intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn Salmonella gây bệnh trên vịt nuôi tại huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi

Chia sẻ: Xedapbietbay Xedapbietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

25
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu sự lưu hành, tính mẫn cảm kháng sinh và hướng dẩn điều trị cho người chăn nuôi trong địa bàn huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi điều trị bệnh do Salmonella gây ra trên vịt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn Salmonella gây bệnh trên vịt nuôi tại huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng Tôi. Số liệu và kết quả của Luận văn là trung thực do Tôi phối hợp với các cơ quan liên quan và đồng nghiệp thực hiện. Số liệu và kết quả của nghiên cứu này chưa từng dùng để báo cáo hay bảo vệ bất cứ một công trình khoa học nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ điều đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rỏ nguồn gốc. Thừa Thiên Huế, ngày tháng 9 năm 2016 Tác giả Lương Nhất Sinh PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này ngoài những cố gắng của bản thân Tôi luôn nhận được sự quan tâm hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của quý thầy cô, của nhiều cơ quan và cá nhân. Nhân dịp này Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến: TS. Nguyễn Xuân Hòa người hướng dẩn khoa học của tôi cùng quý thầy, cô đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn Tôi trong suốt thời gian qua. Phòng đạo tạo sau đại học và Khoa chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu. Nhân đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Ngãi; Trạm Chăn nuôi và Thú y Sơn Tịnh đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này. Cuối cùng xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và cảm ơn các em sinh viên lớp Thú y khóa 45 đã tạo điều kiện và hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Chân thành cảm ơn ! Thừa Thiên Huế, ngày tháng 9 năm 2016. Tác giả Lương Nhất Sinh PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. iii TÓM TẮT ĐỀ TÀI • Với nội dung nghiên cứu - Điều tra tỷ lệ nhiễm và thu mẫu vi khuẫn Salmonella trên Vịt bị tiêu chảy tại huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. - Phân lập chủng vi khuẩn gây bệnh. - Xác định đặc tính sinh hóa các chủng Salmonella phân lập được. - Kiểm tra hình thái, đặc điểm sinh học. - Xác định độc lực của vi khuẩn Salmonella phân lập được. - Xác định tính mẩn cảm với kháng sinh với một số chủng Salmonella - Điều trị thử nghiệm và hướng dẫn điều trị. • Kết quả thực hiện - Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn huyện Sơn Tịnh tỉnh Quảng Ngãi. Thông qua khảo sát điều tra cho thấy: Tổng số vịt bị tiêu chảy đã điều tra được 19.950 con, chiếm 18,22% so với tổng đàn tại thời điểm điều tra và chiếm 13,43% so với tổng đàn thống kê. Từ các mẫu bệnh phẩm thu thập được, tiến hành phân lập vi khuẩn, giám định đặc tính sinh hóa, kiểm tra tính mẫn cảm kháng sinh kết quả như sau: - Những đặc điểm về hình thái và tính chất nuôi cấy của các mẫu vi khuẩn mà chúng tôi phân lập được từ lách của vịt con bị bệnh tại huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi giống với các đặc tính của vi khuẩn Salmonella đã được các tác giả trong và ngoài nước mô tả. Tất cả các chủng vi khuẩn Salmonella phân lập được đều có các đặc tính nuôi cấy, sinh vật hoá học đặc trưng của giống Salmonella như: Lên men đường Gluco, Saccharose, di động, sinh hơi, sinh H2S,…không lên men đường lactose, không sinh indol, không phân giải ure. Tất cả các chủng Salmonella thử nghiệm độc lực trên chuột đều gây chết chuột nhắt trắng trong vòng 24h. Kết quả này cho thấy tất cả các chủng Salmonella đều có độc lực mạnh và có khả năng gây bệnh. - Các chủng Salmonella có độc lực khi kiểm tra tính mẫm cảm với kháng sinh cho thấy 100% đề kháng với Tetracycline và Neomycin. Trong khi đó chúng mẫn cảm cao với Cefotaxime và Rifampin, và mẫn cảm trung bình với Gentamycin, Colistin, Kanamycin, Ampicilin, Streptomycine, Cephalexin từ 33,3-16,7%. - Kết quả điều trị cho thấy, với nhóm điều trị sử dụng Cefotaxime số con điều trị 86 con, số con khỏi bệnh 74 con, tỷ lệ khỏi bệnh 86,04%. Nhóm điều trị sử dụng Ceftiofur số con điều trị 97 con, số con khỏi bệnh 86 con, tỷ lệ khỏi bệnh 88,66%. - Từ kết quả điều trị tại cơ sở ta có thể khuyến cáo người chăn nuôi vịt trên địa bàn huyện Sơn Tịnh tỉnh Quãng Ngãi khi bị bệnh do vi khuẩn Salmonella gây ra có thể sử dụng Cefotaxime và Ceftiofur để điều trị. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... ii TÓM TẮT ĐỀ TÀI ..........................................................................................................iii MỤC LỤC ........................................................................................................................ iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾTTẮT ....................................................... vi DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ................................................................................viii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề ...................................................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................................ 2 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn .......................................................................... 2 3.1. Ý nghĩa khoa học ........................................................................................................ 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................................ 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC .................................. 3 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 3 1.1.1. Vi khuẩn Salmonella ............................................................................................... 3 1.1.2. Các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn Salmonella ........................................................ 9 1.1.3. Các yếu tố không phải là độc tố .............................................................................. 9 1.1.4. Các yếu tố là độc tố ............................................................................................... 10 1.1.5. Bệnh do vi khuẩn Salmonella gây ra ở vịt ............................................................ 13 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỂN CHO CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 18 1.2.1. Tình hình nghiên cứu Salmonella.......................................................................... 18 1.2.2. Tình hình dịch tể tại địa phương ........................................................................... 22 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG .................................................... 24 VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 24 2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................... 24 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 24 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 24 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. v 2.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 24 2.2.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 24 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 24 CHƯƠNG 3 ..................................................................................................................... 32 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................................................... 32 3.1. TÌNH HÌNH NHIỄM BỆNH DO SALMONELLA TRÊN ĐÀN VỊT NUÔI TẠI HUYỆN SƠN TỊNH ........................................................................................................ 32 3.2. KẾT QUẢ PHÂN LẬP VI KHUẨN SAMONELLA TRÊN VỊT NUÔI TẠI HUYỆN SƠN TỊNH ........................................................................................................ 33 3.3. KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH MỘT SỐ CỦA CÁC CHỦNG VI KHUẨN SALMONELLA PHÂN LẬP ĐƯỢC ............................................................................... 35 Như vậy chủng vi khuẩn phân lập được điều có đặc điểm sinh hóa phù hợp với những công bố, nghiên cứu trước đó. ......................................................................................... 36 3.4. KIỂM TRA HÌNH THÁI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CHỦNG VI KHUẨN PHÂN LẬP ĐƯỢC ..................................................................................................................... 36 3.5. KIỂM TRA ĐỘC LỰC CỦA CHỦNG VI KHUẨN PHÂN LẬP ĐƯỢC .............. 38 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN ............................................................................................... 45 4.1. KẾT LUẬN .............................................................................................................. 45 4.2. KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 47 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾTTẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ (-) Âm tính (+) Dương tính Cs Cộng sự SS Salmonella -Shigella PTH Phó thương hàn BPW Buffered Pepton Water BSA Bismuth Sulfite Agar KN Kháng nguyên O O-Anttigen H H-Antigen K K-Antigen V- I Vùng 1 V- II Vùng 2 V -II Vùng 3 LPS Lipopolysaccharide ST Heat Stable Toxin LT Heat Lable Toxin RPF Rapid permeability Factor viết tắt là RPF DPF Delayed permeability Factor viết tắt là DPF CHO Chinese Hamster Ovary cell PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1.Thời gian sống của Salmonella trong các loại môi trường ................................ 4 Bảng 2.2. Đặc tính sinh hóa của vi khuẩn Salmonella ...................................................... 6 Bảng 3.1. Kết quả điều tra tình hình nhiễm bệnh trên địa bàn huyện Sơn Tịnh ............. 32 Bảng 3.2. Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella từ mẫu bệnh phẩm thu thập được ..... 33 Bảng 3.5. Kiểm tra kết quả độc lực của chủng Salmonella phân lập được trên chuột .... 39 Bảng 3.6.Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm với một số loại kháng sinh của Salmonella ... 41 Bảng 3.7. Kết quả điều trị thử nghiệm ............................................................................ 43 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. viii DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Hình 3.3. Kết quả kiểm tra một số đặc tính sinh hóa ...................................................... 36 Hình 3.4.c. Khuẩn lạc mọc trên môi trường XLD ........................................................... 37 Hình 3.4.a. Kết quả phân lập Salmonella trên môi trường đặc hiệu SS .......................... 38 Hình 3.4.b. Tăng sinh Salmonella trong môi trường BHJ ............................................... 38 Hình 3.4.d. Hình ảnh sau khi nhuộm Gram ..................................................................... 38 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Ngành chăn nuôi của tỉnh Quảng Ngãi luôn chiếm một vị trí trọng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp nói riêng và trong nền kinh tế của nước ta nói chung. Chăn nuôi giúp tạo công ăn việc làm tạo ra của cải tạo có giá trị góp phần phát triển nền kinh tế không chỉ của tỉnh Quảng Ngãi. Việc nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm ngày càng được chú trọng nhất là khi đất nước gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Kế hoạch phát triển ngành chăn nuôi 2016 với: Tổng đàn heo đạt 27,500 triệu con. Trong đó đàn heo nái đạt 3.905 nghìn con, tỷ lệ nái ngoại đạt 24%, tỷ lệ heo lai, ngoại đạt 92,6%. Tổng đàn gia cầm đạt 350,5 triệu con, trong đó đàn gà đạt 265 triệu con. Tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt 5.009 nghìn tấn. Trong đó thịt heo đạt 3.603 nghìn tấn, thịt gia cầm đạt 987 nghìn tấn. Trứng các loại đạt 9.290 triệu quả (Cục chăn nuôi 2015). Để hoàn thành được các mục tiêu đó ta cần chú ý đến việc phát triển giống, thức ăn và áp dụng khoa học kỹ thuật và công tác thú y trong chăn nuôi. Những năm gần đây ngành chăn nuôi vịt phát triển khá mạnh, từ chăn nuôi chạy đồng (chăn nuôi chủ yếu dựa vào thức ăn tự nhiên) đến chăn nuôi bán chăn thả và chăn nuôi theo hướng nuôi nhốt hoàn toàn. Dịch bệnh trên đàn vịt là mối lo ngại cho người chăn nuôi vịt trên địa bàn Quảng Ngãi. Vi khuẩn Salmonella gây thiệt hại kinh tế lớn cho ngành chăn nuôi vịt ở Quảng Ngãi. Vi khuẩn Salmonella phân bố rộng rãi trong tự nhiên, như trong đường tiêu hóa của thủy cầm, trong môi trường nước ao hồ và các bãi chăn. Salmonella chủ yếu gây ra cho vịt dưới 20 ngày tuổi, với tỷ lệ chết rất cao.Bệnh nguy hiểm cho sức khỏe cộng động bởi một số chủng Salmonella có liên quan đến ngộ độc thực phẩm trên người. Thiệt hại do bệnh gây ra bao gồm vịt bị bệnh, tỷ lệ vịt con chết và loại thải cao, vịt chậm lớn, tiêu tốn thức ăn nhiều, sức đề kháng giảm, ảnh hưởng đến chất lượng con giống, tỷ lệ ấp nở thấp. Nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 7046-2002) qui định không được có vi khuẩn Salmonella trong 24gam thịt, trong đó có gia cầm và sản phẩm gia cầm. Vi khuẩn Salmonella không chỉ gây hại cho vật chủ mang bệnh mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng thực phẩm gây ngộ độc cho người sử dụng sản phẩm mang vi khuẩn Salmonella. Trong các loài Salmonella thì S. enterica là chủng gây bệnh thương hàn nguy hiểm ở người. Có nhiều tác giả đã nghiêm cứu về vi khuẩn này như: Nguyễn Ngọc Huân và cộng sự (2006) đã xác định được sự lưu hành Salmonella trên đàn vịt CV Super-M nuôi tại trại vịt giống Vigova. Cù Hữu Phú và cộng sự (2005) đã nghiên cứu thành công kít chẩn đoán nhanh vi khuẩn Salmonella ở gia cầm; Nguyễn Đức Hiền và PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. 2 cs (2012) đã nghiên cứu hiện tượng kháng thuốc kháng sinh ở vi khuẩn Salmonella trên đàn vịt nuôi tại cần thơ. Trần Linh Thước (2005) đã phát hiện sự đề kháng thuốc kháng sinh của chủng Salmonella phân lập từ bê, nghé. Nghiên cứu sự lưu hành, đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh hóa, độc lực, đề kháng và độ mẫn cảm với loại kháng sinh phổ biến hiên nay và điều trị thử nghiệm với Vi khuẩn Salmonella phân lập từ Vịt có ý nghĩa hết sức to lớn về khoa học và cả thực tiển Theo những báo cáo hàng năm của Chi cục thú y Quảng Ngãi cụ thể là Trạm thú y Sơn Tịnh về tình hình bệnh do Salmonella gây ra trên vịt là rất nghiêm trọng. Những ảnh hưởng do loại vi khuẩn này trên địa bàn huyện Sơn Tịnh gây vịt chết cao, điều trị gặp nhiều khó khăn trong sử dụng kháng sinh vì đa số kháng sinh trên thị trường tại Sơn Tịnh đã kém mẫn cảm với vi khuẩn này; Vịt sau điều trị phát triển kém và tỷ lệ mang trùng trong sản phẩm thịt của vịt lớn. Xuất phát từ thực tế trên và được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn Salmonella gây bệnh trên vịt nuôi tại huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi”. 2. Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu sự lưu hành, tính mẫn cảm kháng sinh và hướng dẩn điều trị cho người chăn nuôi trong địa bàn huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi điều trị bệnh do Salmonella gây ra trên vịt. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp thêm dữ liệu khoa học về chủng gây bệnh, đặc tính sinh học và độ mẫn cảm kháng sinh của một số chủng vi khuẩn Salmonella gây bệnh hiệu quả điều trị trên gia cầm trên địa bàn huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu phân lập vi khuẩn Salmonella nhằm xác định được chủng vi khuẩn gây bệnh trên đàn vịt nuôi là cơ sơ để xác định các biện pháp phòng bệnh cho đàn vịt, hạn chế ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, nhằm làm giảm tỷ lệ mắc bệnh. - Kết quả nghiên cứu nhằm đánh giá tính mẫn cảm của vi khuẩn với những kháng sinh thông dụng trên thi trường xác định khả năng kháng thuốc kháng sinh của Salmonella là cơ sở để xác định các phác đồ điệu trị phù hợp và có hiệu quả cao ở đàn vịt nuôi, nhằm giảm tỷ lệ chết ở vịt con và tỷ lệ mang trùng của vịt lớn, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. - Hướng dẫn điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất tránh kháng kháng sinh và tiết kiệm cho người chăn nuôi. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Vi khuẩn Salmonella Năm 1885 vi khuẩn Salmonella lần đầu tiên được phát hiện bởi Salmon D.E và Smith T. khi phân lập vi khuẩn từ mẫu bệnh phẩm lợn tiêu chảy và xem đây là nguyên nhân gây ra bệnh dịch tả lợn. Đến năm 1903 các nhà khoa học đã xác định được nguyên nhân gây ra bệnh dịch tả lợn là do virus và cho rằng Salmonella chỉ có vai trò kế phát (Nguyễn Như Thanh và cs, 2000). Theo Woolcok (1973), trong 2000 chủng Salmonella đã phân lập được chỉ có khoảng 5% trong số đó có khả năng gây bệnh cho người và động vật. 1.1.1.1. Đặc điểm chung của Salmonella Trực khuẩn Salmonella thuộc bộ Eubacteriales, họ Enterobacteriaceae. Giống Salmonella gồm 2 loài: S. enterica và S. bongori đã được phân chia thành trên 2000 serotype theo bảng phân loại Kauffmann-White trên cơ sở cấu trúc của kháng nguyên thân O, kháng nguyên lông H và đôi khi kháng nguyên vỏ (kháng nguyên K). Gần đây, loài S. enterica đã được phân thành 6 phân loài đó là: S. enterica subsp. enterica, S. enterica subsp. salamae, S. enterica subsp. arizonae, S. enterica subsp. diarizinae, S. enterica subsp. houtenae, S. enterica subsp. indica. Trong đó, phân loài S. entericasubsp. enterica gồm phần lớn các chủng Salmonella là những tác nhân gây bệnh cho người và động vật (Quinn P. và cộng sự, 2002). 1.1.1.2. Đặc điểm về hình thái Theo Bergeys Manual (1994) (Bergeys M., 1994), vi khuẩn Salmonella là những trực khuẩn ngắn, hai đầu tròn, có kích thước 0,4 - 0,6 × 0,1 - 0,3 µm, bắt màu Gram âm, không hình thành nha bào và giáp mô. Đa số loài Salmonella có lông (flagella) từ 7 - 12 chiếc xung quanh thân (trừ S. gallinarum-pollorum). Lông giúp cho vi khuẩn có khả năng di động. Lông có hình tròn, dài, xuất phát từ màng cytoplasma. Do cấu trúc từ các sợi protein hình xoắn nên có thể co giãn và di động nên lông của chúng rất khó nhuộm. Nếu nhuộm bằng phương pháp Haschem (1972) thì có thể nhìn thấy chúng dưới kính hiển vi điện tử (Lê Văn Tạo, 1993). Lông có tính kháng nguyên và do các gen mã hóa tổng hợp protein riêng quy định. Hầu hết các chủng Salmonella đều có khả năng di động nhờ flagella dạng lông rung, ngoại trừ S. galinarum. Trước kia người ta cho rằng S. pulorum cũng không có khả năng di động. Nhờ kính hiển vi điện tử, cấu trúc roi của type huyết thanh này cũng được phát hiện là dạng sợi rất mảnh và có số lượng ít hơn flagella của S. enteritidis. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 4 Các chủng Salmonella đều có Fimbriae ( Pili hay lông nhung ), trừ S. paratyphi A. Fimbriae có cấu tạo dạng lông bao phủ trên bề mặt vi khuẩn giúp cho vi khuẩn bám dính vào tế bào chủ. Fimbriae được tạo thành từ các dưới đơn vị fimbrillin chứa lượng lớn amino acid kị nước (40%) (Đỗ Thị Huyền, Tô Long Thành, 2009). 1.1.1.3. Sức đề kháng Vi khuẩn Salmonella mẫn cảm với nhiệt độ và các chất sát trùng mạnh. Ở nhiệt độ50ºC trong 1 giờ, 70ºC trong 20 phút, 100ºC trong 15 phút hoặc ánh sáng mặt trời chiếu thẳng trong 5 giờ có thể diệt được vi khuẩn (Laval A., 2000). Các chất sát trùng thông thường dễ phá hủy vi khuẩn hoàn toàn như: Phenol 5%, Formon 1/500 diệt vi khuẩn trong 15 - 20 phút. Với hóa chất, Salmonella tỏ ra có sức chịu đựng cao: dung dịch MgCl2 1%, formon 0,2%, axit phenic 3% diệt Salmonella trong 15 - 20 phút. Dung dịch muối ăn 19%, ở nhiệt độ 8ºC Salmonella tồn tại 4 - 8 tháng. Nhưng đối với một số hóa chất như Cristal violet, Malachite, Natrihyposunfit, Dixitrat, muối mật với những nồng độ vừa đủ gây độc cho E. coli thì không ảnh hưởng đến sự phát triển của Salmonella. Dựa vào tính chất này người ta chế tạo những môi trường chọn lọc để kìm hãm sự phát triển của E. coli và giúp cho Salmonella phát triển dễ dàng. Theo Laval (2000), vi khuẩn Salmonella sống được lâu trong điều kiện lạnh, chúng có thể sống trong bột thịt 8 tháng, nhưng điều liện môi trường pH 5 chúng chỉ sống được trong thời gian ngắn. Salmonella chủ yếu ký sinh trong ống tiêu hóa của con người và động vật. Ngoài ra vi khuẩn này còn tìm thấy trong nước thải sinh hoạt, nước sông, các nguồn nước khác và đất. Chúng có khả năng sống rất lâu trong nước (hàng tháng) và trong đất (hàng năm) (Bảng 2.1). Bảng 2.1.Thời gian sống của Salmonella trong các loại môi trường Thời gian sống Môi trường 89 ngày Nước máy 115 ngày Nước ao 120 ngày Đất ngoài 280 ngày Đất đồng cỏ chăn nuôi 28 tháng Phân của các loài thuộc họ chim “Nguồn: Đỗ Thị Huyền và Tô Long Thành, 2009”. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 5 Vi khuẩn Salmonella tồn tại trong chất độn chuồng tới trên 30 tuần, có thể sống ở độ sâu trong đất tới độ sâu 0,5 cm trong thời gian 2 tháng. Ở sàn gỗ, tường gỗ trong điều kiện ít ánh sáng là 87 ngày, máng gỗ 108 ngày (Đào Trọng Đạt và cs, 1995). Salmonella có thể sống trong thịt ướp muối (29%) được 4 - 8 tháng ở nhiệt độ từ 6 - 12ºC. Xử lý miếng thịt nhiễm trùng bằng hơ lửa hay nướng ít có tác dụng diệt Salmonella ở bên trong (Nguyễn Như Thanh,1997). 1.1.1.4. Đặc tính nuôi cấy Vi khuẩn Salmonella là loại vi khuẩn có thể phát triển trong điều kiện hiếu khí tùy tiện, dễ nuôi cấy. Nhiệt độ thích hợp là 37ºC, nhưng có thể phát triển được ở nhiệt độ từ 6 - 42ºC. Nuôi cấy ở 43ºC có thể loại trừ được tạp khuẩn mà Salmonella vẫn phát triển được (Timoney J. F. và cộng sự, 1988), pH thích hợp cho vi khuẩn phát triển là 6 - 7, tuy nhiên vi khuẩn có thể phát triển được ở pH từ 6 - 9. Khi nuôi cấy vi khuẩn trên môt trường bồi dưỡng (tăng sinh) BPW (Buffered Pepton Water) và môi trường RV (Rappaports Vassiliadis) sau vài giờ nuôi cấy thấy môi trường vởn đục nhẹ, sau 18 đến 24 giờ thấy canh trùng đục đều, trên mặt môt trường có màng mỏng, đáy ống nghiệm có cặn. Trên môi trường BSA (Bismuth Sulfite Agar): sau 48 giờ nuôi cấy ở 37 0C, vi khuẩn Salmonella mọc lên những khuẩn lạc đặc trưng, xung quanh khuẩn lạc màu nâu thẫm, càng vào giữa khuẩn lạc càng đậm chuyển dần sang màu đen, khuẩn lạc có màu ánh kim (Nguyễn Như Thanh và cộng sự, 2001). Trên môi trường thạch thường, vi khuẩn mọc thành khuẩn lạc dạng S (Smooth), tròn, trong sáng hoặc xám, nhẵn bóng, rìa gọn, hơi lồi ở giữa, đường kính khoảng từ 1 - 1,5 mm, thỉnh thoảng có thể thấy khuẩn lạc dạng R (rough), nhám, mặt trong mờ. Môi trường thạch máu, vi khuẩn mọc thành khuẩn lạc tròn, màu xám, trơn bóng, ở giữa hơi lồi lên (Nguyễn Như Thanh, 2001). Trên môi trường MacConkey (MacC) vi khuẩn mọc thành khuẩn lạc tròn, không màu. Trên môi trường BSA Salmonella mọc những khuẩn lạc đặc trưng: xung quanh màu nâu sẫm, vào giữa màu vàng đậm, gần đen, khuẩn lạc có màu ánh kim (Timoney và cs, 1988). Vi khuẩn Salmonella thể hiện tính kiềm, hình thành khuẩn lạc màu đỏ trên môi trường BGA. Trong môi trường TSI hình thành khuẩn lạc nhạt màu, mặt nghiêng môi trường có màu đỏ, màu hồng ở đáy cùng sản sinh H2S làm cho môi trường chuyển màu đen (Quinn P. J. và cộng sự, 1994). Trên môi trường SS (Shigella – Salmonella Agar): Salmonella hình thành những khuẩn lạc tròn, bóng có tâm đen ở giữa. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 6 Trên môi trường Kligler: mặt nghiêng môi trường không đổi màu do vi khuẩn không lên men đường lactose, phần thạch đứng môi trường đổi từ màu đỏ tím sang màu vàng chanh, xen kẽ trong thạch có các bọt khí do vi khuẩn lên men đường glucose làm thay đổi pH của môi trường và sinh hơi. Trong thực tế do vi khuẩn sinh H2S, nên phần thạch đứng có màu đen, nên màu vàng thường bị lấn át, khó quan sát được bằng mắt thường. Nhiệt độ nuôi cấy, pH môi trường và nồng độ muối, liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của vi khuẩn Salmonella. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển của vi khuẩn là 37ºC. Tuy nhiên Salmonella cũng mọc tốt ở nhiệt độ 42ºC.Đặc tính này ứng dụng trong phân lập Salmonella nhằm ức chế vi khuẩn khác trong bệnh phẩm bị ô nhiễm. Môi trường có pH 6,5 - 7,5 là thích hợp nhất cho sự phát triển của vi khuẩn (Nguyễn Như Thanh, 1990). Tuy vậy Salmonella có thể phát triển được ở pH từ 4,5 - 9,0. Nồng độ muối NaCl 3 - 4% trong môi trường có thể ức chế sự phát triển của Salmonella. 1.1.1.5. Tính trạng sinh hóa Theo Quinn và cs (2002), giống vi khuẩn Salmonella được chia làm 7 phân nhóm, mỗi phân nhóm có khả năng lên men một số loại đường nhất định và không đổi. Phần lớn phân loài Salmonella enteritica subsp. enteritica gây bệnh cho động vật máu nóng. Chúng lên men và sinh hơi: Glucose, Manit, Mantose, Galactose, Dulcitol, Arabonose, Sorbitol. Cũng ở nhóm này, hầu như các chủng Salmonella đều không lên men Lactose và Saccharose. Vi khuẩn Salmonella có phản ứng indol âm tính, MR âm tính, VP âm tính, sử dụng citrat dương tính, di động, lysin decarboxylaza dương tính, adonit âm tính, lên men manit, thường không lên men lactose, saccharose trừ một số ngoại lệ dạng huyết thanh, dạng sinh học nhất định (Phạm Hồng Sơn, 2002). Bảng 2.2. Đặc tính sinh hóa của vi khuẩn Salmonella Phản ứng sinh hóa Biểu hiện Maltose + Glucose + Lactose - H2 S +/- Citrate - PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 7 Phản ứng sinh hóa Biểu hiện Ure - Nitrate + Indol - Voges Proskauer - Mobility + Rouge Methyl - “Nguồn: Theo Ewing Eward (1970). 1.1.1.6. Cấu trúc kháng nguyên của vi khuẩn Salmonella Cấu trúc kháng nguyên của Salmonella hết sức phức tạp, gồm rất nhiều loại. Theo Phạm Hồng Sơn (2002) Salmonella có hơn 67 loại kháng nguyên O (có nhiều tài liệu công bố hơn 80 loại), 94 loại kháng nguyên H pha 1, hơn 11 kháng nguyên H pha 2, kháng nguyên K là kháng nguyên Vi. Cần phân biệt 3 loại kháng nguyên của vi khuẩn Salmonella là: Kháng nguyên O (O-Antigen): kháng nguyên thân. Kháng nguyên H (H-Antigen): kháng nguyên lông. Kháng nguyên K (K-Antigen): kháng nguyên vỏ. 1.1.1.7. Kháng nguyên thân O (O-Antigen). Kháng nguyên O nằm ở thành tế bào vi khuẩn, có cấu trúc Lipopolysacharide (LPS) là thành phần chính cấu tạo nên lớp màng ngoài của thành tế bào vi khuẩn Gram âm. Kháng nguyên O chịu nhiệt (Heat-stable) và kháng cồn, bị biến tính khi sử dụng formaldehyde. Kháng nguyên O gồm 2 nhóm chính: Polysaccharde không có nhóm hydro, không mang tính đặc trưng của kháng nguyên và sự chỉ tạo sự khác biệt về hình thái khuẩn lạc từ dạng S (Smooth) sang dạng R (Rough) và dẫ đến giảm độc lực của vi khuẩn (Selbitz H., 1995). Polysacharide nằm ở ngoài có nhóm hydro quyết định kháng nguyên và đặc trưng của serotype. Kháng nguyên O được xem như một nội độc tố (Endotoxin) mà nó được cấu tạo bởi nhóm hỗn hợp Glyco-polypeptid có thể tìm thấy ở màng ngoài của vỏ bọc vi khuẩn. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 8 Theo CIRAD (2006) (CIRAD, October 2006), kháng nguyên thân O của vi khuẩn Salmonella có 67 loại chính, được chia thành hơn 50 nhóm, số còn lại đóng vai trò phụ. 1.1.1.8. Kháng nguyên lông H (H-Antigen) KN - H của Salmonella bản chất là một protein nằm trong phần lông của vi khuẩn. KN - H không chịu nhiệt, rất kém bền vững so với KN - O; bị phá huỷ ở 600ºC trong 1 giờ, dễ bị phá hủy bởi cồn và axit yếu. KN - H không có ý nghĩa trong việc tạo ra miễn dịch phòng bệnh, nhưng có ý nghĩa trong việc phân loại, định danh vi khuẩn. KN - H không quyết định yếu tố độc lực, không có vai trò bám dính, nhưng có tác dụng bảo vệ vi khuẩn đường ruột tránh sự tiêu diệt của đại thực bào, giúp vi khuẩn sống và nhân lên trong tế bào gan, thận và ngay cả trong đại thực bào (Weinstein D. L. và cộng sự, 1984). KN - H chia làm 2 pha: Pha 1 có tính chất đặc hiệu, gồm có 28 kháng nguyên lông, được biểu thị bằng chữ la tinh thường: a, b, c, d, f, g... nếu hết cả 28 chữ thì người ta sử dụng chữ f và số đứng bên phải chữ f. Ví dụ f5, f27... Pha 2 không có tính chất đặc hiệu, gồm có 6 loại, được biểu thị bằng chữ số Ả rập: 1, 2, 3, 4, 5, 6. Pha 1 và pha 2 được biểu thị bởi H 1 và H2 được kiểm tra bởi một phát động H2 (Promoter H2), nhờ sự phát động này mà có thể chuyển ngược lại một mặt thúc đẩy H2 và ức chế H1 hoặc H2 bị ức chế còn H1 lại hoạt động (Kneckner N. và cộng sự, 1997). 1.1.1.9. Kháng nguyên vỏ K Kháng nguyên vỏ chỉ có ở một số loài như S. typhi, S. paratyphi, S. dublin có thể chứa Vi - Antigen giống như K - Antigen của E. coli. Theo Kauffmann F. M. D. (1972) có 3 loại kháng nguyên K là: kháng nguyên 5 (KN - 5), kháng nguyên Vi (KN - Vi), kháng nguyên M (KN - M). Đây là các kháng nguyên vỏ (capsular) được phân thành nhiều nhóm trong họ vi khuẩn đường ruột, được biểu thị bằng các chữ cái A, B, L...nhờ các đặc điểm sinh hoá khác nhau (Chữ K bắt nguồn từ chữ Kapsel trong tiếng Đức). KN - 5 dễ bị axit HCl phá hủy và tính chất ngưng kết của KN - 5 hoàn toàn bị phá hủy ở nhiệt độ 120ºC, nhưng không bị phá hủy bởi cồn. KN - Vi có sức đề kháng cao với cồn và axit HCl. KN - Vi không liên quan gì đến độc lực của vi khuẩn, nhưng đóng vai trò chính trong việc tạo miễn dịch chủ động và thụ động ở động vật và người. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 9 1.1.2. Các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn Salmonella Để thực hiện quá trình gây bệnh đối với vật chủ, Salmonella sử dụng các yếu tố không phải là độc tố như một số kháng nguyên (O, K, H), khả năng bám dính, xâm nhập, tổng hợp sắt, kháng kháng sinh. Các yếu tố là độc tố như độc tố đường ruột (Enterotoxin), nội độc tố (Endotoxin). 1.1.3. Các yếu tố không phải là độc tố Kháng nguyên O: Chất lượng thành phần hóa học, cấu trúc kháng nguyên O đều ảnh hưởng tới độc lực của vi khuẩn Salmonella. Kháng nguyên O là yếu tố độc lực giúp vi khuẩn chống lại khả năng phòng vệ của vật chủ, giúp vi khuẩn phát triển trong tổ chức, chống lại sự thực bào của đại thực bào (Morris I. A. và cộng sự, 1976). Kháng nguyên O kích thích các cơ quan đáp ứng miễn dịch hình thành kháng thể đặc hiệu ngưng kết với kháng nguyên tương ứng. Cơ chế phòng vệ này giúp cơ thể vật chủ chống lại quá trình tái xâm nhập vi khuẩn. Kháng nguyên H: kháng nguyên H không có ý nghĩa trong việc tạo ra miễn dịch phòng bệnh, cũng không quyết định yếu tố độc lực, tuy vậy nó có vai trò bảo vệ cho vi khuẩn không bị tiêu diệt bởi quá trình thực bào, giúp vi khuẩn sống và nhân lên trong các tế bào đại thực bào, cũng như trong tế bào gan và thận (Weinstein D. L. và cộng sự, 1984). Kháng nguyên K: tạo hàng rào bảo vệ giúp vi khuẩn chống lại ngoại cảnh và hiện tượng thực bào (Nguyễn Như Thanh, 2001). Yếu tố bám dính: Là một trong những yếu tố quan trọng của vi khuẩn đường ruột, giúp vi khuẩn bám được vào tế bào vật chủ, yếu tố bám dính còn là kháng nguyên bám dính. Khi vi khuẩn cư trú trong đường tiêu hóa, trong quá trình di động xảy ra hiện tượng tiếp xúc giữa vi khuẩn và tế bào nhung mao ruột. Sự tiếp xúc này là tình cờ và ngẫu nhiên, nếu gặp điều kiện thuận lợi trên bề mặt tế bào niêm mạc ruột thì sự tiếp xúc này sẽ tăng tính bền vững và vi khuẩn sẽ ở lại lâu trong lớp nhầy. Tiếp theo sự tiếp xúc là sự hấp phụ vi khuẩn lên bề mặt niêm mạc ruột và yếu tố bám dính (Fimbriae typ I) của vi khuẩn sẽ bám vào điểm tiếp nhận của tế bào nhung mao. Quá trình bám dính của vi khuẩn lên tế bào nhung mao được thực hiện có sự phù hợp giữa cấu trúc phân tử của điểm tiếp cận (Jones G. W., Richardson A. L., 1981).Theo Lê Văn Tạo (1993), trên mỗi tế bào vi khuẩn Salmonella có từ 250-400 fimbriae, chúng giúp vi khuẩn bám dính vào tế bào nhung mao ruột non để gây bệnh. Khả năng xâm nhập: Vi khuẩn xâm nhập được vào trong tế bào biểu mô ruột là bước cần thiết của quy trình gây bệnh. Sự xâm nhập của Salmonella vào tế bào biểu mô ruột là một quá trình tổng hợp gồm nhiều yếu tố tham gia. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 10 Theo Finlay và cs (1988) khả năng xâm nhập vào tế bào có nhân hoặc lớp niêm mạc của đường ruột là đặc tính của một số chủng Salmonella có độc lực. Các biến chủng Salmonella không có khả năng xâm nhập vào tế bào thường là các chủng không có độc lực. Sau khi tiếp cận tế bào vật chủ, vi khuẩn Salmonella tác động làm tăng hàm lượng Ca++ nội bào, hoạt hóa actin depolimeriring enzymes, làm thay đổi cấu trúc, hình dạng các sợi actin, biến đổi màng tế bào, dẫn đến hình thành giả túc bao vây tế bào vi khuẩn dưới dạng các không bào chứa vi khuẩn. Sau đó, Salmonella được xâm nhập vào trong tế bào, tồn tại, tiếp tục phát triển nhân lên với số lượng lớn và phá vỡ tế bào vật chủ, sản sinh enterotoxin, làm xuất hiện quá trình tiêu chảy của vật chủ. Các hạch viêm tích nước, biểu hiện viêm hạch có thể là hệ quả của đáp ứng xâm nhiễm của Salmonella (Frost A. J. và cộng sự, 1997). Khả năng tổng hợp sắt: Theo Benjamin (1985), đây là một yếu tố giúp vi khuẩn Salmonella tăng nhanh về số lượng làm suy yếu khả năng chống đỡ của vật chủ do bị thiếu sắt. Cũng theo tác giả, vi khuẩn Salmonella có phản ứng với sự thay đổi cơ chế chu chuyển sắt; khi quá trình tổng hợp sắt bị ức chế, chúng sẽ chuyển toàn bộ protein màng điều phối sắt lên bề mặt của tế bào vi khuẩn, làm cho khả năng hấp thu sắt tăng cường một cách rõ rệt. Khả năng kháng kháng sinh Theo Kneckner và cs (1997) vi khuẩn có sẵn những yếu tố gây bệnh thì khả năng kháng kháng sinh sẽ làm tăng tính gây bệnh của vi khuẩn tăng lên gấp bội. Việc sử dụng rông rãi các loại thuốc kháng sinh để phòng trị bệnh, kích thích sinh trưởng của gia súc,gia cầm, đã tạo ra nhiều giống vi khuẩn có khả năng kháng thuốc, mang plasmid kháng kháng sinh, tồn tại rất lâu trong cơ thể người, vật nuôi và môi trường. Khả năng kháng kháng sinh của Salmonella có thể thay đổi, phụ thuộc vào địa phương và thời điể m làm kháng sinh đồ, loại vật nuôi. 1.1.4. Các yếu tố là độc tố Nếu như các yếu tố gây bệnh không phải là độc tố là những tác nhân gián tiếp, quan trọng trong quá trình sinh bệnh của vi khuẩn Salmonella, thì các yếu tố là độc tố lại là tác nhân trực tiếp quyết định quá trình sinh bệnh. Các yếu tố gây bệnh là độc tố của Salmonella bao gồm: nội độc tố (Endotoxin), ngoại độc tố đường ruột (Enterotoxin) và độc tố tế bào (Cytotoxin) (Finlay B. B., Falkow, 1988). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 11 1.1.4.1. Nội độc tố (Endotoxin) Nội độc tố thường là Lipopolysaccharide (LPS) được giải phóng từ vách tế bào vi khuẩn khi bị dung giải. Dưới tác động của nội độc tố các cơ quan và tế bào có biểu hiện của cơ thể vật chủ có các biểu hiện tắc mạch máu, giảm trương lực cơ, thiếu oxy, toan huyết, rối loạn tiêu hóa… Evan D.G. và Evan D.J. (1973) khi nghiên cứu về độc tố đường ruột của Salmonella cho thấy độc tố gồm hai thành phần độc tố thẩm xuất nhanh (Rapid permeability Factor viết tắt là RPF) và độc tố thẩm xuất chậm (Delayed permeability Factor viết tắt là DPF). Theo Peterson J.W. (1980) độc tố thẩm xuất nhanh giúp Salmonella xâm nhập vào tế bào biểu mô của ruột, cấu trúc và thành phần giống độc tố chịu nhiệt của E. coli, được gọi là độc tố chịu nhiệt của Salmonella (Heat Stable Toxin viết tắt là ST). Độc tố thẩm xuất chậm có thành phần giống độc tố không chịu nhiệt của vi khuẩn E. coli, nên được gọi là độc tố không chịu nhiệt của Salmonella (Heat Lable Toxin viết tắt là LT). Nội độc tố tác động trực tiếp lên hệ thống miễn dịch của cơ thể vật chủ, kích thích hình thành kháng thể, tăng tiết histamine, serotonia; ngưng kết tiểu cầu và gây tắc mạnh quản. LPS tác động lên quá trình biệt hóa các tế bào lympho B, tăng cường tổng hợp globulin miễn dịch (IgM và IgG); tăng cường chức năng của lâm ba cầu T và các tế bào miễn dịch trung gian. Sau khi bám lên “điểm tiếp nhận”, LPS được hấp thu, vận chuyển vào trong nguyên sinh chất tế bào. Tại đây, chúng kết hợp với lysosomes hình thành dạng lysosomes thứ cấp, giải phóng các enzym, đẩy mạnh quá trình phân bào, đồng thời cường tổng hợp mARN, phá hủy mitochodria và các bào quan khác. Sau khi được vận chuyển qua màng vào nguyên sinh chất tế bào, LPS bám lên màng ngoài của mitochondria rồi được vận chuyển vào màng trong. Tại đây chúng là m thay đổi cấu trúc và chức năng của màng này, dẫn đến tăng cường hoạt động của ATP - aza; gây ra hiện tượng tích lũy ADP và phốt pho vô cơ trong nguyên sinh chất tế bào, từ đó làm tăng cường phân giải glucose. Do tác động giữa mitochondria với LPS, dẫn tới tăng bài xuất H 2O2 vàO2, phá hủy màng các bào quan khác. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 12 1.1.4.2. Độc tố đường ruột (Enterotoxin) Độc tố đường ruột của vi khuẩn Salmonella có hai yếu tố chính: yếu tố thẩm xuất nhanh (Rapit Permeability Factor - viết tắt là RPF) và yếu tố thẩm xuất chậm (Delayed Permeability Factor - viết tắt là DPF) (Peterson J. W., 1980). Yếu tố thẩm xuất nhanh giúp Salmonella xâm nhập vào tế bào biểu mô một, làm trương tế bào CHO (Chinese Hansten Ovary Cell). Yếu tố thẩm xuất nhanh có cấu trúc, thành phần giống độc tố chịu nhiệt của E. coli được gọi là độc tố chịu nhiệt của Salmonella (Heat Stable Toxin - viết tắt là ST), cấu trúc phân tử gồm những chuỗi polysaccarit và một số chuỗi poly-peptit phân tử lượng lớn hơn 90.000 dalton, chịu được ở nhiệt độ 1000C trong 4 giờ, nhưng bị phá huỷ nhanh khi hấp cao áp và bền vững ở nhiệt độ thấp. Độc tố này làm tăng tính thấm thành mạnh, phá hủy các mạch máu cục bộ. Độc tố RPF kích thích lên hệ thống men Guanylate Cyclase trong tế bào biểu mô ruột, chuyển GTP thành GDP. Trong tế bào, GDP tăng cao làm cho nồng độ Ca ++ cũng tăng cao, dẫn đến ngăn cản hấp thu chất điện giải và nước ở trong xoang ruột. Do vậy, lượng nước trong ruột tăng cao, kích thích niêm mạc ruột, tăng co bóp, là cho gia súc ỉa chảy. Yếu tố thẩm xuất chậm có thành phần giống độc tố không chịu nhiệt của E. coli, nên được gọi là độc tố không chịu nhiệt Salmonella (Heat Lable Toxin - viết tắt là LT), cấu trúc phân tử gồm 3 chuỗi polypeptit và một số hợp chất khác, phân tử lượng 40.000 - 50.000 dalton. Độc tố này bị phá hủy ở 70ºC trong 3 phút và 56ºC trong 4 giờ. Độc tố không chịu nhiệt của Salmonella làm thay đổi quá trình trao đổi nước và chất điện giải của cơ thể dẫn đến rút nước vào lòng ruột và gây tiêu chảy. Khi người và động vật bị tiêu chảy, hàng loạt tế bào biểu mô ruột bị phá hủy hoặc bị tổn thương do độc tố tế bào (cytoxin) của Salmonella gây ra theo cơ chế ức chế tổng hợp protein của tế bào EU Karyota và làm trương tế bào CHO. Theo Clarke và cs (1988), độc tố tế bào có dạng ức chế tổng hợp protein của tế bào Hela và làm teo tế bào; có dạng dung giải các không bào nội bào, làm chết tế bào Vera, tế bào Hela và tế bào CHO. Như vậy, Salmonella gây bệnh bằng các yếu tố làm biến đổi cấu trúc, chức năng của tế bào biểu mô ruột, làm rối loạn quá trình tiêu hóa - hấp thu, dẫn đến hội chứng tiêu chảy. 1.1.4.3. Độc tố tế bào (Cytotoxin) Đặc tính chung của Cytotoxin là có khả năng ức chế tổng hợp Protein của tế bào có nhân và làm trương tế bào CHO (Chinese Hamster Ovary cell), đa phần độc tố của chúng bị phá hủy bởi nhiệt độ. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2