intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn học Việt Nam: Nhân vật trữ tình trong Đông Khê thi tập của Chí Đình Nguyễn Văn Lý

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

16
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là góp phần làm rõ đặc điểm nhân vật trữ tình trong Đông Khê thi tập của Chí Đình Nguyễn Văn Lý (vấn đề phản ánh nhân vật trong thơ nói chung và trong Đông Khê thi tập nói riêng, nhân vật trữ tình được phản ánh đa dạng qua những chủ đề khác nhau của từng thời kỳ, hoàn cảnh, đề tài có trong tập thơ). Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn học Việt Nam: Nhân vật trữ tình trong Đông Khê thi tập của Chí Đình Nguyễn Văn Lý

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG ĐÔNG KHÊ THI TẬP CỦA CHÍ ĐÌNH NGUYỄN VĂN LÝ LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG ĐÔNG KHÊ THI TẬP CỦA CHÍ ĐÌNH NGUYỄN VĂN LÝ Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Thị Thu Trang THÁI NGUYÊN - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các nội dung trình bày trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 04 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Phương i
  4. LỜI CẢM ƠN Luận văn đã được hoàn thành tại khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên. Với tình cảm chân thành nhất của mình, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Ngô Thị Thu Trang, người tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Ban Giám hiệu, khoa Sau đại học, khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu. Em cũng xin chân thành cảm ơn bạn bè, người thân đã động viên và nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 04 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Phương ii
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan .................................................................................................................. i Lời cảm ơn .....................................................................................................................ii Mục lục ........................................................................................................................ iii MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................5 5. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................6 6. Đóng góp của luận văn .............................................................................................. 7 7. Cấu trúc của luận văn.................................................................................................7 NỘI DUNG ...................................................................................................................8 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................................8 1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................................8 1.1.1. Khái niệm nhân vật trữ tình .................................................................................8 1.1.2. Nhân vật trữ tình trong thơ trung đại ................................................................ 10 1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................................17 1.2.1. Vài nét về bối cảnh lịch sử giai đoạn đầu thời nhà Nguyễn .............................. 17 1.2.2. Tác giả Chí Đình Nguyễn Văn Lý .....................................................................20 1.2.3. Tác phẩm Đông Khê thi tập ...............................................................................24 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................29 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG ĐÔNG KHÊ THI TẬP ........................................................................................................ 30 2.1. Khái quát về nhân vật trữ tình trong Đông Khê thi tập ........................................30 2.2. Nhân vật trữ tình trong Đông Khê thi tập ............................................................. 32 2.2.1. Nhà Nho có tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc .........................................32 2.2.2. Con người nặng lòng gắn bó và yêu thương những người thân trong gia đình ........42 2.2.3. Con người luôn mở lòng với bạn bè, bậc hiền nhân ..........................................48 iii
  6. 2.2.4. Con người gần gũi với thiên nhiên ....................................................................54 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................61 Chương 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG ĐÔNG KHÊ THI TẬP .............................................................................................. 63 3.1. Nghệ thuật ngôn từ ............................................................................................... 63 3.1.1. Ngôn ngữ thơ .....................................................................................................63 3.1.2. Nghệ thuật tự dẫn, chú giải ................................................................................67 3.1.3. Nghệ thuật sử dụng điển cố ...............................................................................70 3.2. Không gian, thời gian nghệ thuật..........................................................................77 3.2.1. Không gian nghệ thuật .......................................................................................77 3.2.2. Thời gian nghệ thuật .......................................................................................... 81 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................84 KẾT LUẬN .................................................................................................................86 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................89 iv
  7. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài So với các triều đại phong kiến nước ta, triều Nguyễn tồn tại trong khoảng thời gian không dài (trên một trăm năm) nhưng số lượng tác phẩm thơ văn được sáng tạo trong thời kì này lại hết sức phong phú, đồ sộ. Trước đây do nhiều nguyên nhân, văn học thời kì này chưa được quan tâm, đánh giá một cách thỏa đáng nhưng gần đây, cùng với việc nhìn nhận lại nhiều vấn đề về triều Nguyễn thì văn học thời kì này cũng đã được các học giả nghiên cứu một cách toàn diện hơn. Rất nhiều tác phẩm thơ văn viết bằng chữ Hán, chữ Nôm bị quên lãng hoặc chưa từng được công bố trước đó thì đến nay đã bước đầu được chuyển dịch sang tiếng Việt hiện đại. Tuy nhiên, nhiều tác giả và tác phẩm vẫn đòi hỏi phải có sự nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu hơn nữa để giúp cho độc giả có thể tiếp cận tác phẩm đầy đủ và dễ dàng hơn. Đông Khê thi tập của Chí Đình Nguyễn Văn Lý là một trong những trường hợp như vậy. Chí Đình Nguyễn Văn Lý là một sĩ phu, một trí thức sống trong thời kì lịch sử đầy biến động. Ông là người có tầm ảnh hưởng lớn trong dòng họ Nguyễn Đông Tác - dòng họ mà văn nghiệp đã đóng góp nhiều thành tựu cho nền văn học - văn hóa Thăng Long. Chí Đình Nguyễn Văn Lý có một sự nghiệp thơ văn dày dặn. Đến nay, sau khi tổng hợp đầy đủ, số bài thơ của ông đã lên tới con số hàng nghìn bài và đều có giá trị nội dung tư tưởng nhất định. Khẳng định bản thân với hàng ngàn trang sách để lại, cùng với đó là tấm lòng yêu nước thương dân, ông xứng đáng là một danh nhân văn hóa được đời sau tôn vinh. Là nhà thơ sống trong thời kì xã hội đầy khó khăn, phức tạp, nhân cách và tài năng của ông luôn được mọi người đề cao, kính trọng. Qua thơ văn Chí Đình Nguyễn Văn Lý chúng ta có thể cảm nhận được một tâm hồn lạc quan gắn bó với thiên nhiên, một tấm lòng ưu thời mẫn thế, một trái tim nhân hậu bao dung, một con người đầy trách nhiệm với dân với nước. Thế nhưng cho đến nay thơ văn của ông hầu như chưa được biết đến. Năm 2015, một số nhà nghiên cứu của Viện Văn học cùng với dòng họ Nguyễn Đông Tác đã phối hợp nghiên cứu, dịch chú toàn bộ thơ văn của ông và cho xuất bản Tổng tập thơ văn Chí Đình Nguyễn Văn Lý. Trong 1
  8. cuốn tổng tập ấy, chúng tôi nhận thấy Đông Khê thi tập là tập thơ có giá trị và đáng được lưu tâm, nghiên cứu. Qua tác phẩm này độc giả sẽ phần nào cảm nhận được chân dung con người đời thực của tác giả đồng thời cũng giúp người đọc có cái nhìn toàn diện hơn về văn học thời Nguyễn. Con người là yếu tố quan trọng nhất khi nghiên cứu tác phẩm văn học. Bởi lẽ, văn thơ trước hết bắt nguồn từ tâm hồn con người, mọi tâm tư tình cảm đều từ lòng người nảy sinh, gửi gắm vào các sự vật mà kết tinh thành câu chữ. Văn chương lấy con người làm trung tâm phản ánh, qua đó người đọc hiểu được những quan niệm của tác giả về thế sự, nhân tình. Đó là một trong các thi pháp nổi bật của thơ trữ tình trung đại. Vì vậy, nghiên cứu về nhân vật trữ tình trong các tác phẩm văn học là một việc làm quan trọng để chúng ta có thể hiểu sâu, hiểu đúng về tác phẩm cũng như về tác giả. Hơn nữa, với khoảng cách về thời gian, sự khác biệt về cách nghĩ, cách cảm thì việc nghiên cứu nhân vật trữ tình trong những tác phẩm thơ trung đại càng cần được lưu tâm. Cũng như các thi tập khác, trong Đông Khê thi tập, muốn đi sâu nghiên cứu giá trị của thi tập này không thể không tìm hiểu về nhân vật trữ tình trong tác phẩm. Việc đánh giá, bình luận, phân tích hình tượng con người, đời sống tình cảm, quan niệm của tác giả đồng thời tìm hiểu về nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm là việc làm có ý nghĩa thiết thực, góp phần vào việc học tập, giảng dạy, nghiên cứu văn học cổ của nước nhà. Với những lí do nêu trên, chúng tôi chọn “Nhân vật trữ tình trong Đông Khê thi tập của Chí Đình Nguyễn Văn Lý” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn. 2. Lịch sử vấn đề Qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, có rất nhiều những tên tuổi tác giả văn học vào thời kỳ nhà Nguyễn dần bị phủ bụi thời gian; công lao và tài năng của họ chưa được nhìn nhận một cách thỏa đáng. Chỉ một số ít những tên tuổi lớn như Thần Siêu, Thánh Quát, thầy Lập Trai Phạm Quý Thích được nhiều người biết đến, tôn vinh. Tác phẩm thơ văn của họ đã được sưu tầm và giới thiệu qua nhiều thời kỳ. Còn lại rất nhiều nhà trí thức uyên bác vẫn chưa được nhìn nhận đúng mực. Trong số những nhà Nho học đại tài ấy, có Chí Đình Nguyễn Văn Lý là một học sĩ dòng dõi danh gia ở đất Thăng Long, người có công rất lớn trong việc gìn giữ 2
  9. nền văn hóa của mảnh đất “nghìn năm văn hiến”, đến nay đang được giới nghiên cứu quan tâm và tìm hiểu. Để nghiên cứu, đánh giá về cuộc đời và sự nghiệp của ông, ngày 24/4/1998 Hội thảo “Tiến sĩ Nguyễn Văn Lý (1795 - 1868) và dòng họ Nguyễn Đông Tác” do Hội Sử học Hà Nội chủ trì đã được tiến hành trọng thể tại Bái đường Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội. Các tham luận tại Hội thảo đã nêu bật đóng góp to lớn của Tiến sĩ Nguyễn Văn Lý vào sự phát triển của văn hóa và giáo dục Thăng Long thế kỉ XIX. Qua đây có thể thấy tác giả Nguyễn Văn Lý đã bước đầu được giới nghiên cứu và những người yêu thơ văn quan tâm. Tuy vậy, những năm gần đây (từ năm 2015), tiến sĩ Chí Đình Nguyễn Văn Lý mới được nhiều độc giả biết đến và tìm hiểu. Cuộc đời, sự nghiệp cũng như con người ông từng bước được độc giả khám phá và ghi nhận, chủ yếu thông qua hai tập Tổng tập thơ văn Chí Đình Nguyễn Văn Lý. Đây là thành quả nghiên cứu của hậu duệ dòng tộc cụ Chí Đình và một nhóm những nhà nghiên cứu do PGS.TS Trần Thị Băng Thanh làm chủ biên. Họ đã dày công và đầy quyết tâm, miệt mài trong nhiều năm sưu tầm, hiệu đính, hệ thống để cho ra mắt hai cuốn tổng tập. Họ đã góp phần giới thiệu một sĩ phu Bắc Hà nửa đầu thế kỷ XIX, bổ khuyết vào phần còn trống trong tủ sách Thăng Long. Trong bộ tổng tập này các nhà nghiên cứu đã sưu tập, xác định văn bản, dịch, công bố hầu hết thơ văn của Nguyễn Văn Lý hiện đang được lưu giữ ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ở gia đình và rải rác trong một vài cơ sở khác, trong đó Viện Nghiên cứu Hán Nôm là nơi lưu giữ đầy đủ nhất. Tác phẩm của Chí Đình Nguyễn Văn Lý đóng góp một phần quan trọng trong thành tựu văn học Thăng Long - Hà Nội. Các sáng tác của ông vẫn chưa được giới thiệu nhiều và vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, sưu tầm. Tuy vậy, các nhà nghiên cứu đều khẳng định các sáng của ông có giá trị về cả nội dung và nghệ thuật, cần tiếp tục nghiên cứu sâu thêm để có thể khẳng định được vị trí của Nguyễn Văn Lý trong mảng văn học thời Nguyễn nói riêng, trong nền văn học dân tộc nói chung. Tác giả Phan Trứ cho rằng Chí Đình đã đóng góp vào phong khí thơ đương thời một giọng thơ “đa thanh”: “Thơ của Chí Đình cổ mà đẹp, hoa lệ mà nhã; nghị luận là tấm lòng cổ nhân; phẩm đề là nét bút họa công. Những bài bình đạm của ông thì trẻ mới học cũng hiểu, những bài sâu sắc của ông thì các bậc lão nho cũng không hiểu hết được. 3
  10. Thơ của ông có vẻ duyên dáng của thiếu nữ chơi xuân, có vẻ hào hùng của tráng niên xông trận. Nói một cách đại quát đó là bậc thượng thặng của thi học” [40]. Tác giả Lê Đôn cho rằng thơ Đông Khê “thuật hoài thì trầm uất nồng đạm mà không viển vông, thương cảm thì buồn khổ sầu muộn nhưng không oán thán, thù tặng thì mỹ lệ mà điển nhã, phẩm đề thì phong phú mà hùng hồn. Đại để là không thiên lệch mà tự có khuôn thước riêng một nhà” [40]. Sách Đại Nam liệt truyện chính biên (nhị tập, tập 4, Nhà xuất bản Thuận Hoá, Huế 1993, trang 144) do Quốc sử quán triều Nguyễn soạn nhận xét: “Văn Lý việc học rất ngay thẳng, trọng đạo lại trung thực và thơ văn chuộng về ý cách, nên Nội các là Hà Quyền cùng Đô ngự sử là Phan Bá Đạt thường giao tiến lên vua”. Về sự nghiệp giáo dục của ông, Đại Nam liệt truyện khẳng định: “Ông trước sau làm việc giảng học 20 năm có lẻ, người tới học thành tựu cũng nhiều” [42]. Về tác phẩm Đông Khê thi tập, tuy mới được biết đến nhưng thi tập này bước đầu đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Họ nhận định: “Thơ của Nguyễn Văn Lý ở tập Đông Khê, dù lập chí cứng cỏi, dù bộc lộ nỗi buồn lữ thứ, tâm sự chán nản quan trường, nhớ nhà nhớ quê, cũng đều thể hiện hồn thơ trung hậu của một con người cả đời tu dưỡng theo mẫu hình nhân cách đạo đức Nho gia. Vì vậy khi tập thơ đưa vào Bí các đã nhận được một sự đánh giá chính thống: “Thơ ông trọng lập chí tinh thâm, hồn hậu mà trang nhã” [2, tr.55]. Dù đã và đang nhận được sự quan tâm của giới nghiên cứu và độc giả, tuy nhiên có thể thấy rằng, giá trị của Đông Khê thi tập chỉ mới được đề cập đến qua rất ít bài viết và mới dừng ở cấp độ khái quát. Việc nghiên cứu giá trị nội dung, nghệ thuật thơ văn cũng như con người Chí Đình Nguyễn Văn Lý nói chung vẫn còn là vấn đề bị bỏ ngỏ. Và hình ảnh con người trong thơ Chí Đình Nguyễn Văn Lý chưa được tác giả nào đề cập đến. Nhân vật trữ tình trong thơ Nguyễn Văn Lý là chân dung con người vừa mang nét truyền thống vừa mang màu sắc hiện thực, tiêu biểu cho một nhân cách trong sạch, cao quý, một tấm lòng ưu thời mẫn thế luôn đau đáu nỗi niềm với nhân dân, đất nước. Vậy nên trong luận văn của mình, chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu về hình ảnh nhân vật trữ tình trong thơ ông, để góp phần đánh giá toàn diện, cụ thể và chính xác hơn về Nguyễn Văn Lý cũng như sự nghiệp thơ văn của ông. Từ đó góp phần giới thiệu và khẳng định giá trị thơ văn cũng như tâm hồn cao đẹp của tác giả. Chúng tôi 4
  11. hy vọng rằng con người và thơ văn Nguyễn Văn Lý sẽ được nghiên cứu nhiều hơn nữa để chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về một danh nhân đất Thăng Long. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Chúng tôi thực hiện luận văn này nhằm những mục đích như sau: Góp phần tìm hiểu về thời đại, cuộc đời, sự nghiệp trước tác của Chí Đình Nguyễn Văn Lý và tác phẩm Đông Khê thi tập. Góp phần làm rõ đặc điểm nhân vật trữ tình trong Đông Khê thi tập của Chí Đình Nguyễn Văn Lý (vấn đề phản ánh nhân vật trong thơ nói chung và trong Đông Khê thi tập nói riêng, nhân vật trữ tình được phản ánh đa dạng qua những chủ đề khác nhau của từng thời kỳ, hoàn cảnh, đề tài có trong tập thơ). Trên cơ sở nhận xét, bình luận về nghệ thuật thể hiện nhân vật trữ tình trong Đông Khê thi tập chúng tôi sẽ bước đầu có những đánh giá, nhận định về giá trị của tác phẩm cũng như đóng góp của tác giả Chí Đình Nguyễn Văn Lý trong nền văn học dân tộc. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên đây, nhiệm vụ của luận văn là: Tìm hiểu những vấn đề chung về tác giả Chí Đình Nguyễn Văn Lý (thời đại, quê hương, gia đình, cuộc đời, sự nghiệp trước tác…); tìm hiểu những vấn đề lí thuyết có liên quan như khái niệm nhân vật trữ tình, hình tượng nhân vật trữ tình được phản ánh trong thơ trung đại... Khảo sát những đặc điểm của nhân vật trữ tình qua các bài thơ để thấy được sự đa dạng trong cách thể hiện của tác giả. Phân tích, bình luận về những đặc điểm và nghệ thuật thể hiện nhân vật trữ tình qua các bài thơ cụ thể để thấy sự hiểu biết sâu rộng, tình cảm sâu sắc của tác giả đối với đất nước, gia đình, bạn bè cũng như sự tỉ mỉ chu đáo trong hành xử của ông. Từ đó đưa ra những nhận định về giá trị nội dung, hiệu quả nghệ thuật trong việc thể hiện nhân vật trữ tình trong tác phẩm. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Trong luận văn này chúng tôi tập trung tìm hiểu về nhân vật trữ tình trong Đông Khê thi tập của Chí Đình Nguyễn Văn Lý. Cụ thể là 429 bài thơ nằm trong 5
  12. cuốn Tổng tập thơ văn Chí Đình Nguyễn Văn Lý, tập 1 do PGS.TS Trần Thị Băng Thanh làm chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2015. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Những tư liệu liên quan đến thời đại, cuộc đời, sự nghiệp của Chí Đình Nguyễn Văn Lý. 429 bài thơ được chọn dịch và giới thiệu trong cuốn sách Tổng tập thơ văn Chí Đình Nguyễn Văn Lý, tập 1, PGS.TS Trần Thị Băng Thanh (chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, (2015). 5. Phương pháp nghiên cứu Xuất phát từ mục đích, đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu đã được xác đinh, chúng tôi chọn ra những phương pháp cụ thể để tiến hành giải quyết đề tài này. Đó là các phương pháp sau: Phương pháp nghiên cứu văn học sử: Phương pháp này giúp người nghiên cứu tiến hành tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của tập thơ để từ đó khẳng định giá trị và những đóng góp của Chí Đình Nguyễn Văn Lý trong mảng văn học cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX nói riêng và trong nền văn học dân tộc nói chung. Phương pháp thống kê phân loại: Để phân tích, lí giải kết quả cần tiến hành việc thống kê, phân loại. Đây chính là phương pháp cần thiết cho việc tìm hiểu và làm rõ hiệu quả của nghệ thuật thể hiện hình tượng nhân vật trữ tình trong tác phẩm Đông Khê thi tập của Chí Đình Nguyễn Văn Lý. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở thống kê, phân loại, phương pháp phân tích, tổng hợp giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc và toàn diện về nhân vật trữ tình được phản ánh trong tác phẩm. Phương pháp so sánh, đối chiếu: Chúng tôi nhìn nhận, đánh giá sự khác biệt của nhân vật trữ tình hiện diện trong tác phẩm của Nguyễn Văn Lý với tác phẩm của các tác giả khác cùng thời. Từ đó có cái nhìn sâu sắc hơn về con người của tác giả. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Chúng tôi vận dụng phương pháp nghiên cứu của các ngành có liên quan như văn học sử, lịch sử, ngôn ngữ, văn hóa để đi sâu xem xét, phân tích tác phẩm, đưa ra những nhận định và sự đánh giá cần thiết. 6
  13. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn muốn khám phá những đặc sắc, những đóng góp của tác giả trong dòng chảy văn học trung đại. Đồng thời là đem đến một cái nhìn đa diện về nhân vật trữ tình trong tác phẩm Đông Khê thi tập của Chí Đình Nguyễn Văn Lý. Từ đó góp một phần nhỏ vào kho tư liệu tham khảo, có ý nghĩa phần nào trong việc nghiên cứu, tìm hiểu về văn học triều Nguyễn nói riêng và văn học trung đại Việt Nam nói chung. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của luận văn được triển khai thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn Trong chương này chúng tôi trình bày những vấn đề có liên quan phục vụ cho việc triển khai luận văn như giới thiệu cuộc đời, sự nghiệp của tác giả Chí Đình Nguyễn Văn Lý và tác phẩm Đông Khê thi tập, các khái niệm lí thuyết liên quan đến đề tài luận văn. Chương 2: Đặc điểm nhân vật trữ tình trong Đông Khê thi tập Trong chương này chúng tôi tập trung làm rõ những đặc điểm của nhân vật trữ tình qua 429 bài thơ trong Đông Khê thi tập. Qua đó giúp người đọc thấy được con người bao dung, nhân ái, luôn trăn trở không chỉ với những điều lớn lao mà còn với những điều tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại hết sức tinh tế trong cuộc sống thường nhật của con người. Qua đó thấy được tư chất nhà Nho - mẫu người chuẩn mực của tác giả. Chương 3: Nghệ thuật thể hiện nhân vật trữ tình trong Đông Khê thi tập Ở chương này chúng tôi tập trung phân tích và bình luận nghệ thuật thể hiện nhân vật trữ tình của tác phẩm. Từ đó bước đầu khẳng định được tài năng thơ ca cũng như những đóng góp của tác giả Chí Đình Nguyễn Văn Lý trên thi đàn văn học dân tộc. 7
  14. NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Khái niệm nhân vật trữ tình Khái niệm về nhân vật trữ tình xuất hiện khá phổ biến trong việc nghiên cứu các tác phẩm văn học. Trước hết chúng ta có thể nhận định rằng nhân vật trữ tình là những nhân vật thường xuất hiện trong tác phẩm văn học trữ tình. Và vì mang bản chất trữ tình - bộc lộ tình cảm, nên nhân vật trữ tình được cảm nhận chủ yếu thông qua thế giới tình cảm của con người. Khác với các tác phẩm thuộc thể loại tự sự, các tác phẩm trữ tình có đời sống tình cảm là nội dung cốt lõi. Nhìn nhận về nhân vật trong các tác phẩm tự sự, người đọc quan tâm đến bức tranh cuộc sống của nhân vật. Tức là, họ nhìn nhận nhân vật với những đặc điểm tính cách, số phận khác biệt thông qua những biểu hiện từ phát ngôn, hành động của mỗi nhân vật. Nhân vật trong tác phẩm tự sự có đời sống giàu chất hiện thực, và được soi chiếu theo nhiều tuyến nhân vật với vị trí vai trò khác nhau. Nhìn chung nhân vật trong tác phẩm tự sự được nhìn nhận một cách tổng thể, và tùy vào dụng ý xây dựng nhân vật của tác giả, độc giả sẽ đón nhận nhân vật theo những hướng tiếp cận khác nhau để khám phá nhân vật ấy trong tương quan các mối quan hệ xã hội được xây dựng trong tác phẩm. Với các tác phẩm trữ tình, tác giả cũng như người đọc đặc biệt chú ý đến việc bộc bạch tâm sự của nhân vật. Do vậy, nhân vật trong tác phẩm trữ tình không chia ra tuyến nhân vật chính diện, phản diện… mà chỉ được gọi chung là nhân vật trữ tình. Nhân vật trữ tình sẽ biểu hiện trực tiếp cảm xúc, suy tưởng của mình, qua đó phản ánh, làm sống dậy thế giới chủ thể của hiện thực khách quan, giúp ta đi sâu vào thế giới của những suy tư, tâm trạng, nỗi niềm chung của con người mà thông qua nhân vật tác giả muốn bày tỏ. Và nhân vật trữ tình mang màu sắc cá nhân đậm nét. Tuy nhiên cũng sẽ là sai lầm nếu cho rằng tác phẩm trữ tình chỉ thể hiện những gì thầm kín, chủ quan, cá nhân. Bởi lẽ, những cảm xúc được thể hiện trong tác phẩm thông qua nhân vật trữ tình bao giờ cũng là những cảm xúc chung mà con người nào cũng có. Những cảm xúc yêu 8
  15. thương, vui buồn, hờn giận, đau đớn, tiếc nuối… xuất hiện phổ biến trong đời sống tình cảm của mỗi cá nhân được phản ánh sinh động qua mỗi tác phẩm trữ tình. Vì vậy nỗi niềm xúc cảm của một cá nhân trong tác phẩm là cảm xúc chung của rất nhiều con người trong đời sống hiện thực. Vì thế tiếng nói cá nhân trong tác phẩm trở thành tiếng nói đồng điệu với muôn người. Từ đó có thể khẳng định tác phẩm trữ tình biểu hiện cảm xúc chủ quan của nhà thơ, nhưng điều đó cũng được xác lập trong mối quan hệ giữa con người và hiện thực khách quan. Bởi vì mọi cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của con người bao giờ cũng đều là cảm xúc về cái gì, tâm trạng trước vấn đề gì. Do đó, trong tác phẩm trữ tình hiện thực cuộc sống vẫn được phản ánh thông qua cách nhìn nhận của nhân vật. Nội dung của tác phẩm trữ tình được thể hiện gắn liền với hình tượng nhân vật trữ tình. Đó là hình tượng người trực tiếp thổ lộ suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng trong tác phẩm. Nhân vật trong tác phẩm tự sự và kịch có diện mạo, hành động, lời nói, quan hệ cụ thể. Nhân vật trữ tình trong thơ được thể hiện cụ thể thông qua giọng điệu, cảm xúc, trong cách cảm, cách nghĩ. Hình tượng nhân vật trữ tình gắn liền với nội dung của tác phẩm và cần phân biệt rõ 2 khái niệm: nhân vật trữ tình và nhân vật trong tác phẩm trữ tình. Nhân vật trong tác phẩm trữ tình là đối tượng để nhà thơ gửi gắm tâm sự, cảm xúc, suy nghĩ, là yếu tố trực tiếp khơi gợi nguồn cảm hứng cho tác giả. Nhân vật trữ tình không phải là đối tượng để nhà thơ miêu tả mà chính là những cảm xúc, ý nghĩ, tình cảm, tâm trạng, suy tư về lẽ sống và con người được thể hiện trong tác phẩm. Khi đọc một bài thơ, trước mắt chúng ta không chỉ xuất hiện những cảnh thiên nhiên, con người mà còn là hình tượng của một ai đó đang ngắm nhìn, rung động, suy tư về chúng, về cuộc sống nói chung. Hình tượng ấy chính là nhân vật trữ tình. Phần lớn nhân vật trữ tình xuất hiện với tư cách là những tình cảm, tâm trạng, suy tư trăn trở của chính bản thân nhà thơ. Trước một vấn đề nào nó từ cuộc sống tác động đến nhà thơ làm cho mạch cảm xúc của họ rung lên mạnh mẽ khác với các xúc hiện hữu trước đó sẽ là điều kiện để họ bày tỏ nỗi lòng của mình qua trang thơ. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp nhân vật trữ tình không phải là hiện thân của tác giả. Do tính chất tiêu biểu, khái quát của nhân vật trữ tình nên nhà thơ có thể tưởng tượng, hóa thân vào một đối tượng nào đó để xây dựng nhân vật trữ tình theo quy luật điển 9
  16. hình hóa trong sáng tạo nghệ thuật. Tức là bằng thứ cảm xúc cá nhân của bản thân, tác giả gửi gắm vào cảnh vật hay một nhân vật tưởng tượng, đứng ra bộc bạch thay tác giả. Hay có khi tác giả nói thay tâm trạng của một ai đó cũng là lời nói từ tâm hồn của tác giả. Khi ấy có thể coi những nhân vật trữ tình ấy là nhân vật trữ tình nhập vai, nói lên tiếng nói không chỉ của riêng tác giả mà còn là tiếng nói chung của muôn vạn người. Trên cơ sở những lí thuyết đã đề cập, chúng tôi xin đưa ra khái niệm về nhân vật trữ tình: Nhân vật trữ tình là hình tượng nhà thơ trong thơ trữ tình, là con người “đồng dạng” của tác giả, hiện ra từ văn bản của kết cấu trữ tình như một con người có đường nét hay một vai sống động, có thế giới nội tâm cụ thể, những dòng cảm xúc được thể hiện rõ nét trong tác phẩm. Qua đó ta thấy được quan niệm, cách nhìn, suy nghĩ, cảm xúc hiện tại của nhà thơ - nhân vật trữ tình. Trong các tác phẩm trữ tình, nhân vật trữ tình có thể được nhìn nhận một cách trực tiếp hay qua người tác giả nhập vai, cũng có khi chỉ nhận biết qua nỗi niềm cảm xúc. 1.1.2. Nhân vật trữ tình trong thơ trung đại 1.1.2.1. Thơ trữ tình trung đại Trong văn học trung đại Việt Nam, tới khoảng thế kỷ XVIII - XIX mới xuất hiện những bộ sách bàn về thể loại văn học như Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn. Theo truyền thống Trung Hoa, các công trình này vẫn dùng các khái niệm “văn thể” hay “thể” để chỉ thể loại văn học. Song ngay từ khi con người sáng tác văn học, người ta đã ý thức về thể loại văn học. Từ xưa, các nhà văn nhà thơ cổ gọi tên sáng tác của mình dựa theo thể loại và đặt tên tác phẩm của mình theo thể loại, ví thử như: Bạch Đằng giang phú, Bình Ngô đại cáo… Vai trò thể loại vô cùng quan trọng trong nhận thức thẩm mỹ đối với văn học cổ. Sáng tác văn học là sáng tác theo thể loại. Từ việc xác định thể loại định viết, các tác giả mới tiến hành đặt những nguồn cảm hứng trên việc dẫn bước của thể loại. Giáo Sư Bùi Duy Tân đã đưa ra hai căn cứ để xác định thể loại văn học cổ. Một là, căn cứ vào phương thức phản ánh ông chia ra ba nhóm thể loại (các thể loại trữ tình, các thể loại tự sự, các thể loại chính luận). Hai là, căn cứ vào thể văn ông chia ra ba loại là các thể loại thơ, các thể loại văn và biền ngẫu, các thể loại văn xuôi. Và theo giáo sư Trần Đình Sử thì xét về tên gọi, trong quá khứ các nhà thơ trung đại Việt 10
  17. Nam chưa bao giờ tự gọi thơ mình là thơ “trữ tình”. Trữ tình là một khái niệm hiện đại. Mặc dù trong Cửu chương của Khuất Nguyên có thể tìm thấy hai chữ trữ tình song nó chưa trở thành thuật ngữ trong thời trung đại. Phần lớn thơ làm trong các dịp tiễn tặng, hoạ thơ người khác, đề thơ kỷ niệm, tức cảnh, tức sự, tức là làm thơ theo sự đòi hỏi, khêu gợi của ngoại cảm. Khi muốn tự bộc lộ nỗi lòng thì họ gọi là “ngôn hoài”, “thuật hoài”, “ngôn chí”, “tự tình”, “tự thuật”, “mạn thuật”, “trần tình”. Những tên gọi này rất đáng chú ý. Những tên gọi như “chí”, “tình”, “hoài”, “sự”, “cảnh”… là nội dung trữ tình, còn “thuật”, “ngôn”, “tự”, “trần”… là cách trữ tình, “thuật” là kể, “tự” cũng là kể, “ngôn” là nói ra, là tuyên bố cho mọi người biết, “trần” là bày tỏ. Có thể xem đó là những dấu hiệu đặc trưng của ý thức trữ tình truyền thống “trữ tình bằng cách thuật kể nỗi lòng mình, cảm xúc chí hướng của mình” [27, tr.148]. Từ ý kiến của các nhà nghiên cứu, ta có thể hiểu khái niệm thơ trữ tình trung đại Việt Nam như sau: Thơ trữ tình trung đại Việt Nam là loại thơ do các nhà thơ trung đại Việt Nam sáng tác ra để biểu thị những cảm xúc, suy tư, tư tưởng tình cảm của họ - nhân vật trữ tình trước các hiện tượng của đời sống được thể hiện một cách trực tiếp hoặc thông qua các phương thức nghệ thuật nhất định. Xét theo chiều dài lịch sử, “thơ trữ tình trung đại” xuất hiện từ thời nhà Lý. Giai đoạn này, các tác phẩm chưa có hình thức độc lập của các tác phẩm thơ với đầy đủ những giá trị về thẩm mĩ nghệ thuật và yếu tố chức năng của văn học. Các tác phẩm trữ tình vào thời điểm này chủ yếu là các bài thơ với dung lượng ngắn và làm theo lối của sấm ký, kệ, từ. Nội dung của các tác phẩm này chủ yếu mang tính chất giáo huấn, vấn đáp, thù tạc, tức là chủ yếu phản ánh chức năng ngoài văn học của các tác phẩm nghệ thuật, bước đầu đã có sự phá vỡ quy phạm thể hiện trong các thể loại vay mượn. Và vì phần lớn thơ thời kì này là những bài kệ nên hình tượng tác giả trong thơ tuy đã có, nhưng còn chưa có nhân vật trữ tình toàn diện. Có thể nói, những tác phẩm thơ thời Lý là bước nền cho sự hình thành thơ trữ tình Việt Nam thời kì sau này. Qua văn học thời nhà Lý, đến thế kỷ XVIII nhà Lê mạt và thế kỷ XIX nhà Nguyễn đánh dấu bước phát triển rực rỡ của thơ trữ tình trung đại về cả số lượng tác phẩm và đội ngũ sáng tác. Sở dĩ có thể khẳng định như vậy, chúng tôi căn cứ vào sự đa dạng, thành thục của thơ Nôm cùng với những điêu luyện đỉnh cao của các tác phẩm thơ chữ Hán văn học 11
  18. trữ tình trung đại giai đoạn này. Đây là bước phát triển đánh dấu sự chín muồi của văn học trữ tình thời kì trung đại. Như đã đề cập ở trên, phần lớn các tác phẩm thơ trữ tình trong văn học trung đại thường là thơ nói chí, tỏ lòng. Cho dù những tác phẩm trữ tình ấy đề cập đến nhiều đề tài khác nhau, các thi nhân cũng không quên đề cập đến cái chí của mình. Và trong số những bài thơ thuộc thời kì này, có riêng một mảng thơ để các tác giả trung đại thể hiện “tiếng nói cá nhân” của mình. Các nhà thơ trực tiếp bày tỏ hoài bão, chí khí, tâm tư của cá nhân mình hay sự chiệm nghiệm trước những vấn đề lớn lao của thời cuộc. Với loại thơ này, tác giả trung đại đánh dấu bằng cách gắn liền chúng với những nhan đề như ngôn hoài, thuật hoài, ngôn chí. Loại thơ này có tứ thơ phổ biến đó là được triển khai dựa trên sự đối lập nhưng đồng nhất giữa nhân vật trữ tình với các đại lượng lớn của vũ trụ. Ví thử như như trời, đất, sông, núi, nhật, nguyệt. Trong tương quan với những yếu tố ấy, kích thước con người có khi được phóng to lên và sự giao cảm của con người đối với đất trời xung quanh gần như là vô hạn. Mặt khác, đối với những bài thơ tỏ lòng, những quan hệ xã hội thực tại của thời đại đã được các tác giả thiên nhiên hóa, vũ trụ hóa, bằng việc các nhà thơ quy những sự kiện cụ thể của con người, đời sống vào các phạm trù chung như: thời, thế, vận, mệnh, quy những sắc thái tình cảm phong phú của con người vào những khái niệm chung nhất như: sân, hận, bi, phẫn và quy những phản ứng có thể rất đa dạng của nhân vật trữ tình vào các hành động mang tính công thức rất dễ nhận ra như: nhỏ lệ, chắp tay sau lưng, … Về cách biểu hiện của chủ thể trong thơ trung đại, có thể thấy rằng chủ thể nhà thơ biểu hiện trong thơ là một người cảm nhận tĩnh tại thuần túy. Khác với thơ hiện đại sau này, khi bộc lộ cảm xúc, chủ thể đa phần sẽ “xưng danh”, tức là độc giả có thể dễ dàng xác định được chủ thể mang nguồn tâm tư ấy là ai, những từ ngữ biểu thị chủ thể xuất hiện trực tiếp trong câu thơ. Còn trong thơ trung đại, độc giả đọc tác phẩm thơ thường thấy câu thơ vắng chủ từ biểu thị chủ thể mà các tác giả có những dấu hiệu nghệ thuật tương ứng riêng thay cho sự bộc lộ chủ thể trực tiếp, để từ đó tạo một sự cảm nhận mơ hồ, phiếm chỉ về một chủ thể có tính tổng hợp, mỗi người có thể thấy những nỗi niềm tâm trạng ấy mang dáng dấp của cá nhân nào đó nhưng lại không thể chỉ mặt đặt tên một cách chính xác mà tất cả chỉ mang tính chất ngầm hiểu. 12
  19. Có điều cần lưu ý, chủ thể trong bài thơ không phải là chủ thể của toàn bộ lời thơ. Có thể thấy rằng, thơ trung đại chưa phải là thời của “cái tôi cá nhân”, nên nhân vật trữ tình có tồn tại thông qua lời thơ cũng không trực tiếp xưng tôi khẳng định con người cá nhân của mình. Sự xuất hiện của nhân vật trữ tình không mang mục đích chủ định bày tỏ cái tôi độc lập cùng cảm xúc khác biệt, đối nghịch với thời đại mà chỉ đơn giản là bày tỏ những suy tư, tình cảm cá nhân trên cơ sở quy chuẩn chung của xã hội. Bởi vậy, lời thơ trong bài là lời “không của ai cả”, nhân vật trữ tình được độc giả cảm nhận thông qua những quan điểm, cảm xúc được đề cập qua nhiều yếu tố được thể hiện trong tác phẩm. Về đặc điểm hình thức lời thơ, thơ trung đại là thơ lấy cảm xúc từ nghe nhìn cho nên yếu tố họa rất phổ biến. Cảm xúc lời nói với ngữ điệu cảm thán, nghi vấn, nghị luận chỉ chiếm một phần nhỏ nhưng rất quan trọng và không thể thiếu trong rất nhiều tác phẩm. Nhìn chung thơ trung đại không phát triển năng lực giao tiếp trực tiếp của lời thơ, nó không hướng tới việc trò chuyện với người đọc mà giao tiếp gián tiếp. Tức là, một bài thơ được tác giả viết lên không nhằm mục đích nói với riêng ai, có khi là nói với toàn vũ trụ, nói với không gian, nói với đất trời, và đôi lúc là nói với chính mình. Chủ thể trữ tình trong thơ không được xác định cụ thể, vậy nên đối tượng hướng đến của nó cũng là đối tượng chung, đối tượng phiếm chỉ, tùy thuộc vào cách cảm của mỗi người. Các tác giả, bằng năng lực cảm nhận nghe nhìn, suy cảm, và bằng cách của riêng mình, mỗi tác phẩm thơ được viết lên có tiếng nói riêng, nó phát huy năng lực cảm giác tưởng tượng, liên tưởng hết sức sắc bén, tinh tế nơi người đọc. Đặc biệt, yếu tố mô tả, hình dáng trong thơ trung đại có ý nghĩa hết sức quan trọng. Yếu tố này được tổ chức theo những nguyên tắc nhất định, trên nền không gian, thời gian tương ứng. Từ đó tạo nên những đặc sắc nghệ thuật trong việc xây dựng, mô tả hình dáng trong thơ, tạo thành những hình ảnh mang ý nghĩa tiêu biểu, tượng trưng. Tùy vào những cảnh vật, sự việc được đề cập mà tác giả gợi ra những hoàn cảnh, tình huống thực tế khác nhau, từ đó độc giả cảm nhận, khái quát những cảm xúc, suy nghĩ tâm tư của chủ thể trữ tình. Nhân vật trữ tình trong thơ trung đại hiện lên thông qua những yếu tố như vậy. 13
  20. 1.1.2.2. Con người trong thơ trữ tình trung đại Vấn đề con người trong văn học có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi con người là phạm trù cơ bản của văn hóa, là nội dung cơ bản của văn học và trình độ ý thức về con người, đánh dấu trình độ phát triển của văn học. Tùy từng giai đoạn của văn học trung đại, con người hiện lên trong các tác phẩm trữ tình tuân theo những quan điểm của thời đại tương ứng. Giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV: Trong giai đoạn văn học thời kì này, đáng chú ý nhất là sự xuất hiện con người sử thi. Hình tượng con người sử thi, xuất hiện trong một số bài thơ của Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Đặng Dung… Trong các sáng tác của những tác giả này, những con người sử thi không chỉ mang đầy chiến công mà còn mang lương tâm của dân tộc, biết hận, biết thẹn, day dứt khi nghĩa vụ chưa thành. Con người sử thi còn được bộc lộ trong thơ bang giao. Tác giả làm lên những bài thơ này chủ yếu bộc lộ tình cảm của những con người đại diện đất nước, làm tăng giá trị của quốc gia, dân tộc với ý thức trách nhiệm với thời cuộc. Đây là tư tưởng, là ý thức dân tộc của người Việt Nam. Bên cạnh hình ảnh của con người sử thi là hình ảnh của con người có khí tiết, luôn có ý thức giữ mình trong sạch. Những con người này tuy không được thời vận, có chí quy ẩn nhưng vẫn nặng lòng lo cho đất nước. Đây là hình bóng con người kẻ sĩ, biết thời thế, một con người đau đáu nỗi niềm với đất nước, không bị vấy bụi ô trọc. Hình tượng này là kiểu con người mới xuất hiện trong thơ. Giai đoạn từ thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVII: Đến giai đoạn này, thơ văn có sự thay đổi lớn. Văn học Nôm đã trở thành một mảng văn học đặc biệt trong dòng chảy văn học trung đại. Rất nhiều tác phẩm có giá trị thời kì này được lưu truyền kết tinh từ chữ Nôm. Những tên tuổi có thể kể đến như Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Con người được đề cập đến trong giai đoạn này là những con người bộc lộ cảm thức trực giác, con người duy lí và mang tính chất giáo huấn ngày càng đậm. Nguyễn Trãi trong thơ biểu hiện là một con người đau khổ, day dứt trước sự lựa chọn đầy mâu thuẫn khi đứng trước thời thế. Ông đã có quan niệm sâu sắc về cuộc đời - có tài lớn thì phải dùng vào việc lớn và có ích cho dân. Thế nhưng, sinh nhầm thời, không được trọng dụng đúng với tài trí của mình, con người mong muốn lánh đời 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2