intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá khả năng sinh trưởng và đa dạng di truyền của một số giống rau Chùm ngây (Moringa oleifera) nhập nội tại tỉnh Quảng Trị

Chia sẻ: Xedapbietbay Xedapbietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

21
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng và cho năng suất của các giống rau Chùm ngây nhập nội. Đánh giá sự đa dạng di truyền của các giống rau Chùm ngây nhập nội. Tuyển chọn được giống rau Chùm ngây nhập nội có khả năng sinh trưởng tốt và cho năng suất cao tại Quảng Trị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá khả năng sinh trưởng và đa dạng di truyền của một số giống rau Chùm ngây (Moringa oleifera) nhập nội tại tỉnh Quảng Trị

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN CÔNG HOÀI SƠN ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA MỘT SỐ GIỐNG RAU CHÙM NGÂY (MORINGA OLEIFERA) NHẬP NỘI TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên nghành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG Mã số: 60620110 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TRƯƠNG THỊ HỒNG HẢI HUẾ - 2017 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Huế, ngày 03 tháng 08 năm 2017. Học viên thực hiện Nguyễn Công Hoài Sơn PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. ii MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................................1 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................................2 1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ..............................................................2 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................................... 3 2.1. SƠ LƯỢC VỀ CÂY CHÙM NGÂY........................................................................3 2.1.1. Giới thiệu về cây Chùm ngây ................................................................................3 2.1.2. Đặc điểm thực vật học của cây Chùm ngây ..........................................................3 2.1.2.1. Rễ ........................................................................................................................3 2.1.2.2. Thân ....................................................................................................................4 2.1.2.3. Lá ........................................................................................................................4 2.1.2.4. Hoa......................................................................................................................4 2.1.2.5. Quả và hạt ...........................................................................................................4 2.1.3. Giá trị sử dụng của cây Chùm ngây ......................................................................5 2.1.3.1. Giá trị dinh dưỡng ..............................................................................................5 2.1.3.2. Giá trị y học dược liệu ........................................................................................6 2.1.3.3. Giá trị kinh tế ......................................................................................................7 2.1.3.4. Các giá trị khác ...................................................................................................8 2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÂY CHÙM NGÂY ........................................10 2.2.1. Tình hình nghiên cứu về cây Chùm ngây trên thế giới .......................................10 2.2.1.1. Nghiên cứu về giống ........................................................................................10 2.2.1.2. Nghiên cứu về kỹ thuật canh tác ......................................................................11 2.2.1.3. Nghiên cứu về đa dạng di truyền ......................................................................13 2.2.2. Tình hình nghiên cứu về cây Chùm ngây ở Việt Nam ........................................15 2.3. ĐA DẠNG DI TRUYỀN .......................................................................................19 2.3.1. Khái niệm đa dạng di truyền ...............................................................................19 2.3.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đa dạng di truyền ..................................................19 2.3.3. Phương pháp nghiên cứu đa dạng di truyền bằng chỉ thị RAPD (Random Amplified Polymorphic DNA) ......................................................................................20 2.3.4. Các kết quả sử dụng kỹ thuật RAPD để nghiên cứu về sự đa dạng di truyền thực vật ..................................................................................................................................21 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. iii PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................................................................................. 27 3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................27 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................27 3.1.2. Hóa chất và thiết bị ..............................................................................................29 3.1.2.1. Hóa chất ............................................................................................................29 3.1.2.2. Thiết bị ..............................................................................................................29 3.1.3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................30 3.1.3.1. Thời gian nghiên cứu ........................................................................................30 3.1.3.2. Địa điểm nghiên cứu.........................................................................................30 3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................30 3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................30 3.3.1. Đánh giá khả năng sinh trưởng của các giống Chùm ngây .................................30 3.3.1.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm ..........................................................................30 3.3.1.2. Các chỉ tiêu theo dõi .........................................................................................31 3.3.1.3. Phương pháp theo dõi và đánh giá ...................................................................31 3.3.1.4. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng .......................................................................32 3.3.2. Phương pháp nghiên cứu đa dạng di truyền ........................................................33 3.3.2.1. Phương pháp lấy mẫu .......................................................................................33 3.3.2.2. Phương pháp tách chiết DNA ...........................................................................33 3.3.2.3. Phương pháp đánh giá đa dạng di truyền .........................................................34 3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................34 3.3.4. Đặc điểm thời tiết khu vực nghiên cứu ...............................................................35 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................................. 36 4.1. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA CÁC GIỐNG CHÙM NGÂY NHẬP NỘI TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ ...........................................................................36 4.1.1. Khả năng sinh trưởng của các giống Chùm ngây nhập nội .................................36 4.1.1.1. Thời gian sinh trưởng của các giống Chùm ngây qua các giai đoạn ...............36 4.1.1.2. Diễn biến về tỷ lệ sống của các giống Chùm ngây sau trồng...........................37 4.1.1.3. Động thái tăng trưởng số lá ..............................................................................38 4.1.1.4. Động thái tăng trưởng chiều cao ......................................................................39 4.1.1.5. Động thái tăng trưởng đường kính tán .............................................................39 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. iv 4.1.1.6. Động thái tăng trưởng đường kính gốc ............................................................40 4.1.1.7. Khả năng ra cành sau lần bấm ngọn đầu tiên ...................................................41 4.1.1.8. Khả năng phát triển chiều dài cành ..................................................................42 4.1.2. Đặc điểm hình thái lá của một số giống Chùm ngây nhập nội............................43 4.1.3. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ......................................................45 4.2. ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG DI TRUYỀN MỘT SỐ GIỐNG CHÙM NGÂY NHẬP NỘI BẰNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ RAPD ......................................................................46 4.2.1. Kết quả tách chiết DNA ......................................................................................46 4.2.2. Kết quả phân tích đa hình bằng kỹ thuật RAPD .................................................46 4.2.2.1. Tối ưu nồng độ MgCl2 và dNTP trong phản ứng PCR-RAPD ........................47 4.2.2.2. Khảo sát chỉ thị RAPD .....................................................................................48 4.3.3. Đánh giá kiểu gen của các giống Chùm ngây nhập nội ......................................50 4.3.4. Đánh giá mối quan hệ di truyền giữa các giống Chùm ngây nhập nội ...............54 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................................... 60 5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................60 5.2. ĐỀ NGHỊ ................................................................................................................60 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................... Error! Bookmark not defined. PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................................. 71 PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................................. 90 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. v LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trương Thị Hồng Hải, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến ThS. Trần Viết Thắng cùng các thầy cô và cán bộ tại khoa Nông Học – Trường Đại học Nông Lâm Huế, đã dạy dỗ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Nhân dịp này, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến em Trần Thị Thanh – người bạn đã đồng hành cùng tôi trong thời gian thực hiện đề tài và các em sinh viên. Con xin thành kính ghi ơn Cha Mẹ đã sinh thành, dưỡng dục con nên người. Con xin cảm ơn gia đình đã là chổ dựa vững chắc cho con bước qua những lúc khó khăn. Cuối cùng xin kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Huế, ngày 03 tháng 08 năm 2017 Nguyễn Công Hoài Sơn PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. vi TÓM TẮT Mục đích chính của nghiên cứu này là đánh giá sinh trưởng, cho năng suất và sự đa dạng di truyền của việc đưa giống Chùm ngây vào tỉnh Quảng Trị. Tổng cộng 8 giống được sử dụng trong nghiên cứu này. Trong số này, giống VI048687, VI047492, VI048590, VI048787 được cung cấp từ Trung tâm rau Thế Giới; giống PKM-1, Philippin được cung cấp từ Đại học Philippin; giống Thái Lan được cung cấp từ tỉnh Yasothon, Thái Lan và giống Địa phương được cung cấp bởi Viện Rau Quả Hà Nội làm đối chứng. Kết quả cho thấy giống Chùm ngây Địa phương, Thái Lan và PKM-1 có tỷ lệ sống cao trên trên 78,8%, có thời gian bắt đầu bấm ngọn trong khoảng 90 - 93 ngày, rất thích hợp với điều kiện vùng nghiên cứu, thời gian thu hoạch đầu tiên từ 90 ngày đến 93 ngày và năng suất sinh khối trên 356,43 gam/cây (PKM-1). Đây là những giống thuận lợi để áp dụng trong điều kiện địa phương. Tỷ lệ sống của giống VI047492 và VI048687 thấp, chỉ đạt 34,5% - 40,0%. Tuy nhiên, thời gian thu hoạch đầu tiên của những giống này kéo dài ở 95 ngày và năng suất sinh khối là 261,0 - 283,5 gram/cây. Hai giống này có thể được sử dụng để chăn nuôi và trồng trọt dưới điều kiện địa phương. Dựa vào hệ số tương đồng 0,68, 47 cá thể Chùm ngây thuộc 8 giống nghiên cứu được chia thành 8 nhóm chính, các cá thể trong cùng một nhóm có hệ số tương đồng thấp.Mỗi giống thuộc mỗi nhóm khác nhau trên biểu đồ cây, tuy nhiên chúng vẫn bị phân ly thể hiện qua sự phân chia các nhóm phụ, điều này cho thấy các giống đã bị lẫn tạp trong quá trình để giống do quá trình thụ phấn chéo. Giống ĐC, giống PKM-1 và giống VI047492 có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Trị nhưng không thuộc cùng một nhóm và xa nhau trên cây di truyền nên có thể lựa chọn các cá thể bố mẹ mong muốn để phục vụ cho công tác chọn giống mới. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AFLP : Amplified Fragment Length Polymophism AVRDC : Asian Vegetable Research and Development Center Cs : Cộng sự CT : Công thức DNA : Deoxyribonucleic axit ĐVT : Đơn vị tính FAO : Tổ chức nông lương thế giới ISSR : Inter-simple Sequence Repeat NTU : Nephelometric Turbidity Units NST : Ngày sau trồng PCR : Polymerase Chain Reaction RAPD : Random Amplified Polymorphic DNA RFLP : Restriction Fragment Length Polymophism SNP : Single Nucleotide Polymorphisms SSR : Simple Sequence Repeat TBE : Tris-borate-EDTA WHO : Tổ chức y tế thế giới PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Danh sách các giống Chùm ngây nghiên cứu ..............................................27 Bảng 3.2. Bộ mồi RAPD biểu hiện đa hình ..................................................................28 Bảng 3.3. Thời tiết khí hậu tỉnh Quảng Trị trong thời gian nghiên cứu .......................35 Bảng 4.1. Thời gian sinh trưởng của các giống Chùm ngây.........................................36 Bảng 4.2. Diễn biến về tỷ lệ sống của các giống Chùm ngây sau trồng .......................37 Bảng 4.3. Động thái tăng trưởng số lá của các giống Chùm ngây................................38 Bảng 4.4. Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống Chùm ngây ........................39 Bảng 4.5. Động thái tăng trưởng đường kính tán của các giống Chùm ngây ...............40 Bảng 4.6. Động thái tăng trưởng đường kính gốc của các giống Chùm ngây ..............41 Bảng 4.7. Khả năng phát sinh cành sau lần bấm ngọn đầu tiên ....................................42 Bảng 4.8. Khả năng phát triển chiều dài cành sau lần bấm ngọn đầu tiên ...................43 Bảng 4.9. Đặc điểm hình thái lá của các giống Chùm ngây .........................................44 Bảng 4.10. Năng suất cá thể của các giống Chùm ngây ...............................................45 Bảng 4.11. Tổng số phân đoạn DNA khuếch đại của các cây Chùm ngây ..................53 khi phân tích RAPD .......................................................................................................53 Bảng 4.12. Hệ số tương đồng giữa các cây Chùm ngây ...............................................58 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. ix DANH MỤC HÌNH Hình 4.1. Kết quả tách chiết của một số cây Chùm ngây đại diện ...............................46 Hình 4.2. Kết quả kiểm tra sản phẩm PCR-RAPD với các nồng độ MgCl2 ................47 Hình 4.3. Kết quả điện di sản phẩm PCR-RAPD sử dụng CT1, CT5, CT8 .................48 Hình 4.4. Kết quả điện di của một số mồi RAPD.........................................................49 Hình 4.5. Kết quả điện di của một số mồi RAPD biểu hiện đa hình ............................49 Hình 4.6. Kết quả điện di mồi UBC#368 trên các cá thể .............................................51 của một số giống Chùm ngây ........................................................................................51 Hình 4.7. Biểu đồ về quan hệ di truyền giữa các cây Chùm ngây................................55 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1. Bố trí thí nghiệm các giống Chùm ngây nhập nội .......................................30 Sơ đồ 4.1. Thí nghiệm so sánh ảnh hưởng của nồng độ MgCl2 và DNPT ...................47 trong phản ứng RAPD ...................................................................................................47 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. 1 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Rau quả thuộc loại thực phẩm không thể thiếu được trong bữa ăn hàng ngày của người Việt và chúng có vai trò đặc biệt quan trọng như cung cấp các loại vitamin, khoáng chất và các yếu tố vi lượng cần thiết cho cơ thể. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhu cầu cải thiện chất lượng thực phẩm trong mỗi bữa ăn hàng ngày của con người ngày càng cao, đòi hỏi cải thiện và nâng cao chất lượng thực phẩm xanh. Bên cạnh đó còn phải tìm tòi, nghiên cứu, đưa vào thực tiễn những sản phẩm có chất lượng tốt. Chùm ngây là một loại cây rau có tên khoa học là Moringa oleifera M., là loại cây có giá trị dinh dưỡng rất cao và dễ trồng, mang lại nhiều lợi ích và công dụng cho người dân cả về sức khỏe lẫn kinh tế. Trong Chùm ngây chứa lượng vitamin C gấp 7 lần trong quả Cam, lượng protein gấp 2 lần trong sữa, lượng Canxi gấp 3 lần trong quả Chuối và hơn hết loại cây rau này chứa tổng cộng đến 90 chất dinh dưỡng mà hiếm loại cây rau nào có được. Cây Chùm ngây được xem là loài cây hữu dụng bậc nhất thế giới do toàn bộ các phần trên cây Chùm ngây đều có thể sử dụng làm thức ăn hoặc phục vụ những mục đích khác nhau. Lá và hoa được dùng làm rau với hàm lượng vitamin và chất dinh dưỡng cao; thân, cành, vỏ và rễ có thể dùng để sản xuất thuốc chữa bệnh, mỹ phẩm, nước giải khát dinh dưỡng và thực phẩm chức năng. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và tổ chức nông lương thế giới (FAO) đã khuyến cáo sử dụng loại cây này là giải pháp ưu việt cho các bà mẹ thiếu sữa, trẻ em suy dinh dưỡng và là giải pháp lương thực cho “ thế giới thứ ba ” [27] nên cây Chùm ngây được trồng và nghiên cứu ở nhiều Quốc gia trên thế giới đặc biệt là những nước nghèo. Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, tỷ lệ người nghèo còn chiếm tỷ lệ lớn, đặc biệt là vùng trung du và miền núi, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng và bà mẹ thiếu sữa còn rất lớn. Quảng Trị là một tỉnh nghèo và hậu quả chiến tranh để lại còn nặng nề kéo theo tỷ lệ suy dinh dưỡng cao đặc biệt là huyện Đakrông với riêng toàn xã Ba Nang có đến 50% trẻ em bị suy dinh dưỡng thể cân nặng và thể thấp còi so với độ tuổi [25]. Xuất phát từ các vấn đề trên, việc trồng và đánh giá khả năng thích nghi của các giống rau Chùm ngây nhập nội tại tỉnh Quảng Trị sẽ góp phần đa dạng chủng loại cây rau và sớm đem vào một loại rau mới trong bữa ăn hàng ngày của người dân. Qua đó giải quyết được bài toán dinh dưỡng trên địa bàn tỉnh, đem lại một nguồn lợi kinh tế mới cho người dân. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá khả năng sinh trưởng và đa dạng di truyền của một số giống rau Chùm ngây (Moringa oleifera) nhập nội tại tỉnh Quảng Trị”. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 2 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI - Đánh giá khả năng sinh trưởng và cho năng suất của các giống rau Chùm ngây nhập nội. - Đánh giá sự đa dạng di truyền của các giống rau Chùm ngây nhập nội. - Tuyển chọn được giống rau Chùm ngây nhập nội có khả năng sinh trưởng tốt và cho năng suất cao tại Quảng Trị. 1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN Ý nghĩa khoa học: - Là cơ sở để đánh giá khả năng thích nghi của cây Chùm ngây tại Quảng Trị. - Cung cấp dữ liệu quan trọng cho công tác chọn tạo giống Chùm ngây thích hợp với điều kiện tự nhiên tại Quảng Trị. Ý nghĩa thực tiễn: - Xác định được giống thích nghi tốt với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại tỉnh Quảng Trị. Chọn giống có năng suất cao, có khả năng chịu nóng tốt với điều kiện khí hậu khắc nghiệt. - Là cơ sở để giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng ở trẻ em trên địa bàn tỉnh, góp phần cải thiện cuộc sống. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. SƠ LƯỢC VỀ CÂY CHÙM NGÂY 2.1.1. Giới thiệu về cây Chùm ngây Cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) thuộc ngành Ngọc Lan Magnoliophyta, lớp Ngọc Lan Magnoliopsida, bộ Chùm ngây Moringales, họ Chùm ngây Moringaceae, chi Chùm ngây Moringa [62]. Chùm ngây là loài cây có sự phân bố địa lý rộng rãi nhất ở dãy núi Himalaya thuộc Ấn Ðộ, Pakistan, Bangladesh và Afghanistan. Ðây là loài cây sinh trưởng nhanh và được sử dụng bởi người La Mã cổ đại, người Hy Lạp và Ai Cập, là cây trồng quan trọng ở Ấn Ðộ, Ethiopia, Philippin, Sudan và đang phát triển tại miền Tây, Ðông và Nam thuộc châu Phi, châu Á nhiệt đới, châu Mỹ Latinh, vùng Caribbean, Florida và quần đảo thuộc Thái Bình Dương [58]. Chùm ngây được xem là cây dễ trồng, có thể trồng được từ hạt, hom cành, hom củ và trồng được quanh năm. Cây ưa đất ráo nước, nhiều cát, dù là đất xấu cũng dễ mọc, chịu hạn, ưa nắng, ít bị sâu bệnh hại. Tuy nhiên, cây không chịu được úng ngập và dễ chết nếu không được thoát nước tốt. Hệ thống rễ phát triển mạnh nếu được trồng từ hạt, phình to như củ màu trắng với rễ bên thưa. Nếu trồng bằng cách giâm cành, hệ thống rễ sẽ không phát triển như trồng bằng hạt. Cây bắt đầu cho quả từ thân, cành và nhánh sau 6 đến 8 tháng trồng [53]. Ở Việt Nam cây trổ hoa tập trung chủ yếu từ tháng 1 đến tháng 2 hàng năm. Cây ra hoa rất sớm, thường ra ngay trong năm đầu tiên, khoảng 6 tháng sau khi trồng. Quả chín, hạt giống phát tán khắp nơi theo gió và nước hoặc được mang đi bởi những loài động vật ăn hạt. Khả năng nảy mầm của hạt mới thu hoạch là 60 - 90%. Tuy nhiên, nếu lưu trữ hạt quá 2 tháng trong điều kiện thông thường thì khả năng nảy mầm sẽ giảm một cách nghiêm trọng. Tỉ lệ nảy mầm giảm dần từ 60%, 48% và 7,5% tương ứng với thời gian lưu trữ hạt là 1, 2 và 3 tháng [88]. Cây trồng từ hạt, trong giai đoạn đầu cây con thường yếu nên cần được chăm sóc trong điều kiện bóng mát. Biện pháp giâm cành cũng có thể thực hiện, tuy nhiên hiệu quả không cao do hệ số nhân giống thấp, thường tiến hành giâm cành vào mùa mưa, khi điều kiện không khí đạt được độ ẩm thích hợp. 2.1.2. Đặc điểm thực vật học của cây Chùm ngây 2.1.2.1. Rễ Rễ cái có dạng củ, có mùi hăng cay và một hệ thống rễ bên thưa đâm sâu lan rộng. Nếu trồng bằng cách giâm cành, sẽ không có rễ cái mà chỉ có một hệ thống rễ đan xen và lan rộng. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 4 2.1.2.2. Thân Cây thân mộc cao cỡ trung bình (8 - 10 m), ở độ tuổi trưởng thành cây có thể mọc cao hàng chục mét. Cây 1 tuổi nếu không cắt ngọn có thể cao tới 5 - 6m và thân có đường kính 10 cm, 3 đến 4 năm tuổi là cây ở độ tuổi trưởng thành. Cây Chùm ngây thuộc loài mọc nhanh, phát triển mạnh ở những vùng có điều kiện thuận lợi, có thể tăng trưởng chiều cao từ 1 - 2 m/năm trong vòng 3 đến 4 năm đầu. Tuy nhiên, cây trồng từ hạt có thể đạt chiều cao trung bình 4,1 m trong năm đầu tiên. Cây bắt đầu cho quả từ thân sau trồng 6 đến 8 tháng. Cây phân cành nhiều, có tiết diện tròn, thân non màu xanh có lông, thân già màu trắng xám, dày mềm, sần sùi nứt nẻ, có nốt sần, gỗ mềm và nhẹ. Khi bị thương tổn thân rỉ ra nhựa màu trắng, sau chuyển dần sang màu nâu. 2.1.2.3. Lá Lá kép lông chim 3 lần, mọc cách, có từ 5 - 7 cặp lá phụ bậc 1, 4 - 6 cặp lá phụ bậc 2, 6 - 9 cặp lá phụ bậc 3. Phiến lá chét hình bầu dục dài 1,5 - 2,0 cm, rộng 2,0 - 2,5 cm, mặt trên xanh hơn mặt dưới, lá non kích thước lớn hơn lá già. Gân lá hình lông chim, nổi rõ mặt dưới, cuống lá dài 18 - 25 cm. Lá chét mọc đối, gai nhỏ có lông ở chỗ phân nhánh lá kép lông chim. 2.1.2.4. Hoa Cụm hoa dạng chùm sim, mọc ở nách lá hay ngọn cành. Hoa không đều lưỡng tính, màu trắng hơi vàng, mùi thơm, cuống hoa dài 1 - 2 cm. Trục phát hoa màu xanh, có lông, dài 10 - 15 cm. Lá bắc hình vảy nhỏ, có lông. Đài hoa 5, rời, đều, hơi cong hình lòng muỗng, màu trắng, dài 1 cm, rộng 0,4 cm, tiền khai năm điểm. Cánh hoa 5, rời, không đều, cánh hoa dạng thìa, màu trắng hơi vàng, mặt trong ở dưới cánh hoa có nhiều lông, tiền khai năm điểm. Nhị 5, rời, mang bao phấn xen kẽ với 5 nhị bất thụ tạo thành 2 vòng, nhị mang bao phấn nằm ngoài, dài hơn nhị bất thụ và đối diện với cánh hoa, nhị bất thụ nằm xen kẽ cánh hoa. Chỉ nhị có kích thước to ở dưới, màu vàng và hướng trong. Bộ nhụy: 3 lá noãn dính, tạo thành bầu trên 1 ô, mang nhiều noãn, đính noãn bên, có lông. Vòi nhụy màu xanh dài 1,8 cm, có nhiều lông. Đầu nhụy hình trụ, màu vàng và có lông. Cây cho hoa hai lần trong một năm, một lần từ tháng 2 đến tháng 5 và một lần từ trong tháng 9 đến tháng 11, cả hai lần đều cho quả nhưng ở lần thứ hai cho quả tốt hơn. Hoa nở lúc 3h - 19h, nhưng sự thụ phấn xảy ra trong khoảng thời gian từ 6h - 15h. Hoa Chùm ngây lưỡng tính nên có thể tự thụ hoặc thụ phấn chéo, với 25% là tự thụ [66]. Ong là loài thụ phấn chủ yếu cho hoa Chùm ngây, việc thụ phấn thành công đòi hỏi một số lượng lớn côn trùng [52]. 2.1.2.5. Quả và hạt Quả dạng nang treo to, dài 20 - 50cm có quả dài đến 1 m, rộng 2,0 - 2,5 cm, có PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 5 nhiều rãnh dọc, hơi gồ lên chỗ có hạt, quả khô màu vàng xám và khi quả khô mở thành 3 mảnh dày. Hạt nhiều (khoảng 26 hạt/trái), tròn dẹt, màu nâu hoặc đen, đường kính khoảng 1,5 x 1,0 cm, mỗi hạt có 3 góc cạnh với những cánh mỏng màu hơi trắng, trọng lượng mỗi hạt khác nhau, trung bình khoảng 3000 - 9000 hạt/kg. Mỗi quả thường có từ 12 đến 35 hạt, một cây có thể sản xuất từ 15.000 đến 25.000 hạt [62]. 2.1.3. Giá trị sử dụng của cây Chùm ngây 2.1.3.1. Giá trị dinh dưỡng Hầu hết các bộ phận như lá, hoa, quả, hạt, rễ, thân của cây Chùm ngây đều hữu dụng đối với con người. Lá Chùm ngây là nguồn dinh dưỡng bổ sung các hợp chất hữu cơ tự nhiên tốt cho sức khoẻ con người, đặc biệt là các vitamin thiết yếu như vitamin A, C và E. So sánh hàm lượng một số dinh dưỡng chính trong lá Chùm ngây với một số loại thực phẩm phổ biến cho thấy hàm lượng vitamin C nhiều hơn quả cam 7 lần; vitamin A nhiều hơn cà rốt 4 lần; canxi nhiều hơn sữa 4 lần; chất sắt nhiều hơn cải bó xôi 3 lần; chất đạm (protein) nhiều hơn 2 lần so với yaourt; kali nhiều 3 lần so với quả chuối [57]. Ngoài ra, trong lá Chùm ngây còn chứa hàm lượng cao carotenoid hoạt tính sinh học, tocopherols và vitamin C có giá trị trong việc duy trì cân bằng chế độ ăn uống và ngăn ngừa các gốc tự do là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh hiểm nghèo [97]. Lá giàu provitamins, bao gồm cả axit ascorbic, carotennoid [69] và tocopherols [63], [91]. Các nghiên cứu dịch tễ học đã chứng minh rằng các loại rau quả giàu carotenoid có liên quan đến giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim mạch, sự thoái hoá điểm vàng và sự hình thành đục thuỷ tinh thể [70]. Ngoài các provitamins lá Chùm ngây cũng được coi là nguồn giàu khoáng chất polyphenol flavonoid, alkaloid và protein là những chất dinh dưỡng thiết yếu có thể giúp làm giảm sự thiếu hụt dinh dưỡng và chống lại nhiều căn bệnh mãn tính [98]. Hoa có thể dùng làm rau ăn hoặc phơi khô để làm trà. Hoa Chùm ngây có nhiều mật ngọt, giàu dinh dưỡng rất tốt cho công nghệ nuôi ong. Quả non là sản phẩm giàu dinh dưỡng và dễ chế biến. Tại một số nước Nam Á, quả non có thể được sử dụng để ăn sống, nấu canh, xào, luộc,… kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác như: Gạo, cà chua, hành tây, khoai tây, ngò, ớt, thịt lợn,… Đây là một tiềm năng lớn cho việc chế biến các món ăn ngon, mới và lạ [9]. Hạt Chùm ngây chứa hàm lượng dầu tương đối lớn được sử dụng trong nấu ăn, chế biến các món salad. Thành phần axit béo trong dung dịch và enzyme chiết xuất từ dầu hạt Chùm ngây tương ứng là 67,9% và 70,0% [44]. Do tỷ lệ các axit béo không no cao nên dầu hạt Chùm ngây được sử dụng để thay thế một số loại dầu có giá trị cho sức khoẻ con người như dầu oliu [101]. Toàn bộ hạt Chùm ngây được sử dụng để ăn PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 6 xanh, rang thành bột, hấp trong trà và món cà ri [60]. Phân tích 4 mẫu từ 3 vùng sản xuất Chùm ngây chủ yếu ở Niger là Tillabéri, Niamey và Nam Maradi thuộc vùng Sahel - Sudan. Kết quả cho thấy: Protein trung bình là 24,8% với 21,58% ở Tillabéri đến 28,72% ở Niamey, thành phần này thay đổi đối với sắt từ 51,9 đến 55,12 mg/100 g, 0,45 và 1,58 mg/100 g đối với kẽm, 1192,5 và 1957,5 mg/100g đối với canxi, 414,37 và 714,37 mg/100 g đối với magiê, 1587 và 2037 mg/100 g đối với kali, 207,75 và 326,25 mg/100 g đối với natri, 32 và 61 mg/100g đối với photpho [74]. Thu thập các mẫu Chùm ngây từ các địa phương ở Nam Ethiopia và Kenya, Diriba và cs (2017) đã kết luận: Ở Kenya, hoa Chùm ngây có nồng độ trung vị selenium cao nhất là 1,56 mg/kg, gấp 78 lần ở hạt lúa miến và 98 lần ở hạt ngô. Nghiên cứu này đã khẳng định các nghiên cứu trước đây rằng cây Chùm ngây là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu làm giảm tỷ lệ thiếu hụt vi chất dinh dưỡng đặc biệt ở vùng Sahara [56]. 2.1.3.2. Giá trị y học dược liệu Trong nền y học truyền thống của nhiều quốc gia, cây Chùm ngây được xem như một loại thảo dược quý có tác dụng đối với nhiều loại bệnh như: U bướu, hạ nhiệt, chống kinh phong, chống sưng viêm, trị ung loét, co giật,… Cây đã được dùng để điều trị nhiều bệnh trong Y học dân gian tại nhiều nước ở châu Á và châu Phi. Không những thế, y học hiện đại cũng đã chứng minh giá trị, công dụng của cây Chùm ngây thông qua việc nghiên cứu, phát hiện nhiều hợp chất khác nhau trong cây Chùm ngây có khả năng chữa bệnh. Lá dùng uống để điều trị chứng hạ huyết áp và vò xát vào vùng thái dương để trị chứng nhức đầu. Ngoài ra nó còn dùng để điều trị các vết cắt ở da, vết trầy xước, sưng tấy, nổi mẩn ngứa hay các dấu hiệu của lão hóa da [90]. Hợp chất hypocholesterol chiết xuất từ lá Chùm ngây có tác dụng hạ cholesterol và dẫn đến giảm các nguy cơ mắc bệnh tim mạch [9]. Bột làm từ lá tươi có khả năng cung cấp năng lượng làm cho năng lượng tăng gấp bội khi dùng thường xuyên. Lá cũng được dùng để chữa sốt, viêm phế quản, viêm nhiễm mắt và tai, viêm màng cơ, diệt giun sán và làm thuốc tẩy xổ. Sản phụ ăn lá sẽ làm tăng tiết sữa. Ở Philippin lá được chỉ định dùng chống thiếu máu, do chứa lượng sắt cao [17]. Nước ép từ hoa cải thiện chất lượng và lượng sữa tiết ra của các bà mẹ cho con bú. Ngoài ra nước ép từ hoa còn có tác dụng lợi tiểu, ở một số quốc gia Nam Á người ta uống trà làm từ hoa Chùm ngây để chống lại bệnh cảm lạnh và tăng sức đề kháng cho cơ thể [9]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 7 Vỏ cây được dùng điều trị chứng thiếu vitamin C, đôi khi dùng trị tiêu chảy. Ở Ấn Ðộ, người ta hay dùng vỏ thân Chùm ngây để trị nóng sốt, đau bao tử, đau bụng khi có kinh, sâu răng, làm thuốc thoa trị hói tóc, chữa đau cổ họng (dùng chung với hoa của cây nghệ, hạt tiêu đen), trị tiểu ra máu, trị thổ tả [54]. Dầu làm từ hạt Chùm ngây còn có khả năng chống lại các nấm bệnh. Các hợp chất khác được chiết xuất từ rễ cây như: Sporochin và anthorine có tác dụng kháng lại một số vi khuẩn. Trong đó anthorinee có hoạt tính ức chế mạnh chống lại vi khuẩn Vibrio cholera. Hợp chất antihelmintic chiết xuất từ hoa và lá Chùm ngây có khả năng ức chế hoạt động của các loài giun ký sinh [9]. Khả năng chống oxy hóa và giảm các gốc tự do từ các dịch chiết lá, hạt Chùm ngây do các chất phenolics như selenium, thiocarbamates, glucosinolates, sản phẩm thủy phân của nó là glucoraphanin, sulfloraphane isothiocyanate, nitriles mang lại [9]. Chất chiết từ rễ Chùm ngây có tác dụng ức chế chất carrageenan gây ra phù nề ở chân chuột. Một số nghiên cứu khác cho thấy dịch chiết từ hạt Chùm ngây có sự đối kháng với ovalnumin gây ra viêm đường hô hấp ở lợn. Các thử nghiệm chỉ mới dừng lại ở quy mô thí nghiệm trên động vật, tuy nhiên đây là tiềm năng rất lớn trong việc sử dụng các chất chiết từ Chùm ngây để điều trị các bệnh viêm khớp, suyễn,…[9]. Qua nghiên cứu cho thấy lá Chùm ngây có tính ức chế và có thể được sử dụng như là một liệu pháp thay thế cho băng bó các vết thương và một số bệnh nhiễm nấm nhất định và cũng là một nguồn bổ sung chất dinh dưỡng tốt [48]. Chưa dừng lại ở đó, các nghiên cứu mới về tác dụng của cây Chùm ngây với sức khỏe con người ngày càng dài ra với nhiều tác dụng lên các cơ quan bộ phận và các căn bệnh khác nhau. Điều này cho thấy giá trị vô cùng to lớn của cây Chùm ngây với sức khỏe con người. 2.1.3.3. Giá trị kinh tế Sản phẩm cây Chùm ngây sau khi thu hoạch có sự phong phú và đa dạng về các phương thức chế biến và sử dụng. Với các giá trị về dược liệu và thực phẩm, cây Chùm ngây là một nguyên liệu đầy tiềm năng cho công nghiệp chế biến. Trên thế giới đã có nhiều quy trình công nghệ, nhà máy ra đời để chế biến các sản phẩm của cây Chùm ngây. Các sản phẩm lá, hoa, quả, hạt Chùm ngây là nguyên liệu rất tốt và tiềm năng để chế biến ra nhiều loại thực phẩm công nghiệp khác nhau như: Bột dinh dưỡng làm từ lá, viên nang dinh dưỡng, dầu ăn chiết xuất từ hạt, miến Chùm ngây, đồ ăn chay, sản phẩm dinh dưỡng cho mẹ và bé, nước giải khát,… Dầu làm từ hạt Chùm ngây được sử dụng để làm đẹp từ thời cổ đại tại các nước vùng Lưỡng Hà. Hiện nay nhiều công ty đã và đang chế biến nhằm cung ứng nhiều sản PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 8 phẩm làm đẹp từ cây Chùm ngây: Thực phẩm giúp giảm cân, dầu bôi da chống nứt nẻ, dầu dùng cho tóc, dầu thơm, dầu massage,… Mang trong mình nhiều hợp chất có tính dược lý cao, các bộ phận của cây Chùm ngây đang được các công ty dược nghiên cứu chiết xuất các tinh chất để sản xuất dược phẩm. Đây là tiềm năng lớn của cây Chùm ngây hiện đang được đẩy mạnh nghiên cứu ở các quốc gia phát triển trên thế giới. Gỗ cây Chùm ngây nhẹ, xốp với tỷ trọng 0,5 đến 0,7; năng lượng khi đốt là 4,600 kcal/kg. Gỗ cây Chùm ngây được đánh giá là nguyên liệu làm giấy rất tốt. Thân, cuống lá và các bộ phận không sử dụng khác của cây Chùm ngây được đánh giá có hàm lượng dinh dưỡng khá cao. Đây là nguồn nguyên liệu tốt để chế biến phân bón và các chất kích thích sinh trưởng cây trồng. Cây Chùm ngây có tác dụng trong việc giảm thiểu việc thiếu lương thực và thực phẩm vào mùa khô tại khu vực Tây Nguyên và Duyên Hải Nam trung bộ cho người và gia súc. Bên cạnh đó cây Chùm ngây có thể trồng để làm dàn cho các loại cây thân leo khác như Thanh long, Trầu,... nên có thể vừa tận dụng sản phẩm từ cây Chùm ngây cộng với sản phẩm từ cây dây leo này. Mặt khác cây Chùm ngây rất dễ trồng, tốn rất ít phân bón, có thể trồng bằng hom, hạt là các vật liệu có sẵn nên chi phí để trồng Chùm ngây rất thấp [7]. Cây Chùm ngây được sử dụng để cung cấp khí sinh học (Biogas). Các cây con khoảng 30 ngày tuổi được xay cùng với nước sau đó lọc qua lưới có lỗ nhỏ, đường kính là 5 mm. Phần chất xơ bị loại bỏ, dung dịch còn lại được cho vào bể Biogas như một nguyên liệu bổ sung để sản xuất khí. Hàm lượng metan trung bình của loại khí sản xuất từ dịch lỏng này là 81%. Hạt Chùm ngây sau khi ép dầu có thể là nguyên liệu để sản xuất khí Biogas với lượng metan trung bình từ 62 - 72% [9]. Theo Dương Tiến Đức (2012), kết quả thử nghiệm khả năng tạo nhiên liệu sinh học từ hạt rất tốt và có khả năng ứng dụng để chế tạo nhiên liệu sinh học thể hiện qua đặc tính của dầu Chùm ngây vượt trội hơn so với dầu Bông, hạt Cao su, dầu Jatropha (Cọ rào) nhưng không có hàm lượng axit Oleic ở dạng Triglixerit, chứa rất ít các chất không phải axit béo,... Metyl este từ dầu Chùm ngây là Biodiesel nguyên chất B100 có điểm sương thấp và chỉ số Xetan rất cao [7]. 2.1.3.4. Các giá trị khác Cây Chùm ngây thuộc loại cây mọc nhanh và dễ tính, sống được ở những điều kiện đất đai khô cằn và trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, chịu được hạn hán. Cây Chùm ngây có thể phát triển ở các vùng có lượng mưa chỉ 400 mm/năm. Điều này là một lợi thế so sánh để chống lại vấn đề hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu mang lại. Tại các quốc gia châu Phi, cây Chùm ngây được xem như một phương thức hiệu quả thay đổi sinh kế của người nghèo ở các vùng khí hậu khô cằn. Chưa dừng lại ở đó, PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 9 trong các nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính thì nồng độ CO2 là nguyên nhân chính. Các loài thực vật có khả năng hấp thụ CO2 đang được trồng trọt rộng rãi trong đó có cây Chùm ngây. Khả năng hấp thụ CO2 của cây Chùm ngây gấp 20 lần so với thảm thực vật nói chung. Theo tính toán 1 triệu ha Chùm ngây có khả năng hấp thu 5 tấn CO2, điều này có ý nghĩa trong các nổ lực chống lại sự nóng lên của toàn cầu [9]. Hạt Chùm ngây có chứa từ 30 - 42% dầu và chứa lượng protein rất cao. Một trong số những protein này (khoảng 1%) là cation hoạt động như chuỗi điện tử có phân tử lượng từ 7 - 17 KDalton. Các cation này có tác dụng trung hoà các chất keo trong nước bẩn bởi vì đa số các chất keo này mang điện tích âm. Do đó protein này có thể được sử dụng như một polypeptide tự nhiên không độc hại, làm kết tủa các ion kim loại và các chất hữu cơ trong quá trình lọc nước uống, làm sạch dầu thực vật hoặc làm kết tủa cellulose trong sản xuất bia và nước trái cây [103]. Cây Chùm ngây là loài rất thích hợp với khí hậu khô hạn nên việc gây trồng loài cây này sẽ có tác dụng cải tạo các vùng đất nghèo xấu như đất rừng khộp, đất ven biển,... Nó cũng góp phần tăng diện tích trồng rừng lên do vậy góp phần làm tăng độ che phủ của rừng, giảm các tác động về xói mòn đất, cải thiện nguồn nước ngầm... Trong mùa khô, cây Chùm ngây có thể làm tăng độ ẩm đất từ 5 - 7%, tăng nhiệt độ đất 0,5 - 2 độ. Bên cạnh đó cây Chùm ngây cũng rất ít sâu bệnh nên không phải dùng thuốc bảo vệ thực vật [7]. Hàm lượng dầu trong hạt Chùm ngây chiếm khoảng 42%, có màu vàng, được sử dụng như một chất bôi trơn cho các máy móc thiết bị cần chính xác vì không gây ra hiện tượng ôi và bám dính. Ngoài ra, dầu trong hạt Chùm ngây còn được biết đến với khả năng hấp thụ và giữ lại các chất dễ bay hơi, do đó có giá trị trong ngành công nghiệp nước hoa để giữ ổn định mùi hương. Hàm lượng axit béo tự do thay đổi từ 0,5 - 3,0%, hàm lượng axit béo no chiếm 13%, axit béo không no chiếm 82%, đặc biệt có lượng axit oleic cao chiếm 40% [61]. Hạt cây Chùm ngây đã được chứng minh là có khả năng lọc và làm lắng vi khuẩn ở nước bẩn thành nước sạch dùng cho sinh hoạt ở Châu Phi. Một số nghiên cứu khác cho thấy chất chiết của hạt Chùm ngây còn có khả năng kháng khuẩn [68]. Gia súc được cho ăn 15 - 17 kg lá Chùm ngây mỗi ngày (40 - 50% khẩu phần ăn), trọng lượng hằng ngày sẽ tăng 1.200 g/ngày, còn bò sữa tăng sản lượng sữa lên khoảng 10 lít/ngày. Bò ăn lá Chùm ngây giúp tăng khối lượng bê con từ 2 - 5 kg so với bình thường và tỷ lệ sinh đôi là 3 - 20/1000 con so với tỷ lệ sinh thông thường là 1:1000. Nếu không sử dụng rau Chùm ngây trọng lượng hằng ngày của bò tăng khoảng 900 g/ngày và nếu không bổ sung lá Chùm ngây trọng lượng sữa khoảng 7 lít/ngày. Nên tiến hành vắt sữa sau 3 giờ kể từ khi cho ăn lá Chùm ngây để tránh mùi vị của Chùm ngây có lẫn trong sữa [9]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 10 Dung dịch chiết xuất thu được từ lá Chùm ngây trong ethanol 80% có chứa chất kích thích sinh trưởng thực vật (thuộc nhóm cytokinin). Chất chiết xuất này có thể được phun trực tiếp lên lá cây để kích thích sinh trưởng cây con, làm cho thực vật cứng cáp hơn và chống chịu tốt hơn với sâu bệnh hại, cây trồng ra hoa nhiều hơn, tăng kích thước quả và tăng năng suất. Sử dụng dung dịch lá cây Chùm ngây được chiết xuất bằng ethanol 80% pha loãng với nước để phun lên lá các cây như mía, lạc, khoai tây giúp cây có tuổi thọ cao hơn, khoẻ mạnh hơn; trọng lượng rễ, thân và lá cao hơn; hàm lượng đường và kích thước quả lớn hơn [71]. Sử dụng cây Chùm ngây ủ phân xanh có tác dụng làm tăng độ phì của đất. Các bộ phận như: Thân, cành, cuống lá, lá già và vỏ hạt có thể được sử dụng làm phân xanh. Các thành phần này được băm nhỏ, trộn thêm các chế phẩm vi sinh có ích và có tác dụng phân giải xenlulose. Quy trình ủ tương tự như ủ các phế phụ phẩm nông nghiệp khác, trong quá trình ủ có thể phối trộn thêm các nguyên liệu sẵn có khác tại địa phương như: Bèo lục bình, rơm rạ,… [9]. 2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÂY CHÙM NGÂY 2.2.1. Tình hình nghiên cứu về cây Chùm ngây trên thế giới 2.2.1.1. Nghiên cứu về giống Cây Chùm ngây được xem như cây đa tác dụng và đang phát triển rộng khắp ở các Quốc gia vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Đi kèm sự phát triển về diện tích trồng trọt đã có nhiều nghiên cứu song hành, trong đó có công tác chọn giống. Ở Trung tâm rau Thế giới và các trường đại học, viện nghiên cứu tại Ấn độ đã tập trung nghiên cứu, chọn tạo để cải tiến giống cây Chùm ngây. Với mục tiêu thuần hóa và cải tiến giống cây Chùm ngây về các tính trạng như năng suất lá, hoa, quả, hạt và khả năng thâm canh hóa,… Kết quả đã có nhiều nguồn gen được thu thập và một số giống mới ra đời trên cơ sở lai và chọn tạo. Trường Ðại học Nông nghiệp Tamil Nadu, Periyakulam, miền Nam Ấn Ðộ đã thành công trong việc phát triển và chọn ra được hai giống Chùm ngây Periyakulam 1 (PKM-1) và Periyakulam 2 (PKM-2). Hai giống này có những đặc tính nông học, giá trị dinh dưỡng, dược liệu ưu thế hơn hẳn so với các giống địa phương và đã được trồng thương mại hóa tại nhiều quốc gia trên thế giới [9]. Giống Chùm ngây tốt trồng làm rau phải đảm bảo các tiêu chuẩn: Sinh trưởng nhanh, tái sinh chồi mạnh; năng suất lá và ngọn cao; hàm lượng dinh dưỡng và dược liệu cao; chống chịu tốt với sâu bệnh hại; thích nghi với chế độ thu hái nhiều lần trong năm [92]. Hạt giống được thu thập phải có đầy đủ lớp vỏ bên ngoài, không lấy hạt giống đã được thu thập và lưu giữ trong thời gian dài, vì hạt Chùm ngây sẽ mất sức nảy mầm sau khoảng một năm [94]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2