intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn hoá và Văn học Việt Nam: Truyền thuyết và lễ hội Đinh Tiên Hoàng ở Ninh Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:84

40
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là nhận thức được truyện kể dân gian và lễ hội về Đinh Tiên Hoàng là một hiện tượng văn học, văn hóa dân gian gợi mở nhiều vấn đề lý thú, song, cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên sâu về đối tượng này. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn hoá và Văn học Việt Nam: Truyền thuyết và lễ hội Đinh Tiên Hoàng ở Ninh Bình

  1. 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN THỊ THÙY TRUYỀN THUYẾT VÀ LỄ HỘI ĐINH TIÊN HOÀNG Ở NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Thái Nguyên – 2018
  2. 2 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ninh Bình - một tỉnh nằm ở cực nam đồng bằng Bắc Bộ là vùng đất cổ có con người cư trú từ rất sớm. Tỉnh có 6 huyện và 2 thành phố với diện tích 1384,1 km2, mật độ dân số trung bình là 654 người/km2. Người dân Ninh Bình luôn tự hào về quê hương, một vùng đất có nền văn hóa, văn hiến lâu đời. Nơi đây là khu vực tập trung nhiều di tích lịch sử nổi tiếng có nhiều lễ hội truyền thống phản ánh khá rõ nét con người, tín ngưỡng, phong tục; đồng thời thông qua các lễ hội, người dân tưởng nhớ các vị anh hùng có công xây dựng đất nước. Trong đó, Đinh Tiên Hoàng là vị vua sáng nghiệp có công lao to lớn trong việc dẹp yên loạn lạc, xóa bỏ tình trạng cát cứ làm suy yếu đất nước, xây dựng một nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên, có quân đội hùng mạnh, có pháp chế nghiêm minh. Đinh Tiên Hoàng là một nhân vật lịch sử và truyền thuyết lớn xứng đáng có một vị trí quan trọng trong truyền thuyết học Việt Nam và việc đặt nó vào trong phạm trù của truyền thuyết học, dùng lý thuyết và phương pháp của truyền thuyết học để nghiên cứu những motif cơ bản cũng như quy luật sinh thành và diễn tiến của nó… là vô cùng quan trọng. Truyền thuyết về Đinh Tiên Hoàng vừa phong phú vừa có nhiều nội dung mới, vẫn đang trong quá trình triển nở đầy sinh sắc mà học viên với ưu thế bản địa hy vọng có thể có đóng góp về mặt tư liệu, bổ sung những tư liệu mới trong quá trình điền dã. Hướng nghiên cứu của luận văn hứa hẹn mang lại nhiều điểm mới mẻ đồng thời giúp bạn đọc có cái nhìn toàn diện nhất về Đinh Tiên Hoàng. Truyền thuyết Con của Rái cá là một type truyền thuyết phổ biến ở Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, gắn với các đế vương khởi nghiệp như Triệu Khuông Dẫn, Chu Nguyên Chương, Nỗ Nhĩ Cáp Xích… Giới nghiên cứu quốc tế cũng đã dành khá nhiều sự quan tâm chú ý đến hiện tượng này, lịch sử nghiên cứu vấn đề đó cũng đã kéo dài hơn 100 năm. Trong kho tàng truyền thuyết Việt Nam, Đinh Tiên Hoàng là một trong những nhân vật truyền thuyết hiếm hoi có xuất thân là con của Rái cá. Vì sao lại như vậy? và nhân
  3. 3 dân mong muốn điều gì ở vị vua này khi xây dựng hình ảnh một nhân vật có xuất thân đặc biệt như vậy. Luận văn này sẽ góp một phần nhỏ để lí giải điều đó. Những nhân vật truyền thuyết khác rất ít đề cập đến tình yêu đôi lứa hoặc có nhắc cũng chỉ là những chi tiết phụ, mà chủ yếu xoay quanh công trạng, tài năng kì lạ nhưng với Đinh Tiên Hoàng thì cái tên Dương Vân Nga luôn luôn được dân gian nhắc kèm cùng vị vua này với những dấu ấn có ảnh hưởng rất lớn trong cả lịch sử và truyền thuyết. Mối tình tay ba giữa Đinh Tiên Hoàng - Dương Vân Nga - Lê Hoàn cũng là chi tiết mà chúng tôi quan tâm, tìm hiểu hứa hẹn sẽ mang lại những đóng góp mới về cái nhìn toàn cảnh của vương triều nhà Đinh. Mảng truyền thuyết về các tướng lĩnh của Đinh Tiên Hoàng - vẻ đẹp của những anh hùng chiến bại – cũng là một khía cạnh thú vị mà chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu. Hiếm có một triều đại lịch sử nào, những anh hùng chiến bại lại luôn được dân gian ca ngợi, thờ phụng và dường như những vị anh hùng ấy dân gian không quên một ai, không bỏ xót một ai từ những vị tướng là trụ cột sống chết cùng vua Đinh từ thủa nằm gai nếm mật đến những tướng sĩ cấp thấp hi sinh cho nhà Đinh âm thầm mà lịch sử chưa bao giờ nhắc đến. Ngoài ra, khía cạnh truyền thuyết phong thuỷ gắn với sự phát tích đế vương, với cái chết bất đắc kỳ tử sau này - đều mang đậm dấu ấn Phật giáo sâu sắc và khá phổ biến trong kho tàng truyền thuyết Việt Nam cũng như trong tín ngưỡng dân gian…Đây cũng là một hệ truyền thuyết đáng chú ý và việc đặt truyền thuyết Đinh Tiên Hoàng vào dòng chung đó để nghiên cứu cũng sẽ hứa hẹn có những đóng góp mới. Lễ hội Trường Yên là lễ hội lớn nhất tỉnh Ninh Bình diễn ra vào ba ngày mùng 8, mùng 9, mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội gắn liền với các truyền thuyết về Đinh Tiên Hoàng đã tái hiện lại hình ảnh vua Đinh từ thủa tập trận cờ lau đến khi dẹp loạn mười hai sứ quân lên ngôi hoàng đế đồng thời lễ hội còn phản ánh các tín ngưỡng của nhân dân Ninh Bình. Đây cũng là dịp để truyền thuyết vua Đinh Tiên Hoàng đến gần hơn với nhân dân trong và ngoài nước.
  4. 4 Luận văn này, bên cạnh việc hệ thống, tìm hiểu và cung cấp thêm một cái nhìn về văn hóa, văn học của vị anh hùng dân tộc Đinh Tiên Hoàng đồng thời còn thể hiện niềm tự hào về quê hương của tác giả luận văn. 2. Lịch sử vấn đề Đinh Tiên Hoàng là một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử và truyền thuyết nhưng đến nay số lượng tác giả viết về Đinh Tiên Hoàng còn khá ít ỏi. Những bài viết về Đinh Tiên Hoàng cũng chỉ mới tìm hiểu được một số phương diện nào đó chứ chưa có các công trình chuyên sâu. Các tác giả thường chỉ giành một phần nhỏ trong cuốn sách của mình để điểm qua về sự nghiệp, công trạng của vị vua này, hoặc có khi tìm hiểu về kiến trúc của khu đền thờ Đinh Tiên Hoàng. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, chúng tôi thấy có một số công trình tiêu biểu đề cập đến Đinh Tiên Hoàng được in trong các văn bản thành văn, cụ thể như sau: + Cuốn “Công dư tiệp ký” bằng chữ Hán của Vũ Phương Đề, viết năm 1755. Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng bản dịch “Truyện Đinh Tiên Hoàng” từ “Công dư tiệp ký” trong công trình “Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam” tác giả Trần Nghĩa chủ biên, Nhà xuất bản Thế giới xuất bản năm 1997. + Cuốn sách “Truyện cổ dân gian Ninh Bình” của Trương Đình Tưởng sưu tầm, biên soạn, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc Hà Nội năm 1995 đã ghi chép lại xuất thân, tài năng và dấu ấn Đinh Tiên Hoàng. + Cuốn sách “Truyền thuyết Hoa Lư” của Trương Đình Tưởng, Lê Hải chủ biên, Nhà xuất bản Sở Văn hóa thông tin Ninh Bình năm 1997 đã ghi chép lại hình ảnh vua Đinh Tiên Hoàng từ thủa cờ lau tập trận đến khi băng hà và các vị tướng lĩnh. + Cuốn “Truyền thuyết Đinh-Lê” của Trương Đình Tưởng chủ biên, Nhà xuất bản Văn Hóa dân tộc năm 2000 đã ghi chép lại công lao, tài năng vua Đinh Tiên Hoàng và những địa danh lịch sử gắn với Đinh Tiên Hoàng.
  5. 5 + Bài viết của tác giả Nguyễn Xuân Diện “Những cơ sở tư liệu tái hiện hình ảnh vua Đinh và cuộc sống kinh đô Hoa Lư” (Nguồn: Thông báo Hán Nôm học, 2010, tr 66-78) đã đưa ra những hệ thống tư liệu về vua Đinh và kinh đô Hoa Lư. + Tác giả Phạm Tú Châu với bài “Mối quan hệ giữa văn học và văn hóa tâm linh qua truyện “Đinh Tiên Hoàng đế” của Vũ Phương Đề”) (Tham luận hội thảo văn học và văn hóa tâm linh, viện văn học) trong bài viết tác giả đã đề cập đến vấn đề giải thích sự lên ngôi ngắn ngủi của vua Đinh Tiên Hoàng và màu sắc Phật giáo ảnh hưởng rất lớn trong truyền thuyết về Đinh Tiên Hoàng. + Luận văn tốt nghiệp Đại học của Giang Thị Thu Phương “Khảo sát truyền thuyết và lễ hội Đinh-Lê ở Ninh Bình” 2012, GS.TS Lê Chí Quế hướng dẫn. 3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Hiện nay, tư liệu thành văn mà chúng tôi sưu tầm được là 40 truyền thuyết và 20 truyền thuyết điền dã. Trong đó, có những mảnh truyền thuyết nhỏ lẻ không chỉ về Đinh Tiên Hoàng mà còn liên quan đến các vị tướng như Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp, Lưu Cơ…với nhiều chi tiết mới. Bên cạnh đó chúng tôi còn đi tìm hiểu về Lễ hội Trường Yên được tổ chức tại xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, ngay trên đền thờ vua Đinh vua Lê từ ngày mồng 9, mồng 10 và 11 tháng Ba âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội rất lớn với nhiều nghi thức gắn với các truyền thuyết về vua Đinh Tiên Hoàng như bỏ lòng lợn khi cúng, tục rước nước, tái hiện lại hình vua Đinh từ thủa cờ lau tập trận... Chính những lễ hội này đã góp phần làm phong phú thêm cho truyền thuyết đồng thời làm cho truyền thuyết về Đinh Tiên Hoàng ngày càng có sức sống bền lâu qua các thế hệ. 3.2. Mục tiêu nghiên cứu Nhận thức được truyện kể dân gian và lễ hội về Đinh Tiên Hoàng là một hiện tượng văn học, văn hóa dân gian gợi mở nhiều vấn đề lý thú, song, cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên sâu về đối tượng này, luận văn của chúng tôi một mặt hệ thống hóa các nguồn tư liệu truyện kể
  6. 6 về Đinh Tiên Hoàng, phân tích những mô típ của chuỗi truyện này để khẳng định giá trị nội dung, tư tưởng của tác phẩm; mặt khác tìm hiểu lễ hội được tổ chức tại xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình ngay tại nơi thờ hai vị vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành nhằm chỉ ra mối quan hệ gắn kết giữa truyện kể dân gian và lễ hội. 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục tiêu nghiên cứu trên, chúng tôi xác định nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: - Sưu tầm đầy đủ nhất các truyện kể dân gian về Đinh Tiên Hoàng, cả trong thư tịch lẫn trong quá trình thực tế điền dã. - Khảo sát văn bản dưới các góc độ, tập trung nghiên cứu kết cấu motif, như motif sinh nở thần kì, motif tài năng, motif nhân duyên giữa Đinh Tiên Hoàng với hoàng hậu Dương Vân Nga, motif Đinh Tiên Hoàng và các vị tướng, motif hoá thân, hiển linh âm phù. - Nghiên cứu tham dự đối với đời sống của lễ hội Trường Yên, so sánh đời sống của lễ hội với văn bản truyện kể để tìm ra những nét tương đồng và khác biệt nhằm làm rõ sức sống của các câu chuyện kể dân gian về Đinh Tiên Hoàng trong xã hội đương đại. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để tiến hành đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, đó là: - Phương pháp thống kê: chúng tôi sẽ tiến hành tập hợp đến mức tối đa các bản kể truyền thuyết về Đinh Tiên Hoàng và các vị tướng lĩnh và cố gắng sưu tầm thêm những truyền thuyết dân gian lưu truyền ở địa phương; trong quá trình phân tích, chúng tôi sẽ hệ thống các tác phẩm này trong các bảng biểu cụ thể.
  7. 7 - Phương pháp phân tích và tổng hợp: phương pháp này chúng tôi sử dụng thường xuyên để phân tích các mẩu truyện, các motif theo đặc trưng thể loại nhằm chứng minh cho các luận điểm mà luận văn nêu ra. - Phương pháp điền dã: đây sẽ là một phương pháp quan trọng mà chúng tôi tiến hành khi thực hiện luận văn. Với ưu thế là người bản địa, chúng tôi đã có gắng tìm đến tận nơi đền thờ vua Đinh vua Lê ở Ninh Bình và một số nơi gắn với tên tuổi và truyền thuyết của vua Đinh trong tỉnh. Đặc biệt, chúng tôi có điều kiện tham dự lễ hội Trường Yên vào tháng Ba âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội có quy mô lớn nhất trong tỉnh thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham dự. Tuy nhiên vì thời gian có hạn nên còn nhiều nơi có đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng và các vị tướng lĩnh ở ngoài tỉnh mà chúng tôi chưa thể đến được. - Phương pháp liên ngành: Hơn bất cứ thể loại nào truyền thuyết là thể loại có mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử, phong tục, lễ hội…Vì vậy, chúng tôi sử dụng phương pháp liên ngành trong luận văn để xem xét truyền thuyết dân gian dưới nhiều góc độ để có một cái nhìn tổng thể và toàn diện về bộ phận truyền thuyết dân gian Đinh Tiên Hoàng. 5. Phạm vi nghiên cứu Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi lựa chọn những truyền thuyết dân gian trong các sách đã xuất bản, trong thư tịch cổ, những truyền thuyết về Đinh Tiên Hoàng trong quá trình điền dã từ đó đi sâu vào tìm hiểu các motif nổi bật xuất hện trong các truyền thuyết và việc tổ chức lễ hội Trường Yên hàng năm tại đền vua Đinh vua Lê ở xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình để phân tích, đánh giá. 6. Cấu trúc của Luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của luận văn được chia làm 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Đất và người Ninh Bình Chương 2: Truyền thuyết về Đinh Tiên Hoàng Chương 3: Lễ hội Trường Yên và tín ngưỡng thờ Đinh Tiên Hoàng
  8. 8 7. Đóng góp của Luận văn Luận văn lần đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống, chuyên sâu về truyền thuyết dân gian và lễ hội của Đinh Tiên Hoàng, tập hợp nguồn tư liệu truyền thuyết dân gian về Đinh Tiên Hoàng, xác lập được những motif cơ bản và giá trị của chuỗi truyện này. Đinh Tiên Hoàng đế không chỉ sống trong những lời kể mà còn sống trong những nghi lễ thờ cúng với những nghi thức, những tập tục sinh động; do đó, đi từ truyền thuyết dân gian đến lễ hội về Đinh Tiên Hoàng, luận văn sẽ góp phần chứng minh cho đặc trưng của văn học dân gian là mang tính nguyên hợp, đồng thời cũng cho thấy nét độc đáo, riêng biệt cũng như những nét tương đồng của lễ hội nơi đây với các lễ hội cổ truyền của Việt Nam nói chung. Luận văn của chúng tôi do đó cũng góp phần bảo lưu và phát triển những giá trị lịch sử và văn hóa truyền thống của một vùng đất, bổ sung vào gia tài văn học dân gian của dân tộc. Với những đóng góp trên, luận văn cũng hy vọng góp một phần nhỏ bé vào việc giữ gìn và phát huy vốn văn học cổ truyền của dân tộc nói chung và văn học dân gian tỉnh Ninh Bình nói riêng.
  9. 9 CHƯƠNG 1 ĐẤT VÀ NGƯỜI NINH BÌNH 1.1 Vị trí địa lí, dân cư Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cực Nam đồng bằng Bắc Bộ với dãy núi Tam Điệp làm ranh giới tự nhiên giữa 2 tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa. Ranh giới tự nhiên của 2 tỉnh Hà Nam và Nam Định ở phía đông và đông bắc là hệ thống sông Đáy bao quanh. Phía bắc là tỉnh Hòa Bình, phía nam là biển đông.Tỉnh có quốc lộ 1A, quốc lộ 10 và đường sắt Bắc Nam chạy xuyên qua. Do tác động của các điều kiện tự nhiên nên từ xưa Ninh Bình được coi là cổ họng của Bắc Nam, là địa bàn chiến lược của nhiều triều đại. Ninh Bình hiện nay có 2 thành phố là: thành phố Ninh Bình, thành phố Tam Điệp và 6 huyện: Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Khánh, Yên Mô, Kim Sơn với tổng số 127 xã, 17 phường, diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1384.1 km2, dân số trung bình năm 2001 là 905.795 người, mật độ dân số trung bình là 654 người/km2, đại bộ phận nhân dân trong tỉnh là người Kinh, có 18149 người thuộc dân tộc Mường sinh sống chủ yếu ở một số xã thuộc huyện Nho Quan và một số ít thuộc thành phố Tam Điệp. Có 2 tôn giáo chính là đạo Phật và Thiên chúa giáo. Ninh Bình ở cực Nam đồng bằng sông Hồng, giáp với đồng bằng sông Mã qua vùng núi Tam Điệp là phần cuối cùng của vùng núi Tây Bắc trong khu đệm Hòa Bình – Thanh Hóa nên nó được coi là địa bàn trung chuyển của các hệ thống tự nhiên. Đây là nét đặc điểm địa lí lớn nhất có ảnh hưởng nhiều mặt tới khí hậu, thời tiết, địa hình, thổ nhưỡng và các điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Ninh Bình. Đặc điểm địa lí thứ hai là giao thông đường bộ, đường sắt Bắc Nam rất thuận lợi. Ninh Bình nằm cách thủ đô Hà Nội hơn 90km. Đặc điểm địa lí thứ ba là Ninh Bình có các hệ thống giao thông đường thủy rất thuận tiện với các con sông lớn: sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Vân Sàng, sông Vạc tạo điều kiện cho quá trình giao lưu kinh tế, văn hóa với các tỉnh trong khu vực và cả nước.
  10. 10 Đặc điểm địa lí thứ tư là Ninh Bình vừa có rừng giàu vừa có đồng bằng phì nhiêu lại vừa có biển cả giàu thủy hải sản đặc biệt là vùng đất mở Kim Sơn hàng năm đất bồi ra biển Đông từ 80 đến 100m làm cho diện tích đất tự nhiên của Ninh Bình không ngừng được mở rộng. Dấu ấn về biển tiến còn in đậm trên đất Ninh Bình. Những địa danh cửa biển như: Phúc Thành, Đại An, Con Mèo Yên Mô, cửa Càn, cửa biển Thần Phù cùng với các con đê lịch sử như đê Hồng Đức, đê Hồng Lĩnh, đê Đường Quan, đê Hồng Ân, đê Hoành Trực, đê Văn Hải, đê Bình Minh I, đê Bình Minh II... Cho đến nay vùng đất Ninh Bình vẫn tiến ra biển mỗi năm gần 100 m. Ninh Bình là một tỉnh mở rộng không gian văn hoá Việt xuống biển Đông, đón nhận các luồng dân cư, các yếu tố văn hoá từ Bắc vào Nam, từ biển vào. Kinh tế biển đóng vai trò quan trọng nổi bật như nghề đánh bắt cá biển, nuôi tôm sú, tôm rảo, nuôi cua... Nếp sống của cư dân lấn biển mang tính chất động trong vùng văn hoá môi trường đất mở. Ninh Bình trở thành một nơi chuyển tải các ảnh hưởng văn hóa từ lưu vực sông Mã ra phía Bắc, và từ lưu vực sông Hồng vào phía Nam từ vùng núi xuống biển, và từ ven biển lên núi. Với vị trí địa lí cùng những điều kiện tự nhiên thuận lợi nên con người xuất hiện ở đây từ rất sớm. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy trầm tích có xương của răng đười ươi và các động vật trên cạn ở Tam Điệp và một số hang động khác của kỳ đồ đá cũ thuộc nền Văn hóa Tràng An, động Người Xưa ở Cúc Phương và một số hang động ở thành phố Tam Điệp, huyện Nho Quan có di chỉ cư trú của con người thời văn hoá Hoà Bình. Vùng đồng bằng ven biển Ninh Bình là nơi định cư của con người thời đại đồ đá mới Việt Nam. Di chỉ Đồng Vườn ở huyện Yên Mô đã được định niên đại muộn hơn di chỉ Gò Trũng. Cư dân cổ di chỉ Đồng Vườn đã phát triển lên cư dân cổ di chỉ Mán Bạc huyện Yên mô ở giai đoạn văn hoá đồ đồng từ cuối Phùng Nguyên đến đầu Đồng Đậu. Ninh Bình là địa bàn có nhiều di tích khảo cổ học thuộc các thời kỳ văn hóa Tràng An, Hòa Bình, Bắc Sơn, Đa Bút và Đông Sơn. Cảnh quan vùng rừng núi Nho Quan, Tam Điệp và phía tây bắc huyện Yên Mô hình dung về hàng ngàn hàng vạn năm trước, chúng ta có thể thấy đây là khu vực
  11. 11 sinh sống thuận lợi với người nguyên thủy bởi nơi đây có hai địa hình xen kẽ nhau là địa hình Caxto và địa hình xâm thực. Đồi núi chủ yếu được tạo nên bằng đá vôi và trầm tích lục nguyên. Trên địa hình như vậy, thời Tiền sử và Sơ sử đây là khu vực của các hang động đá vôi và của rừng, chắc chắn khu cảnh quan và sinh thái ấy sẽ là nơi rất hấp dẫn đối với người Tiền sử Đông Nam Á. Tại Tam Điệp, một nhà khảo cổ học người Pháp đã có một phát hiện rất đáng chú ý. Đó là một sọ người được tìm thấy ở hang Chợ Ghềnh. Ông cho rằng, đây là một sọ Indonesien, là một loại hình nhân chủng có mặt phổ biến ở Việt Nam từ đầu thời đại Đá mới đến thời đại Kim khí. Sọ chợ Ghềnh trong nhiều số đó rất gần với những sọ Indonesien tìm thấy được ở hang Cườm (Lạng Sơn), điển hình của chủ nhân văn hóa Bắc Sơn. Cũng tại hang Chợ Ghềnh, nhà khảo cổ học người Pháp là M.Colani, vào năm 924 đã phát hiện ra một dấu tích thời đại Đồng thau vừa có yếu tố văn hóa vùng sông Hồng vừa có yếu tố văn hoá vùng sông Mã. Nhiều nhà khảo cổ học trong và ngoài nước đã coi đây là một trường hợp quý hiếm, thú vị để khảo sát hiện tượng giao lưuvăn hóa trong thời kì Tiền Đông Sơn. Điều đặc biệt đặc biệt đáng chú ý ở đây, trên những mảnh trạc gốm có chi chít vỏ trấu, bằng chứng cho sự tồn tại của nghề trồng lúa thời bấy giờ. Hiện nay, theo một số tài liệu tương đối đầy đủ có thể khẳng định rằng, con người đã có mặt ở Ninh Bình từ thời đại đá cũ. Dấu vết của họ đã được tìm thấy ở hang Thung Lang (nay thuộc phường Lam Sơn, thành phố Tam Điệp) do nhà địa chất học người Pháp phát hiện vào năm 1948. Các nhà khảo cổ học khẳng định người Thung Lang cùng loại hình với người Kéo Lèng (Lạng Sơn). Giới sử học gọi là Người Khôn Ngoan có niên đại là ba mươi nghìn năm. Điều đó chứng tỏ từ Hậu kì Đá cũ đã có con người cư trú trên đất Ninh Bình. Ở Ninh Bình, cho đến nay đã phát hiện được năm chiếc trống đồng, trong đó có một chiếc trống Đông Sơn muộn và bốn chiếc trống loại II Hê-gơ, còn được gọi là trống Mường. Trong các núi đá của Hoa Lư, Tam Điệp đến nay đã tìm thấy khá nhiều rìu đá có vai, thuộc hậu kỳ Đồ đá mới. Sơ kỳ đồng thau cách ngày nay trên 4000 năm. Một phát hiện rất đáng chú ý gần đây ở di chỉ Mán Bạc thuộc xã Yên Thành
  12. 12 huyện Yên Mô khai quật vào tháng 3 năm 1999, các nhà khảo cổ đã thu thập được rất nhiều hiện vật đồ đá như rìu, lao, dục, chì lưới, bàn mài…Điều đó đã chứng tỏ, con người đã từ rừng núi tiến dần ra đồng bằng ven biển để sinh sống. Rõ ràng, Ninh Bình là một trong những vùng đất quan trọng, góp phần tạo dựng nên nền Văn minh Văn Lang-Âu Lạc. Từ những điều kiện về tự nhiên và sự xuất hiện sớm của con người, Ninh Bình trở thành nơi có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế, có truyền thống lịch sử lâu đời tạo tiền đề cho sự xuất hiện những anh hùng vang danh. 1.2 Ninh Bình- Vùng đất giàu truyền thống chống giặc ngoại xâm Nhân dân Ninh Bình có truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm và lao động cần cù để góp phần xây dựng và bảo vệ giang sơn Việt Nam gấm vóc qua nhiều thời đại. Truyền thống đó đã trở thành di sản tinh thần vô giá của nhân dân Ninh Bình. Ninh Bình có hai dân tộc Kinh và Mường, đã chung lưng đấu cật, đã kề vai sát cánh xây dựng và bảo vệ quê hương từ thủa khai sơn phá thạch, dựng cơ đồ. Mỗi dân tộc có một bản sắc văn hóa truyền thống và phong tục riêng nhưng đều có một bản chất chung nhất là cần cù trong lao động, dũng cảm trong đấu tranh chống các thiên tai, giặc ngoại xâm, yêu quê hương đất nước, chất phác, giản dị và có khí tiết. Vào đầu công nguyên, nghĩa quân Hai Bà Trưng đã từng dựa vào tuyến địa hình núi rừng từ chân núi Ba Vì đến Tam Điệp – Thần Phù để chống lại cuộc tiến công đàn áp của quân Hán do Mã Viện đứng đầu. Khi căn cứ Cấm Khê vào tay giặc nghĩa quân lui xuống vùng Tam Điệp – Thần Phù để tiếp tục cuộc kháng chiến. Nhân dân các vùng này vừa bảo vệ nghĩa quân vừa cung cấp lương thực và tích cực tham gia cùng nghĩa quân để đánh giặc. Đường biển qua Thần Phù lúc bấy giờ rất trắc trở sóng to gió lớn, đi lại nguy hiểm. Mã Viện phải chỉ huy quân lính phá núi, mở đường thủy gọi là Tạc Khẩu để vào Thanh Hóa. Ở đầu thế kỉ X, tướng Ngô Quyền đã lựa chọn bức tường thành Tam Điệp để xây dựng và bảo vệ lực lượng ở Thanh Hóa, rồi tiến ra đánh bại quân xâm lược Nam Hán, làm nên chiến công vang dội ở Đại La năm 930 và Bạch Đằng 938.
  13. 13 Núi rừng Gia Viễn, Hoa Lư hiểm trở đã từng là căn cứ địa và cung cấp nhiều nhất sức người cũng như vật chất để Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn các sứ quân và lên ngôi hoàng đế. Ninh Bình trở thành áo giáp đồng thời là hậu cứ vững chắc của vua tôi nhà Trần xuất quân đánh giặc. Năm 1400, nhà Minh xâm lược nước ta, Trần Ngỗi thuộc dòng dõi nhà Trần đã lấy một vùng đất ở Yên Mô mà cụ thể là vùng đất Mộ Độ để xây dựng căn cứ địa kháng chiến. Trên cơ sở đó, quân dân nhà Trần đã làm nên chiến thắng Bô Cô (Ý Yên) vang dội. Năm 1426-1427, khởi nghĩa Lam Sơn do Bình Định Vương Lê Lợi lãnh đạo, cũng nhiều lần qua lại vùng Tam Điệp, Nho Quan trên đường tiến ra giải phóng các lộ vùng đồng bằng Bắc bộ. Cuối năm 1788, trước hành động bán nước của Lê Chiêu Thống, nhà Mãn Thanh đã lợi dụng hành động này đưa 29 vạn quân tràn vào xâm lược nước ta. Xét về tương quan lực lượng quá chênh lệch và tình hình chính trị bất lợi ở Bắc Hà, Ngô Thì Nhậm đã đề ra chủ trương rất sáng suốt đó là rút lui chiến lược, lập phòng tuyến ở Tam Điệp – Biện Sơn để bảo toàn lực lượng và chờ thời cơ để tiêu diệt quân thù. Phòng tuyến này đã góp phần to lớn làm nên chiến thắng vang dội mùa xuân Kỷ Dậu 1789, giải phóng kinh thành Thăng Long, quét sạch 29 vạn quân Mãn Thanh xâm lược ra khỏi bờ cõi nước ta. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta vào năm 1858, ngay từ đầu, nhiều người con của Ninh Bình đã hăng hái tham gia kháng chiến chống Pháp. Trong đoàn quân 300 nghĩa sĩ Nam tiến do Phạm Văn Nghị dẫn đầu (1860), có nhiều nghĩa sĩ là người Ninh Bình (1873 và 1883), mặc dù quân lính triều Nguyễn nhanh chóng đầu hàng, nhưng nhân dân Ninh Bình vẫn quyết một lòng theo cụ Phạm Văn Nghị, cụ Nguyễn Xuân Giá chọn Đề Cốc (Nho Quan) làm căn cứ chống lại địch một cách quyết liệt. Năm 1883, người Mường ở Ninh Bình và Thanh Hóa dưới sự chỉ huy của Đốc Tâm đã nổi dậy khởi nghĩa và thu được một số kết quả. Tiếp đến năm 1886, trong một trận phục kích quân Pháp ở Nho Quan, nghĩa quân đã dũng cảm giết chết tên chỉ huy Pháp là Phô – Giê (Faugère) cùng một số đông lính pháp. Cuộc khởi nghĩa kéo dài tới
  14. 14 năm 1896, Nguyễn Vãn Giản đã cùng với ba con lấy làng Phùng Thiện (Khánh Tiên, huyện Yên Khánh), quê hương mình để làm căn cứ chống Pháp, chuẩn bị tấn công vào thành Ninh Bình nhưng kế hoạch không thành. Xuất phát từ truyền thống chống giặc ngoại xâm ấy của nhân dân Ninh Bình mà khi Đảng ta ra đời, Ninh Bình tự hào là một trong những địa phương có cơ sở Đảng sớm nhất như ở Lũ Phong, Quỳnh Lưu (Nho Quan) và Côi Trì, Yên Mỹ (Yên Mô). Truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm ngày càng được nhân dân Ninh Bình kế thừa, hun đúc và phát huy mạnh mẽ trong những năm đầu thế kỷ XX, đặc biệt trong thời đại của vị lãnh tụ dân tộc Hồ Chí Minh. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, vùng đất Ninh Bình luôn là trọng điểm của các cuộc hành quân chiếm đánh và ném bom phá hoại của quân thù. Đặc biệt, trong cuộc chiến tranh với mục đích phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, thị xã Ninh Bình bị bom Mỹ phá hủy hoàn toàn, thiệt hại rất nặng nề. Đứng trước những tổn thất, hy sinh lớn lao ấy, Đảng bộ đã lãnh đạo toàn quân, toàn dân trong tỉnh nêu cao ý chí tự lực, tự cường, phát huy mạnh mẽ truyền thống yêu nước, cách mạng, vươn lên mạnh mẽ để giành nhiều chiến công hiển hách, góp phần cùng cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội năm 1954 và Đại thắng mùa Xuân năm 1975, thống nhất đất nước, cùng cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Từ truyền thống ấy, Ninh Bình đã sản sinh ra rất nhiều những người con ưu tú, những anh hùng dân tộc đã vào sử vàng với một niềm tụ hào lớn lao. Trong đó, không thể không nhắc tới Đinh Tiên Hoàng đế, một hoàng đế khởi nghiệp cùng với nhiều truyền thuyết đẹp được lưu truyền trong dân gian.
  15. 15 1.3 Vùng đất văn hóa, văn hiến Không chỉ tự hào là một tỉnh giàu truyền thống cách mạng, người dân Ninh Bình còn tự hào về một mảnh đất có bề dày truyền thống và phong phú cả về văn hóa vật thể và phi vật thể. Nhân dân Ninh Bình vẫn luôn nhắc nhở nhau bằng những câu thơ tuy mang tính hoài niệm nhưng đầy tự hào: Chẳng thơm cũng thể hoa nhài Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An! Vùng đất Ninh Bình là kinh đô của Việt Nam thế kỷ X, mảnh đất gắn với sự nghiệp của sáu vị vua thuộc ba triều đại Đinh - Lê – Lý với các dấu ấn lịch sử: Thống nhất giang sơn, đánh Tống - dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà Nội. Do ở vào vị trí chiến lược ra Bắc vào Nam, vùng đất này đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử oai hùng của dân tộc mà dấu tích lịch sử còn để lại trong các đình, chùa, đền, miếu, từng ngọn núi, con sông. Đây còn là vùng đất chiến lược để bảo vệ Thăng Long của triều đại Tây Sơn với phòng tuyến Tam Điệp, là căn cứ để nhà Trần hai lần chiến thắng giặc Nguyên - Mông với hành cung Vũ Lâm, đất dựng nghiệp của nhà Hậu Trần với đế đô ở Yên Mô, các căn cứ quân sự khác như thành nhà Mạc, thành nhà Hồ hiện vẫn còn dấu tích ở Yên Mô... Di sản văn hóa vật thể ở Ninh Bình khá phong phú, bao gồm các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Đến thời điểm năm 2017, toàn tỉnh có gần 1500 di tích lịch sử văn hóa, 354 di tích đã xếp hạng, trong đó có 81 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, quốc gia đặc biệt và một di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, có 273 di tích được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Ninh Bình cũng lưu giữ ba bảo vật quốc gia cùng hàng ngàn di vật, cổ vật được lưu giữ tại bảo tàng tỉnh, các bảo tàng tư nhân và các di tích lịch sử, văn hóa của tỉnh. Các di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật của Ninh Bình cũng rất đa dạng với các loại hình đình, đền, chùa, phủ, nhà thờ họ, nhà thờ công giáo… Các loại hình di tích này vừa có giá trị về lịch sử văn hóa, vừa có giá trị về kiến trúc nghệ thuật. Một số công trình được xây dựng, tạo tác công phu đã trụ vững với thời gian qua hàng
  16. 16 trăm năm như đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, đền thờ vua Lê Đại Hành (xã Trường Yên, huyện Hoa Lư) – đây là nơi duy nhất ở Việt Nam thờ đồng có nghĩa là thờ các vua các con và có bài vị thờ các tướng. Đền vua Đinh cùng với đền vua Lê được xếp hạng “Top 100 công trình 100 tuổi nổi tiếng ở Việt Nam” và nằm trong quần thể di sản thế giới Tràng An đã được UNESCO công nhận năm 2014. Đền thờ Nguyễn Minh Không hay còn gọi là đền Thánh Nguyễn là một ngôi đền cổ thuộc làng Điềm, phủ Tràng An nay là hai xã Gia Thắng, Gia Tiến huyện Gia Viễn, Ninh Bình. Đền thờ Nguyễn Minh Không, là danh nhân được sinh ra trên đất này. Đền được xây dựng trên nền ngôi chùa có tên là Viên Quang do Nguyễn Minh Không lập vào năm 1121. Khi ông mất, nhân dân Đàm Xá biến chùa Viên Quang thành đền thờ Thánh Nguyễn. Đền Thánh Nguyễn được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia tháng 2 năm 1989. Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (thường gọi là Nhà thờ đá Phát Diệm) là một quần thể nhà thờ Công giáo rộng khoảng 22 ha, nằm tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội khoảng 120 km về hướng Nam. Hiện nay, tỉnh Ninh Bình và các nhà nghiên cứu Nhật Bản đang hoàn thiện hồ sơ về kiến trúc nhà thờ Phát Diệm để đề nghị UNESCO công nhận nhà thờ Phát Diệm là di sản văn hóa thế giới. Nhà thờ đá Phát Diệm được báo chí đánh giá là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam, được ví như "kinh đô công giáo" của Việt Nam. Đây là một công trình lớn, là nhà thờ chính tòa của giáo phận Phát Diệm rộng lớn ở phía bắc Việt Nam. Nhà thờ được xây dựng toàn bằng đá và gỗ. Nhà thờ Phát Diệm được khởi công vào năm 1875 và đến năm 1898 thì cơ bản hoàn thành. Nét độc đáo của công trình này ở chỗ: mặc dù là nhà thờ Công giáo nhưng được mô phỏng theo những nét kiến trúc đìnhchùa truyền thống của Việt Nam. Quần thể kiến trúc này được chủ trì xây dựng dần dần bởi linh mục Phêrô Trần Lục (còn gọi là cụ Sáu) - linh mục ở giáo phận Phát Diệm từ năm 1865) và các giáo dân Công giáo trong hơn 30 năm. Đó đều là những sản phẩm kiến trúc tiêu biểu trong nghệ thuật chạm khắc gỗ và đá của các nghệ sĩ dân gian Việt Nam ở thế kỷ XVII – XIX. Bên cạnh đó, Ninh Bình còn lưu giữ rất nhiều ngôi chùa cổ kính được xây dựng từ thế kỷ X và được nhân dân
  17. 17 trùng tu, tôn tạo, giữ gìn đến ngày nay như: chùa Bà Ngô, chùa Cổ Am, chùa Am Tiên, chùa Tháp, chùa Bàn Long, chùa và động Thiên Tôn, chùa Hoa Sơn (nhà Đinh), chùa Kim Ngân, chùa Nhất Trụ, chùa Đẩu Long (nhà Tiền Lê)…. Với địa thế đủ cả rừng, biển, trung du, miền núi và đồng bằng, Ninh Bình là nơi chứa những vật báu của trời, nơi nổi tiếng có nhiều thắng cảnh. Các di tích danh lam thắng cảnh kỳ thú ở Ninh Bình đã được ghi dấu trong các áng thiên cổ hùng văn của dân tộc, và được du khách trong nước, quốc tế đặc biệt yêu thích như: Tam Cốc - Bích Động còn được biết đến với những cái tên nổi tiếng như "vịnh Hạ Long trên cạn" hay "Nam thiên đệ nhị động" là một khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam. Toàn khu vực bao gồm hệ thống các hang động núi đá vôi và các di tích lịch sử liên quan đến hành cung Vũ Lâm của triều đại nhà Trần nằm chủ yếu ở xã Ninh Hải, Hoa Lư, Ninh Bình. Quần thể danh thắng Tràng An - Tam Cốc được Thủ tướng chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt và đã được tổ chức UNESCO xếp hạng di sản thế giới. Nhà thơ Phạm Đình Nhân đã viết: Trập trùng đồi núi bao quanh Ngô Đồng một giải sông xanh lượn lờ Đường vào Tam Cốc như mơ Như đưa hồn khách men bờ cảnh Tiên. Thuyền nan trăm lá nối liền Mái chèo khua nhẹ theo triền sông vang Hai bên đồng lúa mênh mang Thảm xanh lúa vẫy mênh mang cõi lòng. Động Vân Trình cũng là một động lớn thuộc núi Mõ, xã Thượng Hòa, huyện Nho Quan. Động Vân Trình cùng với các động Thiên Hà, động Tiên Cá, động Vái Giời là những hang động đẹp nhất ở Ninh Bình. Suối nước nóng Kênh Gà và Động Vân Trình đã được tỉnh Ninh Bình đưa vào quy hoạch xây dựng khai thác trở thành khu du lịch Kênh Gà – Vân Trình. Động nằm gọn trong một quả núi cao hơn trăm
  18. 18 mét, có cửa vào động ở lưng chừng núi và cao khoảng 40 m so với mặt đất. Du khách vào thăm động sẽ đi bằng thuyền từ bến sông Hoàng Long. Đến động Vân Trình du khách có cơ hội tìm hiểu giá trị tâm linh của động rất đặc biệt, đó là những thạch nhũ bằng đá nhô lên hình giống như “của quý” của người đàn ông và đối diện với nó là một lỗ nhỏ mọi người gọi đó là “cửa sinh”. Chính vì những điều đặc biệt về tâm linh này mà những du khách đến đây, nhất là những người hiếm muộn đường con cái thường sờ tay vào và chui qua “cửa sinh” để cầu may mắn. Tuy nhiên, đã có một thời gian dài cửa động bị vùi lấp (gọi là hang Lấp), vì vậy mà động Vân Trình không còn nhiều dấu tích của các danh sĩ để lại nữa. Đến năm 2001 động được mở lại và đã trở thành một điểm đến rất hấp dẫn cảu du khách trong và ngoài nước. Khu du lịch sinh thái Tràng An cũng là một điểm đến ấn tượng của du khách trong và ngoài nước. Đây là một khu du lịch sinh thái nằm trong Quần thể di sản thế giới Tràng An thuộc tỉnh Ninh Bình được nhà nước xếp hạng di tích quốc gia và UNESCO cũng đã công nhận Tràng An là di sản thế giới năm 2014. Tràng An với hệ thống dãy núi đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, qua thời gian dài phong hóa đã hình thành lên rất nhiều thung lũng, hang động, hồ đầm. Danh thắng này là nơi bảo tồn và chứa đựng nhiều hệ sinh thái rừng dưới nước, trên núi, các di tích lịch sử văn hóa và các di chỉ khảo cổ học. Với vị trí địa lí đặc biệt là các hệ thống núi đá, sông suối, rừng và hang động rất hiểm nên được Đinh Tiên Hoàng chọn để xây dựng kinh đô Hoa Lư ở thế kỷ X. Hiện nay nơi đây còn nhiều di tích lịch sử thời Đinh - Lê. Đặc biệt đây là nơi đã trở thành mạch nguồn cảm hứng của rất nhiều thi sĩ: Lững lờ mây nước Tràng An Thuyền con soi bóng dặm ngàn núi sông. Mái chèo khua nhịp nỗi lòng Mây trời xa cũng chung dòng thế gian. Sông xuyên núi, thuyền luồn hang Thâm u sáng tối nối hàng theo nhau. Mênh mang trời nước một màu
  19. 19 Hạ Long trên cạn in sâu bóng hình. Tràng An…nhân kiệt địa linh Cố đô triều đại Lê Đinh Lý Trần. Hành hương lễ Phật, du Xuân Phiêu du sông nước tịnh tâm an hòa! Bên cạnh đó còn rất nhiều những danh lam thắng cảnh khác như: động Địch Lộng, khu du lịch sinh thái Vân Long, suối nước nóng Kênh Gà, động Thiên Hà, rừng quốc gia Cúc Phương, hồ Yên Thắng… Những danh lam thắng cảnh này đã và đang được Ninh Bình bảo vệ, khai thác để phát triển du lịch, phục vụ nhân dân trong tỉnh, trong nước và quốc tế. Tất cả những địa danh ấy cũng đã trở thành nguồn cảm hứng của rất nhiều nghệ sĩ, nó đi vào thơ ca như một lẽ tự nhiên và được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác: Cùng em về với Ninh Bình Tràng An sơn thủy hữu tình làm sao Hoa Lư thành cũ năm nào Vua Đinh còn đó, áo bào còn đây Cùng lên Bái Đính chắp tay Tiếng chuông chùa vọng theo mây về trời Qua đèo Ba Dội nhớ người Hồn thơ còn mãi cho đời hoan ca Ai về Phát Diệm quê Ta Thăm nhà thờ đá thánh ca dặt dìu
  20. 20 Nắng xanh ngọn núi Cánh Diều Nước Non, Non nước bao điều ước mong Thuyền ơi! Có nhớ Hoàng Long Sông quê chảy mãi xanh trong một đời Cúc Phương rừng thắm, hoa tươi Ninh Bình như gọi, như mời bốn phương. Các loại hình di sản văn hóa phi vật thể ở Ninh Bình rất phong phú, đa dạng với trên 300 di sản. Nghệ thuật trình diễn dân gian (còn gọi là nghệ thuật diễn xướng), bao gồm 91 loại với các loại hình chủ yếu như : âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các hình thức trình diễn dân gian khác. Ninh Bình nổi tiếng với nghệ thuật chèo truyền thống. Bà tổ của nghệ thuật chèo là bà Phạm Thị Trân (thời Đinh). Theo “Địa chí văn hóa dân gian Ninh Bình” (Trương Đình Tưởng chủ biên 2004) có viết bà Phạm Thị Trân vào năm Thái Bình, quan cai trị đem tiến bà vào cung, được vua Đinh phong chức Ưu Bà chuyên dạy biểu diễn trong quân ngũ. Bà có phong tư mỹ lệ, giỏi về ca hát, múa và làm trò, trong đám hý phường nổi tiếng một thời. Hiện nay, loại hình nghệ thuật này đã trở nên thân thuộc với người dân Ninh Bình, không chỉ được lưu giữ tại Nhà hát Chèo Ninh Bình mà tại các câu lạc bộ chèo của các huyện, thành phố, các khu dân cư trên toàn tỉnh, trong đó phải kể đến các xã thuộc huyện Yên Khánh, Yên Mô và Kim Sơn. Trong đó nổi bật có đoàn chèo Sông Vân ra đời tháng 11 năm 1958 đã dàn dựng thành công nhiều vở chèo phục vụ công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và cả ở tỉnh ngoài. Có những vở diễn như vở “Thái hậu Dương Vân Nga” được dàn dựng thành phim, đã gây được tiếng vang trong nước. Riêng huyện Yên Mô còn lưu giữ loại hình hát Xẩm của cố nghệ nhân nổi tiếng Hà Thị Cầu, là một trong những loại hình nghệ thuật dân gian rất đặc biệt của Việt Nam, bên cạnh đó, nghệ thuật hát chầu văn, nghệ thuật diễn xướng dân gian thực
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2