về việc phân loại rác tại nguồn tại Trường Đại Học Hình 3.12: Kết quả khảo sát về việc chế biến phân compost và sử dụng cho cây xanh tại Trường Đại Học Hình 3.13: Kết quả khảo sát về diện tích cây xanh cần thiết tại Đại Học Xanh Hình 3.14: Kết quả kháo sát về mức độ sẵn sàng chăm sóc cây xanh của sinh viên tại Đại Học Xanh Hình 3.15. Kết quả khảo sát việc sẵn sàng hỗ trợ hệ thống thu nước mưa và pin năng lượng mặt trời của sinh viên tại Đại Học Xanh. Hình 3.16. Kết quả khảo sát về việc sẵn sàng phân loại, tái chế rác của sinh viên tại Đại Học Xanh Hình 3.17: Kết quả khảo sát về việc sẵn sàng sử dụng nước mưa của sinh viên tại Đại Học Xanh Hình 3.18: Kết quả khảo sát về môi trường học tập tại Đại Học Xanh Hình 3.19 : Kết quả khảo sát về việc bổ sung môn học về môi trường tại Đại Học Xanh Hình 3.20: Kết quả khảo sát về các mô hình Đại Học Xanh Hình 3.21: Kết quả khảo sát về việc sẵn sàng tham gia các hoạt động về môi trường của sinh viên tại Đại Học Xanh Hình 3.22: Kết quả khảo sát về việc sẵn sàng truyền thông môi trường của sinh viên tại Đại Học Xanh Hình 3.23: Kết quả khảo sát về việc sẵn sàng tham gia nghiên cứu của sinh viên tại Đại Học Xanh SVTH: Lương Trần Hạnh Khuyên IX
  12. DANH SÁCH BẢNG Bảng 2.1. Bảng thống kê các công trình có trong mô hình Bảng 2.2. Phân loại theo tính chất Bảng 2.3. Bảng thống kê chi tiết các công trình Bảng 3.1. Bảng đánh giá sơ bộ qua khảo sát tại 3 trường ĐH Bảng 4.1. Dự toán chi phí cơ sở hạ tầng SVTH: Lương Trần Hạnh Khuyên X
  13. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, với tốc độ phát triển kinh tế xã hội và quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người cũng ngày một tăng cao, đặc biệt việc khoa học kỹ thuật phát triển như ngày nay đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Việc phát triển khoa học kỹ thuật cũng kéo theo nhiều hệ quả ô nhiễm môi trường như việc khai thác tài nguyên quá mức dẫn đến việc cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Để có thể cải thiện môi trường sống ngày nay con người đã có nhiều biện pháp bảo vệ môi trường, trong đó những năm gần đây “môi trường xanh” đang được mọi người quan tâm nhiều nhất. “Môi trường xanh” là xây dựng mối quan hệ “xanh” giữa con người với cộng đồng; với thiên nhiên và môi trường sống xung quanh. Những năm gần đây, đã có nhiều mô hình nhà ở sinh thái, khu công nghiệp xanh nhằm giúp con người sống chan hòa cùng thiên nhiên cũng như tiết kiệm năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, mô hình đại học xanh cũng là một trong những biện pháp bảo vệ môi trường. Mô hình đại học xanh tận dụng hiệu quả năng lượng ánh sáng mặt trời, nước mưa và ưu tiên sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường. Mô hình sử dụng nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời với các loại đèn chiếu sáng nhằm tiết kiệm tối đa điện năng, xây dựng và hiện đại hóa các phương pháp xử lý môi trường, tái sử dụng chất thải.Mô hình Đại học xanh đáp ứng tốt yêu cầu của xã hội trước những đòi hỏi về phát triển bền vững trong một thế giới không ngừng biến đổi. Là thành phố lớn nhất Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cũng là trung tâm giáo dục bậc đại học lớn bậc nhất. Trên toàn TP có trên 80 trường đại học, có nhiều trường đại học lớn như ĐH Kiến trúc, ĐH Y Dược, ĐH Ngân hàng, ĐH Luật, ĐH Kinh tế...... là các trường đại học quan trọng của Việt Nam. Trong số học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng của thành phố, có 40% số sinh viên đến từ các tỉnh khác của quốc gia. TP.HCM với tính chất đặc thù là một thành phố trẻ, năng động và dễ thích nghi những với mực độ dân số đông và nhiều dân nhập cư nên việc ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Do đó việc áp dụng mô hình Đại Học Xanh là có ý nghĩa thiết thực trong xã hội ngày nay. Mô hình với xu hướng SVTH: Lương Trần Hạnh Khuyên 1
  14. phát triển bền vững theo thời đại mới nhưng không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh nên rất thích hợp để thực hiện ở TP.HCM. Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình Đại học xanh – áp dụng thí điểm cho một số trường đại học trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh” hướng tới xây dựng đại học xanh thân thiện với môi trường. Đại Học Xanh góp phần tạo nên cảnh quan đẹp, môi trường học tập hiệu quả. Mô hình Đại Học Xanh còn nhằm bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên và tạo hình ảnh và thương hiệu cho trường Đại học. 2. Mục đích 2.1. Mục đích chung  Xây dựng mô hình khép kín, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường xung quanh. Sử dụng rộng rãi các nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, các nguồn tài nguyên thiên nhiên xung quanh như nước mưa và các sản phẩm tạo ra từ quá trình sinh hoạt.  Hạn chế các chất thải gây ô nhiễm ra ngoài môi trường.  Xây dựng được mối quan hệ “xanh” giữa con người với cộng đồng; với thiên nhiên và môi trường sống xung quanh. 2.2. Mục đích cụ thể Nghiên cứu thiết kế mô hình “Đại học xanh” tại các trường đại học nhằm tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường. 3. Đối tượng nghiên cứu  Các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh được lựa chọn khảo sát và thiết kế trong khuôn khổ đồ án là:  Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (Hutech)  Trường Đại học Tài nguyên môi trường  Trường Đại học Nông lâm 4. Nội dung đề tài  Nội dung nghiên cứu được thực hiện gồm:  Giới thiệu định nghĩa, tiêu chí về đại học xanh.  Tổng quan mô hình xanh ở Việt Nam và trên thế giới.  Xây dựng mô hình đại học xanh lý tưởng.  Thiết kế mô hình thực tế. SVTH: Lương Trần Hạnh Khuyên 2
  15.  Tổng quan các trường đại học ở TP. Hồ Chí Minh.  Lập phiếu khảo sát về mô hình của sinh viên  Khảo sát và phân tích, tổng hợp và đánh giá kết quả  Kết luận, kiến nghị và viết báo cáo 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Dựa trên những tài liệu, kiến thức đã học về phương pháp xử lý nước thải, nước cấp, xử lý chất thải rắn, ….. kết hợp cùng với các tài liệu về việc sử dụng năng lượng mặt trời, nguồn nước tự nhiên, VAC, tư liệu về các mô hình hệ sinh thái khép kín. Từ đó, xây dựng mô hình lý tưởng đại học xanh. 5.2. Phương pháp thực tiễn 5.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Thu thập tài liệu, số liệu, các nguồn thông tin về các quy trình, các phương pháp xử lý. Tìm hiểu các công trình, thiết bị phục vụ cho mô hình. Tham khảo các đề tài nghiên cứu cũng như các công trình nhà ở sinh thái, khu công nghiệp sinh thái, đại học xanh trong nước và cả thế giới. 5.2.2. Phương pháp khảo sát và trắc nghiệm Phương pháp này dùng những câu hỏi trắc nghiệm đặt ra nhằm tìm hiểu ý kiến chủ quan của sinh viên về kiến thức, thái độc và hành động của mỗi sinh viên đối với việc bảo vệ môi trường cũng như về mô hình đại học xanh lý tưởng. Các thao tác chuẩn bị:  Làm phiếu khảo sát trắc nghiệm  Chọn đối tượng, địa bàn khảo sát. 5.2.3. Phương pháp thống kê phân tích số liệu Thông kê, tổng kết và xử lý số liệu từ phương pháp khảo sát tại các trường. Từ một bộ phận sinh viên của các trường để đưa ra những dự đoán về kết quả. Để có thể phân tích đánh giá số liệu cũng như vẽ đồ thị ta sử dụng các phần mềm:  Microsoft Word  Microsoft Excel SVTH: Lương Trần Hạnh Khuyên 3
  16. 5.2.4. Phương pháp phân tích lí luận Là phương pháp phân tích khoa học để có thể xem xét, đánh giá các sự việc. Phát hiện ra những vấn đề cần giải quyết, giải thích những sự việc để rút ra bài học để đề xuất kiến nghị các biện pháp, giải pháp để hoàn thiện hơn mô hình thực tế. 6. Ý nghĩa nghiên cứu 6.1. Ý nghĩa khoa học Đề xuất mô hình lý tưởng và mô hình thực tế của Đại học xanh nhằm tiết kiệm năng lượng và tái sử dụng các nguồn chất thải. Xây dựng mô hình cần gắn chặt với các hệ tiêu chí “xanh”, lấy phát triển bền vững, thân thiện với môi trường là nguyên lý trung tâm 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Ngày nay, khoa học kỹ thuật tiến bộ kéo theo những ảnh hưởng đến môi trường sống và cuộc sống của con người. Việc nghiên cứu mô hình Đại học xanh nhằm tạo ra môi trường sống thân thiện với môi trường, tái sử dụng các nguồn thải hợp lý. Việc xây dựng Đại Học Xanh đem lại những ý nghĩa thực tiễn như:  Tiết kiệm tài nguyên, tăng cường sử dụng những nguồn năng lượng tái tạo và bền vững  Tạo môi trường học tập lành mạnh, tích cực, gần gũi, thân thiện với thiên nhiên, phát huy mô hình giảng dạy tiên tiến, hội nhập cùng Thế giới  Tạo ý thức học tập tích cực cho người học, dẫn dắt người học tham gia vào các hoạt động thiên nhiên, xem như những kỹ năng ngoại khóa, rèn luyện thái độ - kỹ năng cũng như kiến thức cho người học. 7. Cấu trúc đề tài Đề tài gồm có 4 chương với những nội dung như sau: PHẦN MỞ ĐẦU Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH ĐẠI HỌC XANH Chương 2: THIẾT KẾ MÔ HÌNH ĐẠI HỌC XANH KIỂU MẪU Chương 3: KHẢO SÁT ĐIỂN HÌNH TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM VỀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Chương 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SVTH: Lương Trần Hạnh Khuyên 4
  17. CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH ĐẠI HỌC XANH 1.1. Tổng quan các mô hình “xanh” 1.1.1. Khu công nghiệp sinh thái 1.1.1.1. Khái niệm Khu công nghiệp sinh thái (KCNST) là một cộng đồng các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ có mối liên hệ mật thiết trên cùng một lợi ích là hướng tới một hoạt động mang tính xã hội, kinh tế và môi trường chất lượng cao, thông qua sự hợp tác trong việc quản lí các vấn đề môi trường và nguồn tài nguyên. Bằng các hoạt động hợp tác chặt chẽ với nhau, cộng đồng KCNST sẽ đạt được một hiệu quả tổng thể lớn hơn nhiều so với tổng các hiệu quả mà từng doanh nghiệp hoạt động riêng rẻ hợp lại. Trong KCNST cơ sở hạ tầng được thiết kế sao cho chúng có thể tạo thành một chuỗi hệ sinh thái tự nhiên trên toàn cầu. 1.1.1.2. Xây dựng KCNST Theo “Sổ tay phát triển KCNST cho các nước đang phát triển châu Á” của Ngân hàng Phát triển châu Á, KCNST cần tập trung vào 7 lĩnh vực cơ bản sau:  Hài hòa với thiên nhiên;  Hệ thống năng lượng;  Quản lý dòng nguyên liệu và chất thải;  Cấp thoát nước;  Quản lý KCNST hiệu quả;  Xây dựng/cải tạo;  Hòa nhập với công đồng địa phương 1.1.1.3. Tiêu chuẩn: Một KCNST thực sự cần phải là:  Một mạng lưới hay một nhóm các doanh nghiệp sử dụng các bán thành phẩm, phế phẩm hay phụ phẩm của nhau.  Một tập hợp các doanh nghiệp tái chế.  Một tập hợp các công ty có công nghệ sản xuất bảo vệ môi trường.  Một tập hợp các công ty sản xuất sản phẩm “sạch”.  Một KCN được thiết kế theo một chủ đề môi trường nhất định (ví dụ KCNST năng lượng tái sinh, KCNST tái tạo tài nguyên). SVTH: Lương Trần Hạnh Khuyên 5
  18.  Một KCN với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và công trình xây dựng bảo vệ môi trường. Một khu vực phát triển hỗn hợp và đồng bộ Hiện nay, trên thế giới có khoảng 30 KCNST, phần lớn nằm ở nước Mỹ và châu Âu. Tại châu Á, mạng lưới công nghiệp sinh thái với một số các KCNST đã được thành lập và phát triển ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước khác. Mỗi một KCNST có một chủ đề (đặc trưng) riêng về môi trường hay hệ sinh thái công nghiệp trong đó. Dựa vào đó, người ta chia KCNST thành năm loại chính: KCNST nông nghiệp; KCNST tái tạo tài nguyên; KCNST năng lượng tái sinh; KCNST nhà máy điện và KCNST lọc hóa dầu hay hóa chất. 1.1.2. Đô thị sinh thái 1.1.2.1. Khái niệm Thành phố sinh thái là thành phố đảm bảo sự cân bằng với thiên nhiên, hay cụ thể hơn là sự định cư cho phép các cư dân sinh sống trong điều kiện chất lượng cuộc sống nhưng sử dụng tối thiểu các nguồn tài nguyên thiên nhiên. 1.1.2.2. Xây dựng đô thị sinh thái Những đô thị sắp xây dựng nên quy hoạch theo kiểu đô thị sinh thái, trong đó có cả khu công nghiệp sinh thái, khu dân cư sinh thái. Có 4 nguyên tắc chính để tạo dựng những thành phố sinh thái:  Xâm phạm ít nhất đến môi trường tự nhiên  Đa dạng hóa nhiều nhất việc sử dụng đất, chức năng đô thị và các hoạt động khác của con người.  Trong điều kiện có thể, cố giữ cho hệ thống đô thị được khép kín và tự cân bằng.  Giữ cho sự phát triển dân số đô thị và tiềm năng của môi trường được cân bằng một cách tối ưu. 1.1.2.3. Những chỉ tiêu xây dựng đô thị sinh thái Xây dựng một đô thị sinh thái phải đạt những chỉ tiêu sau đây:  Có diện tích cây xanh cao, tính trên đầu người 12 – 15 m2 có mảng xanh, bãi cỏ bờ sông, giữa khu dân cư và công nghiệp. SVTH: Lương Trần Hạnh Khuyên 6
  19.  Các trục lộ giao thông cũng cần cây xanh, cây che bóng ngăn chặn tiếng ồn, bụi và tăng cường trao đổi oxy.  Bảo đảm nguồn nước cấp 150 – 200 lít/ngày/người.  Xử lý triệt để nước thải.  Hệ thống giao thông và những phương tiện giao thông đảm bảo tiêu chuẩn đường và mật độ đường trên số dân, dành khoảng 30% diện tích cho lưu thông, không gian thoáng.  Tăng cường hệ thống giao thông thủy nhưng cần lưu ý các phương tiện giao thông không gây ô nhiễm cho sông rạch.  Bố trí quy hoạch khu nhà ở, khu làm việc, khu dịch vụ, chợ, cửa hàng, nơi vui chơi giải trí hợp lý để con người giảm bớt đi lại bằng phương tiện cơ giới.  Không cho chất thải làm ô nhiễm môi trường đất, sử dụng quỹ đất thành phố thích hợp để vừa có đất xây dựng cơ sở hạ tầng vừa có đất dành cho khu dân cư, công viên, đất cho rừng phòng hộ môi trường.  Không khai thác nước ngầm quá mức gây mất nguồn tài nguyên, ô nhiễm nước ngầm và sụt lún. Bảo đảm sự cân bằng nước tự nhiên trên lưu vực sông xây dựng các đô thị.  Quy mô dân số và phát triển kinh tế - xã hội của đô thị được giữ ở mức phù hợp với khả năng “chịu tải” của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.  Môi trường không khí không vượt quá ô nhiễm cho phép.  Hạn chế sử dụng năng lượng nhiên liệu hóa thạch, sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió tự nhiên.  Diện tích mặt nước (ao, hồ, sông, rạch) cân đối với diện tích dân số đô thị để tạo cảnh quan môi trường và khí hậu mát mẻ.  Luôn quy hoạch hồ điều hòa những nơi có thể để hạn chế ngập.  Phải cân đối giữa đầu vào (tài nguyên, năng lượng, thực phẩm) và đầu ra (chất thải, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ).  Thay đổi cách sống đô thị và cách sản xuất để làm sao cho các dòng vật chất, nguyên liệu, năng lượng diễn ra trong chu trình khép kín. SVTH: Lương Trần Hạnh Khuyên 7
  20.  Cần có hệ thống giám sát, thông tin môi trường thường xuyên để điều chỉnh kịp thời.  Gắn sinh thái đô thị với văn hóa bản địa, tập quán sông nước, với du lịch sinh thái.  Xây dựng đô thị sinh thái là vấn đề rất quan trọng, cần thiết và cấp bách, nhất là trong giai đoạn tốc độ đô thị hóa, hiện đại hóa và dấu hiệu suy thoái đô thị ngày một tăng cao như hiện nay. Vì vậy, ta cần xây dựng quy hoạch các đô thị sinh thái ngay từ bây giờ cho các vùng đô thị mới, hoặc sửa chữa, thay đổi trong điều kiện có thể, các đô thị cũ thành đô thị sinh thái theo kiểu “đô thị thân thiện với sinh thái”. 1.1.3. Nhà ở sinh thái 1.1.3.1. Khái niệm Nhà ở sinh thái đó là kiến trúc nhà ở được áp dụng các thành tựu khoa học xây dựng hiện đại và sinh thái học trong việc thiết kế hợp lý các yếu tố vật chất cũng như năng lượng của không gian trong và ngoài công trình nhằm chuyển đổi tuần hoàn trong một hệ thống nhất định với hiệu quả cao, tiêu thụ ít năng lượng, cân bằng sinh thái và không gây ô nhiễm môi trường. Không thể không có nhà ở sinh thái nếu không áp dụng hàng loạt các tiến bộ về vật liệu xây dựng, thiết bị, kỹ thuật xây dựng... cũng như các công nghệ mới về thông tin điện tử, năng lượng mới và tái tạo năng lượng, nghĩa là mọi điều kiện cần thiết cho việc sinh thái hoá nhà ở. 1.1.3.2. Phân loại Nhà ở xanh: chú trọng phủ xanh môi trường cư trú trong cả năm, chú trọng sử dụng vật liệu xây dựng không gây ô nhiễm môi trường, chú trọng tài nguyên nước và tiết kiệm nước, nhất là nước sinh hoạt, triệt để sử dụng ánh sáng tự nhiên và đèn tiết kiệm năng lượng, khai thác năng lượng mặt trời được sưởi ấm, phân loại và xử lý rác thải để tận dụng ở mức tối ưu. Nhà ở lành mạnh: chú trọng hơn đến vai trò của con người trong môi trường sinh thái, đặc biệt chú trọng hai yếu tố ánh sáng tự nhiên và thông gió; các biện pháp ô nhiễm gian bếp và nhà vệ sinh. Tất nhiên, loại hình này còn đòi hỏi chống ồn tốt và cũng phải phủ xanh môi trường bên ngoài như nhà ở xanh nêu trên. SVTH: Lương Trần Hạnh Khuyên 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2