intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng mô hình thẻ điểm cân bằng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Nam Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:146

19
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng mô hình thẻ điểm cân bằng tại BIDV Nam Đồng Nai và ảnh hưởng của các yếu tố này. Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số hàm ý quản trị giúp BIDV Nam Đồng Nai áp dụng BSC vào hệ thống đo lường hiệu quả tại chi nhánh, phản ánh đầy đủ và khách quan việc thực hiện kinh doanh của cán bộ nhân viên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng mô hình thẻ điểm cân bằng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Nam Đồng Nai

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MẠNH CƯỜNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ỨNG DỤNG MÔ HÌNH THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 30 01 02 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN THỤY TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
  2. TÓM TẮT Dựa trên các cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước về các nhân tố tác động đến việc ứng dụng Thẻ điểm cân bằng (BSC) đó là (1) Sự tham gia của lãnh đạo; (2) Sự tập trung hóa; (3) Tầm quan trọng phòng tài chính; (4) Sự chuẩn hóa; (5) Truyền thông nội bộ; (6) Tính năng động sản phẩm, thị trường. Quy trình nghiên cứu trải qua 2 giai đoạn là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính trên 20 nhân viên BIDV nhằm hoàn thiện các thang đo. Sau đó là nghiên cứu chính thức thông qua khảo sát trực tiếp lao động tại BIDV chi nhánh Nam Đồng Nai. Tác giả phát 210 phiếu khảo sát, trong đó có 184 phiếu hợp lệ Sau đó tác giả dùng phương pháp định lượng với các công cụ như thống kê mô tả, Crombach’s Alpha, EFA và hồi quy bội để xác định mô hình các nhân tố tác động đến năng suất lao động. Kết quả cả 6 nhân tố: (1) Sự tham gia của lãnh đạo; (2) Sự tập trung hóa; (3) Tầm quan trọng phòng tài chính; (4) Sự chuẩn hóa; (5) Truyền thông nội bộ; (6) Tính năng động sản phẩm, thị trường. Các giả thuyết đều được chấp nhận. Trên cơ sở xác định thực trạng triển khai ứng dụng BSC vào hệ thống đo lường và kết quả của mô hình nghiên cứu. Tác giả đã đưa ra các hàm ý quản trị nhằm nâng cao hiệu quả việc triển khai BSC tại BIDV Nam Đồng Nai. Cuối cùng tác giả nhận định các hạn chế của đề tài và các hướng nghiên cứu tiếp theo.
  3. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng thẻ điểm cân bằng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Nam Đồng Nai” là công trình nghiên cứu của bản thân được đúc kết từ quá trình học tập và nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua. Các thông tin và số liệu được sử dụng trong luận văn là hoàn toàn trung thực. TP. HCM, ngày …… tháng 10 năm 2017 Người cam đoan
  4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên của luận văn thạc sĩ kinh tế này, Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả những người đã hỗ trợ em về chuyên môn, vật chất, tinh thần trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin cảm ơn TS. Nguyễn Văn Thụy, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn khoa học, nhận xét và tận tình giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc, đồng nghiệp đang công tác tại BIDV Nam Đồng Nai đã dành thời gian giúp tôi thu thập trả lời phiếu khảo sát của đề tài này. Cuối cùng, xin cảm ơn tập thể lớp Cao học QTKD1 về những kiến thức và kinh nghiệm riêng biệt ở từng lĩnh vực của các bạn và sự gắn bó của các bạn để tạo nên động lực phấn đấu cho từng cá nhân theo đuổi và hoàn tất thành công chương trình học. Xin chân thành cảm ơn! TP.Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 10 năm 2017 NGUYỄN MẠNH CƯỜNG
  5. MỤC LỤC TÓM TẮT LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .......................................................................................1 1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu: .............................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: ........................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát: ...........................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể:.................................................................................................3 Đề xuất hàm ý quản trị giúp BIDV Nam Đồng Nai ứng dụng mô hình BSC vào hệ thống đo lường kết quả hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả. ............................3 1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:.................................................3 1.4. Phương pháp nghiên cứu: .................................................................................4 1.4.1. Nghiên cứu định tính: .......................................................................................4 1.4.2. Nghiên cứu định lượng: ....................................................................................4 1.5. Những đóng góp mới của đề tài: .......................................................................4 1.5.1. Về mặt lý luận: ..................................................................................................4 1.5.2. Về mặt thực tiễn: ...............................................................................................5 1.6. Kết cấu đề tài: ...................................................................................................5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...........................................................................7 2.1. Tổng quan về đánh giá công việc: ....................................................................7 2.1.1 Tổng quan về đánh giá kết quả công việc: ........................................................7 2.1.2 Phương pháp đánh giá kết quả công việc: ........................................................7 2.2. Sự phát triển của các phương pháp đánh giá : ..................................................9 2.2.1. Khái niệm về hiệu quả, hiệu suất: .....................................................................9 2.2.2. Sự phát triển phương pháp đo lường hiệu quả, hiệu suất: ..............................10 2.3. Tổng qua về phương pháp đánh giá Thẻ điểm cân bằng (BSC): ....................12
  6. 2.3.1. Nguồn gốc và sự phát triển của Thẻ điểm cân bằng: ......................................12 2.3.2. Phương pháp thẻ điểm cân bằng (BSC): .........................................................13 2.3.3. Các khía cạnh của thẻ điểm cân bằng: ............................................................14 2.3.4. Mối quan hệ giữa các khía cạnh trong thẻ điểm cân bằng: .............................16 2.3.5. Các thước đo hiệu quả thường được áp dụng trong thẻ điểm cân bằng: ........17 2.3.6. Vai trò của Thẻ điểm cân bằng: ......................................................................21 2.3.7. Điều kiện áp dụng Thẻ điểm cân bằng: ..........................................................24 2.3.8. Mối liên hệ giữa BSC với sứ mệnh, các giá trị, tầm nhìn, chiến lược:...........24 2.3.9. Bản đồ chiến lược: ..........................................................................................26 2.3.10. Sự cần thiết phải sử dụng BSC trong việc đánh giá thành quả hoạt động: 27 2.3.11. Vận dụng Thẻ điểm cân bằng tại các Ngân hàng:....................................29 2.4. Cơ sở lý thuyết về sự thay đổi và quản trị sự thay đổi: .................................38 2.4.1. Một số Lý thuyết về quản trị sự thay đổi: .......................................................39 2.4.2. Các nghiên về ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng thẻ điểm cân bằng đến sự ứng dụng thẻ điểm cân bằng: ................................................................44 2.5. Các khái niệm và giả thuyết nghiên cứu nghiên cứu: .....................................48 2.5.1. Các khái niệm nghiên cứu:..............................................................................48 2.5.1.1. Mức độ ứng dụng BSC: ...........................................................................48 2.5.1.2. Sự tham gia của lãnh đạo (Management Involvemet): ............................48 2.5.1.3. Sự quản lý tập trung (Centralization): ......................................................48 2.5.1.4. Ảnh hưởng của bộ phận tài chính (Power of the Finace Department): ...49 2.5.1.5. Sự chuẩn hóa (Formalization): .................................................................49 2.5.1.6. Truyền thông nội bộ (Interdepartmental Communications) ....................49 2.5.1.7. Sự năng động của sản phẩm – thị trường (Produc-market Dynamics): ...50 2.5.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu ...................................50 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................54 3.1. Quy trình nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu:.................................................54 3.1.1. Quy trình nghiên cứu: .....................................................................................54
  7. 3.1.1.1. Nghiên cứu định tính: ...............................................................................55 3.1.1.2. Nghiên cứu định lượng: ...........................................................................55 3.1.2. Thiết kế mẫu nghiên cứu:................................................................................56 3.1.3. Đối tượng khảo sát: .........................................................................................56 3.1.4. Xây dựng thang đo: .........................................................................................56 3.1.4.1. Mức độ ứng dụng mô hình thẻ điểm cân bằng: .......................................57 3.1.4.2. Sự tham gia của lãnh đạo: ........................................................................57 3.1.4.3. Sự tập trung hóa: ......................................................................................57 3.1.4.4. Tầm quan trọng của phòng tài chính: .......................................................58 3.1.4.5. Sự chuẩn hóa: ...........................................................................................58 3.1.4.6. Truyền thông nội bộ: ................................................................................58 3.1.4.7. Sự năng động của sản phẩm-thị trường: ..................................................59 3.1.5. Thiết kế bảng câu hỏi: .....................................................................................59 3.2. Phương pháp phân tích số liệu: .......................................................................62 3.2.1. Phân tích độ tin cậy (hệ số Cronbach Alpha): ................................................62 3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA): ................................................................63 3.2.3. Kiểm định mô hình lý thuyết: .........................................................................64 3.2.4. Kiểm định sự khác biệt giữa của mẫu (ANOVA): .........................................67 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................70 4.1. Giới thiệu Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Đồng Nai: ..................................................................................................................70 4.2. Kết quả phân tích số liệu:................................................................................71 4.2.1. Mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu: ....................................................................71 4.2.2. Thống kê mô tả thang đo: ...............................................................................72 4.2.3. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo: ..........................................................73 4.2.3.1. Kết quả kiểm định độ tin cậy nhân tố Sự năng động sản phẩm-thị trường: 73 4.2.3.2. Kết quả kiểm định độ tin cậy nhân tố Sự tập trung hóa: ..........................74
  8. 4.2.3.3. Kết quả kiểm định độ tin cậy nhân tố Tầm quan trọng của phòng tài chính: 75 4.2.3.4. Kết quả kiểm định độ tin cậy nhân tố Sự chuẩn hóa:...............................75 4.2.3.5. Kết quả kiểm định độ tin cậy nhân tố Sự tham gia của lãnh đạo: ............76 4.2.3.6. Kết quả kiểm định độ tin cậy nhân tố Truyền thông nội bộ: ...................77 4.2.3.7. Kết quả kiểm định độ tin cậy nhân tố Mức độ ứng dụng mô hình BSC: .77 4.2.4. Kết quả phân tích yếu tố khám phá (EFA): ....................................................79 4.2.4.1. Phân tích EFA của các nhân tố độc lập: ...................................................79 4.2.4.2. Phân tích EFA của thang đo Mức độ ứng dụng mô hình BSC: ...............81 4.2.5. Kết quả kiểm định hệ số tương quan: .............................................................82 4.2.6. Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu: .........................................................83 4.2.7. Thảo luận kết quả nghiên cứu: ........................................................................84 4.2.8. Dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính: ...............88 4.2.9. Kiểm định ANOVA, T-test: ............................................................................90 4.2.9.1. Kiểm định sự khác biệt về Mức độ ứng dụng BSC giữa những nhân viên có vị trí công việc khác nhau: ...................................................................................91 4.2.9.2. Kiểm định sự khác biệt về Mức độ ứng dụng BSC giữa những nhân viên có Phòng ban hiện làm việc khác nhau: ....................................................................92 4.2.9.3. Kiểm định sự khác biệt về Mức độ ứng dụng BSC giữa những nhân viên có độ tuổi khác nhau: ................................................................................................92 4.2.9.4. Kiểm định sự khác biệt về Mức độ ứng dụng BSC giữa những nhân viên có giới tính khác nhau: ..............................................................................................93 CHƯƠNG 5: HÀM Ý QUẢN TRỊ ...........................................................................96 5.1 Kết luận: ..............................................................................................................96 5.2 Các hàm ý quản trị: .............................................................................................97 5.2.1 Sự cam kết của lãnh đạo: .................................................................................97 5.2.2 Nâng cao công tác truyền thông nội bộ: ..........................................................97 5.2.3 Xây dựng Hệ thống theo dõi kết quả thực hiện: ..............................................99
  9. 5.2.4 Gia tăng mức độ ứng dụng mô hình BSC thông qua sự cân bằng của sự chuẩn hóa và tập trung hóa: ...............................................................................................100 5.2.5 Tập trung các giải pháp giúp nhân viên thích nghi nhanh hơn với sự thay đổi trong quy trình, hệ thống đánh giá: .........................................................................101 5.2.6 Hệ thống lương, thưởng dựa trên hệ thống thẻ điểm cân bằng:.....................101 5.2.7 Hỗ trợ tư vấn: .................................................................................................102 5.3 Hạn chế của đề tài: ............................................................................................102 5.4 Hướng nghiên cứu trong tương lai: ...................................................................102 KẾT LUẬN .............................................................................................................104 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................106 PHỤ LỤC ................................................................................................................109
  10. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải BSC Thẻ điểm cân bằng (Balanced scorecard) EBIT Lợi nhuận trước thuế và lãi vay EBITDA Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao GTTB Giá trị trung bình MBO Quản lý theo mục tiêu ROE Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu ROA Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản
  11. DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH DANH MỤC HÌNH: Hình 2- 1: Bốn khía cạnh của thẻ điểm cân bằng). ...................................................14 Hình 2-2: Quan hệ nhân - quả trong BSC (Kaplan và Norton, 1996) ......................17 Hình 2-3: Vai trò của Thẻ điểm cân bằng .................................................................21 Hình 2-4: Bản đồ chiến lược .....................................................................................27 Hình 2-5: Quá trình thay đổi trong tổ chức của Lewin. ............................................39 Hình 2-6: Mô hình về quá trình phổ biến cái mới.....................................................41 Hình 2-7: Phổ biến cái mới .......................................................................................42 Hình 2-8: Mô hình nghiên cứu đề xuất .....................................................................51 Hình 2-9: Quy trình nghiên cứu các nhân tố tác động mức độ ứng dụng mô hình BSC ...........................................................................................................................54 DANH MỤC BẢNG: Bảng 1: Tóm xu hướng nghiên cứu về Sự phát triển phương pháp đo lường hiệu quả: ............................................................................................................................11 Bảng 2: Tổng hợp Thẻ điểm cân bằng của các Ngân hàng .......................................31 Bảng 3: Tổng hợp các nghiên cứu về các nhân tố tác động mức độ ứng dụng BSC 47 Bảng 4: Bảng tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu ......................................................52 Bảng 5: Các bước tiến hành nghiên cứu ...................................................................55 Bảng 6: Mức độ ứng dụng BSC tại BIDV Nam Đồng Nai. ......................................57 Bảng 7: Sự tham gia của lãnh đạo .............................................................................57 Bảng 8: Sự tập trung hóa ...........................................................................................58 Bảng 9: Tầm quan trọng của phòng tài chính ...........................................................58 Bảng 10: Tầm quan trọng của Sự chuẩn hóa ............................................................58 Bảng 11: Truyền thông nội bộ ..................................................................................59 Bảng 12: Sự năng động của sản phẩm-thị trường .....................................................59 Bảng 13: Mô tả đặc điểm mẫu ..................................................................................71 Bảng 14: Thống kê giá trị trung bình và phương sai của thang đo ...........................72 Bảng 15: Sự năng động của sản phẩm-thị trường .....................................................73 Bảng 16: Sự tập trung hóa .........................................................................................74 Bảng 17: Tầm quan trọng của phòng tài chính .........................................................75 Bảng 18: Sự chuẩn hóa .............................................................................................75 Bảng 19: Sự tham gia của lãnh đạo ...........................................................................76 Bảng 20: Truyền thông nội bộ ..................................................................................77 Bảng 21: Mức độ ứng dụng mô hình BSC ................................................................77
  12. Bảng 22: Kết quả đánh giá các thang đo bằng Cronbach’s Alpha ............................78 Bảng 23. Hệ số KMO và kiểm định Barlett. .............................................................79 Bảng 24: Tổng phương sai trích của các biến độc lập ..............................................79 Bảng 25: Kết quả EFA cho thang đo các nhân tố độc lập ........................................80 Bảng 26: Phân tích nhân tố biến phụ thuộc ..............................................................81 Bảng 27:Ma trận tương quan giữa các biến ..............................................................83 Bảng 29: Kết quả ANOVA từ kết quả phân tích hồi quy .........................................84 Bảng 30: Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu ..................................................85 Bảng 31: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết .....................................................87 Bảng 32: Kiểm định tính đồng nhất của phương sai vị trí công việc .......................91 Bảng 33: Kiểm định tính đồng nhất của phương sai phòng ban làm việc ................92 Bảng 34. Kiểm định tính đồng nhất của phương sai độ tuổi.....................................93 Bảng 35: Kiểm định tính đồng nhất của phương sai giới tính ..................................93 Bảng 36. Tổng hợp phân tích ANOVA ......................................................................94 Bảng 37. Giá trị trung bình các thang đo Sự tham gia của lãnh đạo.........................97 Bảng 38: Giá trị trung bình các thang đo Truyền thông nội bộ ................................99
  13. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu: Lĩnh vực ngân hàng được coi là huyết mạch của nền kinh tế, hoạt động của nó bao trùm lên tất cả các hoạt động kinh tế xã hội bởi vì ngân hàng giữ vị trí là trung tâm điều phối vốn trong sự nghiệp phát triển kinh tế của một quốc gia. Hiện tại, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có trên 40 ngân hàng thương mại cổ phần. Ngoài ra còn hơn 60 ngân hàng nước ngoài bao gồm chi nhánh và văn phòng đại diện tại Việt Nam. Các Ngân hàng thương mại trong kinh doanh luôn đối mặt với những cạnh tranh gay gắt với mục tiêu gia tăng thị phần, mở rộng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, đòi hỏi các NHTM phải đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện mình, thay đổi tư duy quản trị, tiếp cận những quản trị hiệu quả hơn. Chính vì vậy việc cạnh tranh để tồn tại và phát triển giữa các ngân hàng là rất gắt gao. Thời gian vừa qua cũng đã có sự tái cơ cấu trong hệ thống bằng việc sáp nhập các ngân hàng hoạt động kém hiệu quả vào các ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, để đánh giá được một hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả hay không một cách toàn diện là điều không hề dễ dàng. Thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard – BSC) là công cụ quản trị được giáo sư Robert S. Kaplan thuộc trường kinh doanh Harvard và David Norton - một nhà tư vấn nổi tiếng về quản trị doanh nghiệp cùng phối hợp đề cập, phát triển vào những năm đầu của thập niên 1990 và đã thực sự tạo ra cơn địa chấn trong giới khoa học về quản trị. BSC không chỉ là một hệ thống đo lường, đánh giá mà còn giúp cho các doanh nghiệp triển khai ý đồ chiến lược thành những mục tiêu và hành động cụ thể, một hệ thống trao đổi thông tin truyền thông dựa trên 4 khía cạnh: Tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ và học hỏi, phát triển. Từ khi được chính thức giới thiệu (1992) đến nay, theo thống kê cho thấy đã có 40 quốc gia trên thế giới, một nửa trong số 1000 công ty trong danh sách Fortune 1000 và đặc biệt là có đến 65% doanh nghiệp tại Mỹ sử dụng phương pháp này.
  14. 2 Hiện tại trong nước đã có một số ngân hàng bắt đầu áp dụng mô hình Thẻ điểm cân bằng – Balanced Scorecard (BSC) để đo lường kết quả kinh doanh như: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Á Châu ... Nhận ra tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống đánh giá kết quả công việc, Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam đã bước đầu xây dựng Thẻ điểm cân bằng vào việc hoạch định và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch đề ra. Tháng 9/2015, Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam triển khai thí điểm mô hình chấm điểm theo bốn khía cạnh của BSC để đánh giá kết quả hoạt động của từng chi nhánh trong quý IV/2015. Tuy nhiên, khi triển khai về các chi nhánh thì vẫn chưa đánh giá được toàn diện các kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh do việc thiếu các thước đo phù hợp với các mục tiêu chiến lược, việc phân giao chỉ tiêu KPI dàn trải cho nhiều bộ phận nghiệp vụ (gồm cả bộ phận không trực tiếp kinh doanh), nhiều chỉ số KPI định tính khiến kết quả thiếu khách quan dẫn đến không đánh giá đúng hiệu quả làm việc của nhân viên, việc truyền thông BSC đến cán bộ nhân viên chưa được coi trọng… Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này không chỉ góp phần làm rõ thực trạng áp dụng của thẻ điểm cân bằng BSC tại chi nhánh. Từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp gia tăng hiệu quả trong việc áp dụng BSC vào hệ thống đo lường hiệu quả tại chi nhánh. Đó chính là lý do tác giả quyết định nghiên cứu đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng mô hình thẻ điểm cân bằng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Nam Đồng Nai” làm đề tài của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: 1.2.1. Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng mô hình thẻ điểm cân bằng tại BIDV Nam Đồng Nai và ảnh hưởng của các yếu tố này.
  15. 3 Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số hàm ý quản trị giúp BIDV Nam Đồng Nai áp dụng BSC vào hệ thống đo lường hiệu quả tại chi nhánh, phản ánh đầy đủ và khách quan việc thực hiện kinh doanh của cán bộ nhân viên. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng mô hình BSC tại BIDV Nam Đồng Nai. Xác định mức độ tác động của các nhân tố này đến việc ứng dụng mô hình BSC tại BIDV Nam Đồng Nai. Đề xuất hàm ý quản trị giúp BIDV Nam Đồng Nai ứng dụng mô hình BSC vào hệ thống đo lường kết quả hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu cụ thể ở trên, nội dung của nghiên cứu phải trả lời được các nghiên cứu sau đây: - Câu hỏi 1: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc ứng dụng mô hình BSC tại BIDV Nam Đồng Nai? - Câu hỏi 2: Các nhân tố này tác động như thế nào đến việc ứng dụng mô hình BSC tại BIDV Nam Đồng Nai? - Câu hỏi 3: Những hàm ý quản trị nào được đưa ra để BIDV Nam Đồng Nai có thể ứng dụng Thẻ điểm cân bằng vào hệ thống đo lường kết quả hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả? 1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:  Đối tượng: Luận văn tập trung nghiên cứu việc chấp nhận của các cá nhân là cán bộ nhân viên, lãnh đạo chi nhánh hiện đang làm việc tại BIDV chi nhánh Nam Đồng Nai về việc ứng dụng mô hình thẻ điểm cân bằng BSC vào hệ thống đo lường kết quả hoạt động kinh doanh.  Phạm vi nghiên cứu: + Về tổ chức: BIDV Chi nhánh Nam Đồng Nai. + Về thời gian: từ ngày 01/1/2017 đến ngày 30/9/2017.
  16. 4 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung vào khảo sát thông tin từ cán bộ nhân viên đang công tác tại BIDV Nam Đồng Nai về các yếu tố chủ yếu tác động đế sự chấp nhận ứng dụng thẻ điểm cân bằng. 1.4.1. Nghiên cứu định tính: Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện bằng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung nhằm mục đích vừa khám phá, vừa khẳng định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng mô hình BSC, các biến quan sát đo lường các thành phần này. Kết quả của bước này là xây dựng được một bảng câu hỏi chính thức cho nghiên cứu chính thức. 1.4.2. Nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu định lượng được thực hiện nhằm đánh giá độ tin cậy và giá trị (giá trị hội tụ và phân biệt) của thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng mô hình BSC tại BIDV Nam Đồng Nai; đồng thời kiểm định mô hình nghiên cứu và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu bằng phần mềm SPSS. Nghiên cứu thực hiện xử lý và kiểm định thông qua các bước sau: Thứ nhất: Kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha Thứ hai: Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Thứ ba: Phân tích tương quan (Phân tích hệ số Pearson) Thứ tư: Kiểm định hồi quy và kiểm định giả thuyết nghiên cứu Thứ năm: Phân tích ANOVA 1.5. Những đóng góp mới của đề tài: 1.5.1. Về mặt lý luận: Luận văn đã hệ thống một cách khoa học về những vấn đề lý luận về đánh giá công việc, Thẻ điểm cân bằng. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng mô hình BSC tại BIDV Nam Đồng Nai. Theo đó nghiên cứu sẽ đề xuất một số hàm ý nhằm nâng cao mức độ ứng dụng mô hình BSC tại BIDV Nam Đồng Nai.
  17. 5 1.5.2. Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo của BIDV có một cách nhìn tổng thể, toàn diện hơn về việc áp dụng thẻ điểm cân bằng và các yếu tố cốt lõi tác động đến mức độ ứng dụng mô hình BSC. Từ đó, có các chính sách, biện pháp nâng cao hiệu quả trong việc áp dụng BSC vào hệ thống đo lường tại chi nhánh. Ngoài ra nghiên cứu góp phần làm phong phú các nghiên cứu về BSC, đặc biệt là hướng nghiên cứu BSC trong lĩnh vực ngân hàng. Thông qua đó là cơ sở để BIDV xây dựng chiến lược, đưa ra các quyết định chính xác về việc áp dụng BSC. Bên cạnh đó việc chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận áp dụng BSC sẽ giúp các nhà quản lý có những giải pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy, triển khai ứng dụng BSC tại BIDV. 1.6. Kết cấu đề tài: Đề tài bao gồm 5 chương kết cấu như sau: Chương 1: Trong chương này tác giả sẽ giới thiệu về đề tài nghiên cứu, lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, tính thực tiễn của đề tài và kết cấu đề tài Chương 2: Cơ sở lý thuyết: trình bày hệ thống cơ sở lý thuyết thẻ điểm cân bằng, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước. Chương 3: Thiết kế nghiên cứu: trình bày cụ thể thiết kế nghiên cứu, quy trình, tiến độ thực hiện nghiên cứu trước khi khảo sát trên mẫu nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu: trình bày kết quả nghiên cứu, kết quả kiểm định các thang đo, kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị: rút ra hàm ý từ kết quả nghiên cứu nhằm hoàn thiện hạn chế của vấn đề nghiên cứu. Nghiên cứu cũng đưa ra những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo. Tóm tắt chương 1 Chương 1 trình bày tổng quát sự cần thiết và lí do chọn đề tài, nội dung mục tiêu, phương pháp, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Nó cung cấp một cái nhìn
  18. 6 tổng quát về nền tảng nghiên cứu, giải thích tầm quan trọng và những đóng góp của nghiên cứu và việc lựa chọn các phương pháp nghiên cứu. Chương 2 sẽ trình bày lại các lý thuyết về đánh giá công việc, Thẻ điểm cân bằng và các yếu tố tác động đến việc chấp nhận ứng dụng sự thay đổi từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu.
  19. 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Tại chương này tác giả sẽ giới thiệu lý thuyết cơ bản bao gồm các phương pháp đánh giá kết quả công việc và khái niệm, cấu trúc, tầm quan trọng của Thẻ điểm cân bằng. Đồng thời tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu, cũng như xây dựng các thang đo và giả thuyết nghiên cứu. 2.1. Tổng quan về đánh giá công việc: 2.1.1 Tổng quan về đánh giá kết quả công việc: Theo Trần Thị Kim Dung, 2015: Kết quả thực hiện công việc của cá nhân CBNV là khối lượng công việc được hoàn thành tương ứng với chất lượng công việc và thời gian thực hiện cụ thể. Đánh giá kết quả thực hiện công việc là xác định mức độ hoàn thành công việc của tập thể hoặc cá nhân so với các tiêu chuẩn đã đề ra hoặc so sánh với kết quả công việc của các tập thể, cá nhân khác cùng thực hiện công việc. 2.1.2 Phương pháp đánh giá kết quả công việc: a) Phương pháp xếp hạng luân phiên: Phương pháp này đưa ra một số khía cạnh chính và liệt kê danh sách những người cần được đánh giá, sau đó lần lượt sắp xếp họ từ những người giỏi nhất đến người kém nhất (có thể ngược lại ) theo từng khía cạnh. Cuối cùng cũng sẽ tổng hợp lại để biết được ai là người xuất sắc hơn b) Phương pháp so sánh cặp: Phương pháp so sánh cặp cũng tương tự như phương pháp xếp hạng luân phiên, tuy nhiên, mức độ xếp hạng hay phân loại sẽ chính xác hơn. Từng cặp nhân viên lần lượt được đem so sánh về những yêu cầu chính, người được đánh giá tốt hơn hẳn sẽ được cho 4 điểm, người được đánh giá yếu hơn hẳn sẽ được cho 0 điểm; người được đánh giá tốt hơn sẽ được cho 3 điểm, người được đánh giá yếu hơn sẽ được cho 1 điểm; nếu hai người được đánh giá ngang nhau sẽ đều được cho 2 điểm trong bảng so sánh. Khi tổng hợp, sẽ lần lượt chọn ra người có số điểm từ cao nhất
  20. 8 đến thấp nhất. Hạn chế của phương pháp này là tuy hoàn thành công việc nhưng bị đánh giá yếu hơn người khác thì vẫn có kết quả xếp loại thấp hơn. c) Phương pháp bảng điểm: Đây là phương pháp đơn giản nhất để đánh giá tình hình thực hiện công việc của nhân viên.Theo phương pháp này, trong bảng sẽ liệt kê những yêu cầu chủ yếu đối với nhân viên khi thực hiện công việc như: Số lượng, chất lượng công việc, tác phong, tính sáng tạo, ý thức trách nhiệm …Mỗi nhân viên sẽ được đánh giá theo yêu cầu, sau đó tổng hợp lại và có kết quả chung về tình hình thực hiện công việc của nhân viên đó.. d) Phương pháp lưu giữ: Lãnh đạo ghi lại những sai lầm, trục trặc lớn hay những kết quả rất tốt trong việc thực hiện công việc của nhân viên. Những kết quả bình thường sẽ không được ghi lại. Do đó, những nhân viên thực hiện công việc rất tốt hoặc rất yếu sẽ được đánh giá riêng. Đối với những nhân viên đã có những sai lầm lớn, lãnh đạo sẽ lưu ý kiểm tra lại xem nhân viên đã khắc phục được chưa. Trong những doanh nghiệp có quy mô lao động lớn, công việc đa dạng thì khó áp dụng phương pháp này. e) Phương pháp quan sát hành vi: Phương pháp quan sát hành vi được thực hiện trên cơ sở quan sát các hành vi thực hiện công việc của nhân viên. Căn cứ vào hai yếu tố: số lần quan sát và tần số nhắc lại của các hành vi, người lãnh đạo sẽ đánh giá được tình hình thực hiện công việc chung của nhân viên. Hạn chế của phương pháp này là khó áp dụng trong doanh nghiệp có quy mô lớn. f) Phương pháp quản trị theo mục tiêu: Quản trị theo mục tiêu chú trọng lên các vấn đề:  Sự phối hợp của lãnh đạo và nhân viên đối với xếp đặt mục tiêu cho nhân viên trong một khoảng thời gian nhất định.  Định kỳ xem xét các tiến bộ đã đạt được.  Đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu đã đề ra trong công việc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2