intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài tại Việt Nam

Chia sẻ: Trí Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:115

31
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn là nghiên cứu, đánh giá hệ thống pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI bằng phương thức trọng tài theo quy định của pháp luật Việt Nam, có sự so sánh, đối chiếu với pháp luật một số nước trên thế giới, từ đó, đề xuất các giải pháp để hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI bằng trọng tài ở nước ta.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài tại Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHAN HỒNG NGUYÊN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI BẰNG TRỌNG TÀI TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC Hà Nội - 2012 1
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHAN HỒNG NGUYÊN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI BẰNG TRỌNG TÀI TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật Quốc tế Mã số : 60 38 60 LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN BÁ DIẾN Hà Nội - 2012 2
  3. MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các bản đồ, hình vẽ, đồ thị MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 6 1.1. Nhận thức chung về tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài 6 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài 6 1.1.2. Phân loại các tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài 12 1.2. Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài 19 1.2.1. Vai trò của giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài 19 1.2.2. Các yêu cầu đặt ra đối với việc giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài 20 1.2.3. Các phương thức giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài 21 1.3. Trọng tài - Một phương thức giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài 26 1.3.1. Các đặc trưng pháp lý của hoạt động giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài 26 1.3.2. Ưu điểm và nhược điểm của trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài 28 5
  4. 1.4. Cơ sở pháp lý của việc giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài 32 1.4.1. Các điều ước quốc tế về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài 32 1.4.2. Pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài 32 Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI BẰNG TRỌNG TÀI 33 2.1. Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài theo các điều ước quốc tế 33 2.1.1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quy định của Công ước Washington năm 1965 về giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư quốc tế giữa Nhà nước và công dân của Nhà nước khác 33 2.1.2. Quy định pháp luật về việc công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định trọng tài nước ngoài 36 2.1.3. Giải quyết tranh chấp về đầu tư của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) 39 2.1.4. Giải quyết tranh chấp trong Hiệp định giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ về quan hệ thương mại 40 2.2. Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài theo pháp luật một số nước trên thế giới 45 2.2.1. Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài tại Nhật Bản 45 2.2.2. Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài tại Tây Ban Nha 48 2.2.3. Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu bằng trọng tài tại Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 52 6
  5. 2.3. Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài theo pháp luật Việt Nam 56 2.3.1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài 56 2.3.2. Thủ tục giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài 61 2.3.3. Các biện pháp hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài 65 2.3.4. Thi hành các quyết định giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài 68 Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI BẰNG TRỌNG TÀI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ LĨNH VỰC NÀY 78 3.1. Thực trạng thực thi pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài 78 3.1.1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài 78 3.1.2. Thủ tục giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài 87 3.1.3. Các biện pháp hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài 88 3.1.4. Thi hành các quyết định của Trọng tài Việt Nam về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài 90 3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài 90 3.2.1. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài 90 3.2.2. Phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài 95 KẾT LUẬN 102 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105 7
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới BCC (Business Cooperation Contract Hợp đồng hợp tác kinh doanh Hợp đồng BOT Build-Operate-Transfer Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao Hợp đồng BTO Build-Transfer-Operate Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh Hợp đồng BT Build-Transfer Hợp đồng xây dựng – chuyển giao VCCI Vietnam Chamber of Commerce and Industry Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VIAC The Vietnam International Arbitration Centre Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Công ước Newyork năm 1958 Công ước về công nhận và thi hành quy định trọng tài nước ngoài Công ước ISCID Công ước Washington năm 1965 về giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư quốc tế giữa Nhà nước và công dân của Nhà nước khác UNCITRAL Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế Luật mẫu UNCITRAL Luật mẫu của UNCITRAL về trọng tài quốc năm 1985 tế năm 1985 Quy tắc UNCITRAL Qui tắc trọng tài Uncitral 1976 được Ðại hội đồng thông qua vào ngày 15 tháng 12 năm 1976 8
  7. BTA Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ GATT 1947 General Agreement on Tariffs and Trade Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch Công ước Geneva năm 1961 Công ước Geneva ngày 21/04/1961 về trọng tài thương mại quốc tế ICSID International Centre for Settlement of Investment Disputes Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế DSB Dispute Settlement Body Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO 9
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1. Số lượng các vụ việc được giải quyết tại các Trung tâm Trọng tài Việt Nam (2004 - 2009) 81 Bảng 3.2. Loại hình tranh chấp được giải quyết tại VIAC 82 Bảng 3.3. Số lượng tranh chấp trong nước và tranh chấp có yếu tố nước ngoài 83 DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Trang Hình 2.1. Trình tự, thủ tục giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài 62 Hình 3.1. Loại hình tranh chấp được giải quyết tại VIAC 83 Hình 3.2. Số lượng tranh chấp trong nước và tranh chấp có yếu tố nước ngoài 84 10
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sau khi Đảng và Nhà nước ta đề ra chủ trương đổi mới, phát triển kinh tế theo nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, trong những năm qua, ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào nước ta trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, từ khi Quốc hội nước ta thông qua Luật Đầu tư năm 2005 thay thế Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước thì hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, trong đó có đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng phát triển cả về số lượng dự án và quy mô đầu tư. Cùng với việc nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thì những tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài đang có chiều hướng gia tăng và phức tạp hơn cả về tính chất cũng như quy mô. Để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tăng cường đầu tư tại Việt Nam thì một trong những giải pháp là phải giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực FDI triệt để, thoả đáng và có hiệu quả. Hiện nay, pháp luật nước ta quy định có bốn phương thức giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư là thông qua thương lượng, hoà giải, trọng tài hoặc toà án. Đề tài tập trung nghiên cứu một cách chuyên sâu về phương thức giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI bằng trọng tài theo pháp luật Việt Nam; thực tiễn áp dụng phương thức này trong giải quyết tranh chấp, có sự đánh giá, so sánh với pháp luật quốc tế và pháp luật một số nước. Hiện nay, pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI bằng trọng tài còn nhiều bất cập, dẫn đến việc giải quyết tranh chấp hiệu quả chưa cao khiến doanh nghiệp chưa tin tưởng vào trọng tài. Do vậy, dựa trên việc nghiên cứu pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI, thực tiễn giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực này bằng trọng tài, tác giả mong muốn đóng góp ý kiến để hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh 1
  10. vực FDI nói chung, pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI bằng trọng tài nói riêng phù hợp với pháp luật quốc tế và điều kiện cụ thể của Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất các biện pháp để thực thi lĩnh vực pháp luật này có hiệu quả. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Giải quyết tranh chấp kinh doanh luôn thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và hoạt động thực tiễn, vì vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này ở các mức độ khác nhau. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như sau: Luận án tiến sỹ của Đào Văn Hội với đề tài “Giải quyết tranh chấp kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam”; Tác giả Nguyễn Thị Kim Vinh với đề tài Luận án tiến sỹ “Pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế bằng con đường toà án ở Việt Nam”; Luận án tiến sỹ của Phan Thị Hương Thuỷ với đề tài “Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”; Tác giả Trần Minh Ngọc với đề tài Luận án tiến sỹ “Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”; Tác giả Nguyễn Thị Vân Anh với đề tài Luận văn thạc sỹ “Giải quyết tranh chấp công ty theo thủ tục tư pháp - những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Các công trình nghiên cứu nói trên mới đề cập đến việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, tranh chấp thương mại quốc tế nói chung và tranh chấp trong một số loại hình doanh nghiệp cụ thể (công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) mà chưa tập trung nghiên cứu sâu những quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI bằng trọng tài theo quy định của pháp luật Việt Nam. Có thể nói, đề tài “Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài tại Việt Nam” mà tác giả lựa chọn là công trình nghiên cứu đầu tiên được thực hiện ở cấp độ luận văn thạc sỹ luật học nghiên cứu một cách chuyên sâu các quy định pháp luật và thực tiễn giải 2
  11. quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI tại Việt Nam bằng trọng tài theo quy định mới của Luật Trọng tài thương mại, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Đầu tư năm 2005 có sự đánh giá, so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới, trong khi các luận văn nói trên nghiên cứu trên cơ sở quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989, Luật Công ty năm 1990, Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995, Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990, Luật Doanh nghiệp năm 1999, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 và được sửa đổi, bổ sung năm 2000, Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003. Bên cạnh đó, một điểm mới nữa là Đề tài có nghiên cứu, so sánh pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài với pháp luật một số nước ASEAN, Trung Quốc, Hoa Kỳ… 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích của việc nghiên cứu Mục đích của luận văn là nghiên cứu, đánh giá hệ thống pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI bằng phương thức trọng tài theo quy định của pháp luật Việt Nam, có sự so sánh, đối chiếu với pháp luật một số nước trên thế giới, từ đó, đề xuất các giải pháp để hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI bằng trọng tài ở nước ta. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI bằng trọng tài; tìm hiểu một cách đầy đủ, có hệ thống quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI bằng trọng tài cũng như quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật một số nước để thấy được những điểm giống nhau, khác nhau và ưu điểm cũng như tồn tại, hạn chế của pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước về lĩnh vực này. Bên cạnh đó, luận văn còn nghiên cứu, đánh 3
  12. giá thực trạng pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI bằng trọng tài, trong đó chỉ ra những ưu điểm, cũng như hạn chế, bất cập của công tác này trong điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam, từ đó phân tích, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI bằng trọng tài. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu pháp luật của Việt Nam, các điều ước quốc tế của Liên hiệp quốc, điều ước quốc tế song phương và pháp luật một số quốc gia điển hình như: Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Ban Nha. Về mặt thời gian, các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam là những văn bản đang còn hiệu lực pháp luật hoặc đã hết hiệu lực nhưng còn ý nghĩa thực tiễn vẫn được phân tích ở mức độ nhất định. Đối với các điều ước quốc tế và văn bản quy phạm pháp luật của một số nước được nghiên cứu là những văn bản đang còn hiệu lực pháp luật. 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu Để hoàn thành luận văn, tác giả đã cố gắng sưu tầm và sử dụng thông tin từ nguồn tư liệu khai thác được tại Thư viện quốc gia, Thư viện Bộ Tư pháp, các tài liệu do các đơn vị liên quan của Bộ Tư pháp và một số Bộ, ngành liên quan phát hành, tài liệu thu thập trên mạng internet. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp: phân tích – tổng hợp, phương pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng. Bên cạnh đó, tác giả đã sử dụng một số phương pháp bổ trợ khác như: so sánh, chứng minh, logic, thống kê, quy nạp để rút ra bản chất của các sự vật, hiện tượng thuộc đối tượng nghiên cứu và phương pháp xã hội học khác như lấy số liệu, tham khảo ý kiến của những người làm công tác thực tiễn… 4
  13. 5. Đóng góp của luận văn 5.1. Về lý luận: Đề tài này có sự đan xen giữa pháp luật về đầu tư và pháp luật về trọng tài thương mại. Việc đi sâu nghiên cứu các lĩnh vực pháp luật này nhằm làm rõ các căn cứ khoa học của việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI bằng phương thức trọng tài ở nước ta cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật; tạo cơ sở để tham vấn ký kết, tham gia các điều ước quốc tế có liên quan. 5.2. Về thực tiễn: Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI bằng phương thức trọng tài là lĩnh vực không mới, nhưng vẫn còn mang tính thời sự, cấp thiết vì đây là phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả nhưng lại ít được các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp FDI nói riêng sử dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh. Do vậy, làm rõ nhưng ưu điểm, hạn chế của phương thức giải quyết tranh chấp này cũng như đề xuất các giải pháp để hoàn thiện thể chế, nâng cao hiểu quả áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI sẽ đem lại lợi ích, trước hết cho các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, từng bước hội nhập quốc tế. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục kèm theo, luận văn bao gồm 03 chương với cấu trúc như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI. Chương 2: Các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI bằng trọng tài. Chương 3: Thực trạng thực thi pháp luật và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI bằng trọng tài. 5
  14. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.1. Nhận thức chung về tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài a) Khái niệm tranh chấp trong lĩnh vực FDI Sau khi Đảng và Nhà nước ta đề ra chủ trương đổi mới, phát triển kinh tế theo nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, trong những năm qua, ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nước ta trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, từ khi Quốc hội nước ta thông qua Luật Đầu tư năm 2005 thay thế Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước nhằm xoá bỏ sự phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Luật Đầu tư đã xây dựng trình tự thủ tục đơn giản cho các nhà đầu tư và phù hợp với quy định của các hiệp định song phương và đa phương liên quan đến hoạt động đầu tư thì hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nhất là FDI ngày càng phát triển cả về số lượng dự án và quy mô đầu tư. Để có khái niệm chuẩn về tranh chấp trong lĩnh vực FDI, trước hết chúng ta tìm hiểu một số khái niệm có liên quan. Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2005, đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Tài sản hữu hình là những tài sản có thể nhìn thấy được như đất đai, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, vật kiến trúc… Còn tài sản vô hình là tài sản không thấy bằng mắt như uy tín kinh doanh, thương hiệu, công nghệ, bằng phát minh, sáng chế… 6
  15. Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư (khoản 2 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2005). Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư (khoản 2 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2005). Như vậy, đầu tư trực tiếp khác đầu tư gián tiếp ở chỗ, nhà đầu tư trực tiếp đầu tư vốn và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư còn nhà đầu tư gián tiếp thì không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Hiện nay có một số khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign direct investment, sau đây viết tắt là FDI), cụ thể là: Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đưa ra định nghĩa FDI như sau: FDI xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty" [25]. Luật Đầu tư năm 2005 không đưa khái niệm FDI. Tuy nhiên, qua khái niệm đầu tư trực tiếp có thể rút ra khái niệm FDI như sau: FDI là hình thức đầu tư do tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài có thể đối mặt với nhiều loại tranh chấp. Để có khái niệm chuẩn về tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, trước hết chúng ta tìm hiểu thế nào là tranh chấp, tranh chấp kinh doanh. 7
  16. Dưới góc độ khoa học pháp lý, tranh chấp được hiểu là những bất đồng, mâu thuẫn về quyền lợi, nghĩa vụ giữa các bên trong một quan hệ xã hội nhất định được pháp luật điều chỉnh [1, tr. 5]. Có quan điểm cho rằng tranh chấp là sự bất đồng, sự xung đột về quyền lợi, về quan điểm giữa người này với một người khác, giữa nhóm người này với một hoặc nhóm người khác, giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác [9, tr. 44]. Tranh chấp kinh doanh (hay còn gọi là tranh chấp trong kinh doanh) là thuật ngữ được nhiều công trình, bài nghiên cứu của giới luật học sử dụng như một thuật ngữ chính thức để chỉ tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh. Cụ thể, tranh chấp kinh doanh được hiểu là sự bất đồng, mâu thuẫn về các lợi ích kinh tế giữa chủ thể phát sinh trong quan hệ kinh doanh, chủ yếu là liên quan đến việc thực hiện hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Xuất phát từ khái niệm kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 1999 thì đó là tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Đặc điểm của tranh chấp kinh doanh là luôn gắn liền với các hoạt động kinh doanh; chủ thể tham gia là các chủ thể kinh doanh và các bên có liên quan; tranh chấp kinh doanh thể hiện ra bên ngoài là những xung đột về lợi ích kinh tế giữa các bên [1, tr. 6]. Quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ phát sinh giữa các chủ thể là nhà đầu tư nước ngoài với các loại hình doanh nghiệp trong nước từ hoạt động đầu tư trực tiếp (quan hệ kinh doanh, thương mại) mà còn phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước về đầu tư giữa nhà đầu tư nước ngoài với các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư (quan hệ hành chính). Chính vì vậy, tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực FDI có thể là tranh chấp kinh doanh, thương mại nếu chủ thể là các tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh hoặc 8
  17. tranh chấp trong lĩnh vực hành chính nếu một bên chủ thể là cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư trong quá trình thực hiện hoạt động quản lý như cấp giấy chứng nhận dự án đầu tư, điều chỉnh, thay đổi dự án đầu tư… Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chỉ đề cập đến hoạt động FDI với tư cách là một hoạt động thương mại. Do đó, khái niệm tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực FDI trong luận văn này được coi như là một tranh chấp về kinh doanh thương mại. Từ phân tích trên có thể đưa ra khái niệm tranh chấp trong lĩnh vực FDI như sau: Tranh chấp trong lĩnh vực FDI là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài. b) Đặc điểm tranh chấp trong tranh chấp trong lĩnh vực FDI tại Việt Nam Thứ nhất, về chủ thể tranh chấp: là các chủ thể tham gia quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam - Một bên chủ thể là nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với các chủ thể khác trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư. Theo khoản 5 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2005, nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam thông qua hình thức đầu tư trực tiếp. Mặc dù Luật Đầu tư không xác định cụ thể tổ chức nước ngoài là ai nhưng theo khoản 20 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2005 về quốc tịch doanh nghiệp thì có thể hiểu rằng tổ chức nước ngoài là doanh nghiệp được thành lập, đăng ký kinh doanh ở nước, vùng lãnh thổ không phải là Việt Nam hoặc công ty do các tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập mà không liên doanh với nhà đầu tư trong nước. Theo Luật Quốc tịch năm 2008 thì cá nhân nước ngoài là người có quốc tịch nước khác, không phải quốc tịch Việt Nam. Do đó, nhà đầu tư nước ngoài trước hết là cá nhân gồm: người có quốc tịch nước ngoài (trong đó có Việt kiều – người gốc Việt Nam ở nước ngoài và có quốc tịch nước ngoài). 9
  18. - Một nhóm nhà đầu tư cũng được coi là nhà đầu tư nước ngoài mà khoản 3 Điều 12 Luật Đầu tư năm 2005 đề cập đó là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (căn cứ vào nguồn vốn từ nước ngoài góp vào doanh nghiệp), gồm có: + Một hoặc các cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài thành lập công ty mà không liên doanh với nhà đầu tư trong nước. Doanh nghiệp được thành lập này là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Trong trường hợp này, công ty được thành lập sẽ được coi là nhà đầu tư nước ngoài. + Một hoặc các cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và góp vốn liên doanh với nhà đầu tư trong nước cùng thành lập công ty. Công ty được thành lập là loại hình doanh nghiệp liên doanh mà nhà đầu tư nước ngoài có góp một phần vốn. Thứ hai, lĩnh vực phát sinh tranh chấp là lĩnh vực FDI. FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư thông qua các hình thức: (i) Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; (ii) Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. (iii) Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT; (iv) Đầu tư phát triển kinh doanh; (v) Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư; (vi) Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp. - Vốn đầu tư để nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam có thể là tiền hoặc các tài sản hợp pháp khác. Theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, tài sản hợp 10
  19. pháp có thể là cổ phần, cổ phiếu, giấy tờ có giá; trái phiếu, khoản nợ và các hình thức vay nợ khác; các quyền theo hợp đồng, bao gồm cả hợp đồng chìa khoá trao tay, hợp đồng xây dựng, hợp đồng quản lý, hợp đồng phân chia sản phẩm hoặc doanh thu; các quyền đòi nợ và quyền có giá trị kinh tế theo hợp đồng; công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm cả nhãn hiệu thương mại, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, tên thương mại, nguồn gốc hoặc tên gọi xuất xứ; các quyền chuyển nhượng, bao gồm cả quyền đối với thăm dò và khai thác tài nguyên; bất động sản, quyền đối với bất động sản, bao gồm cả quyền cho thuê, chuyển nhượng, góp vốn, thế chấp hoặc bảo lãnh; các khoản lợi tức phát sinh từ hoạt động đầu tư, bao gồm cả lợi nhuận, lãi cổ phần, cổ tức, tiền bản quyền và các loại phí; các tài sản và quyền có giá trị kinh tế khác theo quy định của pháp luật và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam có thể phải “đối mặt” với rất nhiều loại tranh chấp như: tranh chấp liên quan đến hợp đồng (phục vụ cho hoạt động đầu tư như: thuê nhân công, mua bán nguyên vật liệu, thành phẩm…), tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp liên doanh… Thứ ba, giống như bất kỳ một tranh chấp nào khác, tranh chấp trong lĩnh vực FDI thể hiện ra bên ngoài là những mâu thuẫn, bất đồng liên quan đến quyền và lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài. Đó là những tranh chấp mà nhà đầu tư gặp phải trong quá trình đầu tư thông qua việc thực hiện các hình thức đầu tư trực tiếp vào Việt Nam như: các tranh chấp trong việc thành lập, tổ chức quản lý, hoạt động của các tổ chức kinh tế nếu nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thông qua hình thức thành lập tổ chức kinh tế để tiến hành hoạt động đầu tư; tranh chấp liên quan đến thực hiện hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT…, mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư; đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp. 11
  20. Tranh chấp bắt nguồn từ bất đồng, mâu thuẫn giữa các chủ thể của quan hệ pháp luật. Nguồn gốc của hầu hết các tranh chấp phát sinh có thể được nhìn nhận dưới góc độ kinh tế, tức là có mối liên quan chặt chẽ đến lợi ích kinh tế. Tranh chấp trong lĩnh vực FDI cũng vậy, có thể là mâu thuẫn giữa các bên trong quan hệ đầu tư liên quan đến góp vốn, phân chia lợi nhuận, phân chia rủi ro, tranh giành quyền quản lý. Nó cũng có thể là sự bất đồng với quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư liên quan đến cấp Giấy chứng nhận đầu tư, các chính sách ưu đãi đầu tư… Ví dụ 1: Doanh nghiệp A (là doanh nghiệp nước ngoài) ký hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) với doanh nghiệp B (là doanh nghiệp Việt Nam). Trong hợp đồng 2 bên thoả thuận cùng góp vốn và chia lợi nhuận, phân chia rủi ro theo tỷ lệ góp vốn. Trong quá trình thực hiện hợp đồng này, các bên có bất đồng trong việc phân chia lợi nhuận và tranh chấp xảy ra. Đây là tranh chấp trong lĩnh vực FDI. Ví dụ 2: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài A được thành lập bởi sự góp vốn của cá nhân ông B (người có quốc tịch nước ngoài) và doanh nghiệp nước ngoài C. Trong quá trình hoạt động, các thành viên của doanh nghiệp A có mâu thuẫn với doanh nghiệp A về việc góp vốn. Đây là tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực FDI. Ví dụ 3: Tranh chấp liên quan đến góp vốn và định giá tài sản góp vốn giữa nhà đầu tư nước ngoài là ông A với Công ty trách nhiệm hữu hạn B là doanh nghiệp Việt Nam (các bên đã thành lập doanh nghiệp liên doanh). Đây là tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài. 1.1.2. Phân loại các tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài Các tranh chấp trong lĩnh vực FDI xảy ra trên thực tế rất đa dạng và phức tạp. Do đó, việc phân loại tranh chấp này là thật sự cần thiết và có ý nghĩa về cả lý luận và thực tiễn, nó cho chúng ta cái nhìn tổng quát, hệ thống và toàn diện khi nghiên cứu về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI. Phân 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2