intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu tính đa dạng của phân bộ v e-rầy (Homoptera: Auchenorrhyncha) và đề xuất một số biện pháp quản lý ở Vườn quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình

Chia sẻ: Tri Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:139

15
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định được thành phần loài côn trùng thuộc phân bộ ve-rầy Auchenorrhyncha ở VQG Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình; đánh giá được mức độ phong phú và đa dạng của phân bộ ve rầy Auchenorrhyncha về khu vực, sinh cảnh ở VQG Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình; đề xuất một số giải pháp quản lý phân Bộ - rầy Auchenorrhyncha ở VQG Cúc Phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu tính đa dạng của phân bộ v e-rầy (Homoptera: Auchenorrhyncha) và đề xuất một số biện pháp quản lý ở Vườn quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ĐỖ VĂN LẬP NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG CỦA PHÂN BỘ VE - RẦY (HOMOPTERA: AUCHENORRHYNCHA) VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ Ở VƢỜN QUỐC GIA CÚC PHƢƠNG, TỈNH NINH BÌNH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG MÃ SỐ: 62.62.02.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS. NGUYỄN THẾ NHÃ HÀ NỘI, 2016
  2. ii LỜI CẢM ƠN Sau hai năm học tập tại Trƣờng Đại học Lâm nghiệp, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu tính đa dạng của phân bộ v e-rầ y (Homoptera: Auchenorrhyncha) và đề xuất một số biện pháp quản lý ở Vườn quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình ”. Xin chân thành cảm ơn GS.TS. Nguyễn Thế Nhã, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn và tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi nghiên cứu và hoàn thành đề tài. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo đã tham gia giảng dậy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập; xin cảm ơn tới Ban Giám hiệu và Phòng đào tạo Sau Đại học, Trƣờng Đại học Lâm Nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi học tập tại Trƣờng. Xin cảm ơn tới Ban Giám đốc, các cán bộ khoa học tại Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế - Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng, cảm ơn tới tất cả đồng nghiệp và bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Hồng Thái, Trƣởng phòng sƣu tập và quản lý mẫu - Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra ngoại nghiệp và công tác định loại. Mặc dù đã rất cố gắng trong khi thực hiện đề tài nhƣng do kiến thức có hạn, điều kiện về thời gian và tƣ liệu tham khảo còn hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp, bổ sung của các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 4 năm 2016 Học viên Đỗ Văn Lập
  3. iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Đề tài“Nghiên cứu tính đa dạng của phân bộ v e-rầ y (Homoptera: Auchenorrhyncha) và đề xuất một số biện pháp quản lý ở Vườn quố c gia Cúc Phương , tỉnh Ninh Bình ” là công trin ̀ h nghiên cƣ́u của cá nhân tôi thƣ̣c hiê ̣n dƣới sƣ̣ hƣớng dẫn của GS.TS. Nguyễn Thế Nhã. Các nội dung nghiên cứu và kế t quả đƣơ ̣c trình bày trong luâ ̣n văn là trung thƣ̣c và chƣ a đƣơ ̣c công bố trong bất kỳ luận văn nào. Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2016 Học viên Đỗ Văn Lập
  4. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................ix ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................1 Chƣơng 1 .....................................................................................................................3 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................................................................................3 1.1. Khái quát chung về các loài của phân bộ ve - rầy ............................................3 1.3. Tình hình nghiên cứu phân bộ ve - rầy ở trong nƣớc .......................................6 1.4. Tình hình nghiên cứu ve - rầy ở Vƣờn quố c gia Cúc Phƣơng .......................10 Chƣơng II ..................................................................................................................11 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU ..................................................................11 2.1. Vị trí địa lý......................................................................................................11 2.2. Lịch sử địa chất và địa hình ............................................................................11 2.2.1. Lịch sử địa chất........................................................................................11 2.2.2. Địa hình ...................................................................................................11 2.3. Khí hậu, thủy văn ...........................................................................................13 2.3.1. Chế độ nhiệt .............................................................................................13 2.3.2. Chế độ mưa ..............................................................................................13 2.3.3. Độ ẩm không khí ......................................................................................14 2.3.4. Chế độ gió ................................................................................................15 2.3.5. Thủy văn ...................................................................................................15 2.4. Đặc điểm khu hệ động, thực vật .....................................................................15 2.5. Điều kiện kinh tế xã hội .................................................................................18 2.6. Đánh giá chung về tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ...................................................................................................................................19 2.6.1. Thuận lợi......................................................................................................19 2.6.2. Khó khăn ......................................................................................................19 Chƣơng 3 ...................................................................................................................21
  5. v MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ ........................................21 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................21 3.1. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................21 3.1.1. Mục tiêu chung ........................................................................................21 3.1.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................21 3.2. Đối tƣợng, phạm vi, thời gian nghiên cứu .....................................................21 3.2.1. Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................21 3.2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................21 3.2.3. Thời gian nghiên cứu ...............................................................................22 3.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................22 3.3.1. Nghiên cứu tính đa dạng và đặc điểm thành phần loài ve - rầ y..............22 3.3.2. Nghiên cứu về đặc điểm phân bố (theo khu vực, sinh cảnh) của ve -rầy 22 3.3.3. Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái một số loài của phân bộ ve - rầy tại khu vực nghiên cứu .......................................................................................22 3.3.4. Đề xuất biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học các loài ve-rầy trong khu vực nghiên cứu ...................................................................................................22 3.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................22 3.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................23 3.5.1. Phương pháp kế thừa ...............................................................................23 3.5.2. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa ................................................23 3.5.2.1. Phương pháp điều tra thực địa .........................................................23 3.5.2.2. Phương pháp thu thập mẫu vật .........................................................30 3.5.3. Phương pháp xử lý số liệu và bảo quản mẫu ..........................................33 3.5.3.1. Phương pháp xử lý và bảo quản mẫu ...............................................33 3.5.3.2. Phương pháp giám định tên khoa học ..............................................34 3.5.3.3. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................35 Chƣơng 4 ...................................................................................................................38 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................................38 4.1. Tính đa dạng và đặc điểm thành phần loài ve - rầy ở VQG Cúc Phƣơng ......38 4.1.1. Tính đa dạng các loài thuộc phân bộ ve - rầy ở VQG Cúc Phương .......38
  6. vi 4.1.2. Đặc điểm thành phần loài ve - rầy trong VQG Cúc Phương ..................49 4.1.2.1. Đa dạng số loài theo giống ...............................................................49 4.1.2.2. Đa dạng số giống và loài theo họ .....................................................50 4.2. Đặc điểm phân bố các loài ve - rầy ở Vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng ...............53 4.2.1. Đặc điểm phân bố của ve - rầy theo khu vực nghiên cứu .......................53 4.2.2. Đặc điểm phân bố các loài ve - rầy theo sinh cảnh ................................61 4.3. Nghiên cứu đặc điểm hình thái của một số họ và loài ve - rầy ở VQG Cúc Phƣơng ...................................................................................................................62 4.3.1. Đặc điểm hình thái của một số họ thuộc phân bộ Auchenorryncha .......62 4.3.2. Đặc điểm một số loài thuộc phân bộ ve - rầy - Auchenorryncha ............68 4.4. Đề xuất biện pháp quản lý ĐDSH ở Vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng ................79 4.4.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến ĐDSH VQG Cúc Phương .......................79 4.4.2. Những biện pháp quản lý, bảo vệ ............................................................80 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................83 1. Kết luận .................................................................................................................83 2. Tồn tại ...................................................................................................................84 3. Khuyến nghị ..........................................................................................................84 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................86 1. Tài liệu tiếng Việt..................................................................................................86 2. Tài liệu tiếng Anh..................................................................................................90 PHỤ LỤC ..................................................................................................................99 Phụ lục 1. Các phụ biểu...........................................................................................100 Phụ lục 2. Một số hình ảnh trong quá trình nghiên cứu..........................................114
  7. vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Tƣ̀ viế t tắ t Ý nghĩa ĐDSH Đa da ̣ng sinh ho ̣c IUCN Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế nnk Những ngƣời khác VQG Vƣờn Quố c gia
  8. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Các chỉ tiêu khí hậu cơ bản khu vực VQG Cúc Phƣơng ..........................14 Bảng 2.2. Thành phần loài của khu hệ động vật có xƣơng sống ở VQG Cúc Phƣơng ...................................................................................................................................17 Bảng 2.3. Thành phần loài của khu hệ côn trùng ở VQG Cúc Phƣơng. ...................18 Bảng 3.1. Các dạng sinh cảnh chính trong khu vực nghiên cứu ...............................23 Bảng 3.2. Đặc điểm của các tuyến, điểm điều tra ve - rầy........................................25 Bảng 3.3. Phiếu điều tra ve - rầy theo tuyến ............................................................31 Bảng 3.4. Phiếu điều tra ve - rầy theo điểm ..............................................................32 Bảng 3.5. Phiếu điều tra ve - rầy bằng phƣơng pháp bẫy đèn ..................................32 Bảng 4.1. Kết quả điều tra các loài ve - rầy điều tra .................................................38 Bảng 4.3. Danh sách những loài ve - rầy ít gặp và thƣờng gặp ................................43 Bảng 4.4. Thành phần loài ve - rầy ở VQG Cúc Phƣơng so với một số VQG ở miền Bắc Việt Nam ............................................................................................................45 Bảng 4.5. Thành phần loài ve - rầy đƣợc ghi nhận ở VQG Cúc Phƣơng so với cả nƣớc dựa trên các họ đã đƣợc thống kê ở Việt Nam.................................................46 Bảng 4.7. Danh sách các giống ve - rầy có số lƣợng loài nhiều ...............................50 Bảng 4.8. Số lƣợng giống và loài ve - rầy trong họ ở VQG Cúc Phƣơng ...............50 Bảng 4.9. Sự phân bố ve - rầy ở các khu vực nghiên cứu.........................................53 Bảng 4.10. Danh sách ve - rầy mới thấy xuất hiện ở một khu vực nghiên cứu ........55 Bảng 4.11. Danh sách ve - rầy xuất hiện ở cả 3 khu vực ..........................................57 Bảng 4.12. Mối quan hệ ve - rầy ở các kiểu rừng .....................................................60 Bảng 4.13. Ảnh hƣởng của địa hình tới mức độ phong phú của ve-rầy ...................61 Bảng 4.2. Danh sách các loài ve - rầy ở VQG Cúc Phƣơng .....................................99 Bảng 4.6. Số lƣợng loài ve - rầy trong từng giống..................................................110
  9. ix DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Vị trí VQG Cúc Phƣơng trong hệ thống các Khu bảo tồn Thiên nhiên của Việt Nam ...................................................................................................................12 Hình 2.2. Biểu đồ khí hậu Gaussen-Walter khu vực Cúc Phƣơng ...........................15 Hình 3.1. Sơ đồ tuyến điều tra ve - rầy .....................................................................28 Hình 3.2. Sơ đồ điểm điều tra ve - rầy ......................................................................29 Hình 4.1. Tỷ lệ bắt gặp các loài ve - rầy ...................................................................43 Hình 4.2. So sánh cấu trúc giống, loài ve - rầy ở ba VQG : Cúc Phƣơng, ...............46 Cát Bà và Ba Bể. .......................................................................................................46 Hình 4.3. So sánh số loài của VQG Cúc Phƣơng với Việt Nam. .............................48 Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện số giống trong các họ thuộc phân bộ ve - rầy ở VQG Cúc Phƣơng. .....................................................................................................................52 Hình 4.5. Biểu đồ thể hiện số loài trong các họ thuộc phân bộ ve - rầy ở VQG Cúc Phƣơng. .....................................................................................................................52 Hình 4.6. Biểu đồ phân bố các loài ve - rầy theo khu vực ........................................54 Hình 4.7. Đa dạng loài ve - rầy ở chân, sƣờn, đỉnh của 3 khu vực nghiên cứu. .......61
  10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bộ Cánh giống (Cánh đều Homoptera) là một trong những bộ có số lƣợng loài tƣơng đối lớn của lớp côn trùng (Insecta). Chúng bao gồm 2 phân bộ là: phân bộ Rệp (Stenorrhyncha) và phân bộ ve - rầy (Auchenorrhyncha). Ve - rầy sống trên các cây gỗ, cây bụi ở nhiều vùng khác nhau từ rừng núi, tới các hàng cây, vƣờn cây trong khu dân cƣ, kể cả thành phố. Riêng đối các loài Ve sầu thƣờng vào đầu hè khi ve sầu trƣởng thành xuất hiện, con đực phát ra âm thanh để dẫn dụ con cái. Ấu trùng ve sầu, sống ở dƣới đất và lột xác thành ve sầu trƣởng thành trên thân cây. Từ xa xƣa, con ngƣời đã biết dùng xác ve - vỏ lột của ve sầu làm thuốc chữa bệnh. Các danh y Việt Nam nhƣ Hải Thƣợng Lãn Ông, Tuệ Tĩnh đều ghi chép những phƣơng thức dùng xác vỏ lột của Ve sầu làm vị thuốc chữa một số bệnh nhƣ: mờ mắt, đau đầu, chóng mặt, sởi đậu bị hãm... Năm 1977, trong cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi có vị thuốc “thuyền thoái” hay vỏ lột xác loài Ve sầu Cryptotympana pustulata Fabricius với tác dụng chữa sốt, chữa kinh giật kinh phong co quắp chân tay của trẻ em, ho cảm mất tiếng, viêm tai giữa [10]. Năm 2003, cuốn “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” của Viện Dƣợc Liệu có ghi nhận vỏ lột xác của Ve sầu có công dụng chữa sốt, cảm, ho, mất tiếng, viêm tai giữa. Tuy nhiên, việc xác định chính xác thuyền thuế là của loài ve sầu nào thì chƣa đƣợc nghiên cứu. Cho đến nay trên thế giới đã ghi nhận hơn 42.000 loài thuộc 4 liên họ, phân bộ ve-rầy (Auchenorrhyncha). Ở Việt Nam cho đến nay mới chỉ ghi nhận đƣợc khoảng 500 loài, trong khi số lƣợng loài ƣớc tính có mặt ở Việt Nam là hơn 2.000 loài. So với một số nhóm côn trùng khác, bộ Cánh giống (Homoptera) còn ít đƣợc nghiên cứu: Số loài phát hiện đƣợc chƣa nhiều; một số loài mới chỉ biết tên khoa học là chủ yếu, các dẫn liệu khoa học cần thiết khác hầu nhƣ chƣa có hoặc còn phân tán, tản mạn… Vƣờn Quốc gia (VQG) Cúc Phƣơng nằm trên địa phận ranh giới 3 khu vực Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ thuộc ba tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa. VQG Cúc Phƣơng có hệ động, thực vật phong phú đa dạng mang đặc trƣng rừng mƣa nhiệt đới. Trong đó , thế giới côn trùng ở VQG Cúc Phƣơng lại càng
  11. 2 phong phú. Trong các nghiên cứu về côn trùng ở VQG Cúc Phƣơng nói chung và nghiên cứu về phân bộ ve - rầy nói riêng, cũng đã có một số công bố của các tác giả trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tổng hợp tất cả các họ thuộc phân bộ này thì chƣa có tài liệu nào đề cập. Nhằm mục đích xác định đƣợc thành phần loài và tính đa dạng của phân bô ̣ ve - rầ y (Homoptera: Auchenorrhyncha) từ đó làm cơ sở khoa học đề đề xuất một số biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học chúng ở VQG Cúc Phƣơng, đề tài: “Nghiên cứu tính đa dạng của phân bộ v e-rầ y (Homoptera: Auchenorrhyncha) và đề xuất một số biện pháp quản lý ở Vườn quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình” đƣợc thực hiện.
  12. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Khái quát chung về các loài của phân bộ ve - rầy Bộ Cánh giống Homoptera gồm hai phân bộ là phân bộ ve-rầy Auchenorrhyncha và phân bộ rệp - Sternorrhyncha. Mặc dù các loài thuộc phân bộ ve - rầy Auchenorrhyncha có hình thái rất đa dạng, nhƣng chúng đều có các đặc điểm chung sau: (1) Miệng phát sinh từ phía sau của đầu (trái ngƣợc với Heteroptera: phát sinh từ phía trƣớc của đầu và Sternorrhyncha: phát sinh từ khu vực giữa chân trƣớc); (2) râu đầu tƣơng đối ngắn và dựng lên; và (3) cá thể trƣởng thành gồm có 3 đốt bàn chân (trong khi đó tất cả các con trƣởng thành của các loài thuộc phân bộ Sternorrhyncha và một số thuộc phân bộ Heteroptera chỉ có 2 đốt bàn chân) (Kramer, S., 1950) [62]. Gần nhƣ tất cả các loài thuộc phân bộ ve - rầy Auchenorrhyncha sử dụng miệng để chích hút dịch cây. Ngoài ra, một số loài ăn nấm hoặc rêu. Một số loài là dịch hại cây trồng và gây ra thiệt hại nghiêm trọng thông qua hút nhựa cây, lây truyền tác nhân gây bệnh. Ngoài các đặc điểm hình thái đƣợc liệt kê ở trên, các loài thuộc phân bộ ve - rầy Auchenorrhyncha có một hệ thống cơ quan phát ra âm thanh để tiếp nhận thông tin, thêm vào đó là nhiều loài có khả năng nhảy rất tốt. Trong số các nhóm loài khác nhau thì ve sầu là một ví dụ điển hình cho việc dùng âm thanh để thông tin, liên lạc giữa cá thể đực với cá thể cái. Cơ quan phát ra âm thanh dạng màng trống đƣợc gọi là tymbals. Các loài thuộc phân bộ ve - rầy Auchenorrhyncha phân bố ở tất cả các vùng địa lý động vật trên thế giới (trừ khu vực Nam Cực). Đặc biệt chúng phân bố rất nhiều và phong phú ở vùng nhiệt đới. Tất cả các loài thuộc phân bộ ve - rầy đều chích hút nhựa cây, nhiều loài còn là véctơ truyền bệnh cho thực vật. 1.2. Tình hình nghiên cứu về phân bộ ve - rầy ở trên thế giới Các loài thuộc nhóm ve - rầy Auchenorrhyncha đƣợc chú ý nghiên cứu từ rất sớm. Ngay từ những thập niên cuối thế kỷ XVIII, nhiều loài đã đƣợc Linné (1758) và Fabricius (1794) đặt tên khoa học và những tên này còn đƣợc dùng cho tới nay (Linnaeus, C., 1758) [65].
  13. 4 Sang thế kỷ XIX, nhóm này đƣợc chú ý nhiều hơn. Thành phần loài của nhiều nƣớc đã đƣợc các tác giả công bố trên tạp trí khoa học tự nhiên nhƣ công trình của Walker, 1850, 1851 với catalog gồm 3 tập mô tả và ghi nhận vùng phân bố của các loài thuộc họ Cicadidae, Fulgoridae, Membracidae, Cercopidae và Cicadellidae (Walker, F., 1850 - 151) [100], [101]. Từ năm 1946-1968, Metcalf đã công bố liên tục catalogues các họ ve-rầy thuộc bộ Homoptera. Các catalogues này đã tổng hợp đầy đủ các taxa đã đƣợc công bố từ trƣớc đến thời điểm đó (Metcalf, Z.P., 1946-1968) [70], [71], [72], [73]. Theo thông tin trong cơ sở dữ liệu Metcalf (www.lib.ncsu.edu/specialcollections/ digital/metcalf/index.html) thì phân bộ ve - rầy (Auchenorrhyncha) gồm các nhóm: Ve sầu, Rầy lá, Rầy thân, Ve sầu nhảy (Ve sầu bọt) và Rầy cây. Tổng họ Ve sầu Cicadoidea bao gồm 2 họ, 4 họ phụ, 41 tộc, 413 giống và hơn 2900 loài đƣợc mô tả. Ngoại trừ 2 loài của Australia thuộc họ Tettigarctidae, tất cả các loài Ve sầu hiện có thuộc họ Cicadidae. Các nhà phân loại cho rằng vẫn còn hàng trăm loài chƣa đƣợc phát hiện và mô tả, đặc biệt là các loài ở châu Úc và châu Phi. Nhóm rầy lá là nhóm côn trùng phổ biến và phong phú nhất trên trái đất. Hiện nay, nhóm này đƣợc xếp vào 2 họ: Myerslopiidae (chỉ có 2 giống) và họ Cicadellidae (họ Rầy xanh) là họ lớn với hơn 22000 loài đƣợc mô tả của 2600 giống, thuộc vào 10 họ côn trùng lớn nhất. Thực sự thì một loạt các họ rầy lá trƣớc đây (bao gồm các họ Eurymelidae, Hylicidae, Ledridae và Ulopidae) nay đƣợc xếp vào trong họ Cicadellidae. Rất nhiều loài rầy lá đƣợc xem là dịch hại cây trồng và là vec-tơ truyền bệnh hại thực vật gây ra những tổn thất vô cùng to lớn cho các cây trồng nông nghiệp. Nhóm rầy thân tạo lên tổng họ Fulgoroidea rất lớn và đa dạng với 12000 loài thuộc 20 họ đƣợc mô tả (Acanaloniidae, Achilidae, Caliscelidae, Cixiidae (gồm cả họ Achilixiidae), Delphacidae (họ Rầy nâu), Derbidae, Dictyopharidae (họ Rầy đầu dài), Eurybrachidae, Flatidae, Fulgoridae (họ Ve sầu đầu dài), Gengidae, Hypochthonellidae, Issidae, Kinnaridae, Lophopidae, Meenoplidae, Nogodinidae, Ricaniidae (họ Ve sầu bƣớm xám), Tettigometridae, và
  14. 5 Tropiduchidae). Các họ có số loài lớn gồm Delphacidae, Derbidae, Cixiidae, Flatidae (họ Ve sầu bƣớm) và họ Fulgoridae. Nhóm ve sầu nhảy (Ve sầu bọt) thuộc tổng họ Cercopoidea có 5 họ là Aphrophoridae (một số tác giả cho là họ phụ của Cercopidae), Cercopidae (Ve sầu bọt), Clastopteridae, Epipygidae, và Machaerotidae (một số tác giả cho là họ phụ của Clastopteridae). Tổng họ này bao gồm khoảng 2500 loài đƣợc mô tả thuộc 330 giống. Tên thƣờng gọi “Ve sầu bọt” vì ấu trùng của chúng tạo đám bọt bao bọc cơ thể khi chúng sinh trƣởng để ngụy trang với các loài bắt mồi và chống cơ thể bị mất nƣớc. Rầy cây là tên thƣờng gọi của nhóm côn trùng thuộc 3 họ Aetalionidae, Melizoderidae và Membracidae (Ve sầu sừng) với tổng số loài của cả 3 họ đƣợc miêu tả là 3270. Rầy cây đƣợc biết đến do tính đa dạng hình thể và tập tính của chúng. Họ Membracidae là họ Rầy cây lớn nhất (trên 400 giống và 3200 loài), tiếp theo là họ Aetalionidae (6 giống và 42 loài), cuối cùng là họ Melizoderidae (2 giống và 8 loài). Từ những năm đầu của thế kỷ XX đã bắt đầu có những tập sách chuyên khảo về một số họ thuộc bộ Homoptera của các khu vực địa lý gồm nhiều nƣớc trên thế giới. Các tập sách chuyên khảo đã đƣợc xuất bản đầu tiên phải kể đến là công trình của Distant trong những năm 1906 - 1918 với cuốn “The Faunal of British India” bao gồm 7 tập. Trong đó nhóm ve - rầy Auchenorrhyncha đƣợc tác giả đƣa ra khóa định loại tới giống và mô tả đặc điểm của các loài ghi nhận, chi tiết trong tập 3 và đƣợc bổ sung thêm ở tập 6 và 7 (Distant, W.L., 1916, 1918) [50], [53], [54]. Tập sách này là một trong những tài liệu quan trọng phục vụ công tác phân loại của các nhà khoa học nghiên cứu về bộ Homoptera. Bên cạnh những công trình chuyên khảo, trên các tạp chí về côn trùng, kết quả nghiên cứu về phân loại và khu hệ học vẫn tiếp tục đƣợc công bố nhƣ: Ishihara (1956), Esaki và Ito (1954), Delong (1948), Oman (1949), Beirne (1956). Về khu hệ của các họ ve - rầy ở các khu vực khác nhau trên thế giới cũng đã đƣợc nhiều tác giả tiến hành: khu vực nhƣ Nam Phi có các công bố khu hệ ve- rầy
  15. 6 của Distant, 1899 [49]; ở Trung Mỹ có các công trình nghiên cứu của Fowler, 1896 với tập sách chuyên khảo tập trung vào Homoptera [59]. Riêng ở khu vực Đông Nam Á, ngoài các công trình chuyên khảo của Distant W.L. nhƣ đã kể trên, khu hệ ve - rầy còn đƣợc các tác giả khác công bố nhƣ: ở Philippin, Malaixia có các công trình của Baker (1914a, 1915a, 1924a, 1927a) [36], [37], [38], [39]. Bƣớc sang thế kỷ X XI, các nghiên cứu về nhóm ve - rầy ở các mặt khác nhau đƣợc đẩy mạnh và đăng tải trên nhiều tạp chí của nhiều nƣớc nhƣ Trung Quốc, Thái Lan… Ding, 2006 đã công bố một số cuốn dạng ấn phẩm Động vật chí của Trung Quốc về họ Rầy nâu Delphacidae (Homoptera) [48]; năm 2001, Chen cũng công bố cuốn Động vật chí của Trung Quốc về họ Ve sầu sừng Membracidae (Homoptera). Holzinger et.al., 2003 với danh sách gồm 250 loài thuộc phân bộ ve - rầy ghi nhận tại Trung Âu [61]; Larivière et al., 2010 đã xuất bản catalog về nhóm ve - rầy ở New Ziland [64], Sanborn & Heath, 2012 với catalog của họ Ve sầu ở Bắc Mỹ và Bắc Mexico [95]; Sanborn, 2014 với catalog về liên họ Cicadoidea ghi nhận trên thế giới [96]; và một số nghiên cứu khác nhƣ Biedermann & Niedringhaus, 2009 [40]; Forero, 2008 [58]; Wilson et al., 2015 [105]. Tóm lại, có thể nói cho đến nay hầu hết các khu vực trên thế giới, có họ ve- rầy thuộc bộ cánh giống Homoptera đều đã đƣợc nghiên cứu ở mức độ nhiều ít khác nhau. Tuy nhiên, cũng cho đến nay, nhiều loài mới, giống mới cho khoa học vẫn tiếp tục đƣợc công bố. 1.3. Tình hình nghiên cứu phân bộ ve - rầy ở trong nƣớc Việt Nam nằm trong vùng địa động vật Đông Dƣơng - Mi-an-ma (Indo- Burma), một trong những điểm nóng đa dạng sinh học của thế giới, có thành phần các loài động thực vật phong phú (Conservation International, 2010) [42]. Chính vì vậy đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới. Trƣớc năm 1954, Vitalis de Salvaza R., 1919 đã đƣa ra danh sách các loài côn trùng Đông Dƣơng trong đó có Việt Nam, và theo đó ở Việt Nam đã ghi nhận có 136 loài ve - rầy thuộc bộ Cánh giống Homoptera [99]. Sau năm 1954, trong “Kết quả điều tra côn trùng miền Bắc Việt Nam năm 1967-1968” của Viện Bảo vệ thực
  16. 7 vật đã công bố danh sách 222 loài ve - rầy thuộc bộ Cánh giống Homoptera [32]. Mai Phú Quý và nnk (1981) ghi nhận có 105 loài ve - rầy có mặt ở Việt Nam [15]. Fennah, 1978, công bố công trình nghiên cứu về liên họ Fulgoroidea ở Việt Nam, ghi nhận 106 loài và phân loài thuộc 78 giống có mặt ở Việt Nam, trong đó có 10 giống mới, 29 loài mới và 7 phân loài mới, nhƣng mẫu vật phục vụ cho nghiên cứu này chỉ đƣợc thu thập tại một số địa điểm ở miền Bắc. Tuy nhiên các nghiên cứu này chỉ công bố tên các loài ở dạng danh sách, không có synonym của các loài, do vậy có thể dẫn đến việc sai xót về xác định chính xác các loài có mặt ở Việt Nam (Fennah, R.G., 1978) [57]. Năm 1992, Novotny đã công bố 223 loài thuộc 16 họ, phân bộ ve - rầy Auchenorrhyncha dựa trên kết quả nghiên cứu trong chuyến khảo sát thực địa tại Việt Nam vào năm 1989 (Novotny, V., 1992) [76]. Phạm Hồng Thái và Tạ Huy Thịnh (2004a,b) đã công bố danh sách các loài trong họ Ve sầu bọt Cercopidae của Việt Nam gồm 26 loài thuộc 9 giống và khóa định loại Ve sầu đầu dài Fulgoridae ở Việt Nam [24], [25]. Bên cạnh đó, từ năm 2005 đến nay đã có một số công bố liên quan đến phân loại học và khu hệ học của nhóm ve - rầy Auchenorrhyncha, bộ Cánh giống Homoptera ở Việt Nam nhƣ: Phạm Hồng Thái, Tạ Huy Thịnh (2005); Phạm Hồng Thái, Tạ Huy Thịnh (2006, họ Ve sầu trán dài Lophopidae); Phạm Hồng Thái, Tạ Huy Thịnh (2007, họ Ve sầu sừng Membracidae) [26], [27], [28]. Gần đây nhất, Constant and Pham, 2008 đã công bố 1 loài mới thuộc giống Polydictya (Hemiptera: Fulgoromorpha: Fulgoridae) của Việt Nam, mẫu vật thu đƣợc ở xã Húc Nghì, Quảng Trị [45]. Phạm Hồng Thái (2014a) công bố khóa phân loại các loài trong giống Dundubia của họ Cicadiadae ở Việt Nam; Phạm Hồng Thái (2014b) đã công bố danh lục các loài Rầy nâu họ Delphacidae (Homoptera: Auchenorrhycha) đã ghi nhận ở Việt Nam gồm 36 loài thuộc 27 giống, 4 tộc, 3 phân họ [29], [30]. Tài nguyên côn trùng ở các Vƣờn Quốc gia, Khu bảo tồn tự nhiên đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu trong nƣớc quan tâm điều tra xác định với mục đích, phạm vi và mức độ khác nhau. Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy vị trí địa lý, đặc điểm địa
  17. 8 hình và thảm thực vật cũng nhƣ tác động của con ngƣời là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự khác nhau về khu hệ côn trùng ở các vùng nghiên cứu. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào xác định thành phần loài và các chỉ số đa dạng sinh học của bộ Cánh vảy Lepidoptera, còn các nghiên cứu về bộ Cánh đều Homoptera rất ít ỏi. Theo Tạ Huy Thịnh và nnk (2005) kết quả bƣớc đầu điều tra côn trùng ở VQG Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận trong tháng 6/2004 đã ghi nhận 361 loài và dạng loài của 95 họ thuộc 10 bộ côn trùng [31]. Kết quả nghiên cứu về khu hệ côn trùng ở vùng dự án bảo tồn đa dạng sinh học dãy núi Bắc Trƣờng Sơn (vùng Hƣơng Sơn, Hà Tĩnh) trong thời gian từ tháng 8/2003 đến tháng 5/2004 của Phạm Bình Quyền và nnk đã ghi nhận bộ Homoptera có 2 họ (Cicadidae và Cicadellidae). Số loài của họ Cicadidae ghi nhận đƣợc ở vùng điều tra biến động từ 10 – 15 loài, của họ Cicadellidae biến động từ 0 đến 17 loài. Phạm Bình Quyền và nnk, (2005) [14]. Điều tra đa dạng sinh học côn trùng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống tỉnh Nghệ An, Nguyễn Thế Nhã và Bùi Văn Bắc (2011c) đã xác định tên và thống kê đƣợc 558 loài côn trùng thuộc 84 họ của 15 bộ côn trùng. Trong đó bộ Cánh đều Homoptera có 16 loài. Các tác giả cũng đã xác định đƣợc 15 loài côn trùng ký sinh thuộc 2 họ Ichneumonidae và Tachinidae và 88 loài côn trùng bắt mồi thuộc 20 họ của 7 bộ côn trùng [12]. Nguyễn Thế Nhã và Bùi Văn Bắc (2011b) đã xác định có 8 loài côn trùng quý hiếm thuộc 5 họ của 3 bộ côn trùng có tên trong Sách đỏ Việt Nam tại tại Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh, Đà Bắc, Hòa Bình. Các tác giả cũng đã đánh giá những tác động đến tài nguyên côn trùng tại khu vực này và đƣa ra các giải pháp bảo tồn [11].
  18. 9 Thành phần các loài thuộc bộ Cánh đều (Homoptera) với vị trí là sâu hại cây trong nông nghiệp ở nƣớc ta cũng đã đƣợc quan tâm nghiên cứu khá chi tiết. Theo thống kê của Phạm Văn Lầm (2013), trong số 1124 loài Chân khớp của 644 giống, 106 họ thuộc 9 bộ côn trùng và 1 bộ nhện nhỏ hại cây trồng phát hiện ở Việt Nam thì bộ Cánh đều có 271 loài thuộc 134 giống, 20 họ là các sâu hại cây trồng nông nghiệp phổ biến ở Việt Nam. Trong đó, họ Cicadidae có 10 loài, họ Membracidae có 7 loài, họ Cercopidae có 4 loài, họ Cicadellidae có 29 loài, họ Delphacidae có 5 loài, họ Fulgoridae có 1 loài, họ Dictyopharidae có 1 loài, họ Flatidae có 9 loài, họ Ricaniidae có 6 loài [5]. Cho đến nay, vẫn chƣa có công trình nào tổng hợp số lƣợng các loài thuộc phân bộ ve - rầy Auchenorrhyncha ở Việt Nam. Qua tổng hợp các tài liệu nghiên cứu ƣớc tính khoảng hơn 500 loài, 23 họ, 4 liên họ thuộc phân bộ ve - rầy Auchenorrhyncha ghi nhận tại Việt Nam. Trong đó, liên họ Cicadelloidea ghi nhận 2 họ (Cicadellidae, Membracidae); Cercopoidea ghi nhận 3 họ (Cercopidae, Aphrophoridae, Machaerotidae); Cicadoidea ghi nhận 1 họ Cicadidae; Fulgoroidea ghi nhận 18 họ (Fulgoridae, Issidae, Cixiidae, Delphacidae, Meenoplidae, Derbidae, Achilidae, Acanaloniidae, Flattidae, Tropiduchidae, Nogodinidae, Kinnaridae, Dictyopharidae, Lophopidae, Ricaniidae, Eurybrachyidae, Tettigometridae, Caliscelidae). Nhƣ vậy, mặc dù việc nghiên cứu về phân loại học và khu hệ học bộ Cánh giống Homoptera ở các VQG và Khu bảo tồn thiên nhiên ở nƣớc ta đã bƣớc đầu đƣợc tiến hành. Tuy nhiên, các kỹ thuật mới trong nghiên cứu phân loại nhằm xác định các taxa mới cho khoa học và tu chỉnh các đơn vị phân loại thì chƣa đƣợc sử dụng. Còn trong nghiên cứu về khu hệ học, mới chỉ dừng lại ở việc xác định thành phần loài, việc nghiên cứu đánh giá tính chất phân bố của các loài thì vẫn cần phải tiến hành nghiên cứu. Do vậy, việc tiếp tục nghiên cứu để có những kết quả một cách đầy đủ về khu hệ học một số nhóm ve - rầy thuộc bộ Cánh giống Homoptera ở Việt Nam là hết sức cần thiết.
  19. 10 1.4. Tình hình nghiên cứu ve - rầy ở Vƣờn quố c gia Cúc Phƣơng Nghiên cứu côn trùng đã đƣợc tiến hành ở VQG Cúc Phƣơng trong giai đoạn 1966-1967 bởi Trạm nghiên cứu sinh vật Cúc Phƣơng và 1971-1973 bởi Phân viện nghiên cứu Cúc Phƣơng. Kết quả điều tra giai đoạn (1966-1967 và 1971-1973) đã thống kê có 577 dạng côn trùng thuộc 10 bộ (Nguyễn Hoàng Hiền, 1973). Cũng trong báo cáo này Nguyễn Hoàng Hiền có viết: Theo một báo cáo khác của Phạm Ngọc Châu thì kết quả điều tra côn trùng VQG Cúc Phƣơng 1966-1967 đã thu thập và giám định đƣợc 23 bộ, số họ thì rất nhiều. Tuy nhiên số liệu của các tác giả Nguyễn Hoàng Hiền và Phạm Ngọc Châu chỉ còn ý nghĩa thông tin lịch sử bởi chúng không có mẫu lƣu lại Phân viện nghiên cứu và Bảo tàng Cúc Phƣơng ngày nay [34]. Constant & Pham, 2013 ; Pham et. al., 2010 ; Pham et. al 2013, Pham & Constant, 2015, Pham et. al., 2015… đã điều tra công bố 35 loài và dạng loài thuộc liên bộ Ve sầu. Nhƣng hiện tại toàn bộ số mẫu vật không đƣợc lƣu trữ ở VQG Cúc Phƣơng [46], [78], [83], [87]. Đỗ Văn Lập, Trần Thị Mến, Phạm Hồng Thái, 2015 các tác giả đã điều tra và cập nhật công bố 70 loài và dạng loài ve - rầy thuộc Liên họ Fulgoroidea (Homoptera: Auchenorryncha) ở Vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng [8]. Trong khuôn khổ dự án “Điều tra bổ sung lập danh lục và thu thập mẫu tiêu bản các loài động, thực vật ở VQG Cúc Phƣơng”, 2000 - 2006. Đỗ Văn Lập, Lƣơng Văn Hào, Lê Trọng Đạt, Lƣơng Khắc Hiến đã điều tra thống kê về côn trùng đƣợc 1670 loài và dạng loài, trong 125 họ, 15 bộ, 6 lớp và 3 ngành. Trong đó gồm: Bộ cánh vẩy Lepidoptera có 379 loài và dạng loài; Bộ cánh màng Hymenoptera có 314 loài và dạng loài; Bộ cánh cứng Coleoptera có 548 loài và dạng loài; Bộ cánh đều Homoptera có 19 loài và dạng loài v.v [7].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2