intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: So sánh chủ đề gia đình trong một số truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

28
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu: So sánh chủ đề gia đình trong một số truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học để đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống chủ đề gia đình được các tác giả xây dựng trong tác phẩm, từ đó có những lý giải sâu sắc hơn về nguyên nhân của sự khác biệt trên. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: So sánh chủ đề gia đình trong một số truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VÕ THỊ THU HUẾ SO SÁNH CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NÔM BÌNH DÂN VÀ TRUYỆN NÔM BÁC HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2017
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VÕ THỊ THU HUẾ SO SÁNH CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NÔM BÌNH DÂN VÀ TRUYỆN NÔM BÁC HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Thị Thanh Nga THÁI NGUYÊN - 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 04 năm 2017 Tác giả luận văn VÕ THỊ THU HUẾ Xác nhận của khoa chuyên môn Xác nhận của giáo viên hướng dẫn i
  4. LỜI CẢM ƠN Trước hết, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn tới TS Ngô Thị Thanh Nga – người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn các quý thầy cô trong Ban Giám hiệu; Khoa Ngữ Văn; Ban Chủ nhiệm; quý thầy cô trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu khoa học. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến người thân, bạn bè đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thiện luận văn. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 04 năm 2017 Tác giả luận văn VÕ THỊ THU HUẾ ii
  5. MỤC LỤC Trang TRANG BÌA PHỤ LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC .................................................................................................................iii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 5 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 5 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 5 6. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 6 7. Đóng góp của luận văn............................................................................................ 6 8. Cấu trúc của luận văn .............................................................................................. 6 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................... 7 1.1 Một số vấn đề lý luận chung ................................................................................. 7 1.1.1 Thể loại truyện Nôm .......................................................................................... 7 1.1.2 Chủ đề trong tác phẩm văn học .......................................................................... 9 1.1.3 Chủ đề gia đình dưới góc nhìn Nho giáo ......................................................... 11 1.2 Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... 13 1.2.1 Vài nét về một số truyện Nôm bình dân ......................................................... 13 1.2.2 Vài nét về một số tác giả và tác phẩm truyện Nôm bác học ........................... 16 Chương 2. NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NÔM BÌNH DÂN VÀ TRUYỆN NÔM BÁC HỌC ........................... 24 2.1 Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học ...................................................................................................................... 24 2.1.1 Nét tương đồng ................................................................................................ 24 2.1.2 Nét dị biệt ......................................................................................................... 29 2.2 Tình nghĩa vợ chồng trong truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học ........ 42 iii
  6. 2.2.1 Nét tương đồng ................................................................................................ 42 2.2.2 Nét dị biệt ......................................................................................................... 46 Chương 3. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NÔM BÌNH DÂN VÀ TRUYỆN NÔM BÁC HỌC..................... 58 3.1 Cách xây dựng nhân vật trong việc thể hiện chủ đề gia đình ............................. 58 3.1.1 Nét tương đồng ................................................................................................ 58 3.1.2 Những nét dị biệt .............................................................................................. 61 3.2 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong việc thể hiện chủ đề gia đình ................. 76 3.2.1 Nét tương đồng ................................................................................................ 76 3.2.2 Nét dị biệt ......................................................................................................... 80 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 89 iv
  7. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Truyện Nôm được coi là một “hiện tượng đặc biệt, độc đáo, khá phức tạp và lý thú ” [10,tr.21] trong dòng chảy của Văn học Việt Nam. Đây là thể loại giàu giá trị, là đóa hoa nhiều hương sắc góp phần tạo nên diện mạo văn học Trung đại Việt Nam. Truyện Nôm phát triển rực rỡ và đạt được nhiều thành tựu to lớn tạo thành một kho tàng khá phong phú và đa dạng. Trong sự phong phú và đa dạng ấy, truyện Nôm được nhiều nhà nghiên cứu thống nhất phân loại thành hai kiểu truyện là truyện Nôm bình dân với các tác phẩm: Phạm Tải Ngọc Hoa, Tống Trân Cúc Hoa, Thạch Sanh, Phương Hoa, Lý Công…và truyện Nôm bác học gồm các tác phẩm như: Truyện Kiều (Nguyễn Du), Hoa Tiên ký (Nguyễn Huy Tự), Sơ kính tân trang (Phạm Thái), Truyện Song Tinh (Nguyễn Hữu Hào)… 1.2 Với vai trò và vị trí quan trọng trong sự phát triển của văn học trung đại Việt Nam nói riêng và văn học Việt Nam nói chung, hiện nay các tác phẩm thuộc thể loại truyện Nôm đã và đang được giảng dạy tại chương trình giáo dục phổ thông và các bậc học Cao đẳng, Đại học. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra những giá trị mới trong các tác phẩm càng trở nên cần thiết, góp phần hữu ích vào việc nâng cao chất lượng dạy và học hiện nay. 1.3 Truyện Nôm bác học và truyện Nôm bình dân có sự khác biệt từ nhiều góc độ, để tìm ra những giá trị ấy đòi hỏi phải có cái nhìn đa chiều về các tác phẩm. Vì vậy, để thấy những giá trị về phương diện nội dung làm nên sự khác biệt đó, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: So sánh chủ đề gia đình trong một số truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học để đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống chủ đề gia đình được các tác giả xây dựng trong tác phẩm, từ đó có những lý giải sâu sắc hơn về nguyên nhân của sự khác biệt trên. Việc đi sâu tìm hiểu những yếu tố làm nên sự khác biệt giữa truyện thơ Nôm bác học và truyện thơ Nôm bình dân là vấn đề cần thiết. Nó không chỉ giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về thể loại này mà còn tạo ra hướng đi mới trong việc tiếp cận chiều sâu nội tại của các tác phẩm. 1
  8. Đề tài này được thực hiện sẽ làm phong phú hướng tiếp cận nội dung và nghệ thuật của truyện Nôm bác học và truyện Nôm bình dân, tạo ra cái nhìn toàn diện về chủ đề gia đình trong văn học trung đại Việt Nam. 2. Lịch sử vấn đề Chữ Nôm là một trong những sáng tạo độc đáo, đặc sắc của cha ông ta nhằm thoát khỏi sự gò bó, tính quy phạm và chính sách đồng hóa dân tộc của phong kiến phương Bắc. Với những giá trị sâu sắc cả về nội dung và nghệ thuật, truyện Nôm luôn dành được sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu và phê bình văn học. Trước năm 1945, các nhà nghiên cứu đã nhìn thấy giá trị to lớn của thể loại này. Người có công mở đầu là tác giả Dương Quảng Hàm với công trình Việt Nam văn học sử yếu (1941). Tiếp bước là các tác giả Nguyễn Đổng Chi, Đào Duy Anh… Sau khi cách mạng tháng Tám, việc nghiên cứu truyện Nôm được chú trọng hơn. Các công trình nghiên cứu được đầu tư kỹ lưỡng, các vấn đề về nội dung, nguồn gốc, giá trị nghệ thuật… có chiều sâu hơn. Về các vấn đề chung mang tính khái quát ta có thể kể đến công trình của Lê Hoài Nam trong Lịch sử văn học Việt Nam (1965), Nguyễn Lộc trong Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX (1978), Kiều Thu Hoạch với Truyện Nôm nguồn gốc và bản chất thể loại (1992), Truyện Nôm bình dân của người Việt – Lịch sử hình thành và bản chất thể loại (1996) hay các bài chuyên khảo như Truyện Nôm khuyết danh – một hiện tượng đặc biệt của Văn học Việt Nam của Bùi Văn Nguyên (nghiên cứu văn học, số 7-1960), Một số vấn đề xã hội trong truyện nôm bình dân của Nguyễn Lộc (tạp chí văn học, số 4-1969),… Các tác giả đã tập trung chủ yếu vào các vấn đề thuộc thể loại, đi sâu tìm ra và lý giải nguyên nhân, quá trình hình thành phát triển từ đó thấy được đặc điểm chi phối làm nên giá trị của truyện Nôm. Đây là cái nhìn bao quát khá toàn diện và là bước đi định hướng đúng đắn để khai thác chiều sâu nội tại tác phẩm. Các truyện Nôm bác học như Hoa tiên kí, Sơ kính tân trang, Truyện Song Tinh là những tác phẩm đầu mùa của thể loại truyện Nôm, chính vì vậy, từ lâu những tác phẩm này đã được nghiên cứu ở nhiều khía cạnh. 2
  9. Cụ thể về tác phẩm Hoa tiên kí, tác giả Lại Ngọc Cang trong cuốn Truyện Hoa tiên - khảo thích và giới thiệu đã dày công nghiên cứu truyện Hoa tiên một cách khá toàn diện, trên nhiều phương diện như: Tác giả Nguyễn Huy Tự, nguồn gốc truyện Hoa tiên, vấn đề nhuận sắc Hoa tiên kí và những giá trị của tác phẩm. Trong giáo trình Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII - hết thế kỉ XIX, tác giả Nguyễn Lộc cũng đưa ra những nghiên cứu và lý giải riêng của mình một cách tương đối đầy đủ về các mặt khác nhau của tác phẩm Hoa tiên kí … Bên cạnh đó, còn nhiều các công trình khác nghiên cứu theo hướng đi sâu khai thác vào những vấn đề cụ thể hơn như bài viết Hoa tiên và những vấn đề của nó trong lịch sử truyện Nôm của tác giả Trần Đình Hượu, Xung đột nghệ thuật và tư tưởng thẩm mỹ của Hoa tiên của tác giả Nguyễn Phạm Hùng, vấn đề Con người và thế giới trong truyện Hoa tiên của tác giả Trần Nho Thìn, Ngôn ngữ nhân vật của Nguyễn Huy Tự trong Hoa tiên của tác giả Đinh Thị Khang… Truyện Song Tinh của Nguyễn Hữu Hào ra đời khá sớm (khoảng 1704 – 1713), sau đó tác phẩm bị thất lạc nhiều năm. Vì vậy, việc nghiên cứu về tác phẩm này gặp nhiều khó khăn. Người có công đầu trong việc “cứu” Truyện Song Tinh, để tác phẩm đến được với bạn đọc ngày nay là thi sĩ Đông Hồ. Bên cạnh việc tìm lại tác phẩm, tác giả Đông Hồ còn viết nhiều bài đánh giá về Truyện Song Tinh trên các báo như báo Khai trí tiến đức, báo Nhân loại… Sau này Hoàng Xuân Hãn có cuốn sách Biên khảo và giới thiệu Truyện Song Tinh, trong tác phẩm của mình ông đã có sự so sánh Truyện Song Tinh với Truyện Kiều của Nguyễn Du: “…Mạch lạc Truyện Song Tinh không uẩn khúc như Truyện Kiều, về tình cảm để cho độc giả ấn tượng kém sâu sắc” [8,tr.6]. Trên tạp chí Văn học nghệ thuật số 323 (6/2011), trong bài viết Về ngôn ngữ sắc dục trong văn học trung đại Việt Nam, tác giả Trần Thanh Thủy đã nghiên cứu khá công phu về ngôn ngữ sắc dục trong Truyện Song Tinh bằng việc so sánh ngôn ngữ của tác phẩm với một loạt tác phẩm trung đại khác như Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ), Phan Trần (khuyết danh), Truyện Kiều (Nguyễn Du)… Truyện Nôm Sơ kính tân trang là tác phẩm mang tính chất tự truyện của tác giả Phạm Thái. Hoàng Hữu Yên trong Sơ kính tân trang – giới thiệu và chú thích đã 3
  10. khẳng định đây là một bản tình ca độc đáo, là bức tranh đất nước và con người đặc sắc. Lại Ngọc Cang đã khảo thích và giới thiệu tác phẩm đến với bạn đọc trên nhiều góc độ cả về tác giả, nội dung và nghệ thuật. Bên cạnh đó, tác giả Nguyễn Lộc trong Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX đã có cái nhìn khách quan toàn diện về tác phẩm. Ngoài nét đặc sắc nhất của tác phẩm là câu chuyện của con người Việt Nam, diễn ra trên khung cảnh đất nước, xã hội Việt Nam, tác giả còn chỉ ra những yếu tố tiêu cực trong tác phẩm như nhân vật mang chủ nghĩa tâm lý bi quan, một số tình tiết truyện còn khiên cưỡng, sự gán ghép tâm lý tác giả vào nhân vật… Về các tác phẩm truyện Nôm bình dân như Câu chuyện cái Tấm cái Cám (truyện Nôm Tấm Cám), Phương Hoa, Tống Trân Cúc Hoa, vấn đề nghiên cứu trong tương quan so sánh với truyện Nôm bác học trên phương diện chủ đề gia đình chưa thật cụ thể. Các bài viết đi sâu vào những vấn đề của từng tác phẩm có thể kể đến bài khảo luận về Truyện Phương Hoa của Nguyễn Cảnh, Phạm Tải Ngọc Hoa - một truyện Nôm có giá trị của Lê Hoài Nam… Mối quan hệ giữa truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học không phải là vấn đề mới. Tác giả Kiều Thu Hoạch cho rằng: “Xu hướng chung của truyện Nôm là đề cao trung, hiếu, tiết, nghĩa, nhưng trong đa số truyện Nôm, nhất là truyện Nôm gốc ở truyện dân gian thì đó là thứ trung, hiếu, tiết, nghĩa theo quan điểm dân gian…” [10,tr.22]. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu này chỉ dừng lại ở những vấn đề chung chưa đi sâu vào thực tế từng tác phẩm. Bên cạnh đó, còn những đóng góp của tác giả Nguyễn Lộc với những nhận định sâu sắc trong giáo trình Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII - hết thế kỉ XIX hay bài viết Những vấn đề xã hội trong truyện Nôm bình dân của tác giả Vũ Tố Hảo… Qua sự khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy rằng việc tìm hiểu truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học trong tương quan so sánh đã có nhiều công trình hướng tới. Tuy nhiên, vấn đề chủ đề gia đình dường như chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu khái quát mà chưa thật cụ thể và sâu sắc. Kế thừa thành tựu của những nhà nghiên cứu đi trước, ở luận văn này, chúng tôi mong muốn thông qua nghiên cứu so 4
  11. sánh một phương diện cụ thể là chủ đề gia đình giữa hai loại truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học nhằm góp phần tìm hiểu sự phong phú của thể loại đồng thời góp phần tô điểm thêm bức tranh nghiên cứu về thể loại giàu thành tựu này của văn học trung đại Việt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích của chúng tôi trong việc thực hiện đề tài này là chỉ ra những nét tương đồng và dị biệt trên phương diện chủ đề gia đình của hai kiểu truyện Nôm bác học và kiểu truyện Nôm bình dân nhằm tạo ra một cái nhìn sâu sắc, mới mẻ và toàn diện hơn. Qua đó, chúng ta có thể thấy rõ hơn các yếu tố ảnh hưởng tới chủ đề gia đình trong tác phẩm trên cả phương diện nội dung và nghệ thuật. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Chủ đề gia đình trong một số truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học. - Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi chọn các tác phẩm truyện Nôm bác học là: Hoa tiên kí (Nguyễn Huy Tự), Truyện Song Tinh (Nguyễn Hữu Hào), Sơ kính tân trang (Phạm Thái) bởi đây là những truyện Nôm đầu mùa của kiểu loại truyện Nôm bác học. Trên phương diện chủ đề gia đình, những tác phẩm này và truyện Nôm bình dân có sự phát triển tiếp nối nhau, gần gũi nhau hơn, sự so sánh giữa hai kiểu loại sẽ tránh được sự khập khiễng về giá trị. Chúng tôi chọn các tác phẩm truyện Nôm bình dân là: Tống Trân Cúc Hoa, Phương Hoa, Câu chuyện cái Tấm cái Cám vì đây là những truyện Nôm quen thuộc, gần gũi với đời sống của nhân dân. Chủ đề gia đình trong các tác phẩm này được thể hiện khá rõ nét, có nhiều khía cạnh cần phân tích, đối sánh với truyện Nôm bác học. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục tiêu đã đề ra, trong luận văn này chúng tôi sẽ thực hiện nhiệm vụ so sánh, phân tích, đánh giá và nhận xét những điểm tương đồng và khác biệt giữa các tác phẩm trên phương diện chủ đề gia đình từ đó thấy được sự thể hiện chủ đề gia đình của văn học ở các tầng lớp khác nhau trong xã hội với từng hoàn cảnh cụ thể. 5
  12. 6. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện luận văn, chúng tôi vận dụng đồng bộ các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê, phân loại: Trên cơ sở văn bản tác phẩm chúng tôi tiến hành thống kê và phân loại các câu thơ, đoạn thơ, chi tiết…mang chủ đề gia đình trong các tác phẩm - Phương pháp so sánh: Chỉ ra nét tương đồng và dị biệt giữ truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học trên phương diện chủ đề tác phẩm - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Tìm ra những vấn đề chung sâu sắc nhất từ những phân tính, so sánh đã thực hiện. 7. Đóng góp của luận văn - Luận văn đi vào so sánh một cách hệ thống chủ đề gia đình của một số truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học cả về mặt nội dung và nghệ thuật biểu hiện; từ đó thấy được vai trò của nhà văn và sự ảnh hưởng của các yếu tố tư tưởng xã hội trong việc xây dựng chủ đề của tác phẩm. Qua luận văn này, chúng tôi mong muốn góp thêm một góc nhìn mới về sự tương đồng và dị biệt giữa hai tiểu loại truyện Nôm. - Góp thêm một tài liệu tham khảo hữu ích cho việc học tập, nghiên cứu các truyện Nôm bình dân tiêu biểu như: Câu chuyện cái Tấm cái Cám, Truyện Phương Hoa, Truyện Tống Trân Cúc Hoa và các tác phẩm truyện Nôm bác học tiêu biểu như: Hoa tiên kí, Sơ kính tân trang, Truyện Song Tinh. 8. Cấu trúc của luận văn Luận văn của chúng tôi ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần Nội dung được triển khai trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn Chương 2: Nội dung của chủ đề gia đình trong một số truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học Chương 3: Nghệ thuật thể hiện chủ đề gia đình trong một số truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học 6
  13. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Một số vấn đề lý luận chung 1.1.1 Thể loại truyện Nôm 1.1.1.1 Khái niệm Truyện Nôm là một thể loại độc đáo làm nên diện mạo của văn học trung đại Việt Nam. Truyện Nôm ra đời và phát triển mạnh mẽ trong lòng xã hội phong kiến vì thế từ trước đến nay có khá nhiều cách hiểu khác nhau về truyện Nôm. Tác giả Đặng Thanh Lê thì gọi chúng là “tiểu thuyết”,“thuộc hệ thống tự sự,…sử dụng ngôn ngữ văn tự dân tộc: chữ Nôm” và “đại bộ phận các tác phẩm đều sử dụng một thể loại thơ dân tộc – lục bát ” [17,tr.56]. Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học nhóm tác giả Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi định nghĩa truyện Nôm là:“Thể loại tự sự bằng thơ dài rất tiêu biểu cho văn học cổ điển Việt Nam, nở rộ vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, do viết bằng tiếng Việt, ghi bằng chữ Nôm nên được gọi là truyện Nôm” [7, tr.372]. Có thể nói, với tư duy và hiểu biết của mình mỗi nhà nghiên cứu đã đưa ra những định nghĩa riêng về truyện Nôm. Dù khác nhau về cách diễn đạt và biểu thị nhưng các tác giả đều thống nhất cho rằng: Truyện Nôm thuộc loại hình văn học tự sự, thường được viết bằng thể thơ lục bát và ngôn ngữ dân tộc (chữ Nôm). Mỗi truyện đều có cốt truyện hoàn chỉnh bao gồm một hệ thống các tình tiết, sự kiện kể lại những biến cố xoay quanh cuộc đời của những nhân vật trung tâm trong mối quan hệ với các nhân vật khác. Với việc sử dụng chữ Nôm làm văn tự và sáng tác theo thể thơ lục bát, truyện Nôm là một sáng tạo độc đáo của cha ông ta nhằm thoát khỏi những ảnh hưởng văn hóa của Trung Hoa. 1.1.1.2 Phân loại Vấn đề phân loại truyện Nôm là vấn đề phức tạp. Với những căn cứ khá hợp lý, các nhà nghiên cứu đã đưa ra cách phân loại của riêng mình. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, cách phân loại truyện Nôm được chú ý và đồng thuận hơn cả là căn cứ vào nội dung phản ánh và trình độ nghệ thuật. Từ căn cứ này, các nhà nghiên cứu chia truyện Nôm thành hai tiểu loại: truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học. 7
  14. Truyện Nôm bình dân là những chuyện hầu hết không có tên tác giả, được sáng tác chủ yếu từ các cốt truyện dân gian. Qua quá trình sáng tác và lưu truyền, truyện Nôm bình dân được phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Một số truyện Nôm bình dân tiêu biểu là: Thạch Sanh, Tống Trân – Cúc Hoa, Lý Công, Tấm Cám, Thoại Khanh – Châu Tuấn,…Truyện Nôm bình dân mang trong mình quan niệm của nhân dân lao động, nó phản ánh ước mơ, khát vọng của nhân dân. Nội dung đấu tranh bảo vệ quyền sống, giá trị hạnh phúc của con người trước các thế lực xã hội là nội dung xuyên suốt và gần như bao trọn tác phẩm của thể loại này. Truyện Nôm bình dân thường có một cái kết có hậu và viên mãn cho cuộc đời, số phận của nhân vật chính. Hầu hết truyện Nôm bình dân đều được viết trên cơ sở truyện dân gian, truyện cổ tích. Mục đích sáng tác của truyện Nôm bình dân là để phục vụ nhân dân lao động nên ngôn ngữ được sử dụng rất dễ hiểu, giản dị, không có nhiều điển tích, điển cố và gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân.Truyện Nôm bình dân sống trong lòng văn học dân tộc bền bỉ bởi những giá trị đặc biệt của chúng. Nó rất gần với truyện dân gian nhưng không phải là văn học dân gian. Truyện Nôm bình dân chính là cây cầu nối liền văn học dân gian với truyện Nôm bác học, là thể loại gìn giữ bản sắc dân tộc tạo nền tảng cho sự phát triển rực rỡ của văn học trung đại Việt Nam giai đoạn sau. Về truyện Nôm bác học, ta có thể thấy đây hầu hết là những truyện Nôm hữu danh, chỉ có một bộ phận nhỏ là khuyết danh. Tác giả của truyện Nôm bác học thường là những trí thức thuộc tầng lớp trên, có học vấn uyên thâm và sự hiểu biết sâu rộng cả về văn chương và đời sống. Truyện Nôm bác học có thể được viết dựa trên việc vay mượn cốt truyện nước ngoài, mà chủ yếu là vay mượn cốt truyện của văn học cổ điển Trung Quốc như Hoa tiên kí, Truyện Kiều, Truyện Song Tinh… Bên cạnh đó, một số ít tác giả đã hư cấu từ cuộc đời, tâm tư, tình cảm của mình và thực tế xã hội Việt Nam đưa vào tác phẩm. Tiêu biểu là Sơ kính tân trang của Phạm Thái. Về nội dung, truyện Nôm bác học chủ yếu phản ánh khát vọng tự do yêu đương, hạnh phúc lứa đôi của các cặp nhân vật tài tử giai nhân. Tình yêu tự do, thân 8
  15. phận cá nhân của con người, đã mâu thuẫn gay gắt với thiết chế phong kiến đang suy thoái. Ví dụ qua mối tình đầy ảo mộng của Phạm Kim và Trương Quỳnh Thư trong Sơ kính tân trang. Trương Quỳnh Thư đã tỏ ý chống đối quyết liệt với trật tự phong kiến, chế độ phong kiến thối nát đó đã vùi dập bao nhiêu ước mơ về một mối tình đầy trong sáng và thơ mộng của tài tử giai nhân. Truyện Nôm bác học ở giai đoạn đỉnh cao, bao gồm những nội dung phi chính thống rất rộng lớn và mang tính nhân văn cao cả. Ngoài vấn đề phản ánh tình yêu, khát vọng hạnh phúc của con người, nó còn đặt ra vấn đề thân phận con người một cách rất rõ ràng, cụ thể gắn chặt với các vấn đề đạo đức, tư tưởng của xã hội. Với dung lượng khá lớn, truyện Nôm bác học phản ánh nhiều chủ đề thuộc các phương diện khác nhau. Mỗi chủ đề tạo nên những giá trị khác nhau làm phong phú nội dung của tác phẩm. Về hình thức, truyện Nôm bác học đạt đến trình độ nghệ thuật cao, các tác giả rất có ý thức trau chuốt gọt rũa câu văn, lời thơ. Hơn nữa, do được giáo dục trong nền giáo dục phong kiến, chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa, nên các tác giả thường sử dụng nhiều điển tích, điển cố, từ Hán Việt trong tác phẩm của mình. Đặc biệt ngôn ngữ trong truyện Nôm bác học trở thành tiêu biểu cho trình độ diễn đạt của văn học dân tộc. Như vậy, trải qua quá trình hình thành, phát triển, truyện Nôm tạo ra dấu ấn riêng với những đặc trưng thể loại rõ nét, đồng thời khẳng định sự tồn tại của mình bên cạnh những thể loại khác lúc bấy giờ và trở thành thể loại chính tạo nên diện mạo của văn học trung đại Việt Nam. 1.1.2 Chủ đề trong tác phẩm văn học Chủ đề là một phương diện hết sức quan trọng của tác phẩm văn học. Khái niệm chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu. Theo nhóm tác giả Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử thì “chủ đề là vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm được tác giả nêu lên, đặt ra cụ thể trong tác phẩm….” [7,tr.61]. Hiểu một cách đơn giản chủ đề chính là vấn đề cơ bản của tác phẩm, là phương diện chính yếu của đề tài. Khi phản ánh hiện thực, nhà văn chẳng những xác định một phạm vi của hiện tượng đời sống mà còn tập trung soi rọi một số vấn đề có ý nghĩa hàng đầu trong phạm vi đó. Tác giả Gorki đại ý cho rằng: chủ đề là tư tưởng manh nha trong kinh 9
  16. nghiệm của tác giả, do cuộc sống gợi lên. Chủ đề thể hiện bản sắc tư duy, chiều sâu tư tưởng của tác giả. Cùng một đề tài nhưng cách nhìn nhận của mỗi nhà văn sẽ tạo nên chủ đề khác nhau. Cùng viết về đề tài người phụ nữ trong xã hội phong kiến, nếu Nguyễn Du chọn chủ đề về người phụ nữ tài hoa bạc mệnh thì Nguyễn Gia Thiều lại viết về nỗi đau của người cung nữ… Thông thường, mỗi một tác phẩm bao giờ cũng được bao quanh bởi một chủ đề nhất định, từ đó ngưng kết thành chỉnh thể nghệ thuật. Chủ đề văn bản văn học là loại ẩn ý bão hoà tình cảm thẩm mĩ của tác giả, hoà làm một với hình tượng nghệ thuật, cũng chính là ý thức thẩm mĩ do hình tượng nghệ thuật chứa đựng. Chính vì vậy, chủ đề góp phần quan trọng trong việc làm cho tác phẩm trở nên sâu sắc và có tầm ảnh hưởng đối với độc giả. Trong một tác phẩm, hệ thống chủ đề có sự gắn bó chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau. Chủ đề chính có ý nghĩa trung tâm quán xuyến toàn bộ tác phẩm. Bên cạnh đó, có những chủ đề bộ phận, góp phần bổ sung làm nổi bật chủ đề chính.Tính đa chủ đề trong tác phẩm văn học thường thấy ở những văn bản lớn có tính tự sự. Do trong loại tác phẩm này, nội dung cuộc sống xã hội được phản ánh tương đối phong phú, phức tạp, dung lượng tư tưởng tương đối dồi dào, có thể từ những góc độ, phương diện khác nhau để biểu hiện nhận thức, bình giá thẩm mĩ của tác giả đối với cuộc sống, từ đó mà có thể làm hiển hiện ý thức thẩm mĩ đa phương diện, khiến cho tác phẩm hiện lên trong tình huống phức tạp đa chủ đề. Trong kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du ta có thể thấy một hệ thống chủ đề khá phong phú. Bên cạnh chủ đề chính là số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến còn các chủ đề phụ bổ sung, tăng giá trị của chủ đề chính như sự bất công trong xã hội đồng tiền, sự chi phối của Nho giáo tới đời sống, lòng tham và sự ích kỷ của con người…Trong các truyện thơ Nôm trung đại, hiện tượng đa chủ đề cũng được thể hiện khá rõ. Phần lớn truyện Nôm trung đại có chủ đề chính là tình yêu tài tử - giai nhân song bên cạnh đó ta vẫn thấy sự chi phối của các chủ đề khác như chủ đề gia đình và xã hội dưới ảnh hưởng của Nho giáo… Tính đa nghĩa của chủ đề là hiện tượng chủ đề của một tác phẩm có thể nắm bắt từ nhiều góc độ, cho phép có rất nhiều cách hiểu khác nhau. Sự biểu hiện hiện thực của chủ đề văn bản là quá trình động của một kiến trúc liền mạch. Vì thế, muốn tìm giá trị đích thực của tác phẩm 10
  17. người nghiên cứu không thể chủ quan tìm hiểu chủ đề chính mà còn phải đào sâu tìm hiểu chủ đề phụ của văn bản. 1.1.3 Chủ đề gia đình dưới góc nhìn Nho giáo Nho giáo rất coi trọng vai trò và vị trí của gia đình. Trong học thuyết của Nho giáo, để “trị quốc” việc cần thiết là phải biết “tề gia”. Nho giáo chủ trương xây dựng gia đình để xây dựng xã hội lý tưởng. Vì thế, “Gia đình được Nho giáo đặc biệt chú ý không chỉ vì nó quan tâm nhiều đến việc xây dựng gia đình, đề cao vai trò của gia đình trong đời sống xã hội mà còn vì nó chủ trương tổ chức nhà nước và xã hội theo mẫu gia đình” [13; tr.232]. Nho giáo quy định rất rõ về tôn ti trật tự trong gia đình, quyền lực và trách nhiệm lớn nhất thuộc về người cha, người chồng. Trong mối quan hệ phụ – tử thì cha là người bề trên quyết định, con cái phải nghe theo. Đây là mối quan hệ thể hiện rất sâu sắc bản chất về chữ hiếu của Nho gia. Cha mẹ có ơn sinh thành dưỡng dục, con cái phải có trách nhiệm đền đáp công ơn đó. Không phải ngẫu nhiên khi phải chọn “bên tình bên hiếu” để xem “bên nào nặng hơn” nàng Kiều lại phải đau đớn hi sinh mối tình mặn nồng với chàng Kim Trọng để bán mình chuộc cha. Đó là sự chi phối của đạo hiếu với con người. Tư tưởng Nho giáo về mối quan hệ phụ - tử được nhấn mạnh qua phạm trù của chữ Từ và chữ Hiếu. Từ là cha mẹ phải yêu thương, nuôi dưỡng giáo dục con cái. Hiếu là con cái phải kính trọng cha mẹ. Hiếu được coi trọng là gốc của Nhân, con cái không được cãi lời cha mẹ “cha mẹ mắng cửa trước thì con cái phải luồn cửa sau”. Chữ Hiếu chính là bổn phận của người con đối với cha mẹ. Nó đã trở thành mối quan hệ vững vàng, thành trụ cột duy trì trật tự trong gia đình nhiều thế hệ và đã trở thành đạo lý làm người. Bên cạnh những nét tích cực, quan niệm này còn mang những nét tiêu cực như: con cái tuyệt đối không được làm trái lời cha mẹ “phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu”, hôn nhân của con cái là do cha mẹ sắp đặt “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Rõ ràng, trong mối quan hệ phụ - tử theo quan niệm Nho giáo, tính công bằng bình đẳng đã bị triệt tiêu. Văn học giai đoạn này hấp thụ và phản ánh khá trung thực những giáo lý này của Nho học. 11
  18. Đối với mối quan hệ phu – phụ, Nho giáo lại coi đây là mối quan hệ trung tâm của ngũ luân, là nền tảng cho các mối quan hệ khác. Bởi gia đình trước hết là sự kết hợp, chung sống hòa thuận giữa người chồng và người vợ. Với quan niệm “nam tôn nữ ti” (trọng nam khinh nữ) thì vai trò của người chồng trong gia đình là rất lớn. Nho giáo trao quyền hành và trách nhiệm chèo chống gia đình vào tay người chồng. Đồng thời tạo ra những người phụ nữ bị phụ thuộc hoàn toàn vào mối quan hệ này. Người phụ nữ khi lấy chồng phải thực hiện đúng những khuôn khổ hà khắc như: “xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” (lấy chồng thì phải theo chồng, chồng chết phải theo con) hay “phu xướng” thì “phụ tùy” (chồng nói vợ phải nghe theo)…Quan niệm này đã thấm nhuần trong con người và hệ tư tưởng của họ. Vì vậy dù đó là những quy định gò bó thì người phụ nữ trong xã hội cũ vẫn tuân thủ khá nghiêm ngặt. Từ hình ảnh người phụ nữ trong ca dao: “Lấy chồng thì phải theo chồng / Chồng vô hang rắn, hang hùm cũng theo” đến hàng loạt tấm gương tiết hạnh trong văn học trung đại đều là những hình mẫu chuẩn mực thể hiện mối quan hệ này. Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương là hình mẫu tiêu biểu cho quan niệm này. Khi Trương Sinh đi lính, nàng thay chồng phụng dưỡng mẹ già, tần tảo nuôi con đến khi bị hiểu lầm nàng phải tự vẫn để chứng mình lòng chung thủy, phẩm chất tiết hạnh của mình… Mối quan hệ huynh – đệ cũng được Nho giáo coi trọng. Nếu trong mối quan hệ phụ – tử, Nho giáo lấy chữ hiếu làm đầu, trong mối quan hệ phu – thê chữ tòng được đề cao thì trong mối quan hệ anh em chữ đễ trở thành đầu mối chi phối cách ứng xử của anh em trong gia đình: “Chữ đễ có nghĩa là nhường Nhường anh nhường chị lại nhường người trên” Với ý nghĩa, đó mối quan hệ huynh – đệ nhiều khi được mở rộng mà theo GS.Trần Đình Hượu “quan hệ bạn bè bị đồng nhất với quan hệ anh em” [13,tr.216]. Hệ thống ba mối quan hệ trên trong gia đình đã thắt chặt mối quan hệ giữa các thành viên, buộc họ vào trong một khuôn khổ nhất định. Sự chi phối của ba mối quan hệ này sẽ tạo ra một gia đình với cách ứng xử theo quan niệm Nho giáo góp 12
  19. phần ổn định xã hội, phục vụ lợi ích tối cao cho giai cấp cầm quyền. Quan niệm Nho giáo về các mối quan hệ trong gia đình khá chặt chẽ. Bên cạnh mặt tích cực những quan niệm này khó tránh được những điều khô cứng, gò bó. Chủ đề gia đình trong truyện Nôm chịu ảnh hưởng nhất định từ quan niệm tư tưởng này song ở truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học sự ảnh hưởng này có độ đậm nhạt khác nhau. 1.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.1 Vài nét về một số truyện Nôm bình dân 1.2.1.1 Tác phẩm “Câu chuyện cái Tấm cái Cám” Câu chuyện cái Tấm cái Cám (hay còn gọi là Truyện Nôm Tấm Cám) là truyện Nôm Bình dân mang dấu ấn khá đậm đặc của văn học dân gian. Cốt truyện được mượn từ câu truyện cổ tích Tấm Cám đã quen thuộc với biết bao thế hệ chúng ta. Trong tiềm thức mỗi người dân Việt Nam, hình ảnh cô Tấm hiền lành, nhân hậu phải đấu tranh giành sự sống và công bằng, phải trải qua bao biến cố cuộc đời để vươn tới hạnh phúc đã trở thành hình ảnh bất tử. Đi vào thế giới truyện Nôm, nhân vật và cốt truyện hầu như không có sự thay đổi lớn song điều làm nên giá trị của tác phẩm chính là cách tác giả truyện Nôm truyền tải những thông điệp mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, những quan niệm và cách nhìn nhận của con người đương thời về các vấn đề của xã hội. Về nội dung, truyện Nôm Câu chuyện cái Tấm cái Cám phản ánh những mâu thuẫn trong gia đình, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, cùng ước mơ “ở hiền gặp lành” của người Việt Nam. Mối quan hệ trong gia đình với mâu thuẫn dì ghẻ - con chồng được phản ánh khá trung thực. Những giá trị nội dung đi từ văn học dân gian vào truyện Nôm đã trở thành bài học đạo đức quý báu mà cha ông ta muốn gửi gắm tới thế hệ sau. Những lời thơ Nôm răn dạy sinh động và giàu ý nghĩa chính là nội dung mới mẻ làm nên vẻ đẹp của tác phẩm như câu thơ cuối truyện: Cuộc đời luận đến bây giờ Nhân tâm thế đạo mây mờ móc xa Thương đời khóc ráo lệ hoa Mượn câu chuyện cũ để mà ngụ ngôn 13
  20. Về nghệ thuật, so với cốt truyện dân gian, truyện Nôm Câu chuyện cái Tấm cái Cám không có nhiều thay đổi. Tuy nhiên để phù hợp với mục đích sáng tác, phần kết của tác phẩm Tấm không chỉ trở thành hoàng hậu được nhân dân yêu mến kính trọng mà khi nàng mất đi, cảm phục tấm lòng nhân hậu, nghị lực kiên cường của nàng nhân dân đã lập đền để “Năm năm dân cứ lệ thường/ Lễ nghi đền cũ hành hương phụng thờ”. Nhân vật trong tác phẩm được miêu tả kỹ lưỡng hơn về ngôn ngữ, ngoại hình và hành động. Không gian trong tác phẩm cũng cụ thể không còn mang tính phiếm chỉ như trong truyện cổ tích. Bên cạnh cách xây dựng ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ kể của truyện Nôm Câu chuyện cái Tấm cái Cám cũng mang tính hình ảnh, ước lệ. Các từ ngữ gợi thanh, gợi hình được sử dụng trong nhiều câu thơ đã góp phần tạo nên sự thành công cho tác phẩm cả về nội dung và nghệ thuật. Có thể thấy, từ truyện cổ tích đến truyện Nôm là cả một quá trình sáng tạo không ngừng nghỉ của cha ông. Tuy còn những hạn chế nhất định như một số câu thơ còn khiên cưỡng, ngôn ngữ đôi lúc còn thô nhưng Truyện Nôm Câu chuyện cái Tấm cái Cám thực sự đã mang văn học dân gian đến gần với văn học viết hơn. Trên cơ sở những giá trị mới mà truyện Nôm Câu chuyện cái Tấm cái Cám mang lại, chúng ta có thế thấy được bước phát triển của văn học trung đại giai đoạn đầu. 1.2.1.2 Tác phẩm “Phương Hoa” Phương Hoa là một truyện thơ Nôm khuyết danh được viết dựa theo truyền thuyết dân gian. Với dung lượng hơn một nghìn câu, tác phẩm kể về cuộc đời của nàng Trần Phương Hoa. Mối lương duyên của nàng và Trương Cảnh Yên đã có sự hứa hẹn của hai gia đình. Biến cố xảy ra khi gia đình họ Trương gặp nạn. Với tấm lòng nhân hậu và sự chân thành, Phương Hoa đã hết lòng giúp đỡ họ Trương vượt qua sóng gió. Khi Cảnh Yên gặp nạn, bằng tài trí của mình, Phương Hoa đã giúp chàng thoát khỏi nguy biến. Cuối truyện, hai người đoàn tụ, hạnh phúc bên nhau. Về nội dung, truyện Phương Hoa thể hiện cuộc đấu tranh giữa chính nghĩa và phi nghĩa. Nét đặc sắc của tác phẩm này so với các truyện Nôm khác là quá trình chiến thắng hoàn toàn dựa vào tài trí thông minh và phẩm hạnh của một người con gái. Thông qua chủ đề thiện thắng ác, tác giả tố cáo những thế lực tàn bạo trong xã hội phong kiến đã chà đạp lên hạnh phúc, quyền sống của con người, và khẳng định 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2