intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn học Việt Nam: Nông thôn Việt Nam qua tiểu thuyết Thời Xa Vắng của Lê Lựu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

39
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần Nội dung của luận văn được trình bày trong ba chương: Chương 1 - Thời xa vắng trong bối cảnh chung của tiểu thuyết thời kỳ đổi mới; Chương 2 - Nông thôn trong Thời xa vắng- nhìn từ phương diện nội dung; Chương 3 - Nông thôn trong Thời xa vắng- nhìn từ phương diện biểu hiện. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn học Việt Nam: Nông thôn Việt Nam qua tiểu thuyết Thời Xa Vắng của Lê Lựu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHAN THỊ QUYÊN NÔNG THÔN VIỆT NAM QUA TIỂU THUYẾT THỜI XA VẮNG CỦA LÊ LỰU Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: GS PHONG LÊ THÁI NGUYÊN- 2018
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận văn Phan Thị Quyên Xác nhận của khoa chuyên môn Xác nhận của người hướng dẫn GS. Phong Lê i
  3. LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn là GS Phong Lê - người đã tận tình hướng dẫn, động viên, tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ khoa Ngữ Văn, đặc biệt là các thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy khoá 24 chuyên ngành Văn học Việt Nam, các cán bộ Khoa Sau đại học trường Đại học Sư phạm- Đại học Thái Nguyên đã dạy dỗ, tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập. Tôi vô cùng cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình, bạn bè. Đó chính là nguồn động viên tinh thần rất lớn để tôi theo đuổi và hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, ngày 15 tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Phan Thị Quyên ii
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan ........................................................................................................ i Lời cảm ơn ............................................................................................................ i Mục lục ................................................................................................................ ii MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 6 4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 7 7. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 7 Chương 1: THỜI XA VẮNG TRONG BỐI CẢNH CHUNG CỦA TIỂU THUYẾT THỜI KỲ ĐỔI MỚI ........................................................................ 8 1.1. Tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới .......................................................... 8 1.1.1. Cơ sở thực tiễn của công cuộc đổi mới văn học nghệ thuật...................... 8 1.1.2. Tiểu thuyết nông thôn trong bức tranh chung của tiểu thuyết thời kì đổi mới . 10 1.2. Quan điểm nghệ thuật, con đường sáng tạo của Lê Lựu và vị trí của tiểu thuyết Thời xa vắng ........................................................................................... 20 1.2.1. Quan niệm nghệ thuật .............................................................................. 20 1.2.2. Con đường sáng tạo của Lê Lựu.............................................................. 21 1.2.3. Vị trí của tiểu thuyết Thời xa vắng .......................................................... 23 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 26 Chương 2: NÔNG THÔN TRONG THỜI XA VẮNG - NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG.......................................................................... 27 2.1. Bức tranh hiện thực cuộc sống nông thôn .................................................. 27 2.1.1. Vùng quê nghèo khó ................................................................................ 28 2.1.2. Vùng quê “Đất lề quê thói” ..................................................................... 31 iii
  5. 2.1.3. Vùng quê chuyển mình ............................................................................ 35 2.2. Người nông dân với những bị kịch và khát vọng cá nhân ......................... 39 2.2.1. Bi kịch của con người không được sống là chính mình .......................... 40 2.2.2. Bi kịch của con người được sống là mình nhưng lại đánh mất chính mình .... 46 2.2.3. Con người với khát vọng trong tình yêu, hôn nhân................................. 49 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 54 Chương 3: NÔNG THÔN TRONG THỜI XA VẮNG - NHÌN TỪ PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN ........................................................................ 55 3.1. Không gian và thời gian nghệ thuật............................................................ 55 3.1.1. Không gian nghệ thuật............................................................................. 55 3.1.2. Thời gian nghệ thuật ................................................................................ 58 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật .................................................................... 61 3.2.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình và hành động .......................................... 61 3.2.2. Nghệ thuật biểu hiện nội tâm................................................................... 66 3.3. Giọng điệu trần thuật .................................................................................. 69 3.3.1. Giọng giễu nhại, mỉa mai ........................................................................ 70 3.3.2. Giọng chiêm nghiệm, suy ngẫm .............................................................. 72 3.4. Ngôn ngữ .................................................................................................... 74 3.4.1. Ngôn ngữ đời thường, cá tính .................................................................. 75 3.4.2. Ngôn ngữ đậm chất triết lý ...................................................................... 77 Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 78 KẾT LUẬN....................................................................................................... 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 81 iv
  6. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Việt Nam từ sau Cách mạng tháng 8 cho đến thời kỳ Đổi mới- thập niên 1980, cơ bản vẫn là một nước thuần nông nghiệp, nông dân vẫn là lực lượng cơ bản trong cấu trúc dân cư. Bởi vậy trong văn học, đề tài nông thôn bao giờ cũng là một đề tài lớn, luôn có nhiều khoảng trống hứa hẹn và thu hút sự quan tâm của nhiều thế hệ cầm bút. Với sự phản ánh hiện thực nông thôn, từ lâu các nhà văn đã thể hiện được phần quan trọng cuộc sống, con người Việt Nam qua các chặng đường phát triển của dân tộc. Tuy nhiên ở mỗi thời kì cũng có những đặc trưng và ràng buộc lịch sử nhất định. Lịch sử đã ghi danh nhiều tác giả, tác phẩm tiêu biểu về mảng đề tài này. Vấn đề nông thôn và cuộc sống của người nông dân cũng luôn được Đảng và Chính phủ quan tâm đặt lên hàng đầu, đã và đang là vấn đề thuộc định hướng An sinh xã hội. 1.2. Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) đáp ứng nhu cầu đổi mới toàn diện đất nước. Tinh thần đổi mới của Đại hội như một luồng gió mới thổi vào đời sống văn học nghệ thuật, mở ra thời kì Đổi mới của văn học Việt Nam trên tinh thần đổi mới tư duy, nhìn thẳng vào sự thật. Văn xuôi nói chung và tiểu thuyết nói riêng viết về nông thôn vì thế cũng có những bước chuyển biến quan trọng trong việc đổi mới tư duy và nghệ thuật biểu hiện. Đào sâu vào vấn đề nhận thức và đánh giá lại lịch sử dân tộc, với cái nhìn thế sự, vấn đề nông thôn và cuộc sống của người nông dân đã xuất hiện trên trang văn với những cung bậc tình cảm, tâm trạng khác nhau. Nhà văn, nhà biên kịch Phạm Ngọc Tiến là người có nhiều say mê, tâm huyết ở mảng đề tài này, cho rằng: “Đất nước ta là nông thôn. Chất dân dã của người nông dân tạo nên diện mạo cho nhân vật có những tính chất riêng biệt, điển hình, sinh sắc. Hình thái sinh hoạt nông thôn dễ đưa vào tác phẩm. Đề tài nông thôn chứa đựng nhiều vấn đề về nhân sinh, đổi đời, băng hoại đạo đức...” [75]. Cùng với đó là cuộc sống riêng tư, số phận con người được quan tâm- chú ý trong nhiều chiều đã tạo ra ấn tượng tốt, được độc giả tích cực đón nhận với thái độ trân trọng và chia sẻ. 1
  7. 1.3. Lê Lựu là một trong số những nhà văn trưởng thành trong cách mạng và cũng là một trong số những nhà văn quan tâm đến bước chuyển mình của đời sống nhân dân, đặc biệt là đời sống người nông dân. Nói đến nhà văn Lê Lựu người ta thường nghĩ ngay đến Thời xa vắng, tác phẩm đưa ông trở thành “sĩ quan” trong làng văn. Thời xa vắng là một trong những tiểu thuyết viết về nông thôn xuất sắc của văn học Việt Nam tiền đổi mới. Tác phẩm đặt ra một cách sáng rõ cái nhìn mới về nông thôn trong sự soi chiếu nhiều chiều, đưa đến cho người đọc những khám phá, trải nghiệm riêng rất đáng ghi nhận. Tìm hiểu Thời xa vắng của Lê Lựu, ta không chỉ hiểu thêm về bộ mặt của nông thôn Việt Nam mà còn khẳng định vị trí, sự đóng góp của nhà văn cho sự phát triển nền văn xuôi Việt Nam trong những năm đổi mới. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Trên bình diện nghiên cứu, phê bình văn học đã có nhiều công trình, bài viết trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến sáng tác của Lê Lựu nói chung và tiểu thuyết Thời xa vắng nói riêng. Chúng tôi tạm chia các ý kiến thành hai loại: những đánh giá chung về nhà văn Lê Lựu và sáng tác của ông, và những ý kiến bàn riêng đến tiểu thuyết Thời xa vắng. 2.1. Những ý kiến chung về Lê Lựu và các sáng tác của ông Trong sự phát triển không ngừng của văn học đương đại, Lê Lựu ngày càng khẳng định được vị trí chắc chắn của mình trong lòng độc giả và thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu phê bình. Nhà thơ Trần Đăng Khoa có những nhận xét độc đáo, tinh tường, khi cho rằng: “Lê Lựu biết cuốn hút người đọc bằng một thứ văn đọc không nhạt. Ngay ở những chuyện xoàng xoàng, người đọc vẫn thu lượm được một cái gì đó (...) nghĩa là đọc anh không bị lỗ trắng, cũng bởi Lê Lựu là nhà văn không chấp nhận sự nhạt nhẽo, tầm thường. Ở bất kì tác phẩm nào dù lớn hay nhỏ, Lê Lựu cũng có vấn đề gì đấy gửi gắm” [56, tr. 669]. 2
  8. Nhận xét về tiểu thuyết Lê Lựu, tác giả Lê Hồng Lâm cho thấy: Sở dĩ tác phẩm của Lê Lựu như Thời xa vắng, Sóng ở đáy sông, Hai nhà… gây được dư luận và có chỗ đứng riêng trên văn đàn là “bởi ông luôn viết hết mình như ông sống, yêu ghét rạch ròi và đặc biệt là đi đến tận cùng tính cách nhân vật (…). Ở mức độ nào đó, nhà văn đã tạo ra những nhân vật điển hình trong những hoàn cảnh điển hình” [56, tr.703]. Trần Bảo Hưng cho rằng “Thô mộc hồn nhiên và đầy ắp chất sống - ngay cả khi nghĩ ngợi triết lí cũng rất hồn nhiên, cũng là triết lí bật lên trực tiếp từ đời sống”. Ông đánh giá “Tất cả dường như đã trở thành phong cách, thành cá tính của Lê Lựu” [28]. Ngô Thảo trong một bài viết Về truyện ngắn Lê Lựu đã nhận định: “Lê Lựu là một người đang tìm tòi. Truyện nào của anh cũng tìm được những nét tính cách mới, những hướng khai thác vấn đề mới” [63, 227]. Đinh Quang Tốn đưa ra nhận định về vị trí của nhà văn Lê Lựu “Nếu trong tổng số sáu trăm hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, cứ mười người chọn lấy một người tiêu biểu, thì Lê Lựu là một trong số sáu mươi nhà văn ấy" [56, tr. 663]. Những ý kiến trên đều thống nhất đề cao tâm huyết của Lê Lựu trong sáng tạo nghệ thuật, khẳng định được vị trí, phong cách trong những sáng tác của ông, góp phần tạo nên diện mạo của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. 2.2. Những ý kiến bàn riêng về tiểu thuyết Thời xa vắng Năm 1986, cuốn tiểu thuyết Thời xa vắng “trình làng” đã thu hút được sự chú ý trong dư luận và được đánh giá là một “cọc tiêu tiền trạm” của công cuộc đổi mới văn học. Tác phẩm này nhanh chóng thu nhận nhiều ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê bình. Cuốn Lê Lựu Tạp ăn (2002) là một công trình tổng hợp những bài viết, những bài phê bình văn học của Lê Lựu đối với các nhà văn, nghề văn. Đặc biệt ở phần 4 cuốn sách đã tập hợp khá nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu, phê bình liên quan đến tiểu thuyết Thời xa vắng. Đó là Phong Vũ với “Tiểu thuyết đầu tiên của một cây bút viết 3
  9. truyện ngắn”, là Lê Thành Nghị với “Thời xa vắng - một tâm sự nóng bỏng”, là Thiếu Mai “nghĩ về một “Thời xa vắng chưa xa”, Nguyễn Hòa “Suy tư từ một “Thời xa vắng”,… Giáo sư Phong Lê cho rằng: “Giang Minh Sài thất bại, nhưng cả xã hội thì thắng lợi, cả xã hội đang vật vã trong những chuẩn bị cho cái “thời xa vắng” ấy qua đi. Không còn bi kịch của Giang Minh Sài, cho những Giang Minh Sài khác được sống là mình ngay từ đầu…Thời xa vắng là “sự đón nhận trước yêu cầu nhìn thẳng vào sự thật và nhận thức lại lịch sử được đề ra với Đại hội VI, cuối năm 1986” [38]. Tác giả Nguyễn Hòa nhận thấy Thời xa vắng là sự: “đi tìm lại những chân giá từng bị đánh mất, từng bị lãng quên”. “Viên đại bác Thời xa vắng khoan thủng các tấm màn vô hình che giấu nhiều điều lâu nay chúng ta không rõ tới. Quá khứ đâu chỉ là chiếc bánh ngọt ngào mà có cả vị đắng cay” [27]. Bàn về vấn đề nông thôn trong sáng tác của Lê Lựu, Trần Đăng Khoa- người vô cùng quý mến Lê Lựu đã có những nhận xét xác đáng về cuốn tiểu thuyết này: “Lê Lựu đã dựng lên một loạt bức tranh nông thôn đặc sắc. Có nhiều trang đạt chuẩn Nam Cao. Có thể nói tắt từ Nam Cao qua một chút Kim Lân đến Nguyễn Khắc Trường và Lê Lựu, chúng ta mới lại có nhà văn nông thôn thứ thiệt” [56, tr. 677]. Hoàng Ngọc Hiến trong bài “Đọc Thời xa vắng của Lê Lựu” đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 4, năm 1987 đã nhận định vấn đề số phận cá nhân, số phận người nhà quê trước những biến động của xã hội, cụ thể là cuộc đời, số phận của nhân vật Giang Minh Sài. Theo ông thì anh nông dân Giang Minh Sài “người nhà quê” của Lê Lựu phải chịu hai lần khốn khổ, vừa xung đột với hệ tư tưởng gia trưởng, vừa xung đột với thành phố ở bộ phân phức tạp nhất của nó là đàn bà, con gái” [26, tr. 119]; vậy nên cuộc sống của Sài mới bế tắc, vướng vào hết bi kịch này đến bi kịch khác. Và từ câu chuyện trên, Hoàng Ngọc Hiến đặt ra những vấn đề bức xúc của xã hội: “Lê Lựu chỉ đụng đến đề tài “người nhà quê và đô thị” một cách ngẫu nhiên: chỉ là câu chuyện thương tâm một “anh nhà quê” chơi trèo với thành phố bị hại. Trên đất nước ta sau khi thống nhất, không phải cán bộ tiếp quản nào 4
  10. cũng trở thành chủ của thành phố, không ít “người nhà quê” khi tiếp xúc với đô thị đã bị hại hoàn toàn, sống dỡ chết dở, điêu đứng bi thảm, sự thất bại của họ mang ý nghĩa xã hội sâu sắc [26, tr. 119]. Đề tài hậu phương nông thôn miền Bắc trong chiến tranh chống Mỹ có nhiều người viết, nhưng theo đánh giá của Đinh Quang Tốn thì “Lê Lựu là người viết thành công nhất” [76, tr. 22]. “Thời xa vắng viết về hậu phương chống Mỹ cứu nước với cả cái vui và cái buồn, cái nông nhiệt và sự non nớt, những quầng sáng và bóng mờ, có cả nụ cười và nước mắt” [76, tr.18]. Tìm hiểu tiểu thuyết Thời xa vắng, Thiếu Mai khẳng định tài năng xây dựng nhân vật của Lê Lựu: “Lê Lựu tỏ ra hiểu nhân vật của mình đến chân tơ, kẽ tóc, đến tận những ngọn ngành, sâu thẳm nhất của tình cảm, suy nghĩ” [48, tr. 577]. Vương Trí Nhàn trong bài viết Một đóng góp vào việc nhận dạng con người Việt Nam hôm nay cho rằng: “Lê Lựu chỉ nói riêng về con người, những mối quan hệ giữa người với người. Một vấn đề muôn thủa mà cũng là vấn đề chúng ta nói đi nói lại rất nhiều (…) làm thế nào để giúp con người nhận thức về chính mình đầy đủ hơn từ đó tìm được cách sống hợp lí hơn, đấy là nhiệm vụ thiêng liêng mà mọi nền văn học chân chính xưa nay muốn đảm nhận” [53]. Bên cạnh các nhận định khẳng định thành công về mặt nội dung cũng như nghệ thuật của Thời xa vắng, một số ý kiến khác chỉ ra nhược điểm của Lê Lựu về kết cấu yếu, câu chữ rối, rậm… Theo Thiếu Mai “Thời xa vắng tuy vẫn còn những nhược điểm, còn thiếu một sự chặt chẽ, nhất quán cần thiết, nhưng với ưu điểm rất trội của nó, nó là một thành công, nó đóng góp vào nền văn học đang có đà phát triển khởi sắc” [48, tr. 125]. Ngoài ra tiểu thuyết Thời xa vắng nói riêng và những sáng tác của Lê Lựu nói chung đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều khóa luận và luận văn tốt nghiệp. Các công trình đã tiếp cận tiểu thuyết Lê Lựu trên các bình diện như: không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật; nghệ thuật trần thuật; yêu cầu nhận thức lại; các bi kịch cá nhân… Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về Lê Lựu đều có tiếng nói khá thống nhất, khẳng định tài năng và tinh thần lao động miệt mài của nhà văn trên con đường tìm tòi, 5
  11. sáng tạo một hướng đi mới cho tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu sâu hình ảnh nông thôn Việt Nam thể hiện trong tác phẩm, mà chỉ chạm tới hoặc chỉ nói qua. Vì vậy, trên cơ sở những công trình đã nghiên cứu, chúng tôi cố gắng tìm ra những khoảng trống để tiếp cận, tìm hiểu và xử lý đề tài với mong mỏi góp thêm tiếng nói khẳng định hơn nữa giá trị văn chương Lê Lựu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là nông thôn Việt Nam qua tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu. Luận văn sẽ khảo sát toàn bộ cuốn tiểu thuyết Thời xa vắng, và trong một chừng mực nhất định sẽ so sánh, đối chiếu với những cuốn tiếu thuyết của các nhà văn viết cùng về đề tài nông thôn trước và sau đó. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Người viết đi sâu tìm hiểu nông thôn Việt Nam qua tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu. 4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Khẳng định vị trí của nhà văn Lê Lựu - một tác giả tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam thời kì tiền đổi mới, nhất là từ những năm đầu thập niên 1980 và những đóng góp của nhà văn cho tiểu thuyết thời kì này. Cảm thụ toàn diện hơn về hiện thực cuộc sống nông thôn Việt Nam thời kì đổi mới, đồng thời chỉ ra những nét đặc sắc trong phương thức nghệ thuật thể hiện hình ảnh nông thôn của tiểu thuyết Thời xa vắng so với những cuốn tiểu thuyết trước và sau đó. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận giải những vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến luận văn. Làm rõ những giá trị của tác phẩm trên phương diện nội dung và nghệ thuật. Đánh giá, đối sánh với một số tác phẩm trước và sau thời kì đổi mới cùng viết về nông thôn Việt Nam. 6
  12. 5. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện luận văn, người viết kết hợp vận dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản như sau: Phương pháp thống kê: Thao tác thống kê mang lại rất nhiều tác phẩm viết về đề tài nông thông qua các giai đoạn, làm cơ sở cho bước so sánh trong quá trình triển khai nội dung. Thao tác phân loại rất quan trọng để lựa chọn ra một nhóm tác phẩm phù hợp với đối tượng và mục đích của đề tài. Phương pháp phân tích tổng hợp: Nắm vững đặc trưng, phương pháp luận loại hình thể loại tiểu thuyết để khái quát bức tranh nông thôn, tìm ra và phân tích những vấn đề chung, những biến đổi của xã hội, của con người và những bi kịch mà con người phải chịu đựng sau luỹ tre làng. Phương pháp so sánh: Việc sử dụng phương pháp so sánh giúp chúng tôi có điều kiện so sánh sự chuyển hướng nghệ thuật của Lê Lựu trong thời kỳ đổi mới cũng như những điểm nổi trội đặc sắc của tiểu thuyết Lê Lựu so với tiểu thuyết của các tác giả cùng thời. 6. Đóng góp của luận văn Về mặt lí luận, với luận văn này, người viết gắng làm nổi bật nét đặc sắc về phương thức thể hiện hình ảnh nông thôn Việt Nam trong tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu. Về mặt thực tiễn, người viết muốn tìm hiểu những đóng góp mới, riêng của Lê Lựu về nội dung phản ánh và hình thức thể hiện qua tiểu thuyết Thời xa vắng. Thông qua đó góp phần khẳng định tài năng, vị trí của Lê Lựu trong văn học thời kì đổi mới, đồng thời giúp người đọc có những kiến giải sâu sắc về nhà văn này. 7. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo. Phần Nội dung của luận văn được trình bày trong ba chương: Chương 1: Thời xa vắng trong bối cảnh chung của tiểu thuyết thời kỳ đổi mới Chương 2: Nông thôn trong Thời xa vắng- nhìn từ phương diện nội dung Chương 3: Nông thôn trong Thời xa vắng- nhìn từ phương diện biểu hiện 7
  13. Chương 1 THỜI XA VẮNG TRONG BỐI CẢNH CHUNG CỦA TIỂU THUYẾT THỜI KỲ ĐỔI MỚI 1.1. Tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới 1.1.1. Cơ sở thực tiễn của công cuộc đổi mới văn học nghệ thuật Sau Đại thắng mùa xuân 1975, lịch sử dân tộc ta đã sang một trang mới, cuộc sống thời bình đã mở ra với vô số những biến động của đời thường. Quá trình đổi mới của đất nước mở ra những cơ hội, thuận lợi mới cùng những thách thức, khó khăn cho sự phát triển văn hóa, văn học, nghệ thuật. Yêu cầu mới của đất nước, nhu cầu hưởng thụ, sáng tạo văn học, nghệ thuật của nhân dân thay đổi, trong đó có những mặt cao hơn; sự thay đổi nhanh chóng, sâu sắc trong mọi mặt đời sống xã hội tác động trực tiếp đến chính quá trình sáng tạo, tiếp nhận văn học, nghệ thuật. Trước những biến chuyển đó của thời đại, văn học tự bản thân cũng xuất hiện những nhu cầu đổi mới. Được cổ vũ bởi tinh thần dân chủ của Đại hội Đảng VI, các cây bút sau 1975 đã có nhiều nỗ lực trong lao động nghệ thuật, tạo được những hướng đi mới táo bạo, độc đáo nhằm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của văn học và độc giả hiện thời. Có thể nói “chưa bao giờ văn xuôi phát triển mạnh mẽ như bây giờ và cũng chưa bao giờ nhà văn được thành thật như bây giờ”. Sự đổi mới của văn học được thể hiện trên nhiều phương diện và trong nhiều thể loại. Văn xuôi nói chung, tiểu thuyết nói riêng từ sau Đổi mới đã có những thay đổi đáng kể, với định hướng của Đảng “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, văn chương nói chung không còn e ngại hướng về phản ánh và biểu hiện mặt “suồng sã, thô thám, xô lệch của hiện thực”. Bức tranh đời sống với mọi góc khuất sâu kín được đưa vào trong văn học đầy trăn trở, phức tạp. Những sáng tạo văn học trở về với qui luật vĩnh hằng của đời sống, coi tính chân thật là phẩm chất quan trọng của văn chương nghệ thuật. 8
  14. Mỗi trang văn không chỉ có không khí hào hùng của những cuộc đấu tranh, với những chiến sĩ anh dũng hi sinh hoặc chiến thắng vẻ vang; mà có cả những ngõ cùng xóm nhỏ, những làng quê nghèo khó với những cuộc vật lộn sinh tồn, ghen ghét đố kị, những con người rất bình thường với suy nghĩ, những khao khát đời thường... Có những điều nhỏ bé tưởng chừng chẳng có gì để nói, chẳng có gì đáng nói lại được những ngòi bút tài năng tái hiện trên những trang viết đầy sinh động và ám ảnh. Các nhà văn đón nhận nhu cầu này như một thách thức trong quá trình sáng tạo. Không ít nhà văn trăn trở, tìm cách đổi mới tư duy nghệ thuật trong việc phản ánh hiện thực để đáp ứng nhu cầu đổi mới văn học. Nguyễn Minh Châu được coi là nhà văn tiên phong, người mở đầu tinh anh trong công cuộc đổi mới văn học. Ông kêu gọi “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa, các nhà văn phải tự “cởi trói” trong sáng tác” [10]. Nhà văn Nguyên Ngọc đề nghị “Phát huy đầy đủ chức năng xã hội của văn học nghệ thuật” khắc phục tình trạng văn nghệ chỉ làm nhiệm vụ “minh họa chính trị” [50], vì cuộc sống đâu phải phẳng lì, đơn điệu, nó phức tạp, xù xì, gai góc và đó mới là khuôn mặt đích thực của nó. Nhiều nhà văn đánh giá lại sáng tác của chính mình trên quan điểm đổi mới. Nguyễn Khải gọi các sáng tác của mình trong giai đoạn 1945 - 1975 là “cái thời lãng mạn”; còn nhà văn Lê Lựu cho rằng các sáng tác của ông trước Thời xa vắng là “văn học sự vụ”, văn học công việc”; và tuyên bố: “Tôi tự bảo không thể viết như trước được nữa” [59]. Như vậy, những quan niệm mới mẻ về văn hóa, văn nghệ của Đảng làm thay đổi quan điểm, nhận thức về văn học và nhận thức lại thực tại không còn là nhu cầu của cá nhân nghệ sĩ mà còn là nhu cầu của thời đại. Sự nhận thức lại ở đây không phải là sự phủ nhận hoàn toàn quá khứ, gạt bỏ hết những thành quả mà chúng ta đã đạt được. Yêu cầu của sự nhận thức lại là phải khám phá sâu hơn, toàn diện hơn về những mảng hiện thực mà trước đây văn học chưa hoặc ít được đề cập. 9
  15. 1.1.2. Tiểu thuyết nông thôn trong bức tranh chung của tiểu thuyết thời kì đổi mới Chặng đường phát triển của văn xuôi nói chung và tiểu thuyết nói riêng đều trải qua những quy luật phát triển nội tại trước những tác động của bối cảnh xã hội. Đánh giá sự chuyển động đó, nhiều nhà nghiên cứu văn học như Phong Lê, Nguyên Ngọc, Vũ Tuấn Anh, Bùi Việt Thắng... đều thống nhất nhận định: văn xuôi nước ta từ năm 1975 đến những năm 1980 vẫn vận động và phát triển theo “quán tính” cũ, “vẫn nghiêng về sự kiện, về sự bao quát hiện thực trong một diện rộng”; và “cảm hứng sử thi vẫn chiếm một vị trí đáng kể trong tư duy nghệ thuật” [70]. Một số nhà văn đã trình làng một số sáng tác ngay sau chiến tranh như: Trong cơn lốc (Khuất Quang Thụy), Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh), Miền cháy (Nguyễn Minh Châu), Nắng đồng bằng (Chu Lai), Mở rừng (Lê Lựu)... Tuy nhiên, những tác phẩm trên cơ bản vẫn chưa thoát ra được âm hưởng, dấu ấn quen thuộc của văn học thời kỳ trước. Đến đầu những năm 1980 mới xuất hiện một vài tiểu thuyết với những dấu hiệu đổi mới khá rõ rệt trong cách nhìn nhận và miêu tả hiện thực như: Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Gặp gỡ cuối năm (Nguyễn Khải)... Nhưng phải từ năm 1986, dưới sự tác động của bối cảnh xã hội mới và trên cơ sở kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống, tiểu thuyết Việt Nam mới có những đổi mới thực sự trong quan niệm nghệ thuật về hiện thực, về con người và những cách tân trong kỹ thuật tiểu thuyết. Hiện thực cuộc sống những năm đổi mới với tất cả tính đa dạng, phức tạp của nó đều là chất liệu cho sự sáng tạo của tiểu thuyết. Nửa sau thập niên 1980, thập niên 1990 của thế kỷ XX, đời sống văn học xuất hiện một loạt tiểu thuyết “làm cho văn đàn sôi động và sóng gió”. Và một trong những điểm nhấn lớn nhất của tiểu thuyết thời kỳ đổi mới vẫn là đề tài chiến tranh và người lính. Khi chiến tranh đã lùi xa, con người bắt đầu làm quen với cuộc sống đời thường, thì một số nhà văn vẫn hồi ức về chiến tranh, về 10
  16. những năm tháng ác liệt đã qua. Quả thực, trong chiến tranh “tất cả để chiến thắng” song không phải “tất cả là chiến thắng”, đằng sau “tấm huy chương” còn là bi kịch, là thảm kịch; còn là máu, là nước mắt mà “máu thấm vào lòng đất đã sâu, sao trang giấy lòng anh suy nghĩ cạn?” (Chế Lan Viên). Một loạt tác phẩm như Thân phận tình yêu của Bảo Ninh, Chim én bay của Nguyễn Trí Huân, Nước mắt đỏ của Trần Huy Quang, Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Không phải trò đùa của Khuất Quang Thụy, Bến không chồng của Dương Hướng... đã xoáy vào “mặt trái của tấm huy chương” với những “di họa chiến tranh” còn ám ảnh, đeo đẳng bao số phận con người. Chiến tranh đã lùi xa nhưng vẫn còn để lại bao hậu quả nghiệt ngã cho con người, nó vẫn là một “siêu đề tài” cho văn học khám phá, biểu hiện. Nói như Giáo sư Phong Lê thì “còn lâu về sau, chiến tranh vẫn cứ là một đề tài lớn, một kho chất liệu không thể nào vơi cạn còn nằm sâu trong ký ức của con người” [46]. Hiện thực trong văn học thời kì đổi mới được nới rộng phạm vi thể hiện. Không chỉ có hiện thực cách mạng, các biến cố trong đời sống cộng đồng mà còn có hiện thực của cuộc sống ngày thường, đời thường với các quan hệ thế sự phức tạp. Đó là các vấn đề về văn hoá, phong tục, hủ tục ở nông thôn; vấn đề sản xuất, quản lý kinh tế- xã hội trong thời kỳ đổi mới; những mặt trái của đời sống đô thị, của cơ chế thị trường; đó còn là vấn đề hôn nhân gia đình, tâm lý xã hội... Viết về chủ đề gia đình - nơi gìn giữ những giá trị thiêng của con người, các nhà văn thời kỳ Đổi mới lại cho thấy gia đình nhiều khi không còn là nơi “nghỉ ngơi tuyệt đối an toàn” của con người. Thời xa vắng (Lê Lựu), Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Phố (Chu Lai)... Thời xa vắng (Lê Lựu) làm nổi bật bi kịch trong mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Sự nhu nhược, thiếu bản lĩnh cá nhân là nguyên nhân chủ yếu đẩy cuộc đời Sài vào bi kịch. Nhưng nguyên nhân sâu xa hơn là sự áp đặt của cộng đồng lên cá nhân. Chính gia đình, họ hàng, đơn vị... đã đè bẹp ý thức cá nhân của Giang Minh Sài. 11
  17. Tiểu thuyết thời kỳ đổi mới còn gia tăng những chủ đề thời sự. Một số tác phẩm đã “áp sát” cuộc sống đời thường, đã bắt chạm đến nhiều góc khuất của đời sống hiện đại. Một thế giới không có đàn bà (Bùi Anh Tấn), Cuộc đời dài lắm (Chu Lai), Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh), Cơ hội của chúa (Nguyễn Việt Hà)... Một số tác giả lại có xu hướng “lật lại quá khứ, soi sáng lịch sử”. Chẳng hạn, Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh) tái hiện khoảnh khắc lịch sử đầy biến động, phức tạp cuối đời Trần. An lạc dưới trời (Nguyễn Xuân Hưng) cũng đặt lại những vấn đề xã hội trong các thời đoạn phức tạp nhất của lịch sử. Sau năm 1986, đất nước đổi mới toàn diện đã từng bước đem lại những biến chuyển lớn trong đời sống vật chất và trong nếp nghĩ, hành động của mỗi người nông dân. Nhà văn từ đó cũng có điều kiện thuận lợi để thể hiện những trăn trở, suy tư về những vấn đề cốt lõi của nông thôn và nông dân một cách trực diện, thấu đáo. Viết về nông thôn, các nhà văn vốn đã có thành tựu trước đó, nay có cơ hội thể nghiệm nghệ thuật mới. Điểm qua các chặng đường phát triển của văn học viết về nông thôn có thế thấy, ngay ở giai đoạn 1930-1945, một số sáng tác của nhóm Tự lực văn đoàn đã quan tâm đến đời sống nông thôn như tập truyện Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam, phóng sự Bùn lầy nước đọng của Hoàng Đạo... Tuy nhiên, tác phẩm của họ mới chỉ dừng lại ở sự cảm thông với cảnh sống nghèo khổ, tối tăm, do những thói quen, hoặc do trình độ thấp kém. Đến văn học hiện thực phê phán, đề tài nông thôn được khai thác có chiều sâu và gặt hái nhiều thành tựu. Các nhà văn hiện thực phê phán như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao… đã tái hiện bức tranh hiện thực nông thôn hiện lên với sự khắc nghiệt của sưu cao thuế nặng, của những thủ đoạn bóc lột tàn nhẫn, trắng trợn (Tắt đèn, Bước đường cùng). Đó là nông thôn của những hủ tục nhiêu khê, rườm rà; của những mâu thuẫn, chèn ép giữa các phe cánh tranh nhau quyền lợi, địa vị (Việc làng). Đó là nông thôn của những người cùng khổ bị dồn tới chân tường, của những cảnh lầm than, 12
  18. cơ cực (chị Dậu, anh Pha), của những kiếp sống đau đớn quằn quại (Lão Hạc), hoặc liều lĩnh biến chất (Chí Phèo)… Ở những tác phẩm này, ngoài giá trị hiện thực còn chứa đựng giá trị nhân đạo hết sức sâu sắc. Đó là những đòi hỏi về quyền sống, quyền làm người. Đó là sự quan tâm đến số phận của những người bé nhỏ, đầy bất hạnh. Đó là ý thức phản kháng của nhân vật khi bị dồn vào những bước đường không còn lối thoát. Sau Cách mạng tháng 8 - 1945, đề tài nông thôn chủ yếu được viết với cảm hứng ngợi ca, khẳng định, người nông dân không còn là nạn nhân đáng thương như trước mà xuất hiện với tư thế là chủ nhân chân chính của xã hội. Trong kháng chiến chống Pháp, Làng của Kim Lân, Con trâu của Nguyễn Văn Bổng, Đánh trận giặc lúa của Bùi Hiển tái hiện hình ảnh người nông dân gắn bó với quê hương, bám đất giữ làng. Tiếp đó, sau 1954, Xung đột của Nguyễn Khải là sự mở đầu cho các sáng tác về nông thôn thời kỳ hòa bình ở miền Bắc. Sau năm 1960, các tác phẩm Cái sân gạch và Vụ lúa chiêm của Đào Vũ, với Cái hom giỏ và Gánh vác của Vũ Thị Thường, Đồng tháng năm của Nguyễn Kiên, Mùa lạc, Tầm nhìn xa và Hãy đi xa hơn nữa của Nguyễn Khải…, một nông thôn mới trong hoàn cảnh mới, con người mới phải tự đấu tranh để điều chỉnh lại mình cho phù hợp với sự vận động và phát triển của xã hội đang trên đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nhìn chung, những sáng tác viết về nông thôn giai đoạn này ngoài những phát hiện mới về bản chất tư hữu ở người nông dân còn những điều kiện và hoàn cảnh mới còn xuất hiện những trang miêu tả khung cảnh lao động sản xuất, những phong tục tập quán cùng những quan hệ làng xóm khá sinh động. Tiểu thuyết viết về nông thôn trong chiến tranh chống Mỹ (1964-1975) mang âm hưởng sử thi anh hùng. Đây là thời kỳ tiểu thuyết viết về nông thôn đạt được nhiều thành tựu cả về tác phẩm cũng như đội ngũ sáng tác. Có thể kể tới các tác giả: Chu Văn với Bão biển và Đất mặn, Nguyễn Thị Ngọc Tú với Đất làng và Buổi sáng, Nguyễn Minh Châu với Cửa sông, Nguyễn Khải với Chủ tịch huyện, Nguyễn Kiên với Vùng quê yên tĩnh, Vụ mùa chưa gặt, Ngô Ngọc Bội 13
  19. với Ao làng , Vũ Thị Thường với Bông hoa súng và Vợ chồng ông lão chăn vịt… Các tác phẩm này đã bao quát được một khung cảnh hiện thực rộng lớn với những sự kiện và con người của một thời đáng nhớ, phản ánh được hiện thực một nông thôn sống động dưới sự lãnh đạo của Đảng. Giai đoạn từ 1975 đến 1985 là giai đoạn xã hội có sự chuyển động lớn lao. Bản thân các nhà văn lúc này đã có sự trăn trở, suy nghĩ để cho ra được những tác phẩm thực sự có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của xã hội và thời đại. Văn xuôi viết về nông thôn đã có sự chuyển mình. Các tác phẩm là lời tuyên cáo đối với cung cách làm ăn và quản lý nông thôn kiểu cũ, đồng thời đề cập đến lối làm ăn và quản lý nông thôn kiểu mới. Từ sau năm 1986, đề tài nông thôn thời kỳ Đổi mới có sự chuyển mình, đổi mới trong không khí chung của đất nước. Tiểu thuyết có sự đổi mới cả về nội dung và phương thức biểu hiện. Đề tài nông thôn một lần nữa được khắc họa rõ nét, chân thực ở tất cả các phương diện, trong sự đa dạng, phức tạp, xấu tốt lẫn lộn, đan xen. Đề tài nông thôn hấp dẫn đối với nhiều cây bút và thu được nhiều thành tựu: Lê Lựu với Thời xa vắng (1986), Chuyện làng Cuội (1991), Sóng ở đáy sông (1994), Nguyễn Khắc Trường với Mảnh đất lắm người nhiều ma (1990), Dương Hướng với Bến không chồng (1990), Ngô Ngọc Bội với Ác mộng (1990), Tạ Duy Anh với Lão Khổ (1992), Hoàng Minh Tường với Thủy hỏa đạo tặc,... Đáng chú ý là Thời xa vắng của Lê Lựu. Tác phẩm ra đời trúng thời điểm Đổi mới. Vừa ra mắt bạn đọc, tác phẩm nhanh chóng phổ biến rộng rãi, chỉ trong mấy tháng đầu đã tái bản 4 lần với số lượng lên đến 80 nghìn bản. Thời xa vắng trở thành sự kiện nổi bật trong đời sống văn học lúc bấy giờ. Nó đã tạo đà, khởi hứng và phát triển mạnh mẽ cho một khuynh hướng nhận thức lại lịch sử nông thôn với cảm hứng phê phán. Tác phẩm đã xoáy sâu vào những vấn đề có tính thời sự, nhạy cảm; điều chỉnh lại những quan điểm, cách nhìn không còn phù hợp với thời cuộc... Qua sự sàng lọc của thời gian, những vấn đề đặt ra trong tác phẩm được coi là bước đột phá 14
  20. đầy mới mẻ trong cách nhìn về quá khứ nông thôn, về người nông dân, trả lại những giá trị đích thực mà tác giả đã miệt mài sáng tạo. Bến không chồng của Dương Hướng là một bức tranh về nông thôn, song những hoạt động sản xuất và đấu tranh ở nông thôn, sự hình thành cuộc sống mới và con người mới chỉ là “phông nền” mà cái chính vẫn là số phận bi thương của Nguyễn Vạn, của Nghĩa, của Hạnh; là sự phá sản của dòng họ Nguyễn và những người cùng trong tộc họ ở làng Đông. Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường cũng đi sâu vào vấn đề họ tộc- một trong những vấn đề rắc rối nhất ở nông thôn. Nhưng nếu Bến không chồng là “cuốn gia phả” thì Mảnh đất lắm người nhiều ma chỉ “cắt lấy một khoảnh khắc nhỏ” của cuốn gia phả đó để quan sát. Đó là cuộc xung đột có tính chất “truyền kiếp” giữa hai dòng họ Vũ và Trịnh ở xóm Giếng Chùa. Tuy nhiên, xung đột cơ bản ở xóm Giếng Chùa “không phải là cuộc đấu tranh “ai thắng ai”, giữa chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa tư bản, mà là “dòng họ nào thắng, người của họ nào sẽ nhân danh Đảng nắm quyền lãnh đạo trong làng” [78]. Qua những pha tranh chấp, giành giật gay cấn, nhà văn cho bạn đọc thấy: mảnh đất Giếng Chùa không chỉ lắm người nhiều ma mà còn lắm ma ngay trong bản thân con người. Tạ Duy Anh với Lão Khổ nổi lên với phong cách độc đáo, với những thể nghiệm mạnh bạo trong cách viết, góp phần tạo nên diện mạo mới cho tiểu thuyết viết về nông thôn. Ở tác phẩm này, nhà văn đã thể hiện được sự từng trải hơn, già dặn hơn, kỹ thuật hơn và cũng táo bạo hơn trong việc chiếm lĩnh hiện thực nông thôn. Tác phẩm đã tái hiện được bức tranh toàn cảnh của làng quê Bắc Bộ trong những năm 1950-1970 đầy máu và nước mắt. Một số tác phấm khác như Gia phả để lại (Đoàn Lê), Những thiên đường mù (Dương Thu Hương), Ly thân (Trần Mạnh Hảo), Lời nguyền hai trăm năm (Khôi Vũ), Ác mộng (Điển Y)... đều ánh chiếu vào một thời đau thương của quá khứ nhằm lật xới những mảng tối, những mặt trái, mặt tiêu cực đã bị lờ đi, 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2