intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Truyện thiếu nhi của nhà văn Lê Phương Liên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:120

39
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bố cục của luận văn gồm phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được xây dựng thành 3 chương: Chương 1 - Vài nét về văn học thiếu nhi và nữ nhà văn Lê Phương Liên; Chương 2 - Thế giới nhân vật trẻ thơ trong sáng tác của Lê Phương Liên; Chương 3 - Một số đặc điểm nghệ thuật trong sáng tác của Lê Phương Liên. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Truyện thiếu nhi của nhà văn Lê Phương Liên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TRẦN THỊ HỒNG NGUYÊN TRUYỆN THIẾU NHI CỦA NHÀ VĂN LÊ PHƯƠNG LIÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2017
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TRẦN THỊ HỒNG NGUYÊN TRUYỆN THIẾU NHI CỦA NHÀ VĂN LÊ PHƯƠNG LIÊN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã ngành: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN THỊ VIỆT TRUNG THÁI NGUYÊN - 2017
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2017 Tác giả luận văn Trần Thị Hồng Nguyên
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tác giả luận văn xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô Ban Giám hiệu, Ban lãnh đạo Khoa Sau đại học Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên; thầy cô giảng dạy lớp Cao học K9 đã tạo mọi điều kiện để tác giả được học tập, nghiên cứu và hoàn thành công trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam, khóa 2015 - 2017. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Thị Việt Trung - người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, dìu dắt một cách tận tình, nghiêm khắc tác giả luận văn trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện về mọi mặt để tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới nhà văn Lê Phương Liên đã động viên và giúp đỡ nhiều tư liệu nghiên cứu cho tác giả. Tác giả cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè đã động viên, chia sẻ, giúp tác giả có động lực để hoàn thành luận văn đúng thời hạn. Mặc dù có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, song luận văn không tránh khỏi thiếu sót, tác giả kính mong được sự chỉ dẫn, góp ý của các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Quảng Ninh, ngày 05 tháng 6 năm 2017 Học viên Trần Thị Hồng Nguyên
  5. iii MỤC LỤC Trang I. PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................ 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 5 6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 5 7. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 6 8. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 6 II. PHÂN NỘI DUNG CHÍNH ............................................................................. 7 Chương 1. VÀI NÉT VỀ VĂN HỌC THIẾU NHI VÀ NỮ NHÀ VĂN ........ 7 LÊ PHƯƠNG LIÊN ............................................................................................... 7 1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 7 1.2. Vài nét về văn học thiếu nhi Việt Nam thời kỳ hiện đại .......................... 12 1.3. Vài nét về nhà văn Lê Phương Liên - người đã giành trọn cuộc đời gắn bó và tâm huyết viết văn cho thiếu nhi ............................................ 23 Chương 2. THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRẺ THƠ TRONG SÁNG TÁC CỦA LÊ PHƯƠNG LIÊN ............................................................................................. 27 2.1. Một thế giới trẻ em đa dạng, phong phú với những hoàn cảnh và tính cách khác nhau trong thời kỳ chống Mỹ ................................................... 27 2.1.1. Khái niệm Thế giới nhân vật................................................................... 27 2.1.2. Một thế giới nhân vật trẻ em phong phú, đa dạng với đủ mọi lứa tuổi với những nét tâm lý và tính cách khác nhau .......................................... 29 2.2. Những bài học có ý nghĩa lớn đối với trẻ thơ từ những câu chuyện nhỏ..... 45 2.2.1. Bài học về lòng hiếu thảo, sự biết ơn ...................................................... 46
  6. iv 2.2.2. Bài học về tình yêu với thiên nhiên, trân trọng và có ý thức bảo vệ thiên nhiên............................................................................................. 51 2.2.3. Bài học về tính trung thực và lòng dũng cảm .......................................... 54 Chương 3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ NGHỆ THUẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA LÊ PHƯƠNG LIÊN ................................................................................... 60 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trẻ em ...................................................... 60 3.1.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật ............................................... 60 3.1.2. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật .................................................... 64 3.1.3 . Nghệ thuật miêu tả ngôn ngữ nhân vật ................................................ 74 3.2. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện .............................................................. 83 3.2.1. Cốt truyện đơn tuyến ............................................................................. 83 3.2.2. Cốt truyện thường được kể qua tâm trạng nhân vật .............................. 85 3.3. Giọng điệu và sự hóa thân linh hoạt của người kể chuyện ...................... 89 3.3.1. Giọng điệu dí dỏm, hài hước................................................................. 89 3.3.2. Giọng đằm thắm trữ tình ....................................................................... 92 3.3.3. Sự hóa thân linh hoạt của người kể chuyện .......................................... 96 III. PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................... 104 IV. PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 107 PHỤ LỤC 1 ................................................................................................... 112 PHỤ LỤC 2 ................................................................................................... 114
  7. 1 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn học thiếu nhi có một vị trí rất quan trọng và không thể thiếu trong đời sống văn học của chúng ta, bởi đó "là một bộ phận không thể tách rời của văn học dân tộc" và "Bất cứ nền văn học nào cũng chứa đựng trong nó một bộ phận không thể thiếu là văn học thiếu nhi" (48, tr. 118). Tuy là quan trọng và có giá trị như vậy, nhưng việc viết văn về thiếu nhi, viết cho thiếu nhi ở nước ta chưa thực sự đạt được nhiều thành tựu, các nhà văn chuyên viết truyện (hoặc thơ) cho thiếu nhi ở nước ta cũng không thực sự đông đảo; và việc nghiên cứu về những tác giả, tác phẩm viết về đề tài thiếu nhi cũng chưa thực sự được chú ý một cách đúng mức. Đây là một hiện thực trong đời sống văn học của nước ta hiện nay - rất cần được xem xét lại một cách nghiêm túc để có thể phát triển bộ phận văn học này trong thời gian tới cho xứng đáng với tầm quan trọng, với vị trí đặc biệt của nó trong đời sống văn chương cũng như trong đời sống văn hoá, giáo dục của dân tộc ta. Nhà văn Lê Phương Liên là một trong những nhà văn đã giành trọn cả cuộc đời của mình cho văn học thiếu nhi (ở cả mặt: Sáng tác và mặt tổ chức xuất bản). Bà đã viết 12 tập truyện cho thiếu nhi và có nhiều đóng góp trong việc xuất bản sách thiếu nhi trong suốt mấy chục năm (với cương vị cán bộ và Giám đốc Quỹ Học bổng Đôrêmon của Nhà xuất bản Kim Đồng). Cống hiến là như vậy, nhưng cho đến nay, nhà văn Lê Phương Liên chưa được giới nghiên cứu phê bình chú ý và nghiên cứu một cách hệ thống, đánh giá một cách thấu đáo, xứng đáng với những đóng góp và thành tựu về sáng tác của bà về đề tài “quý hiếm” này. Vì vậy, rất cần thiết phải có một công trình nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và hệ thống những sáng tác về thiếu nhi của bà.
  8. 2 Đề tài có ý nghĩa thực tiễn, bởi đã góp phần tôn vinh một nữ nhà văn đã có nhiều đóng góp và đã giành trọn đời cho mảng Văn học thiếu nhi; góp phần giới thiệu và chỉ ra những cái hay, cái đẹp cùng các giá trị giáo dục, giáo dưỡng tâm hồn trẻ thơ từ những tác phẩm viết cho thiếu nhi của nhà văn Lê Phương Liên. 2. Lịch sử vấn đề Lê Phương Liên là một nhà văn mà ngay từ đầu đã có “duyên nợ” với văn học thiếu nhi - ở cả 2 vai trò: Vai trò nhà văn và vai trò Nhà xuất bản. Kể từ năm 1970 - đến nay, bà đã có 12 tập viết về đề tài thiếu nhi. Những tác phẩm của bà đã được tái bản nhiều lần và cũng đã được ghi nhận bằng một số Giải thưởng (về văn học và giáo dục) trong những năm qua. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về sự nghiệp văn chương của bà lại chưa được chú ý đúng mức, chưa tương xứng với những đóng góp có nhiều giá trị của tác giả. Việc nghiên cứu về tác phẩm của các nhà văn (mới chỉ dừng lại ở những bài báo nhỏ, lẻ; những ý kiến nhận xét, đánh giá của một số nhà phê bình, nhà văn quan tâm tới mảng đề tài viết về thiếu nhi. Đó là các ý kiến của: Vũ Ngọc Bình, Trần Lê Văn, Lã Thị Bắc Lý, Nguyễn Văn Tùng, Ma Văn Kháng, Trần Đăng Khoa… Đây là các ý kiến, các đánh giá, nhận định, nhận xét về các tác phẩm văn học thiếu nhi của nữ nhà văn Lê Phương Liên cùng những lời khẳng định về tài năng, tình cảm và sự tâm huyết của bà đối với việc sáng tác những tác phẩm văn chương cho trẻ em. Ví dụ như nhận xét của nhà văn Vũ Ngọc Bình khi đọc Những tia nắng đầu tiên: “Lê Phương Liên đã bám sát thực tế nhà trường, khá nhạy cảm trong quan sát ngoại cảnh và miêu tả nội tâm những nhân vật thân yêu, gần gũi với mình” (Chặng đầu của văn học viết cho thiếu nhi - 1972); hoặc đó là lời nhận xét và đánh giá của nhà văn Ma Văn Kháng: “Thành tựu văn chương của Lê Phương Liên là một hành trình sáng tạo của một đời người gắn bó với cuộc đời, với công việc đầy
  9. 3 tâm huyết của mình” … “và chị đã xuất phát từ một đầu nguồn tươi xanh, trong trẻo, tha thiết yêu thương. Và đọc chị, có phải tuổi cao mà nhiều lúc thấy rưng rưng, bao cảm mến bồi hồi” (Những trang viết nơi đầu nguồn - 2011). Hay lời nhận xét sâu sắc và hóm hỉnh của nhà thơ Trần Đăng Khoa khi viết giới thiệu Tập Truyện nhi đồng “Én nhỏ” năm 2013 của nhà văn Lê Phương Liên: “… Với tâm hồn trong trẻo, tinh tế và nhạy cảm, lại thêm lối kể truyện mộc mạc, giản dị mà không kém phần hấp dẫn, sâu sắc, chị đã thực sự chiếm lĩnh được tâm hồn, tình cảm của các em… Truyện ngắn của chị là những món quà đặc biệt, “thửa” riêng, dâng tặng con trẻ và những ai từng là con trẻ”. Tác giả Trần Lê Văn khi viết Lời tựa cho tập Những tia nắng đầu tiên (Nxb Kim Đồng, 2006) đã nhận xét về truyện thiếu nhi của Lê Phương Liên một cách khá cụ thể như: “Có giọng nói tươi trẻ hồn nhiên của tuổi học trò, không riêng gì các em, mà người lớn đọc cũng thấy có ý vị. Tôi thiết nghĩ những dòng văn của Lê Phương Liên không chỉ là truyện văn chương mà cốt lõi là tâm sự của một người con gái, một cây bút hiếu thảo”… Trong một số sách nghiên cứu, các Tuyển tập giới thiệu chân dung các nhà văn viết cho thiếu nhi - thì cái tên Lê Phương Liên luôn được nhắc đến với tư cách là một nhà văn tiêu biểu viết về đề tài thiếu nhi suốt trong hơn 40 năm qua bên cạnh các tác giả quen thuộc như: Tô Hoài, Phạm Hổ, Võ Quảng, Phong Thu, Nguyễn Ngọc Thuần, Xuân Quỳnh, Trần Thiên Hương và Nguyễn Nhật Ánh… Tuy nhiên cho tới nay chúng tôi vẫn chưa thấy xuất hiện một công trình nào, một luận văn Sau đại học, khóa luận tốt nghiệp Đại học nào nghiên cứu cụ thể về trường hợp nhà văn Lê Phương Liên. Chính vì vậy, chúng tôi đã mạnh dạn lựa chọn việc nghiên cứu toàn diện về những sáng tác về thiếu nhi của nữ nhà văn Lê Phương Liên làm đề tài Luận văn Thạc sĩ của mình.
  10. 4 3. Mục đích nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu của luận văn là: Nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện những sáng tác về thiếu nhi của nhà văn nữ Lê Phương Liên (trên cả 2 phương diện: Nội dung và Nghệ thuật). Qua đó, khẳng định những đóng góp đáng trân trọng của nhà văn nữ này đối với mảng văn học thiếu nhi ở Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Bao gồm toàn bộ sáng tác của nữ nhà văn Lê Phương Liên, trong đó đặc biệt chú ý và đi sâu vào các truyện viết về thiếu nhi, viết cho thiếu nhi của nhà văn này. - Ngoài việc khảo sát, phân tích các tác phẩm của nhà văn Lê Phương Liên, chúng tôi sẽ đọc tham khảo một số tác phẩm viết cho thiếu nhi của một số nhà văn khác để có cái nhìn tổng thể, khái quát và để so sánh với những sáng tác của tác giả Lê Phương Liên. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nhà văn Lê Phương Liên đã xuất bản 16 cuốn sách (Truyện ngắn, tiểu thuyết và sưu tầm, biên soạn), tất cả những cuốn sách trên đều viết về thiếu nhi và có liên quan đến thiếu nhi. Tuy nhiên, chúng tôi xin được đi sâu vào nghiên cứu 12 tập truyện (trong đó có 2 tập in chung với các tác giả khác) viết trực tiếp về thiếu nhi của nhà văn, đó là các tập truyện: (1). Những tia nắng đầu tiên (1971) (2). Bông hoa phấn trắng (1984), In chung (3). Bức tranh còn vẽ (1997) (4) Én nhỏ (1998), (Tái bản có bổ sung vào năm 2013) (5) Ngày em tới trường (2002) (6) Khúc hát hạnh phúc (2002)
  11. 5 (7). Cuộc phiêu lưu của chú rối Tễu (2009) (8). Cây đa ngàn tuổi và ba đứa trẻ (2010), In chung (9). Chim Hải Âu ở đảo Hòn Dấu (2013) (10). Ký ức ánh sáng (2013) (11) Chiếc nhãn vở mong manh (2015) (12). Chùm truyện chú Tễu kể chuyện Tết…(Sưu tầm và biên soạn), (2016) 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Khảo sát, nghiên cứu các tác phẩm viết về thiếu nhi, viết cho thiếu nhi của nhà văn Lê Phương Liên, nhằm chỉ ra những đặc điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm đó (ở cả 02 mặt: thành công và hạn chế - nếu có). 5.2. Chỉ ra những giá trị, những ý nghĩa to lớn và thiết thực của những tác phẩm đó với việc giáo dục, giáo dưỡng tâm hồn và hình thành nhân cách, phẩm chất tốt đẹp đối với trẻ em trong cuộc sống thời kỳ hiện đại. 5.3. Khẳng định những đóng góp đáng trân trọng của nhà văn Lê Phương Liên đối với văn học thiếu nhi Việt Nam thời kỳ hiện đại. 6. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu tác giả, tác phẩm - Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại - Phương pháp so sánh, đối chiếu - Phương pháp thống kê, phân loại - Và vận dụng một số thao tác nghiên cứu của Thi pháp học.
  12. 6 7. Đóng góp của luận văn Nếu Luận văn được thực hiện thành công, thì sẽ có một số đóng góp mới sau: - Góp phần phác họa một cách khá cụ thể chân dung văn học nhà văn Lê Phương Liên - một nữ nhà văn đã giành trọn đời cho văn học thiếu nhi Việt Nam thời kỳ hiện đại. - Chỉ ra những đặc điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật cùng những ý nghĩa, những giá trị nhiều mặt được toát ra từ trong các sáng tác của nhà văn về đề tài thiếu nhi. - Khẳng định những đóng góp quan trọng của nhà văn đối với mảng văn học thiếu nhi của văn học Việt Nam (thời kỳ cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI). 8. Kết cấu của luận văn - Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung chính bao gồm 3 chương. Cụ thể như sau: Chương 1. Vài nét về văn học thiếu nhi và nữ nhà văn Lê Phương Liên Chương 2. Thế giới nhân vật trẻ thơ trong sáng tác của Lê Phương Liên Chương 3. Một số đặc điểm nghệ thuật trong sáng tác của Lê Phương Liên
  13. 7 II. PHÂN NỘI DUNG CHÍNH Chương 1 VÀI NÉT VỀ VĂN HỌC THIẾU NHI VÀ NỮ NHÀ VĂN LÊ PHƯƠNG LIÊN 1.1. Cơ sở lý luận Từ điển thuật ngữ văn học (NXB Giáo dục, năm 1992) đã định nghĩa Văn học thiếu nhi như sau: “Theo nghĩa hẹp, văn học thiếu nhi gồm những tác phẩm văn học hoặc phổ cập khoa học dành riêng cho thiếu nhi. Tuy vậy khái niệm văn học thiếu nhi cũng thường bao gồm một phạm vi rộng rãi những tác phẩm văn học thông thường(cho người lớn) đã đi vào phạm vi đọc của thiếu nhi, như Đônkihôtê của M. Xécvantê, RôBinSơn CơRuXô của Đ. Điphô, Gulivơ du ký của Gi. Xuýptơ, Túp lều của bác Tôm của H. BisơXt âu ” (11,tr. 412). Quan niệm trên giúp ta hiểu văn học thiếu nhi gắn liền với đối tượng tiếp nhận là độc giả thiếu nhi. Đó là những tác phẩm văn học hoặc phổ cập khoa học đi vào phạm vi đọc của trẻ thơ. Bách khoa toàn thư Văn học thiếu nhi Việt Nam (Nxb Từ điển Bách khoa, 2002) quan niệm về văn học thiếu nhi cụ thể, chi tiết hơn. Khái niệm văn học thiếu nhi được nhìn nhận ở những góc độ như chủ thể sáng tác, nhân vật trung tâm, mục đích sáng tác và đối tượng tiếp nhận, cụ thể là: “Mọi tác phẩm được mọi nhà sáng tạo ra với mục đích giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, tính cách cho thiếu nhi. Nhân vật trung tâm của nó là thiếu nhi, và đôi khi cũng là người lớn, hoặc là một cơn gió, một loài vật, một đồ vật, một cái cây… Tác giả của văn học thiếu nhi không chỉ là chính các em mà cũng là các nhà văn thuộc mọi lứa tuổi. - Những tác phẩm mà thiếu nhi thích thú tìm đọc. Bởi vì các em đã tìm thấy trong đó cách nghĩ cách cảm cùng những hành
  14. 8 động gần gũi với cách nghĩ cách cảm và cách hành động của chính các em, hơn thế, các em còn tìm được ở trong đó một lời nhắc nhở, một sự răn dạy, với những nguồn động viên khích lệ, những sự dẫn dắt ý nhị, bổ ích… trong quá trình hoàn thiện tính cách của mình. Như vậy, văn học thiếu nhi là những tác phẩm văn học mà nhân vật trung tâm hoặc là thiếu nhi, hoặc là người lớn, hoặc là con người, hoặc là thế giới tự nhiên… nhưng được nhìn bằng đôi mắt trẻ thơ, có nội dung gần gũi, quen thuộc với vốn trải nghiệm của trẻ, được các em thích thú, say mê và có tác dụng hoàn thiện đạo đức, tâm hồn cho trẻ”. (Bách khoa thư Văn học thiếu nhi Việt Nam). Cùng đồng ý với quan điểm trên, tác giả Lã Thị Bắc Lý đã dùng cụm từ văn học trẻ em thay thế cụm từ văn học thiếu nhi là nhằm nhấn mạnh đối tượng, phạm vi tiếp nhận của thể loại văn học thiếu nhi này (48). Theo quan điểm của người viết, đối tượng thiếu nhi là ở độ dưới 18 tuổi, còn về văn học thiếu nhi, thì văn học thiếu nhi gồm ba bộ phận: văn học về thiếu nhi, văn học cho thiếu nhi và văn học của thiếu nhi; Đó là sự phân chia rõ ràng các bộ phận hợp thành của văn học thiếu nhi (văn học về thiếu nhi, văn học cho thiếu nhi và văn học của thiếu nhi). Nói cách khác, văn học thiếu nhi là những sáng tác viết cho thiếu nhi, viết về thiếu nhi hoặc chính các em viết về thế giới của mình, và đối tượng chính tiếp nhận những tác phẩm văn học này chính là độc giả thiếu nhi. Để đi vào được thế giới tuổi thơ, những tác phẩm viết cho thiếu nhi phải đa dạng về thể loại, có nội dung phong phú, hấp dẫn xoay quanh các vấn đề đời sống sinh hoạt của các em - nhưng đồng thời cũng phải phù hợp với nhận thức, với tình cảm và thị hiếu của trẻ thơ, từ đó hướng tới giáo dục và hoàn thiện nhân cách con người. Có như vậy, văn học thiếu nhi mới góp phần nâng cao đời sống tư tưởng, tình cảm của con người - nhất là khi ở thưở ấu thơ. Bởi dấu ấn đầu đời có ý nghĩa không nhỏ đến việc hình thành nhân cách của mỗi người. Và chỉ có như vậy, trẻ em mới được xem như “những chủ nhân của thế giới”,
  15. 9 “những người thừa kế toàn bộ sự nghiệp vĩ đại của nhân loại” như đại văn hào A.M. Gorki từng nói. Như đã biết, văn học thiếu nhi là một bộ phận quan trọng của nền văn học dân tộc. Bởi bất kỳ một nền văn học nào trên thế giới cũng chứa đựng trong nó một bộ phận không thể thiếu là “văn học thiếu nhi”. Đó là những sáng tác hướng tới đối tượng bạn đọc chính là các em ở lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng. Để các em tiếp nhận tác phẩm, người sáng tác văn học cho thiếu nhi phải lấy trẻ em làm trung tâm, tính đến mọi nhu cầu của các em, chẳng hạn như: Nhu cầu bộc lộ cá tính và hình thành nhân cách, nhu cầu được vui chơi, giải trí ngay trong tác phẩm văn chương, nhu cầu được giãi bày tình cảm, ước mơ khát vọng và hơn hết là nhu cầu được khám phá để hiểu biết thế giới xung quanh … Còn biết bao nhu cầu khác, nhưng văn học cho thiếu nhi đúng nghĩa phải thoả mãn ít nhất những nhu cầu cơ bản ấy. Đạt được điều đó tự thân tác phẩm văn học sẽ được các em đón nhận. Muốn thế, người làm văn học phải thực sự hiểu trẻ em, yêu trẻ em, sống với thế giới trẻ thơ, xem trẻ em như “những chủ nhân của thế giới”, “những người thừa kế toàn bộ sự nghiệp vĩ đại của nhân loại”. (M. Gorki ). Hay nói như GS. TS Hồ Ngọc Đại: “ Trong thực tiễn giáo dục, nếu lấy người lớn làm thước đo đánh giá trẻ em, lấy người lớn làm chuẩn mực, lấy giáo lý cuộc sống làm nội dung, lấy thuyết giáo làm phương pháp… chắc chắn không mang lại hiệu quả mong muốn. Cần phải xem trẻ em là trung tâm, là linh hồn của nhà trường hiện đại, lấy sự phát triển tự nhiên và hạnh phúc đi học của trẻ em làm lẽ sống của nhà trường. Giáo dục phải xuất phát từ trẻ em và đi đến trẻ em” (9). Như vậy, sáng tạo văn chương nói chung và sáng tác văn chương cho trẻ em nói riêng đều phải tính đến đối tượng tiếp nhận. Sáng tác sao cho phù hợp với thị hiếu, tâm lí các em và hướng dẫn tới cái chân - thiện - mĩ cũng là đích hướng tới của các tác phẩm văn học nghệ thuật. Trẻ em ở lứa tuổi mầm non là những “bạn đọc đặc biệt” (chưa biết đọc, biết viết, được tiếp xúc với
  16. 10 văn học thiếu nhi chủ yếu là qua lời đọc, lời kể của ông bà, cha mẹ, thầy cô,…), cho nên viết cho các em phải đặc biệt quan tâm đến đặc điểm tâm lí lứa tuổi và những sở thích của trẻ nhỏ. Các em vốn rất yêu cái cái đẹp, cái tốt, cái thực; vì vậy các nhà văn cần nắm được những đặc điểm tâm lí của trẻ để thỏa mãn những nhu cầu ấy một cách tự nhiên. Những hình tượng nghệ thuật, giàu giá trị nhân văn kết hợp vần điệu, nhạc điệu do các nhà văn dày công sáng tạo trong tác phẩm sẽ gây được những ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn trẻ thơ, tác động nhẹ nhàng đến nhận thức, tư tưởng tình cảm ở trẻ. Mỗi lần sáng tác cho các em là một lần người viết được sống lại tuổi thơ của mình và hoà đồng tâm hồn với trẻ thơ. Thế giới xung quanh trẻ luôn vui tươi, trong trẻo, niềm vui như là một lẽ sống tự nhiên của các em- từ cách nhìn, cách nghe, cách cảm, cách nghĩ, đến trí tưởng tượng phong phú. Một tác phẩm viết về con người hay đồ vật chỉ được coi là một tác phẩm văn học thiếu nhi - khi tác giả biết trẻ con hoá những con vật, đồ vật ấy để nói lên những suy nghĩ của chính các em, cảm thông, chia sẻ, cảm hoá các em bằng những bài học nhân ái, nhẹ nhàng mà sâu sắc. Vì lẽ đó mà văn học thiếu nhi nói riêng có vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện nhân cách trẻ em cả về đạo đức, trí tuệ và tình cảm thẩm mỹ. Ở lứa tuổi mầm non, với tâm hồn thơ ngây, trong trắng, chưa có những trải nghiệm trong cuộc sống, nhận thức về thế giới xung quanh ở mức cảm tính, nên việc tiếp xúc với cái đẹp lấp lánh của ngôn từ và trí tưởng tượng phong phú trong tác phẩm văn học thiếu nhi, sẽ là cơ sở để các em rung động và cảm nhận được vẻ đẹp về một thế giới bao la đầy âm thanh, màu sắc cùng sự huyền bí đầy thú vị. Trong truyện cổ tích, nhất là truyện cổ tích thần kỳ, trẻ em được gặp ông Bụt, bà Tiên tốt bụng với những phép biến hóa thần thông, những nàng công chúa xinh đẹp, những chàng hoàng tử thông minh, can đảm… luôn bênh vực những người “thấp cổ bé họng” như cô bé mồ côi, hiền lành, ngoan ngoãn (Cô Tấm - Truyện Tấm Cám), chú bé thật thà, chăm chỉ mà luôn phải chịu
  17. 11 thiệt thòi (như anh Khoai trong Cây tre trăm đốt; Thạch Sanh (Thạch Sanh)… Trong thế giới của các em, những ông Bụt, bà Tiên, những chàng dũng sĩ tài năng biến hóa, những đồ vật thần kỳ… là cả một bầu trời mơ ước, hấp dẫn của các bé trong thế giới truyện cổ tích. Không chỉ làm phong phú thêm trí tưởng tượng của trẻ, mà truyện cổ tích Việt Nam còn nâng cao nhận thức của của các em, đó là sự lý giải nguồn gốc hình thành đất Việt cũng như sự xuất hiện của mọi sự vật, hiện tượng: từ quả dưa hấu, con dã tràng đến phong tục trồng cây nêu ngày Tết… Những câu chuyện phản ánh khát vọng ngàn đời của dân tộc ta về một cuộc sống yên bình, ấm no và cái thiện luôn chiến thắng cái ác. Con người Việt Nam trong truyện hiện lên nhân nghĩa thủy chung, giàu nghĩa khí, lý tưởng và yêu chuộng hòa bình. Những câu truyện như Trầu cau, Tấm Cám, Thánh Gióng… đã nuôi dưỡng bồi đắp tâm hồn, phát huy trí tưởng tượng của biết bao thế hệ thiếu nhi Việt Nam. Còn trong truyện thần thoại, các em lại được bắt gặp lối nhân hóa và sự tưởng tượng nghệ thuật qua những truyện hoang đường tưởng tượng về các vị thần hoặc những con người, những loài vật mang tính chất thần kỳ, siêu nhiên. Những câu chuyện đó khi đi vào thế giới tuổi thơ thì con vật, cỏ cây, hoa, lá, các vị thần hiện lên một cách sinh động, kỳ ảo, lung linh và có sức mạnh hơn bao giờ hết. Trẻ thơ vốn đã sẵn trong đầu trí tưởng tượng phong phú nên khi gặp những yếu tố thần kì, đẹp đẽ trong các tác phẩm văn học thì trí tưởng tượng ở trẻ càng được thăng hoa, giúp các em phát triển trí tuệ và thưởng thức cái đẹp, tâm hồn càng thêm nhạy cảm và tinh tế. Truyện ngụ ngôn lại giúp các em có được những bài học nhẹ nhàng mà thấm thía trong cách giải quyết vấn đề có thể sảy ra trong cuộc sống, hướng các em đến cách giải quyết tích cực, công bằng và nhân ái… Không chỉ có chức năng giáo dục, chức năng thẩm mĩ… Văn học nghệ thuật (VHTN) có vai trò quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. VHTN như một nguời bạn đồng hành cùng trẻ thơ, cung cấp cho trẻ thơ một
  18. 12 vốn từ ngữ phong phú, đặc biệt là những từ ngữ nghệ thuật. Khi trẻ thường xuyên tiếp xúc với các tác phẩm VHTN, vốn từ ngữ của các em giàu có và sống động hơn. Các em tự hình thành cho mình khả năng diễn đạt một vấn đề một cách mạch lạc, giàu hình ảnh và biểu cảm bởi đã được học cách diễn đạt sinh động ấy trong tác phẩm. Đối với trẻ mầm non, sự phát triển ngôn ngữ ấy qua hoạt động bắt chước lời nói, việc làm của các nhân vật hoặc những cách diễn đạt trong tác phẩm. Chính quá trình trẻ được nghe, được kể diễn cảm truyện, thơ và được trực tiếp tham gia vào hoạt động đọc, kể lại truyện thơ sẽ giúp trẻ tích lũy và phát triển thêm nhiều từ mới. Điều này giúp giáo viên có thể dễ dàng hơn trong việc rèn luyện khả năng biểu cảm trong ngôn ngữ nói, ngôn ngữ miêu tả và ngôn ngữ đối thoại với trẻ. Những tác phẩm thơ, truyện của trẻ tự viết cho mình hay của người lớn viết cho các em phải rất hồn nhiên, vui tươi, ngộ nghĩnh và trong sáng. Những tác phẩm thơ, truyện do chính các em sáng tác bao giờ cũng thể hiện những xúc cảm chân thành, hồn nhiên, trong trẻo,… như chính bản tính của trẻ thơ. Người lớn muốn viết cho trẻ em phải học được sự hồn nhiên, ngây thơ ấy, phải thực sự hòa nhập với cuộc sống trẻ thơ, sống hết mình với tuổi thơ mới có thể tạo ra được sự cộng hưởng với trẻ thơ và mang lại cho tác phẩm sự thành công. 1.2. Vài nét về văn học thiếu nhi Việt Nam thời kỳ hiện đại Văn học thiếu nhi là một bộ phận của văn học dân tộc, cùng với sự phát triển chung của nền văn học dân tộc, văn học thiếu nhi cũng dần dần hoàn thiện về nội dung và hình thức, góp phần vào sự trưởng thành của văn học nước nhà. Cũng như văn học nhiều nước trên thế giới, văn học thiếu nhi Việt Nam có một bộ phận đáng kể là văn học dân gian. Những sáng tác văn học dân gian tất nhiên không chỉ dành cho đối tượng bạn đọc là thiếu nhi, nhưng luôn được các em yêu thích, say mê, hào hứng đón nhận. Bởi thể loại văn học
  19. 13 truyền miệng này có sự hấp dẫn lớn đối với trẻ thơ - nhất là ở thể loại truyện truyện thần thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười … những câu chuyện của văn học dân gian có sự ảnh hưởng lớn đến tình cảm của trẻ thơ, đến việc hình thành nhân cách của các em sau này. Văn học hiện đại viết cho thiếu nhi bắt đầu được manh nha từ những năm 20 cuả thế kỷ XX, “Ở thế kỷ XX, văn học thiếu nhi phát triển khá đa dạng và pha tạp, tại nhiều nước phát triển, nó ít nhiều còn bị chi phối bởi xu hướng thương mại, bị pha trộn với sự bành trướng của văn học đại chúng. Ở Việt Nam, hầu như đến thế kỷ XX mới xuất hiện văn học thiếu nhi ”(11,tr. 413). Văn học thiếu nhi chủ yếu có được từ truyện dịch của các nhà văn Pháp như Perault, La Fontaine… Đương thời, nhóm sáng tác Tự lực văn đoàn (Thạch Lam, Khái Hưng) đã có sự quan tâm phản ánh cuộc sống sinh hoạt của trẻ em thành thị; bên cạnh đó là những sáng tác của các nhà văn hiện thực phê phán như: Ngô Tất Tố với tác phẩm “Tắt đèn”, Nam Cao với các tác phẩm: “Một bữa no”, “Trẻ em không được ăn thịt chó”, “Một đám cưới”, “Từ ngày mẹ chết”… Nguyễn Công Hoan với các tác phẩm: “Bữa no đòn”, “Sự vui sướng của thằng bé khốn nạn”… Nguyên Hồng với các tác phẩm: “Những ngày thơ ấu”, “Hai nhà nghề”, “Con chó vàng”, “Giọt máu”, “Mợ Du”… Vũ Trọng Phụng với tác phẩm “Số đỏ’…. Qua những trang viết xúc động về tuổi thơ, người đọc thấy được những cảnh đời cơ cực của những em bé sống dưới chế độ thực dân phong kiến. Đó là những em bé mồ côi cha mẹ, đói khát, lang thang, bị bóc lột, chà đạp cả về thể xác lẫn tâm hồn, bị xã hội tước đi quyền sống, quyền được làm người một cách chính đáng. Viết về cuộc sống của nhân vật trẻ em trước Cách mạng tháng Tám, các nhà văn hiện thực đã tỏ thái độ bênh vực, xót thương, đồng cảm sâu sắc cho những số phận đầy bi kịch đó của các em. Bên cạnh đó, một số truyện đồng thoại của Tô Hoài (Đám cưới chuột, Võ sĩ bọ ngựa, Dế Mèn phiêu lưu ký…) đã phản ánh những vấn đề mang tính xã hội. Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan thì: “Trước cách
  20. 14 mạng tháng Tám năm 1945, ở Việt Nam đã có sách viết cho thiếu nhi nhưng hiện tượng đó chưa đủ để khẳng định có một nền văn học viết cho thiếu nhi” (Vân Thanh)… nhưng có thể nói rằng: những sáng tác đó chính là những viên gạch đầu tiên đã đặt nền móng cho bộ phận văn học thiếu nhi nước nhà hình thành và phát triển. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, văn học viết cho thiếu nhi mới trở thành một bộ phận của văn học Việt Nam. Với tờ “Thiếu sinh” - tiền thân của báo Thiếu niên tiền phong (ra số đầu tiên năm 1946), là thành tựu đầu tiên của văn học thiếu nhi. Ngay trong số này, Bác Hồ đã chỉ thị rõ: “Báo đó là báo của trẻ em, vậy các em nên giúp cho báo gửi tin tức, tranh vẽ và viết bài cho báo. Nên đọc cho các em chưa biết chữ nghe, nên làm cho báo phát triển”. Tháng 12 năm 1946, báo Thiếu Sinh đã cho ra số đặc biệt với chủ đề: Các em viết, các em vẽ, mặc dù sáng tác của các em còn đơn giản, sơ lược nhưng đây là sự khích lệ rất kịp thời, giàu ý nghĩa đối với các cây bút măng non. Qua tờ báo này các em đã được tham gia sáng tác, được thể hiện tình cảm, lý tưởng của mình trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Ngày 01/6/1954, tại chiến khu Việt Bắc tờ báo đầu tiên của Đội thiếu niên Tháng Tám ra đời với tên gọi Tiền Phong Thiếu niên; tiếp đến là các tờ Tuổi trẻ, Xung phong, Măng non… Những tờ báo này đã thực sự trở thành một người bạn thân thiết của trẻ em, góp phần tích cực trong việc bồi dưỡng tình cảm cao đẹp cho trẻ nhỏ, đặc biệt là sách Kim Đồng - một loại sách mà Nhà xuất bản Văn nghệ in riêng cho thiếu nhi (do nhà văn Tô Hoài cùng Hồ Trúc - Bí thư Trung ương Đoàn phụ trách). Sách Kim Đồng ra đời đã cố gắng thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Làm cho thiếu nhi biết yêu Tổ quốc, thương đồng bào, chuộng lao động, giữ kỷ luật, biết vệ sinh, học văn hóa… Lúc nào học cũng cần vui, lúc vui cũng cần học”. Vì vậy, sách được viết theo đường lối sáng tác cho thiếu nhi của Hội Văn nghệ Việt Nam, kết hợp cả ba mặt:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2