intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ nhan đề ca khúc Trịnh Công Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:154

43
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tiến hàng thu thập nhan đề ca khúc của Trịnh Công Sơn; trình bày cơ sở lý thuyết ngữ pháp chức năng và liên kết trong văn bản để vận dụng vào việc nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ nhan đề Trịnh Công Sơn; tìm hiểu, miêu tả những đặc điểm cấu trúc và chức năng của nhan đề ca khúc (qua ngữ liệu nhan đề ca khúc Trịnh Công Sơn).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ nhan đề ca khúc Trịnh Công Sơn

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Linh Hoàng Vy ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NHAN ĐỀ CA KHÚC TRỊNH CÔNG SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Linh Hoàng Vy ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NHAN ĐỀ CA KHÚC TRỊNH CÔNG SƠN Chuyên ngành : Ngôn ngữ học Mã số học viên : 8229020 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS. TS. TRỊNH SÂM Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Ngoài những phần trích dẫn cụ thể, tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trịnh Sâm. Các cứ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Linh Hoàng Vy
  4. LỜI TRI ÂN Để hoàn thành chương trình học cao học và viết luận văn này, tác giả đã nhận được sự dạy bảo, giúp đỡ tận tình của rất nhiều người. Sau đây là lời cảm ơn chân thành của tác giả: Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô ở tổ bộ môn Ngôn ngữ học, khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc đến người hướng dẫn luận văn – PGS. TS. Trịnh Sâm – PGS. TS Dư Ngọc Ngân đã dành thời gian và tâm huyết, hướng dẫn tôi rất tận tình, giúp tôi hoàn thiện luận văn. Sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè luôn ủng hộ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thiện luận văn này. Xin chân trọng cảm ơn! Nguyễn Linh Hoàng Vy
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan ................................................................................................................ 1 Lời tri ân ....................................................................................................................... 2 Mục lục ....................................................................................................................... 3 Danh mục bảng ............................................................................................................. 5 MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................. 6 1.1. Tiêu đề, tiêu đề văn bản và nhan đề ca khúc ......................................................... 6 1.1.1. Ranh giới giữa tiêu đề và tiêu đề văn bản ................................................... 6 1.1.2. Những tên gọi .............................................................................................. 6 1.2. Ngữ pháp chức năng .............................................................................................. 8 1.2.1. Câu ............................................................................................................. 10 1.2.2. Cấu trúc Đề - Thuyết trong ngôn ngữ ....................................................... 11 1.2.3. Nghĩa của câu ............................................................................................ 11 1.2.4. Vài nét về dụng pháp ................................................................................. 15 1.3. Liên kết trong tiếng Việt ...................................................................................... 16 1.3.1. Quy chiếu và quy chiếu trong văn bản ...................................................... 16 1.3.2. Hướng quy chiếu trong văn bản ................................................................ 16 1.3.3. Các phép liên kết trong tiếng Việt ............................................................. 17 1.4. Phong cách chức năng, đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật và đặc trưng của ca từ tác phẩm ...................................................................................................................... 18 1.4.1. Phong cách chức năng ............................................................................... 18 1.4.2. Đặc trưng, vai trò, chức năng ca từ trong thể loại âm nhạc ...................... 20 1.5. Trịnh Công Sơn và đặc trưng sáng tác ................................................................. 21 Tiểu kết ....................................................................................................................... 22 Chương 2. ĐẶC ĐIỂM NHAN ĐỀ XÉT NHƯ MỘT YẾU TỐ ĐỘC LẬP ...... 23 2.1. Chức năng ............................................................................................................ 23 2.2. Từ loại .................................................................................................................. 24 2.2.1. Ngữ danh từ ............................................................................................... 25
  6. 2.2.2. Vị từ ........................................................................................................... 31 2.3. Chuyển loại ngữ vị từ........................................................................................... 33 2.4. Những kết hợp bất thường ................................................................................... 33 2.4.1. Đảo cấu trúc ngữ danh từ, khác thường ở ngữ danh từ ............................. 33 2.4.2. Kết hợp bất thường trong ngữ vị từ ........................................................... 33 2.5. Cấu trúc nhan đề .................................................................................................. 34 2.5.1. Nhan đề hai phần một bậc ......................................................................... 35 2.5.2. Đảo cấu trúc đề thuyết ............................................................................... 36 2.5.3. Cấu trúc thuyết là vị từ .............................................................................. 36 2.5.4. Nhan đề một thành phần ............................................................................ 36 2.5.5. Nhan đề đặc biệt ........................................................................................ 38 2.6. Nghĩa nhan đề với phương diện là một bộ phận độc lập ..................................... 39 2.6.1. Một số biện pháp tu từ trong nhan đề ........................................................ 39 2.6.2. Nhan đề theo nghĩa biểu hiện .................................................................... 41 2.6.3. Nhan đề theo lực ngôn trung ..................................................................... 46 Tiểu kết ....................................................................................................................... 49 Chương 3. ĐẶC ĐIỂM NHAN ĐỀ XÉT NHƯ MỘT BỘ PHẬN GẮN VỚI VĂN BẢN ................................................................................................... 51 3.1. Chức năng ............................................................................................................ 51 3.2. Liên kết giữa nhan đề với văn bản ....................................................................... 55 3.2.1. Quy chiếu trong văn bản............................................................................ 55 3.2.2. Liên kết từ vựng ........................................................................................ 60 3.3. Nghĩa nhan đề gắn với văn bản............................................................................ 67 Tiểu kết ....................................................................................................................... 72 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 77 PHỤ LỤC CA KHÚC
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Thống kê loại định danh trực tiếp và định danh gián tiếp ......................... 24 Bảng 2.2. Thống kê các tiểu loại danh từ trong nhan đề Trịnh Công Sơn ........... 25 Bảng 2.3. Cấu trúc mệnh đề, cấu trúc nhan đề. .......................................................... 34 Bảng 2.4. Phân loại nhan đề theo cấu trúc đề thuyết.................................................. 35 Bảng 2.5. Phân loại nhan đề theo vai nghĩa ............................................................... 35 Bảng 2.6. Bảng thống kê nhan đề theo nghĩa biểu hiện ............................................. 42 Bảng 2.7. Cấu trúc nhan đề tồn tại ............................................................................. 43 Bảng 2.8. Thống kê nhan đề ca khúc theo lực ngôn trung ......................................... 47
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật tác động rất nhanh đến con người thông qua hệ thống âm thanh. Trong một tác phẩm âm nhạc, theo lý thuyết cộng hưởng thường có hai nội dung tồn tại, đó là nội dung tác phẩm của tác giả sáng tác phẩm và nội dung của người nghe cảm thụ được. Âm nhạc có thể thực hiện chức năng giáo dục con người. Nó không chỉ dạy kỹ năng sống mà còn là công cụ giải trí của con người. Ngoài ra, nó có thể khích lệ, động viên tăng sức mạnh tinh thần cho con người để thực hiện tất cả công việc trong cuộc sống. Trong cuộc sống cái gì cũng có hai mặt, âm nhạc cũng vậy, nó có thể thực hiện chức năng giáo dục mà cũng có thể là công cụ làm tha hoá con người. Chính vì vậy, người soạn nhạc cần sử dụng ngôn ngữ ca khúc với nội dung, ý nghĩa trong sáng, lành mạnh hướng tâm hồn con người đến những điều thiện. Người nước ngoài nghe người Việt nói chuyện với nhau đều tưởng rằng chúng ta đang hát. Ngôn ngữ chúng ta tiềm ẩn những yếu tố cung điệu của âm nhạc. Đó là điểm thuận lợi cho việc sáng tác ca khúc tiếng Việt. Tuy vậy, viết một ca khúc có chất lượng không chỉ về âm điệu mà cả ngôn từ. Trong đó, việc chọn lựa từ ngữ nhan đề cho ca khúc cũng là một vấn đề mà các nhà nghiên cứu nói chung và nhà nghiên cứu âm nhạc, nghiên cứu ngôn ngữ nói riêng đều rất quan tâm nghiên cứu. Chính vì vậy mà chúng tôi muốn tìm ra lời giải đáp về vấn đề trên. Về việc sáng tác và lựa chọn nhan đề ca khúc hiện nay, báo chí đã phản ánh những bất cập như sau: có bài viết Ca từ gây sốc từ nhan đề của tác giả Đặng Trung Công, có bài viết Nắng cực của Phạm Toàn Thắng mới ra đã gây tranh cãi của tác giả Đậu Dung. Đó là những ý kiến trái chiều xung quanh nhan đề ca khúc. Trong thời đại công nghệ thông tin hiện đại, âm nhạc được lan truyền khắp nơi rất nhanh. Vì nó có sức ảnh hưởng đến cộng đồng rất lớn cho nên ngôn từ cần được lựa chọn phù hợp. Ngoài ra, khi tiếp nhận một ca khúc, thính giả không chỉ nghe nội dung lời bài hát mà còn chú ý đến cả nhan đề ca khúc. Nhan đề ca khúc đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc truyền thông tin. Nó được xem như là bộ mặt của ca khúc, linh hồn, yếu tố định hướng cho người nghe. Mỗi ca khúc thì không chỉ nội dung quyết định
  9. 2 chất lượng mà nhan đề cũng góp phần làm nên thành công cho ca khúc. Từ thực tế sử dụng ngôn ngữ trong thiết lập nhan đề ca khúc Tiếng Việt hiện nay và chức năng của nhan đề ca khúc chưa được quan tâm, chúng tôi thấy rằng việc tạo lập nhan đề ca khúc đối với người sáng tác cũng như việc tiếp nhận thông tin của thính giả rất quan trọng. Vì lí do trên mà chúng tôi nghiên cứu đề tài đặc điểm ngôn ngữ nhan đề ca khúc Trịnh Công Sơn. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Việc nghiên cứu nhan đề văn bản được các nhà báo, nhà ngôn ngữ học, các nhà khoa học nhiều lĩnh vực khác nhau trong và ngoài nước quan tâm. Ở Việt Nam, cuối thế kỉ XX được xem là bước khởi đầu của việc nghiên cứu nhan đề. “Về tên gọi các bài báo của Chủ Tịch Hồ Chí Minh” (Bùi Khắc Việt, 1980). Tác giả chưa đưa ra một định nghĩa cụ thể về nhan đề nhưng đưa ra nhận định: “Đặt tên bài báo là cả một nghệ thuật. Cái khó ở đây là làm sao chỉ dùng một số ít từ mà đạt được ba yêu cầu: thông báo nội dung chủ yếu của bài, hướng dẫn tư tưởng, tình cảm của người đọc, thu hút sự chú ý của người đọc với bài báo”. Tác giả đã khảo sát nhan đề văn bản ở các mặt: giá trị thông tin, giá trị biểu cảm, nguồn gốc của các nhan đề và tiếng cười của Bác. Tác giả đã chỉ ra số đặc điểm ngôn ngữ về mặt phong cách cá nhân. Trong bài “Nhờ đâu những bài viết có sức hấp dẫn” của Hồ Lê 1982, tác giả đưa ra nhận xét cụ thể hơn: “Nhan đề là cái trước tiên đập vào mắt người đọc. Có thể ví như những cái cửa đã mở để sẵn sàng mời người đọc bước vào”. Tác giả đã phân tích nguyên nhân dẫn đến tính hấp dẫn của nhan đề thông qua việc phân tích 6 kiểu nội dung và 2 kiểu cấu tạo hình thức. Việc phân tích cứ liệu chỉ tập trung ở một tác giả, bài viết chú ý đến việc phân loại nhan đề văn bản về mặt cấu tạo. Lương Duy Thứ, 1992, khảo sát “Thi pháp Lỗ Tấn” đã quan tâm đến nghĩa của Nhan đề “Thuốc”. Tác giả đã chỉ ra nhan đề có đến ba tầng nghĩa nhưng hình thức lập luận chưa rõ ràng. Thomas Gergeley, 1992, tập trung đến kĩ thuật viết nhan đề báo chí. Tác giả chia nhan đề làm ba phần: thượng đề (sur titre), đề (titre), hạ đề (sous titre). Dựa vào ý nghĩa, tác giả đã phân các nhan đề tình thái như: Nhan đề bình phẩm (titre de
  10. 3 commentaire), nhan đề trần thuật (titre de recit), nhan đề khẳng định (titre affirmatif)… Tác giả phân tích kết cấu nhan đề báo chí cụ thể nhưng phân tích nhan đề còn ít. Nguyễn Thị Tuyết Ngân, 1992, chú ý đến việc sử dụng nhan đề văn bản. Tác giả đã chỉ ra việc ngắt dòng không đúng chỗ trong việc trình bày mĩ thuật của nhan đề trên trang báo. Nguyễn Đức Dân, 1995, Trên cứ liệu nhan đề báo chí có nguồn gốc từ những lời trong bài hát, tục ngữ, thành ngữ và phân tích những hàm ý của nhan đề trong ngữ cảnh. Cao Xuân Hạo, 1991, có vài dòng nói về nhan đề, chỉ ra phần lớn các nhan đề đều là những danh ngữ, “về chức năng thông báo của nó cũng là một chủ đề, phần thuyết là cả bài văn, bài báo kia”. Tuy nhiên, tác giả mới nói sơ lược về nhan đề mà thôi. Hồ Lê, 1993, coi nhan đề văn bản là một phát ngôn, một biến thể câu cơ sở như những phát ngôn khác. Về ý nghĩa, tác giả nhấn mạnh tính hàm súc của nhan đề : “Không một nhan đề nào là không có ý nghĩa hàm ẩn”. Về cấu trúc thì ông cho rằng: “… nó có thể xuất hiện dưới mọi kiểu câu, nhưng điều cần chú ý đặc biệt là nó có nhiều khả năng dùng câu gọi tên, nhất là loại câu có danh từ hoặc từ tổ danh từ đảm nhiệm”. Trịnh Sâm, 1998, chỉ rõ cấu trúc – chức năng, điều kiện thiết lập một nhan đề văn bản đúng. Tác giả chỉ ra rất cụ thể về vai trò, bản chất, đặc điểm, cấu trúc ý nghĩa của nhan đề văn bản. Nghiên cứu nhan đề văn bản báo chí được rất nhiều nhà báo, ngôn ngữ học và các khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác quan tâm. Thế nhưng, nhan đề ca khúc còn khá mới mẻ nên chưa được nghiên cứu nhiều. Việc nghiên cứu nhan đề ca khúc trong âm nhạc chỉ dừng lại ở thuật ngữ khái niệm. Dương Viết Á, 2000, trong Ca từ trong âm nhạc, tác giả đã đưa ra cách hiểu, yêu cầu, thủ pháp tạo tên gọi tác phẩm và nhan đề trong thể loại âm nhạc. Tóm lại, nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của nhan đề ca khúc tiếng Việt dựa trên cơ sở kế thừa và phát triển những nghiên cứu đã có trước, chúng rất hữu ích.
  11. 4 Nghiên cứu, xét nhan đề khi tách ra khỏi văn bản cũng như gắn với văn bản. Ở những mặt thích hợp, nó được tiến hành mô tả, phân loại nhan đề văn bản khi hành chức dựa vào cấu trúc tuyến tính và phi tuyến tính. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu của luận văn là tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của nhan đề ca khúc Trịnh Công Sơn. Luận văn sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau: - Thu thập nhan đề ca khúc của Trịnh Công Sơn. - Trình bày cơ sở lý thuyết ngữ pháp chức năng và liên kết trong văn bản để vận dụng vào việc nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ nhan đề Trịnh Công Sơn. - Tìm hiểu, miêu tả những đặc điểm cấu trúc và chức năng của nhan đề ca khúc (qua ngữ liệu nhan đề ca khúc Trịnh Công Sơn). 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhan đề ca khúc Trịnh Công Sơn. Với đề tài này, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ nhan đề ca khúc Trịnh Công Sơn ở phương diện cấu trúc ngữ pháp nhan đề trong hệ thống nhan đề theo quan điểm ngữ pháp chức năng và nhan đề gắn với nội dung văn bản ca khúc Trịnh Công Sơn qua cấu tạo văn bản. 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu a. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số các thủ pháp và phương pháp nghiên cứu khoa học chung như: Phương pháp thống kê: phương pháp thống kê dùng xử xử lý dữ liệu về mặt thống kê toán học, người viết có thể tập hợp tổng số lượng cấu trúc nhan đề trong nhan đề ca khúc Trịnh Công Sơn. Phương pháp miêu tả: Phương pháp miêu tả dùng để miêu tả lớp từ ngữ được sử dụng trong nhan đề ca khúc Trịnh Công Sơn. Phương pháp phân tích diễn ngôn: phương pháp này được vận dụng vào luận văn nhằm xem xét vai trò của ngữ cảnh ngôn ngữ.
  12. 5 b. Ngữ liệu Nguồn ngữ liệu của luận văn được tập hợp thông qua các tuyển tập ca khúc Trịnh Công Sơn như: Trịnh Công Sơn, Tuyển tập những bài ca không năm tháng (1997); Tuyển tập một 100 ca khúc Một cõi đi về (2014). Trên thực tế, luận văn khảo sát trong 298 nhan đề ca khúc nhưng chỉ có 246 nhan đề có lời bài hát. 6. Đóng góp của luận văn Công trình nghiên cứu này, không những kế thừa từ những công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước mà còn làm rõ một số vấn đề liên quan đến đặc trưng ngôn ngữ nhan đề ca khúc Trịnh Công Sơn về các phương diện từ ngữ, ngữ pháp, ngữ nghĩa, mối quan hệ giữa nhan đề với phần nội dung của ca khúc. Nghiên cứu về đặc điểm nhan đề ca khúc cũng là một đề tài mới. Hướng tiếp cận chính của luận văn là ngữ pháp chức năng. Chính vì vậy việc nghiên cứu cần làm rõ một số vấn đề sau: Chức năng, cấu trúc nhan đề, ngữ nghĩa nhan đề trong hệ thống nhan đề với nhan đề và nhan đề với nội dung văn bản. Qua việc nghiên cứu, nó giúp cho nhà sáng tác thấy được cấu trúc của nhan đề góp phần tạo hiệu quả cao trong sử dụng ngôn ngữ để sáng tác. Đối với người thưởng thức, họ sẽ có cái nhìn rõ hơn về nhan đề ca khúc cũng như có thể hiểu sâu về các tầng nghĩa của nhan đề ca khúc. 7. Cấu trúc luận văn Chương 1: Cơ sở lý thuyết Chương 2: Đặc điểm nhan đề xét như một yếu tố độc lập Chương 3: Đặc điểm nhan đề xét như một bộ phận gắn với văn bản
  13. 6 Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Tiêu đề, tiêu đề văn bản và nhan đề ca khúc 1.1.1. Ranh giới giữa tiêu đề và tiêu đề văn bản Tiêu đề có nội dung bao hàm khá rộng với nhiều sở chỉ tùy mục đích khác nhau. Tiêu đề gồm 2 loại: tiêu đề văn bản và tiêu đề phi văn bản. Đó là những dòng chữ ở bìa các cuốn sách, các biển hiệu buôn bán, trên các tấm pano quảng cáo, tên các tổ chức xã hội, cơ quan, xí nghiệp, trường học, tên các nhãn hiệu hàng hóa, tựa đề của những bức tranh, ảnh, vở múa, bức tượng, bản nhạc, vở kịch, cuốn phim, tên của các bài báo, bài thơ, truyện ngắn, đầu đề của các tác phẩm,... Tiêu đề văn bản là tên gọi chính thức của một văn bản hay của một chương, một mục nào đó trong văn bản. “Đặc điểm chung của tiêu đề văn bản là có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đến nội dung của văn bản và là một bộ phận của văn bản” (Trịnh Sâm, 1998). Tiêu đề văn bản như tên cuốn sách, vở kịch, bản nhạc, bài thơ, truyện ngắn, đầu đề của tác phẩm. Tiêu đề phi văn bản là tên gọi dành cho những đối tượng không phải là văn bản hoặc một bộ phận trong văn bản. Tiêu đề thông báo sự hiện diện của các tổ chức xã hội như tên các cơ quan, xí nghiệp. Tiêu đề của một sản phẩm hàng hoá như tiêu đề các nhãn hiệu nước ngọt, nước mắm, bánh bao… Tiêu đề của một sản phẩm văn hoá hoặc tên một tác phẩm nghệ thuật như tên những cuốn phim, bản nhạc, vở kịch. Theo Dương Viết Á thì tên gọi tác phẩm mang ý nghĩa khái quát của tác phẩm. Tiêu đề được sử dụng trong các tác phẩm nhạc đàn – nhạc đàn không lời, nó như là tên gọi nhỏ của từng chương. Dương Viết Á chỉ đưa ra cách hiểu riêng về tên tác phẩm âm nhạc, ông cho rằng tên tác phẩm bao hàm cả tiêu đề. Ông không có sự phân biệt nhan đề dành cho văn bản hay phi văn bản. 1.1.2. Những tên gọi Bên cạnh cách gọi “tiêu đề” còn có rất nhiều tên gọi khác nhau: tên sách, tên bài, tựa bài, tựa đề, đề mục, chương mục, đầu đề, nhan đề, tít… đây là những tên gọi ứng với sở chỉ nằm trong phạm trù tiêu đề văn bản, đều được dùng làm tên gọi đề mục. Tên sách, tên bài của những văn bản như sách hoặc bài báo trong tạp chí... nhưng không bao quát được tên chương, tên một đoạn nội dung tức là tên một bộ
  14. 7 phận nội dung trong văn bản… Việc sử dụng “tên” không phải là thuật ngữ chuyên dùng, nên không thể sử dụng để thay thế cho tiêu đề văn bản. Tên tựa, tên đề rất dễ giống với lời tựa thường đặt giữa tiêu đề và phần tiếp theo của văn bản. Đề mục, chương mục dùng để chỉ tên gọi một đoạn nội dung, thường là mang độ lớn đến một mức độ nào đó nhưng không có tính khái quát như tiêu đề văn bản. Đầu đề hoặc đề không ít trường hợp có chung sở chỉ với tiêu đề văn bản nhưng nhiều khi nó lại vượt ra ngoài khuôn khổ ấy. Chẳng hạn, ta có thể nói đầu đề bài báo, đầu đề quyển tiểu thuyết nhưng ở những loại văn bản khác như đề toán thì nó thuộc loại văn bản khác. Tít là từ vay mượn, được sử dụng khá rộng khắp trong ngành in, báo chí, thường để chỉ tiêu đề báo chí. Cao Xuân Hạo, 1991 cho rằng “Tiêu đề là những dòng chữ ở bìa cuốn sách, các biển hiệu trên (hay bên) cổng các cơ quan, dưới các bức tranh, trên các bài báo, bài thơ, truyện ngắn, bản nhạc…Đó là tên của các cơ quan, cửa hiệu, là đầu đề của tác phẩm” Tiêu đề theo nghĩa gốc là cái nêu lên, đề chữ vào, cái để ngắm, để người ta nhận diện có thể phù hợp với tất cả những sở chỉ mà “tên”, “tựa đề”, “đầu đề”, “nhan đề” … biểu thị, nó còn bao quát cả nhan đề văn bản. Trịnh Sâm đã nhận xét “dùng tiêu đề theo nghĩa thuật ngữ vừa khái quát vừa tiết kiệm mà lại dễ quan sát tất cả các chủng loại tiêu đề” (Trịnh Sâm, 1998). Nhan đề được người tiếp nhận như một hình thức tiêu đề. Từ “nhan” là một thành tố Hán Việt mang nghĩa gốc là “dung nhan”. Nhan đề mang nét nghĩa chỉ về vẻ đẹp ca khúc do người sáng tác chọn lựa. Việc xem nó như một dung nhan để chiêm nghiệm. Chính vì vậy, trong luận văn này sử dụng tên gọi nhan đề dành cho thể loại văn bản là ca khúc. Nhan đề ca khúc là đối tượng nghiên cứu với nội dung khá rộng lớn. Để việc nghiên cứu dễ dàng hơn thì xác định phạm vi cực kỳ quan trọng. Nhan đề được nghiên cứu trong phạm vị ngôn ngữ, luận văn tập trung vào những khía cạnh cấu trúc – chức năng của nhan đề.
  15. 8 Cấu trúc của nhan đề ca khúc: Cấu trúc là tổ chức bên trong của một chỉnh thể, liên kết các bộ phận với chỉnh thể, liên kết các bộ phận với nhau, theo những phương thức nhất định. Nhan đề tách khỏi văn bản nghĩa là nhan đề được tách khỏi ngữ cảnh thì nhan đề tự thân là một thông điệp. Nó có cấu trúc riêng, được người thụ ngôn tri giác như một đơn vị riêng. Nhan đề ca khúc được khảo sát theo tính chất hướng nội để thấy cấu trúc nội tại, tính chất hướng ngoại để thấy mối quan hệ giữa nhan đề và nội dung văn bản. Ở cấu trúc nội tại thì nó được phân ra hai loại. Cấu trúc nội tại tuyến tính liên tục, cấu trúc nội tại phi tuyến tính. Cấu trúc tuyến tính liên tục là những quan hệ về trật tự trước sau của từ trên chuỗi lời. Nó được chia tách; cấu trúc ngữ pháp, cấu trúc ý nghĩa – ý nghĩa xuất hiện trên bề mặt của nhan đề ca khúc. Cấu trúc phi tuyến tính hướng nội là mối quan hệ về nội dung giữa những từ hoặc những ngữ đoạntrên chuỗi lời. Nó có khả năng gồm hai bình diện: cấu trúc liên tưởng giữa các từ không theo trật tự tuyến tính, nếu nhan đề ca khúc gồm những từ ngữ, cấu trúc liên hội ngữ nghĩa, đó là cấu trúc nghĩa hàm ẩn. Nhan đề ca khúc phi tuyến tính hướng ngoại, nhan đề với sự gắn kết với nội dung văn bản để thành một chỉnh thể. Phân tích nhan đề phi tuyến tính theo hướng ngoại là phân tích nhan gắn liền với văn bản. Về hình thức, nhan đề là bộ phận xuất hiện đầu tiên, phân tích ý nghĩa nhan đề gắn với văn bản ở những tầng nghĩa hàm ẩn khác nhau. Tóm lại, phân tích nhan đề với tính hướng nội là khảo sát nhan đề trong bối cảnh bộ phận độc lập ở cấu trúc cấu tạo nên nhan đề, tầng ý nghĩa biểu hiện. Phân tích nhan đề theo hướng ngoại là phân tích nhan đề trong mối quan hệ liên kết, tầng nghĩa khi gắn với văn bản. 1.2. Ngữ pháp chức năng Phân tích ngôn ngữ là công việc của nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Việc nghiên cứu cần đi đúng hướng từ đó người tiếp cận mới có những cách nhìn nhận đúng về nó. Mở đầu nghiên cứu ngôn ngữ còn thiếu sót nhưng nó đã được cải thiện.
  16. 9 Ngữ pháp cổ điển, ngữ pháp cấu trúc luận và ngữ pháp sản sinh khi khảo sát ngôn ngữ đều chú trọng vào phần hình thức nhưng chưa chú ý hơn về hoạt động của nó trong giao tiếp. Ngữ pháp chức năng nghiên cứu ngôn ngữ trong sử dụng nên có thể vận dụng lý thuyết này để nghiên cứu nhan đề. Ngữ pháp sản sinh đã khắc phục tình trạng coi nhẹ cú pháp và quan niệm tĩnh đối với cấu trúc câu, những vẫn chưa có cách nhìn phù hợp với bản chất ngôn ngữ với tính cách và công cụ giao tiếp. Nó tập trung chú ý vào mặt hình thức, vào tính ngữ pháp độc lập với nghĩa và đối với công dụng của câu trong giao tiếp. Ngôn ngữ đối với nó là một đối tượng trừu tượng – nó tập hợp những câu được sản sinh theo những quy tắc hình thức có phần võ đoán. Mặt nghĩa chỉ được nghiên cứu sau khi xác định một hệ thống chi phối việc sản sinh ra cấu trúc cú pháp, còn dụng pháp chỉ xác định ý nghĩa mà các cấu trúc cú pháp có thể có được. Ngữ pháp chức năng là một lí thuyết và là một hệ phương pháp được xây dựng trên quan điểm coi ngôn ngữ như một phương tiện thực hiện sự giao tiếp giữa người với người. Ngữ pháp chức năng được nghiên cứu để miêu tả, giải thích các quy tắc chi phối hoạt động của ngôn ngữ trên các bình diện của mặt hình thức và mặt nội dung trong mối liên hệ với chức năng. Quan sát cách sử dụng ngôn ngữ trong tình huống giao tiếp không chỉ để thống kê số liệu ngôn ngữ mà còn theo dõi cách hành chức của ngôn ngữ trong sử dụng. Những quy tắc xây dựng cấu trúc của đơn vị ngôn từ cơ bản – câu – được ngữ pháp chức năng trình bày, giải thích trên cơ sở giữa các mối quan hệ ngôn ngữ và tư duy trong việc cấu trúc hoá và tuyến tính hoá những sự tình được phản ánh và trần thuật dưới sự tác động tối đa của các nhân tố trong tình huống văn cảnh, với sự chi phối của những quy ước cộng tác giữa người tạo lập và người lĩnh hội tham dự hội thoại. Hoạt động giao tiếp nhằm mục đích truyền đạt thông tin, yêu cầu giữa người với người thông qua ngôn ngữ.
  17. 10 Theo M. A. K Halliday có mô hình lý thuyết về chức năng : ý niệm, liên nhân, văn bản. Trong đó ý niệm thể hiện kinh nghiệm biểu hiện sự tình, liên nhân là mối quan hệ giữa các tham thể, văn bản là tính quan yếu đối với ngôn cảnh. Cao Xuân Hạo, 1991, cho rằng: “Câu là đơn vị nhỏ nhất của ngôn từ trong đó cả ba bình diện đều được thể hiện.”. Giữa ba bình diện ngôn từ có mối quan hệ khăng khít giữa nội dung, hình thức và mục đích. Muốn làm rõ một khía cạnh cần thông qua hai khía cạnh còn lại. Ngữ pháp chức năng là một lí thuyết và là một hệ thống phương pháp được xây dựng trên quan điểm coi ngôn ngữ như một phương tiện thực hiện sự giao tiếp giữa người với người. Chính vì vậy, luận văn chọn lựa ngữ pháp chức năng làm rõ cấu trúc nhan đề, nó giúp người tạo lập và người tiếp nhận sẽ ứng dụng được trong cuộc sống. 1.2.1. Câu Về phương diện cấu trúc, theo Cao Xuân Hạo thì trong một hệ thống tôn ti của các đơn vị ngôn từ làm thành một ngôn bản, câu là đơn vị trung tâm, đơn vị bản lề. Hiểu cấu trúc câu để hiểu đơn vị nhỏ hơn cấu tạo nó, hiểu đơn vị ngôn từ lớn hơn nó. Về phương diện chức năng, Sapir cho rằng câu là “sự thể hiện ngôn ngữ học của mệnh đề”. Nó là đơn vị mà ngôn ngữ dùng để biểu thị một nhận định gồm chủ đề kết hợp với điều nói về chủ đề đó. Cao Xuân Hạo đã nhận xét định nghĩa này vẫn là một trong những định nghĩa tốt nhất về phương diện lí luận cũng như về phương diện thủ pháp. Ông cho rằng những câu trần thuật là loại câu tiêu biểu nhất và thông dụng nhất. Về căn bản, nó đúng với mọi kiểu câu khác vì vốn nó là những kiểu câu phát sinh từ kiểu câu trần thuật và chỉ khác về những chi tiết liên quan đến tình thái phát ngôn. Cao Xuân Hạo cho rằng bình diện câu thuộc bình diện khác với bình diện của các đơn vị của ngôn ngữ. Các đơn vị ngôn ngữ đều làm thành một hệ đối vị còn câu thì không thuộc hệ đối vị nào. Theo ông : “Câu được cấu tạo bằng những đơn vị chức năng gọi là ngữ đoạn. Một ngữ đoạn được định nghĩa không phải bằng những thuộc tính nội tại của nó mà bằng chức năng cú pháp (chủ ngữ hay vị ngữ của câu, bổ ngữ
  18. 11 cho ngữ đoạn nào, định ngữ cho ngữ đoạn nào,..và một ngữ đoạn phức hợp được cấu tạo bằng những ngữ đoạn ở bậc thấp hơn, chứ không phải bằng đơn vị ngôn ngữ. Vì vậy, trong mỗi cấu trúc câu có những ngữ đoạn đơn giản, chúng ta không thể phân tích thành những ngữ đoạn nhỏ hơn của chúng mà thôi. Theo Cao Xuân Hạo, một ngữ đoạn được cấu tạo từ các đơn vị ngôn ngữ, đảm nhiệm một chức năng cú pháp, đơn vị đó là từ. Vì vậy, luận văn có thể vận dụng cách xác định này để miêu tả cấu trúc nhan đề nói chung, nhan đề của ca khúc Trịnh Công Sơn nói riêng. 1.2.2. Cấu trúc Đề - Thuyết trong ngôn ngữ Một câu tiếng Việt hiện nay có thể được phân tích theo bốn phương pháp: Một là theo cấu trúc chủ - vị (ngữ pháp truyền thống). Hai là theo cấu trúc vị từ - tham thể (ngữ pháp ngữ nghĩa). Ba là theo cấu trúc Đề - Thuyết (ngữ pháp chức năng). Và bốn là theo cấu trúc cái cho sẵn - cái mới (cấu trúc thông tin). Trong cấu trúc chủ - vị không biểu thị rõ chủ đề và cái được nói ra. Cấu trúc đề thuyết qua nghĩa biểu hiện làm rõ người hành động, đối tượng hành động, công cụ, phương thức, thời gian hành động, v.v… Cấu trúc Đề - Thuyết là cấu trúc trình bày rõ ràng các nhân tố tham gia trong hoạt động như: khả năng thực hiện hành động, suy đoán sự vật, mục đích thông báo, mạch lạc, thứ bậc người nói, nhân vật và sự vật hữu quan trong tôn ti của tham tố tham gia sự tình (tham tố trung tâm chỉ chủ thể hành động, trạng thái, tính chất do vị từ biểu thị) Chính vì việc xét theo cấu trúc đề thuyết để làm rõ chủ thể sự tình và diễn tố nói đến sự tình. Qua việc làm rõ sự tình, diễn tố được nói đến trong nhan đề giúp người viết xác định chính xác vấn đề được nói đến, để sử dụng từ ngữ phù hợp trong tạo lập nhan đề. Đối với người nghe cần xác định rõ vấn đề được nói để tránh việc nghe ca khúc xong những chưa xác định được vấn đề nói đến là gì. 1.2.3. Nghĩa của câu Các tác giả phương Tây quan điểm rằng bình diện nghĩa của câu là phản ánh (biểu hiện, miêu tả) những cái mảng của thế giới hiện thực. Đa phần giới nghiên cứu đều gọi là bình diện nghĩa còn M. A. K. Halliday (1985) xác định là bình diện biểu hiện (represetation), nó là cái phần nằm trong nội
  19. 12 dung nghĩa phản ánh một sự tình được rút ra từ thế giới miêu tả, bên cạnh nội dung bình diện nội dung khác của câu khi nó được xét trong một thông điệp, như sự trao đổi giữa những người tham gia giao tiếp, như một bộ phận văn bản trong hệ thống chức năng của ông. Ở phương diện biểu hiện, câu được diễn đạt một cách trọn vẹn thì câu được phân tích trên mô hình nghĩa gồm ba yếu tố: bản thân quá trình, các tham tố, hoàn cảnh liên quan đến quá trình. Theo Cao Xuân Hạo, phân tích theo mô hình trên dẫn đến việc phân chia vị từ, danh từ và các từ loại khác. Nó thể hiện điển hình của ba yếu tố trên phương diện ngữ pháp sau: Loại yếu tố trong quá trình Cách thể hiện điển hình Quá trình Ngữ đoạn vị từ Tham tố Ngữ đoạn danh từ Hoàn cảnh Ngữ đoạn phó từ hay giới từ Trong các quá trình được chia thành loại như sau: 1. Quá trình vật chất (material process), trong đó bao giờ cũng có một người hành động (actor) làm một cái gì, có thể có có đối thể (goal). 2. Quá trình tinh thần (mental process), trong đó bao giờ cũng có một người thể nghiệm (sensor) và có thể có thêm hiện tượng gây cảm xúc. 3. Quá trình quan hệ (relational process), câu đề cập nó là cái gì, ở chỗ nào, là của ai. Tham tố ở đây là một vật mang (carrier) một thuộc tính (attribute) hay được đồng nhất (indentified) với một cái gì (indentififier) 4. Quá trình ứng xử (behavioural process) như nhìn, nghe, cười, thường chỉ có một tham tố (behaver – người ứng xử). 5. Quá trình nói năng (verbal process), trong quá trình nói năng có người nói (sayer), điều được nói ra (target), người nghe (recipiens). Nếu lời nói có tác dụng (thuyết phục, cắt nghĩa), thì có cả người chịu tác dụng (receiver). 6. Quá trình tồn tại (existential process) trong đó tham tố là vật tồn tại (existent). Cao Xuân Hạo cho rằng ngữ pháp của các ngôn ngữ có phân biệt các phạm trù, chức năng, các sắc độ tình thái một cách khác nhau đến đâu, thì cách cảm thụ những sự tình của thế giới hiện thực vẫn như nhau.
  20. 13 Trong logic học, nội dung của mệnh đề được chia ra làm hai phần. Phần thứ nhất là ngôn liệu tức là cái tập hợp sở thuyết (vị ngữ logich) và các tham tố được xét bởi mối quan hệ tiềm năng. Phần thứ 2 gọi là tình thái, cách thực hiện mối liên hệ ấy với hai cực có hoặc không. Trong tiếng Việt, tình thái “hiện thực” hay “trần thuật khẳng định” được diễn đạt bằng cách sắp xếp từ ngữ biểu thị sở thuyết và các tham tố của nó theo trật tự được quy định cho một câu cơ bản có cấu trúc Đề - Thuyết. Nếu trật từ này không được thực hiện thì câu sẽ trở nên rời rạc. Trong ngôn ngữ, các tình thái của phát ngôn làm thành một bảng màu cực kì đa dạng, trong đó nó đều có liên quan đến tính hiện thực, tính tất yếu và tính khả năng và nó được thể hiện dưới nhiều sắc thái khác nhau, nhiều cách biểu hiện khác nhau. Ở tình thái thì cần phân biệt tình thái của hành động và tình thái của phát ngôn. Tình thái của hành động phát ngôn phát phân biệt ở phương diện mục tiêu và tác dụng trong giao tế: đó là sự phân biệt quen thuộc giữa các loại câu trần thuật, câu hỏi, câu cầu khiến. Đó là sự phân biệt ngữ pháp hoá đã được ngữ pháp truyền thống miêu tả từ lâu. Bên cạnh vẫn còn kể thêm sự phân biệt giữa loại câu trần thuật có tính chất thông báo thuần tuý với câu trần thuật với giá trị ngôn trung được đánh dấu bởi câu xác nhận, câu phản bác và câu ngôn hành. Tình thái của câu hành động phát ngôn thuộc lĩnh vực dụng pháp. Nội dung của phát ngôn đều có một tình thái. Tình thái có thể coi là trung hoà là tình thái hiện thực hay tình thái khẳng định được thể hiện bằng tình thái trần thuật của vị từ trong các ngôn ngữ biến hình và vắng mặt của mọi yếu tố chỉ tình thái trong cấu trúc câu của ngôn ngữ không biến hình. Tình thái của câu nói phản ánh thái độ của người nói đối với điều mình nói ra, cách người nào đánh giá tính hiện thực hay không hiện thực, mức độ của tính hiện thực, của tính tất yếu, tính khả năng, tính đang mong muốn hay đáng tiếc của điều được nói đến. Tình thái của cấu trúc vị ngữ hạt nhân phản ánh những dạng thức thể hiện của hành động, quá trình, trạng thái hay tính chất do phần thuyết diễn đạt. Còn hạt nhân vị ngữ có chủ thể thì tình thái biểu thị mối quan hệ chủ thể với tính hiện thực, tính tất
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2