intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu, thiết kế hệ điều khiển đa biến đối tượng công nghiệp

Chia sẻ: Sơ Dương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

25
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Nghiên cứu, thiết kế hệ điều khiển đa biến đối tượng công nghiệp" có cấu trúc gồm 4 chương trình bày tổng quan về điều khiển quá trình, mô tả toán học một hệ thống điều khiển quá trình đa biến; thiết kế bộ điều khiển đa biến, mô phỏng quá trình điều khiển đa biến. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu, thiết kế hệ điều khiển đa biến đối tượng công nghiệp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------------------------------------- VŨ VĂN LINH NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ HỆ ĐIỀU KHIỂN ĐA BIẾN ĐỐI TƯỢNG CÔNG NGHIỆP Chuyên ngành : Điều khiển và tự động hóa LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS Nguyễn Huy Phương Hà Nội – 2015
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu thực sự của tôi. Ngoài các tài liệu đã liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo, tôi đảm bảo không sao chép các công trình hoặc thiết kế của người khác. Hà Nội, ngày…… tháng…… năm 2015 Người thực hiện Vũ Văn Linh
  3. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ............................................................................1 LỜI NÓI ĐẦU ...........................................................................................................4 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KHIỂN QUÁ TRÌNH .................................5 1.1. Các khái niệm cơ bản trong điều khiển quá trình .............................................5 1.1.1. Quá trình và các biến quá trình ..................................................................5 1.1.2. Phân loại quá trình ......................................................................................6 1.1.3. Các vấn đề đặc thù của điều khiển quá trình ..............................................7 1.1.4. Mục đích và chức năng điều khiển quá trình .............................................8 1.2. Cấu trúc cơ bản của một hệ thống điều khiển quá trình .................................10 1.2.1. Thiết bị đo ................................................................................................11 1.2.2. Thiết bị chấp hành ....................................................................................16 1.2.3. Thiết bị điều khiển ....................................................................................20 Chương 2: MÔ TẢ TOÁN HỌC MỘT HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN QUÁ TRÌNH ĐA BIỂN ....................................................................................................21 2.1. Mục đích và ý nghĩa của việc xây dựng mô hình thí nghiệm....................21 2.2. Mô hình hóa đối tượng .................................................................................22 Chương 3: THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN ĐA BIẾN ..........................................28 3.1. Cách sách lược điều khiển đơn biến ...............................................................29 3.1.1. Sách lược điều khiển truyền thẳng ...........................................................29 3.1.2. Sách lược điều khiển tầng ........................................................................31 3.1.3. Sách lược điều khiển phản hồi .................................................................32 3.1.4. Sách lược điều khiển tỉ lệ .........................................................................34 3.2. Điều khiển đa biến ..........................................................................................34 3.2.1. Bộ điều khiển tập trung. ...........................................................................35 3.2.2. Bộ điều khiển phi tập trung ......................................................................42 3.3. Tính toán bộ điều khiển đa biến phi tập trung ................................................43 3.3.1.Ma trận hệ số tương tác(RGA) ..................................................................43 3.3.2. Điều khiển tách kênh ................................................................................47 Chương 4: MÔ PHỎNG QUÁ TRÌNH ĐIỀU KHIỂN ĐA BIẾN ......................51 KẾT LUẬN ..............................................................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................79 1
  4. DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1. Quá trình và phân loại biến quá trình 5 Hình 1.2. Cấu trúc cơ bản của hệ thống điều khiển quá trình 11 Hình 1.3. Cấu trúc cơ bản của thiết bị đo 11 Hình 1.4. Một số hình ảnh thiết bị đo công nghiệp 12 Hình 1.5. Đáp ứng quá độ tiêu biểu một thiết bị đo 16 Hình 1.6. Cấu trúc một thiết bị chấp hành 17 Hình 1.7. Một số hình ảnh van điều khiển công nghiệp 17 Hình 1.8. Các đặc tính của dòng chảy cố hữu 18 Hình 1.9. Cấu trúc cơ bản của thiết bị điều khiển 19 Hình 2.1. Các biến quá trình của đối tượng bình trộn 22 Hình 2.2. Mô hình bình trộn 26 Hình 3.1. Sơ đồ điều khiển truyền thẳng 29 Hình 3.2. Cấu trúc điều khiển tầng 31 Hình 3.3. Cấu trúc điều khiển phản hồi 1 33 Hình 3.4. Cấu trúc điều khiển phản hồi 2 33 Hình 3.5. Cấu trúc bộ điều khiển đa biến tập trung 36 Hình 3.6. Cấu trúc hệ điều khiển ma trận DMC 38 Hình 3.7. Cấu trúc bộ điều khiển đa biến phi tập trung 43 Hình 3.8. Mô hình đa biến 2 đầu vào 2 đầu ra 44 Hình 3.9. Mô hình đa biến 2 đầu vào 2 đầu ra 47 Hình 3.10. Sơ đồ cấu trúc tách kênh hoàn toàn 48 Hình 4.1. Đáp ứng quá độ đầu vào ra hệ thống 58 Hình 4.2. Đáp ứng quá độ đầu vào L đến đầu ra X B 58 Hình 4.3. Đáp ứng quá độ đầu vào V đến đầu ra XB 59 Hình 4.4. Đáp ứng quá độ đầu vào L đến đầu ra X D 59 2
  5. Hình 4.5. Đáp ứng quá độ đầu vào V đến đầu ra XB 60 Hình 4.6. Đáp ứng của nhiễu 60 Hình 4.7. Đáp ứng đầu vào F đến đầu ra XB 61 Hình 4.8. Đáp ứng đầu vào Z F đến đầu ra X B 61 Hình 4.9. Đáp ứng đầu vào F đến đầu ra XD 62 Hình 4.10. Đáp ứng đầu vào Z F đến đầu ra XD 62 Hình 4.11. Quá độ XD theo L 67 Hình 4.12. Quá độ X B theo V 70 Hình 4.13. Sơ đồ mô phỏng trên Simulink 70 Hình 4.14. Đáp ứng đầu ra X D, X B không có nhiễu 71 Hình 4.15. Sơ đồ mô phỏng có nhiễu tại 3s 71 Hình 4.16. Đáp ứng của X D, XB khi có nhiễu 72 Hình 4.17. Sơ đồ mô phỏng khi có khâu bù nhiễu 72 Hình 4.18. Đáp ứng của X B , XD khi có khâu bù nhiễu 73 Hình 4.19. Đáp ứng của khối bù D 73 Hình 4.20. Đáp ứng của hệ thống trên Simulink 76 3
  6. LỜI NÓI ĐẦU Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, những ngành công nghiệp như năng lượng và hóa chất là những ngành cần được ưu tiên chú trọng đầu tư và phát triển cả về trang thiết bị và công nghệ. Và với xu thế tất yếu đó, lĩnh vực điều khiển quá trình đã và đang chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong tự động hóa công nghiệp. Việc học tập và thực nghiệm về điều khiển quá trình thực sự là rất cần thiết đối với các kỹ sư ngành điện - tự động hóa. Tuy nhiên, các hệ thống điều khiển quá trình thường rất phức tạp và tốn kém, nên việc điều khiển các quá trình công nghiệp thường gặp nhiều khó khăn. Từ nhu cầu thực nghiệm đó, tôi đã tìm hiểu và thực hiện đề tài này. Trong luận văn , tôi đã đi sâu tìm hiểu về điều khiển quá trình và thực hiện đề tài: “Nghiên cứu, thiết kế hệ điều khiển đa biến đối tượng công nghiệp”. Nội dung luận văn chia làm 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về điều khiển quá trình Chương 2: Mô tả toán học một hệ thống điều khiển quá trình đa biến Chương 3: Thiết kế bộ điều khiển đa biến Chương 4: Mô phỏng quá trình điều khiển đa biến Để hoàn thành được luận văn trên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS Nguyễn Huy Phương, người luôn tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi trong quá trình làm luận văn. Tuy nhiên do còn hạn chế của bản thân nên chắc chắn luận văn của tôi còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô để luận văn được hoàn chỉnh. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Người thực hiện 4
  7. Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KHIỂN QUÁ TRÌNH 1.1. Các khái niệm cơ bản trong điều khiển quá trình Khái niệm điều khiển quá trình được hiểu là ứng dụng kỹ thuật điều khiển tự động trong điều khiển, vận hành và giám sát các quá trình công nghệ, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất và an toàn cho con người, máy móc và môi trường. 1.1.1. Quá trình và các biến quá trình Quá trình được định nghĩa là một trình tự các diễn biến vật lý, hóa học, trong đó vật chất, năng lượng hoặc thông tin được biến đổi, vận chuyển hoặc lưu trữ. Quá trình công nghệ là những quá trình liên quan đến biển đổi, vận chuyển hoặc lưu trữ vật chất và năng lượng, nằm trong một dây chuyền công nghệ hoặc một nhà máy sản xuất năng lượng. Trạng thái hoạt động và diễn biến của một quá trình thể hiện qua các biến quá trình. Hình 1.1. Quá trình và phân loại các biến quá trình. 5
  8. Một biến vào là một đại lượng hoặc một điều kiện phản ánh tác động từ bên ngoài vào quá trình, ví dụ lưu lượng dòng nguyên liệu, nhiệt độ hơi nước cấp nhiệt, trạng thái đóng/mở của rơ-le sợi đốt,… Một biến ra là một đại lượng hoặc một điều kiện thể hiện tác động của quá trình ra bên ngoài. Ví dụ: nồng độ hoặc lưu lượng sản phẩm ra, nồng độ khí thải ở mức bình thường hay quá cao. Biến cần điều khiển (controlled variable) là một biến ra hoặc một biến trạng thái của quá trình điều khiển, điều chỉnh sao cho gần với một giá trị mong muốn hay giá trị đặt (set point) hoặc bám theo một biến chủ đạo/tín hiệu mẫu (command variable/reference signal). Các biến điều khiển liên quan hệ trọng đến sự vận hành ổn định, an toàn của hệ thống hoặc của chất lượng sản phẩm. Nhiệt độ, mức, lưu lượng, áp suất và nồng độ là những biến cần điều khiển tiêu biểu nhất trong các hệ thống điều khiển quá trình. Các biến ra hoặc biến trạng thái còn lại của quá trình có thể được đo, ghi chép hoặc hiển thị.„ Biến điều khiển (manipulated variable) là một biến vào của quá trình có thể can thiệp trực tiếp từ bên ngoài, qua đó tác động tới biến ra theo ý muốn. Trong điều khiển quá trình thì lưu lượng là biến điều khiển tiêu biểu nhất. Những biến thiên vào còn lại không can thiệp được một cách trực tiếp hay gián tiếp trong phạm vi quá trình đang quan tâm được coi là nhiễu. Nhiễu tác động lên quá trình một cách không mong muốn, vì thế cần có biện pháp nhằm loại bỏ hoặc ít nhất là giảm thiểu ảnh hưởng của nó. Có thể phân biệt hai loại nhiễu có đặc trưng khác hẳn nhau là nhiễu quá trình (disturbance) và nhiễu đo (noise). Nhiễu quá trình là những biến vào tác động lên quá trình kỹ thuật một cách cố hữu nhưng không can thiệp được, ví dụ trọng lượng cần nâng, thành phần nhiên liệu,… Còn nhiễu đo hay nhiễu tạp là nhiễu tác động lên phép đo, gây ra sai số trong giá trị đo được. 1.1.2. Phân loại quá trình Các quá trình công nghệ có thể được phân loại theo nhiều quan điểm khác nhau: 6
  9.  Phân loại dựa trên số lượng biến vào và biến ra : Một quá trình chỉ có một biến ra được gọi là quá trình đơn biến, còn nếu có nhiều biến ra thì được gọi là quá trình đa biến. Hầu hết quá trình công nghệ đều đa biến.  Phân loại dựa trên đặc tính của những đại lượng đặc trưng (biến đầu ra hoặc biến trạng thái tiêu biểu), ta cũng có thể phân loại các quá trình thành quá trình liên tục, quá trình gián đoạn, quá trình rời rạc, quá trình mẻ. 1.1.3. Các vấn đề đặc thù của điều khiển quá trình  Quy mô ứng dụng: Hầu hết các dây chuyền công nghệ trong lĩnh vực điều khiển quá trình có quy mô vừa và lớn. Quy mô ở đây có thể được hiểu theo hai nghĩa, quy mô về phạm vi chức năng điều khiển cần thực hiện và quy mô về mặt tổ chức sản xuất.  Chức năng điều khiển: Bài toán điều chỉnh là chức năng tiêu biểu và quan trọng nhất trong một hệ thống điều khiển quá trình. Các đại lượng cần quan tâm trong một quá trình công nghệ trước hết là các biến liên tục và tương tự, đặt ra các yêu cầu đặc trưng cho khả năng chuyển đổi và xử lý tín hiệu của các thiết bị đo, điều khiển và chấp hành. Việc thực thi đồng thời nhiều vòng điều chỉnh cùng các chức năng điều khiển khác đặt ra các yêu cầu về khả năng đáp ứng tính thời gian thực của hệ thống. Phần lớn các đại lượng đặc trưng của quá trình công nghệ diễn biến tương đối chậm nên các phương pháp điều khiển không cần yêu cầu cao về thời gian thực nhưng phải là các phương pháp rất tin cậy và đã được kiểm chứng nhiều trong thực tế.  Yêu cầu rất cao về độ tin cậy và tính sẵn sàng. Yêu cầu cao về độ tin cậy làm tăng chi phí đầu tư cho giải pháp điều khiển, mặc dù vậy chi phí này chỉ chiếm một phần nhỏ so với cả hệ thống thiết bị cơ - điện và thiết bị công nghệ.  Khả năng vận hành và điều khiển của quá trình: Khả năng vận hành của một quá trình công nghệ liên quan tới thiết kế công nghệ và các điều kiện ràng buộc liên quan. Giới hạn vật lý của các trang thiết bị cũng như 7
  10. những quan hệ phụ thuộc giữa các đại lượng là những trở ngại không nhỏ trong việc thực hiện giải pháp điều khiển. Đặc biệt, các quá trình công nghệ hiện đại thường được thiết kế tối ưu về mặt an toàn, tiết kiệm năng lượng và chi phí đầu tư, nhưng lại gây khó khăn cho việc thiết kế điều khiển.  Mô hình không chính xác: Các quá trình công nghệ đều là các đối tượng MIMO, chứa đựng nhiều quan hệ vật lý, hóa học hoặc sinh học rất phức tạp nên việc xây dựng mô hình toán học gặp rất nhiều khó khăn. Việc tiến hành thực nghiệm cũng không phải dễ dàng do liên quan tới vận hành hệ thống lớn và chi phí rất tốn kém. Do vậy các mô hình toán học nếu có được thì thường chỉ là gần đúng vì đã bỏ qua rất nhiều yếu tố động học và các yếu tố khác. 1.1.4. Mục đích và chức năng điều khiển quá trình Trước khi tìm hiểu hoặc xây dựng một hệ thống điều khiển quá trình, người kỹ sư phải làm rõ các mục đích điều khiển và chức năng hệ thống cần thực hiện nhằm đạt được các mục đích đó. Toàn bộ các chức năng của một hệ thống điều khiển quá trình có thể phân loại và sắp xếp nhằm phục vụ năm mục đích cơ bản sau đây:  Đảm bảo vận hành hệ thống ổn định, trơn tru: Giữ cho hệ thống hoạt động ổn định tại điểm làm việc cũng như chuyển chế độ một cách trơn tru, đảm bảo các điều kiện theo yêu cầu của chế độ vận hành, kéo dài tuổi thọ máy móc, vận hành thuận tiện. Tại sao việc vận hành ổn định một quá trình lại có vai trò quan trọng như vậy? Thứ nhất, vận hành ổn định đồng nghĩa với trạng thái cân bằng vật chất hoặc năng lượng, dẫn đến đảm bảo yêu cầu về chế độ làm việc của các thiết bị. Thứ hai, hệ thống vận hành ổn định đồng nghĩa với tín hiệu điều khển được giữ cố định hoặc ít thay đổi. Vì vậy, các thiết bị chấp hành ít phải làm việc hoặc ít phải thay đổi chế độ làm việc, tuổi thọ máy móc 8
  11. được kéo dài. Thứ ba, hệ thống có vận hành ổn định mới có thể ổn định năng suất và chất lượng sản phẩm theo yêu cầu. Hơn nữa, hệ thống vận hành ổn định thì người vận hành ít phải can thiệp và việc vận hành hệ thống trở nên thuận tiện, an toàn hơn.  Đảm bảo vận hành hệ thống an toàn: Giảm thiểu các nguy cơ xảy ra sự cố cũng như bảo vệ cho con người, máy móc, thiết bị và môi trường trong trường hợp sự cố. Chức năng điều chỉnh đảm bảo giá trị các biến quan trọng như: mức, nhiệt độ, áp suất, nằm trong một giới hạn an toàn cho phép. Do đặc thù của mỗi quá trình công nghệ, một số biến quá trình có thể không liên quan trực tiếp đến chất lượng sản phẩm nhưng cũng cần phải được khống chế để giữ ổn định tại một giá trị thích hợp hoặc xê dịch trong một phạm vi nhất định. Tuy nhiên nguy cơ xảy ra lỗi ngay cả ở những hệ thống thiết bị tự động tối tân nhất không phải không có nên vai trò theo dõi, giám sát trạng thái hoạt động hệ thống thiết bị của con người một cách thường xuyên là rất quan trọng.  Đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm: Đảm bảo lưu lượng sản xuất theo kế hoạch sản xuất và duy trì các thông số liên quan chất lượng sản phẩm trong phạm vi yêu cầu.. Tính ổn định liên quan nhiều nhưng chưa quyết định tới chất lượng sản phẩm. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, các biến quá trình không những phải được duy trì ổn định tại một giá trị bất kỳ mà còn phải được điều chỉnh sao cho chúng nhanh chóng tiến tới và nằm trong một phạm vi cho trước. Theo đó, diễn biến của sai lệch điều khiển theo thời gian là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng quan trọng.  Nâng cao hiệu quả kinh tế: Đảm bảo năng suất và chất lượng theo yêu cầu trong khi giảm chi phí nhân công, nguyên liệu và nhiên liệu, thích ứng nhanh với yêu cầu thay đổi của thị trường. 9
  12. Mục đích cuối cùng của việc ứng dụng điều khiển tự động các quá trình công nghệ vẫn là nâng cao hiệu quả kinh tế về lâu dài. Thông thường, hệ thống vận hành càng gần với các điều kiện ràng buộc thì chi phí vận hành càng nhỏ và lợi nhuận giành được sẽ là cao nhất. Cùng với việc lựa chọn điểm làm việc tối ưu thì chất lượng điều khiển tốt nhất sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.  Bảo vệ môi trường: Giảm ô nhiễm môi trường thông qua giảm nồng độ khí thải độc hại, giảm lượng nước sử dụng và nước thải, hạn chế lượng bụi khói, giảm tiêu thụ nhiên liệu và nguyên liệu. Mức độ ô nhiễm môi trường của một nhà máy một phần liên quan tới các thiết bị quá trình và công nghệ áp dụng nhưng một phần không nhỏ thuộc trách nhiệm của hệ thống điều khiển. Việc giảm thiểu hoặc ít nhất duy trì các đại lượng liên quan tới ô nhiễm môi trường ở mức cho phép phụ thuộc vào chức năng điều chỉnh và chức năng vận hành. 1.2. Cấu trúc cơ bản của một hệ thống điều khiển quá trình Tùy theo quy mô ứng dụng và mức độ tự động hóa nhưng chúng đều dựa trên ba thành phần cơ bản là thiết bị đo, thiết bị chấp hành và thiết bị điều khiển: 10
  13. Hình 1.2. Cấu trúc cơ bản của hệ thống điều khiển quá trình. 1.2.1. Thiết bị đo Chức năng của một thiết bị đo là cung cấp một tín hiệu ra tỉ lệ theo một nghĩa nào đó với đại lượng đo. Một thiết bị đo gồm hai thành phần cơ bản là cảm biến (sensor) và chuyển đổi đo (tranducer). Hình 1.3. Cấu trúc cơ bản của một thiết bị đo. Một cảm biến (sensor) có chức năng chuyển đổi một đại lượng vật lý (ví dụ như nhiệt độ, áp suất, mức, lưu lượng, nồng độ) sang một tín hiệu khác, thông 11
  14. thường là điện hoặc khí nén… Một bộ chuyển đổi đo chuẩn (transmitter) là một bộ chuyển đổi đo mà cho đầu ra là một tín hiệu chuẩn ví dụ như 1-10V, 0-20mA, 4- 20mA, RS485, tín hiệu bus trường…, trong số đó tín hiệu 4-20mA là thông dụng nhất, song xu hướng gần đây cho thấy việc ứng dụng công nghệ bus trường ngày càng chiếm ưu thế. Hình 1.4. Một số hình ảnh thiết bị đo công nghiệp. Chất lượng và khả năng ứng dụng của một thiết bị đo phụ thuộc vào các yếu tố đặc tính vận hành, đặc tính tĩnh và đặc tính động học:  Đặc tính vận hành bao gồm các chi tiết về khả năng đo, chi tiết vận hành và tác động môi trường.  Đặc tính tĩnh liên quan tới độ chính xác của một thiết bị đo trong điều kiện phòng làm việc với đại lượng đo không thay đổi hoặc thay đổi rất chậm. Thực chất, thiết bị đo cũng là một khâu động học, vì vậy đặc tính tĩnh phản ánh quan hệ giữa đại lượng đo đầu vào và tín hiệu đầu ra ở trạng thái xác lập.  Đặc tính động học biểu diễn quan hệ giữa biến thiên đầu vào và tín hiệu ra theo thời gian, liên quan tới khả năng phản ứng của thiết bị đo khi đại lượng đo thay đổi nhanh. a. Đặc tính vận hành  Phạm vi đo và dải đo: 12
  15. Phạm vi đo (range) là phạm vi giá trị danh định của đại lượng đo mà một thiết bị đo được sử dụng theo quy định, được xác định bởi giới hạn trên và giới hạn dưới. Giới hạn dưới còn được gọi là điểm không. Dải đo (span) là khoảng cách giữa giới hạn trên và giới hạn dưới của phạm vi đo.  Độ phân giải (resolution): Khi giá trị của một biến đo biến thiên liên tục trong phạm vi đo, một số thiết bị đo cho tín hiệu ra thay đổi một cách rời rạc thay vì liên tục. Khi đó một bước thay đổi của tín hiệu ra chính là độ phân giải của thiết bị đo. Khi kích cỡ các bước thay đổi không cố định thì bước thay đổi lớn nhất được gọi là độ phân giải cực đại.  Độ tin cậy: Độ tin cậy (reliability) của một thiết bị đo là xác suất mà thiết bị hoạt động tốt qua một khoảng thời gian trong một số điều kiện quy định chuẩn. Các điều kiện tin cậy bao gồm giới hạn môi trường làm việc, độ vượt phạm vi và độ lệch đầu ra cho phép. Giới hạn quá phạm vi là độ quá phạm vi tối đa một thiết bị đo chịu đựng được mà không dẫn tới hư hỏng hoặc thay đổi đặc tính đo một cách vĩnh viễn.  Tác động của môi trường: Điều kiện làm việc của một thiết bị đo bao gồm nhiệt độ và áp suất bên ngoài, áp suất dòng chảy, cá trường điện từ, gia tốc, độ rung và vị trí lắp đặt. Giới hạn làm việc là phạm vi các điều kiện làm việc mà không gây ra hư hỏng thiết bị. b. Đặc tính tĩnh  Sai số và độ chính xác: Sai số đo là sai lệch giữa giá trị quan sát được với giá trị thực của đại lượng đo. Sai số đo thường gồm hai thành phần là sai số ngẫu nhiên và sai số hệ thống. Sai số ngẫu nhiên do đặc tính bất định của thiết bị hoặc 13
  16. do tác động của nhiễu tức thời. Sai số hệ thống có nguyên nhân từ các đặc tính vận hành và tính phi tuyến của thiết bị. Độ chính xác là mức độ phù hợp của đầu ra của một thiết bị đo với giá trị thực của đại lượng đo xác định bởi một số tiêu chuẩn, đước đánh giá thông qua thử nghiệm với một quy trình đặc biệt trong điều kiện quy chuẩn.  Dải chết và độ trễ: Dải chết của một thiết bị đo là thay đổi nhỏ nhất của đại lượng đo theo chiều ngược lại mà thiết bị đo có thể đáp ứng với tín hiệu đầu ra thay đổi. Dải chết còn được gọi là ngưỡng nhạy. Độ trễ là sự khác nhau trong đáp ứng ra với cùng thay đổi đầu vào nhưng theo hai chiều khác nhau.  Tính trung thực và khả năng tái tạo: Tính trung thực hay còn gọi là khả năng lặp lại của một thiết bị đo là độ lệch lớn nhất của giá trị quan sát được sau nhiều lần lặp lại so với giá trị trung bình của một đại lượng đo. Khả năng tái tạo được xác định là khoảng cách lớn nhất giữa các đầu ra cho cùng một đầu vào, thử nghiệm trong một khoảng thời gian dài với các giá trị đo biến thiên theo cả hai chiều. Khả năng tái tạo bao hàm khả năng lặp lại, dải chết, độ trễ và độ trôi.  Độ tuyến tính: Một thiết bị đo lý tưởng cho tín hiệu ra tuyến tính với đại lượng đo đầu vào, tức độ nhạy không phụ thuộc vào giá trị đại lượng đo và chiều tăng giảm của đại lượng đo cho toàn phạm vi đo. Quan hệ vào-ra của một thiết bị đo tuyến tính được thể hiện qua phương trình đặc tuyến: y = km (x - x min) + ymin = kmx + yo (1.1) Trong đó: x : Đại lượng đo y : Tín hiệu đo km : Độ nhạy xmin : Điểm không 14
  17. ymin : Điểm không của tín hiệu đo Độ nhạy hay hệ số khuếch đại tĩnh của một thiết bị đo tại một giá trị đo là tỉ lệ giữa thay đổi tín hiệu ra và thay đổi đại lượng đầu vào tương ứng ở trạng thái xác lập. Thực tế, bất cứ một thiết bị đo nào cũng là phi tuyến. Các hiện tượng phi tuyến bao gồm độ nhạy biến thiên, độ trễ và dải chết. Tuy nhiên ở một chừng mực nào đó, trong một dải làm việc nào đó người ta có thể coi đặc tính của một thiết bị đo là tuyến tính. Mức độ gần với đặc tính tuyến tính lý tưởng được gọi là độ tuyến tính. c. Đặc tính động học Khi giá trị đại lượng đo ít thay đổi hoặc thay đổi rất chậm, tín hiệu đo chỉ phụ thuộc vào giá trị đầu vào và ta chỉ cần quan tâm tới đặc tính tĩnh của thiết bị đo. Tuy nhiên, tín hiệu đầu ra sẽ không thể đáp ứng ngay với sự thay đổi tương đối nhanh của đại lượng đo. Quan hệ phụ thuộc của tín hiệu đầu ra vào cả đại lượng đo và biến thiên thời gian được gọi là đặc tính động học của thiết bị đo. Đặc tính động học của hầu hết các thiết bị đo có thể biểu diễn bằng một khâu quán tính bậc nhất: k Gm (s )  m (1.2) 1 s Hoặc một khâu bậc hai ổn định: km Gm (s )  2 (1.3)  2 s s 2 Nếu hằng số thời gian τ rất nhỏ so với hằng số thời gian của quá trình công nghệ, tức là phép đo có động học nhanh hơn nhiều so với động học của quá trình, ta có thể bỏ qua quán tính của thiết bị đo và coi đặc tính của thiết bị đo như một khâu khuếch đại thuần túy. Ngược lại nếu hằng số thời gian này không nhỏ hơn nhiều hằng số thời gian của quá trình thì phải đưa mô hình động học của thiết bị đo vào mô hình quá trình hoặc vẫn chỉ sử dụng mô hình tĩnh của thiết bị đo và coi sai số động gây ra là nhiễu đo. 15
  18. Hình 1.5. Đáp ứng quá độ tiêu biểu của một thiết bị đo. Thời gian đáp ứng của thiết bị đo là thời gian mà tín hiệu ra của đáp ứng quá độ lần đầu tiên đạt được một tỷ lệ phần trăm theo quy định so với giá trị xác lập, thông thường là 95%-98%. Thời gian đáp ứng càng nhỏ, động học của thiết bị càng nhanh và sai số động của phép đo càng nhỏ. 1.2.2. Thiết bị chấp hành Một hệ thống/thiết bị chấp hành (actuator system, final control element) có chức năng can thiệp tới biến điều khiển theo tín hiệu đầu ra của bộ điều khiển. Thành phần can thiệp trực tiếp tới biến điều khiển được gọi là phần tử điều khiển (control element). Phần tử điều khiển được truyền năng lượng, truyền động từ cơ cấu chấp hành (actuator). Thông qua thiết bị chấp hành mà hệ thống điều khiển có thể can thiệp vào diễn biến của quá trình kỹ thuật. Trong các hệ thống điều khiển quá trình thì hầu hết biến điều khiển là lưu lượng vì thế van điều khiển là thiết bị chấp hành tiêu biểu và quan trọng nhất. 16
  19. a. Cấu trúc cơ bản của van điều khiển Van điều khiển là thiết bị chấp hành cho phép điều chỉnh lưu lượng của một lưu chất qua đường ống dẫn tỉ lệ với tín hiệu điều khiển. Một van điều khiển bao gồm thân van được ghép nối với một cơ chế chấp hành cùng với các phụ kiện liên quan. Hình 1.6. Cấu trúc của một thiết bị chấp hành. Phần thân van cùng với các phụ kiện được gắn vào đường ống, đóng vai trò là phần tử điều khiển. Độ mở van và lưu lượng qua van được xác định bởi hình dạng và vị trí chốt van. Phần lớn van điều khiển trong công nghiệp được cấp nguồn khí nén, song một số nguồn năng lượng khác như điện, điện tử hoặc thủy lực cũng có thể được sử dụng. Hình 1.7. Một số hình ảnh van điều khiển công nghiệp. 17
  20. b. Đặc tính dòng chảy Đặc tính dòng chảy của van là quan hệ giữa lưu lượng qua van và độ mở van ở trạng thái xác lập khi xét độ mở van thay đổi từ 0 đến 100% giá trị danh định, bao gồm đặc tính dòng chảy cố hữu và đặc tính dòng chảy lắp đặt. Đặc tính dòng chảy cố hữu của van là quan hệ tĩnh giữa lưu lượng qua van và độ mở van trong điều kiện áp suất sụt qua van không đổi. Đặc tính cố hữu của van chỉ phụ thuộc vào kích cỡ van và thiết kế chốt van. Đối với chất lỏng ở chế độ chảy dòng ta có công thức: P F Cv f ( p) , f ( p)  F / Fmax (1.4) gs Trong đó: F : Lưu lượng thể tích của chất lỏng qua van P : Áp suất sụt qua van Cv : Hệ số cỡ van gs : Trọng lượng riêng của chất lỏng f(p) : Phần lưu lượng ở độ mở van p so với lưu lượng tối đa Dựa vào hàm f(p) người ta phân biệt các loại đặc tính dòng chảy sau:  Đặc tính tuyến tính (Linear, f = p): Khi P cố định, lưu lượng qua van tỉ lệ tuyến tính với độ mở van.  Đặc tính mở nhanh (Quick Opening, f  p ): Khi P cố định, lưu lượng qua van tỉ lệ tuyến tính với căn bậc hai của độ mở van.  Đặc tính phần trăm bằng nhau (Equal Percentage, f p 1 ): Khi P cố định, độ mở van tăng lên cùng một lượng thì lưu lượng qua van tăng lên với một tỉ lệ phần trăm bằng nhau so với giá trị hiện tại. thông thường α có giá trị từ 20 đến 50. Hệ số khuếch đại cố hữu của van là tỉ lệ giữa lưu lượng qua van và độ mở van khi áp suất qua van không đổi. Khi độ mở van tăng lên thì hệ số khuếch đại cố hữu của van mở nhanh giảm dần, van phần trăm bằng nhau tăng dần và của van tuyến tính không thay đổi. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2