intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn học Việt Nam: Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp nhìn từ sự tiếp nhận của người đọc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

57
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu về "Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp nhìn từ sự tiếp nhận của người đọc" chúng tôi giới thiệu Nguyễn Huy Thiệp là một hiện tượng mới và lạ, gây nhiều tranh cãi. Đồng thời khảo sát các xu hướng tiếp nhận của các nhà nghiên cứu , phê bình về sáng tác của tác giả này và lí giải nguyên nhân gây tranh cãi. Từ đó giúp bạn đọc thấy được vai trò của người đọc và có cái nhìn khách quan khoa học về giá trị của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn học Việt Nam: Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp nhìn từ sự tiếp nhận của người đọc

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––– NÔNG THỊ GIANG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP NHÌN TỪ SỰ TIẾP NHẬN CỦA NGƯỜI ĐỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––– NÔNG THỊ GIANG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP NHÌN TỪ SỰ TIẾP NHẬN CỦA NGƯỜI ĐỌC Ngành: Văn học Việt Nam Mã ngành: 8.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trương Đăng Dung THÁI NGUYÊN - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận văn Nông Thị Giang i
  4. LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ Văn với đề tài: Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp nhìn từ sự tiếp nhận của người đọc Để thực hiện luận văn, ngoài sự cố gắng nỗ lực của chính bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của Nhà trường, của các thầy cô giáo, của bạn bè đồng nghiệp và gia đình. Tôi xin được bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trương Đăng Dung - người thầy đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo để tôi thực hiện thành công luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa sau đại học, các thầy cô khoa Ngữ văn trong trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và tập thể lớp Cao học k24 Bắc Kạn đã động viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 4 năm 2018 TÁC GIẢ LUẬN VĂN NÔNG THỊ GIANG ii
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan .................................................................................................................. i Lời cảm ơn .....................................................................................................................ii Mục lục ........................................................................................................................ iii MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ........................................................................................ 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................ 7 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 8 5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 8 6. Đóng góp của luận văn ............................................................................................. 8 7. Bố cục của luận văn .................................................................................................. 9 Chương 1: PHƯƠNG THỨC TỒN TẠI CỦA TÁC PHẨM VĂN HỌC NHÌN TỪ LÍ THUYẾT TIẾP NHẬN ..................................................................... 10 1.1. Từ văn bản đến tác phẩm văn học ....................................................................... 10 1.1.1. Bản chất của ngôn ngữ...................................................................................... 10 1.1.2. Bản chất của văn bản văn học trong quan hệ với người đọc ............................ 19 1.2. Đọc là sự cụ thể hóa văn bản ............................................................................... 24 1.2.1. Vai trò tầm đón đợi của chủ thể tiếp nhận ........................................................ 24 1.2.2. Sự thỏa thuận giữa văn bản và người đọc......................................................... 26 Chương 2: QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP .................................................................................................. 28 2.1. Sự xuất hiện sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp trong thời kì văn học đổi mới. .... 28 2.1.1. Đặc điểm văn học thời kì đổi mới .................................................................... 28 2.1.2. Sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp ...................................................................... 33 2.2. Các xu hướng tiếp nhận sáng tác Nguyễn Huy Thiệp ......................................... 46 2.2.1. Xu hướng tán thành ủng hộ .............................................................................. 47 2.2.2. Xu hướng lên án chê bai ................................................................................... 58 iii
  6. Chương 3: NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG GIỚI HẠN TRONG VIỆC TIẾP NHẬN TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP ...................................... 70 3.1. Giới hạn của cộng đồng diễn giải ........................................................................ 70 3.1.1. Chuẩn thẩm mĩ truyền thống ............................................................................ 72 3.1.2. Chuẩn thẩm mĩ mới .......................................................................................... 75 3.2. Giới hạn của chủ thể tiếp nhận ............................................................................ 76 3.2.1. Cách nhìn mới về thực tại ................................................................................. 76 3.2.2. Những thủ pháp nghệ thuật mới ....................................................................... 81 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 98 iv
  7. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Lí thuyết tiếp nhận đã được các nhà lí luận nghiên cứu nhiều vào những năm đầu thế kỉ XX. Trong đó vấn đề nhà văn, văn bản, người đọc trở thành mối quan tâm cơ bản của lí thuyết tiếp nhận. Nếu lý luận văn học tiền hiện đại đề cao vai trò của nhà văn, xem nhà văn là một bến bờ quan trọng để hiểu tác phẩm thì tư duy lý luận văn học hiện đại và hậu hiện đại lại rất coi trọng vai trò chủ thể tiếp nhận xem người đọc là đồng sáng tạo với nhà văn. Theo đó tác phẩm văn học có phương thức tồn tại thông qua người đọc. Như vậy khi nhà văn viết xong một văn bản in thành sách, đó mới chỉ là điều kiện tiên quyết. Để trở thành tác phẩm phải có hành động đọc của chủ thể tiếp nhận. Nghĩa là với lớp lớp câu chữ phi vật thể ẩn chứa nhiều nghĩa khác nhau luôn biến động và không thể khoanh vùng, văn bản văn học như là mê cung của sự tạo nghĩa không ngừng thông qua người đọc. Đây là vấn đề quan trọng khi chúng ta nhìn nhận giá trị của một tác phẩm văn học. Nó cho thấy từ văn bản đến tác phẩm văn học là một quá trình tạo nghĩa không ngừng. Và việc đọc một văn bản văn học luôn luôn mở ra những khả năng và giới hạn của sự tiếp nhận văn học. Do đó không thể có một ý kiến nào của người đọc là duy nhất đúng. Khi nghiên cứu một hiện tượng tiếp nhận văn học nào đó, chúng ta sẽ nhận ra những nguyên nhân giới hạn của cộng đồng diễn giải đã chi phối như thế nào đến hoạt động tiếp nhận của mỗi thành viên cộng đồng ấy. Đây cũng là lí do chúng tôi vận dụng tri thức lí thuyết tiếp nhận để nghiên cứu sự phản hồi của người đọc về một hiện tượng văn học phức tạp của thời kì đổi mới. Đó là hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp với những truyện ngắn độc đáo của ông. 1.2. Từ sau 75, văn học Việt Nam thực sự chuyển biến sâu sắc và toàn diện - văn học bước vào thời kì đổi mới sôi nổi, mạnh mẽ mở ra nhiều thành tựu và triển vọng. Văn học nhìn thẳng vào sự thật, những vấn đề đạo đức thế sự được các nhà văn đặc biệt quan tâm. Vì thế mà người đọc được đón nhận nhiều tác phẩm văn học mang hơi hướng hoàn toàn mới mẻ cả về nội dung lẫn hình thức. Văn học đổi mới xuất hiện nhiều tài năng với những tên tuổi Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương... Các cây bút đó đã góp phần làm thay đổi diện mạo văn học, tạo được sức hấp dẫn cho văn xuôi Việt Nam. 1
  8. Trong số đó, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nổi lên trở thành một hiện tượng lạ của văn học thời kì này. Các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đã gây ra hiệu ứng tiếp nhận khác nhau cho người đọc và làm xôn xao cả làng bút văn. Bởi lẽ khi tiếp nhận tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, giới phê bình nghiên cứu và độc giả chú ý nhiều tới quan niệm và cách thể hiện rất riêng của nhà văn. Và có lẽ từ thời của Vũ Trọng Phụng đến nay, Nguyễn Huy Thiệp trở thành người lập kỉ lục có nhiều bài viết bàn cãi nhất về sáng tác của mình. Qua tìm hiểu các bài viết, công trình nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi nhận thấy người đọc đã dùng những hệ qui chiếu khác nhau để tiếp nhận truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Có ý kiến chỉ đánh giá qua một vài truyện ngắn đơn lẻ hoặc một vài phương diện nghệ thuật truyện ngắn của nhà văn. Có ý kiến chỉ nhìn nhận "hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp" ở phương diện giới thiệu nhà văn - tác phẩm. Có thể thấy xuất phát từ cách tiếp cận khác nhau nên các ý kiến của bạn đọc đánh giá về truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp cũng khác nhau: người khen hết lời, người chê tột bậc. Bởi vậy, chọn đề tài "Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp nhìn từ sự tiếp nhận của người đọc", chúng tôi muốn dựa trên cơ sở những lí thuyết tiếp nhận để soi sáng hiện tượng tiếp nhận Nguyễn Huy Thiệp. Từ đó góp phần nhận thức về bản chất của tác phẩm văn học và để hiểu hơn nguyên nhân thăng trầm của những giá trị văn học trong qua trình lịch sử. 1.3. Mặt khác là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy chúng tôi nhận thức được về tầm quan trọng của vấn đề chủ thể tiếp nhận. Đó chính là đối tượng học sinh mà chúng tôi hướng tới. Với việc thực hiện đề tài này, chúng tôi sẽ có cơ hội học tập,bổ sung và làm đầy đặn thêm kiến thức. Đồng thời chúng tôi được vận dụng những tri thức lí thuyết tiếp nhận vào việc đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng vào việc diễn giải văn bản văn học trong nhà trường giúp học sinh nhận thức đúng hơn bản chất của các giá trị văn học. Đó là những lí do để chúng tôi lựa chọn đề tài “Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp nhìn từ sự tiếp nhận của người đọc". 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2.1. Tình hình nghiên cứu lí thuyết tiếp nhận Thế kỉ XX là thế kỉ của những thành tựu mang tính chất bước ngoặt của tư duy lí thuyết văn học hiện đại. Trên thế giới, Lí luận văn học ngày càng được giảng dạy như một môn độc lập có đối tượng và phương pháp nghiên cứu riêng. Ngày càng có nhiều công trình lí luận văn học nghiên cứu những vấn đề có tính phổ quát trên cơ sở tiếp cận những quy luật văn chương. Lý thuyết Tiếp nhận văn học hình thành ở 2
  9. những năm 60 của thế kỉ XX với trung tâm là Đại học Konstanz ở CHLB Đức. Vấn đề người đọc trong lí thuyết tiếp nhận gắn liền với tên tuổi của hai nhà nghiên cứu người Đức Hans Robert Jauss và Wolfgang Iser. Các công trình lý luận của hai ông và những người kế tục đường hướng này đã tạo lập một trường phái mới trong nghiên cứu văn học: trường phái Konstanz (Đức). Sự đóng góp của hai ông và những người kế tục làm cho “… từ ngữ Konstanz đã trở thành một thuật ngữ, một khái niệm trong thế giới hàn lâm học viện nói chung, trở thành một trường phái khoa học, lý luận văn học nổi tiếng”. Các bài giảng của Hans Rober Jauss sau này được chỉnh sửa và viết thành cuốn chuyên luận "Lịch sử văn học như là sự khiêu khích đối với khoa học văn học" và được nhà nghiên cứu PGS.TS Trương Đăng Dung giới thiệu và dịch ra tiếng Việt, in trong cuốn "Tác phẩm văn học như là quá trình", NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 2004. Theo nhà nghiên cứu: tác phẩm văn học không phải là một sản phẩm cố định mà là một quá trình thông qua người đọc. Khi nhà văn viết xong văn bản in thành sách thì số phận văn bản tùy thuộc vào người đọc. Như vậy lần đầu tiên ta thấy lí luận văn học quan tâm tới người đọc - chủ thể tiếp nhận có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại của tác phẩm văn chương. Ông cho rằng có văn bản nhưng chưa thành tác phẩm. Để có tác phẩm cần hành động đọc, hành động cụ thể hóa văn bản của chủ thể tiếp nhận.Còn giáo sư người Ý: Um berto Eco có công trình "Tác phẩm mở" nói về phẩm chất văn bản văn học: đó là văn bản văn học có tính chất mở. Vì vậy tiếp nhận văn học cần một người đọc lí tưởng để tiếp nhận và điều chỉnh. Về sau, từ phương diện tiếp cận tác phẩm văn học, Derrida cũng cho rằng "Văn bản văn học không khép kín, nghĩa của nó không bị trói buộc, bằng sự giúp đỡ của tác giả hay là sự liên quan với hiện thực, văn bản văn học luôn mở, nó cần được bổ sung và tạo khả năng bổ sung" [16, tr.7]. Sau này nhà lí luận Paul de Man cho rằng "đọc đúng văn bản là đọc sai văn bản". Điều này cho phép người đọc thả sức tưởng tượng khi đến với tác phẩm văn học bởi mỗi người đọc có những tầm đón đợi khác nhau. Như vậy mĩ học tiếp nhận đã cho thấy ý nghĩa của văn bản ngày càng phong phú đa dạng chính là nhờ người đọc. Chung với xu hướng đó, ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã quan tâm đến lý thuyết này và bắt đầu đề xuất hướng tiếp cận văn học từ khoảng những năm 70 của thế kỉ XX với sự đóng góp của GS.TS Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Phan Anh. Tiếp đó đến nay, các nhà nghiên cứu đã ý thức được tầm quan trọng của lý thuyết tiếp nhận, đã nắm bắt được những vấn đề cốt lõi. Khi nghiên cứu về tiếp nhận văn học, nhiều 3
  10. tác giả đã đánh giá về vai trò của chủ thể tiếp nhận. Huỳnh Phan Anh trong tiểu luận phê bình " Đi tìm tác phẩm văn chương" đã viết " Người đọc không chỉ là kẻ thưởng ngoạn, không chỉ làm công việc ngợi ca, người đọc còn là kẻ sáng tạo vô danh...". Vấn đề tiếp nhận văn học cũng được quan tâm nhiều hơn ở thập niên 90, tác giả Nguyễn Thanh Hùng với bài viết "Trao đổi thêm về tiếp nhận văn học" [1.31] Nguyễn Lai với Tiếp nhận văn học - một số vấn đề thời sự [1.34]. Hai bài viết đã đặt ra vấn đề tiếp nhận như một cơ chế tâm lí diễn ra trong người đọc. Đến năm 1991 trong cuốn "Văn học nghệ thuật và sự tiếp nhận” [6], Nguyễn Văn Dân đã đưa ra bàn về vấn đề chủ thể tiếp nhận theo quan điểm của H.R Jauss. Năm 1993, Đỗ Đức Hiểu cũng bàn đến việc đọc của chủ thể tiếp nhận "Đọc trước hết là phát hiện trong văn bản và từ văn bản một thế giới khác, những con người khác. Người đọc sống trong thế giới tưởng tượng của mình những kỉ niệm kí ức khát vọng riêng" [30]. Riêng nhà nghiên cứu GS. TS Trần Đình Sử đã có nhiều công trình nghiên cứu về lí thuyết tiếp nhận. Trong chuyên đề "Văn bản văn học và đọc hiểu văn học", GS. TS Trần Đình Sử đã lí giải "Ý nghĩa của văn bản không nằm ngoài sự đọc của người đọc do đó để hiểu quá trình sinh nghĩa của văn bản cần phải nghiên cứu thực chất của hoạt động đọc văn". Cũng theo ông thì nhận thức chung về sự đọc: đọc là giải thích, giải mã, đọc là khai thông nối liền giữa người đọc và tác giả, đọc là viết lại, đọc là kiến tạo, trò chơi, là giải cấu trúc, đọc là phát hiện ra giá trị, là đối thoại giao lưu với văn bản và đọc còn là đọc nhầm...Như vậy đọc là hành trình đi tìm nghĩa.... Và còn có rất nhiều công trình nghiên cứu khác của các giáo sư khác như Phương Lựu, Nguyễn Văn Hạnh, Hà Minh Đức. Tuy nhiên có thể khẳng định rằng người có thành tích nhất trong việc giới thiệu lý thuyết tiếp nhận phải là PGS.TS Trương Đăng Dung.Là người được đào tạo chính quy ở nước ngoài về, lại là người tâm huyết với lí luận PGS.TS Trương Đăng Dung đã nghiên cứu rất khoa học và hệ thống về lí thuyết tiếp nhận. Trong "Tác phẩm văn học nhìn từ lí thuyết tiếp nhận", với góc độ tiếp cận từ mỹ học và triết học, ông đã chỉ ra tác phẩm văn học là văn bản. Bởi vậy cần phải có sự đọc của chủ thể tiếp nhận thì văn bản mới thành tác phẩm. Người đọc bằng kinh nghiệm sống và kinh nghiệm thẩm mỹ của mình sẽ tự lấp đầy những khoảng trống và khoảng trắng....để xây dựng cho mình một tác phẩm văn học đích thực. Nhưng người đọc còn bị lệ thuộc vào những quy ước văn hóa chung của cộng đồng diễn giải. Và như vậy, đọc là quá trình tạo nghĩa. Ở tạp chí văn học số 11/1995, trong bài viết "Từ văn bản đến tác phẩm văn học và giá trị thẩm mỹ", ông chỉ ra "cùng một tác phẩm mà có 4
  11. nhiều sự đọc khác nhau, ông gọi là đó là sự cụ thể hóa...Thông qua sự cụ thể hóa (đọc) mà những chỗ trống trong tác phẩm được bù lấp, bộ xương được đắp thêm da thịt. Tính chất của sự cụ thể hóa này phụ thuộc vào trình độ người đọc và bản thân tác phẩm cũng hiện ra đúng với diện mạo của nó nếu gặp được sự cụ thể hóa lý tưởng. Sự cụ thể hóa này ở mỗi người mỗi vẻ không ai giống ai". [11]. Trong một công trình nghiên cứu, PGS.TS Trương Đăng Dung đã viết: Tác phẩm văn học không chỉ là hình thức ngôn ngữ đặc trưng mà còn là hình thức đọc đặc trưng. Trên cơ sở đó chúng ta có thể nhìn nhận tác phẩm như là quá trình, quá trình tạo nghĩa mang tính chất quan hệ của văn bản văn học" [11]. Đó là một quá trình tiếp nhận với nhiều yếu tố phức tạp cho thấy tác phẩm văn học không tĩnh mà động, không phải sản phẩm cố định mà là quá trình. Đây là yếu tố quan trọng trong khi nghiên cứu tác phẩm văn học. Tất cả các công trình nghiên cứu của các thầy giáo đầu ngành trên đây về lý thuyết tiếp nhận rất đáng trân trọng và sẽ là những định hướng quan trọng giúp chúng tôi nghiên cứu triển khai và hoàn thiện đề tài của mình. 2.2. Về tình hình nghiên cứu Nguyễn Huy Thiệp Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện giữa lúc văn đàn đang sôi nổi của văn học thời kì đổi mới sau 75. Và ngay lập tức Nguyễn Huy Thiệp đã trở thành hiện tượng lạ độc đáo, sáng tác của ông đã gây nên "cơn sốt" trong dư luận "văn đàn đổi mới đã khởi sắc, bỗng khởi sắc hẳn, đã náo động, càng thêm náo động, bởi những cuộc tranh luận, cả tranh cãi, quanh sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp" [41, tr.5-6]. Trong cuốn "Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp", tác giả Phạm Xuân Nguyên đã tập hợp và biên soạn những bài viết về Nguyễn Huy Thiệp. Tác giả cuốn sách đã phân chia các viết thành hai luồng chính phản đối và đồng tình. Có thể giải thích điều này từ rất nhiều góc độ khác nhau những phải khẳng định chắc chắn rằng người đọc có vai trò quan trọng trong tiếp nhận sáng tác Nguyễn Huy Thiệp. Trong lịch nghiên cứu về sáng tác Nguyễn Huy Thiệp, còn có nhiều công trình, có nhiều bài viết với các góc độ khác nhau. Bởi " Nguyễn Huy Thiệp là ông thầy phù thủy chữ nghĩa. Chỉ với 24 chữ cái và 6 dấu thanh điệu, ông đã làm mê hoặc người đọc, tạo nên bao nhiêu sóng gió trong làng văn bút. Người đọc vẫn đang mải mê “đi tìm” Nguyễn Huy Thiệp, nhà văn biết cách nối thế giới cần lao với tiên cảnh, biết cách phù phép cho mỗi con chữ, mỗi câu văn, mỗi thiên truyện tầng tầng lớp lớp ý nghĩa và mở cho người đọc muôn nẻo cách đọc khác nhau… ". (PGS. TS Nguyễn Hữu Sơn). 5
  12. Trong giới hạn của luận văn, chúng tôi chỉ xin điểm lại một vài ý kiến xung quanh vấn đề về sự phản hồi của người đọc qua tiếp nhận truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.Trước tiên về các ý kiến phê phán,ta thấy khi "Tướng về hưu" của Nguyễn Huy Thiệp trình làng, Chu Huy, Bùi Bình Thi...cũng có nhiều ý kiến ví như "Nguyễn Huy Thiệp hay viết về cái xấu. Mà thường cái xấu hấp dẫn hơn viết cái tốt. Ở Tướng về hưu mà nhiều người khen, tôi có cảm giác có sự phủ nhận cuộc kháng chiến chống Mỹ" [41, tr.453]. Trong bài Các vị tướng nói về phim Tướng về hưu của nhà báo Lê Hà "tác giả đã bôi nhọ cuộc đời chiến đấu của một cán bộ quân đội..." [41] Nguyễn Thúy Ái (Viết như thế cũng là một cách bắn súng lục vào quá khứ), Đỗ Văn Khang phân tích các truyện viết về sinh hoạt của Nguyễn Huy Thiệp cho rằng "Văn của Nguyễn Huy Thiệp ngày càng mất bản chất nhân văn..." "ngày càng thô lỗ cục cằn và bộc lộ trình độ văn hóa rất yếu kém" [41]. Mai Ngữ trong bài phê bình “Cái Tâm và cái tài” của người viết đã phê phán cái tâm của Nguyễn Huy Thiệp. Đặc biệt khi bộ ba truyện ngắn giả lịch sử Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm Tiết ra đời, Tạ Ngọc Liễn - nhà nghiên cứu lịch sử đã đề nghị "chúng ta cần phải nhắc nhở anh...cần kiểm tra lại vốn tri thức văn hóa, vốn hiểu biết lịch sử..." [41]... Tuy vậy có thể khẳng định bên cạnh những lời chê thì không hiếm những bài viết biểu dương khen ngợi sáng tác của Huy Thiệp. Đó là ý kiến khen từ Đặng Anh Đào trong "Khi ông tướng về hưu xuất hiện", Trần Đạo - một nhà nghiên cứu sống ở Pháp cho rằng "Văn Tướng về hưu không chỉ hay ở hình thức...Hay ở nội dung hành văn. Tức là bản thân lối viết trực tiếp xúc động lòng người" [41, tr.42] Và có thể nhận thấy bộ ba truyện "giả lịch sử " của Nguyễn Huy Thiệp đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ các nhà nghiên cứu văn học như các tác giả Lại Nguyên Ân, Văn Tâm, Thùy Sương đều ca ngợi cho răng: Vàng lửa đã góp phần biến độc giả thành bạn đọc trưởng thành. "Sự thực Nguyễn Huy Thiệp không xuyên tạc lịch sử mà đề cập một hằng số lịch sử" [41, tr.297] (Văn Tâm). Rồi nhà phê bình Văn Giá có bài Bàn thêm về truyện ngắn“Vàng lửa” của Nguyễn Huy Thiệp, nhà nghiên cứu và phê bình văn học Nguyễn Đăng Điệp có Cuốn theo chiều văn Nguyễn Huy Thiệp...Trong bài báo Về một lối cảm thụ và phê bình "bắt vít" (Văn nghệ số 36-37, ngày 3/9/1988), hai tác giả Nguyễn Hữu Sơn và Trịnh Bá Đĩnh ca ngợi giá trị " phản tỉnh " giúp chúng ta nhìn thẳng thực trạng đói nghèo trì trệ của dân tộc từ Vàng lửa...Bên cạnh đó ta còn thấy những bài viết bày tỏ sự khâm phục và ngưỡng mộ đối với tài năng viết truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp như các bài viết của: Hoàng Ngọc Hiến (Tôi không chúc bạn“thuận buồm xuôi gió”), Văn Tâm (“Đọc” Nguyễn Huy Thiệp), Diệp 6
  13. Minh Tuyền (Nguyễn Huy Thiệp, một tài năng mới), Thái Hòa (Có nghệ thuật ba-rốc trong các truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp hay không), Trần Duy Thanh (Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp), Nguyễn Đăng Mạnh (Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, vài cảm nghĩ) Nguyễn Thanh Sơn (Đọc truyện Nguyễn Huy Thiệp), Đỗ Đức Hiểu (Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp), Vương Trí Nhàn (Tưởng tượng về Nguyễn Huy Thiệp)... Nhìn chung, các bài viết đều đi từ những đặc điểm sáng tạo nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và xuất phát từ cái Tâm của nhà phê bình. Xuất phát từ quan điểm thi pháp học, GS Đỗ Đức Hiểu trong quá trình "Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp" [30, tr.472] đã nhận thấy một số tác phẩm văn học thế kỷ XX rất khó đọc, khó hiểu, trong đó có truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Vì thế, "người đọc không còn thụ động thưởng thức tác phẩm văn học, mà trở thành người đọc tích cực: đọc là một cuộc phiêu lưu giữa văn bản ngôn từ... người đọc phải từ bỏ lối đọc truyền thống và phải rèn luyện cách đọc tích cực, tức là phải khám phá, phải cùng nhà văn sáng tạo"[30, tr.477]. Có thể thấy, các ý kiến trên đã đề cập đến yếu tố văn bản và cách đọc. Từ đó đem đến cho người tiếp nhận những kết quả khác nhau khi cùng tiếp cận một tác phẩm văn học. Tuy nhiên họ chưa trực tiếp đi vào bản chất của sự đọc nhìn từ lí thuyết tiếp nhận .Qua việc điểm lại một số công trình nghiên cứu, chúng tôi thấy truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp không những thu hút được sự quan tâm của rất nhiều tầng lớp bạn đọc từ các nhà nghiên cứu lí tưởng đến bạn đọc văn mà còn là đề tài hấp dẫn cho nhiều luận văn. Tuy vây nghiên cứu về Nguyễn Huy Thiệp rất nhiều nhưng nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nhìn từ sự phản hồi của người đọc thì vẫn còn ít. Và để góp phần khẳng định vai trò của người đọc trong lịch sử tiếp nhận sáng tác Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài "Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp nhìn từ sự tiếp nhận của người đọc ". 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu về "Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp nhìn từ sự tiếp nhận của người đọc" chúng tôi giới thiệu Nguyễn Huy Thiệp là một hiện tượng mới và lạ, gây nhiều tranh cãi. Đồng thời khảo sát các xu hướng tiếp nhận của các nhà nghiên cứu , phê bình về sáng tác của tác giả này và lí giải nguyên nhân gây tranh cãi. Từ đó giúp bạn đọc thấy được vai trò của người đọc và có cái nhìn khách quan khoa học về giá trị của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp 7
  14. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn khảo sát một số truyện ngắn tiêu biểu và các ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê bình cùng với ý kiến bạn đọc về truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Từ đó giúp bạn đọc thấy 2 xu hướng chính tiếp nhận truyện ngắn của nhà văn. Qua sự phản hồi của người đọc khi tiếp nhận truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi góp phần soi sáng vấn đề phương thức tồn tại của tác phẩm văn học trong quan hệ với người đọc, một vấn đề lí thuyết có ý nghĩa khoa học. Với đề tài này chúng tôi muốn góp phần khẳng định những đóng góp quan trọng của Nguyễn Huy Thiệp cho quá trình đổi mới Văn học Việt Nam 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung vào lí thuyết tiếp nhận văn học trong sự vận động của tư duy lí luận văn học. Trên cơ sở đó , chúng tôi đi vào nghiên cứu văn học sau 75; đặc điểm của sáng tác Nguyễn Huy Thiệp và đặc biệt đi tìm hiểu các bài nghiên cứu, sự phản hồi của bạn đọc qua lịch sử tiếp nhận truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này chúng tôi tập trung tiếp cận các truyện ngắn trong: - "Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp", NXB Hội nhà văn, tái bản 2005 - "Những ngọn gió Hua Tát", Nguyễn Huy Thiệp, tuyển tập truyện ngắn và kịch, NXB Trẻ, 2017 - Và một số bài viết phê bình nghiên cứu về truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp chủ yếu trong cuốn " Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp" (Phạm Xuân Nguyên) 5. Phương pháp nghiên cứu Để triển khai đề tài "Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp nhìn từ sự tiếp nhận của người đọc, chúng tôi vận dụng các phương pháp sau đây: Phương pháp hệ thống Phương pháp phân tích tổng hợp Phương pháp so sánh đối chiếu Phương pháp khảo sát thống kê 6. Đóng góp của luận văn Luận văn nghiên cứu "Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nhìn từ sự tiếp nhận của người đọc" nhằm khẳng định nhận thức mới về phương thức tồn tại của tác phẩm văn học thông qua mối quan hệ với người đọc. Từ đó để thấy rằng muốn phát triển một nền văn học không chỉ quan tâm yếu tố sáng tạo mà còn phải chú ý đến 8
  15. yếu tố tiếp nhận. Và trong hoạt động tiếp nhận người đọc đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các giá trị thẩm mĩ. Bởi tác phẩm văn học không phải là sản phẩm cố định trên mà là quá trình tạo nghĩa không ngừng thông qua người đọc. Luận văn cũng là dịp để chúng tôi khẳng định những đóng góp của Nguyễn Huy Thiệp trong quá trình đổi mới văn học nước nhà. Sáng tác của nhà văn có tác động quan trọng đối với tư duy lí luận văn học về góc độ tác phẩm văn học. 7. Bố cục của luận văn Gồm phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung của luận văn được trình bày trong ba chương. 9
  16. Chương 1 PHƯƠNG THỨC TỒN TẠI CỦA TÁC PHẨM VĂN HỌC NHÌN TỪ LÍ THUYẾT TIẾP NHẬN Tiếp nhận là hoạt động nắm bắt thông tin trong quá trình giao tiếp. Tiếp nhận văn học là sự chủ động của người đọc trong việc lựa chọn thông tin, sáng tạo ý nghĩa của tác phẩm. Nhờ người đọc mà ý nghĩa tác phẩm không ngừng biến động, phong phú thêm trong tiến trình lịch sử. Trong đời sống văn học, tác giả làm ra tác phẩm có ý nghĩa khởi đầu. Nhưng nói đến câu chuyện tiếp nhận là nói đến vai trò trung tâm của người đọc. Lý thuyết tiếp nhận tập trung vào người đọc. Các nghĩa của văn bản luôn được các kiểu người đọc làm mới, làm phong phú, khác biệt 1.1. Từ văn bản đến tác phẩm văn học 1.1.1. Bản chất của ngôn ngữ Trong lí luận văn học, trước đây người ta chỉ đề cao vai trò của tác giả, hoặc tác phẩm, vai trò của người đọc bị coi nhẹ như là một hoạt động thụ động, không tích cực. Vì thế trong quan điểm truyền thống, tác phẩm được đồng nhất với tư tưởng nhà văn. Từ đó mà việc đọc tác phẩm trước đây gắn bó mật thiết với những ý tưởng của người sáng tác. Vào nửa sau thế kỉ XX, nền Mĩ học tiếp nhận hình thành và khẳng định ý nghĩa của tác phẩm được sản sinh qua sự tương tác giữa văn bản với người đọc. Và tư duy lí luận văn học hậu hiện đại đã có những khám phá mới hơn về đặc trưng bản thể của văn bản văn học trong mối quan hệ với các yếu tố khác và trong mối quan hệ với người tiếp nhận. Có thể thấy rằng thế kỉ XX đã chứng kiến nhiều phát hiện mới trong tư duy lí luận văn học. Một trong những phát kiến đó là đề xuất vai trò của người đọc. Theo các nhà lí luận hậu hiện đại thì:tác phẩm không thể có ý nghĩa cố định, mà phụ thuộc vào sự giao thoa diễn biến giữa các điểm nhìn trong lịch sử. Trên cơ sở đó, Mĩ học tiếp nhận đã chuyển giao vị trí trung tâm từ văn bản sang người đọc và lịch sử văn học, do đó không phải là lịch sử của tác giả với những tác phẩm, mà là lịch sử tiếp nhận của người đọc. Vai trò của người đọc không chỉ là một khâu tất yếu tiếp theo, mà còn là một phương diện hữu cơ trong suốt quá trình sáng tạo nghệ thuật. Có nghĩa là không phải sau khi đã xuất hiện văn bản của tác phẩm, mà ngay trong quá trình sáng tác của nhà văn, từ khâu cấu tứ, viết, sửa chữa, nhà văn đều đối thoại với bạn đọc trong tưởng tượng. Trong tâm tưởng nhà văn, chủ ý hay vô tình đều tồn tại một mô hình tiếp nhận và sáng tác của họ ít nhiều đều xuất phát từ mô 10
  17. hình này. Đến khi tác phẩm hoàn thành, người nghệ sĩ cũng không thể quyết định được toàn bộ số phận của tác phẩm vì “Người sáng tác là nhà văn và người tạo nên số phận cho tác phẩm là độc giả” (M. Gorki). Và như vậy, sự thay đổi của văn học đã làm thay đổi các nguyên tắc quy định cách nhìn nhận, đánh giá của các nhà lí luận về văn học. Từ đây, để có được những nhận thức mới về phương thức tồn tại của tác phẩm văn học, li luận văn học hiện đại đã khám phá những yếu tố đặc thù của văn bản văn học mà trước hết là ngôn ngữ, cái chất liệu làm nên văn bản văn học. Đối với văn bản văn học, những khám phá về bản chất ngôn ngữ đầu thế kỉ XX đã cho thấy, tùy theo cách nhìn nhận về bản chất ngôn ngữ mà tư duy lí luận văn học hiện đại có cách tiếp cận văn bản văn học tương ứng với bản chất ngôn ngữ Vậy ngôn ngữ là gì? Là công cụ hay có khả năng khác? Tìm đọc các tài liệu, chúng tôi nhận thấy chuyên gia về lí thuyết tiếp nhận Trương Đăng Dung đã dày công nghiên cứu và dịch thuật các công trình nghiên cứu về bản chất ngôn ngữ. Theo Trương Đăng Dung thì bàn về vấn đề này không thể không nhắc đến Fedinand Saussure (1857-1913) với sự ra đời của lí thuyết ngôn ngữ học hiện đại. Theo F d Saussure thì ngôn ngữ là tập hợp các kí hiệu tạo nên một hệ thống gồm hai mặt đó là cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Trong đó cái biểu đạt gồm khái niệm, hình thức để truyền tải nội dung (cái được biểu đạt). Hai mặt cái biểu đạt và cái được biểu đạt không thể thiếu nhau như hai mặt của một tờ giấy. Quan hệ giữa chúng là quan hệ quy ước võ đoán dựa trên cảm nhận chủ quan của con người chứ không tồn tại trong bản thân sự vật. Ngoài ra trong công trình nghiên cứu của mình Fedinand Saussure còn có một số luận điểm khác được nhiều nhà nghiên cứu vận dụng như: nghĩa của từ ngữ mang tính chất quan hệ và chính ngôn ngữ cấu tạo nên những khái niệm giúp con người cảm nhận về thế giới hiện thực. Vì thế ngôn ngữ mới là nhận tố căn bản cấu tạo hiện thực chứ không phải đóng vai trò ghi nhận hiện thực một cách thụ động như quan niệm truyền thống. Từ đây chúng ta ý thức được ngôn ngữ không chỉ là "công cụ của tư duy", là cầu nối trung gian giữa con người và hiện thực mà còn có khả năng "kiến tạo thế giới". Cũng bắt đầu từ đây, trung tâm chú ý của văn học chính là cấu trúc ngôn ngữ.Những thành tựu của ngôn ngữ học hiện đại cùng với các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học như cấu trúc luận, kí hiệu học đã mang lại cho khoa học văn học những phương thức mới trong quá trình khám phá bản chất tác phẩm văn học muốn tiếp cận với bản chất của tác phẩm văn học, người ta phải xuất phát từ bản chất của cái chất liệu làm nên tác phẩm văn học, để từ đó hiểu 11
  18. được phương thức tồn tại của tác phẩm văn học cũng như những biến thể của sự diễn giải và tiếp nhận tác phẩm văn học. Ngay đầu thế kỉ XX, với nhận thức mới về ngôn ngữ, người ta vừa biết mở ra cái ý nghĩa của từng thông điệp như là thông điệp. Từ đây đối với lí luận văn học hiện đại, văn bản văn học là hệ thống kí hiệu, là trung tâm tạo nghĩa. Từ đó khoa học văn học hiện đại đã tách tác phẩm văn học ra khỏi tác giả và loại bỏ những gì liên quan đến mối quan hệ nhân quả trong quan niệm của tư duy lí luận văn học tiền hiện đại. Chỉ còn tác phẩm văn học như là hình thức ngôn ngữ đặc trưng, là hiện tượng ngôn ngữ. Nghiên cứu tác phẩm văn học giờ đây không phải chỉ theo lối suy diễn, thông qua các hiện tượng ngoài văn học mà xem nhẹ các đặc trưng nghệ thuật của tác phẩm. Có thể nói ngôn ngữ học và triết học ngôn ngữ thời hiện đại cũng đã xác lập những quan điểm nghiên cứu văn học. Nhiều tên tuổi cũng như nhiều trường phái Lí luận văn học dựa vào tính ngôn ngữ để đề cao tính kí hiệu, phủ nhận tính phản ánh, khẳng định không gian ngôn ngữ và quyền tự trị ngữ nghĩa của văn bản văn học. Khi nghiên cứu vấn đề này, mỗi tác giả, mỗi trường phái lại có những cách lí giải riêng của mình. Edmund Husserl, người sáng lập triết học hiện tượng học, chỉ nhìn thấy vai trò thứ yếu của ngôn ngữ trong hoạt động nắm bắt một hiện tượng nhất định nào đó của con người. Theo ông, hoạt động nắm bắt một hiện tượng nào đó đều được thực hiện độc lập với ngôn ngữ. Ngôn ngữ chỉ là hoạt động thứ hai, nó đặt tên cho cái mà bằng cách nào đó chủ thể đã tri giác được từ trước. Hussell cho rằng ngôn ngữ là công cụ là vỏ bọc nhằm kiến tạo truyền tải thông điệp đã được kiến tạo từ trước trong ý thức chủ quan của người phát ngôn. Ngôn ngữ có khả năng phản bội lại người phát ngôn. Nghĩa của tác phẩm văn học, do đó chỉ là cái mà tác giả có chủ định từ đầu, nó thuộc về ý thức chủ quan hơn là thuộc về ngôn ngữ. Chính vì vậy theo quan điểm này, nghĩa của một tác phẩm văn học chỉ có một lần, nó đồng nhất với khách thể ý thức"mà trong khi viết nhà văn có ý hướng tới. Và do đó, có thể có nhiều sự diễn giải một văn bản văn học, nhưng tất cả đều phải nằm trong hệ thống mà nghĩa chủ ý của tác giả quy định. Tức tác phẩm chỉ có một nghĩa mà thôi. Tiếp đó, học trò của Hussell là M. Heidegger - nhà triết học khi nghiên cứu về ngôn ngữ trong "Trên đường đến với ngôn ngữ" được nhà nghiên cứu Trương Đăng Dung dịch ra Tiếng Việt đã phát hiện: Ngôn ngữ là ngôi nhà của hữu thể. Theo ông, ngôn ngữ không chỉ là công cụ giao tiếp thuần túy mà ngôn ngữ có khả năng cao hơn thế nữa là tạo lập đời sống riêng độc lập với chủ ý của người phát ngôn. Nếu thầy ông là Husserl chỉ xem ngôn 12
  19. ngữ là công cụ thứ yếu dùng để thể hiện các ý tưởng đã có sẵn, thì Heidegger xem ngôn ngữ là nơi mà đời sống con người diễn ra, là cái đầu tiên tạo thế giới. Heidegger cho rằng ngôn ngữ là sự kiện có đẳng cấp cao nhất của sự tồn tại của con người, ông không xem ngôn ngữ chỉ là sự thể hiện của một chủ thể. Khác với Husserl, Heidegger không nghi ngờ tổ chức nghĩa của một ngôn ngữ mang tính xã hội. Khi ông cho rằng lời nói không chỉ hoàn toàn là các kí hiệu, lời nói có hai mặt: hướng tới một người nào đó và đặt điều kiện cho người đó phải nỗ lực hướng về sự hiểu, chính ông đã gợi những ý tưởng quan trọng cho việc nghiên cứu vấn đề nghĩa và sự tạo nghĩa của văn bản thông qua người đọc. Do quan niệm như vậy về ngôn ngữ Heidegger cho rằng sự diễn giải văn chương không tùy thuộc vào tính năng động của người đọc: tác phẩm văn học là cái mà người đọc để cho nó xẩy ra nhờ văn bản. Người đọc đứng trước văn bản văn học như là trước cái mê cung của thế giới ngôn từ đầy bí ẩn. Heidegger gọi triết học của mình là “sự minh giải Hữu thể”. Chính vì vậy, người ta gọi hình thức triết học của Heidegger là “hiện tượng học giải thích” để phân biệt với “hiện tượng học siêu nghiệm” của Huserl. Cũng trong công trình dịch của Trương Đăng Dung “Trên đường đến với ngôn ngữ” viết năm 1959, với sự đổi mới ngôn ngữ triết học, Theo ông thì Heidegger đã nêu lên một số vấn đề quan trọng là “sự hòa trộn giữa tồn tại và ngôn ngữ trong nhau”. Quan điểm này được một nhà tường giải triết học lớn người Đức tên là Hans Georg Gadamer tiếp tục phát triển trong công trình nghệ thuật nổi tiếng “Chân lí và phương pháp”. H.G.Gadamer đã có bước đi quan trọng trong việc tạo ra khái niệm ngôn ngữ tường giải học và trong việc phê phán những quan điểm của các lí thuyết ngôn ngữ học hiện đại. Trong công trình triết học - nghệ thuật “Chân lí và phương pháp” (1964) Gadamar đã dành trọn cả phần III có tựa đề “Bước ngoặt bản thể của tường giải học” để nghiên cứu về ngôn ngữ với các tiểu mục: 1. Ngôn ngữ như là vùng kinh nghiệm tường giải học 2. Sự hình thành khái niệm ngôn ngữ trong lịch sử tư duy châu Âu 3. Ngôn ngữ như là chân trời bản thể tường giải học H.G.Gadamer đã bác bỏ quan niệm công cụ về ngôn ngữ, ông viết: “Người diễn giải không sử dụng lời nói và các khái niệm như người thợ thủ công sử dụng các công cụ của mình”. Theo Gadamer, lời nói không phải là sản phẩm của hình thức tâm tính nào đó, nó không phải là những sở hữu của năng lực nhận thức, lời nói là những cái bên ngoài, là tiên nghiệm. Gadamer cho rằng không phải con người tìm ra, tạo ra lời nói mà là lời nói tìm thấy chúng ta. Ngôn ngữ không phải là công cụ mà là một hiện 13
  20. tượng, một quá trình vừa liên quan đến quá khứ vừa đi trước vào tương lai. Gadamer cũng nhấn mạnh rằng ngôn ngữ không phải là công cụ để chúng ta thể hiện một cái gì đó mà là nơi để chúng ta tồn tại. Mọi yếu tố kí hiệu và sử dụng kí hiệu đều được nhìn nhận trong tinh thần đó. Nhờ lời nói chúng ta mới chuyển dịch được vào thế giới, vào các tình huống của tồn tại. Nhờ ngôn ngữ mà con người có thế giới của mình. Con người ta sống trong thế giới ngôn ngữ, ngôn ngữ và con người có sự tương tác lẫn nhau. Mối quan hệ giữa thế giới và ngôn ngữ là tương hỗ, thế giới là thế giới nhờ ngôn ngữ, còn ngôn ngữ là ngôn ngữ nhờ thế giới thể hiện trong nó. Điều này không có nghĩa là ngôn ngữ thể hiện thế giới mà là ngôn ngữ tồn tại thông qua thế giới và thế giới tồn tại trong tính chất ngôn ngữ. Ngôn ngữ tạo ra một thế giới quyền lực: ta phụ thuộc vào nó. Ngôn ngữ gần như là một thế giới, ngôn ngữ tạo ra tình huống để cho người phát ngôn vấp ngã vào đấy. Nói một cách khái quát, thế giới là cái tương đồng của ngôn ngữ và ngôn ngữ là cái tương đồng của thế giới. Ngôn ngữ và thế giới là những hiện tượng tiên nghiệm, vượt lên cá nhân, trong quá trình hiểu một cái gì đó thì chúng ta mới đến được với chúng, sự tồn tại của chúng ta mới hiện hữu trong chúng. Nghiên cứu về bản chất ngôn ngữ không thể không nói tới trường phái hình thức Nga với các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ thơ của các nhà ngôn ngữ học trẻ tuổi thời đó. Theo nhà nghiên cứu Trương Đăng Dung: trường phái hình thức Nga ra đời trong những năm đầu thế kỉ XX, được coi là trường phái mở đầu cho tiến trình hiện đại hóa Lí luận văn học. Sự xuất hiện của trường phái này như một sự phủ định đối với chủ nghĩa chủ quan trong mĩ học truyền thống và cũng chính là hệ quả tất yếu của tư duy lí luận thế kỉ XX trước những đổi mới của thời đại. Trong các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ thơ, các nhà ngôn ngữ học đã có những nỗ lực lớn trong việc khám phá bản chất của chất liệu văn học, từ đó có cái nhìn đúng về bản chất của tác phẩm văn học và sự tiến triển của văn học. Như là cấu trúc ngôn từ động, văn bản là tập hợp các kí hiệu ngôn ngữ có đời sống riêng, với năng lượng ngữ nghĩa riêng, độc lập với tác giải của nó. Những công trình nghiên cứu của Jakubinxky và Shklovski đã cho thấy rằng “có sự tồn tại một sự thực hành ngôn ngữ mà chức năng thông báo trực tiếp lùi ra phía sau, nói cách khác, trong thơ việc sử dụng các từ mang nghĩa không có vai trò quyết định”. Trong các công trình nghiên cứu của các nhà hình thức Nga, bên cạnh việc phân tích chi tiết sự khác biệt giữa ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi, ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ đời sống là mối quan tâm của họ đến sự phát triển của văn học hay sự vận động của các hình thức văn học. Từ đây đối với các nhà hình thức 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2