intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn hoá và Văn học Việt Nam: Cuộc sống và số phận con người thời hậu chiến trong bút ký Minh Chuyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

30
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đi vào tìm hiểu, khảo sát các bút ký, phóng sự của Minh Chuyên và những đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê bình về tác phẩm về đề tài người lính sau chiến tranh để làm rõ hơn về những đóng góp của ông về phương diện thể loại. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn hoá và Văn học Việt Nam: Cuộc sống và số phận con người thời hậu chiến trong bút ký Minh Chuyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TẠ DUY HƯNG CUỘC SỐNG VÀ SỐ PHẬN CON NGƯỜI THỜI HẬU CHIẾN TRONG BÚT KÝ MINH CHUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Thái Nguyên – 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TẠ DUY HƯNG CUỘC SỐNG VÀ SỐ PHẬN CON NGƯỜI THỜI HẬU CHIẾN TRONG BÚT KÝ MINH CHUYÊN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8.220.121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Đăng Điệp Thái Nguyên - 2018
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự giúp đỡ của thày hướng dẫn khoa học, là kết quả lao động nghiêm túc trong quá trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung trong luận văn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Tạ Duy Hưng
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các thày, cô giáo, các cán bộ Khoa Báo chí - Truyền thông và Văn học, Phòng Đào tạo, Ban Giám hiệu Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên; Ban Giám đốc Đài PT-TH Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Đăng Điệp đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu bằng một tinh thần khoa học nhiệt thành và nghiêm túc. Tôi xin chân thành cảm ơn Nhà văn, NSƯT. Minh Chuyên đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp đã quan tâm động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Tạ Duy Hưng
  5. iii MỤC LỤC Trang TRANG BÌA PHỤ LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................. ii MỤC LỤC ................................................................................................... iii MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 10 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 10 5. Cấu trúc của luận văn .................................................................................. 11 6. Đóng góp của luận văn ................................................................................ 11 NỘI DUNG................................................................................................. 12 Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN THỂ LOẠI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA MINH CHUYÊN ........................................................ 12 1. 1. Giới thuyết chung về thể loại .................................................................. 12 1.1.1. Quan niệm về ký và bút ký ................................................................... 12 1.1.2. Đặc điểm của bút ký .............................................................................. 17 1. 2. Khái quát về sự nghiệp sáng tác của Minh Chuyên ................................ 21 1.2.1. Cuộc đời và hành trình sáng tác của Minh Chuyên .............................. 21 1.2.2. Quan niệm nghệ thuật của Minh Chuyên ............................................. 27 Chương 2. ĐỜI SỐNG HẬU CHIẾN TRONG BÚT KÝ CỦA MINH CHUYÊN ....................................................................................... 36 2.1. Số phận của người lính thời hậu chiến ..................................................... 36 2.1.1. Sự tồn tại vật vờ .................................................................................... 36 2.1.2. Những số phận dở dang ........................................................................ 42 2.1.3. Những ám ảnh và nỗi đau khó diễn tả bằng lời .................................... 48 2.2. Sự đồng cảm của xã hội với nỗi đau chiến tranh ..................................... 53
  6. iv 2.2.1. Tiếng nói cảm thông với người trong cuộc ........................................... 53 2.2.2. Những phát hiện ngạc nhiên đến sửng sốt ............................................ 57 2.2.3. Sức lan tỏa và ảnh hưởng xã hội ........................................................... 60 Chương 3. MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN CƠ BẢN ........... 64 3.1. Từ nguyên mẫu đến hình tượng văn học ................................................. 64 3.1.1. Tìm ra nét mới trong những vấn đề đã cũ ............................................. 64 3.1.2. Khéo léo trong việc lựa chọn chi tiết tiêu biểu ..................................... 68 3.2. Ngôn ngữ .................................................................................................. 76 3.2.1. Chân xác với hiện thực phản ánh .......................................................... 76 3.2.2. Ngôn ngữ của người nhập cuộc ............................................................ 78 3.3. Giọng điệu ................................................................................................ 80 3.3.1. Giọng điệu chân thành và bút pháp dung dị ......................................... 80 3.3.2. Giản dị, giàu chất lính ........................................................................... 82 KẾT LUẬN ................................................................................................ 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 88
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Sau năm 1975 là một giai đoạn sôi nổi của văn học Việt Nam. Trong giai đoạn này có thể nhắc đến những cây bút nổi lên như Lưu Quang Vũ với kịch, Bảo Ninh trong tiểu thuyết, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài với truyện ngắn và Minh Chuyên trong bút ký. Đồng nghiệp và một số nhà phê bình văn học đã gọi Minh Chuyên là nhà văn của thời hậu chiến. Gọi thế bởi những câu chuyện, những bài viết, thước phim của Minh Chuyên đều mang đậm những hình ảnh về người lính sau chiến tranh. Thông qua những câu chuyện chân thực về số phận người lính, bút ký của Minh Chuyên đã gợi lên nhiều vấn đề, tạo nên những tác động lớn trong dư luận xã hội. Bút ký Minh Chuyên nói lên được nỗi đau từ các dư chấn chiến tranh, những mất mát, thua thiệt của người lính khi trở về. Qua sáng tác của ông, người đọc nhận thấy dù chiến tranh đã lùi xa, nhưng nỗi đau nó gây ra vẫn luôn hiện hữu trong đời sống hiện tại. 1.2. Minh Chuyên đã xuất bản khá nhiều sách văn học, biên kịch và đạo diễn nhiều phim tài liệu. Những tác phẩm bút ký và phim tài liệu của ông gây được tiếng vang chủ yếu về đề tài di họa chiến tranh. Nhiều tác phẩm của Minh Chuyên đạt giải thưởng cao. Bằng một loạt tác phẩm đề tài sau chiến tranh, Minh Chuyên đã khắc họa thành công hình tượng người lính thời hậu chiến, tạo nên một điểm nhấn đầy nhức nhối trong dòng văn học hậu chiến. Có thể coi Minh Chuyên là hiện tượng hiếm, khi mà những tác phẩm về hậu quả chiến tranh của ông được dư luận trong và ngoài nước dành sự quan tâm đặc biệt. Ông đã nhận được hơn 5.000 bức thư của bạn đọc, của khán giả, hàng ngàn trang phê bình, tiểu luận, khóa luận tốt nghiệp đại học và luận văn thạc sĩ viết về bút ký Minh Chuyên, hàng trăm bài báo của đồng nghiệp viết về tác phẩm của ông in trên các báo, tạp chí trong và ngoài nước. Một số tư liệu này đã được tập hợp, biên soạn in thành sách, trong đó đáng chú ý là cuốn Đồng nghiệp với
  8. 2 nhà văn – Đạo diễn Minh Chuyên do Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành năm 2017. 1.3. Ở lĩnh văn học, bút ký là thể loại làm nên thành công của Minh Chuyên. Bút ký cũng là thể loại được sử dụng phổ biến trong báo chí hiện nay, mà giữa ký báo chí và ký văn học lại có sự giao thoa, bổ trợ lẫn nhau. Đối với những người làm công tác phóng viên, biên tập viên tại cơ quan báo chí, truyền thông thì việc nghiên cứu, tìm hiểu một cách có hệ thống những đặc điểm về ký, bút ký, nội dung và phong cách nghệ thuật, những thành công và cả những vấn đề còn vướng mắc trong tác phẩm của Minh Chuyên - người có sự thành công trong đề tài hậu chiến, là rất ý nghĩa. Chọn đề tài nghiên cứu này với mong muốn sẽ giúp cho tôi và đồng nghiệp có thể nhìn nhận, học hỏi những ưu điểm, tránh được những hạn chế trong quá trình sáng tạo tác phẩm. Đó là lý do tôi chọn đề tài nghiên cứu Cuộc sống và số phận con người thời hậu chiến trong bút ký Minh Chuyên làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Lịch sử vấn đề Tác phẩm của Minh Chuyên, với những hiệu ứng mà chúng tạo nên, đã góp phần làm cho đời sống văn học và xã hội Việt Nam trở nên sôi động. Vào những năm cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, những ý kiến bàn luận, đánh giá xoay quanh hiện tượng Minh Chuyên và những bút ký của ông đã trở thành đề tài nóng. Những tác phẩm của ông được giới nghiên cứu phê bình và cả chính khách quan tâm. Đã có những công trình nghiên cứu là luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp đại học, tiểu luận và khá nhiều bài phê bình về bút ký Minh Chuyên. Nhìn một cách tổng quát người ta đề cập đến 4 vấn đề cơ bản là: Nhấn mạnh về sự chuyên tâm của Minh Chuyên dành cho đề tài người lính; người ta phân tích, lí giải cái nhìn nghệ thuật; luận bàn về nghệ thuật ký của nhà văn, và người ta cũng đánh giá về khả năng tác động xã hội từ những tác phẩm của Minh Chuyên.
  9. 3 2.1. Các nhà phê bình văn học và đồng nghiệp đánh giá cao Minh Chuyên bởi các tác phẩm viết về số phận người lính sau chiến tranh của ông. Những câu chuyện, những thước phim mang đậm hình ảnh người lính sau cuộc chiến. Những nhân vật trong tác phẩm đều là nguyên mẫu có thực ngoài đời. Nhân vật trong bút ký của Minh Chuyên đều là những con người bình dị, mang trong mình những nỗi đau, âm thầm gánh chịu những di họa của chiến tranh mà không phải ai cũng biết và thông cảm với họ về những nỗi đau ấy. Nhiều tác phẩm của ông gây xúc động mạnh mẽ. Nói như nhà văn Kim Chuông thì “Minh Chuyên là nhà báo, nhà văn duy nhất “đặt cược” đời mình vào thể loại ký viết về đề tài chiến tranh và những hậu họa sau chiến tranh.” và “Toàn bộ trang viết của Minh Chuyên đều bâm sâu vào đề tài chiến tranh, đặc biệt là những hậu họa, những bức xúc lớn sau cuộc chiến. Bằng tấm lòng nhân ái, cảm thấm trước nỗi đau, trước sự hi sinh cao cả của đồng đội, những người đã hiến dâng xương máu đời mình cho Tổ quốc, Minh Chuyên gần như đã dành cả quãng dài của đời người cầm bút, bền bỉ và mải miết đi tìm những cảnh ngộ xót đau, bi kịch. Những số phận đầy éo le, oan trái. Những bóng dáng ly kỳ, khủng khiếp của những cuộc chiến đổ xuống đã phá huỷ, tiêu diệt và làm biến dạng bao sinh mệnh phế tàn, đau đớn” [27, tr.64,65]. Không khó để nhận thấy phần lớn các tác phẩm của Minh Chuyên là viết về người lính. Nói về điều này, nhà văn Tô Hoàng (Dương Hà) trong bài Minh Chuyên quanh năm là tháng bảy đăng trên báo Lao Động số ra ngày 25/7/1995 viết: “Cho tới nay Minh Chuyên đã có hàng ngàn trang sách: Dăm tập ký, vài tập truyện ngắn, 2 tập tiểu thuyết, kịch sân khấu. Điều đáng nói là cả ngàn trang ấy đều tập trung cho một đề tài những người đã chết và những người còn sống từ chiến trường trở về. Đã có nhiều nhà báo, nhà văn viết về đề tài thương binh, liệt sĩ. Nhưng tập trung, bền bỉ, không bước sang mảng đề tài khác ngoài những gì cần phải viết về những người đồng đội của mình – đấy là nét hi hữu có một của Minh Chuyên”.
  10. 4 Còn nhà báo Trịnh Phú Sơn trong bài Minh Chuyên những trang văn đau nỗi đau thời hậu chiến ngày 27/ 7/2006 phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam thì viết “Đề tài của nhà văn Minh Chuyên từ hơn 20 năm nay vẫn vậy – những số phận đau khổ nhất đang bị hành hạ bởi nỗi đau chất độc da cam. Với nhà văn Minh Chuyên, nếu không theo kịp thì thời gian sẽ cướp đi những số phận mà mạng sống vốn đã rất mong manh…” [27, tr.158]. Trên báo Dân trí, trong loạt bài Thủ tục làm người còn sống – quả bom thời hậu chiến đăng tháng 7 năm 2006, nhà văn Bùi Hoàng Tám viết “Sau “vụ” Thủ tục để làm người còn sống, Minh Chuyên dành toàn bộ tâm sức của mình để viết về đề tài hậu chiến và nỗi đau da cam. Những tác phẩm của anh đã gây chấn động một thời như: Nước mắt làng, Chiếc cũi trần gian, Tiếng chuông chùa, Đứa con màu da thú, Vào chùa gặp lại... đặc biệt là bút ký Người lang thang không cô đơn viết về anh thương binh Nguyễn Đình Thúc và tấm lòng nhân hậu, cao cả của ông bà Châu, người đã chăm sóc Thúc khi anh tâm thần, lang thang trên các vỉa hè Hà Nội. Tác phẩm đã được nhiều loại hình nghệ thuật tái hiện một thành công lớn của tác giả Minh Chuyên về đề tài hậu chiến”[27, tr.53]. Hay như trong bài Nhà văn Minh Chuyên người có tâm, có tầm, cũng nhận xét về sự tận tâm của Minh Chuyên dành cho đề tài người lính, Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu đã viết: “Hơn 40 năm cầm bút của Nhà văn, nhà báo, đạo diễn Minh Chuyên từ khi mặc áo lính đến khi về đời thường làm báo, viết văn, làm phim, tôi biết Minh Chuyên chỉ tâm huyết một đề tài: Chiến tranh cách mạng và người lính về làng. Tôi tìm thấy hình ảnh người lính sau chiến tranh bên những lũy tre làng trong tác phẩm văn học và điện ảnh của Minh Chuyên” [27, tr.10]. 2.2. Các nhà phê bình, đồng nghiệp của Minh Chuyên và sinh viên đã có những công trình nghiên cứu, phê bình về cái nhìn nghệ thuật của nhà văn. Khá nhiều bài sau khi đăng tải đã được tập hợp lại trong 3 cuốn sách: Bút ký Minh Chuyên trong luận văn sinh viên Đại học, Nhà xuất bản Lao động in 2004; Khán
  11. 5 giả với Nhà văn Đạo diễn phim tài liệu Minh Chuyên, Nhà xuất bản Văn học in 2011, và Đồng nghiệp với nhà văn đạo diễn Minh Chuyên, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, in 2017. Lời giới thiệu trong cuốn Di họa chiến tranh Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 1997 có viết: Minh Chuyên nguyên là một chiến sĩ quân giải phóng gần 10 năm có mặt ở chiến trường. Có lẽ vì vậy văn anh tỉ mỉ, chuẩn xác đầy tình cảm chân thực. Bạn đọc đã gửi hơn 600 bức thư cho tác giả và viết bài bày tỏ sự xúc động khi đọc bút ký Người lang thang không cô đơn. Có lẽ hiếm một bài ký nào nhận được sự đồng cảm lớn lao đến thế. Chỉ riêng 600 bức thư và bài viết đó cũng có giá trị như một chương cảm động nhất về người lính sau chiến tranh rồi [27, tr.150]. Điều này được chứng minh qua những cuốn sách được in ra với những tư liệu, tài liệu được Minh Chuyên sưu tầm và gìn giữ. Đánh giá về tài năng nghệ thuật của Minh Chuyên, tác giả Trần Đăng Khoa nhận xét: Những tác phẩm xuất sắc của Minh Chuyên hầu hết đều là ký hoặc phóng sự hay phóng sự truyền hình. Sức mạnh của anh không phải ở những con chữ hay những câu hình, khuôn hình xuất sắc, mà ở sự thật anh đề cập. Nói một cách hình ảnh, thì anh như một lão thợ đấu lực lưỡng, vạm vỡ, cứ huỳnh huỵch vác từng tảng đời sống tươi ròng mà vật lên trang giấy, vật lên màn ảnh, màn hình. Nhiều người đọc anh, xem anh rồi ngỡ ngàng: “Tại sao Minh Chuyên có được tư liệu hay thế ?” [27, tr.15,16]. Còn nhà thơ Kim Chuông thì cho rằng “Cái hay của bút ký Minh Chuyên là những hiện thực đời sống được mô tả, phản ánh hết sức điển hình. Là mảng đề tài mà chỉ có anh mới có được sự quan tâm đến độ đậm, độ trội vượt như vậy. Bút ký Minh Chuyên, chẳng những giàu chất văn, ở đấy còn là cả tài năng tái tạo và sáng tạo, làm sống dậy những cảnh đời khắc khoải, thương tâm. Điều cao cả, cốt lõi, là mấu chốt làm nên điểm sáng xuyên suốt Minh Chuyên - Bút ký, là tấm lòng nhân ái, là tình thương mà người viết luôn đứng bên những cuộc đời - nước mắt, những nỗi khổ đau với ý thức đền ơn đáp nghĩa hay uống nước nhớ nguồn” [27, tr.66,67].
  12. 6 Nhà văn Trung trung Đỉnh lại có một góc nhìn khác về tài năng nghệ thuật của Minh Chuyên. Ông cho rằng “Minh Chuyên là người viết thực lòng không có ý niệm gì về sự “hư cấu” nên nếu trong tác phẩm của ông có lỡ nói điều gì đó sai thì người nghe người đọc, người xem cũng dễ bỏ qua. Cái hay trong văn, trong báo, trong phim của Minh Chuyên cũng đều có chung một điểm ấy. Bây giờ người ta gọi nhà văn như Minh Chuyên là nhà văn của trường phái “phi hư cấu”. Nghĩa là các tác phẩm của ông đều là chuyện người thực việc thực”[27, tr.71]. Nhà phê bình Lê Quang Trang trong bài Chia sẻ với Minh Chuyên - người không cô đơn in trên báo Nhân dân ngày 04/7/1993 bên cạnh những đánh giá cao cũng có đôi điều chia sẻ “Có thể do sự “pha trộn” giữa hai “nhà” trong một con người, cho nên trong một tác phẩm của anh, ngay ở những bút ký văn học, vẫn có sự xâm nhập mạnh mẽ của chất nhân văn báo chí, khiến cho cảm xúc dường như bị nén lại, ngòi bút thiếu sự vùng vẫy khoáng đạt. Tôi nghĩ khắc phục nhược điểm trên không phải dễ bởi vì ranh giới giữa chúng nhiều khi cũng không thật rành mạch, rõ ràng” [27, tr.90]. Còn có nhiều những nhận định khác nữa trong nhiều các bài phê bình, công trình nghiên cứu về góc nhìn nghệ thuật trong bút ký Minh Chuyên, nhưng trong phạm vi luận văn này chỉ xin được điểm qua một số ý kiến như trên. 2.3. Về nghệ thuật trong bút ký Minh Chuyên, cũng đã có những ý kiến nhận xét, đánh giá rất sâu sắc, trong đó đa phần đều ghi nhận lối viết văn dung dị nhưng rất giàu tình người của Minh Chuyên. Bàn luận về nghệ thuật ký mà Minh Chuyên đã chọn, tác giả Hoàng Minh Tường trên báo Văn nghệ trẻ số 20/1997 trong bài Minh Chuyên nhà văn của những người lính đã viết: Trong số ngót trăm tác giả văn xuôi trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam dăm năm trở lại đây, có lẽ chỉ duy nhất Minh Chuyên dám tự khẳng định mình bằng thể loại bút ký văn học, một thể loại đòi hỏi nhà văn phải trung thực với từng trang viết của mình, phải không ngừng lao tâm khổ tứ đi tìm kiếm các nhân vật của mình trong suốt cả rộng dài thời gian, không gian đất nước. Sau tập Nhớ Suurenco, giải thưởng Hội
  13. 7 nhà báo Việt Nam năm 1982, Minh Chuyên có bút ký Thủ tục làm người còn sống làm xôn xao dư luận một thời bởi tính chân thực đau đớn, xót xa… Lần theo những nhân vật của Minh Chuyên, người đọc bàng hoàng nhận ra phía sau những tên người, tên đất, tên chùa, là những số phận đầy éo le oan trái mà mỗi cuộc đời dựng lại đều ly kỳ, thậm chí có vẻ hư cấu như những pho tiểu thuyết. Trong số các nhận xét, đánh giá đó có nhận xét rất xúc động “Chuyện Minh Chuyên viết Thủ tục làm người còn sống đã nhập cuộc cùng nhân vật, hôm nay kể lại cười ra nước mắt. Nghề văn là thế, câu chữ cao sang tuyệt bút khiến cho hình ảnh nhân vật cứ ám ảnh người đọc. Cái nghề đi làm khổ sai cho con chữ cực thật. Đi cùng nhân vật rồi về vắt kiệt lòng mình, trút hết nỗi niềm tâm sự vào nhân vật”. Đó chính là nhận xét của nhà văn Võ Bá Cường. Hay nói như tác giả Nguyễn Phương Nam trong bài Người đi tìm sự công bằng cho người lính đăng trên đặc san Công an nhân dân số Xuân Đinh Sửu 1997 thì: Mỗi tác phẩm của Minh Chuyên từ Người lang thang không cô đơn, Thủ tục làm người còn sống, vết thương không mảnh đạn… tuy chưa phải là những tác phẩm đồ sộ, nhưng đã đi vào cái thật trong cuộc đời, như chân lý thường ngày ăn, ở công bằng… ai cũng gặp phải. Chỉ đơn giản thế thôi, nhưng dễ mấy ai có cái nhìn phân giải trắng đen giữa khoảng trời mờ ảo. Minh Chuyên đã đi tìm cái đẹp trong nhân cách của con người giữa dòng đời mà không ít người lấy đồng tiền làm thước đo phẩm giá [27, tr.101]. Ngoài ra còn có nhiều nhà nghiên cứu, nhà báo, nhà văn, nhà thơ cũng có những nhận định khác nữa. Nhưng tựu chung lại thì hầu hết là đánh giá cao về nghệ thuật trong bút ký Minh Chuyên, bên cạnh đó cũng thẳng thắn nêu ra những hạn chế cần khắc phục trong các tác phẩm của ông. 2.4. Nhiều tác phẩm ký của Minh Chuyên đã tạo hiệu ứng xã hội mạnh mẽ. Một trong số đó nổi bật là bút ký Thủ tục làm người còn sống. Nhà lý luận phê bình Lê Quang Trang đánh giá: “Thủ tục làm người còn sống của Minh Chuyên là một bút ký xuất sắc bênh vực công lý, gây tiếng vang lớn trong dư luận bạn đọc và đời sống xã hội” [27, tr.21].
  14. 8 Tác giả Nguyễn Văn Lưu cho rằng “Qua những trang viết của Minh Chuyên, người đọc biết được những sự thật lớn lao và khủng khiếp mà cuộc chiến tranh tàn bạo đã dội xuống xứ sở chúng ta, đã chém sâu vào mảnh đất của chúng ta, len lách vào xương tủy, làm biến dạng, hủy hoại sinh mệnh của đồng bào chúng ta” [27, tr.45]. Còn nhà thơ Phạm Tiến Duật trong bài Từ một bút ký đăng trên báo Văn Nghệ số 2 (1997) khi cảm nhận về bút ký Vào chùa gặp lại đã thốt lên: Chưa đầy hai trang báo mà Minh Chuyên đã làm sống dậy trong tôi cả bao năm khói lửa với bao nhiêu hoàn cảnh riêng tư sống động, sự hi sinh to lớn của lớp lớp thanh niên vì sự nghiệp độc lập và thống nhất Đất nước. Cảm ơn Minh Chuyên đã cho tôi thêm yêu, thêm trân trọng những giá trị to lớn của cuộc chiến đấu lớn của quân dân ta. Chỉ một bài ký này thôi đã cho những người cầm bút chúng ta thấy đề tài chiến tranh không những không cũ mà còn đang nóng bỏng với biết bao ý nghĩa xã hội to lớn. Hẳn tôi sẽ phải viết, chẳng biết hay dở thế nào, một khúc ngân dài từ câu chuyện này, Vào chùa gặp lại của Minh Chuyên”. Và quả thật sau đó Phạm Tiến Duật đã viết trường ca Tiếng bom và tiếng chuông chùa. Tác phẩm này cùng cuốn tạp luận Vừa làm vừa nghĩ… đã đem về Nhà thơ Giải thưởng Hồ Chí Minh - một Giải thưởng cao nhất về Văn học Nghệ thuật. Nhận xét về ảnh hưởng xã hội từ bút ký Minh Chuyên, nhà thơ Kim Chuông đã viết trong bài Một nhà văn nổi tiếng viết về hậu chiến: Hoà thượng Thích Thanh Tứ, Phó Chủ tịch Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã cảm rung từ bút ký Người lang thang không cô đơn của Minh Chuyên, năm 1992, ông đã khởi xướng “Quỹ người không cô đơn” sau đổi thành “Quỹ đền ơn đáp nghĩa” có số tiền lên tới hơn 750 tỉ đồng. Cũng từ những bút ký về di họa chất độc hoá học, di họa chiến tranh, những trang viết của Minh Chuyên đã và đang tác động tích cực tới chính sách xã hội. Bước đầu, hàng triệu nạn nhân nhiễm chất độc do chiến tranh trên đất nước đã được trợ cấp hàng tháng từ 1.200.000 đồng đến 3.000.000 đồng… Những tác phẩm của Minh Chuyên còn góp phần giúp các nạn nhân có thêm cứ liệu khởi
  15. 9 kiện các công ty sản xuất chất độc hoá học của Mỹ đã gây nên thảm họa kinh hoàng cho đất nước và nhân dân Việt Nam … [27, tr.67,68]. Cũng bàn về mức ảnh hưởng xã hội từ bút ký Minh Chuyên nhà báo Trần Nguyên Trung trong bài Nhà văn Minh Chuyên những tác phẩm gây chấn động dư luận đăng trên báo Văn nghệ Hội nhà văn Việt Nam (25/07/2014) viết: “Điều nghi nhận tác phẩm Minh Chuyên ở hai thể loại bút ký văn học và phim tài liệu đều ảnh hưởng tích cực tới xã hội. Sau bút ký Người lang thang không cô đơn, Chính phủ và Bộ Lao động Thương binh đã thành lập Quỹ người không cô đơn, sau đổi thành Quỹ đền ơn đáp nghĩa. Đến nay quỹ đã đạt hàng ngàn tỉ đồng để giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ, chính sách. Những tác phẩm về chất độc da cam Điôxin của Minh Chuyên đã tác động Nhà nước hình thành quỹ chất độc hóa học và hiện tại hành triệu người đã được hưởng chế độ chất độc hóa học [27, tr.25]. Với những tác phẩm tiêu biểu như Thủ tục làm người còn sống, Người lang thang không cô đơn, Vào chùa gặp lại, Cha con người lính, Linh hồn Việt Cộng, Những linh hồn da cam, v.v.. Sáng tác của Minh Chuyên đã tạo nên những hiệu ứng xã hội đáng kể trong dư luận xã hội và cả ảnh hưởng tích cực đến việc xây dựng chính sách của Nhà nước. Điều đó đã được ghi nhận bởi cơ quan chức năng và qua các phương tiện thông tin đại chúng. Đến nay đã có khoảng hơn 3.000 trang viết phê bình, nghiên cứu về ông và tác phẩm, trong đó có một số công trình nghiên cứu của sinh viên Đại học Sư phạm Huế, Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Báo chí và tuyên truyền và một số luận văn thạc sĩ như: Phong cách bút ký Minh Chuyên – Luận văn thạc sĩ báo chí (2004) của Đào Thị Kim Ngân; Đặc điểm bút ký Minh Chuyên - Luận văn thạc sĩ văn học của Nguyễn Thế Anh (2013), v.v.. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chuyên sâu về Minh Chuyên trong lĩnh vực văn học còn ít. Đó cũng là lý do chúng tôi chọn đề tài Cuộc sống và số phận con người thời hậu chiến trong bút
  16. 10 ký Minh Chuyên, làm luận văn thạc sĩ khoa học. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Là các tác phẩm ở mảng bút ký và phóng sự về đề tài hậu chiến, thương binh, liệt sĩ của Minh Chuyên, trong đó đáng chú ý là: Người lang thang không cô đơn (1993) tái bản lần thứ 4 năm 2018; Thủ tục làm người còn sống - Tập bút ký năm 1999; Vào chùa gặp lại - Tập bút ký năm 2001; Cha con người lính - Tập bút ký năm 2006; Những linh hồn da cam - Tập bút ký quyển 1 năm 2009… 3.2. Phạm vi nghiên cứu Mặc dù tên đề tài là Cuộc sống và số phận con người thời hậu chiến trong bút ký Minh Chuyên, tuy nhiên với quy mô của một luận văn thạc sĩ, để làm rõ hơn những đóng góp của Minh Chuyên chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu là các tác phẩm bút ký của ông và những chuyển động của ký viết về người lính sau 1975. 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn đi vào tìm hiểu, khảo sát các bút ký, phóng sự của Minh Chuyên và những đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê bình về tác phẩm về đề tài người lính sau chiến tranh để làm rõ hơn về những đóng góp của ông về phương diện thể loại. Tiến hành khảo sát và nghiên cứu các tác phẩm của Minh Chuyên ở mảng bút ký và phóng sự với các tác phẩm tiêu biểu, đặc biệt chú ý giai đoạn sau đổi mới, từ đó rút ra những nét đặc sắc trong các bút ký của Minh Chuyên về cuộc sống và số phận con người thời hậu chiến. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để dạt được mục tiêu nghiên cứu đã xác định luận văn chủ yếu sử dụng
  17. 11 các phương pháp sau: - Phương pháp hệ thống; - Phương pháp xã hội học; - Phương pháp so sánh; - Tiếp cận thi pháp học; - Phương pháp tiểu sử; - Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại; Bên cạnh đó người viết cũng thực hiện các thao tác trao đổi, đàm thoại trực tiếp với nhà văn Minh Chuyên để tìm hiểu kĩ, sâu về quan điểm cầm bút, về những trăn trở trong công việc viết văn của ông. 5. Cấu trúc của luận văn Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được trình bày qua 3 chương như sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận thể loại và sự nghiệp sáng tác của Minh Chuyên Chương 2: Đời sống hậu chiến trong bút ký của Minh Chuyên Chương 3: Một số phương thức biểu hiện cơ bản 6. Đóng góp của luận văn - Đề tài nghiên cứu của luận văn này nếu được thực hiện thành công sẽ là sự khẳng định những nét đặc trưng tiêu biểu trong phong cách bút ký của Minh Chuyên - một trong những tác giả tiêu biểu trong nền văn học và báo chí giai đoạn đổi mới ở nước ta. - Một số kết quả của đề tài này có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập và cho thực tiễn sáng tạo thể loại.
  18. 12 NỘI DUNG Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN THỂ LOẠI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA MINH CHUYÊN 1. 1. Giới thuyết chung về thể loại 1.1.1. Quan niệm về ký và bút ký Trong quá trình nhận thức và phản ánh hiện thực cuộc sống của con người, những hình thức ghi chép có tính chất ký đã xuất hiện từ rất sớm, gắn liền với sự xuất hiện của chữ viết. Ban đầu, việc ghi chép những điều mắt thấy tai nghe thường lẫn với những truyền thuyết, những huyền thoại lưu truyền trong dân gian. Đó là một hiện tượng phổ biến trong mọi cuốn sách cổ. Thực ra nghĩa gốc của từ ký là ghi chép. Ký là ghi chép các sự kiện, con người, việc làm có thật, sự sáng tạo của nhà văn không làm phương hại đến tính chân thực của nội dung phản ánh. Theo thời gian, với sức mạnh là những sự thật được lựa chọn và phản ánh một cách chân thực, tác phẩm ký là tấm gương phản chiếu đời sống trong toàn bộ dáng vẻ phức tạp, sinh động vốn có của nó. Ngày nay, khi muốn tìm hiểu lại cuộc sống thực trong quá khứ, người ta không chỉ tìm đọc thơ ca, tiểu thuyết, kịch mà còn đọc ký. Thậm chí trong văn học chỉ có ký mới có thể cung cấp những sự thật xác thực, cụ thể nhất về quá khứ. Sức hấp dẫn của ký trước hết nhờ vào đặc điểm quan trọng này. Ký là một thể loại của văn học. Bên cạnh những tính chất chung của văn học, ký có những đặc thù kể cả về hình tượng và phản ánh hiện thực, tạo nên những sức mạnh riêng của ký. Nhân vật trong ký luôn có địa chỉ. Theo quan điểm của Giáo sư Hà Minh Đức, ông cho rằng: “Các thể ký văn học chủ yếu là những hình thức ghi chép linh hoạt trong văn xuôi với nhiều dạng tường thuật, miêu tả, biểu hiện, bình luận về những sự kiện và con người có thật trong cuộc sống với
  19. 13 nguyên tắc phải tôn trọng tích xác thực và chú ý đến tính thời sự của đối tượng miêu tả" [18, tr.191]. Với tác giả Nguyễn Xuân Nam thì quan niệm ký là một “loại hình văn học” bên cạnh thơ, tiểu thuyết và kịch. Ký gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi như bút ký, hồi ký, du ký, phóng sự, ký sự, tuỳ bút, tự truyện, tạp văn, bút ký chính luận... Ông cho rằng ký có nhiều thể loại, trong đó có những thể rất gần với thông tin báo chí như ký sự, phóng sự; có những thể rất gần với chính luận như tạp văn, bút ký chính luận; có những thể rất gần với lịch sử như hồi ký, tự truyện; có những thể mang nhiều yếu tố trữ tình như tuỳ bút, bút ký và có những thể gần với truyện như truyện ký, v.v.. “Và thường thường các yếu tố tự sự, trữ tình, chính luận hoà lẫn nên ký có thể phản ánh linh hoạt các sắc thái muôn màu của cuộc sống” [43, tr.365]. Nhà thơ Xuân Diệu đã nêu nhận xét của ông về thời kỳ “văn học báo cáo” trong suốt ba mươi năm cách mạng mà ông ví như “những dòng suối chảy cuồn cuộn nhưng chưa thành sông”. Trong đó, tuy không gọi đích danh là “ký văn học” và “ký báo chí” nhưng trong khi so sánh giữa các tác phẩm báo chí với đặc trưng là “lượng thông tin” và các tác phẩm văn học của những “kỹ sư tâm hồn”, ông nhắc nhở các nhà văn: “Đừng chóng vánh làm việc của phóng viên rồi thoả mãn cho là đủ để là “nhà văn” rồi. Tờ báo vô hạn quan trọng, nhưng sang ngày hôm sau, một tuần lễ sau, tin mới đã đuổi tin cũ.(...) Bởi “lượng thông tin” thì hồn vía của nó là cái tin, cái tin không có văn chương gì cả, người ta dùng cái tin và người ta bỏ số báo” [13]. Ký văn học không nhằm vào miêu tả quá trình hình thành tính cách nhân vật trong tương quan với những hoàn cảnh điển hình. Trên tinh thần tôn trọng những sự thật của đời sống, “tác phẩm ký văn học thường chú ý tới những trạng thái đạo đức - phong hoá xã hội được thể hiện thông qua những con người có thực, những cá nhân riêng lẻ trong đời sống. Ký dựng lại những sự thật đời sống cá biệt một cách sinh động chứ không xây dựng các hình tượng mang tính khái quát” [19,
  20. 14 tr.111]. Việc tái hiện những điển hình cá biệt của ký văn học còn có thể làm xuất hiện một tình trạng tạm gọi là “yếu tố phi logic” trong tác phẩm ký. Điều này là bình thường vì trong bản thân đời sống chứa đựng vô vàn những điều bất ngờ không tuân theo một logic nào. Đặc điểm này khác hẳn với nguyên tắc điển hình hoá trong truyện. Nhưng chính việc biểu hiện những yếu tố ngẫu nhiên bất ngờ đó đã làm cho tác phẩm ký sinh động hơn, thật hơn [13, tr.50]. Các thể ký văn học vẫn chịu sự chi phối của đặc trưng hình tượng. Mục đích của nó vẫn là nhằm xây dựng những hình tượng nghệ thuật tuy với phương pháp không hoàn toàn giống với những loại văn học khác. Điều này được thể hiện ở việc lựa chọn những hình mẫu tiêu biểu, có thật để xây dựng các hình tượng nghệ thuật. Tất nhiên, việc lựa chọn này phải dựa trên quan niệm thẩm mỹ của tác giả - nhân vật trần thuật và ngay trong quá trình lựa chọn đó đã đem lại cho tác phẩm những chất liệu cơ bản giàu tính thẩm mỹ. Hơn nữa, việc lựa chọn được những sự việc, hiện tượng, con người, tính cách điển hình khiến cho tác phẩm ký có được sức mạnh của sự thật. Sức mạnh ấy lại được nhân lên thông qua năng lực biểu hiện cùng với những suy nghĩ, cảm xúc, liên tưởng của tác giả đã làm cho các tác phẩm ký văn học mặc dù viết về người thật, việc thật nhưng vẫn là một chỉnh thể thẩm mỹ, tác động trước hết vào tình cảm của công chúng. “Trong bối cảnh của đời sống văn học và báo chí nước ta hiện nay, trên cơ sở xem xét mục đích, phương pháp và năng lực phản ánh hiện thực của ký văn học và trong tương quan so sánh giữa ký văn học với ký báo chí, chúng tôi cho rằng có thể xác định đặc trưng chung của các thể loại thuộc ký văn học là: Lựa chọn những sự thật của đời sống để xây dựng hình tượng nghệ thuật thông qua vai trò của nhân vật trần thuật” [13, tr.52]. Trong các thể ký văn học, bút ký giữ một vị trí quan trọng. Nhiều tên tuổi lớn trong văn học thế giới và văn học nước ta gắn liền với thể loại này. Những quan niệm có liên quan tới bút ký cũng khá nhiều và còn nhiều bàn cãi, theo thời gian cũng đã có sự điều chỉnh, phát triển cùng với sự phát triển của bản thân thể
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1