intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Hồng Đức Quốc âm thi tập dưới góc nhìn phê bình sinh thái

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

29
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu Hồng Đức Quốc âm thi từ góc nhìn phê bình sinh thái, luận văn sẽ làm rõ: Hệ sinh thái trong Hồng Đức Quốc âm thi; Mối quan hệ thiên nhiên - con người trong tập thơ, từ đó định hướng thẩm mĩ sinh thái cho người đọc. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Hồng Đức Quốc âm thi tập dưới góc nhìn phê bình sinh thái

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM BÙI THỊ HUYỀN HỒNG ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP DƯỚI GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM BÙI THỊ HUYỀN HỒNG ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP DƯỚI GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI Ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 8.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Nhung THÁI NGUYÊN - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2018 Tác giả Bùi Thị Huyền i
  4. MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i MỤC LỤC ......................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC KÝ HIỆU ............................. iii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 9 4. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................... 9 5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 9 6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 10 7. Đóng góp của đề tài..................................................................................... 10 8. Bố cục luận văn ........................................................................................... 11 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................. 12 1.1. Khái quát về phê bình sinh thái ................................................................ 12 1.1.1. Khái niệm phê bình sinh thái ................................................................ 12 1.1.2. Sự hình thành và phát triển của phê bình sinh thái ............................... 15 1.2. Thẩm mĩ sinh thái, thẩm mĩ phi sinh thái, chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái....... 20 1.2.1. Thẩm mĩ sinh thái và thẩm mĩ phi sinh thái.......................................... 20 1.2.2. Chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái ............................................................... 23 1.3. Quan hệ thiên nhiên - con người theo quan điểm Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo...................................................................................................... 24 1.3.1. Phật giáo ................................................................................................ 24 1.3.2. Nho giáo ................................................................................................ 26 1.3.3. Đạo giáo ................................................................................................ 28 1.3.4. Khái quát về tập thơ HĐQÂTT ............................................................. 29 Tiểu kết ............................................................................................................ 30 ii
  5. Chương 2. HỆ SINH THÁI TRONG HỒNG ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP.. 31 2.2. Hệ động vật .............................................................................................. 38 2.3. Nhịp thiên nhiên ....................................................................................... 43 2.3.1. Nhịp bốn mùa ........................................................................................ 43 2.3.2. Nhịp tháng năm ..................................................................................... 49 2.3.3. Nhịp ngày - đêm .................................................................................... 52 Tiểu kết ............................................................................................................ 55 Chương 3. MỐI QUAN HỆ THIÊN NHIÊN - CON NGƯỜI TRONG HỒNG ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP ............................................................ 56 3.1. Thiên nhiên - con người tương dung giao hòa ......................................... 56 3.2. Thiên nhiên - đối tượng đề vịnh ............................................................... 67 3.2.1. Thiên nhiên tượng trưng cho vẻ đẹp minh quân lương thần................. 68 3.2.2. Thiên nhiên tượng trưng cho xã hội thịnh trị, an yên ........................... 73 3.2. 3. Thiên nhiên tượng trưng cho dân tộc ................................................... 76 Tiểu kết ............................................................................................................ 82 KẾT LUẬN .................................................................................................... 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 85 PHỤ LỤC iii
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC KÝ HIỆU HĐQÂTT : Hồng Đức quốc âm thi tập NXB : Nhà xuất bản ĐHSP : Đại học Sư phạm iii
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Môi trường sinh thái là một trong những vấn đề liên quan mật thiết đến sự sống trên toàn cầu, trong đó có sự tồn vong của bản thân mỗi chúng ta. Nhận thức được nguy cơ sinh thái xảy ra ngày càng trầm trọng, nhân loại đã có những giải pháp và cách thức khác nhau để góp phần “giải trừ nguy cơ sinh thái”. Đề tài này được thực hiện chính là góp thêm tiếng nói nhỏ bé vào mối quan tâm chung mang tính nhân loại ấy. 1.2. Phê bình sinh thái ra đời từ thập niên 90 của thế kỉ XX, là một trong những bộ phận quan trọng của trào lưu tư tưởng sinh thái. Bên cạnh triết học sinh thái, luân lí học sinh thái, chủ nghĩa nhân văn sinh thái, văn học sinh thái... phê bình sinh thái đã ra đời “Không chỉ mang đến sự tươi mới cho lĩnh vực nghiên cứu phê bình mà đây còn là khuynh hướng có sứ mệnh đặc thù với lịch sử môi trường nhân loại. Thông qua văn học để tra vấn văn hóa, phê phán văn hóa, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến nguy cơ sinh thái; thay đổi cách ứng xử của con người với tự nhiên đồng thời khẳng định vai trò của ngôn ngữ trong việc hình thành diễn ngôn về văn minh sinh thái....”[36]. Với sứ mệnh đặc thù như vậy, phê bình sinh thái đã lan tỏa rộng rãi trên toàn thế giới. Luận văn vận dụng lí luận phê bình sinh thái vào nghiên cứu HĐQÂTT hy vọng sẽ đem đến một cách nhìn mới về tác phẩm khá quen thuộc này, tìm ra ý nghĩa sinh thái tiềm ẩn trong tập thơ, đồng thời chỉ ra hạn chế của nó trong tương quan với chỉnh thể sinh thái. 1.3. HĐQÂTT là tập thơ viết bằng chữ Nôm của vua Lê Thánh Tông và tập thể tác giả Hội Tao Đàn ở thế kỉ XV. Đây là một trong những tập thơ với các sáng của những thi sĩ được coi là tinh tú ở triều đại thịnh trị Hồng Đức. Trong tập thơ, số bài thơ đề vịnh về thiên nhiên chiếm tới hơn 1/3 tổng số bài. Nghiên cứu những bài thơ đề vịnh về tự nhiên này từ góc nhìn phê bình sinh thái, luận văn hy vọng sẽ phân tích hệ sinh thái và mối quan hệ con người - tự 1
  8. nhiên trong HĐQÂTT, góp phần hiểu rõ hơn về thẩm mĩ sinh thái, chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái. Từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài Hồng Đức quốc âm thi tập dưới góc nhìn phê bình sinh thái để nghiên cứu 2. Lịch sử vấn đề Nhằm khảo sát và làm rõ lịch sử nghiên cứu về HĐQÂTT, chúng tôi dựa vào các nguồn tài liệu chính sau: Các chuyên khảo: Văn học Việt Nam (thế kỉ X - nửa đầu thế kỉ XVIII) (Đinh Gia Khánh chủ biên, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1978); Lịch sử Văn học Việt nam - tập 1(Đinh Gia Khánh chủ biên, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980); Hồng Đức quốc âm thi tập (Phạm Trọng Điềm - Bùi Văn Nguyên phiên âm - chú giải - giới thiệu, NXB Văn học, Hà Nội, 1982); Việt Nam văn học sử giản ước tân biên - tập 2 - văn học lịch triều Việt văn (Phạm Thế Ngũ chủ biên, NXB Đồng Tháp, 1997); Thơ Nôm Đường luật (Lã Nhâm Thìn chủ biên, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998); Tuyển tập Thơ nôm Lê Thánh Tông và Hội Tao Đàn (Kiều Văn tuyển chọn, giới thiệu NXB Đồng Nai - 2000); Lược khảo lịch sử văn học Việt Nam (Từ khởi thủy đến thế kỷ XX) (Bùi Đức Tịnh, NXB Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, năm 2005); Lê Thánh Tông về tác gia và tác phẩm (Hà Minh Đức chủ biên, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007); Trên hành trình văn học trung đại Việt Nam (Nguyễn Phạm Hùng chủ biên, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2008); Giáo trình văn học trung đại Việt Nam (Lã Nhâm Thìn chủ biên, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2015). Các đề tài, luận văn, luận án: Hồng Đức quốc âm thi tập trong tiến trình thơ Nôm Đường luật thời trung đại Việt Nam (Luận án Tiến sĩ, Trần Văn Dũng, Hà Nội, 2006); Nghiên cứu thơ Nôm Lê Thánh Tông trong Hồng Đức quốc âm thi tập (Luận án Tiến sĩ, Trần Thị Giáng Hoa, Hà Nội, 2013); Tìm hiểu giá trị của phần phong cảnh môn trong Hồng Đức quốc âm thi tập (Luận văn tốt nghiệp đại học, Phạm Mai Hương); Phương diện nội dung trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập (Luận văn tốt nghiệp đại học, Nguyễn Thị Nga, 2014)... 2
  9. Các bài báo: Hồng Đức quốc âm thi tập một tác phẩm lớn của văn học tiếng Việt thế kỷ XV (Bùi Duy Tân, Tạp chí văn học số 4 - 1983); Giá trị biểu đạt nghệ thuật của ngôn ngữ đời sống trong Hồng Đức quốc âm thi tập (Trần Quang Dũng, Tạp chí Khoa học ĐHSP TP HCM, số 23 năm 2010); Thơ đề vịnh thiên nhiên trong Hồng Đức quốc âm thi tập (Trần Quang Dũng, Tạp chí Khoa học ĐHSP TP HCM, số 55 năm 2014)... Có thể thấy, HĐQÂTT tuy không phải là tập thơ đỉnh cao của văn học trung đại, nhưng nó có những đặc sắc riêng và đã được không ít nhà nghiên cứu quan tâm. Dưới đây, chúng tôi xin trình bày lịch sử nghiên cứu vấn đề qua hai phương diện chính: 2.1. Lịch sử nghiên cứu chung về HĐQÂTT Những nghiên cứu chung về HĐQÂTT đã quan tâm đến vấn đề tác giả, giá trị nội dung và đóng góp về nghệ thuật của HĐQÂTT. Trong phần thứ 3 “Văn học Việt Nam nửa sau thế kỉ XV và Lê Thánh Tông” của giáo trình Lịch sử Văn học Việt nam (tập 1), Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam do Đinh Gia Khánh chủ biên đã có những nhận định vừa cụ thể, vừa khái quát về nghệ thuật của tập thơ: “Trong HĐQÂTT cũng có nhiều câu thơ phản ánh được những nét chân thật về sinh hoạt của nhân dân...”, “Nói chung ngôn ngữ văn học dân tộc trong HĐQÂTT đã thành thục và hình tượng nhiều khi điêu luyện. Thể thơ trong HĐQÂTT là thể thơ thất ngôn và thơ lục ngôn việc áp dụng niêm luật thơ Hàn luật nói chung khá vững vàng”[17,tr 92]. Những nhận định trên đã khái quát những thành tựu nghệ thuật nổi bật của tập thơ, nhưng chưa phân tích sâu biểu hiện cụ thể. Khi giới thiệu cuốn HĐQÂTT, Phạm Trọng Điềm đã có những nhận xét khái quát về chủ đề chung của tập thơ. Ông cho rằng chủ đề chung của tập thơ là: “Tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu chính nghĩa, yêu những trí óc thông minh, yêu những tâm hồn trong sáng, và từ đó toát lên lòng tự hào dân tộc, trong tổ quốc độc lập và thanh bình”[7, tr17]. Về hình thức nghệ thuật của tập thơ thơ, tác giả cũng đưa ra ý kiến: “Hình thức và nghệ 3
  10. thuật thơ ở đây có một bước tiến so với Quốc Âm thi tập của Nguyễn Trãi... trừ những chỗ khuôn sáo, gò bó, hình thức và nghệ thuật thơ Hồng Đức Quốc âm thời Hồng Đức được mở rộng về nhiều mặt, phong phú về đề tài, sinh động về hình tượng, uyển chuyển về lời văn”[7, tr28]. Bùi Văn Nguyên trong cuốn sách này cũng cho rằng: “Hồng Đức quốc âm thi tập cũng nêu lên được nhiều nét truyền thống tốt đẹp trong tinh thần dựng nước và giữ nước của tổ tiên ta, cũng như về sự vững bền và sức vươn lên của nền văn hiến Việt Nam”[7, tr67]. Tuy nhiên hai tác giả này mới chỉ nói một cách chung chung về tập thơ chứ chưa chỉ ra phân tích cụ thể về sự gò bó, khuôn sáo cũng như phong phú về mặt hình thức của tập thơ. Luận án HĐQÂTT trong tiến trình thơ Nôm Đường luật thời trung đại Việt Nam của tác giả Trần Văn Dũng đã có những nhận xét về nội dung của tập thơ một cách ngắn gọn và đầy đủ như sau: “Hệ thống đề tài chủ đề của HĐQÂTT khá phong phú và đa dạng, hướng tới nhiều bình diện của hiện thực đời sống nửa sau thế kỉ XV, từ cuộc sống cung đình cho đến cảnh sống nơi thôn quê, từ hình ảnh của minh quân lương tướng cho đến hạng ngư, tiều, canh, mục”[6, tr10]. Về nghệ thuật, tác giá cũng có những nhận xét xác đáng về việc các thi sĩ Tao Đàn sử dụng tỉ lệ cao lớp từ láy trong HĐQÂTT. Đây được xem là sáng tạo bất ngờ của các tác giả trong hội Tao Đàn cùng với việc “sáng tạo một hệ thống hình tượng nghệ thuật bắt nguồn trực tiếp từ cuộc sống đầy đủ dân dã góp phần tạo đà cho bước phát triển mới trong nghệ thuật sáng tạo hình tượng của các tác giả thơ Nôm trong giai đoạn khác nhau”[6, tr16]. Luận án đã nghiên cứu một cách khá đầy đủ, tỉ mỉ và chi tiết về chủ đề cũng như hình thức của tập thơ giúp người đọc có cái nhìn bao quát hơn về HĐQÂTT. Trong cuốn Lê Thánh Tông về tác gia và tác phẩm, soạn giả đã tập hợp nhiều bài viết với ý kiến đánh giá khách quan của nhiều nhà nghiên cứu, Nguyễn Hồng Phong nhận xét: “HĐQÂTT một mặt phản ánh tư tưởng và tâm lí của giai cấp phong kiến triều Lê, kiêu hãnh vì sự nghiệp dựng nước 4
  11. của dòng họ nhà Lê, cũng kiêu hãnh về lịch sử oanh liệt của dân tộc” [11,tr534]. Bùi Duy Tân lại đặc biệt chú ý đến hình thức nghệ thuật của tập thơ. Tác giả đã có cái nhìn tổng quát, đa chiều về cách thức sử dụng tiếng Việt dưới triều đại Hồng Đức:“HĐQÂTT là một tập thơ Tiếng Việt cỡ lớn, lớn về số lượng thơ, về giá trị, về ý nghĩa thời đại của nó”,“tác phẩm là một bằng chứng về một thời kì phát triển mạnh, một bước tiến mới của thơ tiếng Việt”[11,tr589], “HĐQÂTT là kết tinh cố gắng của cả một thế hệ thi sĩ trên lĩnh vực trau dồi và nâng cao sức biểu hiện của ngôn ngữ văn hóa dân tộc”[11,tr590]. Cũng trong cuốn này, Vương Lộc đưa ra khẳng định về giá trị của HĐQÂTT trong tiến trình phát triển văn học: “Lịch sử văn học Việt Nam thế kỉ XV được đánh dấu bằng hai tác phẩm viết bằng chữ Nôm nổi tiếng: nửa đầu thế kỉ là Quốc Âm thi tập của Nguyễn Trãi và nửa sau thế kỉ là Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông và một số triều thần”. [11,tr650] Nguyễn Phạm Hùng trong Trên hành trình văn học trung đại Việt Nam nhận định HĐQÂTT là tập thơ:“mang không khí lạc quan, sáng sủa, khẳng định ca ngợi chế độ”[15, tr436]. Ông cũng cho rằng : “Tập thơ là kết quả của cuộc sinh hoạt nghệ thuật cung đình mang tính công dân đầy trang trọng, nghiêm trọng”. Về nội dung, HĐQÂTT“ca tụng vương triều, thuyết lí, giáo lí nho gia, ngâm vịnh thù tạc trước cuộc sống thanh bình của non nước kì thú, các nhân vật lịch sử và những phẩm vật của cuộc sống bình dị xung quanh (…) với sự khẳng định vương quyền trong niềm tin và lạc quan cao độ”[15, tr436]. Về nghệ thuật tác giả phân tích tập thơ với các đặc điểm: tính khuôn sáo và sự phá vỡ khuôn sáo; yếu tố hài hước, chất tự sự trong thơ vịnh sử; chất trữ tình đam mê và trang trọng; ngôn ngữ diễn đạt đậm đà tính dân tộc; câu thơ lục ngôn. Nguyễn Phạm Hùng đã trình bày khá công phu và tỉ mỉ về nghệ thuật của tập thơ. Đặc biệt tác giả còn so sánh tập thơ với Quốc Âm thi tập (Nguyễn Trãi) và Bạch Vân Quốc ngữ thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm) làm nổi bật được sự độc đáo và khác biệt của HĐQÂTT. 5
  12. Trong công trình nghiên cứu Thơ Nôm Đường luật, tác giả Lã Nhâm Thìn nhận định: “Hồng Đức Quốc Âm thi tập vẫn tiếp tục nội dung dân tộc đã có từ Quốc Âm thi tập, nhưng xu hướng xã hội hóa trong nội dung phản ánh đã thể hiện khá rõ nét.” [28, tr41]“Đôi khi mộc mạc, chất phác, ngộ nghĩnh nhưng đậm đà phong vị dân tộc” [28,tr42]. Tác giả có đề cập đến việc khai thác đề tài, hình tượng, thể loại có liên quan đến tinh thần dân tộc như: việc sử dụng nhuần nhuyễn thể loại thất ngôn xen lục ngôn, việc sử dụng thành thạo các thành ngữ, khẩu ngữ... Tuy nhiên tất cả phân tích chủ yếu quan tâm đến phương diện nghệ thuật. Trong cuốn Văn học Việt Nam (thế kỉ X - nửa đầu thế kỉ XVIII), do Đinh Gia Khánh chủ biên có lời nhận xét: “HĐQÂTT đã đánh dấu một bước tiến rõ rệt của văn học Nôm đặc biệt là về phương diện rèn giũa và nâng cao khả năng biểu hiện của ngôn ngữ văn học dân tộc.” [17,tr284, 285] Như vậy, các tác giả đã chỉ ra và phân tích khá rõ đặc điểm nội dung, nghệ thuật của HĐQÂTT cũng như những đóng góp của tập thơ này trong tiến trình văn học dân tộc. 2.2. Lịch sử nghiên cứu thiên nhiên trong HĐQÂTT Trong HĐQÂTT, thơ viết về thiên nhiên chiếm số lượng phong phú và đa dạng. Vì vậy, bên cạnh rất nhiều công trình nghiên cứu về tập thơ nói chung, có một số công trình nghiên cứu đã đề cập đến thiên nhiên trong tập thơ này với tư cách là đối tượng nghiên cứu chính. Trong lời giới thiệu cuốn Hồng Đức quốc âm thi tập của Bùi Văn Nguyên và Phạm Trọng Điềm (phiên âm- chú giải- giới thiệu), các tác giả cũng đã đề cập đến vấn đề thiên nhiên đất nước được thể hiện trong tập thơ: “Điểm nổi bật đầu tiên trong tập thơ quốc âm, thời Hồng Đức là tình thơ của các tác giả qua sự biến chuyển của thời khắc và qua vẻ mỹ lệ của thiên nhiên mông lung vô cùng tận. Lòng người và cảnh vật, nhà thơ với thiên nhiên: một đề tài có thể nói là “muôn thuở” từ “cổ chí kim” từ “đông sang tây”.[7,tr17] 6
  13. Trong giáo trình Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (tập 2) của Phạm Thế Ngũ, tác giả nói về mối quan hệ giữa đề tài thiên nhiên trong tập thơ với tư tưởng triết lí Nho giáo: “nhiều phần ở môn thiên đạo và phẩm vật nói về thời tiết hay cây cỏ thường mang tư tưởng triết lí của đạo Nho về vũ trụ, xã hội, nhân sinh”[22,tr129]. Tác giả Kiều Văn trong bài nghiên cứu “Thơ Nôm của Lê Thánh Tông và hội Tao Đàn” nhận xét: “Thơ Nôm thời Hồng Đức dành một mảng đáng kể chuyên miêu tả sinh hoạt dân dã với những sinh vật hết sức thông thường, nhỏ mọn nhưng rất đỗi thân thương, gắn bó mật thiết với người Việt như hình với bóng: khoai lang, quả dưa, cây chuối, cây cau, cái nón, cái quạt, ông đầu rau, cối xay, thằng bù nhìn, nhà dột, con chó đá, con gà, con muỗi, con cóc, trứng vịt...Những đề tài, đối tượng “rất tầm thường”mà văn chương chữ Hán thường coi khinh và chối bỏ thì thơ Nôm Hồng Đức lại tiếp nhận và miêu tả một cách say sưa khác thường”[34, tr8]. Tác giả một mặt đã chỉ ra những điểm khác biệt giữa thơ thiên nhiên trong thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm của các tác giả trong hội Tao Đàn, một mặt ca ngợi tình yêu thiên nhiên của các thi sĩ dưới triều đại Hồng Đức. Tuy nhiên bài nghiên cứu mới kể ra những loại sinh vật đó một cách chung chung chứ chưa thống kê số loài một cách đầy đủ và chi tiết. Trong đề tài này chúng tôi sẽ thống kê, phân loại đầy đủ chi tiết các loài động vật và thực vật một cách cụ thể để thấy rõ được sự khác nhau đó. Gần đây nhất là Luận án Nghiên cứu thơ Nôm Lê Thánh Tông trong HĐQÂTT của Trần Thị Giáng Hoa đã có những nhận xét khá chính xác về vai trò của thiên nhiên trong thi tập: “Nội dung trong HĐQÂTT thể hiện cảm hứng tự hào dân tộc thông qua việc miêu tả phong cảnh thiên nhiên đất nước, ca ngợi cảnh thái bình thịnh trị, và tưởng nhớ những nhân vật lịch sử có công với triều đại, với dân tộc”[14, tr23]. Về nghệ thuật tác giả cũng đưa ra nhận định việc các thi sĩ Tao Đàn trong việc sử dụng ngôn từ bằng cách Việt hóa từ ngữ tiếng Hán một phần hoặc toàn bộ để vẽ nên bức tranh thiên nhiên bằng ngôn từ sinh động:“khai thác triệt để giá trị của từ láy trong tiếng Việt để vẽ nên những bức tranh nhiều màu sắc và âm thanh sống động”. [14, tr18,19] 7
  14. Bài viết “Thơ đề vịnh Thiên nhiên trong HĐQÂTT” của Trần Quang Dũng đã tiến hành thống kê, phân loại thơ thiên nhiên trong HĐQÂTT, chỉ ra đặc điểm nội dung thơ đề vịnh thiên nhiên trong HĐQÂTT. Tác giả bài viết khẳng định: “Thơ đề vịnh thiên nhiên trong HĐQÂTT mang đặc điểm phổ quát này: Vừa hướng tới “đồng tâm” với thơ Đường luật, với văn chương nhà Nho, mang nặng tính khuôn sáo, ước lệ, vừa hướng tới “li tâm”, phá vỡ tính ước lệ, điển phạm theo tinh thần dân tộc hóa thể loại, hé mở những nỗi niềm riêng của người làm thơ”. [5,tr22] Nhận định trên đây của nhà nghiên cứu Trần Quang Dũng đã gặp gỡ quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu khác. Chẳng hạn, Lã Nhâm Thìn trong Giáo trình văn học trung đại Việt Nam nhận xét một cách xác đáng về việc các thi sĩ Tao Đàn đã mượn hình ảnh thiên nhiên để tụng ca nhà vua: “Nhà thơ mượn hình ảnh chúa xuân để ngợi ca đương kim hoàng thượng. Mùa xuân của đất trời và mùa xuân của lòng người, dù có chuyển vần trong thời gian hay không gian thì vẫn khắp hòa chốn chốn một trời xuân” [30,tr157]. Trong công trình nghiên cứu Thơ Nôm Đường luật, Lã Nhâm Thìn đã nhận xét: “Chủ đề thiên nhiên là một chủ đề lớn trong HĐQÂTT. Qua những vần thơ gợi tả sự mĩ lệ của thiên nhiên, các tác giả đã ca ngợi vẻ đẹp của non sông cẩm tú”; “HĐQÂTT ngoài phong vị Đường thi, nhiều bức tranh thiên nhiên trong tập thơ mang đậm sắc thái dân tộc bởi các tác giả cảm nhận được cái hồn quê hương Việt”[28,tr159]. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đánh giá khá đầy đủ về nội dung của tập thơ, chỉ ra sự khác biệt trong việc sử dụng yếu tố thiên nhiên đậm chất Đường thi và đậm sắc thái dân tộc. Tuy nhiên những nhận định này chỉ dừng lại ở cấp độ khái quát chứ chưa đi sâu phân tích, thống kê, phân loại cụ thể từng bài có những hình ảnh thiên nhiên nào để tạo ra sự khác biệt đó. Trong đề tài nghiên cứu của chúng tôi sẽ thống kê, phân loại chi tiết để làm nổi bật được sự khác biệt đó. 8
  15. Có thể nói, HĐQÂTT đã được khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Các bài viết về thiên nhiên trong tập thơ cũng đã được đề cập ở nhiều góc độ khác nhau, hoặc gián tiếp hoặc trực tiếp. Tuy nhiên, những bài viết đó chưa đặt thành vấn đề riêng biệt, chưa khảo sát toàn diện tập thơ từ góc nhìn phê bình sinh thái. Chính vì vậy tiếp thu thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu đề tài “Hồng Đức Quốc âm thi tập dưới góc nhìn phê bình sinh thái” với hi vọng sẽ đưa ra thêm một cách đọc mới về tập thơ này. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu HĐQÂTT từ góc nhìn phê bình sinh thái, luận văn sẽ làm rõ: Hệ sinh thái trong HĐQÂTT; Mối quan hệ thiên nhiên - con người trong tập thơ, từ đó định hướng thẩm mĩ sinh thái cho người đọc. 4. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những thi phẩm viết về thiên nhiên hoặc mang hình ảnh của thế giới tự nhiên trong HĐQÂTT. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Làm sáng tỏ thuật ngữ phê bình sinh thái, thẩm mĩ sinh thái, chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái, thẩm mĩ phi sinh thái; Phân tích hệ sinh thái qua tập thơ và mối quan hệ con người - thiên nhiên trong HĐQÂTT. 5. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi vấn đề: Luận văn sẽ không đi sâu nghiên cứu toàn bộ những vấn đề xung quanh HĐQÂTT mà chỉ tìm hiểu tập thơ từ góc nhìn phê bình sinh thái. Trong đó chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu hệ sinh thái và mối quan hệ thiên nhiên - con người qua HĐQÂTT. - Phạm vi tư liệu: Hồng Đức quốc âm thi tập (Phạm Trọng Điềm - Bùi Văn Nguyên phiên âm, chú giải, giới thiệu Nhà xuất bản văn hóa, Hà Nội 1962); Ngoài ra, để làm sáng tỏ vấn đề, trong chừng mực nhất định, luận văn sẽ so sánh với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm. 9
  16. 6. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã kết hợp sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính sau: 6.1. Phương pháp nghiên cứu liên ngành Phương pháp liên ngành tức là tiếp cận một đối tượng bằng nhiều cách thức, dựa trên dữ liệu của nhiều chuyên ngành. Trong luận văn này, chúng tôi đã tiếp cận HĐQÂTT từ kiến thức chuyên ngành văn học, sinh thái học và văn hóa học. 6.2. Phương pháp tiếp cận văn hóa học Phương pháp này giúp cho việc phục nguyên không gian văn hóa tại thời điểm HĐQÂTT ra đời, xác lập sự chi phối của các quan niệm đạo đức, chính trị, quan niệm về con người... từng tồn tại trong một không gian văn hóa xác định đến tác phẩm. Từ đó giải mã các hình tượng nghệ thuật để thấy rõ hơn về mối quan hệ thiên nhiên - con người trong tập thơ. 6.3. Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại Phương pháp này được dùng để thống kê các sáng tác viết về thiên nhiên trong HĐQÂTT. Đồng thời, phương pháp này còn được dùng để khảo sát và thống kê số loài, tần suất xuất hiện của các loài động vật và thực vật trong tập thơ. 6.4. Phương pháp phân tích - tổng hợp Hai phương pháp này được vận dụng song song với nhau nhằm mục đích làm rõ và chứng minh những luận điểm mà luận văn đưa ra. 6.5. Phương pháp so sánh Chúng tôi sử dụng phương pháp này để đối chiếu sáng tác trong HĐQÂTT với sáng tác của một số tác giả khác như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm... nhằm làm nổi bật vấn đề nghiên cứu. 7. Đóng góp của đề tài - Về khoa học: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần kiểm định hướng tiếp cận phê bình sinh thái trong văn học, đồng thời thực nghiệm một cách đọc văn bản văn học trung đại theo hướng nghiên cứu liên ngành. 10
  17. - Về thực tiễn: Luận văn được hoàn thành sẽ góp thêm một tài liệu tham khảo hữu ích cho cho việc giảng dạy và nghiên cứu HĐQÂTT. Luận văn giúp người đọc hiểu rõ hơn về chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái, về mối quan hệ thiên nhiên - con người trong tập thơ, góp phần bồi dưỡng ý thức sinh thái cho mỗi người. 8. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn: “Hồng Đức quốc âm thi tập dưới góc nhìn phê bình sinh thái” gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chương 2: Hệ sinh thái trong HĐQÂTT Chương 3: Mối quan hệ thiên nhiên - con người trong HĐQÂTT 11
  18. NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khái quát về phê bình sinh thái 1.1.1. Khái niệm phê bình sinh thái Từ khi ra đời đến nay, phê bình sinh thái được gọi với nhiều tên gọi khác nhau: Chủ nghĩa phê bình sinh thái (Ecocriticism), Phê bình văn học sinh thái (Ecological literary criticism), Phê bình xanh (Green studies), Phê bình văn hóa xanh (Green cultural studies), Thi pháp sinh thái (Ecopoetics), Sinh thái học văn học (Literary ecology), Phê bình văn học môi trường (Environmental literary criticism), Nghiên cứu văn học và môi trường (Studies of literature and environment). Trong đó, hai thuật ngữ được giới nghiên cứu sử dụng nhiều nhất là Phê bình sinh thái (Ecocriticism) và Nghiên cứu văn học và môi trường (Studies of literature and environment). Hiện nay, giới nghiên cứu dường như thống nhất gọi khoa học liên ngành này với tên gọi Phê bình sinh thái. Trong công trình nghiên cứu Rừng khô, suối cạn, biển độc và văn chương phê bình sinh thái, Nguyễn Thị Tịnh Thy đã dẫn lời giải thích của giáo sư Cheryll Glotfelty về tên gọi này như sau: “phần lớn các học giả thích dùng thuật ngữ phê bình sinh thái (ecocriticism) “vì nó ngắn gọn và có thể dễ dàng tạo thành dạng thức khác là ecocritical (tính chất phê bình sinh thái) và ecocritic (nhà phê bình sinh thái). Hơn nữa, họ thích tiền tố “eco-” (sinh thái) hơn tiền tố “enviro-” (môi trường) bởi vì... theo nghĩa rộng, tiền tố “enviro-” (môi trường) mang quan điểm con người là trung tâm và có tính nhị nguyên, ngụ ý rằng, con người chúng ta là trung tâm, tất cả xung quanh chúng ta là môi trường. Ngược lại, tiền tố “eco-” (sinh thái) ám chỉ vạn vật cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau, tạo thành một hệ thống và những yếu tố trong hệ thống đó luôn có sự hòa hợp, gắn bó chặt chẽ với nhau”[32, tr139] 12
  19. Các học giả phương Tây đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về phê bình sinh thái, chẳng hạn, định nghĩa của Joseph Meeker, William Rueckert, Cheryll Glotfelty, James S. Hans, Scott Slovic, Cheryll Glotfety, William Howarth, Lawrence Buell... Trong đó, định nghĩa của Cheryll Glotfety là định nghĩa được ghi nhận rộng rãi. Cheryll Glotfety cho rằng: “Nói đơn giản, phê bình sinh thái là nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và môi trường tự nhiên. Cũng giống như phê bình nữ quyền xem xét ngôn ngữ và văn học từ góc độ giới tính, phê bình Marxist mang lại ý thức của phương thức sản xuất và thành phần kinh tế để đọc văn bản, phê bình sinh thái mang đến phương pháp tiếp cận trái đất là trung tâm (earth-centered approach) để nghiên cứu văn học”[2,tr89] Học giả Trung Quốc là Vương Nặc định nghĩa: “Phê bình sinh thái là phê bình văn học nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và tự nhiên từ định hướng tư tưởng của chủ nghĩa sinh thái, đặc biệt là chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái. Nó phải phơi bày nguồn gốc văn hóa tư tưởng của nguy cơ sinh thái được phản ánh trong tác phẩm văn học, đồng thời khám phá thẩm mĩ sinh thái và biểu hiện của nghệ thuật của nó trong tác phẩm”[32,tr153] Nguyễn Thị Tịnh Thy đề xuất định nghĩa như sau: “Phê bình sinh thái là phê bình văn học nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và tự nhiên từ định hướng tư tưởng của chủ nghĩa sinh thái, đặc biệt là chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái thông qua việc khám phá thẩm mĩ sinh thái và biểu hiện nghệ thuật của nó trong tác phẩm” [32,tr157] Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân, hiện nay đang có hai cách hiểu khác nhau về phê bình sinh thái. Theo cách hiểu thứ nhất, phê bình sinh thái “ám chỉ mọi nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn học với môi trường vật lý”. Cách hiểu thứ hai, “mang tính đặc thù của thời đại toàn cầu hóa: nghiên cứu số phận của môi trường sinh thái dưới tác động của con người từ góc nhìn của văn học”[4,tr90]. Nhà nghiên cứu cũng khẳng định, “Phê bình sinh thái trước hết là một phong trào hiện đại nằm trong phong trào văn hóa - xã hội bảo vệ môi trường”. [4,tr93] 13
  20. Tựu trung lại, có rất nhiều định nghĩa về phê bình sinh thái, tuy nhiên phần lớn các học giả trên thế giới và Việt Nam đều thừa nhận và sử dụng khái niệm của Cherlly Glottfelty - nhà phê bình sinh thái Mĩ, đồng thời là học giả đầu tiên nhận được danh hiệu “Giáo sư văn học và môi trường”. Bởi định nghĩa của bà thể hiện rõ mối quan hệ bình đẳng giữa con người với tự nhiên. Khi con người hòa nhập vào mối quan hệ ấy đòi hỏi con người đánh giá lại thái độ, điều chỉnh xem xét lại thái độ văn hóa, văn minh với tự nhiên. Bởi vậy khi nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với sinh thái thì con người- bản thân nó là phép tắc của tự nhiên. Khi con người sống hài hòa, thân mật, hòa hợp với tự nhiên thì sự sống sẽ luôn phát triển. Chúng tôi hoàn toàn đồng tình với định nghĩa của tác giả Cherlly Glottfelty và coi đây là định nghĩa quan trọng xuyên suốt quá trình nghiên cứu để triển khai các nội dung trong đề tài. Theo các nhà nghiên cứu, phê bình sinh thái có 6 đặc trưng cơ bản, đó là: Chú ý đến đạo đức sinh thái; Đọc lại văn học kinh điển truyền thống từ góc nhìn sinh thái; Giữ vững lập trường chủ nghĩa sinh thái trung tâm; Có tính liên ngành; Thể hiện tinh thần văn hóa sinh thái thông qua “tính văn học”; Hàm nghĩa của thuật ngữ rất phức tạp. Phê bình sinh thái có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển văn hóa, Karen Thornber khẳng định: “Đây là một lý thuyết liên ngành, kết hợp giữa văn học và khoa học, giữa phân tích văn chương và rút ra những cảnh báo về môi trường. Nó có thể không đưa ra được những giải pháp trực tiếp cho những vấn đề môi trường nghiêm trọng hiện nay nhưng bằng cách phân tích các diễn ngôn về thiên nhiên và môi trường, nó có thể tác động đến tâm thức con người, điều chỉnh nhận thức, khắc phục những ngộ nhận về môi trường, để từ đó, có những hành động đúng đắn hơn, hướng đến sự phát triển bền vững và xa hơn, đồng thời quan trọng hơn cả, là hình thành một chủ nghĩa nhân văn mới, ở đó, con người biết nghe tiếng nói của thiên nhiên để đối thoại với nó.” [16, tr72] 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2