intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá kết quả thực hiện và tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến sinh kế của người dân xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định

Chia sẻ: Xedapbietbay Xedapbietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

29
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài nghiên cứu là phân tích được thực trạng thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định. Đánh giá được sự thay đổi các nguồn vốn sinh kế và các hoạt động sinh kế trước và sau khi thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá kết quả thực hiện và tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến sinh kế của người dân xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THANH TUYỀN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG ĐẾN SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN XÃ VĨNH SƠN, HUYỆN VĨNH THẠNH, TỈNH BÌNH ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP HUẾ - 2020 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Huế, ngày 20 tháng 07 năm 2020 Tác giả Nguyễn Thanh Tuyền PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa học và đề tài nghiên cứu tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ quý báu của quý thầy, cô trong Ban giám hiệu Nhà trường, Khoa lâm nghiệp, phòng Đào tạo sau đại học trường Đại học Nông lâm Huế, xin gửi tới quý thầy, cô lòng biết ơn chân thành và tình cảm quý mến nhất. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo TS. Hoàng Huy Tuấn, người đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn khoa học, đã dành nhiều thời gian quý báu và nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các tập thể, cá nhân: Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Bình Định, Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vĩnh Thạnh, Ban quản lý Rừng phòng hộ huyện Vĩnh Thạnh, Hạt Kiểm lâm huyện Vĩnh Thạnh, các hộ gia đình, cá nhân nơi tôi thực hiện suốt quá trình điều tra và các bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn sự quan tâm của gia đình, những người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã góp ý giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Huế, ngày 20 tháng 07 năm 2020 Tác giả Nguyễn Thanh Tuyền PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. iii TÓM TẮT Các hệ sinh thái rừng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với con người trong việc duy trì môi trường sống, đóng góp vào sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Ngoài việc cung cấp gỗ, củi và các lâm sản khác, rừng có vai trò to lớn trong việc phòng hộ, duy trì môi trường sống như điều hòa khí hậu, điều tiết nguồn nước, hạn chế xói mòn, rửa trôi, lũ lụt, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm khí phát thải gây nên hiệu ứng nhà kính thông qua cơ chế hấp thu và lưu trữ cacbon. Làm thế nào để vừa quản lý bảo vệ rừng vừa đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân là vấn đề đang được Chính phủ quan tâm hàng đầu. Sự ra đời của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã giải quyết được vấn đề chi phícho hoạt động bảo vệ rừng; nhờ chính sách này góp phần thúc đẩy người dân bảo vệ rừng tốt hơn. Tuy nhiên, do đây là một chính sách mới, có nhiều vấn đề chưa thể lường trước những phát sinh, vướng mắc được, một số vấn đề từ thực tiễn nảy sinh cần phải tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện để chính sách tiếp tục phát huy hiệu quả. Xuất phát từ yêu cầu đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Đánh giá kết quả thực hiện và tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến sinh kế của người dân xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định". Mục đích nghiên cứu của đề tài: (1)- Phân tích được thực trạng thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Vĩnh Sơn. (2)- Đánh giá được sự thay đổi các nguồn vốn sinh kế và các hoạt động sinh kế trước và sau khi thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. (3)- Đề xuất được giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở địa phương. Phương pháp nghiên cứu: Thu thập số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại địa bàn nghiên cứu, các văn bản, tài liệu có liên quan đến chi trả dịch vụ môi trường rừng; các báo cáo của các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về lâm nghiệp; tổ chức lâm nghiệp liên quan đến chính sách chi trả DVMTR. Thu thập các số liệu sơ cấp như thảo luận nhóm kết hợp với phỏng vấn chuyên sâu, phỏng vấn hộ gia đình. Tham vấn các chuyên gia về việc thực hiện các chính sách, kinh nghiệm giao khoán quản lý bảo vệ rừng và dịch vụ chi trả môi trường rừng; phân tích, xử lý các số liệu thu thập. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. iv Kết quả nghiên cứu: Thứ nhất là đề tài đã xác định được điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội cơ bản. Thứ hai, tổng quan về chi trả DVMTR của tỉnh Bình Định. Thứ ba, kết quả chi trả DVMTR ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định. Thứ tư, đề tài đã xác định được sự tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến các nguồn vốn sinh kế và hoạt động sinh kế của người dân trước và sau khi có Chính sách chi trả DVMTR. Thứ năm, các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở địa phương. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii TÓM TẮT..................................................................................................................... iii MỤC LỤC ......................................................................................................................v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................... viii DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .................................................................................... xi MỞ ĐẦU ........................................................................................................................1 1. Đặt vấn đề ...................................................................................................................1 2. Mục tiêu của đề tài: ....................................................................................................2 3. Ý nghĩa khoa học vàthực tiễn ...................................................................................3 3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................................3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn .....................................................................................................3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................4 1.1. Khung khái niệm về Chi trả dịch vụ môi trường rừng .........................................4 1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến Chi trả dịch vụ môi trường rừng ...................4 1.1.2. Một số khái niệm về sinh kế: ..............................................................................7 1.2. Cơ sở pháp lý chính sách chi trả dịch vụ môi trường ...........................................8 1.3. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................9 1.4. Tổng quan về sinh kế ........................................................................................... 12 1.4.1. Khái niệm sinh kế ............................................................................................. 12 1.4.2. Khung sinh kế bền vững ................................................................................... 13 Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 17 2.1. Đối tượng và phạm vi, đối tượng nghiên cứu .................................................... 17 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 17 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 17 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. vi 2.2. Nội dung nghiên cứu............................................................................................ 17 2.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 17 2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu ...................................................................................... 18 2.3.2. Thu thập số liệu thứ cấp.................................................................................... 18 2.3.3. Thu thập số liệu sơ cấp ..................................................................................... 18 2.4. Phân tí ch thông tin ............................................................................................... 19 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 21 3.1. Tình hình cơ bản của xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định ......... 21 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 21 3.1.2. Điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội.................................................................. 23 3.2. Kết quả chi trả DVMTR của tỉnh Bình Định ..................................................... 29 3.2.1. Cơ cấu tổ chức của quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Định ................ 29 3.2.2. Kết quả ký kết dịch vụ môi trường rừng với các đơn vị sử dụng .................. 30 3.2.3. Cách vận hành Quỹ bảo vệ và phát triển rừng về tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng .................................................................................................................. 39 3.3. Kết quả Chi trả DVMT ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định .... 40 3.4. Ảnh hưởng của chính sách chi trả DVMTR đến nguồn vốn sinh kế:............... 51 3.4.1. Nguồn vốn tự nhiên .......................................................................................... 51 3.4.2. Nguồn vốn xã hội .............................................................................................. 53 3.4.3. Nguồn vốn con người ....................................................................................... 56 3.4.4. Nguồn vốn vật chất ........................................................................................... 59 3.4.5. Nguồn vốn tài chính.......................................................................................... 60 3.5. Ảnh hưởng của Chính sách chi trả DVMTR đến hoạt động sinh kế ................ 65 3.5.1. Tác động đến sinh kế ........................................................................................ 65 3.5.2. Tác động của chính sách chi trả DVMTR đối với đời sống của người dân 69 3.5.3. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong quá trình chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Vĩnh Sơn ....................................................................................... 71 3.6. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách chi trả DVMTR .... 74 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. vii 3.6.1. Giải pháp về chính sách và thực thi chính sách .............................................. 74 3.6.2. Giải pháp về nâng cao nhận thức cho cộng đồng ........................................... 76 3.6.3. Giải pháp cải thiện sinh kế của cộng đồng ...................................................... 77 3.6.4. Giải pháp về kiểm tra, giám sát hoạt động chi trả DVMTR .......................... 78 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 79 1. Kết luận .................................................................................................................... 79 2. Kiến nghị.................................................................................................................. 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 82 PHỤ LỤC .................................................................................................................... 85 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB : Ngân hàng Phát triển châu Á ARBCP : Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học khu vực châu Á BQL : Ban quản lý BV&PTR : Bảo vệ và Phát triển rừng BVR : Bảo vệ rừng DANIDA : Cơ quan phát triển quốc tế của Đan Mạch DFID : Bộ Phát triển Quốc tế Anh DVMTR : Dịch vụ môi trường rừng HĐND : Hội đồng nhân dân HKL : Hạt Kiểm lâm ICRAF : Trung tâm Nông - Lâm Thế giới IFAD : Quỹ Quốc tế về Phát triển Nông nghiệp PCCCR : Phòng cháy chữa cháy rừng QBVPTR : Quỹ bảo vệ và phát triển rừng QLR : Quản lý rừng RCFEE : Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường Rừng RPH : Rừng phòng hộ RUPES : Chương trình Chi trả dịch vụ môi trường cho người nghèo vùng cao UBND : Ủy ban nhân dân USAID : Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ WWF : Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới XĐGN : Xóa đói giảm nghèo PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Danh sách Chi trả DVMTR lưu vực thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh, xã Vĩnh Sơn ......................................................................................................... 40 Bảng 3.2. Danh sách Ban QL rừng phòng hộ Chi trả DVMTR xã Vĩnh Sơn .... 41 Bảng 3.3. Mức độ ảnh hưởng của Chính sách chi trả DVMTR đến nhận thức của người dân về nguồn vốn tự nhiên ........................................................................ 52 Bảng 3.4. Mức độ ảnh hưởng của Chính sách chi trả DVMTR đến nhận thức của người dân về nguồn vốn xã hội ........................................................................... 54 Bảng 3.5. Mức độ ảnh hưởng của Chính sách chi trả DVMTR đến nhận thức của người dân về nguồn vốn con người ..................................................................... 58 Bảng 3.6. Mức độ ảnh hưởng của Chính sách chi trả DVMTR đến nhận thức của người dân về nguồn vốn vật chất ........................................................................ 60 Bảng 3.7. Tỷ lệ hộ nghèo của thôn K2 vàthôn K4 giai đoạn 2014-2019 .......... 61 Bảng 3.8. Mức độ ảnh hưởng của Chính sách chi trả DVMTR đến nhận thức của người dân về nguồn vốn tài chính ....................................................................... 62 Bảng 3.9. Tổng hợp điểm trung bình của 5 nguồn vốn ...................................... 64 Bảng 3.10. Sự thay đổi các hoạt động sinh kế trước và sau khi thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở thôn K2 ................................................. 66 Bảng 3. 11. Sự thay đổi các hoạt động sinh kế trước và sau khi thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở thôn K4 ................................................. 67 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. x PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. xi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1. Sơ đồ khung sinh kế bền vững................................................................... 13 nh 3.1. Sơ đồ địa giới hành chính huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định ............... 21 Hì Hình 3.2. Cơ cấu các loại đất trên địa bàn xã Vĩnh Sơn ........................................... 22 nh 3.3. Sơ đồ vận hành quỹ và Chính sách chi trả DVMTR ở tỉnh Bình Định .. 39 Hì Hình 3.4. Sơ đồ quản lý, sử dụng chi trả DVMTR tại xã Vĩnh Sơn ........................ 44 Hình 3.5. Sự tác động của chính sách chi trả DVMTR đến 5 nguồn vốn ............... 64 Hình 3.6. Sự thay đổi các hoạt động sinh kế trước và sau khi thực hiện chi trả DVMTR thôn K2 ........................................................................................................ 67 Hình 3.7. Sự thay đổi các hoạt động sinh kế trước và sau khi thực hiện chi trả DVMTR thôn K 4 ....................................................................................................... 68 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Các hệ sinh thái rừng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với con người trong việc duy trì môi trường sống, đóng góp vào sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Ngoài việc cung cấp gỗ, củi vàcác lâm sản khác, rừng cóvai tròto lớn trong việc phòng hộ, duy trì môi trường sống như điều hòa khíhậu, điều tiết nguồn nước, hạn chế xói mòn, rửa trôi, hạn chế lũ lụt, bảo tồn đa dạng sinh học, hạn chế khíphát thải gây nên hiệu ứng nhà kính thông qua cơ chế hấp thu và lưu trữ cacbon. Với tầm quan trọng của môi trường rừng, nhiều quốc gia đã hình thành các cơ chế khác nhau nhằm quản lý dịch vụ môi trường rừng trên quan điểm coi dịch vụ môi trường làmột loại hàng hóa. Một số quốc gia đã nghiên cứu xây dựng vàứng dụng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường, đây được coi là xu hướng mới nhằm quản lý dịch vụ môi trường rừng và hướng tới phát triển bền vững. Cómột nghịch lýlàviệc duy trìbảo vệ các hệ sinh thái rừng thường được thực hiện bởi một nhóm nhỏ, trong khi người hưởng lợi làsố đông. Giữa người sử dụng và người cung cấp dịch vụ môi trường rừng cần cósự công bằng trong chia sẻ lợi ích vàchi phítrong quản lý rừng thông qua một cơ chế kinh tế. Cơ chế này cũng tạo ra một nguồn ngân sách cho việc đầu tư phục hồi vàduy trìbền vững các giátrị hệ sinh thái. Đó chính là ý nghĩa ban đầu cho sự ra đời của cơ chế “Chi trả dịch vụ môi trường” (Payments for Environmental Services-PES). Các dịch vụ hệ sinh thái rừng có liên quan mật thiết với sinh kế người nghèo vàtất cả các cộng đồng, được cho lànhững mối quan hệ nhân quả quan trọng giữa sự biến đổi sinh kế nông thôn và độ che phủ rừng. Người nghèo ở các vùng sâu, vùng xa ở nông thôn phụ thuộc khánhiều vào nguồn hàng hóa vàdịch vụ môi trường từ rừng tự nhiên, những lợi ích lớn thông qua việc chuyển đổi đất rừng thành đất nông nghiệp, khai thác vàbán gỗ, cũng như các sản phẩm từ rừng khác. Tiền thu được làm vốn và chi trả các dịch vụ thiết yếu trong sinh hoạt hàng ngày (Sunderlin vàHuỳnh Thu Ba, 2005). Ở Việt Nam, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) được thực hiện thí điểm ở Lâm Đồng và Sơn La từ cuối năm 2008 và được thể chế hóa trên phạm vi toàn quốc từ năm 2010 thông qua ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về Chính sách chi trả DVMTR; PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 2 và hiện nay chính sách chi trả DVMTR được được điều chỉnh bởi Luật Lâm nghiệp năm 2017; Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chí nh phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chí nh phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp. Thời gian qua, chí nh sách chi trả DVMTR trên phạm vi cả nước đã đạt nhiều kết quả khả quan, những bài học kinh nghiệm quý báu trong quátrì nh tổ chức thực hiện, khẳng định rõ hơn, đây là là một chủ trương, chính sách mới đúng đắn, cótí nh khả thi cao, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn trong công tác bảo vệ, phát triển rừng, phù hợp với nhu cầu, được người dân hết sức đồng tình và ủng hộ. Chính sách đã từng bước đi vào cuộc sống, phát huy tác dụng, hiệu quả, gắn kết và đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người sử dụng và người cung ứng dịch vụ. Nhận thức của các cấp, ngành và người dân vùng được chi trả DVMTR đã được nâng cao, họ hiểu rõvề vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng, thấy được trách nhiệm vàquyền lợi của mình, tích cực tham gia thực hiện chính sách. Chính sách chi trả DVMTR được thực hiện ở Ban quản lý rừng phòng hộ Vĩnh Thạnh (BQLRPH), tỉnh Bình Định được thực hiện từ năm 2014, sau gần 5 năm thực hiện, chính sách này đã có những ảnh hưởng đáng kế đến đời sống của người dân địa phương. Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành đề tài: "Đánh giá kết quả thực hiện và tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến sinh kế của người dân xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bì nh Định" nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng, góp phần quản lý rừng bền vững gắn kết với cải thiện sinh kế. 2. Mục tiêu của đề tài: (1)- Phân tích được thực trạng thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định. (2)- Đánh giá được sự thay đổi các nguồn vốn sinh kế và các hoạt động sinh kế trước và sau khi thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. (3)- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở địa phương. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 3 3. Ý nghĩa khoa học vàthực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện phương pháp tiếp cận trong phân tích, đánh giá kết quả thực hiện và tác động của chí nh sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến đời sống của người dân địa phương. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu làm cơ sở để các cấp, các ngành ở địa phương nhìn nhận chí nh xác, khách quan về kết quả thực hiện chí nh sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Trên cơ sở đó sẽ thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách chi trả DVMTR, góp phần quản lý rừng bền vững gắn kết với cải thiện sinh kế. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khung khái niệm về Chi trả dịch vụ môi trường rừng 1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến Chi trả dịch vụ môi trường rừng Môi trường rừng bao gồm các hợp phần của hệ sinh thái rừng: thực vật, động vật, vi sinh vật, nước, đất, không khí, cảnh quan thiên nhiên. Môi trường rừng có các giá trị sử dụng đối với nhu cầu của xã hội và con người, gọi là giá trị sử dụng của môi trường rừng, gồm: bảo vệ đất, điều tiết nguồn nước, phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng chống thiên tai, đa dạng sinh học, hấp thụ và lưu giữ các bon, du lịch, nơi cư trú và sinh sản của các loài sinh vật, gỗ và lâm sản khác (Chính phủ Việt Nam, 2010). Luật Lâm nghiệp năm 2017 quy định về dịch vụ môi trường rừng là hoạt động cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường rừng, gồm các loại dịch vụ sau: - Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; - Điều tiết, duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội; - Hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng; giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh; - Bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng cho kinh doanh dịch vụ du lịch; - Cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn, con giống tự nhiên, nguồn nước từ rừng và các yếu tố từ môi trường, hệ sinh thái rừng để nuôi trồng thủy sản. * Nguyên tắc chi trả dịch vụ môi trường rừng - Rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng khi đáp ứng các tiêu chí là Rừng (Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên) và cung ứng một hoặc một số dịch vụ môi trường rừng (Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; Điều tiết, duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội; Hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng; giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 5 rừng bền vững, tăng trưởng xanh; Bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng cho kinh doanh dịch vụ du lịch; Cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn, con giống tự nhiên, nguồn nước từ rừng và các yếu tố từ môi trường, hệ sinh thái rừng để nuôi trồng thủy sản); - Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng; - Thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng bằng tiền thông qua hình thức chi trả trực tiếp hoặc chi trả gián tiếp; - Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là một yếu tố trong giá thành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng; - Bảo đảm công khai, dân chủ, khách quan, công bằng; phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làthành viên. * Đối tượng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng bao gồm: - Chủ rừng (Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ; Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, trừ (Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất); Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được giao rừng (sau đây gọi là đơn vị vũ trang); Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp; Hộ gia đình, cá nhân trong nước; Cộng đồng dân cư; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất; - Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có hợp đồng nhận khoán bảo vệ và phát triển rừng với chủ rừng là tổ chức do Nhà nước thành lập; - Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng theo quy định của pháp luật. * Đối tượng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng được quy định như sau: - Cơ sở sản xuất thủy điện phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối, điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất thủy điện; PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 6 - Cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất nước sạch; - Cơ sở sản xuất công nghiệp phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất công nghiệp; - Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng; - Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh gây phát thải khí nhà kính lớn phải chi trả tiền dịch vụ về hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng; - Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải chi trả tiền dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn, con giống tự nhiên, nguồn nước và các yếu tố từ môi trường, hệ sinh thái rừng cho nuôi trồng thủy sản; - Các đối tượng khác theo quy định của pháp luật. * Hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng được quy định như sau: - Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền trực tiếp cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng; - Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng ủy thác qua quỹ bảo vệ và phát triển rừng; - Nhà nước khuyến khích áp dụng chi trả trực tiếp cho tất cả các trường hợp nếu bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng tự thỏa thuận trên cơ sở mức tiền chi trả dịch vụ do Chính phủ quy định. * Quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng được thực hiện như sau: - Xác định tổng số tiền thu được từ dịch vụ môi trường rừng; - Xác định mức chi trả dịch vụ môi trường rừng; - Xác định đối tượng được chi trả dịch vụ môi trường rừng; - Xác định hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng; - Lập kế hoạch thu, chi dịch vụ môi trường rừng; - Xác định trường hợp được miễn, giảm nộp tiền dịch vụ môi trường rừng; - Tổ chức chi trả dịch vụ môi trường rừng; - Kiểm tra, giám sát quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 7 * Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, hình thức chi trả, mức chi trả dịch vụ môi trường rừng và điều chỉnh, miễn, giảm mức chi trả dịch vụ môi trường rừng; quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng. 1.1.2. Một số khái niệm về sinh kế: - Sinh kế bao gồm năng lực và tài sản/nguồn vốn (các nguồn lực vật chất và nguồn lực xã hội), và các hoạt động cần thiết cho các phương tiện sinh sống. Một sinh kế bền vững khi nó có thể đối phó vàphục hồi từ những sức ép, các cú sốc và duy trì hoặc tăng cường được năng lực và tài sản của mình cả trong hiện tại và trong tương lai, trong khi không hủy hoại cơ sở tài nguyên thiên nhiên (Chambers and Conway, 1992). - Nguồn vốn sinh kế bao gồm: nguồn vốn tự nhiên, nguồn vốn xã hội, nguồn vốn con người, nguồn vốn vật chất, nguồn vốn tài chính. Vì vậy, sinh kế phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài, và được xem như một hệ thống nơi mà sự thay đổi một yếu tố dẫn đến thay đổi một yếu tố khác (Diana, 1998; DFID, 2001). - Nguồn vốn tự nhiên: kho tài nguyên thiên nhiên mà các dòng chảy hữu ích cho đời sống bắt nguồn từ đó (đất, rừng, nước…). - Nguồn vốn xã hội: các nguồn lực xã hội (mạng lưới xã hội, thành viên của các nhóm, các mối quan hệ ...) mà mọi người có được cho kế sinh nhai của mình. - Nguồn vốn con người: những kỹ năng, kiến thức, năng lực, lao động, sức khỏe… là những yếu tố quan trọng đối với khả năng thực hiện các chiến lược sinh kế khác nhau. - Nguồn vốn vật chất: cơ sở hạ tầng (giao thông, nhà ở, nước, năng lượng, và truyền thông) và các thiết bị sản xuất. - Nguồn vốn tài chính: các nguồn tài chính (tiền mặt/trợ cấp, tiền gửi ngân hàng, vật nuôi, đồ kim hoàn, và khả năng tiếp cận tín dụng) có sẵn cho mọi người và cung cấp cho họ với những lựa chọn sinh kế khác nhau. Hoạt động sinh kế có thể được chia thành hai loại chính: loại thứ nhất là các hoạt động dựa trên tài nguyên thiên nhiên (phi nông nghiệp, nông nghiệp), chẳng hạn như thay đổi hệ thống canh tác và thay đổi tiếp cận với đất vàcác sản phẩm rừng; vàloại thứ hai làdựa trên nguồn tài nguyên phi tự nhiên như lao động làm thuêvàdịch vụ (Ellis, 1998). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 8 1.2. Cơ sở pháp lýchính sách chi trả dịch vụ môi trường Căn cứ theo hệ thống pháp luật hiện hành, Pháp lệnh số 38/2001/PL- UBTVQH 10 ngày 28/08/2001 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về phívàlệ phí có quy định về việc thu phí đối với 12 lĩnh vực. Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản đã có các quy định về phíthuỷ lợi, phíkiểm dịch động, thực vật, phíkiểm tra vệ sinh thúy, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản…Riêng trong lĩnh vực môi trường có phíbảo vệ môi trường đối với nước thải, khíthải, chất thải rắn, tiếng ồn, khai thác tài nguyên. Như vậy, Pháp luật Việt Nam đã có sự quan tâm đúng đắn đến vấn đề bảo vệ môi trường, tạo cơ sở tiền đề cho việc bổ sung, xây dựng các chính sách mới, đáp ứng được xu hướng phát triển chung của đất nước vàthế giới. Một số văn bản pháp luật sau đây đã đề cập trực tiếp đến chi trả DVMTR. Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 380/QĐ- TTg ngày 10/04/2008 về chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng tại hai tỉnh Sơn La và Lâm Đồng. Sau 2 năm thí điểm bằng các dự án hỗ trợ của USAID/Winrock International và GIZ, dựa trên những thành công bước đầu, Chính phủ đã ban hành Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/09/2010 về Chính sách chi trả DVMTR để áp dụng cơ chế này trên toàn quốc; và hiện nay thay thế quy định Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Lâm nghiệp. Một loạt các nghị định, thông tư hướng dẫn cũng được nhà nước xây dựng và ban hành nhằm đảm bảo Chính sách chi trả DVMTR có thể nhanh chóng triển khai thực hiện một cách thống nhất trong thực tế tại các địa phương như sau: a) Các nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; - Quy định về tổ chức, quản lý: Luật Lâm nghiệp năm 2017; Nghị định 118/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới vàphát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp; - Quy định về chi trả: Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.  Quy định về xử lývi phạm: Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chí nh phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2