intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý an toàn hóa chất tại Công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp 10-URENCO10, Hà Nội

Chia sẻ: Chuheodethuong 09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

28
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng công tác quản lý an toàn hóa chất tại Công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp 10 - URENCO10, Hà Nội. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quản lý an toàn hóa chất, giảm thiểu các nguy cơ rủi ro mất an toàn lao động và sự cố môi trường tại Công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp 10 - URENCO10, Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý an toàn hóa chất tại Công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp 10-URENCO10, Hà Nội

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN TRẦN THANH HẢI ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ AN TOÀN HÓA CHẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ CÔNG NGHIỆP 10-URENCO10, HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP MÃ SỐ: 834 04 17 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THÚY NGA HÀ NỘI, NĂM 2021
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý an toàn hóa chất tại Công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp 10-URENCO10, Hà Nội” là công trình nghiên cứu độc lập do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Thúy Nga. Luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu nội dung được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ. Tác giả luận văn Trần Thanh Hải
  3. LỜI CẢM ƠN Với tất cả lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Nhà trường cùng toàn thể các Thầy, Cô giáo trường Đại học Công đoàn đã tận tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuật lợi nhất, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, rèn luyện và nâng cao trình độ để trở thành thạc sĩ chuyên ngành quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn Tập thể Lãnh đạo, các Thầy, Cô giáo khoa Sau Đại học và khoa Bảo hộ lao động đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em trong suốt quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Trần Thúy Nga đã trao đổi, hướng dẫn, chỉ bảo em tận tình trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn tốt nghiệp. Em xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, các đồng chí Trưởng, Phó các phòng nghiệp vụ, Tổ trưởng sản xuất, đồng nghiệp Công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp 10 - URENCO10, Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em tiếp cận và thu thập những thông tin, tài liệu cần thiết trong thời gian tìm hiểu và thực hiện luận văn. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã động viên và giúp đỡ em về mọi mặt trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Em xin trân trọng cảm ơn!
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, biểu, hình, sơ đồ MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................................. 4 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 4 5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 4 6. Những đóng góp của đề tài nghiên cứu ................................................................... 5 7. Kết cấu luận văn ....................................................................................................... 5 Chương 1. TỔNG QUAN ........................................................................................... 6 1.1. Công tác quản lý an toàn hóa chất trên thế giới .............................................. 6 1.2. Công tác quản lý an toàn hóa chất trong các khu xử lý chất thải công nghiệp nguy hại tại Việt Nam.................................................................................... 8 1.2.1. Tình hình phát sinh chất thải nguy hại ............................................................... 8 1.2.2. Các công nghệ xử lý chất thải nguy hại tại Việt Nam hiện nay....................... 12 1.2.3. Tình hình xử lý chất thải nguy hại tại các Khu xử lý chất thải ........................ 13 1.2.4. Tình hình quản lý an toàn hóa chất tại các Khu xử lý chất thải ....................... 16 1.3. Tổng quan các đề tài nghiên cứu có liên quan ............................................... 18 Tiểu kết Chương 1 .................................................................................................... 21 Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN HÓA CHẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ CÔNG NGHIỆP 10 - URENCO10, HÀ NỘI .............................................................................................. 22 2.1. Sơ lược về Công ty............................................................................................. 22 2.1.1. Thông tin chung ............................................................................................... 22 2.1.2. Vị trí địa lý ....................................................................................................... 22
  5. 2.1.3. Lĩnh vực hoạt động, mục tiêu .......................................................................... 23 2.1.4. Cơ cấu tổ chức của Công ty ............................................................................. 24 2.1.5. Công tác chăm sóc sức khỏe Người lao động, tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp tại Công ty..................................................................................... 26 2.2. Đánh giá thực trạng công tác sử dụng các hóa chất và các nguy cơ mất an toàn, rủi ro liên quan đến hóa chất và sự cố môi trường tại Công ty ................. 27 2.2.1. Quy trình tiếp nhận và xử lý chất thải nguy hại tại Công ty ............................ 27 2.2.2. Hóa chất đang sử dụng và các đặc tính ............................................................ 29 2.2.3. Các rủi ro và tình huống mất an toàn hóa chất và sự cố môi trường ............... 34 2.3. Công tác quản lý an toàn hóa chất .................................................................. 38 2.3.1. Quy trình quản lý hóa chất ............................................................................... 38 2.3.2. Kế hoạch, quy trình ứng phó các sự cố hóa chất ............................................. 43 Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 52 Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN HÓA CHẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ CÔNG NGHIỆP 10 - URENCO10, HÀ NỘI.......................................... 54 3.1. Giải pháp nhận diện đặc tính nguy hiểm của hóa chất và đánh giá các nguy cơ rủi ro, mất an toàn tại Công ty .......................................................................... 54 3.1.1. Giải pháp nhận diện đặc tính nguy hiểm của hóa chất..................................... 54 3.1.2. Đánh giá rủi ro hóa chất ................................................................................... 65 3.1.3. Các tình huống rủi ro, mất an toàn hóa chất có thể xảy ra tại Công ty ............ 74 3.2. Giải pháp về kỹ thuật để giải quyết các nguy cơ mất an toàn, rủi ro liên quan đến hóa chất và sự cố môi trường ................................................................. 74 3.3. Giải pháp quản lý hóa chất tại Công ty .......................................................... 77 3.4. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục .................................................................... 80 3.5. Giải pháp vệ sinh lao động ............................................................................... 84 3.6. Giải pháp tăng cường chăm sóc sức khỏe Người lao động ............................ 88 Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................... 90 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................... 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 93 PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ATHC An toàn hóa chất ATVSLĐ An toàn vệ sinh lao động BVTV Bảo vệ thực vật BVMT Bảo vệ môi trường CTHH Công thức hóa học CTNH Chất thải nguy hại CTR Chất thải rắn EHS Enviroment, Health and Safety - Môi trường sức khỏe và an toàn Food and Agriculture Organization of the United Nations FAO Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc Globally Harmonized System of Classification and Labeling of GHS Chemicals Hệ thống Hài hòa Toàn cầu về Phân loại và Ghi Nhãn Hóa Chất ILO International Labour Organization - Tổ chức lao động Quốc tế International Programme on Chemical Safety IPCS Chương trình quốc tế về An toàn hóa chất MSDS Material Safety Data Sheet- Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất NLĐ Người lao động NSDLĐ Người sử dụng lao động Organization for Economic Cooperation and Development OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế PCCC Phòng cháy chữa cháy QTCN Quy trình công nghệ TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam United Nations Environment Programme UNEP Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc United Nations Industrial Development Organization UNIDO Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hiệp quốc United Nations Institute for Training and Research UNITAR Viện Đào tạo và nghiên cứu Liên hiệp quốc ƯPSC Ứng phó sự cố World Health Organization WHO Tổ chức Y tế Thế giới
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Tỷ lệ xử lý chất thải nguy hại của các đơn vị hành nghề quản lý chất thải nguy hại ........................................................................................................ 9 Bảng 1.2. Phát sinh chất thải nguy hại ở các doanh nghiệp trên cả nước ..................... 9 Bảng 2.1. Các công trình chính và phụ trợ đang sử dụng tại Công ty ........................ 25 Bảng 2.2. Bảng tổng hợp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Công ty................. 26 Bảng 2.3. Khối lượng chất thải được URENCO 10 xử lý trong năm 2019 ................ 27 Bảng 2.4. Danh sách hóa chất sử dụng ....................................................................... 29 Bảng 2.5. Đặc tính hóa lý và độc tính của hóa chất .................................................... 30 Bảng 2.6. Danh sách các điểm nguy cơ có thể xảy ra sự cố hóa chất ......................... 34 Bảng 2.7. Dự báo về nguy cơ cháy, nổ do hóa chất và các nguyên nhân khác như sử dụng nhiệt, điện… ...................................................................................... 35 Bảng 2.8. Bảng mô tả các yêu cầu kỹ thuật về bao gói, bảo quản và vận chuyển của mỗi loại hóa chất nguy hiểm ...................................................................... 43 Bảng 2.9. Danh mục những hóa chất cần xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất ............................................................................................. 44 Bảng 2.10. Phân công trách nhiệm ban chỉ huy và lực lượng phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất ............................................................................................. 45 Bảng 2.11. Thiết bị, phương tiện sử dụng ứng phó sự cố hóa chất ............................ 48 Bảng 2.12. Nguồn nước và thiết bị sử dụng để ứng phó sự cố ................................... 49 Bảng 2.13. Thiết bị thông tin liên lạc .......................................................................... 49 Bảng 2.14. Kế hoạch hành động tùy theo cấp độ của sự cố ........................................ 50 Bảng 2.15. Danh sách liên hệ các thành viên, cơ quan chức năng tham gia xử lý sự cố ................................................................................................................ 51 Bảng 3.1. Bảng hóa chất sử dụng, đặc tính và độc tính .............................................. 57 Bảng 3.2. Bảng xác định tính tương thích của các Nhóm hóa chất nguy hiểm bằng phương pháp đối chiếu giữa hàng và cột .................................................... 64 Bảng 3.3. Bảng xác định các độc tính của hóa chất theo GHS ................................... 66 Bảng 3.4. Bảng phân loại mức nguy hiểm của hóa chất tiếp xúc theo GHS .............. 66 Bảng 3. 5. Bảng xác định mức tần suất tiếp xúc hóa chất .......................................... 67 Bảng 3.6. Bảng phân loại mức độ độc hại và nguy hiểm của hóa chất tại Công ty... 67
  8. Bảng 3.7. Bảng Ma trận rủi ro thể hiện mối quan hệ giữa khả năng xảy ra sự cố và hậu quả ........................................................................................................ 69 Bảng 3.8. Bảng ma trận sự cố định lượng ................................................................... 69 Bảng 3.9. Bảng phân loại mức rủi ro .......................................................................... 70 Bảng 3.10. Đánh giá mức độ rủi ro do hóa chất, khả năng chấp nhận và biện pháp đề xuất trong Công ty ................................................................................. 71 Bảng 3.11. Các nguy cơ rủi ro, mất an toàn hóa chất và biện pháp phòng ngừa ........ 73 Bảng 3.12. Một số giải pháp tuyên truyền nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý an toàn hóa chất ...................................................................................... 84 Bảng 3.13. Kết quả kiểm tra sử dụng mặt nạ phòng độc của Công nhân ................... 87 DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Hình ảnh pha hóa chất bán tự động tại Công ty .......................................... 76 Hình 3.2. Hệ thống Camera giám sát an toàn tại Công ty........................................... 79 Hình 3.3. Một số hoạt động huấn luyện trong năm 2019 tại Công ty ......................... 82 Hình 3.4. Một số biển báo, nội quy an toàn lao động tại Công ty .............................. 83 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Hoạt động tổ chức của Công ty Urenco 10 ................................................ 24 Sơ đồ 2.2. Quy trình tiếp nhận và xử lý chất thải nguy hại tại Công ty ..................... 28 Sơ đồ 2.3. Lưu đồ quản lý hóa chất tại Công ty.......................................................... 39 Sơ đồ 2.4. Quy trình vận chuyển lưu giữ - nhập hóa chất .......................................... 42 Sơ đồ 2.5. Tổ chức Đội ứng phó sự cố........................................................................ 47 Sơ đồ 2.6. Kênh thông tin liên lạc trong Đội ứng cứu sự cố ....................................... 47 Sơ đồ 3.1. Kho hóa chất tại Công ty ........................................................................... 77
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chất thải rắn có từ khi con người có mặt trên trái đất. Xã hội càng phát triển thì vấn đề chất thải rắn càng trở nên nghiêm trọng đối với cuộc sống của toàn nhân loại. Cùng với đó, các vấn đề về xử lý chất thải rắn đã, đang và sẽ luôn tiếp tục nhận được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ các nước trên thế giới, cũng như tại Việt Nam. Chất thải rắn nói chung và chất thải nguy hại nói riêng, khi không có kế hoạch thu gom, vận chuyển, quản lý và xử lý hợp lý sẽ trở thành nguy cơ gây ô nhiễm đến (môi trường đất, nước, không khí,..), là nguồn gây hại trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe nhân loại, như: gây dịch (dịch hạch, tả…), gây bệnh (ung thư…), ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thị trường [7]. Khối lượng chất thải rắn sinh ra từ sinh hoạt và hoạt động sản xuất ngày càng tăng và đa dạng. Có thể nhận thấy điều này, qua một ví dụ cụ thể ngay tại Việt Nam, như sau: Theo số liệu thống kê tính đến tháng 9 năm 2019 của Tổng cục Môi trường, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên cả nước là 22,3 triệu tấn, trung bình 61.000 tấn/ngày, trong khi năm 2007 mới chỉ là 2.600 tấn/ngày. Khi lượng chất thải rắn tăng lên nhanh chóng thì tình trạng quá tải và ô nhiễm môi trường nặng nề là một thách thức đặt ra đối với công tác bảo vệ môi trường. Trong các loại chất thải, thì chất thải nguy hại, đúng như tên gọi, nó là chất thải có đặc tính nguy hại ảnh hưởng lớn đến con người và môi trường sống. Chính vì vậy, việc thu gom và xử lý chất thải nguy hại hiện đang và sẽ luôn là vấn đề nhức nhối, nghiêm trọng cần tới sự quan tâm lớn của toàn xã hội. Chất thải nguy hại được sinh ra từ nhiều nguồn khác nhau. Trong các nguồn, thì chất thải nguy hại từ nguồn dân dụng hay sinh hoạt không nhiều, tương đối nhỏ. Chất thải nguy hại mang tính thường xuyên, và ổn định với lượng thải nhiều và độ độc hại lớn lại chủ yếu được sinh ra từ hoạt động công, nông nghiệp và y tế. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp đã được áp dụng để xử lý chất thải rắn nói chung và chất thải nguy hại nói riêng. Trong đó, phương pháp phổ biến nhất được sử dụng từ đầu thế kỷ XX là: “Thải bỏ trên khu đất trống, thải bỏ vào môi trường và phương pháp chôn lấp” [7]. Việc chôn lấp chất thải nguy hại không đúng qui cách đã tác động lớn trực tiếp đến môi trường, đặc biệt đối với nước mặt và
  10. 2 nước ngầm, từ đó tác động gián tiếp đến sức khỏe của nhân dân và gây ra các tác động môi trường nghiêm trọng, như: - Ô nhiễm nước ngầm do việc chôn lấp tại chỗ, chôn lấp chất thải không theo kỹ thuật cụ thể hoặc không được kiểm soát, hoặc dùng chất thải nguy hại để san lấp các công trình xây dựng. - Ô nhiễm nước mặt do việc thải chất thải nguy hại không được xử lý đầy đủ hoặc do việc làm vệ sinh công nghiệp không đảm bảo tuân thủ quy định. - Ô nhiễm khí quyển do việc đốt các chất thải nguy hại không đúng quy trình thải ra các hóa chất độc hại từ quá trình cháy chất thải nguy hại. - Chất thải nguy hại có bản chất ăn mòn có thể phá hủy hệ sinh thái, trang thiết bị máy móc, dụng cụ thu gom, khu vực chôn lấp. Dưới nhu cầu cấp thiết của công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ sự sống của toàn nhân loại, công nghệ xử lý chất thải nói chung và xử lý chất thải nguy hại nói riêng ngày được cải tiến. Từ cuối thế kỷ XX, việc xử lý chất thải nguy hại được tiến hành bằng những dây chuyển, thiết bị hiện đại; quá trình xử lý được kết hợp nhiều phương pháp, trong đó không thể thiếu được phương pháp hóa học (sử dụng hóa chất) [3]. Hóa chất được định nghĩa là tất cả các đơn chất, hợp chất, hỗn hợp chất được con người khai thác hoặc tạo ra từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo. Việc sử dụng, mua bán, thực hiện các hoạt động hóa chất, an toàn trong hoạt động hóa chất đã được quy định cụ thể trong các văn bản luật [10, 11, 12]. Các công ty môi trường đô thị là các đơn vị chịu trách nhiệm thu gom và xử lý chất thải. Tại những công ty này trên toàn quốc, trong đó có Công ty Cổ phần Môi trường đô thị và Công nghiệp 10 - URENCO10, người lao động không chỉ chịu tác động của chất thải, chất thải nguy hại; mà còn chịu tác động của việc sử dụng hóa chất để xử lý những chất thải đó. Hóa chất xử lý chất thải gây nên những vấn đề nóng bỏng và ẩn chứa đầy rủi ro, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính người sử dụng là những người lao động làm việc tiếp xúc trực tiếp với hóa chất hoặc trong môi trường hóa chất, trực tiếp tác động đến sức khỏe người lao động tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng đến hóa chất tại chính nơi làm việc.
  11. 3 Tính đến ngày 21 tháng 5 năm 2018, trên toàn quốc có tổng cộng 113 công ty môi trường đô thị đã được Tổng cục Môi trường cấp phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại theo Thông tư số: 12/2014/TT-BTNMT, Bộ tài nguyên và môi trường cấp giấy phép theo Thông tư số: 36/2015/TT-BTNMT để hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại. Công ty Cổ phần Môi trường đô thị và Công nghiệp 10 - URENCO10, tiền thân là Xí nghiệp xử lý chất thải Công nghiệp - Y tế trực thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên môi trường đô thị Hà Nội (URENCO), được thành lập ngày 29/05/2002. Công ty Cổ phần Môi trường đô thị và Công nghiệp 10-URENCO10 là một trong những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại. Ngay từ khi mới thành lập, URENCO10 đã là một trong những công ty đi đầu trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý Chất thải nguy hại. Địa bàn hoạt động của Công ty rất rộng lớn, bao gồm toàn bộ Thủ đô Hà Nội và khu vực phía Bắc và một số nơi trên cả nước. Từ năm 2009, với những lợi thế là đơn vị tiên phong, sau khi được đầu tư bổ sung về cơ sở hạ tầng, phương tiện, thiết bị máy móc và nhà xưởng hiện đại, chủng loại, các hạng mục chất thải nguy hại do Công ty thu gom, vận chuyển và xử lý ngày một đa dạng và phức tạp. Hiện nay, với đặc thù công việc xử lý chất thải nguy hại thường xuyên cần sử dụng hóa chất, đồng thời lưu trữ hóa chất tại Công ty, trong đó Người lao động luôn phải làm việc (trực tiếp hoặc gián tiếp) trong môi trường có liên quan đến hóa chất. Chính vì vậy, công tác quản lý an toàn kỹ thuật hóa chất là một thách thức không nhỏ tại Công ty. Tại URENCO10 việc quản lý an toàn hóa chất đã, luôn được các cấp lãnh đạo, người lao động trong Công ty quan tâm, coi trọng. Tuy nhiên, với yêu cầu ngày càng cao trong chất lượng quản lý với hoạt động lưu trữ và sử dụng hóa chất, đảm bảo an toàn và sức khoẻ cho người lao động, bảo vệ môi trường; công tác nghiên cứu để nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn hóa chất đã được đặt lên hàng đầu. Để đạt được các thành công, bước tiến vững mạnh trong sản xuất kinh doanh, đảm bảo quyền lợi mang lại sức khỏe cho người lao động, nhằm tìm kiếm
  12. 4 những giải pháp để công tác quản lý an toàn hóa chất đạt hiệu quả cao hơn, phù hợp với tình hình phát triển của Công ty trong tương lai, tôi lựa chọn đề tài: “ Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý an toàn hóa chất tại Công ty Cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp 10 - URENCO10, Hà Nội”. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu - Tình hình nghiên cứu quản lý hóa chất trên thế giới và tại Việt Nam - Thực trạng công tác quản lý hóa chất tại Công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp 10 - URENCO10, Hà Nội. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu - Đánh giá thực trạng công tác quản lý an toàn hóa chất tại Công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp 10 - URENCO10, Hà Nội. - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quản lý an toàn hóa chất, giảm thiểu các nguy cơ rủi ro mất an toàn lao động và sự cố môi trường tại Công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp 10 - URENCO10, Hà Nội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Công tác quản lý an toàn hóa chất tại Công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp 10 - URENCO10, Hà Nội. - Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu thực tế tại Công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp 10 - URENCO10, Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp 10 - URENCO10, Hà Nội - Thời gian thực hiện nghiên cứu: từ năm 2017 đến tháng 9/2020. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp hồi cứu. - Phương pháp điều tra khảo sát. - Phương pháp thống kê số liệu, dữ liệu, bảng biểu,... từ đó đưa ra kết luận để đánh giá số liệu đã được thống kê có hiệu quả. - Phương pháp đánh giá, tổng hợp, phân tích các số liệu, dữ liệu để đối chiếu và phân tích và rút ra được nhận xét cụ thể.
  13. 5 6. Những đóng góp của đề tài nghiên cứu Giải pháp đưa ra nhằm: - Nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý an toàn sử dụng hóa chất tại Công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp 10 - URENCO10, Hà Nội. - Là tiền đề để các Công ty có mô hình quy trình công nghệ sản xuất tương đồng nói chung trong hệ thống Tổng công ty TNHH một thành viên môi trường đô thị Hà Nội-URENCO có thể áp dụng và nhân rộng. 7. Kết cấu luận văn Chương 1: Tổng quan Chương 2: Thực trạng công tác quản lý an toàn hóa chất tại Công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp 10 - URENCO10, Hà Nội Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn hóa chất tại Công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp 10 - URENCO10, Hà Nội
  14. 6 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Công tác quản lý an toàn hóa chất trên thế giới Đã từ rất lâu, trên thế giới đã quan tâm đến công tác quản lý, an toàn hóa chất, do nhận thức được vai trò của hóa chất và tác hại của nó trong đời sống con người và môi trường. Thuật ngữ hóa chất trong quản lý hóa chất được hiểu theo nghĩa rộng và thường bao gồm tất cả các loại chất, hỗn dược độc hại và cả các mối nguy hiểm vật lý. Rất nhiều công ước Quốc tế (Basel, Rotterdam và Stockholm, Minamata…) đã được công bố và áp dụng, nhiều chuẩn mực của nhiều quốc gia khác nhau được quy định và sử dụng tại nhiều quốc gia và khu vực;… tất cả cho thấy những nỗ lực toàn cầu hiện nay để chống lại các mối nguy hại từ hóa chất, nhằm sử dụng và quản lý hóa chất an toàn. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) là một trong những tổ chức quan trọng nhất cần được kể đến khi đề cập đến đóng góp trong lĩnh vực này. Kể từ khi thành lập vào năm 1919, ILO đã hoạt động trong lĩnh vực an toàn trong sử dụng hóa chất tại nơi làm việc. ILO phát triển các điều ước quốc tế và các công cụ kỹ thuật, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các quốc gia thành viên và phát triển của hệ thống thông tin an toàn hóa chất. Hai tiêu chuẩn chính của ILO trong lĩnh vực này: Công ước về an toàn trong sử dụng hóa chất tại nơi làm việc (Số 170, 1990) và Phòng ngừa Tai nạn Công nghiệp lớn (Số 174, 1993). Chương trình ILO về an toàn lao động, sức khỏe và môi trường (Công việc an toàn) hiện chịu trách nhiệm cho các hoạt động an toàn hóa chất ILO. Trong hai thập kỷ qua, hầu hết các công việc của ILO trong lĩnh vực này đã được thực hiện trong bối cảnh các khuôn khổ hợp tác liên cơ quan liên kết giữa ILO, WHO, UNEP, FAO, UNIDO, UNITAR và OECD, bao gồm: - Chương trình quốc tế về an toàn hóa chất (IPCS) - Chương trình liên tổ chức quản lý âm thanh hóa chất (IOMC) - Diễn đàn liên chính phủ về an toàn hóa chất (IFCS).
  15. 7 Quản lý an toàn Hóa chất đạt được bằng cách thực hiện quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến hóa chất nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người và môi trường. Công tác quản lý hóa chất không chỉ là quản lý các hóa chất về số lượng, chất lượng; mà còn là quản lý đầy đủ từ sự tồn tại của hóa chất trong môi trường đến tổng hợp, sản xuất công nghiệp, sử dụng vận chuyển, thải bỏ, sang chiết…; cũng như các tình huống tiếp xúc, khả năng xảy ra sự cố và xử lý sự cố liên quan đến hóa chất. Với những hóa chất có đặc tính độc hại, độc sinh thái…, cần có những thông tin chi tiết về phơi nhiễm, các tác động sinh học và quy trình đánh giá rủi ro hóa chất. Chương trình Quốc tế về An toàn Hóa chất (IPCS) đã thiết lập cơ sở khoa học cho việc quản lý hợp lý các hóa chất và tăng cường năng lực và năng lực quốc gia về an toàn hóa chất. Chương trình này được thành lập năm 1980, là chương trình chung của ba Tổ chức Hợp tác - WHO, ILO và UNEP, thực hiện các hoạt động liên quan đến an toàn hóa chất. WHO là Cơ quan điều hành của IPCS, có vai trò chính là thiết lập cơ sở khoa học cho việc sử dụng an toàn hóa chất và tăng cường năng lực và năng lực quốc gia về an toàn hóa chất [15]. Ngoài việc phát triển thường xuyên, cập nhật và phổ biến các cơ sở dữ liệu thông tin an toàn hóa chất, việc xây dựng một hệ thống hài hòa toàn cầu để phân loại và dán nhãn Hóa chất (GHS) là thành tựu nổi bật nhất của sự hợp tác quốc tế về quản lý an toàn hóa chất; Năm 1992, tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc, các nước đã thỏa thuận thiết lập Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất [16]. Hệ thống này giúp cho công việc quản lý và tiêu thụ hóa chất một cách an toàn. Năm 2003 ấn phẩm đầu tiên được xuất bản đi vào hoạt động thực tế từ năm 2008. Trong kế hoạch phát triển quy định phân loại và ghi nhãn hóa chất, có bao gồm thêm các chương trình hành động nhằm giúp các nước đang phát triển xây dựng cơ sở dữ liệu và triển khai hệ thống này [9]. Hiện nay sự phát triển của công nghệ số chính vì vậy các thông tin về các loại hóa chất đã được công bố rộng rãi, đặc biệt là trên hệ thống mạng online. Nhưng thực tế hiện nay vẫn còn rất nhiều hóa chất chưa có dữ liệu thích hợp, ngay cả những thông tin sơ bộ để ước tính các mối nguy cơ cơ bản, mặc dù chúng được sử dụng tương đối rộng rãi trong đời sống.
  16. 8 Theo các văn bản luật và quy định, đặc biệt về hợp tác quốc tế trong quản lý hóa chất, mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ biết về thông tin chi tiết các hóa chất tại từng quốc gia và các nước trên thế giới. Trung Quốc không chỉ là một trong những nước sản xuất hóa chất lớn hàng đầu trên thế giới, mà còn là nước có lượng hóa chất được sử dụng đứng đầu. Tại nước này, từ người sử dụng lao động (NSDLĐ) đến người lao động (NLĐ) phải có nghĩa vụ tham gia đào tạo nghiệp vụ về an toàn kỹ thuật hóa chất. Cụ thể NSDLĐ được yêu cầu phải tuân thủ theo các quy định trong luật về tổ chức quản lý hoạt động hóa chất, sử dụng và thải bỏ hóa chất; đặc biệt, phải có trách nhiệm đảm bảo sức khỏe cho NLĐ khi tham gia sản xuất, có sử dụng hóa chất [4]. Theo quy định về an toàn, vệ sinh lao động tại nước này, NSDLĐ phải xây dựng kế hoạch và thực hiện việc đảm bảo sức khỏe và an toàn hóa chất; đảm bảo đầy đủ biện pháp để kiểm soát các nguy cơ và phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. NLĐ phải được kiểm tra sức khỏe định kỳ, bao gồm kiểm tra trước – trong khi đang làm việc và sau khi nghỉ việc, đặc biệt chú trọng với các trường hợp đã bị mắc bệnh tại nơi làm việc. Các chi phí cho quá trình kiểm tra sức khỏe, chẩn đoán bệnh nghề nghiệp được NSDLĐ chi trả toàn bộ; đồng thời phải có báo cáo chi tiết từ khi NLĐ tham gia làm việc cho đến khi NLĐ thôi việc. Thông qua hoạt động khám bệnh và kết quả phân tích của Y tế, NSDLĐ phải lập kế hoạch và triển khai các biện pháp cụ thể để phát hiện, ngăn ngừa, giảm thiểu bệnh nghề nghiệp, các tai nạn lao động liên quan đến hóa chất tại khu vực lao động. 1.2. Công tác quản lý an toàn hóa chất trong các khu xử lý chất thải công nghiệp nguy hại tại Việt Nam 1.2.1. Tình hình phát sinh chất thải nguy hại Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp hóa, đô thị hóa và dân số tăng nhanh cùng với mức sống được nâng cao là những nguyên nhân chính dẫn đến lượng chất thải (rắn, lỏng, khí) phát sinh ngày càng lớn Chính do tốc độ phát triển kinh tế - xã hội khả năng đầu tư có hạn, việc quản lý chưa chặt chẽ cho nên việc quản lý tại các khu đô thị, các nơi tập chung dân cư với số lượng lớn, các khu công nghiệp, mức độ ô nhiễm do chất thải rắn
  17. 9 (CTR), đặc biệt, chất thải nguy hại (CTNH) gây ra thường vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Theo kết quả thống kê, năm 2003 lượng CTNH phát sinh vào khoảng 160 nghìn tấn và dự báo sẽ tăng lên 500 nghìn tấn vào năm 2010. Nhưng thực tế đến năm 2009, theo báo cáo của 35/63 tỉnh thành phố, lượng CTNH phát sinh từ các địa phương này đã vào khoảng 700 nghìn tấn. Năm 2009, lượng CTNH được thu gom, vận chuyển, xử lý bởi các đơn vị hành nghề quản lý CTNH liên tỉnh do Tổng cục Môi trường cấp phép là hơn 100 nghìn tấn. Tổng số lượng CTNH được thu gom, xử lý được trong năm 2012 là 165.624 tấn; năm 2013 là 186.657 tấn; năm 2014 là 320.275 tấn (bảng 1.1). Có thể thấy, các đơn vị chỉ xử lý được một phần rất nhỏ trong tổng lượng phát sinh. Bảng 1.1. Tỷ lệ xử lý chất thải nguy hại của các đơn vị hành nghề quản lý chất thải nguy hại Năm 2003 2009 2012 2013 2014 Phát sinh (tấn) 160 700.000 Thu gom, xử lý (tấn) 100.000 165.624 186.657 320.275 % được xử lý 14,29% (Nguồn: URENCO10 từ năm 2003-2014) Dưới đây là bảng tổng kết của Công ty Cổ phần Môi trường đô thị và Công nghiệp 10 - URENCO10 về thành phần chất thải nguy hại từ các doanh nghiệp thuộc địa bản thu gom, quản lý và xử lý của công ty đã được Công ty xử lý năm 2017 (bảng 1.2). Bảng 1.2. Phát sinh chất thải nguy hại ở các doanh nghiệp trên cả nước Số Nhóm Khối lượng Tỷ lệ Trạng thái TT Nguồn gốc CTNH doanh CTNH (1000 kg) (%) tồn tại nghiệp Chất thải bao bì, chất 1 hấp thụ, giẻ lau vật liệu 18 126 12.608,81 53,2 Rắn lọc và vải bảo vệ Che phủ bề mặt, gia Rắn, lỏng, 2 07 122 3.875,58 16,9 công kim loại bùn
  18. 10 Số Nhóm Khối lượng Tỷ lệ Trạng thái TT Nguồn gốc CTNH doanh CTNH (1000 kg) (%) tồn tại nghiệp 3 Xây dựng và phá dỡ 11 22 2.242,56 9,7 Rắn 4 Ngành y tế và thú y 13 74 1.140,55 5,0 Rắn, lỏng Cơ sở tái chế, xử lý Rắn, lỏng, 5 chất thải, nước thải và 12 102 926,90 4,0 bùn xử lý nước cấp Dầu thải, chất thải từ 6 nhiên liệu lỏng, chất 17 69 763,93 3,3 Bùn, lỏng thải dung môi hữu cơ Luyện kim và đúc kim Rắn, lỏng, 7 05 18 472,49 2,1 loại bùn Sản phẩm che phủ , Rắn, lỏng, 8 chất kết dính, chất bịt 08 146 363,03 1,6 bùn kín và mực in Rắn, lỏng, 9 Hóa chất vô cơ 02 22 351,35 1,5 bùn Chế biến da, lông và 10 10 8 191,37 0,8 Bùn, lỏng dệt nhuộm 11 Chất thải khác 19 41 157,86 0,7 Rắn, lỏng Nhà máy nhiệt điện và 12 04 12 97,05 0,4 Rắn, bùn các cơ sở đốt 13 Chất thải sinh hoạt 16 97 51,54 0,2 Rắn, lỏng Rắn, lỏng, 14 Hóa chất hữu cơ 03 24 49,70 0,2 bùn Sản xuất vật liệu xây 15 06 6 45,24 0,2 Rắn, bùn dựng và thủy tinh 16 Ngành nông nghiệp 14 5 34,14 0,1 Rắn, lỏng Hoạt động phá dỡ, bảo Rắn, lỏng, 17 15 3 13,60 0,1 dưỡng thiết bị, phương bùn
  19. 11 Số Nhóm Khối lượng Tỷ lệ Trạng thái TT Nguồn gốc CTNH doanh CTNH (1000 kg) (%) tồn tại nghiệp tiện giao thông vận tải Chế biến gỗ, sản xuất 18 09 4 1,00 0,0 Rắn, lỏng các sản phẩm gỗ 19 Khoáng sản 01 4 0,003 0,0 Bùn (Nguồn: URENCO 10 báo cáo năm 2017) Nhìn chung, CTNH chủ yếu được phát sinh từ hoạt động công, nông nghiệp và y tế. Trong đó, CTNH công nghiệp phát sinh chủ yếu tại các khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nằm ngoài khu công nghiệp. Lượng CTNH này chiếm khoảng 18% tổng số chất thải công nghiệp (chất thải công nghiệp tại Việt Nam chiếm khoảng từ 13% - 20% tổng lượng chất thải) [8]. Trong việc quản lý, quản lý nguồn thải từ cơ sở sản xuất đang gặp nhiều khó khăn hơn so với quản lý tại các khu công nghiệp. Nhìn chung, các cơ sở sản xuất nằm tập trung ở những tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương... Chúng hoạt động với quy mô khác nhau, trên các lĩnh vực sản xuất khác nhau như thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, sản xuất hóa chất, sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, sản xuất các mặt hàng điện tử, may mặc, giày da, chế biến gỗ, cơ khí... Đây là nguồn tạo ra một lượng CTR công nghiệp nói chung và CTNH nói riêng khá lớn và khó quản lý. Bên cạnh hoạt động công nghiệp, hoạt động nông nghiệp là nguồn phát sinh một lượng CTNH không nhỏ. CTNH trong nông nghiệp là CTNH có tính độc hại cao, phát tán nhanh trong môi trường nước, dễ bay hơi và khuếch tán trong không khí, nếu không có biện pháp xử lý hiệu quả sẽ gây ra những tác động xấu đến môi trường. Theo thống kê, mỗi năm, hoạt động sản xuất nông nghiệp phát sinh khoảng 9.000 tấn CTNH. CTNH nông nghiệp bao gồm nhiều loại: như bao bì và thùng chứa phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Đặc biệt, thuốc BVTV là CTNH đặc biệt vì, trong đó, có không ít các loại thuốc có độ độc hại rất cao. Ngoài ra, trên cả nước hiện nay còn khoảng 50 tấn thuốc BVTV tồn lưu, 37.000 tấn hóa chất dùng trong nông nghiệp bị tịch thu đang được lưu giữ chờ xử lý [8].
  20. 12 Hiện nay, lượng CTNH y tế phát sinh từ hoạt động khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế ngày càng gia tăng. Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2017, trung bình mỗi ngày, các bệnh viện thải ra khoảng 47-50 tấn CTNH (7,6%/năm). CTNH chiếm khoảng 20% chất thải rắn (CTR) y tế trong bệnh viện. Đây là nguồn phát thải gây ô nhiễm môi trường nước và đất và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng. Vì thế, nguồn CTNH từ các bệnh viện cần phải được kiểm soát nghiêm ngặt và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường. Đối với chất thải nguy hại phát sinh trong sinh hoạt, hiện chưa có thống kê cụ thể về lượng phát sinh. Phần lớn CTNH trong sinh hoạt bị thải lẫn vào CTR sinh hoạt thông thường và được mang đến bãi chôn lấp. Tuy nhiên, đáng lo ngại, trong loại này có chất thải điện tử và điện dân dụng như tivi, tủ lạnh, quạt điện, máy tính… Theo ước tính của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội- URENCO, đến năm 2020, cả nước sẽ có khoảng 4,8 triệu tivi, 1,4 triệu máy tính, 2,3 triệu tủ lạnh, 873 nghìn điều hòa nhiệt độ và 2,6 triệu máy giặt… bị thải bỏ. Đây là con số không nhỏ và là thách thức trong vấn đề xử lý [8]. 1.2.2. Các công nghệ xử lý chất thải nguy hại tại Việt Nam hiện nay Tại các Khu xử lý CTR sinh hoạt và CTNH ở Việt Nam, hiện đang áp dụng một số công nghệ xử lý CTR sinh hoạt và CTNH như: nhóm công nghệ lò đốt tĩnh hai cấp và lò quay; công nghệ chôn lấp để xử lý chất thải; công nghệ tái chế chất thải... Các công nghệ xử lý chất thải nguy hại có thể phân làm 3 nhóm chính: - Nhóm công nghệ nhiệt để tiêu hủy chất thải - Nhóm công nghệ chôn lấp để xử lý chất thải - Nhóm công nghệ tái chế chất thải So với hiện trạng công nghệ xử lý CTNH năm 2010 và thời điểm năm 2015, công nghệ xử lý CTNH tại Việt Nam đã có bước phát triển lớn về công nghệ xử lý, hướng tới nhóm các nước có công nghệ xử lý tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á, Châu Á Thái Bình Dương. Đối với CTR sinh hoạt, theo số liệu thống kê của Bộ Xây Dựng, tổng khối lượng CTR sinh hoạt thu gom toàn quốc gần 38.000 tấn/ngày đêm; xử lý đạt tiêu chuẩn theo quy định khoảng 32.000 tấn/ngày đêm (tỷ lệ 86%, tăng 1% so với năm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2