intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu giải pháp cải thiện chất lượng điện áp cho huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

27
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu các chỉ tiêu yêu cầu về chất lượng điện năng, các tiêu chuẩn đánh giá về chất lượng điện năng; Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng điện năng và lựa chọn giải pháp ứng dụng phù hợp; Nghiên cứu các thiết kế kỹ thuật cho giải pháp cải thiện chất lượng điện năng đã lựa chọn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu giải pháp cải thiện chất lượng điện áp cho huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP PHẠM VĂN CAO NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG ĐIỆN ÁP CHO HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐIỆN
  2. Thái Nguyên - Năm 2020
  3. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP PHẠM VĂN CAO NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG ĐIỆN ÁP CHO HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN MÃ SỐ: 8.52.02.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐIỆN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Như Hiển Thái Nguyên – Năm 2020
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các nghiên cứu và kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một luận văn nào trước đây. Thái Nguyên, ngày 15 tháng 8 năm 2020 Tác giả luận văn Phạm Văn Cao i
  5. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn của này, tôi đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp, động viên từ các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp và người thân trong gia đình. Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS, TS. Nguyễn Như Hiển đã tận tình hướng dấn, luôn hỗ trợ và khích lệ trong suốt thời gian làm luận văn để tôi có thể hoàn thành được luận văn của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể các thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy trong khóa học chuyên ngành Kỹ thuật điện đã cho tôi ý kiến quý báu trong suốt quá trình học tập. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy giáo, Cô giáo của khoa Điện và Phòng Đào tạo Nhà trường đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất về mọi mặt để tôi hoàn thành nội dung luận văn. Thái Nguyên, ngày 15 tháng 8 năm 2020 HỌC VIÊN Phạm Văn Cao ii
  6. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................vi DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................ vii DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... viii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Tầm quan trọng của chất lượng điện năng ............................................................... 1 2. Cơ sở pháp lý ........................................................................................................... 1 2.1. Tiêu chuẩn IEEE 519-1992 về sóng hài dòng & áp .............................................. 1 2.2. Thông tư 32 của Bộ Công Thương ....................................................................... 1 3. Lý do và tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu được lựa chọn .................................. 1 3.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 3.2. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu: .................................................................... 3 4. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................................ 3 5. Dự kiến kết quả đạt được ......................................................................................... 3 6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn: ..................................................... 3 7. Các công cụ, thiết bị nghiên cứu .............................................................................. 3 8. Bố cục của đề tài ...................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LƯỚI ĐIỆN VÀ TIÊU THỤ ĐIỆN HUYỆN THUẬN CHÂU TỈNH SƠN LA .................................................................................................... 5 1.1 Phân tích về nhu cầu cung cấp điện năng ............................................................. 5 1.2. Nguồn cấp ............................................................................................................. 8 1.3. Đồ thị phụ tải điển hình (TBA 110kV Thuận Châu E17.4). ................................. 9 1.4. Hiện trạng chất lượng điện huyện Thuận Châu .................................................. 10 1.5. Kết Luận chương 1 .............................................................................................. 31 CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CÁC CHỈ TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐIỆN ÁP CỦA NGUỒN ĐIỆN ..................................................................... 32 2.1. Các chỉ tiêu chất lượng điện áp nguồn cung cấp ................................................ 32 iii
  7. 2.1.1. Độ lệch điện áp ............................................................................................. 32 2.1.2. Độ dao động điện áp ..................................................................................... 33 2.1.3. Độ không sin của điện áp.............................................................................. 34 2.1.4. Độ đối xứng của điện áp ............................................................................... 35 2.2. Các phương pháp đánh giá chất lượng điện áp ................................................... 35 2.2.1. Đánh giá chất lượng điện áp theo độ lệch điện áp ....................................... 35 2.2.2. Đánh giá độ đối xứng của điện áp ................................................................ 41 2.2.3. Đánh giá mức độ hình sin ............................................................................. 43 2.3. Các biện pháp nâng cao chất lượng điện áp ........................................................ 44 2.3.1. Các biện pháp chung ..................................................................................... 44 2.3.2 Nâng cao chất lượng điện áp bằng điều chỉnh điện áp .................................. 45 2.3.3. Các phương pháp điều chỉnh điện áp............................................................ 47 2.3.4. Các thiết bị điều chỉnh điện áp ..................................................................... 50 2.3.5. Các biện pháp nâng cao chất lượng điện áp ................................................. 51 2.4. Kết luận chương 2: .............................................................................................. 54 CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG CHO TBA 560 kVA ............................................................................................................... 54 3.1. Ý nghĩa thực tiễn của hệ số công suất ................................................................. 55 3.1.1. Giảm giá thành tiền điện ............................................................................... 55 3.1.2. Tối ưu hoá kinh tế - kỹ thuật ........................................................................ 55 3.2. Các biện pháp để nâng cao hệ số cosφ ............................................................... 56 3.2.1. Nâng cao hệ số công suất cos𝛗 tự nhiên ...................................................... 56 3.2.2. Dùng phương pháp bù công suất phản kháng để nâng cao hệ số công suất cosφ ......................................................................................................................... 58 3.3. Thu thập, xử lý số liệu và đánh giá chất lượng điện áp ...................................... 62 3.3.1. Thu thập số liệu ............................................................................................ 62 3.3.2. Đánh gía chất lượng điện áp ......................................................................... 63 3.3.2.1 TBA Chiềng Pấc 1 - 560kVA-35/0,4kV ................................................. 63 3.3.2.2 TBA Thuận Châu 1 - 560kVA-35/0,4kV ................................................ 65 3.4. Thiết kế chi tiết hệ thống điều khiển cho hệ thống bù ........................................ 67 iv
  8. 3.4.1. Tính toán, lựa chọn các thiết bị trong tủ bù cos𝝋 ........................................ 67 3.4.2. Hướng dẫn sử dụng ...................................................................................... 71 3.4.3. Các thông số cài đặt: ..................................................................................... 74 3.5. Kết luận chương 3 ............................................................................................... 78 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 79 1. Kết luận .................................................................................................................. 79 2. Kiến nghị ................................................................................................................ 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 80 v
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam PCSL Công ty Điện lực Sơn La ĐTT Điện tổn thất TLTT Tỷ lệ tổn thất TBA Trạm Biến Áp DCL Dao Cách ly CDPT Cầu dao phụ tải PĐ Phân đoan HT Hệ Thống CT Công tơ vi
  10. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Đồ thị phụ tải điển hình Lộ 371E17.4 ............................................................. 9 Hình 1.2: Đồ thị phụ tải điển hình Lộ 373E17.4 ............................................................. 9 Hình 1.3: Đồ thị phụ tải điển hình Lộ 375E17.4 ........................................................... 10 Hình 3.1. Hiển thị và các phím chức năng bộ điều khiển tụ bù Mikro ......................... 70 Hình 3.2. Hoạt động của bộ PFR ................................................................................... 73 vii
  11. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Số liệu điện thương phẩm các năm giai đoạn 2014 – 2019. ........................... 5 Bảng 1.2: Số liệu thành phần phụ tải năm 2019. ............................................................. 6 Bảng 1.3: Các thiết bị trên lưới điện: ............................................................................ 11 Bảng 1.4: Số liệu điện áp, dòng điện, cos điểm đo đếm Bản Hào (QN - Mường La) 11 Bảng 1.5 : Số liệu tổn thất các TBA năm 2019. ............................................................ 19 Bảng 2.1: Độ lệch điện áp cho phép ở chế độ làm việc bình thường ............................ 33 Bảng 3.1: Số liệu đo đếm tại thanh cái hạ áp của trạm Chiềng Pấc 1 - 560kVA-35/0,4kV ứng với thời điểm cực đại và cực tiểu ........................................................................... 62 Bảng 3.2: Số liệu đo đếm tại thanh cái hạ áp của trạm Thuận Châu 1 - 560kVA-35/0,4kV ứng với thời điểm cực đại và cực tiểu ........................................................................... 62 Bảng 3.3: Số liệu đo đếm điện áp tại nguồn của trạm TBA Chiềng Pấc 1 - 560kVA- 35/0,4kV ứng với thời điểm cực đại và cực tiểu ........................................................... 63 Bảng 3.4: Số liệu đo đếm điện áp tại nguồn của trạm TBA Thuận Châu 1 - 560kVA- 35/0,4kV ứng với thời điểm cực đại và cực tiểu ........................................................... 65 Bảng 3.5: Tụ điện bù cosφ điện áp 400[V] do DAE YEONG chế tạo: ........................ 67 Bảng 3.6 : Chọn và kiểm tra Aptomat ........................................................................... 67 Bảng 3.7: Aptomat hạ áp, dãy L do LG chế tạo: ........................................................... 68 Bảng 3.8: Chọn máy biến dòng hạ áp............................................................................ 68 Bảng 3.9. Bảng tra hệ số C/K gần đúng ........................................................................ 75 viii
  12. MỞ ĐẦU 1. Tầm quan trọng của chất lượng điện năng Trong các hệ thống truyền tải lý tưởng, dạng sóng của điện áp và dòng điện là hình sin và biên độ điện áp không đổi theo thời gian. Tuy nhiên, do trở kháng của lưới điện, hầu hết các loại tải đều gặp phải những hiện tượng bất thường như: điện áp tăng vọt, mất điện cục bộ. Nếu chất lượng điện năng của lưới điện tốt thì loại tải nào cũng có thể chạy ổn định và hiệu quả như mong muốn. Giá thành lắp đặt thấp và lượng khí thải nhà kính không cao. Như vậy, chất lượng điện là những vấn đề liên quan đến điện áp, dòng điện, tần số làm cho các thiết bị điện vận hành không bình thường hoặc bị hư hỏng. Chính vì, chất lượng điện ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình sản xuất hiện đại; Chất lượng điện năng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận hành và tuổi đời của thiết bị; Chất lượng điện năng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất thiết bị; Yêu cầu cung cấp cho khách hàng chất lượng điện cao nhất là mục tiêu của các điện lực; Mối quan tâm của xã hội đến chất lượng điện ngày càng được nâng cao. Chất lượng điện là sự quan tâm của mọi bên, từ các điện lực, khách hàng cho đến các nhà sản xuất, chế tạo thiết bị và của xã hội. 2. Cơ sở pháp lý Các tiêu chuẩn về chất lượng điện năng đã được quy định như sau: 2.1. Tiêu chuẩn IEEE 519-1992 về sóng hài dòng & áp 2.2. Thông tư 32 của Bộ Công Thương - Điện áp. - Tần số. - Sóng hài dòng & áp. - Cân bằng pha. - Nhấp nháy điện áp. 3. Lý do và tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu được lựa chọn 3.1. Lý do chọn đề tài Tình hình cung cấp điện và chất lượng điện năng của huyện Thuận Châu 1
  13. Địa bàn huyện Thuận Châu được cấp điện bằng 05 lộ đường dây trung thế gồm: Lộ 371, 373, 375 E17.4 + Lộ 373E17.3 + Lộ 373E17.2). Do đường dây cấp điện cho huyện Thuận Châu dài nên các thông số điện áp, CosΦ khai thác tại điểm đo đếm ranh gới giữa Điện lực Thuận Châu với Điện lực khác như sau: - Tại ranh giới với Điện lực Thành phố Sơn La điện áp 35,2 ÷ 36 kV, có những thời điểm hệ số cos = 0,75 - Tại ranh giới với Điện lực Mường La điện áp 35 ÷ 37,3kV, có những thời điểm hệ số cos = 0,3 Tổn thất điện năng thấp và chất lượng điện áp ổn định tập chung tại các khu vực trung tâm thị trấn và trung tâm các xã như: (Số liệu tổn thất năm 2019) Năm 2019 Thương STT Tên TBA Điện nhận ĐTT phẩm TLTT (%) (kWh) (kWh) (kWh) 1 TBA Thuận châu 1 971840 939249 32591 3.35 2 TBA Thuận châu 2 511200 498711 12489 2.44 3 TBA Thuận Châu 4 138400 134340 4060 2.93 4 TBA Thuận châu 5 547800 527708 20092 3.67 5 TBA Thuận châu 6 926330 916477 9853 1.06 - Tổn thất điện năng cao, chất lượng điện áp không ổn định tập trung tại các xã Nậm Lầu, xã Mường Khiêng,… Điển hình như: TBA Sao Và 100kVA-35/0,4kV; TBA Phắn Cướm 50kVA-35/0,4kV (xã Mường Khiêng); TBA Bản Lầu 75kVA-35/0,4kV (xã Nậm Lầu); Tại các khu vực này TBA có bán kính cấp điện lớn từ 1,5 km đến 3,9 km, Ví dụ: Bán kính cấp điện của TBA Sao Và 100kVA-35/0,4kV = 3,9km, TBA Phắn Cướm 50kVA-35/0,4kV = 2 km. Điện áp cuối nguồn khá thấp điển hình như TBA Sao Và 100kVA-35/0,4kV điện áp cuối nguồn là 190V, TBA Phắn Cướm 50kVA-35/0,4kV điện áp cuối nguồn là 178V. 2
  14. 3.2. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu: Ở nước ta nói riêng cũng như trên toàn thế giới nói chung, ngay từ khi sản xuất ra điện năng, người ta đã quan tâm đến chất lượng điện năng. Chính vì vậy, chất lượng điện năng là vấn đề lúc nào cũng mang tính thời sự, và ngày càng được quan tâm đến. Tại sao vậy? Vì rằng vấn đề trở nên mới, thời sự là do cách đặt vấn đề hiện nay mang tính hệ thống hóa, toàn cục, chứ không phải đề cập đến từng vấn đề, từng hiện tượng một cách riêng rẽ như trước đây. Vấn đề được đặc biệt quan tâm đến, không chỉ trên phương diện nhà cung cấp (sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng), mà còn trên phương diện khách hàng (người sử dụng). Mục tiêu hướng tới là lưới điện ngày càng trở nên linh hoạt hơn và các thiết bị sử dụng điện cũng ngày càng thông minh hơn. 4. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Nghiên cứu các chỉ tiêu yêu cầu về chất lượng điện năng, các tiêu chuẩn đánh giá về chất lượng điện năng; - Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng điện năng và lựa chọn giải pháp ứng dụng phù hợp; - Nghiên cứu các thiết kế kỹ thuật cho giải pháp cải thiện chất lượng điện năng đã lựa chọn. 5. Dự kiến kết quả đạt được - Có các thiết kế kỹ thuật cho giải pháp cải thiện chất lượng điện năng đã lựa chọn; - Đánh giá được chất lượng điện năng sau khi sử dụng giải pháp cải thiện chất lượng điện năng trên. 6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn: - Lựa chọn khu vực cung cấp điện năng trọng điểm của huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La; - Đi sâu vào một số giải pháp về đảm bảo điện áp cung cấp cho các phụ tải yêu cầu. 7. Các công cụ, thiết bị nghiên cứu - Các phần mềm chuyên dụng liên quan đến ngành kỹ thuật điện, kỹ thuật điều khiển và tự động hóa; 3
  15. - Các thiết bị thực tiễn phù hợp để phục vụ cho giải pháp cải thiện chất lượng điện năng cho khu vực trọng điểm của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La phục vụ phát triển công, nông nghiệp và khai thác khoáng sản,... 8. Bố cục của đề tài Luận văn sẽ được bố cụ thành ba chương dự kiến như sau: Phần mở đầu của luận văn; Chương 1: Tổng quan về lưới điện và tiêu thụ điện của Huyện Thuận Châu, Tỉnh Sơn La: Đi sâu nghiên cứu và tập hợp số liệu về chất lượng điện năng của huyện Thuận Châu; Chương 2: Nghiên cứu các chỉ tiêu và giải pháp để nâng cao chất lượng điện áp của nguồn điện: Trên cơ sở đó lựa chọn được giải pháp phù hợp để cải thiện chất lượng điện năng cho khu vực trọng điểm của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La phục vụ phát triển công, nông nghiệp và khai thác mỏ,…..; Chương 3: Nghiên cứu ứng dụng bù công suất phản kháng cho TBA 560 kVA; Phần kết luận và kiến nghị. 4
  16. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LƯỚI ĐIỆN VÀ TIÊU THỤ ĐIỆN HUYỆN THUẬN CHÂU TỈNH SƠN LA 1.1 Phân tích về nhu cầu cung cấp điện năng - Giới thiệu khái quát về huyện Thuận Châu: + Về vị trí địa lý: Huyện Thuận Châu nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Sơn La, có diện tích tự nhiên 153.507,24 ha, nằm dọc trên quốc lộ 6 (Hà Nội - Hoà Bình - Sơn La- Điện Biên), cách Thành phố Sơn La 34 km, cách huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên 52 km. Toạ độ địa lý: 21012’ đến 210 41’ vĩ độ bắc. 1030 20’đến 1030 59’ kinh độ đông. - Phía Đông giáp huyện Mường La và thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La. - Phía Tây giáp huyện Điện Biên Đông, huyện Mường Ẳng và huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. - Phía Nam giáp huyện Mai Sơn và huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. - Phía Bắc giáp huyện Quỳnh Nhai và huyện Mường La, tỉnh Sơn La. + Về đơn vị hành chính: Huyện Thuận Châu có 28 xã và 1 thị trấn: Phổng Lái, Thôm Mòn, Bon Phặng, Mường Khiêng, Bẩn Lầm, Nong Lay, Co Tòng, Liệp Tè, Muổi Nọi, Bó Mười, Púng Tra, Tông Lạnh, Chiềng Pha, É Tòng, Chiềng Ngàm, Mường É, Co Mạ, Pá Lông, Tông Cọ, Mường Bám, Chiềng La, Nậm Lầu, Chiềng Pấc, Long Hẹ, Phổng Lăng, Chiềng Bôm, Chiềng Ly, Phổng Lập và thị trấn Thuận Châu. - Địa hình phức tạp, địa hình đồi núi hiểm trở, độ dốc lớn hệ thống giao thông liên lạc giữa các khu vực với nhau khó khăn. - Hệ thống lưới điện do Điện lực Thuận Châu quản lý chiếm gần 1/5 khối lượng lưới điện của toàn Công ty Điện lực Sơn La nằm trải dài trên địa hình cao nguyên, Thuận Châu có nhiều đồi núi hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, đường giao thông đi lại khó khăn. Trong những năm qua nhu cầu về điện năng để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, phục vụ mục đích chính trị, bảo đảm an ninh – quốc phòng của huyện Thuận Châu luôn tăng trưởng với tốc độ khá cao, số liệu tăng trưởng về trong giai đoạn 2014 – 2019 như sau: Bảng 1.1: Số liệu điện thương phẩm các năm giai đoạn 2014 – 2019. 5
  17. Năm Điện thương phẩm (kWh) Tốc độ tăng trưởng 2014 24900206 4.86 2015 29708513 19.31 2016 32852032 10.58 2017 33871398 3.1 2018 34961003 3.22 2019 38844291 11.11 Trong đó điện cho các thành phần phụ tải theo số liệu báo cáo kinh doanh năm 2019 như sau: Bảng 1.2: Số liệu thành phần phụ tải năm 2019. STT Thành phần phụ tải Sản lượng (kWh) Tỷ trọng (%) 1 Nông, lâm nghiệp, thủy sản 363533 0,94 2 Công nghiệp, xây dựng 8198006 21,10 3 Thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng 1818356 4,68 4 Quản lý, tiêu dùng 26604211 68,49 5 Hoạt động khác 1860185 4,79 - Nhu cầu về điện để phục vụ cho mục đích nông, lâm nghiệp, thủy sản có tỷ trọng nhỏ chiếm khoảng trên, dưới 01% tổng sản lượng hàng năm. - Nhu cầu về điện để phục vụ cho thành phần phụ tải công nghiệp, xây dựng chiếm khoảng trên dưới 21% tổng sản lượng hàng năm. Chủ yêu cho sử dụng cho nhu cầu khai thác mỏ đá, sản xuất vật liệu xây dựng và sản xuất lâm sản, mủ cao su.... Dung lượng MBA của các TBA chuyên dùng như sau: STT Tên TBA Địa danh Dung lượng (kVA) 1 NM gạch Tuynel Xã Chiềng Pha 560 2 CBNS Hinh Miêng Xã Phỏng Lái 180 6
  18. 3 CBNS Triển Hợi Xã Bó Mười 100 4 CBNS Tâm Lức Xã Bon Phặng 250 5 CBNS Nguyễn Thị Diệp Xã Bon Phặng 180 6 CBNS Thu Thuỷ 1 Xã Muổi Nọi 250 7 CBNS Thu Thuỷ 2 Xã Muổi Nọi 750 8 CBNS Triển Hợi 2 Xã Tông Cọ 250 9 Phiếu Diên Xã Tông Cọ 250 10 TĐ Chiềng Ngàm Thượng Xã Tông Cọ 180 11 Mỏ đá Sen To Xã Tông Cọ 560 12 CBNS Chung Ngọc Xã Tông Cọ 250 13 CBNS Nhự Lan 2 Xã Noong Lay 250 14 Hinh Miêng Xã Noong Lay 250 15 NM chế biến mủ Cao su Xã Noong Lay 1000 16 CBNS Lý Hùng Xã Noong Lay 180 17 CBNS Nhự Lan 1 Xã Noong Lay 250 18 CBNS Dung Liêm Xã Tông Lệnh 180 19 Mỏ đá Quang Hảo Xã Chiềng Ly 320 20 Mỏ đá Thảo Yến Xã Tông Lệnh 320 21 Bệnh viện Đa khoa TT.T/ Châu 250 - Nhu cầu về điện để phục vụ cho mục đích Thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng có tỷ trọng chiếm khoảng trên 4 % đến 5 % tổng sản lượng hàng năm. - Nhu cầu về điện để phục vụ cho mục đích Quản lý, tiêu dùng có tỷ trọng chiếm khoảng trên 68 đến 70 % tổng sản lượng hàng năm. - Nhu cầu về điện để phục vụ cho Hoạt động khác có tỷ trọng chiếm khoảng trên 4% đến 5% tổng sản lượng hàng năm. 7
  19. 1.2. Nguồn cấp Lưới điện huyện Thuận Châu chủ yếu được cấp bằng nguồn từ TBA 110 kV E17.3 Mường La; E17.4 Thuận Châu; E17.2 Sơn La trong đó có: - Đường dây 35kV lộ 375E17.4 Bản Bai – Chiềng Ngàm còn được cấp thêm nguồn từ Nhà máy thủy điện Chiềng Ngàm. - Đường dây 35kV lộ 371E17.4 Thuận Châu – Co Mạ còn được cấp thêm nguồn từ Nhà máy thủy điện Chiềng Ngàm Thượng. * Các lộ ĐZ của TBA 110kV Thuận Châu: Lộ đường dây 35 kV 375 E17.4 tổng chiều dài 113,45 km cấp điện cho 116 TBA phân phối với tổng dung lượng lắp đặt 18580kVA: Cấp điện cho các xã, Thị trấn: Chiềng Ly, TT Thuận Châu, Thôn Mòn, Púng Tra, Nậm Lầu, Bon Phặng, Muổi Nọi, Tông Cọ, Tông Lênh, Chiềng Pấc, Muổi Nọi, Chiềng Ngàm, Chiềng La, Nong Lay huyện Thuận Châu – Sơn La, lộ đường dây này cấp cho toàn bộ phụ tải địa bàn huyện Quỳnh Nhai – Sơn La. Đường dây mạch vòng liên kết với lộ 374 E17.2 cấp điện dự phòng cho khu vực thành phố Sơn La và mạch vòng liên kết Lộ 373E17.4 tai huyện Quỳnh Nhai Lộ đường dây 35 kV 371 E17.4 có tổng chiều dài 104,445 km cấp điện cho 90 TBA phân phối với tổng dung lượng lắp đặt 5972,5 kVA cấp điện cho các xã: Chiềng Bôm, Co Mạ, É Tòng, Pá Lông, Long Hẹ, Mường Bám. Lộ đường dây này có liên kết đường dây mạch vòng với lộ 373 E17.30 Sông Mã. Lộ đường dây 35 kV 373 E17.4 có tổng chiều dài 69,570 km cấp điện cho 117TBA phân phối với tổng dung lượng lắp đặt 23814,5 kVA cấp điện cho các xã: Chiềng Pha, Bình Thuận, Pha Lao và trung tâm huyện Quỳnh Nhai. Lộ đường dây này có Liên kết mạch vòng ĐZ 35kV với Lộ 375E17.4 8
  20. 1.3. Đồ thị phụ tải điển hình (TBA 110kV Thuận Châu E17.4). P (MW) 2.5 2 1.5 1 0.5 0 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 Hình 1.1: Đồ thị phụ tải điển hình Lộ 371E17.4 P (MW) 3.5 3 2.5 2 1.5 1 0.5 0 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 Hình 1.2: Đồ thị phụ tải điển hình Lộ 373E17.4 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2