intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Thơ Nguyễn Hữu Quý

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:99

29
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với đề tài này, mục đích hướng tới là tìm hiểu một số phương diện về nội dung và nghệ thuật thơ Nguyễn Hữu Quý thông qua những nét chủ đạo trong cảm hứng sáng tác của nhà thơ. Phát hiện những đặc điểm sáng tạo về nghệ thuật trong thơ, từ đó góp một tiếng nói vào việc khẳng định những vị trí, tài năng nghệ thuật của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý nói riêng và thơ Việt Nam đương đại nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Thơ Nguyễn Hữu Quý

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NÔNG THỊ PHƯƠNG THẢO THƠ NGUYỄN HỮU QUÝ LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NÔNG THỊ PHƯƠNG THẢO THƠ NGUYỄN HỮU QUÝ Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 82.20.121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Đức Hạnh THÁI NGUYÊN - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn khoa học Thơ Nguyễn Hữu Quý là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tôi xin hoàn toàn trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Tác giả luận văn Nông Thị Phương Thảo i
  4. LỜI CẢM ƠN Bằng sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Đức Hạnh - Giám đốc Nhà Xuất bản Đại học Thái Nguyên - người đã định hướng, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy, cô Khoa Ngữ Văn Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi xin cảm ơn Nhà thơ quân đội Nguyễn Hữu Quý đã tận tình giúp đỡ và cung cấp cho tôi những thông tin, tài liệu liên quan để tôi hoàn thành việc nghiên cứu đề tài này. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và cơ quan Thành ủy thành phố Bắc Kạn đã quan tâm, động viên, chia sẻ và tạo mọi điều kiện để giúp tôi hoàn thành khóa học. Thái Nguyên, ngày 7 tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Nông Thị Phương Thảo ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 8 4. phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 8 5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 9 6. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 9 7. Bố cục của luận văn ......................................................................................... 9 PHẦN NỘI DUNG........................................................................................... 11 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI VÀ THƠ NGUYỄN HỮU QUÝ ...... 11 1.1. Khái quát về thơ Việt Nam từ đổi mới (1986) đến nay........................... 11 1.1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội ............................................................................ 11 1.1.2. Các khuynh hướng thơ Việt Nam đương đại .......................................... 12 1.1.3. Khái niệm hậu chiến và đề tài sau chiến tranh ........................................ 15 1.2. Thơ Nguyễn Hữu Quý ............................................................................. 16 1.2.1. Tiểu sử nhà thơ ........................................................................................ 16 1.2.2. Quan điểm sáng tác ................................................................................. 18 1.2.3. Quá trình sáng tác và các giải thưởng ..................................................... 19 1.3. Nguyễn Hữu Quý và thế hệ các nhà thơ trưởng thành từ người lính ...... 21 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 26 Chương 2. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT, CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO VÀ CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ NGUYỄN HỮU QUÝ ..... 27 2.1. Quan niệm nghệ thuật .............................................................................. 27 2.1.1. Khái niệm quan niệm nghệ thuật ............................................................. 27 2.1.2. Quan niệm nghệ thuật trong thơ Nguyễn Hữu Quý ................................ 28 2.2. Cảm hứng chủ đạo trong thơ Nguyễn Hữu Quý ..................................... 40 iii
  6. 2.2.1. Khái niệm cảm hứng chủ đạo .................................................................. 40 2.2.2. Một số cảm hứng chủ đạo trong thơ Nguyễn Hữu Quý .......................... 41 2.3. Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Hữu Quý ............................................ 53 2.3.1. Khái niệm cái tôi trữ tình......................................................................... 53 2.3.2. Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Hữu Quý ............................................ 54 Chương 3. BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT, KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ NGUYỄN HỮU QUÝ .................................... 62 3.1. Biểu tượng nghệ thuật trong thơ Nguyễn Hữu Quý ................................ 62 3.1.1. Khái niệm biểu tượng nghệ thuật ............................................................ 62 3.1.2. Hệ thống biểu tượng nghệ thuật trong thơ Nguyễn Hữu Quý................. 62 3.2. Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Hữu Quý ............................... 72 3.2.1. Khái niệm không gian nghệ thuật............................................................ 72 3.2.2. Các kiểu không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Hữu Quý................. 73 3.3. Thời gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Hữu Quý .................................. 81 3.3.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật ............................................................... 81 3.3.2. Các kiểu thời gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Hữu Quý .................... 83 Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 87 KẾT LUẬN....................................................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 91 iv
  7. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Từ sau năm 1945 đến nay, văn học nước nhà luôn được tô đậm bởi đội ngũ nhà văn - chiến sĩ trưởng thành từ trong khói lửa của cách mạng và chiến tranh. Có thể thấy “Đội ngũ những người cầm bút trong quân đội, nếu được tập hợp lại đã có thể thành một binh đoàn. Đây là một binh đoàn chủ lực tinh nhuệ đặc biệt, cùng với các loại hình nghệ thuật khác đã làm nên sức mạnh tinh thần hào hùng trong suốt nửa thế kỷ qua...” [28]. Trong binh đoàn chủ lực tinh nhuệ đặc biệt đó có ba thế hệ nhà thơ mang áo lính nối tiếp nhau đồng hành cùng dân tộc làm nên nền thi ca cách mạng hào hùng - lãng mạn - nhân văn với hình ảnh trung tâm bộ đội cụ Hồ. Có thể kể đến những tên tuổi như: Thâm Tâm, Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Quang Dũng, Chính Hữu (Thơ chống Pháp); Phạm Ngọc Cảnh, Phạm Tiến Duật, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh… (Thơ chống Mỹ); Nguyễn Việt Chiến, Lê Mạnh Tuấn, Mai Nam Thắng, Nguyễn Bình Phương, Trần Quang Đạo, Nguyễn Hữu Quý (Thời hậu chiến và đổi mới sau năm 1975). Thành tựu Thơ Việt Nam sau đổi mới (1986) có sự đóng góp quan trọng của các nhà thơ bộ đội. Họ là lực lượng giữ vai trò nòng cốt của đội ngũ nhà thơ Việt Nam hiện đại. Nguyễn Hữu Quý là một trong những gương mặt nổi bật trong lớp nhà thơ này. Thông qua việc tìm hiểu, đánh giá về thơ Nguyễn Hữu Quý sẽ góp phần tôn vinh những sáng tác của bộ phận thi sĩ trưởng thành từ người lính (Anh bộ đội Cụ Hồ làm thơ). 1.2. Nguyễn Hữu Quý sinh ra và lớn lên ở Quảng Bình. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông tham gia quân ngũ. Ngay từ những năm đầu của cuộc đời bình nghiệp, Nguyễn Hữu Quý đã có những sáng đầu tay. Tuy nhiên chỉ khi trở về với thời bình, các sáng tác của ông mới xuất hiện nhiều trên văn đàn. Những tác phẩm của ông bên cạnh đề tài chung là chiến tranh, còn có nhiều sáng tác thấm đượm cảm hứng đời tư thế sự, tái hiện một cách chân thực cuộc sống sau 1
  8. chiến tranh với nhiều góc cạnh khác nhau. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Quảng Bình - nơi là tâm điểm của chiến tranh, nên nhà thơ đã chứng kiến biết bao cuộc đời và số phận con người, cũng như sự khốc liệt do chiến tranh tàn phá. Do vậy, nhà thơ luôn đau đáu về vết thương chiến tranh, về "cái chết", sự ám ảnh số phận chung của con người bằng một cảm xúc sâu lắng để viết, với tâm thế tri ân, đền ơn đáp nghĩa. Thơ Nguyễn Hữu Quý đã góp một tiếng nói riêng vào dòng thơ hiện đại Việt Nam sau đổi mới. Mỗi tác phẩm đều có giá trị sáng tạo, giá trị chân - thiện - mĩ về cuộc sống, con người trong xã hội. Đọc thơ ông, độc giả cảm động trước cái tâm đằm thắm, đôn hậu và nhân từ của một nhà thơ trưởng thành từ người lính viết về người lính. Với những tình cảm trân trọng, thấu hiểu, thơ ông đã khẳng định sự hi sinh của các đồng chí, đồng đội - những người góp phần làm nên sự đơm hoa kết trái cho nền độc lập tự do của dân tộc; cùng với đó là những băn khoăn, trăn trở, day dứt, suy tư trước sự thay đổi của cuộc sống hiện dại. Hiện nay, Nguyễn Hữu Quý vẫn tiếp tục sáng tác bằng cái tâm trong sáng của mình để xứng đáng với sự mong mỏi của bạn đọc. Hơn 20 năm cầm bút và không ngừng lao động sáng tạo nghệ thuật, ông đã xuất bản một khối lượng tác phẩm không hề khiêm tốn với nhiều thể loại, cùng nhiều giải thưởng cao quý. Nhưng tình hình nghiên cứu một cách toàn diện Thơ Nguyễn Hữu Quý còn khiêm tốn, chưa tương xứng với giá trị các tác phẩm và tầm vóc của nhà thơ. Thực hiện công trình nghiên cứu khoa học một cách toàn diện, mang tính hệ thống về thơ Nguyễn Hữu Quý là cần thiết và đặc biệt có ý nghĩa hơn vào thời điểm này khi mà sự phân hóa về thị hiếu thẩm mĩ của người đọc là vô cùng lớn; cùng với các nâng thang giá trị văn học nói chung và thơ nói riêng đang có sự biến đổi dữ dội. Nếu đề tài nghiên cứu thành công sẽ góp phần đánh giá một cách đúng đắn về thành tựu thơ Việt Nam hiện đại sau đổi mới nói chung và vị trí thơ Nguyễn Hữu Quý nói riêng; qua đó, góp một phần định hướng tiếp nhận cho người đọc đối với các sáng tác thơ Việt Nam hiện đại. 2
  9. Đề tài của chúng tôi là đề tài đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện nhất về thơ Nguyễn Hữu Quý. Với mong muốn đây sẽ là tư liệu tham khảo bổ ích phục vụ cho công tác dạy - học phần văn học Việt Nam hiện đại trong nhà trường và cho những ai muốn tìm hiểu về thành tựu, hạn chế, xu hướng vận động phát triển của thơ Việt Nam hiện đại. Tìm hiểu về thơ Nguyễn Hữu Quý, chúng tôi hy vọng sẽ đem đến cho độc giả biết thêm một đại diện mới mà tên tuổi của ông gắn liền với những thi phẩm đã, đang và sẽ luôn song hành cùng hồn thơ dân tộc. Vì những lí do trên, luận văn muốn đi sâu tìm hiểu về thơ Nguyễn Hữu Quý trên một số phương diện nội dung và đặc sắc về nghệ thuật thông qua việc khảo sát một số tập thơ của của ông, để từ đó đưa ra một cái nhìn tổng quan, một cảm nhận mới về những giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc cũng như vị trí thơ Nguyễn Hữu Quý trong dòng chảy thơ ca Việt Nam đương đại. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Khi nói đến văn học Việt Nam từ sau năm 1986, mọi người mặc định đây là thời kỳ văn học thực sự có những đổi mới sâu sắc và toàn diện; thậm chí, có khi chỉ cần nhắc đến khẩu hiệu “nhìn thẳng vào sự thật”, nói thật của nhà văn lúc bấy giờ, độc giả đã thấy văn học khác trước rất nhiều. Xu hướng ca ngợi một chiều, rập khuôn, thu mọi sự đánh giá về “văn học đổi mới” vào thứ hình dung mặc định đã và đang đưa đến rất nhiều ngộ nhận về giai đoạn văn học đặc biệt này. Đã hơn 30 mươi năm trôi qua, nghĩa là chúng ta đã có một độ lùi thời gian cần thiết, để nhìn lại và nhận điện, lý giải đúng hơn về văn học từ sau đổi mới (1986) đến nay. Là một nhà thơ trưởng thành từ người lính, trải qua cuộc đời binh nghiệp và tham gia cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, cùng với hành trình sáng tác hơn 20 năm, tên tuổi của Nguyễn Hữu Quý được gắn liền với các tập thơ như: “Mười nghìn khát vọng”, “Huệ trắng”, “Làng Đảo”, “Im lặng trên cao”, “Những hồi chuông màu đỏ”... Thông qua việc nghiên cứu, chúng tôi nhận 3
  10. thấy thơ Nguyễn Hữu Quý được giới thiệu, nghiên cứu chưa nhiều; đến nay vẫn còn rất ít những công trình nghiên cứu lớn về thơ ông, mặc dù đã có một số bài viết thể hiện sự quan tâm tìm hiểu và bước đầu khám phá, nghiên cứu một số sáng tác tiêu biểu và cảm hứng sáng tác của nhà thơ, cụ thể như: 2.1. Trong các công trình nghiên cứu về thơ Nguyễn Hữu Quý, luận văn thạc sĩ của tác giả Đặng Thị Nhung - Trường Đại học khoa học - Đại học Huế với đề tài “Đặc điểm cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Hữu Quý” [27] là công trình nghiên cứu đầu tiên có sự xem xét, khảo sát về thơ Nguyễn Hữu Quý. Tuy nhiên, công trình mới chỉ dừng lại ở việc phân tích các dạng thức của cái tôi trữ tình và phương thức thể hiện cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Hữu Quý mà chưa nghiên cứu một cách toàn diện những đặc sắc về giá trị nghệ thuật, giá trị nội dung trong trong thơ ông. 2.2. Nhận định chung về thơ Nguyễn Hữu Quý, trong bài viết Thơ Nguyễn Hữu Quý, nhà lí luận phê bình văn học Nguyễn Thanh Tú khẳng định: “Khi tập thơ Mười nghìn khát vọng của Nguyễn Hữu Quý được in ra (1997), bạn đọc đã nhận thấy một giọng thơ có hứa hẹn xuất hiện trên thi đàn. Thực ra Làng đảo (2002) không hay hơn Mười nghìn khát vọng nhưng rồi đến Sinh ở cuối dòng sông (2004) vượt trội cũng đã cho thấy sự dần ổn định của một giọng điệu giàu chất suy tưởng, hướng nội, đầy ngẫm ngợi, có chiều sâu. Tôi thấy hai câu thơ trong Sinh ở cuối dòng sông: "Ta - dòng sông phẳng lặng/Nuôi sóng thần đáy sâu”, anh đã nói đúng về thơ mình. Tự nhận là "dòng sông phẳng lặng" là cách nói khiêm tốn về sự êm đềm, trầm lặng nhưng "sóng thần đáy sâu”, lại là một "sự kiêu” nhưng là kiêu hãnh về sự dữ dội, về sự bung phá bất ngờ” [46]. 3. Ngoài ra còn có các bài viết, bài bình về một số tác phẩm, hình ảnh và biểu biểu tượng nghệ thuật trong các sáng tác thơ Nguyễn Hữu Quý: Với bài viết Người bẻ ghi cho những chuyến thơ chiều - Bài in trên tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 2008, Nguyễn Đào Nguyên đã nhận xét: “Sau ba tập thơ Mười nghìn khát vọng-1997, Huệ trắng-1999, Làng đảo- 2002 và một tập 4
  11. trường ca Sinh ở cuối dòng sông-2003, vừa qua Nguyễn Hữu Quý lại trình làng thi tập mới lấy tên Im lặng trên cao. Tập hợp những bài thơ anh viết trong khoảng năm năm gần đây. Vẫn chân thực bình dị, vẫn ám ảnh trầm hùng thường thấy trong những bài thơ hồn vía nhất. Nhưng ở tập thơ mới này Nguyễn Hữu Quý đã nhấn vào những nốt tâm trạng mà với trước đó chỉ là thưa vắng, không thành một chủ âm. Việc đặt tên cho đứa con tinh thần lần này cũng như cái gam cảm xúc chủ đạo được tô đậm qua hơn phân nửa số lượng bài thơ cho thấy độ dày của trải nghiệm sống, những đường nét đằm lắng hơn, cô đơn hơn trong trạng huống cảm nhận sự sống của tác giả. Nhà thơ viết vẫn đều tay, vẫn chắc chắn, nhưng độ chắt lọc và sự đa dạng thì tăng thêm. Thơ Nguyễn Hữu Quý ngoài sự cảm nhận về Tổ quốc, quê hương, về nỗi đau chiến tranh, còn mang một vẻ trầm buồn, se sắt trước những đắc thất của phận người” [24]. Cảm nhận về tập thơ Im lặng trên cao của Nguyễn Hữu Quý, Nguyễn Đào Nguyên đã viết: “Đó là cái im lặng hướng thiện, siêu việt thế gian. Đó cũng là một cách tồn tại của con người. Một cách thế nghiêng nhiều hơn về minh triết Á đông. Bởi lên cao là nối với đại không, với vũ trụ, nơi hóa giải vui buồn đắc thất của đời người. Nếu Im lặng trên cao là im lặng của con người đã có nhiều trải nghiệm, của hồn thơ đang chín, là hệ quả của những gì làm nên người thơ Nguyễn Hữu Quý thì Im lặng là một tự sự chân thành nhưng không kém phần sâu lắng khiến người đọc yêu thích. Nói cách khác, để có được im lặng ngoài sự vượt lên những va đập của sóng đời trước hết anh có hạnh phúc được hưởng nâng niu từ những nguồn thương vô hạn, đã học với những bậc thầy gần gũi nhưng thông tuệ và các bài học mà anh tích góp ấy được nhà thơ thổ lộ trong tác phẩm này” [25]. Trong bài viết Cảm thức làng trong “Hạ Thủy những giấc mơ” - in trên Tạp chí Văn học nghệ thuật số tháng 8 năm 2016, nhà lí luận phê bình Đỗ Ngọc Yên đã khẳng định: “Viết về biển đảo từ cảm thức văn hóa làng, theo tôi biết là chưa nhiều và có lẽ nhà thơ Nguyễn Hữu Quý là người đầu tiên chọn cách tiếp 5
  12. cận này. Tập trường ca “Hạ thủy những giấc mơ” gồm 9 khúc, khoảng 1.250 câu thơ, được viết theo thể tự do, dễ đọc và dễ cảm nhận. Nhưng điều làm tôi thú vị là biển đảo hiện lên qua thơ anh không hề xa ngái, cũng không phải là một cái gì đó quá trừu tượng, khiến ta không thể đến gần, tiếp cận nó được. Trái lại, sau khi đọc xong tập sách, tôi thấy biển dường như gần ta hơn, gần đến mức như bao làng quê ta, nơi cho đến hôm nay vẫn còn dung dưỡng gần 80% dân số cả nước và chắc chắn từ xa xưa là 100%. Cũng vì thế mà biển được hiện lên rõ nét và bao quát hơn nhờ vào độ nén đến mức căng cứng xúc cảm nghệ thuật mà nhà thơ đã truyền cho người đọc” [48]. Với nhà thơ Nguyễn Bình Phương trong bài viết Hành trình sinh ở cuối dòng sông ông nhận định: “Trong Sinh ở cuối dòng sông, cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước bỗng nhiên gần gũi đến lạ lùng bởi vì nó được đọc ra không phải từ sách vở mà đọc ra từ mỗi hạt cát, ngọn cỏ, mỗi số phận con người. Dường như với cái làng cát trắng ấy chiến tranh và hy sinh là một phần của cuộc sống, là cái phần tàn khốc nhất nhưng cũng vĩ đại nhất. Chính vì thế mà tất cả những gì thuộc về quê hương cũng trở nên thiêng liêng hơn và sâu sắc hơn” - Bài in trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 576, tháng 6 năm 2003 [30, tr. 15]. Cảm nhận về hình tượng người mẹ trong thơ Nguyễn Hữu Quý, Hoàng Thụy Anh đã viết: Từ một người mẹ cụ thể, mẹ của mình, Nguyễn Hữu Quý đã khái quát hình tượng mẹ, nâng lên thành mẹ miền Trung với đòn gánh cong cong trĩu nặng màu nâu rám của đất đai, ruộng đồng, quê hương. Nỗi vất vả, gian khổ, tần tảo, giản dị, đôn hậu của mẹ cũng chính là vẻ đẹp của con người miền Trung. Lồng nhập hình ảnh mẹ trong hình ảnh quê hương miền Trung, Nguyễn Hữu Quý đã gửi gắm tất thảy tình yêu thương của mình dành cho mẹ, cho dải đất “trĩu gánh gập ghềnh” và hơn cả, nhà thơ đã bất tử, vĩnh cửu hình tượng mẹ miền Trung, khắc sâu vào trái tim của người dân Lạc Hồng. Đọc Trường ca Sinh ở cuối dòng sông, nhà thơ Mai Nam Thắng khẳng định: “Có thể nói, một trong những thành công của trường ca là đã kết hợp một 6
  13. cách sáng tạo ba yếu tố Mẹ - Quê hương - Dòng sông như một chỉnh thể hữu cơ để phục vụ cho chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Đó là tình yêu Tổ quốc, khát vọng hòa bình và ý chí thống nhất non sông. Trường ca kết thúc bằng một khúc thay cho vĩ thanh gồm 84 câu lục bát khá nhuyễn, khá chắt lọc và đồng vọng nhưng đoạn thơ văn xuôi ở phần IX mang tựa đề Những cánh buồm đêm trước đó đã có thể khép lại bản trường ca bởi nó đã nói lên tất cả: Cha đã trở lại Linh Giang bằng tôi. Cũng như bao người lính khác đã trở lại sông Lam, sông Mã, sông Hồng… bằng những khát khao đoàn tụ. Đất nước này không kẻ nào chia cắt được: Như em mang sông Hồng vào với Linh Giang; những đứa con của lính yêu nhau khi bắc qua sông cây cầu chín nhịp; chín nhịp cầu Gianh - chín nhịp cầu vồng, rước duyên quan họ qua dòng Linh Giang…” [45]. Hiện nay, bên cạnh những bài viết về thơ Nguyễn Hữu Quý của các tác giả nêu trên, còn một số bài phê bình đăng trên các báo, tạp chí của nhiều tác giả khác đề cập đến một số đặc điểm của thơ Nguyễn Hữu Qúy, đặc biệt là những bài viết về hình ảnh người lính, người mẹ, Tổ quốc, quê hương… Tất cả các bài viết đã tập trung đưa ra những nhận định về giá trị nội dung, đặc sắc về nghệ thuật trong các sáng tác thơ của ông. Qua đó, khẳng định nét riêng và đóng góp của Nguyễn Hữu Quý đối với sự phát triển của thơ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Qua các bài nghiên cứu, phê bình, chúng tôi nhận thấy các tác giả bước đầu đã chỉ ra được những đặc điểm chính trong thơ của Nguyễn Hữu Quý. Tuy nhiên, những bài viết này mới chỉ tập trung vào nghiên cứu tìm hiểu về từng mảng sáng tác, từng chủ đề, bài thơ cụ thể, mà chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về thơ Nguyễn Hữu Quý. Nhưng với chúng tôi những bài viết, đánh giá, hay ý kiến nhận xét của những người đi trước chính là các gợi ý quý báu, quan trọng để làm cơ sở cho việc gợi mở hướng triển khai nghiên cứu đề tài này. Vì vây, tôi lựa chọn đề tài Thơ Nguyễn Hữu Quý để làm đề tài Luận văn thạc sĩ với hy vọng sẽ góp một phần vào việc khẳng định 7
  14. những giá trị đặc sắc trong các tác phẩm thơ của ông. Từ đó khắc họa chân dung nhà thơ Nguyễn Hữu Quý trong lòng độc giả và tiến trình thơ ca Việt Nam hiện đại. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Quan niệm nghệ thuật, cảm hứng chủ đạo, cái tôi trữ tình, biểu tượng nghệ thuật, không gian thời gian và thời gian nghệ thuật của Thơ Nguyễn Hữu Quý. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi của một đề tài luận văn thạc sĩ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số tác phẩm thơ tiêu biểu của Nguyễn Hữu Quý trong các chặng đường sáng tác từ năm 1986 đến nay gồm các tập:“Mười nghìn khát vọng” - 1997, “Huệ trắng” - 1999, “Làng Đảo” - 2002, “Im lặng trên cao” - 2007. Bên cạnh đó, luận văn tiến hành khảo sát và tìm hiểu một số tập thơ của các tác giả khác cùng là nhà thơ quân đội cùng thời; từ đó có sự so sánh, đối chiếu nhằm làm nổi bật vấn đề trong từng khía cạnh mà đề tài luận văn đề cập tới. 4. phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp tổng hợp tư liệu: Để có cái nhìn khái quát vấn đề. - Phương pháp hệ thống: Người viết có thể hệ thống được sự hình thành, vận động và phát triển của các yếu tố cấu thành thơ Nguyễn Hữu Quý, cũng như có cái nhìn và đánh giá riêng về thơ ông. - Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh: Luận văn tiến hành phân tích những sáng tác thơ cụ thể của Nguyễn Hữu Quý trên nhiều chiều. trong một cái nhìn chung của cá nhân nhà thơ và thời đại. Sự nghiên cứu này đồng thời dựa trên sự so sánh thơ Nguyễn Hữu Quý với các thế hệ cùng thời và các chặng đường sáng tác của ông. - Phương pháp thi pháp học: Sử dụng phương pháp thi pháp học để nghiên cứu các hình thức nghệ thuật của trong từng tác phẩm, giúp chúng ta hiểu được các giá trị văn hoá và đồng thời cũng là con đường tiếp cận tác phẩm 8
  15. văn học rất đa dạng. Vận dụng phương pháp này sẽ góp phần đưa các nghiên cứu văn học đến những tìm tòi mới. - Phương pháp lịch sử: Vận dụng phương pháp này để tìm hiểu những ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử, xã hội và các yếu tớ về con người, Tổ quốc, quê hương… đối với việc góp phần làm nên thơ Nguyễn Hữu Quý. 5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Mục đích nghiên cứu Với đề tài này, mục đích chúng tôi hướng tới là tìm hiểu một số phương diện về nội dung và nghệ thuật thơ Nguyễn Hữu Quý thông qua những nét chủ đạo trong cảm hứng sáng tác của nhà thơ. Phát hiện những đặc điểm sáng tạo về nghệ thuật trong thơ, từ đó góp một tiếng nói vào việc khẳng định những vị trí, tài năng nghệ thuật của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý nói riêng và thơ Việt Nam đương đại nói chung. 5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Chúng tôi sẽ tìm hiểu và nghiên cứu một cách hệ thống, khái quát, toàn diện về thơ Nguyễn Hữu Quý trong sự thống nhất giữa giá trị nội dung và hình thức nghệ thuật để tìm hiểu cảm hứng chủ đạo, cái tôi trữ tình và những đặc sắc về biểu tượng nghệ thuật, không gian, thời gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Hữu Quý 6. Đóng góp của luận văn Nếu đề tài thực hiện thành công, thì đây sẽ là công trình nghiên cứu đầu tiên, phân tích một cách hệ thống khá toàn diện về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, khẳng định thành tựu và những đóng góp của thơ Nguyễn Hữu Quý đối với thơ Việt Nam đương đại. Kết quả đề tài nghiên cứu của luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo phục vụ quá trình giảng dạy, học tập và tìm hiểu về thành tựu của thơ Việt Nam giai đoạn từ sau đổi mới (1986) đến nay. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần Nội dung chính của luận văn có cấu trúc gồm 3 chương: 9
  16. - Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài và thơ Nguyễn Hữu Quý - Chương 2: Quan niệm nghệ thuật, cảm hứng chủ đạo và cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Hữu Quý. - Chương 3: Biểu tượng nghệ thuật, không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Hữu Quý. 10
  17. PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI VÀ THƠ NGUYỄN HỮU QUÝ 1.1. Khái quát về thơ Việt Nam từ đổi mới (1986) đến nay 1.1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội Chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra vào mùa xuân năm 1975 như một mốc son trong lịch sử dân tộc. Đất nước thống nhất, non sông thu về một mối, nhân dân sum họp, niềm vui hoà hợp và hàn gắn vết thương chiến tranh diễn ra sôi nổi và kịp thời trên khắp mọi miền của cả nước, đặc biệt là những vùng quê trước đây bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Với những thuận lợi và không ít khó khăn sau chiến tranh, nhưng cuộc sống hoà bình đã nhanh chóng đem lại sức sống mới trên khắp các miền quê của cả nước. Nhưng không lâu sau hoà bình, hai cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và phía Tây Nam Tổ quốc diễn ra đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân và sự phát triển kinh tế của đất nước. Khi hai cuộc chiến tranh biên giới kết thúc, nhân dân ta lại tiếp tục gặp những khó khăn về thiên tai, bão lũ, hạn hán diễn ra trong nhiều năm, cùng với đó là những hạn chế về nhiều mặt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành đất nước của Đảng và Chính quyền. Do vậy, để khắc phục những khó khăn trên, Đảng ta xác định một trong những nhiệm vụ mang tính chiến lược đối với đất nước thời kỳ này là phải tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Năm 1986 là mốc quan trọng đánh dấu sự sáng suốt về sách lược và chiến lược của Đảng để đưa đất nước thoát khỏi khó khăn, nhanh chóng khôi phục kinh tế, tạo ra không khí dân chủ cho toàn xã hội. Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá chính là bệ phóng để đưa đất nước nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, từng bước phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế. Từ đầu thế kỷ XXI đến nay, đất nước bước vào một thời kì mới - thời kì khôi phục, 11
  18. xây dựng và phát triển và đạt được nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt. Đời sống của nhân dân được cải thiện cả về vật chất và tinh thần. Vị trí Việt Nam trên trường quốc tế được khẳng định. Bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình hội nhập quốc tế đang đặt ra nhiều vấn đề, đặc biệt là nguy cơ mai một bản sắc văn hóa dân tộc, đòi hỏi phải có giải pháp phù hợp để hội nhập mà không bị hòa tan. Dưới tác động của mặt trái cơ chế thị trường cũng làm ảnh hưởng đến nhân cách của con người trong xã hội. Sự phân hóa giàu - nghèo làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn xã hội; dễ nảy sinh tham nhũng, tội phạm, bạo lực; kích thích chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, lối sống chạy theo đồng tiền bất chấp đạo lý của một bộ phận người dân... 1.1.2. Các khuynh hướng thơ Việt Nam đương đại Công cuộc đổi mới được khởi xướng vào năm 1986 là một sự kiện trọng đại làm thay đổi cuộc sống nước ta. Nó tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Do vậy, văn học cũng không thể nằm ngoài xu thế chung ấy. Văn học không còn mang nặng tính ngợi ca mà đã dám “nói thẳng”, “nói thật” về nhiều vấn đề khúc mắc, nhiều sự thật đau lòng. Theo đó, cá tính sáng tạo của nhà thơ cũng được giải phóng triệt để hơn. Không thể phủ nhận một thực tế là cơ chế kinh tế thị trường đã làm cho cuộc sống khởi sắc hơn, nhưng mặt khác, con người dường như sống với nhau lạnh lùng hơn, mối quan hệ giữa các cá nhân trong xã hội lỏng lẻo hơn. Bối cảnh lịch sử và văn hóa mới, cả mặt phải và mặt trái của nó khiến các nhà thơ không thể nhìn cuộc sống như trước đây mà buộc họ phải thích ứng với những thay đổi nhiều khi chóng mặt của cuộc sống. Điều đó dẫn tới sự thay đổi sâu sắc về tư duy nghệ thuật của thơ trong giai đoạn này. Đầu tiên, các nhà thơ đã có ý thức nhìn cuộc đời bằng cái nhìn tỉnh táo, do vậy thơ hiện ra như một hình thức tra vấn không ngừng về đời sống. Khát vọng đổi mới ấy trong nghệ thuật đã được tiếp sức bởi công cuộc đổi mới của đất nước. Màu sắc duy lí khá đậm trong thơ cho thấy ý thức tạo dựng nhãn quan 12
  19. nghệ thuật mới của nhiều nghệ sĩ. Ý thức ấy bộc lộ qua hai dấu hiệu cơ bản: thứ nhất, thơ ca đã bắt đầu bứt thoát khỏi những trận mưa trữ tình mang tính đơn thanh và sự ngọt ngào thường thấy trong thơ 1945-1975, để tiến đến sự đa dạng với những câu thơ trúc trắc, mang tính đối thoại cao, giọng điệu thơ gần gũi với đời sống thường ngày; thứ hai, cái nhìn tỉnh táo của nhà thơ thực ra là cái nhìn giàu chất suy tư, là bề ngoài của một nỗi đam mê lớn bên trong. Gắn liền với những thay đổi ấy trong cấu trúc tư duy nghệ thuật là vị thế của nhà thơ trong hoàn cảnh mới. Nhà thơ không phải là những người rao giảng đạo đức hay minh họa cho một tư tưởng sẵn có mà phải góp phần đánh thức những khát khao, những niềm trắc ẩn của con người trên cơ sở trình bày cảm nhận của mình về các giá trị nhân sinh trong đời sống của con người bằng kinh nghiệm cá nhân. Các nhà thơ đã nỗ lực khám phá sự phong phú của “cái tôi ẩn giấu”, dám phơi bày những bi kịch nhân sinh, phản biện những giá trị vốn đã quá ổn định để đi tìm những giá trị mới trong đời sống xã hội hiện tại. Đây là lí do nhiều tác phẩm xuất hiện cảm hứng “giải thiêng” và khát vọng muốn tìm đến những hình thức tổ chức ngôn từ mới lạ. Trong nghệ thuật, không phải mọi nhận thức chung về tư tưởng xã hội đều đồng nhất với những suy nghĩ cá nhân và văn bản văn học không phải là những văn bản tuyên huấn có tính hình ảnh. Với tư cách là một nghệ sĩ, cái quan trọng nhất là nhà thơ phải tạo ra được quan niệm riêng về đời sống. Quan niệm ấy không hiện lên qua những lời thuyết lý khô khan mà phải hoá thân vào từng câu chữ và hình tượng. Đó là lý do khiến các nhà thơ sau 1986 chú ý nhiều hơn đến tính đa nghĩa của ngôn ngữ. Bên cạnh xu hướng đưa thơ gần với đời sống là một cực khác: Ý thức tạo ra tính nhòe mờ trong ngôn ngữ và biểu tượng. Xu hướng này muốn gia tăng chất ảo trong thơ, buộc người đọc phải giải mã các sinh thể nghệ thuật qua nhiều chiều liên tưởng văn hóa khác nhau. 13
  20. Công cuộc đổi mới đã mở rộng cánh cửa giao lưu, hội nhập với thế giới, và thơ, trước vận hội này, thơ cũng không thể nằm yên trong mô hình nghệ thuật cũ. Bắt đầu xuất hiện những giọng thơ lạ, đậm chất “Tây”. Điều đó dẫn tới nhiều cuộc trạnh luận về “ta” và “tây” trong thơ kéo dài đến mấy năm sau sự kiện “Sự mất ngủ của lửa” (Nguyễn Quang Thiều) và thơ của một số nhà thơ khác như Lê Đạt, Dương Tường, Đặng Đình Hưng. Các cây bút này có ý thức phá vỡ các chiều tuyến tính, tạo nên những dòng chảy đứt nối và gia tăng tính đồng hiện của các hình ảnh thơ hoặc cố gắng tỉnh lược các mối quan hệ bề nổi, đặt những hiện tượng khác nhau bên cạnh nhau và buộc người đọc tự xác lập mối lên hệ giữa chúng. Như vậy, nhìn một cách tổng quát, thơ từ 1986 đến nay đã vận động một cách mạnh mẽ theo hướng hiện đại hóa. Mặc dù, thơ chưa có được những đỉnh cao nghệ thuật nhưng có sự thay đổi về tư duy và nhận thức một cách toàn diện hơn. Do vậy, thơ Việt Nam trong giai đoạn này đã thực hiện một cuộc tạo đà mạnh mẽ cho những kết tinh nghệ thuật trong các chặng đường tiếp theo. Thơ Việt Nam đương đại phát triển và diễn ra trong điều kiện lịch sử - xã hội đang có nhiều thay đổi nên việc xuất hiện nhiều khuynh hướng, trào lưu, trường phái là một điều cần thiết và hợp quy luật. Nó thể hiện sự kiếm tìm dân chủ và khát vọng đổi mới trong học thuật, sáng tạo để tạo ra sự đa dạng cho cả nền thơ và đa dạng trong bút pháp của từng chủ thể sáng tạo. Quan sát toàn cảnh, thơ Việt Nam đương đại, chúng ta chứng kiến sự tồn tại nhiều khuynh hướng và nhiều nhóm thơ. Thậm chí có những nhà thơ có thể sáng tác theo nhiều khuynh hướng, ở nhiều nhóm thơ trong những thời khoảng khác nhau. Vì vậy, có tình trạng đan xen, cộng hưởng về thi pháp, khuynh hướng thơ. Nhưng trong tổng thể thơ Việt Nam đương đại có thể phân chia thành các khuynh hướng sau: (1) Khuynh hướng nghiêng về thi pháp truyền thống: Xuất hiện từ Thơ mới và thơ kháng chiến mà chủ thể chính là các nhà thơ trước 1945 và các nhà thơ trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Nhưng 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2