intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các thông số công nghệ đến độ nhám bề mặt và chi phí điện năng riêng khi tiện Ren trên máy tiện CNC-NEF 400

Chia sẻ: Tri Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:115

27
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định mức độ và qui luật ảnh hưởng của một số yếu tố chủ yếu thuộc chế độ cắt đến các chỉ tiêu về kinh tế và kỹ thuật của quá trình gia công ren trên máy tiện CNC – NEF 400. Kết quả đạt được làm cơ sở cho việc xác lập chế độ cắt tối ưu góp phần sử dụng máy tiện CNC hiệu quả nhất trong quá trình gia công.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các thông số công nghệ đến độ nhám bề mặt và chi phí điện năng riêng khi tiện Ren trên máy tiện CNC-NEF 400

  1. i CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tất cả các tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đồng Nai, ngày tháng năm 2017 Người cam đoan Đỗ Đăng Khoa PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn này tôi luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện của các tổ chức, cá nhân; nhân dịp này tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới: - TS Lê Văn Thái - Chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật cơ khí - Trường đại học lâm nghiệp là người hướng dẫn trực tiếp, đã dành nhiều thời gian, chỉ bảo tận tình và cung cấp các tài liệu khoa học. - Tập thể cán bộ, các thầy cô giáo khoa sau đại học, khoa cơ điện và công trình trường Đại học lâm nghiệp đã góp ý và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài. Tôi xin gửi lời cám ơn tới Ban lãnh đạo nhà trường, cán bộ khoa cơ khí, các bạn đồng nghiệp trường Cao đẳng nghề Đồng Nai đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Đồng Nai, ngày tháng năm 2017 Tác giả Đỗ Đăng Khoa PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. iii BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢN NHẬN XÉT Của người hướng dẫn luận văn thạc sĩ Họ và tên người hướng dẫn:.................................................................................... Họ và tên học viên:.................................................................................................. Chuyên ngành: ........................................................................................................ Khóa học: ................................................................................................................ Nội dung nhận xét: 1. Tinh thần, thái độ làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật:............................................ ................................................................................................................................. 2. Về năng lực và trình độ chuyên môn: ................................................................. ................................................................................................................................. 3. Về quá trình thực hiện đề tài và kết quả của luận văn: ....................................... ................................................................................................................................. 4. Đồng ý cho học viên bảo vệ luận văn trước Hội đồng: Có Không Hà Nội, ngày……tháng….năm…… Người nhận xét PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii BẢN NHẬN XÉT ............................................................................................ iii MỤC LỤC ........................................................................................................ iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ........................................................ viii ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................1 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................3 1.1.Tổng quan về máy tiện CNC : .....................................................................3 Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................................24 2.1. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................24 2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................24 2.2.1 Thiết bị gia công: ....................................................................................24 2.2.2 Vật liệu, chi tiết gia công và dao cắt: ......................................................28 2.2.3 Các chỉ tiêu và tham số nghiên cứu: .......................................................28 2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................28 2.4. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................28 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ........................................................28 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm ..................................................29 Chương 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................36 3.1. Động học và động lực học quá trình cắt ...................................................36 3.1.1. Động học của quá trình cắt ....................................................................36 3.2. Chất lượng gia công ..................................................................................44 3.2.1. Chất lượng bề mặt gia công ...................................................................45 3.2.2. Độ nhám bề mặt gia công ......................................................................47 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. v 3.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá độ nhám bề mặt gia công ....................................48 3.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ nhám bề mặt khi tiện ren trên máy tiện CNC ..................................................................................................................49 3.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí điện năng riêng khi tiện ren trên máy tiện CNC ...........................................................................................................54 3.2.6. Xác định năng suất gia công khi tiện ren ...............................................57 Chương 4 NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ................................................62 4.1. Mục tiêu thực nghiệm và các tham số điều khiển ....................................62 4.1.1. Mục tiêu thực nghiệm ............................................................................62 4.1.2. Các tham số điều khiển và khoảng giới hạn của chúng .........................62 4.1.3. Lập trình gia công trên máy tiện CNC – NEF 400 ................................63 4.2. Thiết bị đo và phương pháp điều khiển các yếu tố ảnh hưởng. ...............65 4.3. Kết quả thí nghiệm đơn yếu tố ..................................................................65 4.3.1. Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của vận tốc cắt đến các hàm mục tiêu ..66 4.3.2. Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của chiều sâu cắt đến các hàm tương quan ..................................................................................................................68 4.4. Thực nghiệm đa yếu tố ..............................................................................70 4.4.1. Chọn vùng nghiên cứu và các giá trị biến thiên của thông số đầu vào ..70 4.4.2. Xây dựng ma trận thực nghiệm ..............................................................71 4.4.3. Kết quả thực nghiệm đa yếu tố ..............................................................72 4.5. Xác định giá trị tối ưu của tham số ảnh hưởng .........................................75 4.5.1. Lựa chọn phương pháp giải bài toán tối ưu ...........................................75 4.5.2. Xác định giá thông số sử dụng hợp lý của máy tiện CNC NEF- 400 ....75 4.5.3. Thực nghiệm tiện theo chế độ tối ưu .....................................................76 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................................78 1. Kết luận ........................................................................................................78 2. Kiến nghị ......................................................................................................79 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Tên Đơn vị Nr Chi phí năng lượng riêng Wh/m2 Nđ Công suất chi phí của động cơ kW T Thời gian làm việc để thực hiện được khối lượng công giây việc M M Khối lượng công việc thực hiện trong thời gian T m3 Nc Công suất của máy kW Pz Lực tiếp tuyến N Py Lực hướng kính N Px Lực chạy dao N Vz Tốc độ cắt vòng/ph Vx Tốc độ chạy dao m/p Ra Sai lệch trung bình số học của profin (độ nhám bề mặt gia m công) Rz Chiều cao nhấp nhô trung bình của profin m v Tốc độ cắt (số vòng quay trục chính) vòng/ph S Lượng ăn dao mm/phút t Chiều sâu cắt mm P Bước ren mm  Góc nghiêng chính Độ 1 Góc nghiêng phụ Độ  Góc mũi dao Độ  Góc trước Độ  Góc sau chính Độ  Góc cắt Độ  Góc sắc Độ PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Mức thí nghiệm của các thông số đầu vào. .....................................71 Bảng 4.2: Bảng ma trận thí nghiệm Boks - Benken 2 thông số dầu vào..............71 Bảng 4.3 Kết quả thí nghiệm tiện trục theo chế độ tối ưu ...............................77 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1: Cấu tạo bên ngoài của máy tiện CNC ................................................4 Hình 1.2: Hệ thống truyền động chạy dao của máy tiện CNC .........................6 Hình 1.3. Hệ thống gá đặt dụng cụ ....................................................................8 Hình 1.4. Bảng điều khiển máy tiện CNC .......................................................10 Hình 1.5. Hệ thống dao chủ yếu gia công trên máy tiện CNC ........................12 Hình 2.1. Máy tiện CNC – NEF 400................................................................25 Hình 3.1.a. Chuyển động chính và chuyển động chạy dao khi tiện.................36 Hình 3.1.b. Chuyển động tạo ren .....................................................................37 Hình 3.2. Dịch chuyển của các loại dao cắt .....................................................38 Hình 3.3.a. Dao tiện ren ...................................................................................39 Hình 3.3.b. Dao tiện mặt ngoài ........................................................................39 Hình 3.4. Các yếu tố của chế độ cắt và lượng chạy dao dọc ...........................42 Hình 3.5. Hệ thống lực cắt khi tiện ren ............................................................43 Hình 3.6. Ảnh hưởng của chiều sâu cắt và lượng chạy dao đến các tỷ lệ lực khi tiện thép 45: ..............................................................................................44 Hình 3.7. Các dạng bề mặt gia công ................................................................46 Hình 3.8. Độ nhám bề mặt gia công ................................................................47 Hình 3.9. Sơ đồ phân tích lực tác dụng lên dao cắt khi tiện ............................55 Hình 4.1.Bản vẽ chi tiết....................................................................................63 Hình 4.2.Viết chương trình ..............................................................................63 Hình 4.3. Tạo phôi ...........................................................................................64 Hình 4.4. Mô phỏng gia công ..........................................................................64 Hình 4.5. Gia công ren .....................................................................................65 Hình 4.6. Ảnh hưởng của vận tốc cắt đến chi phí điện năng riêng .................67 Hình 4.7. Ảnh hưởng của vận tốc cắt đến độ nhám bề mặt .............................68 Hình 4.8. Ảnh hưởng của chiều sâu cắt đến chi phí điện năng riêng ..............69 Hình 4.9. Ảnh hưởng của chiều sâu cắt đến độ nhám bề mặt ..........................70 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Phát triển khoa học kỹ thuật nói chung và khoa học công nghệ trong cơ khí nói riêng càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết để thực hiện được mục tiêu “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Trong bối cảnh hiện nay, khi mà tất cả các ngành kinh tế - kỹ thuật trong cả nước đang cố gắng đẩy nhanh quá trình phát triển nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt, năng suất lao động cao, giá thành hạ…, phục vụ tốt nhu cầu của cuộc sống của con người. Tối ưu hoá quá trình gia công cắt gọt là phương pháp xác định chế độ cắt tối ưu thông qua việc xây dựng mối quan hệ toán học giữa hàm mục tiêu về kinh tế hoặc kỹ thuật của quá trình gia công với các thông số của chế độ cắt tương ứng trên một hệ thống công nghệ xác định nhằm đạt được các mục tiêu về kinh tế hoặc kỹ thuật của quá trình gia công. Như vậy, thực chất của việc xác định chế độ cắt tối ưu là giải bài toán tối ưu hoá bằng phương pháp thực nghiệm để tìm cực trị và miền tối ưu hoá theo các chỉ tiêu đã đề ra. Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật thì việc thực hiện tối ưu hóa trên trên các máy điều khiển số (CNC) là một vấn đề rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất, đáp ứng chất lượng sản phẩm đòi hỏi ngày càng cao… Máy tiện CNC - NEF 400 là máy điều khiển số CHLB Đức được trang bị để phục vụ đào tạo và sản xuất tại trường Cao đẳng nghề Đồng Nai, với tính năng gia công tạo các mặt trụ ngoài, mặt côn, tiện lỗ, tiện ren, tiện mặt đầu, tiện cắt đứt, tiện các bề mặt định hình trong và ngoài....Tuy nhiên trong quá trình gia công các chi tiết, đặc biệt là gia công các loại ren vẫn chưa đạt được sự tối ưu hóa về chế độ cắt dẫn đến chất lượng còn kém, bởi vì các mối ghép ren và truyền động bằng ren ngoài các yêu cầu như đúng góc độ ren, profin PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. 2 ren, chiều cao ren…,mà các mối ghép ren phải lắp ghép êm, không quá lỏng, cũng không quá chặt…. Chính từ tính cấp thiết và hữu dụng của vấn đề, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm cơ khí, tôi tiến hành thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các thông số công nghệ đến độ nhám bề mặt và chi phí điện năng riêng khi tiện Ren trên máy tiện CNC-NEF 400”. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu cần thiết cho sử dụng hiệu quả thiết bị phục vụ đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật và thực tiễn sản xuất, tạo ra những sản phẩm có chất lượng, góp phần đưa đất nước tiến nhanh trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá.  Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học Bằng cách nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thực nghiệm, luận văn đã đưa ra được các hàm toán học mô tả mối quan hệ giữa chi phí điện năng riêng và độ nhám bề mặt với chế độ cắt làm cơ sở cho việc nghiên cứu tối ưu hoá quá trình cắt cũng như cho các nghiên cứu khác của quá trình tiện ren nhằm lựa chọn chế độ cắt hợp lý khi gia công trên máy tiện CNC . Ý nghĩa thực tiễn - Làm cơ sở cho việc nghiên cứu các khía cạnh khác của quá trình cắt . - Giúp cho việc lựa chọn chế độ công nghệ khi viết chương trình gia công NC trong quá trình chuẩn bị gia công được hợp lý hơn, hiệu quả khai thác, sử dụng máy tiện CNC tốt hơn. Góp phần nâng cao năng suất và hạ giá thành sản phẩm. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.Tổng quan về máy tiện CNC : Máy tiện CNC có đặc điểm cấu tạo tương tự như máy tiện thông thường. Đối với tiện thông thường khi gia công cắt gọt chi tiết người điều khiển phải theo dõi vị trí dao cắt, thao tác kịp thời chế tạo ra những chi tiết đạt yêu cầu kỹ thuật. Độ chính xác, năng xuất phụ thuộc vào trình độ tay nghề người điều khiển. Máy CNC hoạt động theo một chương trình đã được lập trình theo một quy tắc chặt chẽ phù hợp với quy trình công nghệ được soạn thảo và cài đặt phần mềm trong máy. Kết quả làm việc của máy CNC không phụ thuộc vào tay nghề của người điều khiển. Lúc này người điều khiển máy chủ yếu đóng vai trò theo dõi và kiểm tra các chức năng hoạt động của máy. Những nét đặc trưng cơ bản của máy tiện CNC: - Tự động hoá cao; - Tốc độ dịch chuyển, tốc độ quay lớn (> 1000vòng /phút); - Độ chính xác cao (sai lệch kích thước < 0,001 mm); - Năng xuất gia công cao gấp 3 lần máy tiện thường; - Tính linh hoạt cao thích nghi nhanh với các đối tượng gia công phù hợp với sản xuất loạt nhỏ. Hình dáng kết cấu của máy tiện NC cũng tương tự máy tiện thông thường, ngoài ra máy tiện CNC còn có một số đặc điểm riêng sau (Hình 1.1). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 4 Hình 1.1: Cấu tạo bên ngoài của máy tiện CNC 1. Ụ đứng: Là bộ phận làm việc chủ yếu của máy tạo ra vận tốc cắt gọt. Bên trong lắp trục chính, động cơ bước (điều chỉnh được các tốc độ và thay đổi được chiều quay). Trên đầu trục chính một đầu được lắp với mâm cặp dùng để gá và kẹp chặt chi tiết gia công. Phía sau trục chính lắp hệ thống thủy lực hoặc khí nén để đóng, mở, kẹp chặt chi tiết. a. Truyền động chính: Động cơ của trục chính của máy tiện CNC có thể là động cơ một chiều hoặc động cơ xoay chiều. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 5 Động cơ dòng một chiều điều chỉnh vô cấp tốc độ bằng kích từ. Động cơ dòng xoay chiều thì điều chỉnh vô cấp tốc độ bằng bộ biến đổi tần thay đổi số vòng quay đơn giản có mô men truyền tải cao. b. Truyền động chạy dao: Động cơ (một chiều, xoay chiều) truyền chuyển động bộ vít me đai ốc bi làm cho từng trục chạy dao độc lập (trục X,Z). Các loại động cơ này có đặc tính động học ưu việt cho quá trình cắt, quá trình phanh hãm do mô men quán tính nhỏ nên độ chính xác điều chỉnh cao và chính xác. Bộ vít me / đai ốc/ bi có khả năng biến đổi truyền dẫn dễ dàng ít ma sát, có thể chỉnh khe hở hợp lý khi truyền dẫn với tốc độ cao (Hình 1.2). Trong đó : Đường nối giữa bảng điều khiển và CPU. Đường nối giữa CPU với hệ thống động cơ chạy dao. 3,4. Đường phản hồi từ động cơ đến CPU. 5. Đường nối giữa CPU đến đầu ụ đứng. 6. Đường phản hồi từ ụ đứng về CPU. ( CPU- Bộ xử lý trung tâm của hệ điều khiển) PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 6 Hình 1.2: Hệ thống truyền động chạy dao của máy tiện CNC ,,,,,- Các đường truyền liên hệ giữa các động cơ bộ sử lý trung tâm (CPU) của hệ điều khiển. 2. Mâm cặp: Quá trình đóng mở và hãm mâm cặp để tháo lắp chi tiết bằng hệ thống thuỷ lực (hoặc khí nén) hoạt động nhanh, lực phát động nhỏ và an toàn. Đối với máy tiện CNC thường được gia công với tốc độ rất cao. Số vòng quay của trục chính lớn (có thể lên tới 8000 v/ph - khi gia công kim loại màu ). Do đó lực ly tâm là rất lớn nên các mâm cặp thường được kẹp chặt bằng hệ thống thuỷ lực (hoặc khí nén) tự động. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 7 3. Ụ động: Bộ phận này bao gồm nhiều chi tiết dùng để định tâm và gá lắp chi tiết, điều chỉnh, kẹp chặt nhờ hệ thống thuỷ lực (hoặc khí nén). 4. Hệ thống bàn xe dao: Bao gồm hai bộ phận chính sau: a. Giá đỡ ổ tích dao: (Bàn xe dao) Bộ phận này là bộ phận đỡ ổ chứa dao thực hiện các chuyển động tịnh tiến ra, vào song song, vuông góc với trục chính nhờ các động cơ bước (các chuyển động này đã được lập trình sẵn) b. Ổ tích dao: (Đầu Rơvonve) Máy tiện CNC thường dùng hai loại sau: - Đầu Rơ von ve có thể lắp từ 10 đến 12 dao các loại; - Các ổ chứa dao trong tổ hợp gia công với các bộ phận khác (đồ gá thay đổi dụng cụ). + Đầu Rơvonve cho phép thay nhanh dao trong một thời gian ngắn đã chỉ định, còn ổ chứa dao thì mang một số lượng lớn dao mà không gây nguy hiểm, va chạm trong vùng làm việc của máy tiện. Trong cả hai trường hợp chuôi của dao thường được kẹp trong khối mang dao tại những vị trí xác định trên bàn xe dao. Các khối mang dao phù hợp với các giá đỡ dao trên máy tiện và được tiêu chuẩn hoá . Các kết cấu của đầu Rơvonve tùy thuộc vào công dụng và yêu cầu công nghệ của từng loại máy. Bao gồm các đầu Rơvônve (kiểu chữ thập, các đầu Rơvônve kiểu chữ thập kiểu đĩa kiểu hình trống). Phổ biến đầu Rơvonve của các loại máy tiện CNC có kết cấu như hình1.3. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 8 Đầu rơ-von-ve có thể lắp được các loại dao: Tiện, phay, khoan, khoét, cắt ren… được tiêu chuẩn hoá phần chuôi có thể lắp lẫn và lắp ghép với các đồ gá ở trên đầu rơ-vôn-ve. + Ổ chứa dụng cụ dùng cho máy tiện CNC Các ổ chứa dao cụ thường được sử dụng ít hơn so với đầu rơ-vôn-ve vì việc thay đổi dụng cụ khó khăn so với các cơ cấu của đầu rơ-vôn-ve. Song ổ chứa có ưu điểm là an toàn, ít gây ra va chạm trong vùng gia công, dễ dàng ghép nối một số lớn các dụng cụ một cách tự động mà không cần sự can thiệp bằng tay. Hình 1.3. Hệ thống gá đặt dụng cụ PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 9 5. Bảng điều khiển: Bảng điều khiển là nơi thực hiện giao diện giữa người với máy. Kết cấu của bảng có thể khác nhau tùy thuộc vào nơi sản xuất. Thông thường bảng điều khiển của máy tiện CNC có cấu tạo như sau: Gồm có màn hình CRT giống như màn hình máy tính và một bàn phím gồm các nút chức năng dùng để nhập các dữ liệu, bản vẽ… Các dữ liệu này được chuyển vào máy và dùng nó để mở các thực đơn điều khiển các chức năng vận hành máy. Trong máy NC các bảng điều khiển được thiết kế riêng rẽ và được lắp trên máy. Người điều khiển máy ở một vị trí làm việc nhất định như hình (1.7). a. Vùng điều khiển màn hình - Màn hình CRT (CRT DISPLAY) màn hình máy tính, để biểu diễn tín hiệu điều khiển số. - Nút điều khiển RESET, nút khởi động START, nút chọn chức năng phần được hiển thị ở phần cuối của màn hình CRT-SOFT KEY. Nút địa chỉ nút ADDRESS dùng để khai báo các thực đơn. Nút số dùng để nhập dấu và các giá trị số NUMERIC. Nút dùng để thay đổi chức năng các địa chỉ SHIFT. Nút dùng để nhập chữ, biểu tượng và giá trị số vào bộ điêù khiển CNC–INPUT. Nút huỷ bỏ những địa chỉ và giá trị số CANCEL, ngoàii ra còn các nút: di chuyển con trỏ, nút thay đổi trang màn hình, nút thay đổi NC/PC, nút tính toán CALCULATION, nút dùng để nhập khoảng trống AUX (AUXILIARY). b. Vùng điều khiển các chức năng vận hành, gia công - Chế độ soạn thảo: EDITION MODE; - Chế độ điều khiển nhớ: MEMORY OPERATION MODE; - Chế độ điều khiển MDI-MDI OPERATION MODE; PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 10 - Các hệ thống công tắc (làm vô hiệu hoá các chức năng và cung cấp nhanh, chọn lọc); - Các công tắc: Chạy và thực hiện từng câu lệnh, khoá các chế độ làm việc của máy, chạy khô Hình 1.4. Bảng điều khiển máy tiện CNC 6. Một số thiết bị ngoài: Các thiết bị bên ngoài có khả năng giúp người thợ hoàn thành các công việc một cách độc lập, mở rộng các chức năng hoạt động của máy. Gồm có các thiết bị: PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 11 a. Thiết bị đo dao: Là một thiết bị dùng để đo vị trí khoảng cách của các dao cụ, với dụng cụ đo đó thì các sai số giữa vị trí chi tiết gia công tới các khoảng cách dao được xác định chính xác. Có 2 loại thiết bị đo: - Thiết bị đo điện tử - Thiết bị đo quang học b. Hệ thống đo tự động chi tiết: Là thiết bị đo tự động từ tính toán đến xác định kích thước bù dao hoàn toàn tự động. c. Hệ thống tải phôi: Thiết bị này dùng để vận chuyển phoi trong khi cắt gọt. 7. Hệ thống dao: Bộ phận dao của máy tiện CNC thông thường cho phép lắp 8  12 dao. Mỗi dao yêu cầu chỉ được lắp cố định tại một vị trí trên đầu rơ-vôn-ve và có thể thực hiện tự động một cách chính xác theo chương trình đã được định sẵn. Các dao có thể thay đổi cho nhau và có thể lắp lẫn với các máy CNC khác trong phân xưởng. Vì vậy người ta chế tạo các loại gá đỡ dao theo tiêu chuẩn để rút ngắn thời gian các thao tác, dễ tháo lắp, sửa chữa và thay đổi số dao. Hình (1.5) là một ví dụ về hệ thống dao và khả năng phối hợp các công nghệ gia công chi tiết của các dao cụ trên máy tiện CNC. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 12 Hình 1.5. Hệ thống dao chủ yếu gia công trên máy tiện CNC 1.2.Tình hình nghiên cứu và sử dụng máy tiện CNC a). Trên thế giới Quá trình phát triển của công nghệ chế tạo và máy cắt kim loại đã trải qua các giai đoạn: * Công nghệ thủ công * Công nghiệp hoá với sự ra đời của ngành chế tạo máy công cụ * Từ tự động hoá cơ khí sang tự động hoá có sự trợ giúp của máy vi tính (CNC) PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2