intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu thiết kế mô hình hệ thống xử lý nước dằn tàu và cặn lắng thỏa mãn công ước BWM 2004 áp dụng cho đội tàu công ty Vitaco

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:141

24
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Nghiên cứu thiết kế mô hình hệ thống xử lý nước dằn tàu và cặn lắng thỏa mãn công ước BWM 2004 áp dụng cho đội tàu công ty Vitaco" được hoàn thành với mục tiêu nhằm chế tạo thử nghiệm hệ thống xử lý nước dằn Ballast lắp đặt trên tàu thủy đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, thõa mãn các yêu cầu của công ước quốc tế và quản lý nước thải Ballast từ tàu thuỷ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu thiết kế mô hình hệ thống xử lý nước dằn tàu và cặn lắng thỏa mãn công ước BWM 2004 áp dụng cho đội tàu công ty Vitaco

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM --------- oOo -------- ĐỖ MẬU BÌNH KHÊ NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ MÔ HÌNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC DẰN TÀU VÀ CẶN LẮNG THỎA MÃN CÔNG ƯỚC BWM 2004 ÁP DỤNG CHO ĐỘI TÀU CÔNG TY VITACO CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC MÃ SỐ: 60 52 01 16 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS-TS.PHAN VĂN QUÂN TP. HCM 01- 2018
  2. LUẬN VĂN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS-TS Phan Văn Quân Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS Nguyễn Đức Ân Cán bộ chấm nhận xét 2: TS Phạm Ngọc Hòe Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh ngày 31 tháng 01 năm 2018. Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: 1. PGS.TS Vũ Ngọc Bích Chủ tịch Hội đồng; 2. PGS.TS Nguyễn Đức Ân Ủy viên, phản biện; 3. TS PhạmNgọc Hòe Ủy viên, phản biện; 4. PGS.TS Trần Công Nghị Ủy viên; 5. TS. Đỗ Hùng Chiến Ủy viên, thư ký. Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT TÀU THỦY PGS. TS Vũ Ngọc Bích PGS. TS Phan Văn Quân
  3. LỜI CẢM ƠN Xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng Khoa học - công nghệ, Ban chủ nhiệm Khoa Kỹ Thuật Tàu Thuỷ Trường ĐH GTVT TP.HCM đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành được khóa học này. Xin cảm ơn các anh em cùng lớp, bạn bè, người thân & gia đình đã động viên trong suốt quá trình học. Cảm ơn thầy giáo hướng dẫn đã tận tỉnh giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, xin kính chúc các thầy cô, bạn bè cùng gia đình mọi người luôn được sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt trong cuộc sống. TP.HCM, Tháng 01 năm 2018 Đỗ Mậu Bình Khê -1-
  4. MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn 1 Mục lục 2 Danh mục chữ viết tắt 4 Danh mục hình ảnh 6 Danh mục bảng biểu 9 Danh mục tài liệu tham khảo 10 TỔNG QUAN 1. Lý do chọn đề tài 13 2. Mục đích nghiên cứu 14 3. Phương pháp nghiên cứu 15 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 15 Chương I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VIỆC XỬ LÝ NƯỚC DẰN 1.1 Giới thiệu yêu cầu của công ước. 16 1.2 Lý thuyết về nước dằn tàu. 22 1.3 Kiểm soát, quản lý nước dằn. 30 1.4 Các phương pháp xử lý nước dằn. 34 1.5 Kết luận 36 Chương II: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG 2.1 Giới thiệu chung các phương án thiết kế hiện có. 37 2.2 Đề xuất các mô hình cấu tạo của hệ thống. 53 2.3 Lựa chọn các phương án phù hợp 61 -2-
  5. Chương III: THIẾT KẾ MÔ HÌNH VÀ MÔ PHÒNG QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC CỦA HỆ THỐNG 3.1 Cơ sở lựa chọn phương án thiết kế. 66 3.2 Tính chọn thiết bị và thiết kế hệ thống. 69 3.3 Xây dựng chương trình mô phỏng hệ thống. 92 3.4 Mô phỏng quá trình làm việc của hệ thống. 94 3.5 Đánh giá kết quả mô phỏng. 95 KẾT LUẬN 96 PHỤ LỤC Phụ lục 1: 10 loại thủy sinh vật & mầm bệnh có hại tiêu biểu Phụ lục 2: Bản vẽ bố trí chung các tàu Công ty Vitaco Phụ lục 3: Danh sách các hãng sản xuất thiết bị xử lý nước dằn được Đăng Kiểm chấp nhận Phụ lục 4: Các lượng UV cần thiết để khử các loại vi sinh vật Phụ lục 5: Danh sách thiết bị xử lý nước dằn của các nhà sản xuất Phụ lục 6: Sơ đồ nguyên lý hệ thống nước dằn tàu Petrolimex 12 -3-
  6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ABS American Bureau of Shipping AIS Aquatic Invasive Species BWE Ballast Water Exchange BWM Ballast Water Management BWMP Ballast Water Management Plan BWMS Ballast Water Management System BWRB Ballast Water Record Book BWT Ballast Water Treatment BWTE Ballast Water Treatment Equipment BWTS Ballast Water Treatment System CFU Colony forming unit DNV-GL Det Norske Veritas - Germanischer Lloyd DWT Deadweight tonnage (typically reported in metric tonnes) GEF Global Environment Facility GESAMP Joint Group of Experts on the Scientific Aspects of Marine Environmental Protection GISIS Global Integrated Shipping Information System GT Gross tonnage (usually recorded in metric tonnes) GloBallast GEF-UNDP-IMO GloBallast Partnerships HAOP Harmful Aquatic Organisms and Pathogens IACS International Association of Classification Societies IMO International Maritime Organization IOPP International Oil Pollution Prevention Certificate IPPIC International Paint and Printing Ink Council IBWMC International Ballast Water Management Certificate MARPOL International Convention for the Prevention of Pollution from Ships MEPC Marine Environment Protection Committee -4-
  7. MOF Ministry of Oceans and Fisheries LR Lloyd’s Register SBT Segregated Ballast Tank PSC Port State Control PSCO Port State Control Officer SOLAS International Convention for the Safety of Life at Sea STCW 1978 International Convention on Standards of Training, Certification and Watchkeeping for Seafarers, 1978, as amended UNCTAD United Nations Conference on Trade and Development UNCED United Nations Conference on Environment and Development UNCLOS United Nations Convention on the Law of the Sea UNDB United Nations Development Programme UNEP United Nations Environment Programme USCG United States Coast Guard UV Ultra Violet WSC World Shipping Council -5-
  8. DANH MỤC HÌNH ẢNH Trang Ngày 08/09/2016, Bà Päivi Luostarinen- Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Đại diện cho Chính phủ Phần Lan đã Hình 1.1 18 tới IMO và đệ trình văn kiện gia nhập Công ước BWM cho Tổng thư ký IMO Kitack Lim Hình 1.2 Hoạt động nhận và xả nước dằn tàu trong quá trình khai 24 thác tàu Hình 1.3 Sơ đồ Hệ thống nước dằn trên tàu 26 Hình 1.4 Bố trí vị trí các két chứa nước dằn tàu khác nhau tùy theo 28 từng loại tàu Hình 1.5 Các rào cản để quản lý rủi ro & kiểm soát nước dằn tàu 31 Hình 2.1 Biểu đồ phạm vi sử dụng các phương pháp xử lý nước 38 dằn Hình 2.2 Sơ đồ hệ thống xử lý chung cho nước dằn 38 Hình 2.3 Phương pháp xử lý nước dằn bằng phin lọc 39 Hình 2.4 Phương pháp xử lý nước dằn bằng phân ly ly tâm 40 Hình 2.5 Phương pháp xử lý nước dằn bằng nhiệt 42 Hình 2.6 Phương pháp xử lý nước dằn bằng tia UV 43 Hình 2.7 Phương pháp xử lý nước dằn bằng điện phân 46 Hình 2.8 Thiết bị xử lý nước dằn Balclor System 48 Hình 2.9 Thiết bị xử lý nước dằn Ecochlor ballast 49 Hình 2.10 Thiết bị xử lý nước dằn Unitor 50 Hình 2.11 Thiết bị xử lý nước dằn OceanGuard ballast 51 -6-
  9. Hình 2.12 Thiết bị xử lý nước dằn Ocean Saver Ballast 52 Hình 2.13 Mô hình thiết bị xử lý nước dằn bằng phin lọc & tia UV 54 Hình 2.14 Mô tả hình ảnh lưới lọc thiết bị BWTS 55 Hình 2.15 Mô tả hình hệ thống làm sạch lưới lọc thiết bị BWTS 55 Hình 2.16 Thiết bị xử lý tia UV 56 Hình 2.17 Hệ thống tự động làm sạch đèn UV 56 Hình 2.18 Phổ ánh sáng và sự bức xạ tia UV 58 Hình 2.19 DNA trước khi diệt khuẩn bằng tia cực tím 59 Hình 2.20 DNA sau khi diệt khuẩn bằng tia cực tím - UV 59 Hình 2.21 Thiết bị xử lý nước bằng UV điển hình 60 Hình 2.22 Sơ đồ đề xuất lên IACS về lắp đặt một hệ thống xử lý 63 nước dằn Hình 2.23 Sơ đồ đề xuất lắp đặt một hệ thống xử lý nước dằn cho 65 các tàu có buồng bơm Hình 2.24 Sơ đồ đề xuất lắp đặt một hệ thống xử lý nước dằn cho 65 các tàu không có buồng bơm Hình 3.1 Cơ sở tính toán và thiết kế phin lọc 71 Hình 3.2 Qui định của IMO về kích thước của lưới lọc và hiệu quả 72 lọc Hình 3.3 Thang qui đổi đơn vị Yoshitake mesh 72 Hình 3.4 Tính độ mở lưới lọc theo bố trí lỗ 73 Hình 3.5 Các loại vật liệu làm phin lọc 74 Hình 3.6 Đồ thị tra độ sụt áp theo lưu lượng dòng chảy 75 Hình 3.7 Cấu tạo của phin lọc tự động rửa 77 Hình 3.8 Cấu tạo của đèn UV 80 Hình 3.9 Phổ đầu ra của hai loại đèn UV 83 -7-
  10. Hình 3.10 Cấu hình công nghệ cho hệ thống xử lý nước ballast 84 Hình 3.11 Xử lý nước dằn trong giai đoạn bơm nước dằn lên tàu 85 Hình 3.12 Xử lý nước dằn trong giai đoạn xả nước dằn ra ngoài 85 Hình 3.13 Hệ thống xử lý nước dằn hoạt động ở chế độ Bypass 86 Hình 3.14 Sơ đồ nguyên lý thiết bị hệ thống xử lý nước dằn tàu P12 89 Hình 3.15 Sơ đồ bố trí đường ống & thiết bị hệ thống xử lý nước 90 dằn tàu P12 Hình 3.16 Giới thiệu màn hình ứng dụng phần mềm Pumpsin 94 Hình 3.17 Mô phỏng chương trình hệ thống chạy Ballast 95 Hình 3.18 Mô phỏng chương trình hệ thống chạy De-Ballast 95 Hình 3.19 Mô phỏng chương trình hệ thống tổng thể 96 -8-
  11. DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Tỉ lệ % dung tích lượng nước dằn so với DWT phụ Bảng 1.1 25 thuộc vào từng loại tàu Bảng 1.2 Các phương pháp trao đổi nước dằn (BWE) theo 32 Quy định D1 của Công ước BWM Bảng 1.3 Tiêu chuẩn xử lý nước dằn D2 theo Công ước BWM 33 Bảng 1.4 Hạn lắp đặt thiết bị xử lý nước dằn của đội tàu 36 Vitaco theo Quy định của MEPC71 Bảng 2.1 Các thông số đặc trưng của đội tàu Cty CP VTXD 64 VITACO Bảng 3.1 Các thông số và đặc tính kỹ thuật của 3 loại đèn UV 81 -9-
  12. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT: [1] Đăng kiểm Việt Nam (2006), ‘Công ước quốc tế về quản lý nước dằn và cặn lắng của tàu, 2004’, Hà Nội. [2] Cục Đăng kiểm Việt Nam (2017), Thông báo kỹ thuật tàu biển số 017TI/17TB ‘Thay đổi thời hạn lắp đặt hệ thống quản lý nước dằn cho tàu biển và một số nội dung liên quan đến việc thực hiện Công ước quốc tế về kiểm soát và quản lý nước dằn tàu năm 2004 được nhất trí tại MEPC71’, 11/07/2017. [3] Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Thông tư số 22/2011/TT- BTNMT ‘Quy định tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và ban hành danh mục loài ngoại lai xâm hại’, 01/07/2011, Hà Nội. [4] Trần Triết (2010), Báo cáo nghiệm thu đề tài ‘Quản lý sinh vật ngoại lai xâm lấn qua đường tàu viễn dương’, Sở Khoa học & Công nghệ TP.HCM. [5] Trương Thanh Dũng (2014), ‘Nghiên cứu chế tạo Hệ thống Ballast tàu thủy’, Trường ĐH GTVT TP.HCM. TIẾNG ANH: [6] International Maritime Organization (IMO), ‘International convention for the control and management of ships’ ballast water and ediments, 2004’, BWM/CONF/36, 16 February 2004. [7] International Maritime Organization (IMO), ‘Application of the international convention for the control and management of ships' ballast water and sediments, 2004’, A 28/Res. 1088, 28/01/2014. -10-
  13. [8] American Bureau of Shipping (ABS), Ballast Water Treatment Advisory, 2011. [9] American Bureau of Shipping (ABS), Guide for Ballast Water Treatment, 08/2016. [10] DNV-GL, ‘Ballast water management - Insights into the regulatory status, applicable treatment technologies and compliance solution’, 09/2016. [11] Lloyd’s Register (LG), ‘Understanding ballast water management, Guidance for shipowners and operators’, Fifth edition, December 2016. [12] IHS Maritime & Trade, Guide to Ballast Water Treatment Systems, 2014. [13] GloBallast, ‘Identifying and Managing Risks from Organisms Carried in Ships Ballast Water’, GloBallast Monograph Series No. 21, 2013, UK [14] Xiang Li, Computional analysis of ultraviolet ractors, Master Thesis of Science, 2009 [15] Robert Catherman, Using Ultraviolet to Disinfect Household Drinking Water Director of Safe Water Development MEDRIXTM,2007 TRANG WEB: [16] http://www.imo.org/en/About/Conventions/ListOfConventions/Pages/I nternational-Convention-for-the-Control-and-Management-of- Ships.aspx [17] http://www.imo.org/en/OurWork/Environment/BallastWaterManageme nt/Pages/Default.aspx [18] http://www.imo.org/en/OurWork/Environment/BallastWaterManageme nt/Pages/BWMConventionandGuidelines.aspx -11-
  14. [19] http://globallast.imo.org/ [20] http://ww2.eagle.org/en/what-we-offer/asset- performance/environmental-performance/ballast-water- management.html [21] https://www.dnvgl.com/maritime/ballast-water-management/index.html [22] http://www.lr.org/en/services/environment-and- sustainability/ballastwatermanagement.aspx [23] http://www.classnk.or.jp/hp/en/activities/statutory/ballastwater/index.ht ml -12-
  15. TỔNG QUAN 1. Lý do chọn đề tài: Thông thường các tàu sử dụng nước để dằn tàu, dễ dàng lấy vào và thải ra khỏi tàu nên có hiệu quả và kinh tế hơn các vật dằn tàu dạng cứng. Khi tàu không chở hàng người ta bơm nước dằn vào tàu. Khi tàu xuống hàng thì người ta xả nước dằn ra khỏi tàu. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ là sự di chuyển sinh vật biển giữa các khu vực khác nhau trên thế giới có thể gây nên những thảm họa cho hệ thống sinh thái ở khu vực địa phương do sự phát triển đột biến và lấn át của sinh vật thâm nhập. Có rất nhiều loài vi khuẩn và sinh vật có thể tồn tại trong nước dằn và cặn lắng được chở trên tàu. Việc xả nước dằn trong vùng nước của cảng có thể gây ra sự hình thành các thủy sinh vật và mầm bệnh có hại có thể đe dọa tới đời sống con người, thực vật và sinh vật và môi trường biển. Theo điều 196(1) của Công ước Liên Hiệp Quốc về biển (UNCLOS), trong đó qui định rằng “Các quốc gia phải tiến hành các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa, giảm bớt và kiểm soát ô nhiễm môi trường biển phát sinh từ việc sử dụng các công nghệ theo sự kiểm soát hoặc luật pháp của quốc gia đó, hoặc việc đưa một cách vô tình hay cố ý các sinh vật biển, chủng loài hoặc loài mới, tới một vùng biển khác mà chúng có thể gây ra các thay đổi nghiêm trọng và có hại cho vùng đó” Vấn đề đặt ra đối với các chủ tàu, nhà quản lý tàu, đơn vị thiết kế tàu, nhà máy đóng tàu, cơ quan đăng kiểm tàu biển là phải có các biện pháp, hành động để thực thi và tuân thủ theo Công ước quốc tế về kiểm soát và quản lý nước dằn và nước cặn tàu (International Convention for the Control and -13-
  16. Management of Ship’s Ballast Water and sediments, 2004). Với mục tiêu là ngăn ngừa, giảm thiểu và tiến đến loại trừ hẳn những rủi ro cho môi trường, cho sức khỏe con người, tài sản và các nguồn lực do việc tàu biển làm lây lan các sinh vật thủy sinh cũng như các ký sinh trùng gây bệnh, thông qua kiểm soát và quản lý nước dằn và cặn của tàu. Theo đó, việc các tàu biển xả nước dằn tàu xuống biển sẽ được quản lý theo những quy định của Công ước BWM 2004. Rõ ràng nguồn gây ô nhiễm biển từ các hoạt động nói trên là rất lớn, với sự phát triển rất nhanh của các phương tiện vận tải biển trong những năm qua (Việt Nam hiện nay có trên 1.600 tàu biển, trọng tải 6,2 triệu tấn, đứng thứ 31 trên thế giới). Nếu không quản lý tốt việc này sẽ dẫn tới ô nhiễm môi trường biển, các nguồn gây ô nhiễm này thực sự đã trở thành nguy cơ vô cùng to lớn đối với môi trường biển, tác động nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển, hủy hoại các nguồn tài nguyên biển, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, kinh tế xã hội của cả quốc gia. Và góp phần không nhỏ vào biến đổi khí hậu toàn cầu. 2. Mục đích nghiên cứu Chế tạo thử nghiệm hệ thống xử lý nước dằn Ballast lắp đặt trên tàu thủy đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, thõa mãn các yêu cầu của công ước quốc tế và quản lý nước thải Ballast từ tàu thuỷ. Đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa trong hoàn cảnh hiện nay của đất nước, giảm giá thành đầu tư thiết bị ngoại nhập. -14-
  17. 3. Phương pháp nghiên cứu Dùng phương pháp phân tích, tổng hợp để phân tích, đánh giá các thiết bị hệ thống xử lý nước Ballast tương tự đã được chế tạo, sử dụng trên thế giới. Lựa chọn phương pháp thiết kế hệ thống phù hợp với kết cấu, hệ thống trang thiết bị của đội tàu Công Ty CP Vận Tải Xăng Dầu Vitaco hiện có. Dùng phương pháp xây dựng mô hình cho thiết bị hệ thống xử lý nước Ballast. Mô phỏng quá trình thực hiện của hệ thống. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài đề cập đến vấn đề thõa mãn Công ước BWM sắp có hiệu lực, triển khai cho đội tàu khai thác trong nước và ngành đóng tàu nước ta cũng như các nước trên thế giới đều rất quan tâm. Đem lại giá trị kinh tế cho quá trình phát triển khai thác hiệu quả cho đội tàu trong nước và thế giới. Quản lý môi trường tài nguyên biển của mỗi quốc gia khi thực hiện công ước. -15-
  18. CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VIỆC XỬ LÝ NƯỚC DẰN 1.1 GIỚI THIỆU YÊU CẦU CỦA CÔNG ƯỚC 1.1.1 Một số điểm chính về lịch sử hình thành Công ước BWM Nước dằn tàu là một nhân tố truyền bá sinh vật xâm hại nên nếu việc xả nước dằn và cặn lắng từ tàu không được kiểm soát sẽ dẫn đến việc lây lan các loài thủy sinh độc hại và các nguồn gây bệnh, gây ra thương tổn và thiệt hại cho môi trường, sức khoẻ con người, tài sản và các tài nguyên. Với ‘MONG MUỐN tiếp tục phát triển các cách thức quản lý nước dằn tàu an toàn hơn và có hiệu quả hơn sẽ dẫn đến liên tục ngăn ngừa, giảm thiểu và loại bỏ hoàn toàn việc vận chuyển các thủy sinh vật và các mầm bệnh có hại’ và ‘QUYẾT TÂM ngăn ngừa, giảm thiểu và loại bỏ hoàn toàn các mối nguy hại đến môi trường, sức khỏe con người, tài sản và tài nguyên nảy sinh do việc vận chuyển các thủy sinh vật và các mầm bệnh có hại thông qua việc kiểm soát và quản lý nước dằn tàu và cặn lắng, cũng như là để tránh các tác động không mong muốn từ việc kiểm soát đó và để khuyến khích phát triển kiến thức và công nghệ liên quan’. [1] Với vai trò là tổ chức dẫn đầu, từ năm 1973, Tổ chức IMO đã làm việc cùng với các quốc gia thành viên nhằm giải quyết vấn đề này tại hội nghị thông qua Công ước MARPOL, khi việc kiểm soát nước dằn được đề cập đến. Hội nghị đã thông qua nghị quyết 18, trong đó có lưu ý: “Nước dằn được lấy từ những vùng nước mà trong đó có thể chứa vi khuẩn của các bệnh dịch, có thể, khi xả ra ngoài, gây ra nguy cơ lan truyền bệnh dịch đến các quốc gia khác”, và yêu cầu IMO cùng với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) “tiến hành -16-
  19. nghiên cứu về vấn đề này trên cơ sở của bất cứ chứng cứ và đề nghị nào có thể được các quốc gia đệ trình”. Các Ủy ban của IMO đã tích cực hoạt động để thông qua các nghị quyết liên quan đến việc kiểm soát các sinh vật xâm hại thông qua nước dằn tàu:  Năm 1991 thông qua Nghị quyết MEPC 50(31): những chỉ dẫn nhằm phòng ngừa việc gieo rắc những sinh vật và mầm bệnh không mong muốn do việc thải nước dằn và cặn từ tàu.  Tháng 11 năm 1993 thông qua Nghị quyết A.774(18): Những hướng dẫn về kiểm soát việc gieo rắc những sinh vật và mầm bệnh không mong muốn do việc thải nước dằn và cặn từ tàu dựa theo những chỉ dẫn năm 1991.  Tháng 11 năm 1997 thông qua Nghị quyết A.868(20): những hướng dẫn về kiểm soát và quản lý nước dằn tàu nhằm giảm thiểu việc gieo rắc sinh vật có hại và mầm bệnh.  Năm 2000, Tổ chức IMO liên kết với các Tổ chức GEF, UNDP, các thành viên của chính phủ và ngành công nghiệp tàu bè để thành lập ‘Chương Trình Quản Lý Nước Dằn Tàu Toàn Cầu’ (viết tắt là GloBallast). Mục đích chính là hỗ trợ các nước đang phát triển để thi hành những tiêu chuẩn hiệu quả để kiểm soát sự đưa vào những loài ngoại lai ở biển. [17] Sau hơn 14 năm đàm phán, ngày 13/02/2004 tại Luân Đôn, các quốc gia thành viên của IMO đã thông qua Công ước quốc tế về việc kiểm soát và quản lý nước dằn và cặn nước dằn từ các tàu (Công ước BWM). [6] Ngày 8/9/2016, với việc gia nhập Công ước BMW của Phần Lan đã nâng tổng số quốc gia gia nhập Công ước BMW là 52 quốc gia, đạt 35,14% -17-
  20. tổng dung tích đội tàu thế giới. Như vậy Công ước BWM sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 08/09/2017. Hình 1.1: Ngày 08/09/2016, Bà Päivi Luostarinen- Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Đại diện cho Chính phủ Phần Lan đã tới IMO và đệ trình văn kiện gia nhập Công ước BWM cho Tổng thư ký IMO Kitack Lim 1.1.2 Thay đổi thời hạn lắp đặt hệ thống xử lý nước dằn đối với tàu hiện có: Khóa họp thứ 28 Đại hội đồng IMO, tổ chức từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 12/2013, đã thông qua Nghị quyết A.1088(28) cho phép các tàu hiện có được miễn lắp đặt hệ thống quản lý nước dằn cho tới đợt kiểm tra cấp mới đầu tiên đối với giấy chứng nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do dầu (IOPP) sau ngày có hiệu lực của Công ước BWM. Tại MEPC69, tổ chức vào tháng 4/2016, dự thảo sửa đổi, bổ sung đối với quy định B-3 của Công ước BWM phản ánh các yêu cầu của Nghị quyết A.1088(28) đã được phê chuẩn. Dự thảo sửa đổi, bổ sung này dự kiến sẽ được thông qua tại MEPC72 tổ chức trong năm 2018. -18-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2