intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tốt nghĩa và xấu nghĩa trong tiếng Việt

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:292

208
lượt xem
44
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tốt nghĩa và xấu nghĩa trong tiếng Việt gồm co 3 chương trình bày về vấn đề lý thuyết cơ bản của ngữ nghĩa, sắc thái ngữ nghĩa của hai tiểu loại danh từ đơn vị tiếng Việt, phân loại các vị từ trạng thái tiếng Việt và một số nội dung khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tốt nghĩa và xấu nghĩa trong tiếng Việt

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH TĂNG THỊ TUYẾT MAI TỐT NGHĨA VÀ XẤU NGHĨA TRONG TIẾNG VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 602201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HOÀNG DŨNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2010
  2. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Hoàng Dũng đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn quý thầy cô, gia đình và bạn bè đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. TP. Hồ Chí Minh - 2010 Tăng Thị Tuyết Mai
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TP. Hồ Chí Minh - 2010 Tăng Thị Tuyết Mai
  4. BẢNG QUY ƢỚC TRÌNH BÀY 1. Quy ƣớc về tài liệu trích dẫn Số thứ tự (tương ứng với số thứ tự ở phần Tài liệu tham khảo) và số trang của tài liệu trích dẫn được đặt trong dấu ngoặc vuông [] và ngăn cách nhau bằng dấu phẩy (,). Nếu đoạn trích dẫn gồm nhiều trang liên tục thì giữa trang đầu và trang cuối có ghi thêm dấu gạch ngang (-), ví dụ [5,2-11]; nếu đoạn trích dẫn gồm nhiều trang không liên tục thì giữa các trang này có chữ “và” ở giữa, ví dụ…[1,1 và 2]. 2. Quy ƣớc về chú thích nghĩa của từ Tất cả các định nghĩa không ghi nguồn trong luận văn đều được trích từ Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (NXB Đà Nẵng, 2002). Cách viết của các từ cũng được sao từ tài liệu này. 3. Quy ƣớc viết tắt %: Tỉ lệ phần trăm DK: Danh từ khối DTĐV: Danh từ đơn vị DTĐVCL: Danh từ đơn vị chất liệu DTĐVKCL: Danh từ đơn vị không chất liệu KNKH: Khả năng kết hợp NC: Ngữ cảnh SL: Số lượng STNN: Sắc thái ngữ nghĩa T: Tốt nghĩa
  5. TH - Xấu: Sắc thái ngữ nghĩa giao thoa giữa trung hoà và xấu nghĩa TH: Trung hoà về nghĩa THX: Khả năng kết hợp với yếu tố trung hoà về nghĩa và xấu nghĩa Tốt - TH - Xấu: Sắc thái ngữ nghĩa giao thoa giữa tốt nghĩa, trung hoà và xấu nghĩa Tốt - TH: Sắc thái ngữ nghĩa giao thoa giữa tốt nghĩa và trung hoà về nghĩa Tốt - Xấu: Sắc thái ngữ nghĩa giao thoa giữa tốt nghĩa và xấu nghĩa TTH: Khả năng kết hợp với yếu tố tốt nghĩa và trung hoà về nghĩa TTHX: Khả năng kết hợp với yếu tố tốt nghĩa, trung hoà và xấu nghĩa TX: Khả năng kết hợp với yếu tố tốt nghĩa và xấu nghĩa VTTT: Vị từ trạng thái X: Xấu nghĩa
  6. 1 MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Khi nói về màu trắng của da người, trắng hồng, trắng tươi... được xem là những từ biểu thị thái độ đánh giá tích cực trong khi trắng hếu, trắng bệch, trắng nhởn... biểu thị điều ngược lại. Bằng chứng là trắng hồng, trắng tươi... không thể dùng để chê và trắng hếu, trắng bệch... không thể dùng để khen làn da của một người nào đó. Như vậy, rõ ràng trong tiếng Việt tồn tại những sự biểu đạt tốt nghĩa (ameliorative) và xấu nghĩa (pejorative). Tốt nghĩa và xấu nghĩa được giới ngôn ngữ học quan tâm dưới nhiều phương diện, có thể là dưới quan điểm ngôn ngữ học lịch đại hay ngôn ngữ học đồng đại, cũng có thể là dưới cái nhìn ngữ âm học, từ vựng học, ngữ pháp học, hay ngữ dụng học. Trong tiếng Việt, nghiên cứu hiện tượng tốt nghĩa và xấu nghĩa hứa hẹn nhiều điều thú vị, đặc biệt là trong sự thể hiện của các danh từ đơn vị (DTĐV) và các vị từ trạng thái (VTTT) bởi vì theo đánh giá của chúng tôi, so với các loại đơn vị từ vựng khác, hai loại đơn vị này có sự biểu hiện phức tạp hơn cả về sắc thái ngữ nghĩa (STNN) theo từng loạt ngữ cảnh mà chúng xuất hiện. Trong giới hạn của luận văn, chúng tôi sẽ đề cập đến tốt nghĩa và xấu nghĩa ở hai loại đơn vị từ vựng đã nêu dưới quan điểm ngôn ngữ học đồng đại, dưới góc độ ngữ nghĩa học từ vựng để có thể có một hình dung tương đối khái quát về STNN của các đơn vị từ vựng này trong tiếng Việt. 1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tốt nghĩa và xấu nghĩa là những khái niệm không xa lạ trong giới ngôn ngữ học. Chúng thường được chú ý dưới dạng danh từ: sự biến đổi tốt nghĩa (amelioration) và sự biến đổi xấu nghĩa (pejoration).
  7. 2 Nói đến sự biến đổi tốt nghĩa và sự biến đổi xấu nghĩa, trước hết là nói đến những quá trình chuyển nghĩa mang tính chất lịch đại. Trong các công trình nghiên cứu ngôn ngữ học lịch sử, các tác giả thường đề cập đến hai quá trình này khi bàn về sự biến đổi ngữ nghĩa (semantic change). Hầu như không một công trình nào bàn về ngôn ngữ học lịch sử lại không bàn về quá trình chuyển nghĩa, và nếu đã bàn về quá trình này thì nhất định sẽ không bỏ qua quá trình biến đổi tốt nghĩa và biến đổi xấu nghĩa dưới hai dạng thức: mở rộng và thu hẹp nghĩa. Chúng ta có thể nhận ra điều này qua các công trình nghiên cứu theo quan điểm lịch đại: Introduction to Historical Linguistics (1972) của Anthony Arlotto, Historical Linguistics (1979) của Theodora Bynon, Historical Linguistics: An Introduction (1992) của Winfred Lehmann, Understanding Language Change (1994) của April M. S. McMahon, An Introduction to Historical Linguistics (1997) của Terry Crowley, Language History - An Introduction (2000) của Andrew L. Sihler, An Approach to Semantic Change (2003) của Brian D. Joseph and Richard D. Janda… Về sự biến đổi xấu nghĩa, April M.S. McMahon đã lấy một ví dụ tiếng Pháp maitresse (bà chủ nhà), từng có nghĩa là “cô dâu”. Tương tự, sely (thiêng liêng) đã biến đổi nghĩa thành “ngớ ngẩn”, và từ tiếng Pháp crétin đã chuyển nghĩa từ “sùng đạo Cơ Đốc” thành “ngu ngốc”. Tác giả cũng đã lấy từ tiếng Anh cổ cniht làm ví dụ cho sự biến đổi tốt nghĩa. Nghĩa gốc của nó là “người hầu”, nhưng tiếng Anh hiện đại có nghĩa là “hiệp sĩ”. Tốt nghĩa và xấu nghĩa mang tính phổ quát cho mọi ngôn ngữ chứ không giới hạn ở một ngôn ngữ nào. Có lẽ vì vậy mà vấn đề này được nghiên cứu trong một phạm vi rộng ở nhiều ngôn ngữ: tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nga, tiếng Italia... Trong công trình A History of the Spanish Language (2002), Ralph Penny có bàn về những hậu tố xấu nghĩa trong tiếng Tây Ban Nha kèm theo những ví dụ rất thú vị. Chẳng hạn hậu tố -aco trong những từ
  8. 3 libraco (cuốn sách cũ mục nát), pajarraco (con chim xấu xí)… hay hậu tố - ajo trong từ cintajo (dải ruy băng loè loẹt), trapajo (giẻ rách)… John J. Kinder và Vincenzo M. Savini trong Using Italian: A Guide to Contemporary Usage cũng đã đề cập đến những hậu tố xấu nghĩa tiếng Italia. Chẳng hạn như hậu tố -accio (hay -azzo) trong những từ libraccio (cuốn sách dở tệ), ragazzaccio (cậu bé thô lỗ), coltellaccio (con dao lớn nguy hiểm)… Nhìn chung, khi bàn về tốt nghĩa và xấu nghĩa, các tác giả chủ yếu xem xét chúng như một phần của quá trình chuyển nghĩa dưới quan điểm của ngôn ngữ học lịch đại. Trong tiếng Việt, hầu như chưa có công trình nào tập trung bàn về vấn đề này. Đáng kể nhất là các công trình của Nguyễn Ngọc Trâm [65], Chu Bích Thu [11] và Nguyễn Thị Bảo [74]. Khi đi sâu tìm hiểu bản chất ngữ nghĩa của nhóm từ biểu thị tâm lí - tình cảm trong tiếng Việt, Nguyễn Ngọc Trâm đã đề cập đến tính chất tích cực/tiêu cực của chúng. Luận án mô tả cấu trúc ngữ nghĩa điển hình của 19 nhóm vị từ tâm lí - tình cảm cơ bản của tiếng Việt (vui - buồn, tự hào - xấu hổ, thoả mãn, chán, giận, tiếc, thương, thích…). Chẳng hạn, nhóm vị từ vui - buồn được tác giả mô tả như sau:  Trạng thái tâm lí - tình cảm tích cực/tiêu cực  Cho rằng sự việc xảy ra phù hợp/không phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng của mình. Có thể nói, công trình của Nguyễn Ngọc Trâm khai thác một cách hiệu quả bản chất ngữ nghĩa - ngữ pháp của nhóm vị từ tâm lí - tình cảm tiếng Việt, trong đó có chú ý đến thành phần đánh giá, một trong những thành phần ngữ nghĩa quan trọng của loại đơn vị này. Cũng như Nguyễn Ngọc Trâm, Chu Bích Thu đặc biệt chú ý khai thác thành phần đánh giá khi nghiên cứu ngữ nghĩa của tính từ tiếng Việt hiện đại.
  9. 4 Tác giả chỉ ra hai bộ phận trong cấu trúc ngữ nghĩa của tính từ tiếng Việt: bộ phận miêu tả và bộ phận đánh giá. Theo Chu Bích Thu, nghĩa của các tính từ kiểu như đẹp, xấu, hay, dở… có thể được phân tích: Đẹp: - Có hình thức - Gây cảm giác dễ chịu - Phù hợp với ý thích Hay: - Có âm thanh, kỹ thuật… - Gây cảm giác dễ chịu - Phù hợp với ý thích Và cấu trúc nghĩa của chúng có thể khái quát thành ba thành tố: 1. Có thuộc tính nào đó tác động vào giác quan 2. Gây cảm giác nào đó 3. Đánh giá tác động do cảm giác gây nên Trong ba thành tố ngữ nghĩa trên, thành tố (1) biểu thị phạm trù thuộc tính của bản thân sự vật (hoàn toàn mang tính chất khách quan); thành tố (2) biểu thị phản ứng của con người trước tác động của thuộc tính sự vật (vừa mang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan) và thành tố (3) biểu thị thái độ của con người đối với thuộc tính của sự vật qua sự tác động của thuộc tính ấy vào giác quan của mình (hoàn toàn mang tính chất chủ quan). Chu Bích Thu áp dụng quan điểm này một cách nhất quán khi miêu tả đặc trưng ngữ nghĩa của các tính từ tiếng Việt tiêu biểu trong luận án của mình. Khi bàn về ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt (đối chiếu với tiếng Anh), Nguyễn Thị Bảo cũng đã xét đến tiêu chí tích cực,
  10. 5 tiêu cực, trung hoà về ngữ nghĩa và đưa ra những phân tích khá thú vị. Theo tác giả, đa số từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh đều thiên về nghĩa tiêu cực, chẳng hạn như “bò”, “cáo”, “lợn”, “chó”, “vịt”, “chuột”, “ếch”, “mèo”, “ốc”, “rắn”, “ruồi”… Số lượng từ ngữ thiên về nghĩa tích cực rất ít: “ngựa”, “phượng”, “rồng”… Nghĩa tích cực, tiêu cực hay trung hoà của các đơn vị này do văn hoá của mỗi dân tộc quy định. Nhìn chung, mặc dù đã chú ý đến hiện tượng tốt nghĩa và xấu nghĩa trong tiếng Việt như một thành phần quan trọng trong ngữ nghĩa của từ nhưng các tác giả chỉ gói gọn vấn đề trong một phạm vi hẹp, chẳng hạn như trong một nhóm từ mà thôi. 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Do khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi tạm chưa khảo sát hiện tượng tốt nghĩa và xấu nghĩa trong tiếng Việt ở góc độ ngữ dụng học mà chỉ xem xét ở góc độ ngữ nghĩa học từ vựng, trên quan điểm ngôn ngữ học đồng đại, trong đó chú ý đến sự kết hợp của từ trong ngữ cảnh. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu STNN trong hai bộ phận từ loại cơ bản của tiếng Việt: DTĐV và VTTT. 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận văn của mình, người viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 1.4.1. Phương pháp phân tích phân bố Đây là phương pháp vô cùng quan trọng trong việc xác định STNN của các đơn vị từ vựng tiếng Việt. Thông qua các kết hợp của từ trong các loạt
  11. 6 ngữ cảnh khác nhau, chúng ta có thể nhận ra STNN chứa đựng trong từ cũng như những biến đổi ngữ nghĩa (nếu có) qua các loạt ngữ cảnh nhất định. 1.4.2. Phương pháp thống kê ngôn ngữ Luận văn sử dụng phương pháp này để thống kê số lượng các tiểu loại DTĐV và VTTT dựa trên STNN tốt, xấu, trung hoà cũng như khả năng kết hợp của chúng. Bên cạnh đó, việc khảo sát mối quan hệ giữa vỏ ngữ âm và STNN của các yếu tố chỉ mức độ cao theo sau VTTT cũng cần đến phương pháp này. 1.4.3. Phương pháp miêu tả ngôn ngữ Để thực hiện có hiệu quả đề tài này, vấn đề miêu tả ngữ nghĩa các đơn vị, đặc biệt là các đơn vị có biểu hiện phức tạp về STNN là việc làm vô cùng cần thiết. Vì vậy, phương pháp miêu tả ngôn ngữ cũng được chúng tôi lưu ý ở đây. 1.4.4. Phương pháp so sánh đối chiếu Ở một vài luận điểm, luận văn có sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để thấy sự tương đồng và khác biệt giữa tốt nghĩa và xấu nghĩa trong tiếng Việt và trong các ngôn ngữ khác. 1.5. Tƣ liệu nghiên cứu Vì luận văn cần đến một số lượng ngữ cảnh đủ lớn để đảm bảo tính chính xác cho việc xác lập các mức độ STNN của từng đơn vị từ vựng nên việc thu thập tư liệu từ nhiều nguồn là vô cùng cần thiết.  Nguồn tư liệu chủ yếu là các loại từ điển (từ điển tiếng Việt, từ điển đồng nghĩa tiếng Việt, từ điển từ láy, từ điển từ đồng nghĩa…), trong đó Từ điển tiếng Việt (2002) do tác giả Hoàng Phê chủ biên được xem là nguồn tư liệu chính.
  12. 7  Các văn bản thuộc các phong cách ngôn ngữ khác nhau cũng được xem là nguồn tư liệu quan trọng của luận văn. 1.6. Đóng góp của luận văn 1.6.1. Về mặt lý luận Từ những tiền đề lý thuyết về ngữ cảnh, chúng tôi khái quát một phương pháp phân tích STNN dựa trên ngữ cảnh nhằm xác lập STNN của các đơn vị từ vựng tiếng Việt. Theo đó, phân loại và miêu tả STNN của hai bộ phận DTĐV và VTTT tiếng Việt dựa theo phương pháp này là đóng góp chủ yếu của luận văn. 1.6.2. Về mặt thực tiễn Luận văn nghiên cứu hiện tượng tốt nghĩa và xấu nghĩa trong hai loại đơn vị từ vựng tiếng Việt (DTĐV và VTTT) trên phương diện đồng đại, dưới góc độ ngữ nghĩa học từ vựng, từ đó hình thành cái nhìn bao quát về STNN của các đơn vị từ vựng này, giúp người bản ngữ hiểu rõ hơn ngôn ngữ mẹ đẻ của mình đồng thời góp phần giúp học viên nước ngoài có thể dễ dàng hơn khi sử dụng các đơn vị từ vựng vốn được xem là tinh tế và khó phân biệt trong quá trình học tiếng Việt. 1.7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được chia làm ba chương. Chƣơng một đề cập đến những vấn đề lý thuyết cơ bản như các thành phần nghĩa, các phương pháp phân tích ngữ nghĩa, STNN của các đơn vị từ vựng, từ đó đúc kết nên phương pháp nhận diện STNN trong các đơn vị từ vựng tiếng Việt của luận văn. Dựa trên phương pháp nhận diện này, chƣơng hai xác lập và miêu tả STNN của hai tiểu loại DTĐV tiếng Việt (DTĐVKCL và DTĐVCL). Tương tự, chƣơng ba phân loại các VTTT tiếng Việt dựa trên STNN của chúng kèm theo những miêu tả cụ thể. Bên cạnh đó, chương này
  13. 8 còn đề cập đến các vấn đề: 1. STNN của những từ láy xuất phát từ VTTT và vai trò của các yếu tố cộng thêm vào VTTT trong những kết hợp này. 2. Mối quan hệ giữa ngữ âm và STNN của những từ chỉ mức độ cao theo sau các VTTT. 3. STNN của những kết hợp giữa một VTTT và một vị từ chỉ hướng biểu thị một quá trình. Ngoài 121 trang chính văn, luận văn dành 166 trang cho 4 phụ lục.
  14. 9 CHƢƠNG MỘT NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Sắc thái ngữ nghĩa của các đơn vị từ vựng 1.1.1. Các thành phần nghĩa Nghĩa từ vựng (lexical meaning) của một đơn vị từ vựng gồm ba thành phần cơ bản: nghĩa miêu tả (descriptive meaning), nghĩa xã hội (social meaning) và nghĩa biểu cảm (expressive meaning). Bên cạnh đó, người ta thường hay nhắc đến một loại nghĩa được xem là loại nghĩa thêm vào - nghĩa liên tưởng (connotation). 1.1.1.1. Nghĩa miêu tả và sự quy chiếu Nhiều người cho rằng nghĩa miêu tả chỉ tồn tại đối với những thực từ. Đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Nếu nghĩa miêu tả của một thực từ (content word) là “một khái niệm dành cho các vật quy chiếu tiềm năng của nó”1 thì những từ chức năng như giới từ, liên từ… hay những hình thức ngữ pháp (đối với những ngôn ngữ biến hình) vẫn có nghĩa miêu tả, và ở đây, nghĩa miêu tả chính là “đóng góp của chúng vào nghĩa miêu tả của câu”2. Chẳng hạn, nghĩa miêu tả của từ mèo là một khái niệm dành cho tất cả các con mèo, những con thú nhỏ cùng họ với hổ báo thường được nuôi trong nhà để bắt chuột. Trong khi đó, nghĩa miêu tả của từ sẽ là một khái niệm “biểu thị sự việc, hiện tượng nói đến xảy ra trong tương lai, sau thời điểm nói, hoặc xảy ra trong thời gian sau thời điểm nào đó trong quá khứ được lấy làm 1 “The descriptive meaning of a content word is a concept for its potential referents.” [117,23] 2 “The descriptive meaning of a word or a grammatical form is its contribution to descriptive sentence meaning” [117,24]
  15. 10 mốc.” Và từ này sẽ biểu hiện nghĩa miêu tả một cách cụ thể khi tham gia vào các câu cụ thể. Khi nhắc đến nghĩa miêu tả, người ta hay nhắc đến nghĩa sở thị (denotation hay denotative meaning). Sự phân biệt nghĩa miêu tả và nghĩa sở thị được Sebastian Lobner thể hiện qua sơ đồ hình tam giác trong công trình của mình [117]. Theo đó, nghĩa sở thị không có quan hệ trực tiếp với từ mà quan hệ gián tiếp thông qua nghĩa miêu tả. Nói cách khác, chính nghĩa miêu tả đã quyết định nghĩa sở thị. Thực từ nghĩa biểu thị quyết định Nghĩa miêu tả Nghĩa sở thị Một khái niệm Một phạm trù Một số tác giả xác định nghĩa sở thị trong quan hệ với nghĩa liên tưởng như phần nghĩa hạt nhân, cơ bản của từ (phần nghĩa mà chúng ta có thể tìm thấy trong từ điển) và phần nghĩa thêm vào. 1.1.1.2. Nghĩa xã hội và mối tương tác xã hội Nghĩa xã hội được xem là một trong những thành phần nghĩa chính yếu của nghĩa từ vựng song song với thành phần nghĩa miêu tả bên trên. Phần nghĩa này được hiểu là tất cả những STNN do xã hội quy định, nghĩa là tính chất phù hợp hay không phù hợp với các chuẩn đạo đức, văn hoá… của xã hội. Chẳng hạn, mặc dù cùng có chung một nghĩa miêu tả, nhưng hai từ phu
  16. 11 nhân và vợ lại có nghĩa xã hội rất khác nhau. Từ phu nhân chỉ dùng để chỉ vợ của những người có địa vị cao trong xã hội. Không ai dùng phu nhân để nói về vợ của một người bình thường, trừ khi có một hàm ý khác (trêu đùa, mỉa mai…) bởi vì khi dùng từ phu nhân, tức là đã giả định sự trang trọng. Nghĩa xã hội không chỉ xuất hiện trong các thực từ mà còn có mặt cả trong các hư từ. Chẳng hạn, các trợ từ à, ư, nhỉ, nhé… chỉ dùng trong các trường hợp biểu hiện sự thân mật. Vì thế, những phát ngôn kiểu như: “Tình hình có vẻ rất nghiêm trọng, thủ tướng nhỉ?” khó được chấp nhận khi xuất phát từ người nói có địa vị xã hội thấp hơn thủ tướng. Tuy nhiên, nghĩa xã hội có được xem là một phần nghĩa nằm trong nghĩa từ vựng hay không vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi. Phần lớn các tác giả quy phần nghĩa này về phong cách chức năng, nghĩa là một vấn đề thuộc tu từ học. 1.1.1.3. Nghĩa biểu cảm và tính chủ quan Bất cứ một sự biểu đạt nào cũng bao hàm trong đó tình cảm, quan điểm, thái độ của con người. Chẳng hạn, từ xanh lè không chỉ đơn thuần biểu thị màu sắc của sự vật mà còn thể hiện sự đánh giá (hàm ý chê) của người nói. Thật vậy, với câu “Chiếc áo này màu xanh lè.”, ai cũng hiểu rằng người nói đang thể hiện thái độ đánh giá tiêu cực về màu sắc của chiếc áo. Cũng như nghĩa miêu tả, nghĩa biểu cảm là một phần của nghĩa từ vựng, một phẩm chất ngữ nghĩa của từ và ngữ không phụ thuộc vào ngữ cảnh. Phần nghĩa biểu cảm được hiểu là tất cả những STNN do cảm xúc con người quy định, nghĩa là tính chất phù hợp hay không phù hợp với cảm xúc con người. Phần nghĩa này do tính chủ quan của con người quy định, nhưng nó có một mẫu số chung tương đối giữa các cá nhân. Nghĩa biểu cảm có một vị trí khá quan trọng trong nghĩa của từ. Nếu
  17. 12 một cặp từ có nghĩa sở thị đồng nhất thì phần nghĩa biểu cảm sẽ quyết định ngữ cảnh xuất hiện của từ. Một ví dụ điển hình là các DTĐV đồng nhất về nghĩa sở thị trang, đấng, vị, tên, thằng… Những từ này đều có cùng nghĩa sở thị là chỉ cá thể người, nhưng chúng khác nhau ở phần nghĩa biểu cảm. Nếu trang, đấng, vị… bao hàm thái độ, tình cảm trân trọng thì tên, thằng… lại bao hàm thái độ, tình cảm coi khinh. Trong trường hợp này, chính nghĩa biểu cảm đã quyết định sự có mặt hay không của từng từ trong từng ngữ cảnh. 1.1.1.4. Nghĩa liên tưởng và sự liên tưởng Nếu như ba thành phần nghĩa kể trên được xem là những thành phần chính yếu trong nghĩa từ vựng của từ thì nghĩa liên tưởng chỉ được xem là phần nghĩa thêm vào. Mikko Lehtonen [116,74] cho rằng nghĩa đầu tiên của từ chính là nghĩa sở thị trong khi đó nghĩa liên tưởng được hiểu là một số phẩm chất (những ngữ cảnh và hành vi cảm xúc) liên quan đến sở chỉ của từ. Ronald Carter, Angela Goddad, Danuta Reah, Keith Sanger & Maggie Bowing [103,102] cũng cho rằng nghĩa liên tưởng của từ là phần nghĩa thuộc về cá nhân, cảm xúc; còn nghĩa sở thị là phần nghĩa trong từ điển. Sebastian Lobner [117] thì lại phân biệt rất rõ nghĩa liên tưởng với những thành phần nghĩa từ vựng cơ bản. Nó không thể là nghĩa miêu tả hay nghĩa biểu cảm vì nó có thể thay đổi theo từng cá nhân trong khi các thành phần nghĩa từ vựng cơ bản không như vậy. Theo ý kiến của chúng tôi, nếu nghĩa sở thị là thành phần hạt nhân, cơ bản của đơn vị từ vựng thì nghĩa liên tưởng là phần thêm vào, không nằm trong nghĩa từ vựng của từ. Tuy nhiên, đó không phải là sự liên tưởng của từng cá nhân mà là sự liên tưởng của cả một cộng đồng. Do đó, dù nghĩa liên tưởng có mang tính chủ quan, nhưng là liên chủ quan, nên nó vẫn là khách
  18. 13 quan. Đây là vấn đề của ngôn ngữ học chứ không phải vấn đề của tâm lý học. Nghĩa liên tưởng là sự liên tưởng của cả một cộng đồng nên nó liên quan nhiều đến văn hoá. Sự liên tưởng ở đây có thể là tình cảm, có thể là bất kỳ một vấn đề nào khác. Chẳng hạn, nghĩa liên tưởng gợi ra của từ kiến là “nhỏ”. Bất cứ khi chúng ta nói một câu nào đó về kiến (ví dụ Chuyện bằng con kiến), hàm ý đầu tiên cũng là nghĩa liên tưởng này. Nếu thật sự trên thế giới này có một loài kiến khổng lồ đi chăng nữa, chúng ta cũng sẽ nói: Tuy là kiến nhưng nó rất to. Khi nói như vậy, ta hiểu sự khổng lồ của loài kiến này là điều bất thường bởi vì tiền giả định của từ kiến ở đây chính là “nhỏ”. 1.1.2. Sắc thái ngữ nghĩa trong quan hệ với các thành phần nghĩa STNN không thuộc về nghĩa miêu tả mà thuộc về nghĩa biểu cảm và nghĩa xã hội. Tuy nhiên, STNN của từ không hoàn toàn trùng lắp phần nghĩa biểu cảm và phần nghĩa xã hội. STNN của từ còn bị chi phối ít nhiều bởi nghĩa liên tưởng. Cũng giống như nghĩa biểu cảm và nghĩa liên tưởng, STNN mang đậm tính chủ quan nhưng đó là liên chủ quan, nghĩa là phải liên hệ đến những chuẩn chung mang tính phổ biến, mang tính cộng đồng. Nó phải là một cái gì đó có tính xu hướng chứ không phải chỉ là những trường hợp riêng lẻ. Chẳng hạn, khi nói về phạm trù kích cỡ của người, đối với người này, có thể béo là tích cực, nhưng đối với người khác lại không như vậy. Điều đó xảy ra tương tự đối với từ gầy. Chuẩn chung nhất là xem béo và gầy đều mang nghĩa trung hoà khi nói về người. Ở đây, cần chú ý phân biệt ranh giới về STNN giữa các từ kiểu như béo và đầy đặn; gầy và thon thả, mảnh mai… hay béo với béo ịch, béo núc ních, béo xụ, béo xù…; gầy và gầy gò, gầy guộc, gầy rốc, gầy rộc... Nếu như béo và gầy trung tính khi miêu tả người, thì đầy đặn, thon thả, mảnh mai… mang nghĩa tích cực còn béo ịch, béo núc ních, béo xụ, béo xù,
  19. 14 gầy gò, gầy guộc, gầy rốc, gầy rộc… mang nghĩa tiêu cực. Có 3 loại STNN cơ bản: tốt (hay tích cực), trung hoà và xấu (hay tiêu cực). The Dictionary of Historical and Comparative Linguistics đã định nghĩa sự biến đổi tốt nghĩa là “bất cứ sự thay đổi nào về ngữ nghĩa trong đó từ biểu thị một cái gì đó trang trọng hơn hay cao quý hơn so với trước đây […]. Ngược lại là sự biến đổi xấu nghĩa.”3. Như vậy, tốt nghĩa hàm ý trang trọng, cao quý… còn xấu nghĩa mang hàm ý ngược lại. Từ pejorative vốn bắt nguồn từ từ Latin pejor có nghĩa là “tệ” (worse). The Encyclopedia of Language and Linguistics do R. E. Asher chủ biên xem sự biến đổi tốt nghĩa là việc “mất đi những sự quy chiếu không hài lòng trong nghĩa của từ (trái với sự biến đổi xấu nghĩa).”4 Như vậy, một từ hay một sự biểu đạt nào đó có thể xem là tốt nghĩa nếu nó mang những hàm ý quy ước như: tích cực, tán thành, trân trọng, ca tụng… và ngược lại, nếu nó có xu hướng tiêu cực, không tán thành, không trân trọng, coi thường… thì được xem là xấu nghĩa. STNN trung hoà dành cho các trường hợp không tốt nghĩa, cũng không xấu nghĩa. Tốt nghĩa và xấu nghĩa mà chúng tôi muốn đề cập ở đây là tốt nghĩa và xấu nghĩa trên quan điểm ngôn ngữ học, trên bình diện người nói - người nghe chứ không phải trên quan điểm đạo đức học, thẩm mỹ học, tâm lý học… Chẳng hạn, trên quan điểm đạo đức học, những hành động như giết, bắn chết, đâm chết… có thể được xem là tiêu cực, nhưng trên quan điểm ngôn ngữ học, chúng được xem là trung hoà về STNN. Hay với kinh nghiệm bản thân, chúng ta luôn nghĩ rằng cao là tốt, thấp là xấu. Thực tế là chúng ta đang dùng thước 3 “any change in meaning in which a word comes to denote something grander or more elevated than formerly (…). The opposite is pejoration” [126,17] 4 “Loss of an unpleasant reference in the meaning of a word. (Contrasts with deterioration)” [101,5091]
  20. 15 đo thẩm mỹ để đo giá trị tốt/xấu của từ. Với câu nói “Cô ấy rất cao.”, người nói đơn giản chỉ muốn miêu tả trạng thái, tính chất của đối tượng được nói đến, hoàn toàn không bao hàm một lời khen tặng hay chê bai nào cả. Điều này diễn ra tương tự trong trường hợp “Cô ấy rất thấp.”. Nhưng với câu nói “Cô ấy cao lênh khênh.” hay “Cô ấy thấp chủn.” thì rõ ràng đã xuất hiện một sự đánh giá tiêu cực. Trong tiếng Anh, chúng ta có thể nhận ra hai hệ thống từ vựng dùng để chỉ những đối tượng giống nhau, một hệ thống được gọi là từ kiêng kỵ (taboo word) và một được gọi là uyển ngữ (euphemism). Nếu một số từ trong hệ thống từ kiêng kỵ mang nghĩa xấu thì những uyển ngữ tương đương của chúng lại mang nghĩa trung hoà và đây chính là một cách nói giảm nhẹ STNN xấu ở từ kiêng kỵ. Chẳng hạn, nếu deaf (điếc) mang nghĩa xấu thì uyển ngữ tương đương của nó là hard of hearing (nghe khó khăn) lại mang nghĩa TH. Tương tự, nếu crippled (người què) là từ kiêng kỵ với STNN xấu thì uyển ngữ tương đương handicapped (người khuyết tật) lại trung hoà về STNN. Như vậy, việc từ nói về đối tượng nào trong hiện thực khách quan thì không quan trọng mà quan trọng là nói bằng cách nào, thái độ của người nói ra sao. STNN của từ sản sinh từ đó. Một câu hỏi đặt ra là chúng ta có thể dùng chệch chuẩn các STNN không, nghĩa là đặt một từ xấu nghĩa vào ngữ cảnh cần phải dùng từ tốt nghĩa và ngược lại. Nếu có thể thì điều gì sẽ xảy ra? Người vợ diện một chiếc áo màu sắc loè loẹt. Người chồng liếc nhìn chiếc áo, buông một câu thõng thượt: “Đẹp!”. Anh ta không hề thích chiếc áo này và không hề thấy nó đẹp nhưng đã dùng một từ có STNN tích cực (đẹp) thay vì một từ có STNN tiêu cực (xấu) để nhận xét về nó. Rõ ràng là trong câu nói của người chồng có hàm ý mỉa mai và đây chính là mục đích của anh ta khi dùng chệch chuẩn các STNN.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2