intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác đội tàu hàng rời của Công Ty Cổ Phần Viet Cement Terminal

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:99

25
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác đội tàu hàng rời của Công Ty Cổ Phần Viet Cement Terminal" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động khai thác đội tàu hàng rời của VCT, Đưa ra các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả khai thác đội tàu của VCT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác đội tàu hàng rời của Công Ty Cổ Phần Viet Cement Terminal

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------- oOo -------- TỐNG VĂN ÁNH NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC ĐỘI TÀU HÀNG RỜI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIET CEMENT TERMINAL LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 03 - 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------- oOo -------- TỐNG VĂN ÁNH NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC ĐỘI TÀU HÀNG RỜI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIET CEMENT TERMINAL CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ HÀNG HẢI MÃ SỐ : 8840106 LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ VĂN TY THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 03 - 2019
  3. 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Ngày 15 tháng 11 năm 2018 Tác giả Tống Văn Ánh
  4. 2 LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, Viện Đào tạo sau đại học cùng toàn thể các giảng viên Trường Đại học Giao Thông Vận Tải Thành Phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm của mình cho tác giả trong thời gian học tập và nghiên cứu.Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Tổng Giám Đốc, các phòng ban của Công Ty CP Viet Cement Terminal đã cung cấp thông tin, tài liệu và hỗ trợ nhiệt tình trong thời gian tôi nghiên cứu Luận Văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của TS. Lê Văn Ty – giảng viên hướng dẫn đã hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
  5. 3 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................1 MỤC LỤC ..................................................................................................................3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU .............................................6 DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................7 DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................8 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................9 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẬN TẢI HÀNG RỜI BẰNG ĐƢỜNG BIỂN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KHAI THÁC TÀU ...............................12 1.1. Sơ lược về tình hình phát triển loại tàu hàng rời trên thế giới và Việt Nam ..12 1.2. Xu thế phát triển ngành vận tải biển trên thế giới và ở tại Việt Nam trong thời gian tới .......................................................................................................................14 1.2.1. Tình hình phát triển ngành vận tải biển thế giới ......................................14 1.2.2. Ngành vận tải biển Việt Nam trong thời gian tới .....................................17 1.3. Các yêu cầu của Công ước và Bộ luật quốc tế liên quan đến vận chuyển hàng rời bằng đường biển ..................................................................................................18 1.3.2. Giới thiệu sơ qua về Bộ luật IMSBC Code (International Maritme Solid Bulk Cargoes/ Bộ luật quốc tế về hàng rời rắn chở xô bằng đường biển) ................20 1.4. Tình hình vận tải hàng rời bằng đường biển hiện nay ....................................25 1.4.1. Đặc điểm của một số loại hàng rời ...........................................................25 1.4.1.1. Hàng lương thực. ...............................................................................25 1.4.1.2. Hàng muối: ........................................................................................26 1.4.1.3. Hàng đường .......................................................................................26 1.4.1.4. Hàng xi măng ....................................................................................27 1.4.1.5. Hàng quặng........................................................................................28 1.4.1.6. Hàng Than .........................................................................................28 1.4.1.7. Hàng gỗ .............................................................................................29 1.4.2. Thị trường vận tải hàng rời bằng đường biển ..........................................30 1.4.2.1. Nhu cầu vận tải hàng rời trên thế giới ...............................................30 1.4.2.2. Thị trường hàng rời. ..........................................................................31 1.4.3. Đặc thù của vận tải hàng rời bằng đường biển.........................................35 1.4.3.1. Phân loại các loại tàu chở hàng rời. ..................................................35 1.4.3.2. Đặc điểm loại tàu chở hàng rời. ........................................................35 1.5. Cơ sở lý luận về hiệu quả khai thác tàu. .........................................................37
  6. 4 1.5.1. Khái niệm về hiệu quả khai thác tàu ........................................................37 1.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khai thác tàu và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác tàu. ...........................................................................................38 CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KHAI THÁC ĐỘI TÀU HÀNG RỜI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIET CEMENT TERMINAL (VCT) GIAI ĐOẠN 2016 – 2018 ..................................42 2.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ Phần Viet Cement Terminal .......................42 2.1.1. Khái quát về Công ty................................................................................42 2.1.3. Ngành nghề kinh doanh ...........................................................................42 2.1.4. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban .............................................43 2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức ...................................................................................43 2.1.4.2. Nhiệm vụ của các phòng ban ............................................................43 2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ vận tải hàng rời của VCT ............................47 2.2.1. Tình trạng kỹ thuật của đội tàu VCT .......................................................47 2.2.2. Thông số kỹ thuật cơ bản của đội tàu VCT. ............................................47 47 Hình 2.2: Tàu Vissai VCT 05 ................................................................................47 2.3. Đánh giá kết quả kinh doanh vận tải của VCT ...............................................51 2.3.1. Đánh giá chung về kết quả kinh doanh của VCT từ 2016 – 2018 ...........51 2.3.2. Đánh giá về sản lượng khai thác của VCT...............................................55 2.3.3. Đánh giá về doanh thu khai thác của VCT ..............................................63 2.3.4. Đánh giá về tình hình chi phí khai thác tàu. .............................................65 2.3.5. Đánh giá các chỉ tiêu khai thác tàu của VCT ...........................................69 2.3.5.1 Đánh giá chỉ tiêu sử dụng tải trọng tàu .............................................69 2.3.5.2. Đánh giá chỉ tiêu sử dụng dung tích tàu ............................................71 2.3.5.3. Đánh giá chỉ tiêu chỉ tiêu tốc độ tàu chạy .........................................71 2.3.5.4. Đánh giá chỉ tiêu thời gian ................................................................72 2.4. Kết luận ...........................................................................................................75 2.4.1. Kết quả đạt được cần ghi nhận .................................................................75 2.4.2. Những vấn đề khó khăn còn đang gặp phải .............................................76 2.4.3. Nguyên nhân .............................................................................................77 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC ĐỘI TÀU VCT ........................................................................................................80 3.1. Định hướng đầu tư phát triển chung của Công ty ...........................................80 3.1.1. Định hướng đầu tư phát triển đội tàu biển ...............................................82
  7. 5 3.1.2. Định hướng đầu tư phát triển hệ thống cảng biển ....................................82 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác tàu ................................83 3.2.1. Các giải pháp về thị trường ......................................................................83 3.2.1.1. Xây dựng chiến lược sản phẩm .........................................................84 3.2.1.2. Xây dựng chiến lược giá cả ...............................................................84 3.2.1.3. Xây dựng chiến lược phân phối.........................................................85 3.2.1.4. Lập kế hoạch khai thác dài hạn theo từng kỳ ....................................85 3.2.2. Giải pháp tăng doanh thu, nâng cao tối đa sản lượng vận tải các tuyến đang khai thác .......................................................................................................86 3.2.3. Kiểm soát chi phí hợp lý, cắt giảm chi phí không cần thiết .....................86 3.2.4. Nâng cao năng lực thuyền viên ................................................................88 3.2.5. Kiến nghị và đề xuất ....................................................................................90 Kết Luận...................................................................................................................93
  8. 6 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU Chữ viết tắt Giải thích DWT Đơn vị đo năng lực vận tải an toàn của tàu thủy tính bằng tấn USD Đô la Mỹ UNCTAD Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc VCT Công ty Cổ Phần Viet Cement Terminal GT Đơn vị đo dung tích toàn phần của tàu IMSBC Bộ luật quốc tế về hàng rắn rời chở xô bằng đường biển (International Maritime Solid Bulk Cargoes Code). SOLAS Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển (The International Convention for the Safety of Life at Sea). BC CODE Bộ luật thực hành về an toàn chở xô hàng rời rắn (Code of Safety Practice for Solid Bulk Cargoes). LOADLINES 66 Công ước quốc tế về mạn khô tàu biển (International Convention on Loadlines, 1966). IMDG CODE Bộ luật quốc tế về vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường biển (The International Maritime Dangerous Goods Code). BLU CODE Bộ luật thực hành an toàn xếp và dỡ hàng của tàu hàng rời (The Code of Practice for the Safe Loading and Unloading of Bulk Carriers). IBC CODE Bộ luật quốc tế về đóng mới và các trang thiết bị cho các tàu vận chuyển hàng hóa chất rời nguy hiểm bằng đường biển (The International Code for the Construction and Equipment of Ships carrying Dangerous Chemicals in Bulk). ISPS CODE Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và bến cảng (International Ship and Facility Security Code).
  9. 7 DANH MỤC CÁC BẢNG Số Tên bảng Trang bảng 1.1 Số lượng tàu hàng rời những năm gần đây 13 1.2 Sản lượng hàng khô rời vận tải đường biển năm 31 2015-2016 2.1 Thông tin tàu Vissai VCT 02 của VCT giai đoạn 2016- 49 2018 2.2 Thông tin tàu Vissai VCT 05 của VCT giai đoạn 2016- 51 2018 2.3 Tình hình thực hiện kết quả kinh doanh vận tải của 53 VCT giai đoạn 2016-2018 2.4 Sản lượng hàng hóa vận chuyển trong nước 57 2.5 Tổng hợp chuyến đi của đội tàu VCT giai đoạn 2016- 60 2018 2.6 Tình hình thực hiện chỉ tiêu doanh thu cả đội tàu giai 65 đoạn 2016-2018 2.7 Tình hình thực hiện chỉ tiêu chi phí cả đội tàu giai 69 đoạn 2016-2018 2.8 Tổng hợp hệ số sử dụng trọng tải tàu 71 2.9 Tổng hợp chỉ tiêu tốc độ tàu chạy 73 2.10 Tổng hợp chỉ tiêu thời gian sử dụng tàu 73
  10. 8 DANH MỤC CÁC HÌNH Số Hình Tên hình Trang 1.1 Tỉ lệ loại tàu hàng rời phát triển qua các giai đoạn 13 trên toàn thế giới 1.2 Cơ cấu đội tàu Việt Nam 14 1.3 Tình hình thương mại hàng quá bằng đường biển 16 năm 2017 1.4 Dự đoán thương mại đường biển đến năm 2023 17 1.5 Phân bổ loại hàng thép trên thế giới 33 1.6 Phân bổ hàng quặng sắt trên thế giới 33 1.7 Phân bổ loại hàng than trên thế giới 34 1.8 Phân bổ loại hàng hạt trên thế giới 35 1.9 Thống kê sản lượng hàng vận tải đường biển trên thế 35 giới qua các thời kỳ 1.10 Bố trí trên loại tàu hàng rời cỡ lớn hiện nay 37 1.11 Cấu trúc vách hầm hàng theo quy định của Solas đối 38 loại tàu hàng rời 2.1 Cơ cấu tổ chức của VCT 44 2.2 Hình Tàu Vissai VCT 05 48 2.3 Tình hình biến động của doanh thu và chi phí giai 55 đoạn 2016-2018 2.4 Sản lượng vận tải nội địa qua các kỳ 58 2.5 Sản lượng vận tải quốc tế qua các kỳ 58 2.6 Tỷ trọng bình quân các nhóm chi phí khai thác tàu 70 giai đoạn 2016-2018
  11. 9 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vận chuyển hàng hóa là một nhu cầu không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh toàn cầu. Với sự phát triển mạnh của nền kinh tế thế giới ngày nay, lượng hàng hóa ngày càng tăng cao dẫn tới nhu cầu vân tải càng lớn và vô cùng thiết yếu. Trong các phương thức vận tải hiện đại tham gia phục vụ chuyên chở hàng hóa ngoại thương, vận chuyển đường biển nói chung hay vận tải hàng rời nói riêng giữ vai trò chủ đạo bởi những đặc tính ưu việt của mình.Vận tải biển đảm nhận vận chuyển tới 80% khối lượng hàng hóa thương mại trên thế giới, trong đó vận tải hàng rời luôn đứng đầu về sản lượng và sản lượng hàng vẫn tăng đều qua các thời kỳ. Qua các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, vận tải hàng rời đã mang lại những hiệu quả kinh tế lớn lao cho ngành vận tải và các ngành kinh tế có liên quan đến chuyên chở hàng hóa. Những năm qua, đặc biệt từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, ngành vận tải biển Việt Nam đã và đang phát triển nhanh chóng, thị trường hàng hải Việt Nam đang dần dần mở rộng theo nhịp độ chung của xu thế thương mại khu vực và toàn cầu. Nhu cầu vận chuyển hàng rời đường biển tại Việt Nam ngày càng tăng mạnh. Nhìn chung, thị trường vận tải hàng rời tại Việt Nam đã dần có vị thế mạnh trong khu vực và gần như đảm nhiệm toàn bộ lượng vận tải hàng rời tuyến nội địa. Những năm gần đây do sự suy yếu của nền kinh tế toàn cầu dẫn đến việc nhiều đội tàu của Việt Nam bị suy giảm tương đối lớn cả về số lượng lẫn chất lượng vận tải. Tuy nhiên khoảng ba năm trở lại đây nền kinh tế thế giới có những chuyển biến tích cực và đang trên đà hồi phục và phát triển mạnh trở lại. Nắm bắt cơ hội này, Công ty Cổ Phần Viet Cement Terminal (VCT) chính thức được thành lập và đi vào hoạt động mảng vận tải biển chuyên loại hàng rời. Sau thời gian bỡ ngỡ bươc vào thị trường vận tải lớn không những vận chuyển tuyến nội địa mà còn vươn tầm ra khu vực Đông Nam Á và tiến tới là các thị trường xa hơn, mới hơn, tiềm năng hơn… Vì vậy việc nghiên cứu tình trạng sản xuất kinh doanh của Công ty để tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh tế, hiệu quả khai thác đội tàu là vấn đề
  12. 10 quan trọng hiện nay. Xuất phát từ quan điểm này và quá trình tìm hiểu tình hình thực tế tại Công ty Cổ phần Viet Cement Terminal với sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn – TS. Lê Văn Ty và với sự hỗ trợ nhiệt tình của Công ty em đã chọn đề tài “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác đội tàu hàng rời của Công Ty Cổ Phần Viet Cement Terminal” làm chuyên đề nghiên cứu luận văn thạc sỹ. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động khai thác đội tàu hàng rời của VCT, Đưa ra các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả khai thác đội tàu của VCT. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Công Ty Cổ Phần Viet Cement Terminal. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là công tác khai thác đội tàu hàng rời mang lại hiệu quả cho Công Ty Cổ Phần Viet Cement Terminal. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp; - Phương pháp thống kê; - Phương pháp phân tích; so sánh… Dựa trên việc tham khảo các tài liệu liên quan đến đề tài như các tài liệu về hàng hải để từ đó tổng hợp và dự báo xu hướng phát triển của vận tải hàng rời đường biển trong những năm tới. Nghiên cứu các báo cáo của doanh nghiệp để thống kê các số liệu cần thiết từ đó so sánh và đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả khai thác tàu.Phân tích số liệu từ báo cáo để thấy các vấn đề đang tồn tại cần giải quyết, khắc phục. Từ các phân tích sẽ đưa ra các giải pháp cho mỗi khó khăn đó. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Trên cơ sở phân tích một đội tàu vận chuyển hàng rời mới thành lập tại Việt Nam trong thời kỳ hiện tại, tác giả sẽ hệ thống hóa các vấn đề cơ bản của vận tải hàng rời bằng đường biển để xem xét tính hiệu quả và sự phù hợp của nó, làm nền tảng cho việc lập kế hoạch phát triển các đội tàu tương tự trong tương lai.
  13. 11 6. Nội dung nghiên cứu Luận văn gồm ba chương: - Chương 1: Tổng Quan Về Vận Tải Hàng Rời Bằng Đường Biển Và Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Khai Thác Tàu - Chương 2: Phân Tích Thực Trạng Và Đánh Giá Hiệu Quả Khai Thác Đội Tàu Hàng Rời Của Công Ty Cổ Phần Viet Cement Terminal (VCT) Giai Đoạn 2016 – 2018 - Chương 3: Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Khai Thác Đội Tàu VCT
  14. 12 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẬN TẢI HÀNG RỜI BẰNG ĐƢỜNG BIỂN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KHAI THÁC TÀU 1.1. Sơ lƣợc về tình hình phát triển loại tàu hàng rời trên thế giới và Việt Nam Tàu chở hàng rời được phát triển vào những năm 50 của thế kỷ trước nhằm vận chuyển một số lượng lớn các hàng rắn rời không được đóng gói như: ngũ cốc, than và quặng... Khoảng 5000 tàu hàng rời được khai thác trên toàn thế giới, cung cấp một dịch vụ quan trọng đối với việc vận chuyển hàng hóa. Hàng năm (tính đến năm 2009 trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu) số lượng tàu chở hàng rời khô đã gia tăng cả về số lượng lẫn trọng tải tàu một cách chóng mặt. Tàu hàng rời được thiết kế ban đầu để vận chuyển các loại hàng rắn rời, những loại hàng này nhìn chung là đồng chất và được xếp trực tiếp vào các khoang chứa hàng mà không qua bất kỳ hình thức trung gian đóng gói nào. Tỉ lệ hàng hóa được vận chuyển rời là rất đáng kể, rất nhiều các chủ hàng đã chọn hình thức vận tải này để vận chuyển, nhằm giúp cho họ bớt đi những khoản chi phí cho việc đóng gói, bao kiện, giảm thời gian hàng tồn đọng tại các kho không có lợi cho tính chất lý, hoá của một số loại hàng hoá. Hàng rời được vận chuyển chủ yếu trên thế giới là quặng, than, hạt ngũ cốc, thép, xi măng, đường, muối, phân, các sản phẩm từ rừng… Hiện nay theo như số liệu thống kê tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2018 số lượng tàu hàng rời hiện có trên toàn thế giới như sau:
  15. 13 Hình 1.1: Tỉ lệ loại tàu hàng rời phát triển qua các giai đoạn trên toàn thế giới Nguồn: http://stats.unctad.org/fleetownership Bảng 1.1: Số lượng tàu hàng rời những năm gần đây Nguồn: http://stats.unctad.org/fleetownership Đội tàu biển Việt Nam tính đến tháng 4 2016 có 1.895 tàu (trong đó có 39 tàu công-te-nơ với năng lực chở khoảng 20.000TEU), tổng dung tích 5,13 triệu GT, tổng trọng tải 7,97 triệu DWT, độ tuổi trung bình là 17 năm Số lượng chủ tàu Việt Nam khoảng 600 chủ tàu, trong đó có khoảng 30 doanh nghiệp nhà nước (gồm Vinalines) chiếm 40% tổng trọng tải đội tàu quốc gia, còn lại khoảng trên 500 chủ tàu là doanh nghiệp tư nhân.
  16. 14 Có thể nói giai đoạn từ năm 2003 đến 2010 là thời kỳ bùng nổ về đóng tàu, mua tàu của Việt Nam đặc biệt là loại tàu Panamax nhưng thực tế vào giai đoạn này các chủ tàu chủ yếu mua tàu, đóng tàu để cho thuê định hạn. Do sự đầu tư ào ạt và không có kế hoạch khai thác cụ thể, lâu dài dẫn đến việc khi nền kinh tế thế giới bắt đầu rơi vào khủng hoảng mạnh vào năm 2010 thì hầu hết những đội tàu này kinh doanh thua lỗ dẫn đến phá sản hàng loạt, gây thất thoát và lãng phí tài sản rất lớn. Đây cũng là bài học vô cùng đắt giá cho các Công Ty muốn tham gia vào thị trường vận tải biển sau này trong đó có Công Ty Cổ Phần Viet Cement Terminal. Hình 1.2: Cơ cấu đội tàu Việt Nam Nguồn: https://www.academia.edu/6228229 1.2. Xu thế phát triển ngành vận tải biển trên thế giới và ở tại Việt Nam trong thời gian tới 1.2.1. Tình hình phát triển ngành vận tải biển thế giới Theo UNCTAD, vận tải đường biển là phương thức vận tải quan trọng nhất, chiếm tới 80% thị trường vận chuyển hàng hoá toàn cầu. Tuy nhiên, UNCTAD cũng nhận định rằng vận tải biển thế giới vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và chưa thể phục hồi lại trong một thời gian ngắn hạn.Ngành vận tải đường biển và trao đổi thương mại thông qua đường biển đều đang phục hồi sau khủng hoảng
  17. 15 nhưng tác động tích hợp giữa sự suy giảm về nhu cầu vận tải và số tàu dư thừa quá lớn đã tạo ra nhiều rủi ro cho ngành vận tải đường biển. Hiện tại thị trường vận tải biển đang phát triển tương đối tốt do sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới trong năm 2017 tăng lên 4%, mức tăng trưởng nhanh nhất trong vòng 5 năm qua. Tổng khối lượng hàng hóa trong ngành vận tải biển thế giới năm vừa qua ước tính đạt 10,7 tỷ tấn. Gần một nửa trong số này là loại hàng rời khô. Hàng thương mại qua container tăng 6,5% mức thấp nhất so với hai năm trước. Nhóm hàng rời khô tăng 4%, trong khi năm 2016 chỉ tăng mức 1,7%, trong khi đó lượng hàng dầu thô giảm 2,4% so với năm trước. Triển vọng thương mại đường biển rất tích cực, số lượng dự án thương mại đường biển tăng 4%, con số tương đương với năm 2017 ăn theo xu hướng phát triển tích cực của nền kinh tế toàn cầu, dự kiến tăng 3,8% mỗi năm. Năm 2017 đánh dấu một bước nhỏ về sự mở rộng đội tàu trên thế giới qua đó làm tăng về năng lực vận tải của đội tàu trên thế giới khi có 42 triệu tấn dung tích được bổ sung vào trọng tải toàn cầu tương đương với sự tăng trưởng 3,3%. Điều này đánh dấu sự tăng trưởng trở lại sau năm năm liên tiếp bị sụt giảm do hoạt động phá dỡ tàu sụt giảm và tăng lượng đóng mới ngoại trừ loại tàu dầu thô.
  18. 16 Hình 1.3: Tình hình thương mại hàng quá bằng đường biển năm 2017 Nguồn: UNCTAD http://stats.unctad.org
  19. 17 Hình 1.4: Dự đoán thương mại đường biển đến năm 2023 Nguồn: UNCTAD http://stats.unctad.org 1.2.2. Ngành vận tải biển Việt Nam trong thời gian tới Việc Việt Nam tham gia vào các tổ chức quốc tế như ASEAN, AFTA, APEC, ASEM hay việc trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO (1 2007) đã mang lại cho nước ta những vận hội để hòa nhập và phát triển song cũng có nhiều thách thức và khó khăn mới. Tuy nhiên đây cũng chính là những động lực thúc đẩy cho Việt Nam tiến hành tự do hóa thương mại với các quốc gia trên thế giới, đồng thời mở rộng hoạt động vận tải biển hơn nữa để có đủ khả năng cạnh tranh với các nước hiện đang đi trước chúng ta cả một quãng đường dài về kinh nghiệm, công nghệ và vốn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2