intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Sử dụng bã sắn ủ và ngọn lá sắn ủ trong khẩu phần vỗ béo bò lai Sind nuôi ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: Xedapbietbay Xedapbietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

23
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá tình hình chăn nuôi bò ở một số xã của tỉnh Thừa Thiên Huế. Thử nghiệm một số công thức phối trộn thức ăn ủ chua, trong khẩu phần vỗ béo bò ở trang trại của tỉnh Thừa Thiên Huế. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Sử dụng bã sắn ủ và ngọn lá sắn ủ trong khẩu phần vỗ béo bò lai Sind nuôi ở tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Tác giả luận văn Nguyễn Đình Hiền PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã giảng dạy trong chương trình Cao học Chăn nuôi 21 Trường Đại học Nông lâm Huế, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích về chăn nuôi làm cơ sở cho tôi thực hiện tốt luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Trần Sáng Tạo đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Mặc dù trong quá trình thực hiện luận văn có giai đoạn không được thuận lợi những gì Thầy đã hướng dẫn, chỉ bảo đã cho tôi nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Huế, Phòng đào tạo sau Đại Học, Khoa Chăn nuôi Thú y, TS. Dương Thanh Hải - Giảng viên Khoa chăn nuôi Thú y, tất cả cán bộ Phòng NN&PTNT, Trạm Khuyến nông huyện Phong Điền, Phòng NN&PTNT, Trạm Khuyến nông huyện Quảng Điền, UBND các xã Quảng Nhạn và Điền Lộc, trang trại gia đình ông Hoàng Công Tấn đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu và thông tin của luận văn. Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình và cơ quan công tác đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn. Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến góp ý của Thầy, Cô và các anh chị học viên. Huế, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Đình Hiền PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. iii TÓM TẮT Mục tiêu chung của nghiên cứu ngày nhằm đánh giá hiệu quả của việc sử dụng thức ăn ủ trong vỗ béo bò ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Để thực hiện nội dung của đề tài, có 2 nội dung nghiên cứu được thực hiện. Nội dung thứ nhất; đánh giá tình hình chăn nuôi bò ở một số xã của tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua việc thu thập số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp từ hộ chăn nuôi và các cơ quan chức năng, nghiên cứu được thực hiện tại 50 hộ chăn nuôi bò thịt ở 2 xã đại diện cho chăn nuôi bò phát triển ( xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền, xã Điền Lộc, huyện Phong Điền) kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ chủ hộ có trình độ văn hóa tốt nghiệp tiểu học là 30%; tỷ lệ lao động có trình độ văn hóa tốt nghiệp THCS là 38%, tỷ lệ số người chưa biết chữ (trình độ dưới tiểu học) còn cao, chiếm 32%. Bình quân nhân khẩu nhóm hộ khá trung bình 4,72±0,35 nhân khẩu, lao động chính 2,94±0,28 người, nhóm hộ trung bình 5,19±0,32 nhân khẩu, lao động chính 2,90±0,26 người còn nhóm hộ nghèo và cận nghèo cao nhất 5,55±0,45 nhân khẩu, trong đó có 3,0±0,36 lao động chính. Quy mô chăn nuôi bò trung bình ở nhóm hộ là khá 7,06±0,62 con/hộ, của nhóm hộ trung bình là 6,33±0,57con/hộ, của nhóm hộ nghèo và cận nghèo là 5,27±0,79con/hộ. Thu nhập từ việc chăn nuôi bò theo phương thức bán thâm canh là 18,57±3,14 triệu đồng/hộ/năm, cao hơn so với nuôi bò theo phương thức chăn dắt (12,69±2,25 triệu đồng/hộ/năm). Nội dung 2, thử nghiệm một số công thức phối trộn thức ăn ủ chua, trong khẩu phần vỗ béo bò ở trang trại của tỉnh Thừa Thiên Huế. Tổng 12 bò đực lai Sind đồng đều về độ tuổi được đưa vào nghiên cứu để xác định hiệu quả của việc sử dụng bã sắn ủ và ngọn lá sắn ủ trong khẩu phần (KP) vỗ béo, thí nghiệm được thực hiện tại trang trại Ông Hoàng Công Tấn thôn Cao Xá xã Phong Hiền huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế. Thức ăn (TA) được phối hợp từ nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương. KP NT1 đối chứng (ĐC) gồm 0,5% thức ăn công nghiệp và cỏ voi và KP thí nghiệm NT2 gồm 0,5% thức ăn công nghiệp, 0,5% bã sắn ủ, 0,5% ngọn lá sắn ủ, cỏ voi, NT3 gồm 1% thức ăn công nghiệp, 0,5% bã sắn ủ và cỏ voi. Sau 60 ngày nuôi vỗ béo khối lượng tăng bình quân của bò nuôi ở NT1, NT2 và NT3 đạt (tương ứng) là 0,59 ± 0,09; 0,65 ± 0,13 và 0,75 ± 0,12 kg/con/ngày. Lượng TAAV bình quân cho cả giai đoạn của bò vỗ béo dao động từ 6,02 - 6,38kgVCK/con/ngày, lượng PrAV đạt tương ứng ở lô NT2 là 0,64 ± 0,02, lô NT3 là 0,55 ± 0,08 và lô ĐC là 0,52 ± 0,44 kg/con/ngày. Hệ số FCR bình quân của bò nuôi vỗ béo đạt tương ứng ở lô ĐC là 10,18 ± 2,57, lô NT2 là 10,20 ± 0,88, lô NT3 là 8,43 ± 0,92 kgVCK/kgP. Thu nhập từ vỗ béo bò đạt tương ứng ở lô ĐC và NT2, NT3 là 501.995 ± 242.963 và 1.073.936 ± 627.222, 1.247,089 ± 416.204 đồng/con). Lợi nhuận cho mỗi kg KL tăng lên ở lô ĐC và NT2, NT3 đạt tương ứng là 14.019 ± 55.99 và 26.684 ± 11.826, 28.304 ± 5,64 đ/kgP. Như vậy, khẩu phần chứa 1% thức ăn công nghiệp và 0,5% bã sắn ủ và cỏ voi để vỗ béo bò Lai Sind cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với KP chứa 0,5% thức ăn công nghiệp, cỏ voi và KP 0,5% thức ăn công nghiêp, 0,5% bã sắn ủ, 0,5% ngọn lá sắn ủ, cỏ voi. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i TÓM TẮT .................................................................................................................... iii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT........................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... vii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ........................................................................................ viii MỞ ĐẦU .........................................................................................................................9 1. ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................9 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................10 2.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................................10 2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................................10 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ...............................................................10 3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................................10 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ....................................................................................................10 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................12 1.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI BÒ VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ THỊT BÒ TRÊN THẾ GIỚI ......................................................................................................................12 1.1.1. Số lượng và sản lượng thịt bò ..............................................................................12 1.1.2. Thị trường tiêu thụ thịt bò ...................................................................................12 1.2.TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI BÒ Ở VIỆT NAM ......................................................13 1.2.1. Số lượng đàn bò và sản lượng thịt bò ..................................................................13 1.2.2. Sự phân bố đàn bò ...............................................................................................14 1.2.3. Phương thức chăn nuôi ........................................................................................15 1.2.4. Quy mô chăn nuôi bò ..........................................................................................15 1.2.5. Chất lượng đàn bò ...............................................................................................16 1.2.6. Những khó khăn, thách thức và cơ hội phát triển trong chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam ........................................................................................................................................................ 17 1.2.7. Định hướng phát triển chăn nuôi bò thịt trong thời gian tới ...............................20 1.3. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI BÒ Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.............................21 1.3.1. Số lượng đàn và quy mô ......................................................................................21 1.4. GIÁ TRỊ CỦA CÂY SẮN LÀM THỨC ĂN CHO TRÂU BÒ .............................23 1.4.1. Thành phần dinh dưỡng của củ sắn .....................................................................23 1.4.2. Thành phần dinh dưỡng của lá sắn, ngọn lá sắn ..................................................23 1.5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI GIA SÚC NHAI LẠI ..................24 1.5.1. Dinh dưỡng đối với gia súc nhai lại ....................................................................24 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. v 1.5.2. Một số nghiên cứu về sử dụng các loại thức ăn công nghiệp, thức ăn ủ chua trong chăn nuôi bò .........................................................................................................36 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................46 2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................46 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................46 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................46 2.3.1. Đánh giá tình hình chăn nuôi bò ở một số xã của tỉnh Thừa Thiên Huế............46 2.3.2. Thử nghiệm sử dụng bã sắn ủ và ngọn lá sắn ủ trong khẩu phần vỗ béo bò lai Sind nuôi ở tỉnh Thừa Thiên Huế ..................................................................................47 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................55 3.1. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI BÒ Ở MỘT SỐ XÃ CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ......................................................................................................55 3.1.1.Trình độ văn hóa của hộ nuôi bò ..........................................................................55 3.1.2. Đặc điểm nhân khẩu và lao động chính của các nhóm hộ nuôi bò .....................56 3.1.3. Quy mô nuôi bò của các nhóm hộ .......................................................................57 3.1.4. Thu nhập từ nuôi bò tính theo nhóm hộ ..............................................................58 3.1.5. Thu nhập từ nuôi bò tính theo phương thức nuôi ................................................59 3.2. THỬ NGHIỆM SỬ DỤNG BÃ SẮN Ủ VÀ NGỌN LÁ SẮN Ủ TRONG KHẨU PHẦN VỖ BÉO BÒ LAI SIND NUÔI Ở TRANG TRẠI CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ...............................................................................................................................60 3.2.1. Ảnh hưởng của việc bổ sung bã sắn ủ, ngọn lá sắn ủ và thức ăn công nghiệp đến khả năng tăng khối lượng của bò lai Sind trong thời gian nuôi vỗ béo.........................60 3.2.2.Ảnh hưởng của việc bổ sung bã sắn ủ, ngọn lá sắn ủ và thức ăn công nghiệp đến lượng thức ăn ăn vào và lượng protein ăn vào của bò Lai Sind trong thời gian nuôi vỗ béo ............. 62 3.2.3. Ảnh hưởng của việc bổ sung bã sắn ủ, ngọn lá sắn ủ và thức ăn công nghiệp đến hệ số chuyển hóa thức ăn của bò lai Sind trong thời gian nuôi vỗ béo .........................63 3.3.3. Hiệu quả kinh tế của việc bổ sung bã sắn ủ, ngọn lá sắn ủ và thức ăn công nghiệp trong khẩu phần ăn của bò Lai Sind trong thời gian nuôi vỗ béo .....................66 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................68 4.1. KẾT LUẬN ..............................................................................................................68 4.1.1.Về hiện trạng chăn nuôi bò ở một số xã của tỉnh Thừa Thiên Huế ......................68 4.1.2.Sử dụng bã sắn ủ và ngọn lá sắn ủ trong khẩu phần vỗ béo bò lai Sind nuôi ở trang trại của tỉnh Thừa Thiên Huế ...............................................................................68 4.2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................................69 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................70 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 79 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT CPTA : Chi phí thức ăn Cs : Cộng sự ĐC : Đối chứng HQKT : Hiệu quả kinh tế KL : Khối lượng KP : Khẩu phần NT : Nghiệm thức PrAV : Protein ăn vào PTNT : Phát triển nông thôn Sx : Sai số chuẩn TA : Thức ăn TAAV : Thức ăn ăn vào TH : Tiểu học THCS : Trung học cơ sở VCK : Vật chất khô X : Giá trị trung bình FAO : Tổ chức Nông lương thế giới HCN : Axit xianhydric NPN : Nitơ phi protein PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Phân bố đàn bò ở các châu lục trên thế giới từ năm 2010 - 2014 .................12 Bảng 1.2. Số lượng đàn bò và sản lượng thịt bò ở Việt Nam giai đoạn 2011-2016 .....13 Bảng 1.3. Sự phân bố đàn bò theo vùng sinh thái năm 2016 ........................................14 Bảng 1.4. Số lượng đàn bò của Thừa Thiên Huế từ năm 2012- 2016 ...........................22 Bảng 1.5. Khả năng thu nhận thức ăn thô xanh (cho ăn tự do) theo chất lượng cỏ ......32 Bảng 2 1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm..................................................................................50 Bảng 2.2. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn .............................................................51 Bảng 2.3. Cách cho bò ăn từng loại thức ăn trong khẩu phần của mỗi nghiệm thức ....52 Bảng 3.1. Trình độ văn hóa của hộ nuôi bò được điều tra (năm 2016) .........................55 Bảng 3.2. Nhân khẩu và lao động chính của các nhóm hộ nuôi bò (năm 2016) ...........56 Bảng 3.3. Quy mô nuôi bò của các nhóm hộ ( năm 2016) ............................................57 Bảng 3.4. Thu nhập từ nuôi bò tính theo nhóm hộ năm 2016 .......................................58 Bảng 3.5.Thu nhập từ nuôi bò tính theo phương thức nuôi ( năm 2016) ......................59 Bảng 3.6. Diễn biến về khối lượng tích lũy và khối lượng tăng lên của bò thí nghiệm60 Bảng 3.7. Lượng thức ăn ăn vào của bò thí nghiệm ở các giai đoạn ............................63 Bảng 3.8. Hệ số chuyển hóa thức ăn của bò thí nghiệm qua các giai đoạn (FCR) .......65 Bảng 3.9. Chi phí thức ăn và thu nhập từ nuôi bò của đàn bò thí nghiệm ....................66 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. viii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Các chất dinh dưỡng cần thiết cho tổng hợp VSV dạ cỏ (Chenost và Kayouli, 1997; trích dẫn bởi Nguyễn Xuân Trạch, 2003) .............................................27 Sơ đồ 1.2 Sơ đồ cấu trúc khẩu phần ăn của bò Nguồn: (Vũ Duy Giảng và cs, 2008) ..31 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. 9 MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là nước nông nghiệp, dân số sống chủ yếu ở nông thôn. Nguồn thu nhập chính của nông dân là sản phẩm của chăn nuôi và trồng trọt. Trong đó chăn nuôi trâu bò đã và đang góp phần quan trọng làm tăng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, đồng thời nâng cao nguồn thu nhập cho người chăn nuôi. Ngày nay, với việc cơ khí hoá sản xuất nông nghiệp nhưng chăn nuôi trâu bò vẫn chiếm một vị trí quan trọng. Vì chăn nuôi trâu bò cung cấp sức kéo và phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp, cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho thị trường. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước, đời sống của người dân ngày một nâng cao, nhu cầu của người dân về thịt, sữa tăng. Đó là những yếu tố và cơ hội thúc đẩy ngành chăn nuôi trâu bò phát triển. Vấn đề quan trọng để phát triển chăn nuôi trâu, bò là phải đáp ứng đầy đủ lượng thức ăn thô xanh quanh năm và cân bằng dinh dưỡng. Nguồn thức ăn thô xanh chính cung cấp cho đàn bò nước ta chủ yếu dựa vào đồng cỏ tự nhiên và cỏ trồng, trong khi đó nhu cầu sản xuất lương thực cùng với tốc độ, đô thị hoá ngày càng cao làm cho diện tích đồng cỏ tự nhiên, đất đai trồng cỏ và bãi chăn thả trâu, bò ngày càng bị thu hẹp. Vào mùa đông ở miền Bắc và cũng mùa khô ở miền Trung thức ăn thô xanh thường khan hiếm làm cho ngành chăn nuôi trâu, bò gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nguồn phụ phẩm nông nghiệp của nước ta rất dồi dào. Vì vậy, việc sử dụng phụ phẩm nông nghiệp cho trâu, bò trở nên quan trọng trong các mùa vụ mà thức ăn tự nhiên khan hiếm, không đáp ứng đủ số lượng cũng như chất lượng cho đàn gia súc. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về sử dụng các nguồn thức ăn (TA) khác nhau để vỗ béo bò thịt như sử dụng rơm (Vũ Chí Cương và cs, 2005); sử dụng thân cây ngô sau thu hoạch (Nguyến Tấn Hùng và Đặng Vũ Bình, 2004); bổ sung urê trong khẩu phần (KP) ăn ( Vũ Duy Giảng và cs, 2008); sử dụng bã sắn ủ (Trần Sáng Tạo và cs, 2011); phối hợp thân cây chuối và bã sắn ủ (Trần Sáng Tạo và Nguyễn Hải Quân, 2011); sử dụng bột sắn, bột ngô dùng vỗ béo bò sinh sản loại thải (Trần Sáng Tạo và cs, 2013). Thừa Thiên Huế là một tỉnh mà nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chính. Trong những năm gần đây, cùng với chủ trương nâng cao năng suất và chất lượng chăn nuôi, ngành chăn nuôi bò của tỉnh cũng đang có những chuyển biến tích cực từ phương thức chăn nuôi theo hướng tận dụng là chính sang phương thức chăn nuôi có đầu tư hoặc bán thâm canh nhằm khai thác tốt tiềm năng của địa phương để phát triển kinh tế nông PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. 10 hộ. Người dân nuôi bò theo phương thức chăn thả, chủ yếu tận dụng nguồn cỏ tự nhiên và phụ phẩm nông nghiệp. Song bà con vẫn hạn chế về cách ủ chua bã sắn, ngọn lá sắn để dự dữ thức ăn trong mùa mưa. Do đó vào vùa mùa mưa giá lạnh đồng cỏ tự nhiên khan hiếm nên việc chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn, trong khi đó lá sắn vào mùa thu hoạch (tháng 10-11) nông dân lại vứt bỏ trên đồng. Ở nước ta có khoảng 60 nhà máy chế biến tinh bột sắn, mỗi nhà máy thải ra từ 300-400 tấn bã sắn/ ngày. Một phần sấy khô, và bán cho một số hộ chăn nuôi, phần còn lại bỏ phí thải ra ngoài làm ô nhiễm môi trường. Trong khi đó bã sắn giàu năng lượng 46-50% tinh bột, năng lượng 4.450Kcal, lá sắn được coi là nguồn protein lý tưởng, dao động từ 22,6-29,9%. Xuất phát từ ý tưởng đó, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu“Sử dụng bã sắn ủ và ngọn lá sắn ủ trong khẩu phần vỗ béo bò lai Sind nuôi ở tỉnh Thừa Thiên Huế” 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục tiêu tổng quát - Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng thức ăn ủ trong vỗ béo bò ở tỉnh Thừa Thiên Huế. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá tình hình chăn nuôi bò ở một số xã của tỉnh Thừa Thiên Huế. - Thử nghiệm một số công thức phối trộn thức ăn ủ chua, trong khẩu phần vỗ béo bò ở trang trại của tỉnh Thừa Thiên Huế. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 3.1. Ý nghĩa khoa học - Vận dụng và kế thừa các kết quả nghiên cứu khoa học đã công bố để nghiên cứu ứng dụng trên đối tượng và vật liệu mới thức ăn ủ chua từ phụ phế phẩm nông nghiệp. - Kết quả nghiên cứu góp phần làm phong phú về nghiên cứu ứng dụng sử dụng những vật liệu có sẵn nhằm phát triển nghề nuôi bò vỗ béo trên đia bàn tỉnh Thừa Thiên Huế . 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở thực tiễn cho các hộ chăn nuôi bò ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương để vỗ béo bò có hiệu quả, mang lại thu nhập và cải thiện cuộc sống cho người dân đồng bằng cũng như miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. 11 - Dự trữ thức ăn từ các phụ phẩm nông nghiệp ngọn lá sắn, bã sắn theo phương pháp ủ chua nhằm đảm bão thức ăn cho bò vào mùa mưa giá rét, khi mà thức ăn trên đồng cỏ khan hiếm. Từ trên kết quả nghiên cứu sẽ có những khuyến cáo để nông dân có điều kiện sản xuất tương tự lựa chọn và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 12 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI BÒ VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ THỊT BÒ TRÊN THẾ GIỚI 1.1.1. Số lượng và sản lượng thịt bò Theo số liệu thống kê của tổ chức Nông lương thế giới FAO (2014) số lượng bò của thế giới năm 2011 là 1.453,4 triệu con, đến năm 2014 là 1.482,1 triệu con, tăng 1,9%. Qua bảng 1.1 cho thấy đàn bò phân bố nhiều nhất ở châu Mỹ, sau đó là châu Á và các châu lục khác. Sản lượng bò thịt của thế giới năm 2014 là 58,625 triệu tấn. Trong đó các cường quốc về sản lượng thịt bò năm 2014 như Hoa Kỳ 9,9 triệu tấn, Trung Quốc 5,750 triệu tấn, Argentina 2,840 triệu tấn, Australia 2,265 triệu tấn và Liên Bang Nga 1,384 triệu tấn (FAO, 2014). Bảng 1.1. Phân bố đàn bò ở các châu lục trên thế giới từ năm 2010-2014 ĐVT: Triệu con Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Châu lục Châu Phi 286,068 291,031 258,734 262,138 310,277 Châu Á 495,758 491,355 493,948 491,913 498,548 Châu Âu 124,481 121,244 121,651 122,711 122,711 Châu Mỹ 509,767 508,878 508,685 509,397 510,397 Châu Đại Dương 37,332 39,266 39,344 40,221 40,209 Tổng 1.453,410 1.451,878 1.422,365 1.426,066 1.482,146 Nguồn: Nông lương thế giới tổ chức FAO, (2014) 1.1.2. Thị trường tiêu thụ thịt bò Thị trường tiêu thụ thịt bò của khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc biến động mạnh Thị trường thịt bò và thương mại ở Trung Quốc và Đông Nam Á đã trải qua những thay đổi lớn trong thập kỷ qua. Lượng tiêu thụ thịt bò đã tăng nhanh tại khu vực. Từ năm 2000 đến năm 2013, tiêu thụ thịt bò bình quân hàng năm tăng 5,3% tại PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 13 Việt Nam và khoảng 4% ở Trung Quốc, trong khi giá thịt bò tăng 8% và 11% tương ứng. Một thực tế là nhu cầu về thịt bò ngày càng tăng nhưng số lượng đàn bò lại có xu hướng giảm ở các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung quốc giảm mạnh nhất (69%) trong từ năm 2000 - 2013. Nguyên nhân giảm là do nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chính là cơ giới hóa trong nông nghiệp, đô thị hóa nông thôn giảm vùng thức ăn chăn nuôi, người dân bán bò còn nhỏ, ngành chăn nuôi bò giống chưa được quan tâm phát triển như lợn và gia cầm, bên cạnh đó do thời tiết rét đậm, rét hại ở khu vực đã làm giảm đàn gia súc của các nước trong khu vực. Điểm đáng chú ý nhất trong khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc là việc nhập khẩu bò. Thịt bò nhập khẩu chính thức vào Trung Quốc, Việt Nam và Indonesia đã tăng từ khoảng 100.000 tấn trong năm 2008 lên 430.000 tấn vào năm 2013. Bên cạnh đó có hơn một triệu tấn nhập vào Trung Quốc thông qua các kênh không chính thức trong năm 2014 (từ Ấn Độ, Brasil và Hoa Kỳ). Các nước này đã chính thức nhập khẩu hơn 900.000 gia súc, trong khi hàng trăm nghìn người khác chủ yếu từ Myanmar vượt biên vào Trung Quốc và đi qua Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam vào thông qua vô số cơ hội và thành lập các tuyến đường thương mại (Phạm Văn Lương và cs, 2014). 1.2.TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI BÒ Ở VIỆT NAM 1.2.1. Số lượng đàn bò và sản lượng thịt bò Những năm gần đây ngành chăn nuôi nước ta nói chung và ngành chăn nuôi bò thịt nói riêng có nhiều biến động do thời tiết bất thuận, tình hình thị trường, giá cả thức ăn chăn nuôi bất ổn, dịch bệnh thường xuyên xảy ra trên diện rộng, v.v... Tuy nhiên, ngành chăn nuôi bò thịt vẫn tiếp tục có những chuyển biến tích cực và phát triển mạnh ở nhiều địa phương và thu được những kết quả nhất định (Bảng 1.2). Bảng 1.2. Số lượng đàn bò và sản lượng thịt bò ở Việt Nam giai đoạn 2011-2016 Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Chỉ tiêu Số lượng 5,808 5,436 5,194 5,156 5,234 5,367 5,496 (triệu con) Tăng trưởng (%) -4,75 -6,37 -4,60 -0,39 1,16 2,48 2,40 Thịt hơi (ngàn tấn) 278,91 287,16 293,96 285,40 292,90 299,32 308,60 Tăng trưởng (%) 2,98 2,37 -4,46 4,27 2,10 3,10 Nguồn: Tổng cục thống kê (2016) PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 14 Bãng 1.2 cho thấy từ 2010 đến 2013 đàn bò của nước ta có tốc độ tăng trưởng âm về số lượng (giảm từ 5,808 xuống còn 5,156 triệu con, tốc độ giảm đàn bình quân 93,6%/năm, nhưng từ 2013 đến 2016 tốc độ tăng trưởng dương, số lượng đàn bò tăng từ 5,156 lên 5,496 triệu con). Nguyên nhân chủ yếu có lẽ là do: 1) Sự gia tăng sản phẩm chế biến do nhu cầu mạnh mẽ từ Trung Quốc và thị trường trong nước; 2) Tăng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp nên số lượng đàn bò phục vụ cho mục đích cày kéo giảm; 3) Trong những năm gần đây, do diện tích chăn thả bị thu hẹp, chăn nuôi hiệu quả thấp nên chưa khuyến khích người nuôi mở rộng quy mô đàn; 4) Thời gian tái đàn chậm và do tập tục ăn thịt bê thui của người Việt Nam nên một số lượng lớn bê đã bị đưa vào các nhà hàng ở độ tuổi còn non. Tuy nhiên do khâu giống, kỹ thuật nuôi dưỡng, phương thức chăn nuôi và tổ chức sản xuất ngày càng được cải thiện nên sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng hàng năm vẫn liên tục tăng lên (năm 2016 đạt 308,60 ngàn tấn, tăng 3,1 % so với năm 2010). 1.2.2. Sự phân bố đàn bò Phân bố của đàn bò nước ta theo các vùng sinh thái được trình bày ở Bảng 1.3. Bảng 1.3. Sự phân bố đàn bò theo vùng sinh thái năm 2016 Số lượng TT Vùng sinh thái Tỷ lệ (%) ( nghìn con) 1 Đồng bằng sông Hồng 493,069 8,97 2 Trung du và miền núi phía Bắc 958,084 17,43 3 Bắc Trung bộ và Duyên hải Miền Trung 2.238,384 40,72 4 Tây Nguyên 717,744 13,05 5 Đông Nam Bộ 377,361 6,86 6 Đồng bằng sông Cửu Long 711,915 12,95 Tổng cộng 5.496,557 100 Nguồn: Tổng cục thống kê (2016) PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 15 Bảng 1.3 cho thấy, sự phân bố tự nhiên đàn bò là không đồng đều giữa các vùng sinh thái khác nhau. Năm 2016, tổng đàn bò của cả nước là 5.496,557con, phân bố hầu khắp các vùng sinh thái trong cả nước. Tuy nhiên, tập trung nhiều nhất là ở các tỉnh miền Trung (chiếm 40,72% tổng đàn), đây là khu vực có nhiều điều kiện tự nhiên thích hợp để chăn nuôi bò thịt, là vùng có tiềm năng rất lớn để phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao với quy mô lớn. Khoảng 59,28% được phân bố trên 5 vùng còn lại, trong đó khu vực Trung du và miền núi phía Bắc có 958,084 con, chiếm 17,43% tổng đàn bò cả nước; Tây Nguyên là vùng đất rộng lớn, có nhiều đất đai và đồng cỏ phù hợp cho để phát triển chăn nuôi bò nhưng đàn bò ở đây chỉ chiếm 13,05%; Ở đồng bằng sông Cửu Long là 12,95%, Đồng bằng sông Hồng 8,97% và Đông Nam Bộ là 6,86%. 1.2.3. Phương thức chăn nuôi Chăn nuôi bò ở nước ta có ba phương thức chủ yếu đó là chăn nuôi thâm canh, bán thâm canh và quảng canh. Chăn nuôi bò theo phương thức bán thâm canh quy mô nông hộ 1-2 con ở đồng bằng là phổ biến, tận dụng phụ phế phẩm nông nghiệp và công lao động. Chăn nuôi bò quảng canh chủ yếu tập trung ở vùng miền núi. Thâm canh và công nghiệp thâm canh chủ yếu ở đồng bằng và trung du. Khuynh hướng phát triển chăn nuôi bò trang trại ngày càng tăng. Một số trang trại đã đầu tư chăn nuôi bò thịt theo hướng thâm canh, nuôi các giống bò hướng thịt, thụ tinh nhân tạo được áp dụng triệt để, trồng các loại cây thức ăn có năng suất cao kết hợp với việc sử dụng thức ăn tinh hỗn hợp. Tuy nhiên công nghệ chăn nuôi ở các trang trại đổi mới chưa nhiều, một vài cơ sở chỉ mới tập trung đầu tư nâng cấp chuồng trại, áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý đàn bò và công nghệ vỗ béo bò thịt. 1.2.4. Quy mô chăn nuôi bò Đàn bò nước ta chủ yếu là chăn nuôi nông hộ 1 - 2 con, chiếm 70-80% số lượng đàn bò cả nước. Đây là phương thức chăn nuôi nhỏ lẽ, phân tán được áp dụng chủ yếu trong các nông hộ ở khu vực miền núi phía Bắc và miền Trung nhằm sử dụng sức kéo trong sản xuất nông nghiệp, tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp và công lao động phụ, chỉ một số ít hộ có quy mô từ 10 - 20 con. Chăn nuôi bò với quy mô vừa chủ yếu ở miền núi và trung du thuộc các tỉnh duyên hải miền Trung và Tây Nguyên ( Vũ Duy Giảng và cs, 2008) PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 16 Chăn nuôi trang trại cũng đã được hình thành và đang ngày càng phát triển, năm 2010 cả nước có 1.620 trang trại chăn nuôi bò thịt, chiếm 25,3% trong tổng số trang trại chăn nuôi bò ( Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2010). Các trang trại chăn nuôi bò thịt tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ: 811 trang trại, chiếm 50,1%; Tây Nguyên: 351 trang trại, chiếm 21,7%; Tây Bắc: 153 trang trại, chiếm 9,4%; Duyên hải Nam Trung Bộ: 108 trang trại, chiếm 6,7%; Bắc Trung Bộ: 105 trang trại, chiếm 6,5%; còn lại là các vùng khác. Một số tỉnh có trang trại bò thịt nhiều nhất là Bình Thuận: 528, Gia Lai: 155, Đắk Lắk: 134 (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2010). Chăn nuôi năm 2010 quy mô chăn nuôi ở các trang trại bò thịt phổ biến là 50 - 100 con/trang trại với số lượng là 1.269 trang trại, chiếm 78,3%; quy mô từ 100 - 150 con/trang trại là 230 trang trại, chiếm 14,2%; quy mô từ 150 - 200 con/trang trại là 93 trang trại, chiếm 5,7%; quy mô từ 200 - 500 con/trang trại là 23 trang trại, chiếm 1,4% và trên 500 con/trang trại là 5, chiếm 0,3%. Nơi có quy mô chăn nuôi bò thịt lớn nhất là Tây Nguyên, có 11 trang trại với số lượng 200 - 500 con/trang trại và 1 trang trại trên 500 con; Đông Nam Bộ có 5 trang trại với số lượng 200 - 500 con/trang trại và 3 trang trại với số lượng trên 500 con/trang trại (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2010). Các tiến bộ về giống, thức ăn, chuồng trại, quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng được áp dụng trong chăn nuôi trang trại bò thịt. Vì vậy, năng suất, chất lượng giống và hiệu quả chăn nuôi được cải thiện. Tuy vậy, việc tổ chức ngành hàng và quản lý công tác giống bò thịt của nước ta vẫn chưa có hệ thống, chưa đi vào quy cũ. 1.2.5. Chất lượng đàn bò Tính đến năm 2008 đàn bò các giống địa phương chiếm khoảng 70% tổng đàn. Đàn bò nội có năng suất thịt thấp do tăng trưởng chậm, khối lượng trưởng thành thấp, trung bình bò đực là 180 - 200 kg và bò cái từ 150 - 160 kg, tỷ lệ thịt xẻ thấp, khoảng 43 - 44 % (Đỗ Kim Tuyền 2009) . Theo công bố của Đinh Văn Cải (2007), tăng trọng bình quân từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi của bò nội chỉ đạt 190 - 220 gam/ngày, tỷ lệ thịt tinh rất thấp từ 32 - 33%. Khối lượng sống thấp và tỷ lệ thịt tinh thấp nên sản lượng thịt tinh chỉ đạt từ 50 - 60 kg/con (Đinh Văn Cải và cs, 2007). Đàn bò lai cả nước chiếm trên 56,65%, chủ yếu là lai Zêbu (lai Sind, lai Sahiwal và Brahman), bò lai có tốc độ tăng trọng và sinh trưởng nhanh, khối lượng trưởng thành từ 230 - 270 kg, tỷ lệ thịt xẻ từ 49 - 50%, đã thích nghi tốt với điều kiện sinh thái của Việt Nam và làm phong phú nguồn gen của bò thịt trong nước (Đỗ Kim Tuyên, 2009). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 17 Do nhu cầu về giống ngày một càng tăng cao, hiện nay có một số cơ sở giống bò thịt của các địa phương được củng cố và xây dựng mới để đáp ứng nhu cầu về con giống và chăn nuôi bò thịt chất lượng cao như Sơn La, Tuyên Quang, Bình Định, Bình Phước, Bình Dương, Lâm Đồng, Gia Lai, thành phố Hồ Chí Minh, v.v... Một số cơ sở chăn nuôi giống bò thịt Brahman như: thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Bình Định là những mô hình tốt về phát triển chăn nuôi giống bò thịt cho các địa phương. 1.2.6. Những khó khăn, thách thức và cơ hội phát triển trong chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam 1.2.6.1. Khó khăn - Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang tác động tích cực đến cơ cấu ngành. Được thể hiện ở cơ cấu vật nuôi thay đổi; sản xuất đã sát với tín hiệu thị trường; cơ cấu đầu tư, cơ cấu các thành phần kinh tế tham gia vào chuỗi sản xuất phong phú; cơ cấu chăn nuôi truyền thống giảm dần, đa dạng phương thức chăn nuôi mới; phân bổ nguồn lực có nhiều chuyển dịch và thay đổi tích cực làm quy mô và năng lực sản xuất của ngành ngày càng tăng mạnh. Tuy nhiên cũng còn không ít khó khăn, tồn tại, vướng mắc đan xen như năng suất, chất lượng sản phẩm thấp; năng suất lao động chưa cao; sản xuất manh mún, nhỏ lẻ còn chiếm trên 70%; công tác giống, thức ăn chăn nuôi còn nhiều phụ thuộc vào yếu tố nước ngoài; thị trường bị ép trên sân nhà; quy hoạch và tích tụ đất đai cho chăn nuôi còn nhiều bất cập; tín dụng va đầu tư cho chăn nuôi bò còn hạn chế… - Hệ thống tổ chức ngành chăn nuôi: Thiếu cán bộ chăn nuôi trong quản lý giống và chỉ đạo sản xuất chăn nuôi, đặc biệt ở cấp huyện. Thiếu cán bộ chăn nuôi là một trong những hạn chế lớn trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò nói riêng. - Thiếu bò giống và dịch vụ kỹ thuật: Thiếu bò giống, giá bò biến động thất thường làm mất tính ổn định trong chăn nuôi bò thịt. Khi có nhu cầu về giống bò thịt thì không có cơ sở bán và cung cấp bò giống. - Thiếu cán bộ kỹ thuật về giống có kinh nghiệm để triển khai công tác giống. Hiện nay, chưa có hệ thống cấp chứng chỉ giống và quản lý giống bò. Vì vậy, không đủ thông tin và cơ sở khoa học trong chương trình đánh giá và chọn lọc đực giống, nhất là kiểm tra đực giống qua đời sau. Hệ thống dịch vụ thụ tinh nhân tạo gắn liền với hệ thống ghi chép số liệu ban đầu chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác giống. Mặc dù, trong những năm gần đây các thiết bị vật tư kỹ thuật dùng để phối giống bò thịt đã PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 18 được các chính sách trợ giúp tốt. Để khắc phục được các tồn tại nêu trên, công tác đào tạo dẫn tinh viên, cán bộ quản lý giống và việc ghi chép tại hộ nông dân cần được chuyên môn hóa. - Thiếu thức ăn thô xanh về mùa khô: Mặc dù là nước nhiệt đới nhưng mùa đông và mùa khô vẫn xảy ra tình trạng thiếu thức ăn thô xanh cho bò. Mặt khác, một số nơi chưa coi trọng việc trồng cỏ và sử dụng hợp lý các phụ phẩm nông nghiệp. Vì vậy, việc trồng cây chịu hạn cho vùng khô, cây ôn đới cho vùng lạnh, thức ăn củ, dự trữ thức ăn khô, ủ chua cho mùa khô, mùa đông phù hợp với vùng sinh thái phải được quan tâm đầu tư. 1.2.6.2. Các thách thức - Chính phủ Việt Nam đã sử dụng thuế để điều tiết việc nhập khẩu gia súc. Từ khi gia nhập WTO vào năm 2007 và Hiệp định tự do thương mại ASEAN-Australia-New Zealand trong năm 2010, Việt Nam đã cam kết giảm các rào cản thương mại. Thuế nhập khẩu được giảm từ 22% năm 2006 xuống còn 5% trong năm 2010 cho gia súc sống và 7% cho thịt bò tươi và đông lạnh từ Australia, New Zealand và các nước ASEAN. Các mức thuế với gia súc, thịt bò và nội tạng bò sẽ sớm được bãi bỏ theo Hiệp định tự do thương mại ASEAN-Australia-New Zealand. Việt Nam cũng đã tham gia ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TTP), khi Hiệp định có hiệu lực vào năm 2018, thuế nhập khẩu động vật sống, thức ăn gia súc, một số sản phẩm thịt, sữa sẽ được bãi bỏ. Điều này tạo ra thách thức lớn trong ngành chăn nuôi bò thịt như phải cạnh tranh quốc tế một cách khốc liệt về chất lượng, giá cả, an toàn thực phẩm và thị trường với thịt bò từ các nước trong khu vực và trên thế giới. - Mặt khác, do tự do thương mại nên cũng chịu ảnh hưởng của các nguy cơ về dịch bệnh khi hội nhập WTO như: lở mồm long móng, lưỡi xanh, bò điên, v.v... đối với chăn nuôi bò. - Ngành chịu tác động mạnh mẽ, sâu sắc, toàn diện cả mặt tích cực, cơ hội và thách thức của quá trình toàn cầu hóa. Cụ thể là những tác động về thuế quan, chuyển dịch đầu tư, cạnh tranh trong tiêu thụ và tiêu chuẩn sản phẩm, về kiểm dịch và các quy định khác của các hiệp định FTA thế hệ mới mà Việt Nam đã, đang đàm phán, ký kết và thực thi. Ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi bò nói riêng chịu nhiều tác động, thậm chí bị tổn thương nhiều nhất khi Việt Nam thực thi TPP và các hiệp định PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 19 FTA thế hệ mới nếu chúng ta không chủ động khéo léo tận dụng cơ hội, biến thách thức thành cơ hội, giảm thiểu tác động tiêu cực. - Biến đổi khí hậu tác động mạnh mẽ đến ngành, đã phát sinh những nhu cầu đầu tư mới về công nghệ, hạ tầng kỹ thuật để thích ứng và giảm thiểu ảnh hưởng của nhiệt độ tăng, của thảm họa thiên tai, bão lũ, sa mạc hóa, thời tiết cực đoan, dịch bệnh và cũng nảy sinh nhiều lĩnh vực, ngành sản xuất mới, ngành sản xuất hỗ trợ ngành chăn nuôi bò, chăn nuôi bò công nghiệp phát triển. 1.2.6.3. Cơ hội phát triển bò thịt Chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam đang đứng trước những cơ hội tốt để phát triển trong thời gian tới với những thuận lợi cơ bãn sau đây: - Nhà nước đã có một số chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi bò thịt như Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 về chiến lược phát triển chăn nuôi đến 2020 (Cục chăn nuôi, 2007). - Nhu cầu tiêu thụ thịt bò trong nước tăng: Nhu cầu tiêu dùng thịt bò của nước ta đang và sẽ tăng nhanh do thu nhập tăng cao và mức sống được cải thiện với lối sống công nghiệp của các thành phố lớn, đô thị, và khu công nghiệp. Thực tế cho thấy, sản xuất thịt bò trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường nội địa đặc biệt là thịt bò chất lượng cao. Theo Nguyễn Đăng Vang, năm 2013 nước ta phải nhập khẩu 56.000 tấn thịt bò, tương đương 16% tổng lượng thịt bò tiêu thụ trong nước (Trần Mạnh, báo tuổi trẻ, 2014). - Chăn nuôi bò thịt góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp. Trồng cỏ thâm canh 1ha có năng suất 250 tấn nuôi được khoảng 14 con bò tạo việc làm thêm cho 2 lao động, thu được khoảng 50 triệu tiền cỏ (nếu trồng lúa chỉ thu được khoảng 27 triệu). Do vậy, phát triển chăn nuôi bò thịt đang thực sự góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho nông dân, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa. Mặt khác, chăn nuôi bò thịt có thể phát triển rộng trên phạm vi toàn quốc và góp phần xóa đói giảm nghèo (Cục chăn nuôi, 2007) - Sản lượng phụ phẩm nông công nghiệp của nước ta lớn: Nước ta có 7,3 triệu ha gieo trồng, sản lượng lương thực hàng năm gần 36 triệu tấn, riêng rơm rạ khoảng 30 triệu tấn, các phụ phẩm nông nghiệp khác như ngô 4,6 triệu tấn; mía 2,8 triệu tấn; PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 20 khoai lang 1,45 triệu tấn; lạc 2,4 triệu tấn; v.v... Các phụ phẩm nông nghiệp này nếu chế biến, bão quản tốt có thể đủ nuôi trên 10 triệu bò thịt (Cục chăn nuôi, 2007) Mặt khác, công nhiệp chế biến nông sản như mía đường, bia, rượu, sắn, chế biến rau, dứa, củ, quả, v.v… cung cấp nguồn phụ phẩm lớn (khoảng 10 triệu tấn) cho chăn nuôi bò thịt nói riêng và gia súc nhai lại nói chung (Cục chăn nuôi, 2007). - Chăn nuôi bò thịt phù hợp với tất cả các vùng sinh thái trong cả nước. Bò thịt là một trong những vật nuôi dễ nuôi, tất cả các gia đình nông dân đều nuôi được bò thịt, sử dụng hợp lý nguồn lao động dư thừa và nhàn rỗi trong nông thôn. Mặt khác, phát triển chăn nuôi bò thịt không cạnh tranh nguồn lương thực với con người và các nguồn thức ăn cho chăn nuôi lợn và gia cầm. Về kỹ thuật và quản lý thì chăn nuôi bò thịt nông hộ chỉ yêu cầu chuồng trại đơn giản, dễ quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng, có thể tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp sẵn có, với nông dân nuôi bò thịt như tiền bỏ ống. Chăn nuôi bò thịt thực sự đã mang lại hiệu quả kinh tế ở một số vùng không có lợi thế cho cây trồng, vật nuôi khác nhưng lại có hiệu quả đối với chăn nuôi bò thịt như Ninh Thuận và Bình Thuận. Việc chăn nuôi bò địa phương ở đây là phù hợp với đặc điểm khí hậu và sinh thái khắc nghiệt nắng, hạn không phù hợp với các cây trồng. 1.2.7. Định hướng phát triển chăn nuôi bò thịt trong thời gian tới Phát triển chăn nuôi bò là một trong những định hướng chiến lược của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2015-2020. Mục đích là tạo ra khối lượng lớn sản phẩm thịt bò chất lượng cao, tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân, phát triển chăn nuôi bò thịt theo hướng nâng cao giá trị, bền vững và bão vệ môi trường. Mục tiêu đến năm 2020, ngành chăn nuôi cơ bãn chuyển sang sản xuất theo phương thức trang trại công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bão chất lượng cho người tiêu dùng và xuất khẩu. Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2020 đạt 42%. Định hướng phát triển đến năm 2020, đàn bò thịt tăng bình quân 4.8%, đạt khoảng 12.5 triệu con, trong đó bò lai đạt trên 50%. Để đạt được mục tiêu trên, cần thực hiện được một số giải pháp cụ thể sau: PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2