intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn học Việt Nam: Đặc điểm thơ Hoàng Việt Hằng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

25
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với đề tài Đặc điểm thơ Hoàng Việt Hằng, mục đích chúng tôi hướng đến là: Tìm hiểu một vài phương diện về nội dung tư tưởng của Hoàng Việt Hằng thông qua những nét chủ đạo trong cảm hứng sáng tác của nhà thơ. Phát hiện những đặc điểm sáng tạo trong nghệ thuật thơ, từ đó góp một tiếng nói khẳng định những đóng góp của Hoàng Việt Hằng đối với thơ nữ nói riêng và thơ Việt Nam đương đại nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn học Việt Nam: Đặc điểm thơ Hoàng Việt Hằng

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ THIÊN SINH ĐẶC ĐIỂM THƠ HOÀNG VIỆT HẰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ THIÊN SINH ĐẶC ĐIỂM THƠ HOÀNG VIỆT HẰNG Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN BÍCH THU THÁI NGUYÊN - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Bích Thu. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thiên Sinh i
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp cuối khóa, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau Đại học, Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Đặc biệt, với tất cả tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn PGS. TS Nguyễn Bích Thu - Người đã hết lòng tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Em cũng xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến nhà thơ Hoàng Việt Hằng - người đã cung cấp thông tin về các sáng tác và nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình tìm hiểu đề tài. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới những người thân yêu đã luôn bên em, động viên, khích lệ em trong những ngày học tập ở trường. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 28 tháng 6 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thiên Sinh ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................... iii MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 5 4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 6 5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................ 6 6. Đóng góp của luận văn ............................................................................................. 6 7. Cấu trúc luận văn ...................................................................................................... 7 Chương 1. SÁNG TÁC CỦA HOÀNG VIỆT HẰNG TRONG DÒNG CHẢY CỦA THƠ NỮ THỜI KỲ ĐỔI MỚI................................................. 8 1.1. Khái lược về thơ nữ Việt Nam đương đại ......................................................... 8 1.2. Hành trình sáng tác của Hoàng Việt Hằng ...................................................... 11 1.2.1. Vài nét về tác giả.............................................................................................. 11 1.2.2. Thơ Hoàng Việt Hằng ...................................................................................... 14 Tiểu kết Chương 1 ...................................................................................................... 21 Chương 2. CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO VÀ CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ HOÀNG VIỆT HẰNG ......................................................................... 22 2.1. Cảm hứng chủ đạo trong thơ Hoàng Việt Hằng .............................................. 22 2.1.1. Giới thuyết khái niệm cảm hứng chủ đạo ........................................................ 22 2.1.2. Cảm hứng về những chuyến đi ........................................................................ 23 2.1.3. Cảm hứng trở về với chính mình ..................................................................... 31 2.2. Cái tôi trữ tình trong thơ Hoàng Việt Hằng ..................................................... 38 2.2.1. Giới thuyết khái niệm về cái tôi trữ tình .......................................................... 38 2.2.2. Cái tôi thân phận .............................................................................................. 40 2.2.3. Cái tôi chia sẻ, đồng cảm với đồng loại ........................................................... 44 2.2.4. Cái tôi hoà nhập với thiên nhiên ...................................................................... 48 Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................... 52 iii
  6. Chương 3. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN TRONG THƠ HOÀNG VIỆT HẰNG .... 53 3.1. Cấu tứ trữ tình .................................................................................................. 53 3.1.1. Giới thuyết về khái niệm cấu tứ ....................................................................... 53 3.1.2. Cấu tứ tương phản trong thơ Hoàng Việt Hằng............................................... 54 3.1.3. Cấu tứ để lửng trong thơ Hoàng Việt Hằng ..................................................... 58 3.2. Thể thơ ............................................................................................................. 62 3.2.1. Giới thuyết khái niệm về thể thơ ..................................................................... 62 3.2.2. Thể thơ lục bát ................................................................................................. 63 3.2.3. Thể thơ tự do .................................................................................................... 66 3.3.4. Thể thơ 5 chữ ................................................................................................... 71 3.3. Giọng điệu trữ tình ........................................................................................... 73 3.3.1. Giới thuyết khái niệm về giọng điệu................................................................ 73 3.3.2. Giọng điệu suy tư, trăn trở, nhiều dự cảm ....................................................... 74 3.3.3. Giọng điệu giàu thương cảm, đậm chất nữ tính............................................... 78 Tiểu kết Chương 3 ...................................................................................................... 82 PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................... 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 85 iv
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong lịch sử thơ ca Việt Nam, có lẽ chưa bao giờ phụ nữ lại làm thơ nhiều và sôi động như những năm từ sau đổi mới đến nay. Tiếp nối thế hệ thơ trưởng thành trong giai đoạn chống Mỹ như Phan Thị Thanh Nhàn, Xuân Quỳnh, Ý Nhi, Thuý Bắc, Lê Thị Mây, Lâm Thị Mỹ Dạ là một đội ngũ sung sức: Lê Thị Kim, Đoàn Thị Lam Luyến, Nguyễn Thị Hồng, Đỗ Bạch Mai, Phi Tuyết Ba, Bùi Kim Anh, Nguyễn Thị Thuý Quỳnh, Đoàn Ngọc Thu, Hoàng Việt Hằng, Tuyết Nga,… Trong số đó, Hoàng Việt Hằng là một trong những cây bút nữ liên tục ra sách, ngày càng trở nên quen thuộc với độc giả và công chúng. Hoàng Việt Hằng có mặt trong làng thơ Việt từ những năm chín mươi của thế kỉ trước với hai tập thơ: Những dấu lặng (1990), Tự tay nhóm lửa (1996). Nhưng phải đến đầu thế kỷ XXI này, tên tuổi của Hoàng Việt Hằng mới thực sự được đông đảo bạn đọc biết đến. Được vinh danh bởi hàng loạt giải thưởng như: giải thưởng của Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam cho tập thơ Tự tay nhóm lửa (2005); giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội cho tập thơ Vệt trăng và cánh cửa (2008). Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tổ chức năm 2010- 2014 cho tập thơ Xóa đi và không xóa; giải thưởng của Hội Văn học nghệ thuật thủ đô năm 2016 cho tập thơ Trăng vàng ngồi vớt trăng vàng, là sự ghi nhận những giá trị cũng như những đóng góp của nhà thơ với đời sống văn học Việt Nam. Ngoài ra, nhà thơ còn vinh dự được nhận nhiều giải thưởng báo chí, và các giải thưởng khác như: Giải thưởng của Hội nhà văn Hà Nội năm 1980-1981 cho tập truyện ngắn Những lời chưa nói hết; tặng thưởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 2010 cho tiểu thuyết Một bàn tay thì đầy. Coi nghề văn là lẽ sống, đến nay Hoàng Việt Hằng đã là tác giả của 7 tập thơ và 11 tập văn xuôi. Có thể nói, với số lượng tác phẩm đáng kể, cùng những giải thưởng văn học được nhận, Hoàng Việt Hằng là một cây bút khá tiêu biểu trong dòng văn học nữ Việt Nam đương đại, đã dành trọn cuộc đời cho văn chương, coi nghề viết là hơi thở của đời mình. Chúng tôi thiết nghĩ sẽ thật thiếu sót nếu không có những công trình tìm hiểu và nghiên cứu về sáng tác của Hoàng Việt Hằng nói chung và thơ nói riêng một cách hệ 1
  8. thống và đầy đủ. Vì vậy, chúng tôi đã chọn thơ Hoàng Việt Hằng làm đối tượng nghiên cứu, với đề tài Đặc điểm thơ Hoàng Việt Hằng. 2. Lịch sử vấn đề Hoàng Việt Hằng là một trong số những người viết khi có tác phẩm mới ra đời đều được bạn đọc và giới phê bình đón nhận. Đọc thơ Hoàng Việt Hằng, độc giả cảm nhận được tấm lòng đôn hậu, giàu tình yêu thương con người. Chị bộc bạch: Tôi chỉ nhìn thấy những góc khuất, giống như nhìn một nửa chiếc lá nghiêng xuống đất, tối hơn… Tôi hay chớp được những nỗi bất hạnh trùng xuống của đàn bà, đàn bà dễ hiểu nhau hơn. Tôi chọn một góc khuất của chiếc lá ấy để viết. Những thua thiệt, những mưu cầu hạnh phúc giản đơn mà không được giản đơn, và tôi nghĩ văn chương phải nói ra điều gì đó giúp họ (Phỏng vấn Hoàng Việt Hoàng - Duy Văn). Và không phải ngẫu nhiên, Lê Thiếu Nhơn cảm nhận: Hoàng Việt Hằng đã nếm trải nhiều lao đao để những sóng gió bất trắc lặn vào trang giấy trắng thành những câu thơ vỗ về kiếp người nổi nênh [50]. Nhà thơ là một cây bút có sức sáng tạo mạnh mẽ, có thể viết cả thơ và văn xuôi (truyện ngắn và tản văn). Ở lĩnh vực nào, tác giả cũng gặt hái được thành công nhất định. Để có những rung động sâu xa với những kiếp người nghèo khổ, nhà thơ thường tự mình lãng du trên khắp các nẻo đường đất Việt và có khi sang cả các nước bạn. Chị bộc bạch: Đi. Ngộ ra nỗi đau riêng rất nhỏ Trên ngàn ngày cây số phía sau lưng (Bấm chín đốt ngón tay) Đọc tập thơ Xóa đi và không xóa, nhà nghiên cứu Mã Giang Lân nhận xét: … các bài thơ như nói với mình, về mình nhưng lại là những lời nhắc nhở, khơi gợi lương tâm đồng loại. Chất sống, tư tưởng của thơ là ở đấy [37]. Nhà thơ làm thơ mà người đọc thấy như chị đang thủ thỉ, đang tâm sự với mình trên những chuyến du ký. Cũng trong tập thơ này, tác giả Việt Quỳnh nhận thấy: Lời thơ Hoàng Việt Hằng đơn giản như thủ thỉ, thấy gì, cảm gì thì ghi chép lại. Câu thơ không phức tạp chữ nghĩa, không hoa lệ ngôn từ, cứ như một khoảnh tự mình trò chuyện với mình, dọc đường những lúc nghỉ chân đỡ phần mỏi mệt [52]. Giữa bao bộn bề bon chen của cuộc sống 2
  9. hiện đại, giữa ồn ào náo nhiệt của Hà Nội phồn hoa, nhà thơ vẫn lặng lẽ sống, lặng lẽ viết và lặng lẽ đi, như con ong cần mẫn dâng những giọt mật quý cho đời, để rồi lặng lẽ tỏa hương. Qua khảo sát một số bài viết và công trình nghiên cứu về thơ văn của tác giả, chúng tôi nhận thấy có nhiều bài viết có nội dung liên quan đến đề tài. Đa số các bài viết đều có cùng nhận định thơ Hoàng Việt Hằng là tiếng nói chân thành tha thiết của trái tim phụ nữ giàu yêu thương đa cảm, những trăn trở suy tư về mình và chiêm nghiệm về cuộc sống. Thơ Hoàng Việt Hằng không thuộc diện tài hoa nhưng nhiều câu lấp lánh nước mắt khiến người đọc nao dạ [50]. Nhiều bài thơ của chị như những tiếng thở dài lặng lẽ sau bao tháng ngày mưu sinh bằng những trang báo. Thật may mắn là nhà thơ vẫn vượt qua những thử thách của số phận để tiếp tục đi và viết. Sau bốn tập thơ Những dấu lặng, Tự tay nhóm lửa, Chuông vọng và Một mình khâu những lặng im, Hoàng Việt Hằng tiếp tục cho xuất bản tập Vệt trăng và cánh cửa- tập thơ đã đem lại cho chị giải thưởng hàng năm của hội nhà văn Hà Nội. Về tập thơ này, nhà nghiên cứu Mã Giang Lân nhận xét: tập thơ Vệt trăng và cánh cửa (2008) có nhiều bài thơ hay xúc động, ám ảnh ngay từ tên bài thơ: Đèn lẻ bóng, những dấu lặng, Một mình khâu những lặng im, Ẩn ức… Có nhiều câu thật thương, thật xót xa: Lấy chồng lấy cả nỗi đau của chồng… Nỗi đau thân phận, niềm cảm thông với những kiếp người thua thiệt, nghị lực sống làm nên phẩm chất của tập thơ [37]. Là người theo sát thơ Hoàng Việt Hằng, nhà nghiên cứu Mã Giang Lân cảm nhận: Hoàng Việt Hằng chú trọng đưa chất sống vào thơ, hút nhụy sống từ nhiều miền quê đất nước và vươn ra bên ngoài biên giới hy vọng đem lại màu mỡ cho thơ [37]. Nhà thơ thích đi du lịch một mình để ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên, để hòa mình vào cuộc sống của những vùng đất khác nhau và quan trọng là để cảm và hiểu cuộc sống còn nhiều lam lũ của những số phận nghèo khổ, để được thấy mình vẫn còn may mắn, từ đó cảm xúc viết được thăng hoa. Gắn bó với nghiệp cầm bút, say mê với nghệ thuật, đau đáu trước những số phận con người, những chiêm nghiệm của Hoàng Việt Hằng đã đạt đến độ triết lý, khiến người đọc phải trăn trở. Nhân đọc tập thơ Xóa đi và không xóa tác giả Lệ Thu chia sẻ: Xóa đi và không xóa có nhiều bài thơ khiến tôi phải suy ngẫm, Bài thơ (Hạn sống - NTTS) như thể rời rạc, như không đầu 3
  10. không cuối, nhưng lay động lòng người về thế thái nhân tình, về tính nhân văn, về những điều mà phụ nữ ngày nay phải đối mặt: Rớt bão ở ngoài khơi/ rớt bão xuống đời người/ rớt bão… Và, gần như tâm thế của nhà thơ chủ ý hướng nội, đều phảng phất trắc ẩn với nhân gian. Điều mà Hoàng Việt Hằng không muốn xóa (Lệ Thu- Đọc xóa đi và không xóa của Hoàng Việt Hằng, NXB Phụ nữ - 2012). Tác giả Lê Thiếu Nhơn trong bài viết Hoàng Việt Hằng - tựa vào bút nghiên run rẩy viết cũng ghi nhận: Nếu xét riêng dòng lục bát của Hoàng Việt Hằng thì nhà thơ phơi bày những vần điệu được khơi nguồn từ mạch ngôn từ tha thứ và cam chịu, sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, chất nền nã Thăng Long của Hoàng Việt Hằng ký gửi ít nhiều qua những dòng lục bát [50]. Trên đây là những bài viết, những ý kiến của các nhà phê bình cũng như các tác giả về thơ của Hoàng Việt Hằng. Các ý kiến đã trích dẫn mặc dù chưa đi sâu tìm hiểu, phân tích đánh giá một cách hệ thống, toàn diện về thơ Hoàng Việt Hằng nhưng đã phần nào phác thảo được chân dung một người đàn bà làm thơ với những nét cảm riêng của từng tác giả. Về luận văn, chúng tôi có dịp khảo sát hai luận văn đã chọn thơ văn Hoàng Việt Hằng là đối tượng nghiên cứu, mỗi luận văn tiếp cận vấn đề ở những góc độ khác nhau. Luận văn Đặc điểm văn xuôi Hoàng Việt Hằng của Hoàng Thị Lan Anh bảo vệ năm 2016, đi sâu tìm hiểu Những khám phá về đời sống - văn hóa trong văn xuôi Hoàng Việt Hằng và Một vài phương thức thể hiện trong văn xuôi Hoàng Việt Hằng. Từ đó, đưa đến những cái nhìn tương đối toàn diện về văn xuôi của tác giả về cả nội dung và nghệ thuật: Hoàng Việt Hằng đã thể hiện cái tôi của mình trong từng trang viết, với niềm khao khát đi và viết ấy người đọc tìm thấy trong những trang viết của nhà thơ là những quầng sáng kí ức, những phận người, những nét đẹp trong văn hóa ứng xử. Tất cả đã tạo nên cái riêng, cái đặc sắc trong văn xuôi Hoàng Việt Hằng - Một nét khu biệt giữa tác giả với các tác giả nữ khác trong việc nhận diện tác phẩm trong lòng độc giả [2]. Tiếp theo, chúng tôi khảo sát luận văn thạc sĩ của tác giả Đới Thị Hồng với đề tài Cái tôi trữ tình trong thơ Dư Thi Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng đã bảo vệ thành công vào năm 2016. Ở luận văn này, tác giả đặt thơ Hoàng Việt 4
  11. Hằng trong đối sánh với thơ của hai tác giả nữ cùng thời để so sánh, kiến giải những đặc điểm riêng về cái tôi trữ tình và nghệ thuật biểu hiện: ngôn ngữ, giọng điệu, thể thơ của 3 tác giả. Điều thú vị nhất của luận văn là đã chỉ ra được giọng điệu thơ của từng tác giả bên cạnh những đặc điểm chung của các nhà thơ cùng thời. Luận văn đã khẳng định: việc dám lên tiếng khẳng định cái tôi cá nhân dường như không còn xa lạ mà nó đã trở thành một xu hướng cho các tâm hồn nghệ sĩ thỏa sức bộc lộ và sáng tạo để tạo nên những dấu ấn riêng của chính mình. Dư Thi Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng là những nhà thơ tiêu biểu trong việc thể hiện cái tôi cá thể trong thơ và tạo được những thành công không thể phủ nhận. Dẫu vậy, ba tác giả là ba cá thể riêng biệt, tạo nên ba cá tính sáng tạo khác nhau (….) Hoàng Việt Hằng ý nhị, sắc sảo, giản dị, mộc mạc và giàu lòng trắc ẩn [34]. Cùng với các bài viết của giới sáng tác và phê bình về sáng tác của Hoàng Việt Hằng, những nhận định của người viết giúp chúng tôi có thêm những cảm nhận ngày một sâu sắc hơn về văn thơ Hoàng Việt Hằng. Đó là những gợi ý cho chúng tôi tiếp cận và triển khai đề tài: Đặc điểm thơ Hoàng Việt Hằng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật thơ Hoàng Việt Hằng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Hoàng Việt Hằng là cây bút đã khẳng định được tên tuổi của mình trên các thể loại: tản văn, truyện ngắn, tiểu thuyết và thơ. Tuy nhiên, luận văn của chúng tôi chỉ nghiên cứu về thơ Hoàng Việt Hằng, nên chúng tôi giới hạn khảo sát các tác phẩm thơ của nữ thi sĩ này đã được in trong các tập thơ: 1. Những dấu lặng (1990). 2. Tự tay nhóm lửa (1996). 3. Chuông vọng (2000). 4. Một mình khâu những lặng im (2005). 5. Vệt trăng và cánh cửa (2008). 6. Xóa đi và không xóa (2012) 7. Trăng vàng ngồi vớt trăng vàng (2015). 5
  12. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình triển khai đề tài, chúng tôi thực hiện những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Phương pháp tiểu sử, Phương pháp thống kê, phân loại, Phương pháp so sánh, đối chiếu, Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp tiểu sử: Phương pháp này chúng tôi chủ yếu sử dụng ở chương I, phần giới thiệu về con người tác giả và những yếu tố hình thành nên tài năng văn chương. - Phương pháp thống kê, phân loại: Chúng tôi vận dụng phương pháp thống kê, phân loại để thẩm định đánh giá một cách toàn diện, đầy đủ, khoa học và chính xác các đặc điểm về nội dung, nghệ thuật thơ Hoàng Việt Hằng. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi cũng sưu tầm, tìm hiểu thêm tư liệu về một số tác giả nữ cùng thời để đối chiếu nhằm tìm ra những đặc điểm riêng, cá tính sáng tạo đặc biệt của tác giả. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Chúng tôi dùng phương pháp này để có thể bước đầu cảm nhận và đưa ra những kết luận chính xác về nội dung, nghệ thuật thơ Hoàng Việt Hằng. 5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Mục đích nghiên cứu Với đề tài Đặc điểm thơ Hoàng Việt Hằng, mục đích chúng tôi hướng đến là: Tìm hiểu một vài phương diện về nội dung tư tưởng của Hoàng Việt Hằng thông qua những nét chủ đạo trong cảm hứng sáng tác của nhà thơ. Phát hiện những đặc điểm sáng tạo trong nghệ thuật thơ, từ đó góp một tiếng nói khẳng định những đóng góp của Hoàng Việt Hằng đối với thơ nữ nói riêng và thơ Việt Nam đương đại nói chung. 5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Khảo sát, nhận diện thơ Hoàng Việt Hằng. Nghiên cứu tính chất thống nhất giữa nội dung và nghệ thuật thể hiện. Tìm hiểu nguồn cảm hứng chủ đạo, cái tôi trữ tình và những đặc điểm thơ Hoàng Việt Hằng. 6. Đóng góp của luận văn Trên cơ sở khảo sát 5 tập thơ của Hoàng Việt Hằng, luận văn muốn nghiên cứu một cách tương đối toàn diện về đặc điểm thơ chị. Từ đó, góp phần đánh giá 6
  13. một cách có căn cứ khoa học những đóng góp và vị trí của Hoàng Việt Hằng trong thơ ca Việt Nam đương đại. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Sáng tác của Hoàng Việt Hằng trong dòng chảy của thơ nữ thời kỳ đổi mới. Chương 2: Cảm hứng chủ đạo và cái tôi trữ tình trong thơ Hoàng Việt Hằng. Chương 3: Nghệ thuật thể hiện trong thơ Hoàng Việt Hằng. 7
  14. Chương 1 SÁNG TÁC CỦA HOÀNG VIỆT HẰNG TRONG DÒNG CHẢY CỦA THƠ NỮ THỜI KỲ ĐỔI MỚI 1.1. Khái lược về thơ nữ Việt Nam đương đại Thơ đương đại là một dòng chảy liên tục và là sự tiếp nối của thơ ca Việt Nam giai đoạn trước đó. Giai đoạn trước ảnh hưởng đến giai đoạn sau và giai đoạn sau kế thừa, phát huy, cách tân giai đoạn trước. Thơ đương đại Việt Nam là dàn hợp xướng của các cây bút nhiều thế hệ, vì thế, thơ nữ đương đại bao gồm các nhà thơ trưởng thành trong chiến tranh hoặc đã từng trải qua chiến tranh, và các nhà thơ trẻ thế hệ 7X, 8X, 9X… Các nhà thơ nữ đương đại chịu sự ảnh hưởng của những mạch nguồn thơ nữ trước đó, từ thế hệ các tác giả trưởng thành trong chiến tranh như Xuân Quỳnh, Ý Nhi, Phan Thị Thanh Nhàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Dư Thị Hoàn, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Lâm Thị Mỹ Dạ, Thúy Bắc... cho đến Đỗ Bạch Mai, Thảo Phương, Phi Tuyết Ba, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh... Tiếp nối hành trình của thế hệ đi trước, các nhà thơ nữ trẻ cũng khai thác các đề tài quen thuộc như: thân phận người phụ nữ, tình yêu và lòng thủy chung son sắt của người phụ nữ, tình mẫu tử, tình bạn…Bên cạnh đó, các cây bút nữ trẻ đi sâu khai phá những đề tài mới của đời sống đầy biến động, những va đập của đời thường, niềm khát khao hướng tới những cái mới, những chân trời mới lạ. Các nhà thơ đã thể hiện sự bắt nhịp nhanh chóng và hòa vào dòng chảy của văn học trong bối cảnh đổi mới và hội nhập. Họ khám phá và thích ứng để tiếng thơ của mình vừa mang hơi thở thời đại vừa có nét thuần Việt không hề trộn lẫn. Có thể vẫn là những cảm xúc cũ với những nét thanh dịu, với sự ngân nga của câu chữ, vần điệu hoặc là tiếng thơ mộc mạc, chân chất; Cũng có thể chỉ là sự e lệ, bẽn lẽn của những cô gái mới lớn lần đầu tập yêu với tiếng thơ trong trẻo, thơ ngây. Cũng có thể là tình cảm đầu đời không thổ lộ được phải giấu vào thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc, nhớ nhung sầu muộn. Hoặc đâu đó vẫn là những lo toan thường nhật, những khó khăn tất bật của cuộc sống, cả chuyện cơm áo gạo tiền, cả chuyện sống và viết với tiếng thơ cất lên đầy trăn trở. Các nhà thơ nữ đã không chỉ là người thể hiện cuộc sống trên trang viết mà còn muốn tạo dựng, phơi mở một thế giới khác trong 8
  15. chính thế giới hiện thực này, thế giới của sự vươn tới mãnh liệt và đầy khát khao, thế giới của bình yên và tình yêu. Tâm hồn thi ca của họ đa cảm và tinh tế, luôn rung lên tất cả những nhịp đập cảm xúc nóng bỏng, giản dị, chân thực, táo bạo và liều lĩnh. Họ đã và đang tạo dựng cho mình một phong cách mới trong trào lưu thơ Việt Nam đương đại. Tuy nhiên, những tìm tòi, khám phá và thể nghiệm dù ít nhiều đạt được thành công nhất định thì bên cạnh đó, lượng độc giả khắt khe với sự táo bạo đổi mới vẫn chiếm đa số. Vậy nên, sự tiếp nối dòng chảy của thơ ca truyền thống kết hợp với sự nỗ lực cách tân của các cây bút nữ vẫn nhận được sự đón tiếp nồng hậu hơn. Với tâm hồn tinh tế và nhạy cảm của phụ nữ, các chị đã trở về với đề tài đời tư, thế sự để thông cảm, sẻ chia với những con người và cuộc sống quanh mình. Đó là những mảnh đời, những cuộc sống cụ thể mà các chị gặp trong những chuyến đi, trong cuộc sống mưu sinh hàng ngày: Người đọc có thể gặp một cụ già bán thuốc, một người đạp xích lô ế khách trong thơ của Nguyễn Thị Hồng; một bà lão ăn xin cô đơn tội nghiệp trong thơ của Lê Hồ Lan; hay là nỗi đau của những em bé phải chịu thiệt thòi bởi cảnh ly hôn của cha mẹ chúng trong Đồ chơi hôn nhân của Đoàn Ngọc Thu… Và không phải một cái nhìn rất “xã hội học” hay những chiêm nghiệm, triết lý xa xôi nào đó, mà với các nhà thơ nữ, đó là cái nhìn cảm thông, cái cúi xuống đời người cũng như cúi xuống đời mình. Tình cảm gia đình có lẽ là chủ đề thường xuyên và liên tục nhất trong thơ của các nhà thơ nữ. Đó là những lo âu, khắc khoải, đau đáu yêu thương người thân, gia đình trong thơ của Bùi Anh Kim, Lâm Thị Mỹ Dạ, Hoàng Việt Hằng… Em khâu tóc trắng thay lời Mỗi khi cúi xuống rã rời nỗi đau Con chồng, vợ cũ, đồng sâu Lấy chồng lấy cả nỗi đau của chồng (Hoàng Việt Hằng) Xã hội thay đổi và phát triển, kéo theo đó, những giá trị tinh thần, văn hóa dường như, với một số không ít người đã không được xem trọng. Nhưng với các nhà thơ nữ có trái tim đầy nhân hậu dù là người dưng, thì những cảnh sống cơ cực, những phận đời éo le cũng khiến họ đau đáu xót thương. Cũng chẳng phải khéo dư nước mắt 9
  16. (Nguyễn Du) mà nỗi đau ấy, nước mắt ấy chính là sự đồng cảm, chính là những giọt nước mắt khóc mình: Áo trẻ con hai ngàn Đổi giỏ ngô cũng được Giỏ ngô cũng hai ngàn Bát phở và giỏ ngô Vừa ăn chan nước mưa Tôi ăn chan nước mắt (Hoàng Việt Hằng) Đề tài tình yêu lứa đôi cũng là một đề tài quen thuộc trong thơ nữ. Với trái tim phụ nữ đa cảm và yếu đuối, cảm giác bị bỏ rơi, bị phụ bạc, hay khi đánh mất tình yêu, đánh mất niềm tin luôn được giãi bày trong thơ. Đó là nỗi đau đớn, xót xa đến tê dại: Lặng im ngạt trái tim em/ Tê dại đợi chờ/ Khiến cảm xúc trở nên băng giá/ Thêm một giọt lặng im/ Để chịu đựng vỡ òa/ Con người đi nhanh hơn đến bờ bên kia cuộc sống (Bùi Kim Anh). Hay: tình yêu vò xé ta/ hạnh phúc trở mặt với ta (Bùi Kim Anh) khiến người đàn bà trở nên chát chúa, bực tức, và chỉ biết gặm nhấm những giọt nước mắt, đối diện với màn đêm tĩnh lặng. Dường như, những người phụ nữ ấy chờ đợi một phép màu, một câu chuyện cổ tích có thật trên đời để gọi cánh cửa của trái tim mở ra. Nhưng, chờ đợi, hi vọng đều chỉ là vô vọng và họ hiểu Không là cổ tích, họ đành đóng kín trái tim mình: Em gọi mãi vừng ơi/ Câu thần chú đã không còn linh ứng/ Trước cánh cửa là em / Sau cánh cửa là con đường hun hút (Đinh Thị Như Thúy). Mỗi cuộc đời, mỗi số phận có những nỗi niềm riêng, nhưng điểm chung giữa họ là tình yêu cuộc sống, sự dũng cảm vượt qua mọi khó khăn. Chấp nhận đắng cay, thậm chí làm quen với đắng cay như một liều Thuốc đắng bao ngày dã tật thành quen (Đoàn Thị Lam Luyến). Bằng trái tim bao dung, vị tha của người phụ nữ, khi tình yêu tan vỡ, họ không oán hận mà chấp nhận đau khổ để hiến dâng cho tình yêu: Em lặng lẽ nói cười/ lặng lẽ nát tan/ em thành lá, thành sương, thành lửa/ em lặng lẽ kêu gọi, lặng lẽ cầu xin/ lặng lẽ chờ mong/ lặng lẽ vỡ òa thành lệ/ ôi thời khắc huy hoàng (Ý Nhi). 10
  17. Những cảm xúc đời thường trước những sự kiện của đời sống xã hội, hay trong tình yêu đều được các nhà thơ nữ nhìn nhận và phản ánh thông qua tâm hồn, trái tim dễ rung động và đa cảm của họ. Bên cạnh ý thức về trách nhiệm công dân, trách nhiệm với gia đình thì đồng thời, họ cũng khẳng định cái tôi đầy cá tính. Bên cạnh nỗi xót thương, niềm cảm thông và cả đau đớn cho những thân phận bất hạnh, là khát vọng hạnh phúc, niềm hy vọng vào một tương lai tươi sáng hơn. Có thể nói rằng, thơ nữ đương đại cũng đang hội tụ rất nhiều thế hệ các nhà thơ nữ và đồng thời với đó là rất nhiều xúc cảm, giọng điệu cùng với sự tìm tòi, thể nghiệm không ngừng nghỉ. Nhưng sau tất cả sự phá cách, sự thể nghiệm và cả học hỏi những trào lưu mới mẻ nhất của thi ca thế giới (giai đoạn hậu hiện đại) thì thơ nữ vẫn trở về với bản tính, thiên chức của người phụ nữ và những tiếng thơ đằm thắm, dịu dàng - là tiếng thơ được người đọc yêu quý nhất: Đó là tình cảm gia đình với lo toan bộn bề thường nhật. Đó là tình mẫu tử thiêng liêng và cao cả, là sự hi sinh vô bờ bến cho con cái, là những trăn trở, suy tư về cuộc sống hiện đại trước những cảnh đời ngang trái, éo le, trước những bất công và sự xuống cấp của đạo đức xã hội; là những cay đắng khi tình yêu tan vỡ, khi bị phụ bạc, nhưng vẫn một lòng bao dung, vị tha. Tất cả góp phần không nhỏ tạo nên dàn hợp xướng của thơ ca đương đại. 1.2. Hành trình sáng tác của Hoàng Việt Hằng 1.2.1. Vài nét về tác giả Hoàng Việt Hằng sinh ngày 29-12-1953 tại làng Vân Hồ, thành phố Hà Nội. Chẳng thơm cũng thể hoa lài/ Dẫu không thanh không lịch cũng người Tràng An (Ca dao) cô gái ấy, người phụ nữ ấy đã mang trong mình nét nền nã, thuần phác và thanh lịch của vùng đất văn hiến. Năm 1973-1974, Hoàng Việt Hằng trở thành công nhân nhà máy Cơ khí Trần Hưng Đạo, đến năm 1977 làm công nhân Công ty xây dựng số 1 Hà Nội. Nhưng rồi có một mối tơ duyên đặc biệt đã buộc cô công nhân ngày ấy vào mối nợ văn chương, để mấy chục năm sau vẫn gắn bó với nghiệp viết và những chuyến đi tìm cảm hứng. Văn chương, thơ phú thực sự là cái nghiệp với thi nhân, nên dù không lựa chọn thì cái nghiệp thơ vẫn cứ buộc lấy người thơ. Sau khi theo học khóa Bồi dưỡng viết văn của Hội Nhà văn Việt Nam tại Quảng Bá (năm 1974), Hoàng Việt Hằng chuyên tâm vào sáng tác, thành công đầu tiên là tập 11
  18. truyện ngắn Những lời chưa nói hết đạt Giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội (1980). Nhưng tiếp đó, mười truyện ngắn của cây viết trẻ Hoàng Việt Hằng gửi đến Tạp chí Văn nghệ quân đội đều rơi vào sọt rác trong phòng văn của biên tập viên Triệu Bôn. Tìm đến tận nơi để hỏi cho rõ lý do thì chỉ nhận được nụ cười đủ khiến người ta phải chui xuống đất vì xấu hổ (lời Hoàng Việt Hằng), bởi lẽ những truyện ngắn viết về chiến tranh của một cô nàng quan sát chiến trận từ xa không thể qua mắt được một người lính chiến đã từng ngược bom đạn trở về. Và rồi một mối duyên trắc trở giữa cô gái trẻ với nhà văn thương binh đã đến. Tình yêu ấy đã trải qua biết bao ghềnh thác, kéo dài bao nhiêu năm rồi mới có được một đám cưới, một danh phận với người đàn ông đã có một đời vợ và một đàn con- một người thương binh không có thẻ. Sự thua thiệt ấy của nhà văn Triệu Bôn đã trút cả vào đôi vai Hoàng Việt Hằng. Như lẽ thường, để rồi chuỗi ngày tiếp nối, Hoàng Việt Hằng gồng sức mình lên để gánh vác, để san sẻ, bù đắp cho cái hạnh phúc nhỏ nhoi của mình. Người ta thường nói, Hoàng Việt Hằng có một đôi vai rộng cả về nghĩa đen và nghĩa bóng, đôi vai mà mỗi khi đi may áo, người thợ may nào cũng lấy làm ngạc nhiên bởi nó quá rộng. Đôi vai mang gánh nặng của nhân tình thế thái và của văn chương. Đôi vai gánh vác mọi việc hệ trọng trong đời. Đôi vai đã từng bốc vải ở chợ Bắc Qua những năm nghèo khó, cơ cực để lấy tiền nuôi con, chăm chồng. Đôi vai ấy luôn một mình, đến bệnh viện một mình vượt cạn, một mình xây nhà, một mình đi sau xe tang mẹ, một mình cõng chồng đi khắp các bệnh viện ròng rã mười năm trời… Đôi vai đã thức khuya dậy sớm, lam lũ với đủ mọi bận bịu để làm tròn bổn phận, thiên chức của một người mẹ người vợ. Đôi vai đã nâng đỡ cả thể chất và tâm hồn Hoàng Việt Hằng. Từ năm 1993, khi nhà văn Triệu Bôn bị tai biến mạch máu não, di chứng liệt nửa người, Hoàng Việt Hằng chuyển sang làm báo tự do để mưu sinh. 10 năm viết văn, viết báo để kiếm từng thang thuốc mong chồng thoát cơn bạo bệnh, 10 năm ròng rã cõng chồng đi khắp các bệnh viện, nhưng định mệnh nghiệt ngã vẫn mang người chồng của chị - nhà văn Triệu Bôn ra đi. Sự ra đi của người chồng, những lo toan vất vả của cuộc sống đã khiến mái tóc người phụ nữ ấy bạc dần, mỗi sợi bạc là một nỗi đau và đã có lúc chị tưởng như gục ngã: Em vẫn thấy anh ngồi/ Như dấu chấm than viết ngược/ Lúc ốm đau em đã muốn bỏ cuộc/ Nhưng thấy con tha thủi 12
  19. không đành (Dấu chấm than viết ngược). Có lẽ đứa con trai bé bỏng, có lẽ chính thi ca, văn chương đã cho người phụ nữ ấy tựa vào để sống, để đi và viết tiếp. Quen với việc tự làm, tự chịu, ngay cả khi cận kề sự an nguy của sinh mệnh vẫn không muốn mình là mục tiêu thương xót của đám đông. Nằm trên giường bệnh sau ca phẫu thuật, nhà thơ đã mở máy tính, gõ bàn phím với phép tính trong đầu: Bài này đủ cho mũi tiêm ngày mai… Trở thành hội viên Hội nhà văn Việt Nam từ năm 2002, Hoàng Việt Hằng được đánh giá là cây bút đa năng, sáng tác nhiều thể loại và là một trong những tác giả nữ viết sung sức nhất đầu thế kỷ XXI. Suốt một đời cầu cạnh bút nghiên run rẩy viết, Hoàng Việt Hằng đã nhận được không ít giải thưởng văn học: Giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội cho tập truyện ngắn Những lời chưa nói hết năm 1980. Giải thưởng của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam năm 1990-1995 với tập thơ Những dấu lặng. Giải thưởng của Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2005 cho tập thơ Một mình khâu những lặng im. Giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội với tập thơ Vệt trăng và cánh cửa năm 2008. Tặng thưởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 2010 cho tiểu thuyết Một bàn tay thì đầy. Giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tổ chức năm 2010-2014 với tập thơ Xóa đi và không xóa. Và nhiều lần Hoàng Việt Hằng nhận giải thưởng báo chí cho thể loại tản văn. Không quá khi nói rằng: Hoàng Việt Hằng là người cần mẫn cày trên cánh đồng chữ (thơ Hoàng Việt Hằng). Những tác phẩm ở đủ các thể loại vẫn ra đời đều đặn, riêng về thơ, đến nay, tác giả đã xuất bản được 7 tập thơ: - Những dấu lặng (thơ), Nxb Phụ Nữ 1990. - Tự tay nhóm lửa (thơ), Nxb Hội Nhà văn 1996. - Chuông vọng (thơ), Nxb Phụ Nữ 2000. - Một mình khâu những lặng im (thơ), Nxb Phụ Nữ 2005. - Vệt trăng và cánh cửa (thơ), Nxb Phụ Nữ 2008. - Xoá đi và không xoá (thơ), Nxb Phụ Nữ 2012. - Trăng vàng ngồi vớt trăng vàng (thơ), Nxb Phụ Nữ 2015. Ở văn xuôi, Hoàng Việt Hằng sáng tác cả truyện ngắn, truyện thiếu nhi, tản văn, tạp văn và tiểu thuyết, trong đó đã xuất bản 11 tác phẩm: 13
  20. - Những lời chưa nói hết (tập truyện ngắn), Nxb Thanh Niên 1987. - Ngón nhẫn xinh xinh (tập truyện thiếu nhi ), Nxb Kim Đồng 1998. - Dấu chấm than viết ngược (tập tản văn), Nxb Phụ Nữ 2008, tái bản 2009. - Một bàn tay thì đầy (tiểu thuyết), Nxb Phụ Nữ 2010. - Người cho đã không nhớ (tập tản văn), Nxb Thanh Niên 2012. - Tiếng dẻ cùi phía cây cơm vàng (tạp văn), Nxb Phụ Nữ 2013. - Tiêu gì cho thời gian để sống (tản văn), Nxb Trẻ 2014. - Nắng trưa không đứng bóng (tập truyện), Nxb Văn học 2015. - Bóng đổ nơi chân sóng (tập truyện), Nxb Văn học 2015. - Giọt người ở mấy Vũng Mây (tản văn), Nxb Kim Đồng 2017. - Người tình không bỏ được (ký chân dung), Nxb QĐND 2017. Mặc dù đã ở cái tuổi đứng bóng, nhưng Hoàng Việt Hằng vẫn đi và viết. Những bài thơ, những truyện ngắn, ký, tản văn vẫn tươi rói cảm xúc của cuộc sống. Có lẽ một lần nữa phải khẳng định rằng, Hoàng Việt Hằng là một trong những cây bút nữ giàu nội lực sáng tạo. Cuộc đời chị nếm trải đầy đắng cay, sóng gió, với biết bao nhiêu gian truân, nhưng chị vẫn miệt mài sáng tác và không ngừng hút nhụy từ cuộc sống để dâng cho đời mật ngọt là những áng văn thơ. Dù sáng tác rất nhiều thể loại, thành công ở rất nhiều lĩnh vực nhưng người đọc vẫn nhớ đến, vẫn biết đến một Hoàng Việt Hằng, một nhà thơ của phụ nữ, viết về cuộc đời mình mà cũng là viết về cuộc đời của những người phụ nữ nói chung: ngọt ngào, đằm thắm, đắm say trong tình yêu đấy mà cũng đầy trăn trở, cay đắng, xót xa. 1.2.2. Thơ Hoàng Việt Hằng Hoàng Việt Hằng yêu và đến với thơ từ rất sớm, nhưng thành công với văn xuôi trước khi thành công với thơ. Ngay từ năm 1980, tập truyện ngắn Những lời chưa nói hết đã nhận được giải thưởng của Hội nhà văn thành phố Hà Nội. Thế nhưng theo như lời của nhà văn Triệu Bôn, ngay từ lần gặp đầu tiên khi nhà thơ mang bản thảo truyện ngắn đến tòa soạn tạp chí Văn nghệ Quân đội, thì Hoàng Việt Hằng hợp với thơ hơn văn xuôi. Sống giữa Hà Nội phồn hoa tấp nập, Hoàng Việt Hằng không chọn cho mình một con đường mưu sinh nhàn hạ, mà như chị chia sẻ: Hẹn gì với những đam mê/ mà em bùa ngải viết thuê lần hồi, chị đến với văn chương như 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2