intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn học Việt Nam: Thơ Thái Nguyên dưới góc nhìn phê bình sinh thái (Qua thơ Ma Trường Nguyên, Võ Sa Hà, Phan Thái)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

24
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài chỉ đi sâu tập trung nghiên cứu vào các tập thơ tiêu biểu của ba nhà thơ từ góc nhìn sinh thái. Đi sâu tìm hiểu về môi trường sinh thái ở Thái Nguyên qua ba nhà thơ tiêu biểu. Làm rõ mối quan hệ giữa môi trường sinh thái và văn học. Đánh giá những thành công và đóng góp của ba nhà thơ trong nền văn học thơ Thái Nguyên. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn học Việt Nam: Thơ Thái Nguyên dưới góc nhìn phê bình sinh thái (Qua thơ Ma Trường Nguyên, Võ Sa Hà, Phan Thái)

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THỊ LAN THƠ THÁI NGUYÊN DƯỚI GÓC NHÌN SINH THÁI (Qua thơ Ma Trường Nguyên, Võ Sa Hà, Phan Thái) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THỊ LAN THƠ THÁI NGUYÊN DƯỚI GÓC NHÌN SINH THÁI (Qua thơ Ma Trường Nguyên, Võ Sa Hà, Phan Thái) Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG ĐIỆP THÁI NGUYÊN - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Thơ Thái Nguyên dưới góc nhìn phê bình sinh thái (Qua thơ Ma Trường Nguyên, Võ Sa Hà, Phan Thái)” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, hoàn toàn không sao chép của bất cứ ai. Các kết quả của đề tài là trung thực và chưa được công bố ở các công trình khác. Nội dung của luận văn có sử dụng tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí, các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Trần Thị Lan i
  4. LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.Hoàng Điệp - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên về sự hướng dẫn tận tình, đầy đủ, chu đáo và đầy tinh thần trách nhiệm của cô trong toàn bộ quá trình em hoàn thành luận văn. Em xin trân trọng cảm ơn sự tạo điều kiện giúp đỡ của Ban chủ nhiệm Khoa Ngữ Văn và các thầy cô giáo Phòng đào tạo Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ em thực hiện đề tài luận văn này. Em cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên và nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Trần Thị Lan ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 2 3. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 7 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 7 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 8 6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 8 7. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 8 8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 9 Chương 1. GIỚI THUYẾT CHUNG ............................................................. 10 1.1. Những vấn đề chung về sinh thái và văn học ............................................. 10 1.1.1. Khái niệm sinh thái và phê bình sinh thái ............................................... 10 1.1.2. Khái niệm văn học ................................................................................... 12 1.1.3. Mối quan hệ giữa sinh thái và văn học .................................................... 14 1.2. Thơ Thái Nguyên và hành trình kiến tạo những giá trị sinh thái ............... 21 1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển thơ Thái Nguyên............................... 21 1.2.2. Tinh thần sinh thái trong thơ Thái Nguyên ............................................. 23 1.3. Ma Trường Nguyên, Võ Sa Hà, Phan Thái và quá trình sáng tác .............. 25 1.3.1. Quá trình sáng tác của nhà thơ Ma Trường Nguyên ............................... 25 1.3.2. Quá trình sáng tác của nhà thơ Võ Sa Hà ................................................ 28 1.3.3. Quá trình sáng tác của nhà thơ Phan Thái ............................................... 31 iii
  6. Chương 2. CẢM QUAN SINH THÁI TRONG SÁNG TÁC CỦA CÁC NHÀ THƠ THÁI NGUYÊN (Qua thơ Ma Trường Nguyên, Võ Sa Hà, Phan Thái) ............................................................................................ 35 2.1. Cảm quan sinh thái tự nhiên trong thơ Ma Trường Nguyên, Võ Sa Hà, Phan Thái ............................................................................................................ 35 2.1.1. Sự tuyệt mĩ của sinh thái tự nhiên trong thơ Ma Trường Nguyên .......... 35 2.1.2. Sự kì vĩ của đại ngàn trong thơ Võ Sa Hà ............................................... 44 2.1.3. Sự bình dị, thân thuộc của cảnh quan làng quê trong thơ Phan Thái ...... 55 2.2. Những hệ lụy từ cuộc sống hiện đại ảnh hưởng tới môi trường sống ........ 61 2.2.1. Cảm nhận sự giận dữ của tự nhiên trong thơ Ma Trường Nguyên ......... 61 2.2.2. Nỗi buồn đô thị hóa trong thơ Võ Sa Hà ................................................. 63 2.2.3. Làng hóa phố và sự chơi vơi trong thơ Phan Thái .................................. 66 Chương 3. NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN VẤN ĐỀ SINH THÁI TRONG THƠ THÁI NGUYÊN (Qua thơ Ma Trường Nguyên, Võ Sa Hà, Phan Thái) ................................................................................................. 73 3.1. Nhan đề mang ý nghĩa sinh thái ................................................................. 73 3.1.1. Khái niệm nhan đề và đặc trưng của nhan đề thơ ................................... 73 3.1.2. Nhan đề mang ý nghĩa sinh thái trong thơ Ma Trường Nguyên, Võ Sa Hà, Phan Thái ............................................................................................... 75 3.2. Ngôn ngữ mang đậm tinh thần sinh thái .................................................... 77 3.2.1. Ma Trường Nguyên - ngôn ngữ nhẹ nhàng, sâu lắng.............................. 78 3.2.2. Võ Sa Hà - Ngôn ngữ giàu hình tượng .................................................... 79 3.2.3. Phan Thái - ngôn ngữ mộc mạc, giản dị.................................................. 83 KẾT LUẬN....................................................................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 89 iv
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, con người đang phải đối mặt với tình trạng mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng, quá trình đô thị hóa và sản xuất công nghiệp vừa vắt kiệt tài nguyên, vừa gây ô nhiễm môi trường. Thứ nữa, từ góc độ nhân văn, sự chia tách con người khỏi môi trường đã làm méo mó nhân cách của mỗi cá nhân. Rất có thể, hội chứng vô cảm trong xã hội hiện đại cũng bắt nguồn từ chỗ con người không còn biết rung cảm trước vẻ đẹp của tự nhiên, khi mà ánh điện thành phố đã “vô hiệu hóa” ánh trăng, máy điều hòa không khí đã làm thay chức năng của những làn gió mùa hạ, và sự kết nối nguyên sơ giữa con người với con người bị cắt đứt bởi thời buổi công nghệ số đã trở thành kênh giao dịch chủ yếu của con người và con người đô thị bị nhốt chặt trên các nhà hộp (building). Hiện nay, thiên nhiên cũng đang càng ngày càng bị thu hẹp nhỏ dần bởi nhiều lí do sự phá rừng, giảm diện tích rừng, dân số tăng, do di dân tự do bùng phát, … đã làm suy giảm tài nguyên rừng, tác không nhỏ đến môi trường sống khiến đất đai bị mất phì nhiêu, lụt lội, hoặc hạn hán xảy ra liên tiếp ảnh hưởng tới cuộc sống của con người. Chúng ta đều biết rằng, phá hủy thiên nhiên cũng chính là phá hủy luôn cuộc sống chúng ta vì con người luôn cần không khí để thở để sống. Đặc biệt, sau những giờ làm việc căng thẳng con người cũng cần có không khí trong lành để thư giãn, thưởng thức những âm thanh trong trẻo của cuộc sống. Để ngẫm và để nhìn lại những gì đã và đang trôi đi từng ngày Con người ở thời đại công nghiệp này có tâm trí luôn luôn bị động như robot suốt ngày, làm việc lắp ráp các bộ phận trong dây chuyền sản. Con người chỉ biết làm và làm họ không ai biết nhau, xong việc là về nhà. Tâm lý bị dồn ép. Sự tiến bộ kỹ thuật từ nhiều thập niên gần đây với sự tăng tốc... làm phá vỡ cấu trúc các xã hội cổ truyền, lối sống. Cuộc cách mạng kỹ nghệ đã đem đến cho nhân loại xe hơi, nhà máy nhưng ngày nay, chen chúc trong các đô thị lớn (Hà Nội, Đà nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh v.v...), với xe cộ ngổn ngang chạy bằng xăng dầu, với nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đá, với các khu kỹ nghệ toả ra mỗi ngày trên bầu trời hàng triệu tấn khí độc. Và đương nhiên con người đã và đang phải gánh chịu hậu quả đó. Và đương nhiên, dân số đông dĩ nhiên sẽ kéo theo tiêu thụ về thực phẩm, về năng lượng, về khoáng sản…, trong khi đó thì tài nguyên thiên nhiên không những 1
  8. suy thoái về lượng (rừng ít đi, đất đưa vào xây cất, nước ngầm thấp xuống v.v.) mà còn về phẩm (sa mạc hoá, mặn hoá, ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí...) và đến một lúc khi tiêu dùng trong kinh tế vượt quá sức sản xuất của vốn tạo hoá sẽ để lại hậu quả rất nặng nề. Môi trường sinh thái ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng, đời sống của con người bị ảnh hưởng rất lớn. Cũng phải nói thêm là năng lượng và vật chất bị phế thái này không thể trở lại trạng thái ban đầu. Sản xuất công nghiệp kéo theo rất nhiều hệ lụy như tiêu thụ điện, nguyên liệu, khí thải đổ ra sông suối, ra ngoài không khí các phế thải làm ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái, động thực vật vì vậy ngày càng bị thu hẹp và hủy diệt... Là một người con sinh ra và lớn lên ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và có hơn 10 năm gắn bó với mảnh đất Thái Nguyên, tôi muốn tìm hiểu nhiều hơn về môi trường sinh thái đã làm nên bản sắc của đất và người Thái Nguyên. Chúng tôi muốn dành công trình nghiên cứu đầu tiên của mình để nghiên cứu về các tác giả thơ Thái Nguyên mà bản thân đã từng gặp gỡ và quen biết, kính trọng. Nhằm lí giải cắt nghĩa những nét đặc trưng của thơ Thái Nguyên để tìm hiểu về sự tác động của môi trường sinh thái đã tác động đến cuộc sống, lối sống của con người hiện đại ra sao? Nên tôi lựa chọn ba nhà thơ ở ba thế hệ để nghiên cứu. Đây là một sự nỗ lực nhằm kiến giải sự tiếp kiến và giao thoa của môi trường sinh thái được biểu hiện trong thơ Thái Nguyên nói chung và ba nhà thơ nói trên. Đó sẽ là nguồn tư liệu tham khảo cho rất nhiều người nghiên cứu, giảng dạy, học tập về văn học Thái Nguyên. Vì những lí do nói trên, chúng tôi chọn đề tài: “Thơ Thái Nguyên dưới góc nhìn sinh thái (Qua thơ Ma Trường Nguyên - Võ Sa Hà - Phan Thái)” làm vấn đề nghiên cứu cho luận văn của mình. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Những nghiên cứu chung về phê bình sinh thái trong thơ Việt Nam. Lý thuyết Phê bình sinh thái là vấn đề khá mới mẻ và chưa nhận được nhiều sự quan tâm ở Việt Nam. Mới có một số công trình nghiên cứu về vấn đề sinh thái như: Đỗ Văn Hiểu (2012), Phê bình sinh thái - khuynh hướng văn học mang tính cách tân, Tạp chí phát triển nghiên cứu và khoa học, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh; Nguyễn Thị Tịnh Thi (2013), Phê bình sinh thái - nhìn từ lí thuyết giải cấu trúc, Văn học hậu 2
  9. hiện đại- lí thuyết và thực tiễn, Lê Huy Bắc chủ biên, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội; Lê Lưu Oanh, Trần Thị Ánh Nguyệt (2016) Khuynh hướng phê bình sinh thái trong nghiên cứu văn học, Tạp chí Lí luận phê bình văn học nghệ thuật, Số 41, Tháng 1 và một số công trình nghiên cứu của các tác giả khác. Đáng chú ý là cuốn Văn xuôi Việt Nam hiện đại sau 1975 nhìn từ góc nhìn phê bình sinh thái của tác giả Lê Lưu Oanh - Trần Thị Ánh Nguyệt; Cảm quan sinh thái trong văn xuôi dân tộc thiểu số Việt Nam đương đại của PGS. TS Đào Thủy Nguyên đăng trên Tạp chí nghiên cứu văn học, số 7- 2016; Thơ mới từ góc nhìn sinh thái học văn hóa của Nguyễn Đăng Điệp đăng trên Tạp chí nghiên cứu văn học, số 2 tháng 7/2014. Với ý thức về tầm quan trọng của việc phổ biến phê bình sinh thái trong văn học Việt Nam, Viện Văn học đã tổ chức buổi hội thảo quốc tế “Phê bình sinh thái: Tiếng nói bản địa - Tiếng nói toàn cầu” vào sáng 14/12/2017 tại Hà Nội. Tham dự Hội thảo có PGS.TS. Nguyễn Thế Kỷ - Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Phê bình VHNT Trung Ương; GS. TS. Nguyễn Quang Thuấn - Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam; PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp - Viện trưởng Viện Văn học cùng đông đảo các học giả, nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ, các cơ quan truyền thông và những đối tượng quan tâm tìm hiểu vấn đề này tại Việt Nam. Phát biểu tại buổi hội thảo, GS.TS Nguyễn Quang Thuấn- Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam nhấn mạnh: “Trên thế giới và Việt Nam trong những năm qua đang phải đối mặt với những thảm họa lớn về môi trường. Điều này đặt ra những câu hỏi lớn rằng, các nhà văn cũng như các nhà nghiên cứu KHXH&NV sẽ làm gì để đóng góp phần bảo vệ và xây dựng môi trường sống xanh - sạch - đẹp? Với tư cách một giảng viên, TS Đặng Lưu, Khoa Sư phạm Ngữ văn, Đại học Vinh cho rằng trong các lý thuyết về văn học, phê bình sinh thái có vẻ “cận nhân tình” hơn cả. Thơ Mai Văn Phấn và Đồng Đức Bốn, khác biệt và thành công - Kỷ yếu hội thảo thơ tại Hải Phòng, 15/ 5/ 2011, NXB Hội Nhà văn, 2011). Hệ sinh thái trong thơ Mai Văn Phấn: những linh hồn trong bầu trời Khi Mai Văn Phấn tuyên ngôn trong thơ: 3
  10. “Muôn năm con người! Muôn năm thiên nhiên!” hay giãi bày trong đời: “(…) các nhà thơ lần theo thơ ca nhằm khai mở tiếng nói mới, hoặc tìm lại âm sắc thuở hoàn nguyên đã mất.“; “(…) thơ ca còn tìm cách đặt tên lại sự vật, định hình lại thế giới”; “Việc sáng tạo thi ca gần giống trạng thái bàng hoàng của một đứa trẻ lần đầu được nhìn thấy những hiện tượng kì lạ của thiên nhiên và khám phá những bí ẩn, phức tạp của con người”; “Mục đích của thi ca là tạo lập một từ trường, để trong không gian đặc biệt ấy, tất cả từ đồ vật đến linh hồn đều được cất tiếng nói, được công bằng như nhau trong một trật tự mới. Những hình ảnh hiện lên trong không gian ấy là cánh cửa mở ra tương lai hoặc tìm về với quá khứ, hoặc tất cả cùng đồng hiện và đồng hành trong những thời khắc đặc biệt” (Trả lời tạp chí Thi Bình) 2.2. Những công trình nghiên cứu về vấn đề sinh thái trong thơ Thái Nguyên và thơ của Ma Trường Nguyên, Võ Sa Hà, Phan Thái Trong thơ Thái Nguyên, vấn đề sinh thái ít nhiều đã được bàn đến. Trong cuốn Hiện đại mà dân tộc Ma Trường Nguyên có viết: “Người miền núi luôn tiếp xúc với tiếng chim gọi bày thánh thót, tiếng thác dạt dào, tiếng gió thổi vi vu, tiếng thú gầm náo động. Do sống giữa một vùng thiên nhiên như thế, phải đấu tranh với thú dữ để sinh tồn và bảo vệ mùa màng nên người miền núi có tác phong hùng dung, dữ dội… Mặt khác do sống giữa núi non hiểm trở… có lẽ do phải đứng trước thiên nhiên khổng lồ như muốn nuốt chửng mà con người miền núi dễ có tâm trạng cô đơn, bất lực, tự ti? Chính vì vậy biểu tượng “quả núi”, “vực thẳm”, “khe sâu” đã lặp đi lặp lại nhiều lần trong dân ca miền núi. Trong bài “Mở núi”… cái khao khát giải phóng những thế lực thiên nhiên cản trở. Thế nhưng con người vẫn nhỏ bé trước thiên nhiên “Móng chân anh đào núi đá mở đường/ Móng tay em cấu núi sắc dày họp chợ”[24,tr16]. Ngoài ra, có thể kể đến các bài viết như Thái Nguyên, vùng văn hóa đặc sắc, tác giả Ma Trường Nguyên, báo Vietnam.net; Thái Nguyên, một vùng di tích lịch sử, cách mạng, Ma Trường Nguyên, Hiện đại mà dân tộc, Nhà xuất bản văn hóa dân tộc; Khắc khoải “miền kí ức” trong thơ Nguyễn Hữu Bài, (Hội VHNT Thái Nguyên 2004); Người “bạn với cỏ cây” vẫn đau đáu tình đời, (Hồ Thủy Giang, Tạp chí văn nghệ Việt Bắc)… Phác thảo ban đầu về thơ Ma Trường Nguyên, (Nguyễn Thúy Quỳnh, Hội thảo nhà văn Ma Trường Nguyên - tác giả, tác phẩm, HNVT Thái Nguyên). 4
  11. Đôi điều cảm nhận về thơ tình Ma Trường Nguyên qua tập “Bắc cầu vồng thăm nhau”, (Nguyễn Đức Hạnh, Hội thảo nhà văn Ma Trường Nguyên- tác giả, tác phẩm, HNVT Thái Nguyên)… Trong bài Ma Trường Nguyên - Nhà văn, nhà thơ tình xứ mây, tác giả Lâm Tiến (Hội thảo nhà văn Ma Trường Nguyên- tác giả, tác phẩm, HNVT Thái Nguyên) có nhận xét: “Đã có nhiều nhà văn viết về Ma Trường Nguyên. Nguyễn Trung Đỉnh cho đó là người “Đốt lửa bằng tái tim” với “dáng vẻ chân tình đến thật thà và hiền lành”. Ngô Quân Miện sau khi đọc xong thơ Ma Trường Nguyên như: “Bắt gặp cái mộc mạc, hồn nhiên của con người sống giữa thiên nhiên. Những câu thơ không khắc họa không xoáy sâu nhưng để lại cái gì đó như một hương cây cỏ nguyên sơ, giữa một bầu không khí ban mai trong trẻo” [25, tr.2]. Thơ Thái Nguyên: Nghĩ từ thơ trẻ của Nguyễn Kiến Thọ đăng trên báo Văn nghệ Thái Nguyên số 3- 2017 đã nói về đặc điểm chung, điều làm nên sự khác biệt của thơ trẻ Thái Nguyên: “Đặc điểm chung trong thơ của họ là viết về cái-nhìn- thấy, cái-phổ- biến. Với việc làm thơ, họ đã tạo ra một phép màu, làm cho những cái vô tình trở nên gần gũi, những cái xa lạ trở nên quen thuộc, những cái hy hữu trở thành phổ biến, những cái riêng trở thành cái chung, từ thơ của một người đã thành thơ của mọi người. Thơ, vì vậy, gánh một sứ mệnh cao cả là giúp người đọc khám phá rõ hơn về những chiều kích của sự vật hiện tượng ở góc độ nhân văn, nhân bản”. Ở đây các tác giả đã đưa ra một số biểu tượng thiên nhiên gắn bó với con người như: thác nước, dòng sông, hoa, ánh trăng… Tuy nhiên, vẻ đẹp tự nhiên mới chỉ được tìm hiểu rải rác chứ chưa được nghiên cứu một cách toàn diện. Nội dung này chúng tôi sẽ kế thừa và nghiên cứu kĩ trong luận văn một cách có hệ thống. Trong số các nhà thơ Thái Nguyên đương đại, Ma Trường Nguyên, Võ Sa Hà, Phan Thái có những đóng góp lớn và giành được nhiều cảm tình của bạn đọc cũng như các nhà nghiên cứu, phê bình. Từ thơ của Ma Trường Nguyên, Võ Sa Hà, Phan Thái, dễ nhận thấy, trong nhiều vấn đề của cuộc sống hôm nay, các nhà thơ đặc biệt quan tâm đến sinh thái tự nhiên và sinh thái tinh thần của quê hương. Những khắc khoải, thổn thức của Ma Trường Nguyên, Võ Sa Hà, Phan Thái về vấn đề sinh thái cũng nhận được sư quan tâm, đồng cảm và đánh giá xác đáng. 5
  12. Về nhà thơ Ma Trường Nguyên, trong bài viết Thơ Thái Nguyên: Nghĩ từ thơ trẻ của đăng trên báo Văn nghệ Thái Nguyên số 3- 2017, tác giả Nguyễn Kiến Thọ nhận xét: “Ma Trường Nguyên là nhà thơ dân tộc Tày với những bài thơ có cấu tứ độc đáo với những cái tên rất ấn tượng”. Tác giả Nguyễn Thúy Quỳnh qua Ba phác thảo về Ma Trường Nguyên. Cao Xuân Thử trong bài viết Ghé thăm cuộc rượu của Võ Sa Hà với núi đăng trên đăng trên báo Văn nghệ Thái Nguyên tháng 4 - 2016, cảm nhận về bài thơ “Quê núi” - linh hồn thơ Võ Sa Hà”. Theo Cao Xuân Thử: “Linh hồn thơ Võ Sa Hà đậu trên chốn quê núi non, núi đá của thi sĩ. Tách khỏi chốn quê này, thơ Võ Sa Hà mất sức sống.” Tuy chưa trực tiếp bàn về vấn đề sinh thái trong thơ Võ Sa Hà, nhưng Cao Xuân Thử khẳng định gốc rễ của vẻ đẹp thơ Võ Sa Hà là ở sự gắn kết với “bản thể tự nhiên nguyên sơ”: “Thơ Võ Sa Hà chỉ dẫn cho chúng ta thấy rằng, chỉ không gian núi cao, rừng sâu, không gian của quê núi mới có thể cho ta cái nguyên sơ, sự tinh khiết của mọi sự vật, mà từ đó tâm hồn ta mới trở nên sáng trong, lành mạnh” [6, tr.2]. Đó là gốc rễ để tạo nên vẻ đẹp của thơ. Khác biệt, tức là đối lập với quê núi này chính là chốn thị thành, phố phường, nơi mà đời sống tự nhiên tươi đẹp của con người đã bị biến hình, đổi dạng đi. Nói một cách khác, con người ngày nay, họ không được sống theo bản thể tự nhiên nguyên sơ, tốt đẹp của mình. Họ đã phải gồng mình lên trong đời sống xã hội hiện thực, chịu rất nhiều áp lực của nhịp đời. Trong bài viết Thơ Thái Nguyên: Nghĩ từ thơ trẻ, tác giả Nguyễn Kiến Thọ nhận xét thơ của Võ Sa Hà “hay và ấn tượng”. Những câu thơ của Võ Sa Hà như: “Mùa thu ấy Bằng Giang rờn sóng nước/ Mã Phục run trong gió lạnh biên thùy/ Pháo đài cổ loáng ánh trăng xanh mướt/ Núi Sa Hà u uất tiễn tôi đi (Mùa thu ấy) đã được tác giả Nguyễn Kiến Thọ chú ý. Còn Ma Trường Nguyên được đánh giá là: “nhà thơ dân tộc Tày với những bài thơ có cấu tứ độc đáo với những cái tên rất ấn tượng”. Trong bài viết Thơ lục bát Phan Thái in trên báo Văn nghệ Thái Nguyên, tác giả Nguyễn Kiến Thọ nhận thấy “khát vọng hồi quê” trong cảm thức Phan Thái. Tác giả nhận xét: “Ở chặng dừng chân cuối cùng, như con thuyền cần một bến bờ để neo, con người ta hay hướng về quê hương, về nơi chôn nhau cắt rốn. Đó có thể là cuộc hành hương bằng hoài niệm, một cuộc viễn du của kí ức, nhưng nó thật đẹp và thật thánh thiện. Ở đó, ta cứ thênh thênh bộc lộ mình với những niềm vui không cần giấu 6
  13. giếm, với những ý nghĩ không cần ngụy trang”. Chúng tôi cũng cảm nhận được, sinh thái quê hương, cảm thức “hồi quê” chính là nguồn nuôi dưỡng thơ Phan Thái. Chính vì thế, bài viết của tác giả Nguyễn Kiến Thọ đã gợi mở những góc nhìn khá mới mẻ trong thơ Phan Thái, gọi mời sự đồng sáng tạo của độc giả. Nhìn chung, những vấn đề môi trường sinh thái trong thơ Thái Nguyên nói chung, và nhất là trong thơ của các tác giả Ma Trường Nguyên, Võ Sa Hà, Phan Thái vẫn còn khá mới mẻ. Song các công trình nghiên cứu của những người đi trước sẽ là tiền đề khoa học quý báu, là những gợi ý bổ ích để chúng tôi thực hiện đề tài này. 3. Mục đích nghiên cứu Chúng tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích: Nhằm lí giải, cắt nghĩa sự tác động của môi trường sinh thái đã, đang và sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống, lối sống, suy nghĩ của con người ra sao được thể hiện qua ba nhà thơ thuộc ba thế hệ khác nhau. Đề tài chỉ đi sâu tập trung nghiên cứu vào các tập thơ tiêu biểu của ba nhà thơ từ góc nhìn sinh thái. Đi sâu tìm hiểu về môi trường sinh thái ở Thái Nguyên qua ba nhà thơ tiêu biểu. Làm rõ mối quan hệ giữa môi trường sinh thái và văn học. Đánh giá những thành công và đóng góp của ba nhà thơ trong nền văn học thơ Thái Nguyên. Đề tài cũng giúp người viết hiểu thêm về con người và phong cách sáng tác của các nhà thơ. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu như đã nêu ở trên, chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ sau: Vận dụng lí thuyết về sinh thái để đi sâu tìm hiểu. Tìm hiểu khái quát về ba nhà thơ và đi sâu vào các tập thơ có giá trị của ba nhà thơ. Tìm hiểu về môi trường sinh thái và con người Thái Nguyên đã tạo nên những nét đặc sắc cho ba nhà thơ. Tìm hiểu đặc điểm thơ của ba nhà thơ trên một số phương diện nội dung và nghệ thuật thơ. Xác định những đóng góp của ba nhà thơ cho thơ Thái Nguyên. 7
  14. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Nghiên cứu thơ Thái Nguyên nhìn từ góc độ sinh thái (Qua thơ Ma Trường Nguyên, Võ Sa Hà, Phan Thái). Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nội dung: Đi sâu vào nghiên cứu các tập thơ của các nhà thơ và chỉ ra được tinh thần sinh thái trong thơ Thái Nguyên nói chung và sự khác biệt trong cảm quan sinh thái của ba thế hệ nhà thơ. Phạm vi tư liệu: Các tập thơ của Ma Trường Nguyên: Tiếng lá rừng gọi đôi ( 2007, Nxb (2007, Nxb Văn hóa dân tộc), Cây nêu (2007, Nxb Văn hóa dân tộc), Trái tim không ngủ(1988, Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Bắc Thái), Câu hát vắt qua vai(2007, Nxb Văn hóa dân tộc); Mở núi(2007, Nxb Hội nhà văn); Bắc cầu vồng thăm nhau (2007, Nxb Hội nhà văn); Các tập thơ của Võ Sa Hà: Sóng nhạc hồn tôi(), Ngựa đá(2001, Nxb Quân đội Nhân Dân Hà Nội), Cánh chim về núi (2004 Nxb Hội nhà văn Hà Nội), Lửa trắng (2009, Nxb Lao động Hà Nội); Các tập thơ của Phan Thái: Quẩy nắng vào đêm(2012, Nxb Hội nhà văn); Về sông xưa(2014, Nxb Hội nhà văn); Giấc mơ con quay về. (2016, Nxb Hội nhà văn). 6. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích tổng hợp. Phương pháp đối chiếu so sánh. Phương pháp hệ thống. Phương pháp nghiên cứu liên ngành 7. Đóng góp của luận văn Khẳng định được những thành tựu và đóng góp của Ma Trường Nguyên, _ Võ Sa Hà, _ Phan Thái trong thơ Thái Nguyên. Luận văn thể hiện rõ sự khác biệt trong phong cách sáng tác của các thế hệ khác nhau khi viết về thơ Thái Nguyên. Góp thêm cái nhìn mới về thơ Thái Nguyên dưới góc nhìn sinh thái. Đồng thời ở mức độ nào đó, luận văn cũng đóng góp làm tài liệu tham khảo cho công tác học tập, nghiên cứu và giảng dạy về văn học Thái Nguyên. 8
  15. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung chính gồm ba chương: Chương 1: Giới thuyết chung Chương 2: Cảm thức sinh thái trong thơ các nhà thơ Thái Nguyên (Qua thơ Ma Trường Nguyên, Võ Sa Hà, Phan Thái). Chương 3: Nghệ thuật biểu hiện vấn đề sinh thái trong thơ Thái Nguyên (Qua thơ Ma Trường Nguyên, Võ Sa Hà, Phan Thái ). 9
  16. NỘI DUNG Chương 1. GIỚI THUYẾT CHUNG 1.1. Những vấn đề chung về sinh thái và văn học 1.1.1. Khái niệm sinh thái và phê bình sinh thái 1.1.1.1. Khái niệm sinh thái “Sinh thái” là khái niệm dùng để chỉ quan hệ giữa sinh vật và môi trường [tr.47]. Trong đó sinh vật là một cơ thể sống với các đặc trưng như chuyển động, trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản và phản ứng đối với các kích thích bên ngoài. Còn môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người…Nói như vậy thì mối quan hệ giữa giữa con người và môi trường là mối quan hệ biện chứng. Trước nguy cơ sinh thái hiện nay, mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, giữa con người với con người cần có sự thay đổi thế giới quan nhận thức. Con người không những tôn trọng và có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi sinh mà còn có trách nhiệm với chính bản thân, cộng đồng và xã hội. 1.1.1.2. Phê bình sinh thái Thuật ngữ sinh thái học (ecology) có nguồn gốc từ chữ Hy Lạp, bao gồm oikos (chỉ nơi sinh sống) và logos (học thuyết). Sinh thái học, vì thế, là học thuyết nghiên cứu về nơi sinh sống của sinh vật, và đối tượng nghiên cứu của bộ môn khoa học này là tất cả các mối tương tác giữa cơ thể sinh vật sống và môi trường.Từ chỗ là một bộ môn gắn liền với sinh học, sinh thái học dần mở rộng, ảnh hưởng đến nhiều bộ môn khoa học khác, trong đó có khoa học xã hội và nhân văn. Sinh thái (oikos) theo nghĩa gốc tiếng Latinh là nhà ở, nơi cư trú, bất kì một sinh vật sống nào cũng cần nơi cư trú của mình. Thuật ngữ sinh thái học (ecology) có nguồn gốc từ chữ Hy Lạp, bao gồm oikos (chỉ nơi sinh sống) và logos (học thuyết, khoa học). Thuật ngữ “sinh thái học” chỉ thật sự ra đời vào năm 1869 do nhà sinh vật học người Đức Ernst Haecker đưa ra. Ông chính là người đầu tiên đặt nền móng cho môn khoa học sinh thái, nghiên cứu về mối tương quan của động vật với các thành phần môi trường vô sinh. 10
  17. Với tư cách là một khuynh hướng phê bình văn hóa và văn học, phê bình sinh thái (ecocrticism), được hình thành ở Mĩ vào giữa những năm chín mươi của thế kỉ XX, đã hấp thu tư tưởng cơ bản của sinh thái học vào nghiên cứu văn học “dẫn nhập quan niệm cơ bản nhất của triết học sinh thái vào phê bình văn học”. Trong các định nghĩa về phê bình sinh thái, định nghĩa theo bản dịch của tác giả Trần Thị Ánh Nguyệt trong bài báo Nghiên cứu văn học trong thời đại khủng hoảng môi trường đăng trên tapchisonhuong.com.vn, khái niệm phê bình sinh thái được phát biểu như sau: “phê bình sinh thái là nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và môi trường tự nhiên. Cũng giống như phê bình nữ quyền xem xét ngôn ngữ và văn học từ góc độ giới tính, phê bình Marxit mang lại ý thức của phương thức sản xuất và thành phần kinh tế để đọc văn bản, phê bình sinh thái mang đến phương pháp tiếp cận trái đất là trung tâm (earth - centered approach) để nghiên cứu văn học” [10, tr.40] Hiện nay, Phê bình sinh thái xuất hiện như một phản ứng trước sự tàn phá môi trường, quá trình đô thị hóa và sự mất cân bằng sinh thái đe dọa sự tồn vong của trái đất. Mặc dù phê bình sinh thái đã manh nha từ trước, nhưng phải đến những năm 70 của thế kỉ XX, khi Joseph W. Meeker cho xuất bản Sinh thái học của văn học và chính thức đề xuất tên gọi sinh thái học văn học (literary ecology) thì các nhà nghiên cứu mới bắt đầu quan tâm đến mối quan hệ giữa văn hóa, văn học và môi trường. Ngoài ra, có thể kể đến một số công trình khác, chẳng hạn như Phê bình văn học sinh thái. Sự tưởng tượng lãng mạn và sinh học trí tuệ của Karl Kroeber, Hợp tuyển phê bình sinh thái học: Những điểm nhấn trong sinh thái học văn học của Cheryll Glotfellty và Harold Fromm... Vào năm 1992, Hội Nghiên cứu văn học và môi trường được thành lập tại Đại học Nevada, Hoa Kì.Từ đó trở đi, văn sinh thái (ecolit) và phê sinh thái (ecocrit) xuất hiện liên tục trong nhiều bài viết khác nhau.Phê bình sinh thái (văn hóa) từ đó nhanh chóng trở thành hiện tượng toàn cầu. Giới nghiên cứu văn học Trung Quốc cũng bắt đầu chú ý đến phê bình sinh thái với sự góp mặt của một số học giả tiêu biểu như Đình Hiểu Nguyên, Lỗ Khu Nguyên... Thực ra về bản chất, phê bình sinh thái ra đời bắt nguồn từ phản ứng lại với truyền thống coi con người là trung tâm, xem nhẹ, phủ nhận thiên nhiên được phản ánh trong văn học. Tuy nhiên, gần đây, khái niệm phê bình sinh thái được mở rộng hơn, khi coi môi trường tinh thần xã hội cũng là một kiểu hệ sinh thái tác động đến văn học nghệ thuật. 11
  18. Tìm hiểu, nghiên cứu văn học từ góc nhìn phê bình sinh thái hầu như chưa được chú ý nhiều ở Việt Nam nó mới được chú ý khoảng vài thập niên gần đây. Hiện nay, phê bình sinh thái mới xuất hiện một số công trình về sinh thái học, song còn rất non yếu. Một số bài viết và công trình của các học giả nước ngoài đã bước đầu được dịch và giới thiệu, mà đáng chú ý hơn cả là Sinh thái học nhân văn của Georges Oliver (Huy Yên, Võ Bình, Đỗ Ngọc Hải dịch, Nxb Thế giới, 1997, tái bản 2002). Riêng về phê bình sinh thái văn học thì mới có những nốt dạo đầu là các công trình của Trần Đình Sử, Trịnh Bích Liên, Đỗ Văn Hiểu, Nhã Thuyên... Từ việc giới thiệu về phê bình sinh thái ở Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế, thiếu tính hệ thống. Có thể thấy bài viết “Phê bình sinh thái - cội nguồn và phát triển của Đỗ Văn Hiểu” trên Tạp chí Nhà văn (số 11/2012) là bài tổng thuật công phu và đầy đủ nhất về phê bình sinh thái từ trước tới nay. Như vậy, sau nhiều thập kỉ hiện diện, phê bình sinh thái vẫn đang trong tiến trình vận động, chưa hề bị giới hạn và đóng khung trong phạm vi hay phương pháp nào cả. Từ nhiều năm trở lại đây, phê bình sinh thái luôn được các nhà nghiên cứu, các nhà văn học quan tâm, nghiên cứu và tìm hiểu để phần nào làm thức tỉnh ý thức của con người trước sự tàn phá môi trường sống. 1.1.2. Khái niệm văn học Văn học là một loại hình sáng tác, tái hiện những vấn đề của đời sống xã hội và con người. Phương thức sáng tạo của văn học được thông qua sự hư cấu, cách thể hiện nội dung các đề tài được biểu hiện qua ngôn ngữ. Khái niệm văn học đôi khi có nghĩa tương tự như khái niệm văn chương và thường bị dùng lẫn lộn. Tuy nhiên, về mặt tổng quát, khái niệm văn học thường có nghĩa rộng hơn khái niệm văn chương, văn chương thường chỉ nhấn mạnh vào tính thẩm mĩ, sự sáng tạo của văn học về phương diện ngôn ngữ, nghệ thuật ngôn từ. Văn chương dùng ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng, phản ánh và biểu hiện đời sống. Văn học có nhiều thể loại khác nhau như: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kịch bản, lý luận phê bình. Văn học có lịch sử phát triển từ lâu đời từ văn học dân gian đến văn học viết. Văn học là một bộ phận quan trọng của văn nghệ. Xét theo nghĩa rộng thì văn học chính là thuật ngữ dùng để gọi chung cho mọi hành vi ngôn ngữ nói- viết và các tác phẩm ngôn ngữ, bao gồm cả những tác phẩm được xếp vào loại chính trị, triết học, tôn giáo. Như vậy theo nghĩa rộng thì văn học chính là văn hóa. 12
  19. Xét theo nghĩa hẹp thì văn học lại là văn hóa - nghệ thuật mà chúng ta vẫn thường dùng hiện nay. Nó bao gồm tất cả những tác phẩm ngôn từ được sáng tác bằng hư cấu và tưởng tượng. Như vậy nếu chúng ta hiểu văn học theo nghĩa hẹp thì những tác phẩm về chính trị, tôn giáo, triết học lại nằm ngoài phạm trù này. Nói cách khác văn học hiểu theo nghĩa hẹp chính là văn chương. Văn học chính là một hình thái ý thức xã hội thẩm mỹ. Văn học được bắt nguồn từ đời sống, phản ánh mọi khía cạnh của đời sống hay bày tỏ một quan điểm, một lập trường đối vối đời sống, một sự việc, hiện tượng, số phận trong xã hội. Theo định nghĩa của Từ điển thuật ngữ văn học: văn học là sự phản ánh đời sống xã hội, thể hiện nhận thức và sự sáng tạo của con người. Văn học lấy con người làm đối tượng nhận thức trung tâm. Văn học nhận thức con người với toàn bộ tính tổng hợp, toàn vẹn, sống động trong các mối quan hệ đời sống phong phú và phức tạp của nó. Văn học xây dựng những hình tượng nghệ thuật có khả năng tác động vào trí tuệ, vào liên tưởng của con người. [34, tr.2]. Vì vậy văn học có thể phản ánh quá trình vận động không ngừng của đời sống trong không gian và thời gian ở bất cứ giới hạn nào. Trong văn học có hai loại đó là tự sự (gồm truyện, tiểu thuyết, kí…), loại trữ tình (thơ ca, hò vè…). Trong phạm vi nghiên cứu tôi tìm hiểu về thơ Thái Nguyên. Thơ, thơ ca hay thi ca, là một khái niệm chỉ các loại sáng tác văn học có vần điệu, có đặc điểm ngắn gọn, súc tích, nhiều ý cô đọng. Một bài văn cũng có thể là một bài thơ nếu sự chọn lọc các từ trong đó súc tích và gây cảm xúc cho người đọc một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, một bài thơ thường còn mang tính vần giữa câu nọ với câu kia và tổ hợp của các câu gây ra âm hưởng nhạc tính trong bài. Thơ thường dùng như một hình thức biểu tả cảm xúc trữ tình, hoặc tình cảm xúc động trước một hiện tượng xảy ra trong cuộc sống, như khi người ta đứng trước một phong cảnh ngoạn mục, hoặc đứng trước một thảm cảnh. Sự tương tác giữa tình cảm con người và hoàn cảnh tạo nên những cảm nghĩ mà người ta muốn bày tỏ với một phong độ chắt lọc, tinh khiết, không rườm rà, song có mức thông tin cao, đột phát, nhưng cô đọng và chiết khúc. Muốn làm được như vậy, người làm thơ phải có một con mắt quan sát chi tiết, tổng quát hóa, và nhanh chóng liên tưởng giữa những hình ảnh quan sát được với những gì vốn có trước đây. 13
  20. 1.1.3. Mối quan hệ giữa sinh thái và văn học Giữa văn học và môi trường sinh thái có mối quan hệ hữu cơ mật thiết với nhau. Cũng như mối quan hệ giữa con người và môi trường, con người và tự nhiên đã được đề cập đến trong văn chương từ thời cổ đại. Trong tâm thức của nhân loại nói chung, người phương Đông và đặc biệt là giới tao nhân mặc khách nói riêng, thiên nhiên là người bạn lớn, người mẹ vĩ đại luôn tương giao, tương thông, tương cảm với con người, là bến bờ nương tựa và gột rửa linh hồn, là nơi lánh ẩn và di dưỡng tinh thần của họ. Thi hào Tagore từng nói: “Nghệ sĩ là người tình của thiên nhiên”. Hồ Chí Minh cũng từng khái quát: “Cổ thi thiên ái thiên nhiên mĩ”. Việc thiên nhiên, môi trường, tự nhiên tồn tại trong đời sống văn học một cách lâu dài, bền bỉ như thế, hẳn đã tạo nên một nền văn học sinh thái? Không phải như thế. Trong văn học quá khứ, dù nhà văn có trân trọng, có yêu thiên nhiên thiết tha đến mấy, miêu tả thiên nhiên đẹp đẽ, thơ mộng và hùng vĩ đến mấy cũng chỉ để tỏ cái tình, cái tài, cái khí, cái chí của người cầm bút. Và đương nhiên thiên nhiên chỉ là khách thể của văn chương, là phương tiện nghệ thuật để nhà văn “tải đạo”, “ngôn chí”. Câu thơ “Cảm thời hoa tiễn lệ/ Hận biệt điểu kinh tâm” (Cảm thương thời thế hoa rơi lệ/ Hận biệt li chim cũng động lòng) của Đỗ Phủ trong bài Xuân vọng “là một biểu hiện điển hình của kiểu văn học lấy nhân loại làm trung tâm”. Bản thân thiên nhiên cũng như hoa và chim không quan trọng, quan trọng là chúng có thể là công cụ để biểu đạt tình cảm của các nhà văn. Bản chất của văn học sinh thái là kiên quyết bài trừ những thái độ công cụ hóa và phương pháp hóa đối với tự nhiên. Điều này giúp chúng ta có thể vạch một ranh giới rõ ràng trong việc miêu tả tự nhiên giữa tác phẩm văn học sinh thái và tác phẩm văn học phi sinh thái. Hơn nữa, văn học sinh thái đặc biệt chú trọng đến trách nhiệm và nghĩa vụ của con người đối với tự nhiên, khẩn thiết kêu gọi con người bảo vệ vạn vật trong tự nhiên và duy trì cân bằng sinh thái, nhiệt tình ca ngợi sự hi sinh của con người vì lợi ích của môi trường sinh thái. Nó đưa trách nhiệm của nhân loại đối với tự nhiên thành định hướng đạo đức chủ yếu điều đó được đề cập đến trong các giai đoạn văn học. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0