intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Hoãn chấp hành hình phạt tù từ thực tiễn tỉnh Hải Dương

Chia sẻ: ViJensoo ViJensoo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

64
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự "Hoãn chấp hành hình phạt tù từ thực tiễn tỉnh Hải Dương" trình bày các nội dung chính sau: Những vấn đề lý luận và pháp luật về hoãn chấp hành hình phạt tù; Thực tiễn thực hiện hoãn chấp hành hình phạt tù tại tỉnh Hải Dương; Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định pháp luật về hoãn chấp hành hình phạt tù tại tỉnh Hải Dương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Hoãn chấp hành hình phạt tù từ thực tiễn tỉnh Hải Dương

  1. ĐÀO THỊ ĐÀO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐÀO THỊ ĐÀO LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ HOÃN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ TỪ THỰC TIỄN TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ KHÓA X Hà Nội, năm 2021 HÀ NỘI - năm
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐÀO THỊ ĐÀO HOÃN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ TỪ THỰC TIỄN TỈNH HẢI DƯƠNG Ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự Mã số: 8.38.01.04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGHIÊM XUÂN MINH Hà Nội, năm 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và ví dụ, trích dẫn trong luận văn là trung thực được thu thập từ nguồn tư liệu đã được công bố. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tác giả Đào Thị Đào
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. ................................................................................................ 7 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT ..................................... 7 VỀ HOÃN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ ............................................ 7 1.1. Một số vấn đề lý luận về hoãn chấp hành hình phạt tù ........................... 7 1.1.1. Khái niệm về thi hành án hình phạt tù, hoãn chấp hành hình phạt tù7 1.1.2. Nguyên tắc hoãn chấp hành hình phạt tù ........................................ 11 1.1.3. Mục đích, ý nghĩa hoãn chấp hành hình phạt tù ............................. 13 1.2. Quy định của pháp luật về hoãn chấp hành hình phạt tù ...................... 15 1.2.1. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về hoãn chấp hành hình phạt tù trước năm 2015.............................................................................. 15 1.2.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về hoãn chấp hành hình phạt tù sau năm 2015 ................................................................................. 19 1.2.2.1. Các điều kiện hoãn chấp hành hình phạt tù ............................... 19 1.2.2.2. Thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù ...................................... 21 1.2.2.3. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền áp dụng hoãn chấp hành hình phạt tù và trách nhiệm pháp lý của việc vi phạm pháp luật hoặc bỏ trốn trong thời gian hoãn chấp hành hình phạt tù.................................................... 22 1.2.3. Quy định của pháp luật hình sự một số nước về hoãn chấp hành hình phạt tù ................................................................................................ 28 1.2.3.1. Quy định của pháp luật Trung Quốc ......................................... 29 1.2.3.2. Quy định của pháp luật Liên bang Nga ..................................... 31 1.2.3.3. Quy định của pháp luật Hoa Kỳ ................................................ 32 Tiểu kết chương 1 ..................................................................................... 34 CHƯƠNG 2. .............................................................................................. 35 THỰC TIỄN THỰC HIỆN HOÃN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG ......................................................................... 35 2.1. Tình hình có liên quan đến quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù tại tỉnh Hải Dương ............................................................................................. 35 2.1.1. Tình hình, đặc điểm người đang chấp hành hình phạt tù tại tỉnh Hải Dương từ năm 2016 đến hết năm 2020 ..................................................... 35 2.1.2. Tình hình, đặc điểm người được Tòa án quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù ở tỉnh Hải Dương từ năm 2016 đến hết năm 2020................ 38 2.1.3. Tình hình về người được hoãn chấp hành hình phạt tù chấp hành pháp luật tại nơi cư trú ............................................................................... 41
  5. 2.1.4. Tình hình về chủ thể quyết định áp dụng quy định của pháp luật về hoãn chấp hành hình phạt tù ở tỉnh Hải Dương ........................................ 42 2.2. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về hoãn chấp hành hình phạt tù của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Hải Dương từ năm 2016 đến hết năm 2020 .............................................................................................................. 42 2.2.1. Thực tiễn áp dụng đúng, đảm bảo điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định về hoãn chấp hành hình phạt tù. ............................. 42 2.2.2. Thực tiễn áp dụng chưa đúng, chưa đảm bảo điều kiện, trình tự, thủ tục theo quy định về hoãn chấp hành hình phạt tù .................................... 43 2.2.3. Thực tiễn về quan hệ phối hợp giữa Tòa án nhân dân với các cơ quan có liên quan khác ở tỉnh Hải Dương khi quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù ................................................................................................ 49 2.3. Nhận xét, đánh giá về áp dụng quy định của pháp luật về hoãn chấp hành hình phạt tù tại tỉnh Hải Dương ........................................................... 51 2.3.1. Ưu điểm, kết quả đạt được .............................................................. 51 2.3.2. Tồn tại, hạn chế ............................................................................... 52 2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế ................................................... 52 Tiểu kết chương 2 ..................................................................................... 56 CHƯƠNG 3. .............................................................................................. 57 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HOÃN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG ..................................................................................................... 57 3.1. Những yếu tố tác động đến hiệu quả quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Hải Dương .................................. 57 3.1.1. Về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội.............................................. 57 3.1.2. Về chính sách, pháp luật hoãn chấp hành hình phạt tù ................... 58 3.1.3. Về chủ thể quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù và chủ thể thi hành ........................................................................................................... 60 3.1.4. Về quan hệ phối hợp giữa Tòa án và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan................................................................................................ 61 3.2. Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng và thi hành hoãn chấp hành hình phạt tù tại tỉnh Hải Dương hiện nay ............................................ 62 3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của Đảng đối với công tác hoãn chấp hành hình phạt tù ................................................. 62 3.2.2. Hoàn thiện quy định pháp luật về hoãn chấp hành hình phạt tù ..... 63 3.2.3. Nâng cao năng lực của chủ thể áp dụng, chủ thể thi hành hoãn chấp hành hình phạt tù ....................................................................................... 73
  6. 3.2.4. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Tòa án, các cơ quan thi hành án hình sự và các cơ quan, tổ chức có liên quan .................................................... 74 3.2.5. Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa Tòa án và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan ....................................................................................... 75 Tiểu kết chương 3 ..................................................................................... 76 KẾT LUẬN ................................................................................................ 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự BLHS Bộ luật hình sự CHHP Chấp hành hình phạt ĐVQĐ Đơn vị quân đội HĐTP Hội đồng thẩm phán NBKA Người bị kết án QĐTHA Quyết định thi hành án TAND Tòa án nhân dân THAHS Thi hành án hình sự UBND Ủy ban nhân dân VKSND Viện kiểm sát nhân dân
  8. HỆ THỐNG BẢNG SỐ LIỆU Bảng 2.1. Thống kê số lượng bị cáo bị xử phạt tù theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án hai cấp tỉnh Hải Dương Bảng 2.2. Thống kê số lượng bị cáo là nữ, là cán bộ, công chức, viên chức bị xử phạt tù theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án hai cấp tỉnh Hải Dương Bảng 2.3. Thống kê số người đã có quyết định thi hành án hình phạt tù từ 2016 – 2020 của Tòa án hai cấp tỉnh Hải Dương Bảng 2.4. Thống kê số người được hoãn CHHP tù tại Tòa án hai cấp tỉnh Hải Dương Bảng 2.5. Thống kê số người được hoãn CHHP tù tại Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tòa án nhân dân là cơ quan trung tâm trong các cơ quan tiến hành tố tụng vụ án hình sự, thực hiện quyền tư pháp với nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Để đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo hiệu quả của hình phạt thì các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành. Do vậy, Bộ luật tố tụng hình sự dành phần thứ năm quy định về thi hành bản án, quyết định của Tòa án và Luật thi hành án hình sự quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành án hình sự. Thi hành án hình sự là hoạt động mang tính cưỡng chế đặc biệt của Nhà nước đối với người thực hiện hành vi phạm tội bị Tòa án kết tội bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, theo chính sách nhân đạo của Nhà nước, nhằm bảo vệ tốt hơn các quyền con người trong thi hành án hình sự thì người phải chấp hành án (hay còn gọi là người bị kết án) trong một số trường hợp đặc biệt vẫn có thể tạm thời chưa phải chấp hành bản án hoặc đang chấp hành bản án mà họ được tạm thời dừng chấp hành bản án do bản án của họ có liên quan đến hoạt động tố tụng cần phải làm rõ. Khi người bị kết án chưa phải chấp hành bản án mà được dừng, chưa phải thi hành bản án theo thuật ngữ pháp lý thường gọi là hoãn thi hành án. Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS), Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) và Luật thi hành án hình sự năm 2019 (Luật THAHS) quy định về hoãn thi hành hình phạt tử hình, hoãn chấp hành hình phạt tù... 1
  10. Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương nói riêng và các Tòa án nhân dân cấp huyện trong tỉnh Hải Dương nói chung ban hành các quyết định thi hành án hình phạt tù đối với nhiều người bị kết án, cùng với đó là nhận được nhiều đơn đề nghị hoãn chấp hành hình phạt tù hoặc văn bản đề nghị hoãn chấp hành hình phạt tù của Cơ quan thi hành án hình sự (THAHS) Công an cấp huyện đối với người bị kết án (NBKA) phạt tù. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện xét hoãn chấp hành hình phạt tù tại Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương, cho thấy có nhiều vướng mắc trong áp dụng pháp luật hoãn chấp hành hình phạt tù vào thực tiễn trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn. Trên phương diện lý luận: các quy định về điều kiện áp dụng, thời hạn hoãn, trình tự, thủ tục, quản lý người bị kết án được hoãn chấp hành hình phạt tù chưa thực sự đảm bảo về cơ sở pháp lý, có nhiều quan điểm chỉ đạo còn chưa cụ thể hoặc chồng chéo, thực hiện ở cơ sở còn chưa thống nhất, vì vậy chưa tạo cho Tòa án ra quyết định chính xác trong thực tiễn. Trên phương diện thực tiễn còn có những vướng mắc, bất cập như cán bộ cơ sở không dựa vào các quy định để tham mưu giúp Chánh án xét các trường hợp hoãn chấp hành hình phạt tù, hoặc đưa ra các quyết định chưa phù hợp, chưa đúng quy định của pháp luật cho nên các quyết định khó đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp tối đa cho người bị kết án và gia đình của họ. Với những vấn đề nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Hoãn chấp hành hình phạt tù từ thực tiễn tỉnh Hải Dương” để làm rõ hơn một số vấn đề về lý luận cũng như đề xuất một số giải pháp để tháo gỡ vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật hoãn chấp hành hình phạt tù của Tòa án. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Chế định hoãn thi hành án nói chung, hoãn chấp hành hình phạt tù nói riêng là một trong những chế định quan trọng của Bộ luật hình sự, Luật Thi hành án hình sự, có liên quan chặt chẽ đến những chế định khác để phòng 2
  11. ngừa, ngăn chặn người phạm tội như hình phạt, tội phạm…Tuy nhiên, chế định hoãn chấp hành hình phạt (CHHP) tù mới được quy định ở một số điều luật riêng lẻ trong BLHS, Luật thi hành án hình sự mà chưa được ghi nhận tại một chương riêng như các chế định khác. Chế định hoãn CHHP tù đã được đề cập, phân tích trong một số giáo trình và sách tham khảo như: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), tập thể tác giả do GS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2002; Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, tập I, tập thể tác giả do GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2020; Sách chuyên khảo “Pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam, những vấn đề lý luận và thực tiễn”, chủ biên GS.TS Võ Khánh Vinh và PGS.TS Nguyễn Mạnh Kháng, Nxb Tư pháp, 2006; Giáo trình Luật thi hành án hình sự, do GS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, 2013; … Đồng thời, những năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến hoãn chấp hành hình phạt tù, cụ thể: Các Luận văn thạc sĩ Luật học “Hoãn thi hành án hình sự theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thu Hiền, 2016; “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoãn thi hành án trong luật thi hành án hình sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Sơn, 2014; “Hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tại địa bàn tỉnh Phú Thọ)” của tác giả Hà Thanh Loan, 2014; Luận văn tiến sĩ “Thi hành án phạt tù ở Việt Nam trước yêu cầu cải cách tư pháp” của tác giả Nguyễn Văn Nam, 2016… Những công trình nghiên cứu trên đã đưa ra được khái niệm, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của hoãn thi hành án hình sự nói chung; khái niệm, bản chất, mục đích, ý nghĩa của hoãn chấp hành hình phạt tù nói riêng. 3
  12. Ngoài ra, còn một số bài viết về hoãn chấp hành hình phạt tù được đăng trên tạp chí như: “Vướng mắc trong hoãn chấp hành án phạt tù” của tác giả Hồ Nguyễn Quân, TAQS khu vực 1, QK 4 trên tạp chí Kiểm sát tháng 3/2018; “Những bất cập khi hoãn chấp hành hình phạt tù đối với người bị kết án” của tác giả Trần Thị Thu Thủy, TAQS, QK 5 trên Tạp chí Tòa án tháng 11/2020; “Bàn về điều kiện hoãn thi hành án phạt tù của phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi” của tác giả Nguyễn Hồng Thắm, TAND tỉnh Khánh Hòa trên Tạp chí Tòa án, tháng 10/2020... Nói chung, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến hoãn chấp hành hình phạt tù, đưa ra khái niệm thi hành án hình sự, hoãn thi hành án hình sự, bản chất, đặc điểm của thi hành án hình sự… nhưng chưa có công trình nào chỉ nghiên cứu về hoãn chấp hành hình phạt tù, đặc biệt là từ thực tiễn tỉnh Hải Dương. Trên cơ sở tiếp thu lý luận và kiến nghị từ các nghiên cứu trên, tác giả đưa ra đề tài nghiên cứu chuyên sâu về hoãn chấp hành hình phạt tù từ thực tiễn tỉnh Hải Dương để làm sáng tỏ thêm về lý luận và thực tiễn, là cơ sở cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về hoãn chấp hành hình phạt tù, góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hoãn chấp hành hình phạt tù nói riêng và hiệu quả của công tác THAHS nói chung. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu với mục đích là: bổ sung và hoàn thiện lý luận và thực tiễn các quy định của pháp luật về quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù của Tòa án nhân dân nói chung, Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương nói riêng. Xuất phát từ mục đích nghiên cứu trên, Luận văn có các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau đây: Thu thập tài liệu, số liệu, các văn bản pháp luật về hoãn chấp hành hình phạt tù để đưa ra khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, vai trò, ý nghĩa của hoãn 4
  13. chấp hành hình phạt tù; lịch sử phát triển của chế định hoãn chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam và so sánh với hoãn chấp hành hình phạt tù của một số nước trên thế giới. Trên cơ sở kết quả đạt được và những bất cập, vướng mắc, hạn chế trong công tác hoãn chấp hành hình phạt tù tại tỉnh Hải Dương, tác giả nghiên cứu, đánh giá việc áp dụng các quy định pháp luật về điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thi hành quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù để đưa ra một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật hoãn CHHP tù và nâng cao hiệu quả hoãn CHHP tù trên thực tiễn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về lý luận và thực tiễn quyết định của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Hải Dương nói riêng, Tòa án nhân dân nói chung cho người bị kết án phạt tù được hoãn chấp hành hình phạt tù theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số đánh giá và kiến nghị về công tác hoãn CHHP tù trong thời gian tới. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về quyết định cho người phải chấp hành án phạt tù được hoãn chấp hành hình phạt tù của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Hải Dương. Về thời gian: Số liệu khảo sát từ năm 2016 đến năm 2020. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về hoãn chấp hành hình phạt tù, về chính sách nhân đạo, đảm bảo quyền con người trong thi hành án hình sự. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp lịch sử cụ thể… 5
  14. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Từ việc đưa ra một số quan điểm khoa học về khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc hoãn CHHP tù, tác giả làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận về hoãn CHHP tù nhằm làm cho người chấp hành và người thi hành pháp luật hiểu rõ hơn về hoãn CHHP tù; góp phần bổ sung vào các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực hoãn CHHP tù. Qua phân tích, đánh giá một cách có hệ thống, toàn diện về hoãn CHHP tù từ thực tiễn tỉnh Hải Dương từ 2016 đến 2020, tác giả đưa ra được những thành tựu, những bất cập, hạn chế trong hoãn CHHP tù trên địa bàn để từ đó đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật hoãn CHHP tù và nâng cao hiệu quả áp dụng hoãn CHHP tù trên thực tiễn. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu, bảng số liệu, luận văn kết cấu gồm 03 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận và pháp luật về hoãn chấp hành hình phạt tù Chương 2. Thực tiễn thực hiện hoãn chấp hành hình phạt tù tại tỉnh Hải Dương Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định pháp luật về hoãn chấp hành hình phạt tù tại tỉnh Hải Dương 6
  15. CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ HOÃN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ 1.1. Một số vấn đề lý luận về hoãn chấp hành hình phạt tù 1.1.1. Khái niệm về thi hành án hình phạt tù, hoãn chấp hành hình phạt tù - Khái niệm thi hành án hình phạt tù: Để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật phải được đưa ra thi hành nhằm đảm bảo hiệu lực, phán quyết của Tòa án trên thực tế. Các bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án quyết định người bị kết án phải chịu hình phạt tù (tù có thời hạn hoặc tù chung thân) là cơ sở, căn cứ để thi hành án hình phạt tù. Theo các nhà khoa học luật hình sự, có nhiều quan điểm khác nhau về thi hành án hình sự và đến nay chưa đưa ra được quan điểm thống nhất về thi hành án hình sự: Quan điểm thứ nhất cho rằng: Thi hành án hình sự là giai đoạn của tố tụng hình sự nhằm thực hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc chưa có hiệu lực pháp luật nhưng thuộc trường hợp thi hành ngay theo quy định của pháp luật. Chủ thể chính của hoạt động tố tụng trong thi hành án hình sự là Tòa án [13, tr 503-504]. Lý giải cho quan điểm này căn cứ vào quy định tại Điều 1 BLTTHS 2015: “Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự”. Quan điểm khác cho rằng: Thi hành án hình sự là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật buộc người chấp hành án phải tuân thủ, chấp hành hình phạt, biện pháp mà Tòa án đã tuyên đối với họ tại phiên tòa, phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm mà họ gây 7
  16. ra [12, tr 7,8]. Với quan điểm này, tác giả Nguyễn Thu Hiền không xác định thi hành án hình sự là giai đoạn tố tụng hay là hoạt động chấp hành. Quan điểm thứ ba cho rằng: Thi hành án hình sự là một hoạt động hành chính - tư pháp [59, tr 13]. Tác giả đồng tình với quan điểm thứ 3 này bởi các lý do cơ bản sau đây: Hoạt động thi hành án hình sự vừa là hoạt động chấp hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án, quản lý người bị kết án (hoạt động hành chính) vừa là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, xem xét, thay đổi mức hình phạt như giảm thời hạn tù, giảm thời gian cải tạo không giam giữ, miễn CHHP tù; hoãn, tạm đình chỉ CHHP tù…(hoạt động của cơ quan tư pháp); Hoạt động thi hành án hình sự không còn phải giải quyết mâu thuẫn giữa chức năng buộc tội với chức năng gỡ tội như trong tố tụng hình sự. Cơ quan thi hành án hình sự không phải là cơ quan tiến hành tố tụng như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; mà là Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cấp huyện; Cơ quan THAHS khu vực hoặc cấp quân khu; Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã, đơn vị quân đội (ĐVQĐ), Trại giam, trại tạm giam… Tuy nhiên, Tòa án (cơ quan tư pháp) cũng tham gia vào hoạt động THAHS như ra quyết định THAHS, quyết định hoãn CHHP tù, quyết định tạm đình chỉ CHHP tù, quyết định giảm thời hạn CHHP tù, giảm thời hạn cải tạo không giam giữ, tha tù trước thời hạn có điều kiện… Thủ tục thi hành án hình sự không phải là thủ tục tố tụng (thủ tục tố tụng là cách thức, trình tự và nghi thức tiến hành xem xét một vụ việc hoặc giải quyết một vụ án đã được thụ lý hoặc khởi tố theo các quy định của pháp luật – theo Từ điển luật học) mà là thủ tục hành chính của hoạt động chấp hành; người tổ chức thi hành án phải tuân theo mệnh lệnh của người lãnh đạo quản lý, người chấp hành án phải tuân theo sự quản lý, giáo dục của người có thẩm quyền; 8
  17. Trong quá trình thi hành án, một số hoạt động trong THAHS, Nhà nước có thể xây dựng hành lang pháp lý để thực hiện xã hội hóa hoạt động này như gia đình phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, ĐVQĐ để quản lý người bị kết án phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ, tha tù trước thời hạn có điều kiện… Đây là điểm khác biệt với hoạt động tố tụng mang tính quyền lực tư pháp tuyệt đối và không thể thực hiện xã hội hóa. Theo khoản 4 Điều 3 Luật thi hành án hình sự 2019, thi hành án phạt tù là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân phải chịu sự quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo. Người chấp hành án là người bị kết án, phải chịu hình phạt theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật và đã có quyết định thi hành [30]. Từ những phân tích trên, thi hành án phạt tù được hiểu là hoạt động hành chính – tư pháp của các cơ quan, người có thẩm quyền buộc người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân, đã có quyết định thi hành án chịu sự quản lý, giam giữ, giáo dục, cải tạo tại cơ sở chấp hành án. - Khái niệm Hoãn chấp hành hình phạt tù: Theo từ điển Việt Nam, hoãn là động từ, có nghĩa là: chuyển thời điểm định làm việc gì đó sang thời điểm khác, muộn hơn. Trong pháp luật Việt Nam, không có văn bản nào quy định khái niệm “Hoãn chấp hành hình phạt tù”. Theo khoa học luật hình sự, một số tác giả đã đưa ra các quan điểm khác nhau về hoãn chấp hành hình phạt tù như: Quan điểm của PGS.TS. Lê Cảm:“Hoãn chấp hành hình phạt tù là việc tạm dừng lại trong một thời hạn nhất định việc chấp hành hình phạt tù của người bị kết án nếu người này chưa chấp hành hình phạt tù đó” [4, tr 795]. 9
  18. Theo quan điểm của GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa thì “Hoãn chấp hành hình phạt tù là chuyển thi hành hình phạt tù sang thời điểm muộn hơn” [13, tr 389]. Từ việc nghiên cứu, phân tích các khái niệm về thi hành án hình phạt tù, hoãn chấp hành hình phạt tù và tiếp thu các quan điểm phân tích trên, tác giả đưa ra khái niệm về hoãn chấp hành hình phạt tù như sau: “Hoãn chấp hành hình phạt tù là hoạt động hành chính – tư pháp của các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ra quyết định chuyển việc buộc người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân hoặc người đang chấp hành án ở ngoài xã hội (vì một lý do nào đó do pháp luật hình sự quy định) đi chấp hành án tại cơ sở chấp hành án sang thời điểm muộn hơn, khi người bị kết án đảm bảo điều kiện theo quy định pháp luật”. Từ khái niệm trên cho thấy, hoãn chấp hành hình phạt tù có những đặc trưng cơ bản sau: Về chủ thể: Chủ thể hoãn chấp hành hình phạt tù bao gồm chủ thể đề nghị hoãn CHHP tù, chủ thể quyết định hoãn CHHP tù, chủ thể thi hành quyết định hoãn CHHP tù. Chủ thể đề nghị hoãn chấp hành hình phạt tù bao gồm: Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án ra quyết định thi hành án; Cơ quan THAHS Công an cấp huyện nơi người bị kết án cư trú, cơ quan THAHS cấp quân khu nơi NBKA làm việc hoặc cư trú; người bị kết án hoặc người thân thích của NBKA. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án tự mình xem xét hoãn CHHP tù cho NBKA. Chủ thể quyết định hoãn CHHP tù là Chánh án TAND cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Chánh án TAND cấp huyện, Chánh án Tòa án quân sự khu vực đã ra quyết định thi hành án hình phạt tù đối với người bị kết án. Chánh án có thể ủy quyền cho Phó Chánh án ban hành quyết định hoãn CHHP tù. 10
  19. Chủ thể thi hành quyết định hoãn CHHP tù: cơ quan, tổ chức thi hành quyết định hoãn CHHP tù chính là Cơ quan THAHS Công an cấp huyện nơi NBKA cư trú hoặc làm việc; Cơ quan THAHS cấp quân khu nơi NBKA cư trú, làm việc; UBND cấp xã nơi người bị kết án cư trú, ĐVQĐ có trách nhiệm quản lý, giám sát NBKA trong thời gian NBKA được hoãn chấp hành hình phạt tù. Về điều kiện áp dụng hoãn chấp hành hình phạt tù: Hoãn CHHP tù chỉ có thể được áp dụng khi NBKA thuộc một trong những điều kiện nhất định mà nếu phải chấp hành án sẽ bất lợi cho họ hoặc người thân của họ hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ đang làm việc. Cụ thể, chỉ khi người bị kết án là phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; hoặc là người bị bệnh nặng mà nếu phải chấp hành án sẽ nguy hiểm đến tính mạng; hoặc là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành án thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt nếu không phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; là do nhu cầu công vụ của người bị xử phạt tù nếu bị kết án về tội ít nghiêm trọng. Về đối tượng áp dụng: là người bị kết án phạt tù chưa chấp hành án. Theo pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành, đối tượng bị kết án có thể là cá nhân hoặc pháp nhân thương mại nhưng đối tượng bị xử phạt tù chỉ có thể là cá nhân và phải đảm bảo điều kiện có đủ năng lực trách nhiệm hình sự; đã bị kết án phạt tù bằng bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật và đã có QĐTHA hình phạt tù nhưng chưa đi chấp hành án, đồng thời thuộc một trong các trường hợp đủ điều kiện hoãn chấp hành hình phạt tù theo Điều 67 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. 1.1.2. Nguyên tắc hoãn chấp hành hình phạt tù Nguyên tắc hoãn CHHP tù là những phương châm, định hướng chi phối toàn bộ hoạt động hoãn CHHP tù trong quá trình xây dựng và áp dụng 11
  20. pháp luật hoãn CHHP tù [33, tr 43]. Chế định hoãn CHHP tù vừa nằm trong ngành luật hình sự vừa nằm trong ngành luật THAHS nên phải tuân thủ nguyên tắc chung của pháp luật và có nguyên tắc đặc thù của luật hình sự và THAHS. Do vậy, khi hoãn CHHP tù cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau đây: Nguyên tắc pháp chế: Hoạt động hoãn CHHP tù cần phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Khi xem xét hoãn CHHP tù, các chủ thể phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về quyền đề nghị hoãn CHHP tù, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xét hoãn CHHP tù và thi hành quyết định hoãn CHHP tù; phải đảm bảo lợi ích của nhà nước, bản án, quyết định của Tòa án được thực thi đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kết án phạt tù và thân nhân của họ. Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành. Do đó, chỉ trong những trường hợp cần thiết, đủ điều kiện hoãn CHHP tù, Tòa án mới quyết định cho NBKA được hoãn CHHP tù. Khi hết thời hạn hoãn CHHP tù, Tòa án phải thực hiện thủ tục thông báo cho NBKA được biết để thi hành án; Cơ quan THAHS phải thực hiện thủ tục áp giải NBKA đi chấp hành án nếu họ không tự nguyện thi hành. Nguyên tắc công bằng, bình đẳng: Điều kiện, thủ tục, trình tự áp dụng pháp luật về hoãn CHHP tù đối với mọi NBKA trong những điều kiện cụ thể giống nhau là như nhau. Không thể vì một lý do nào đó mà thiên vị NBKA này thì cho hoãn CHHP tù còn NBKA kia trong điều kiện tương tự lại không cho hoãn CHHP tù hoặc đối với NBKA này thì cho thời hạn bổ sung tài liệu dài ngày nhưng đối với NBKA khác lại cho thời hạn ngắn hơn [60]. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1