intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần Ecoba Việt Nam đến năm 2025

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:118

41
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp; phân tích thực trạng các căn cứ đề xuất chiến lược kinh doanh của Ecoba Việt Nam; xây dựng chiến lược kinh doanh cho Ecoba Việt Nam trong giai đoạn 2020-2025.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần Ecoba Việt Nam đến năm 2025

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- BÙI ĐÌNH NAM CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ECOBA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội – 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- BÙI ĐÌNH NAM CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ECOBA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025 Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NHÂM PHONG TUÂN XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào của ngƣời khác. Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của ngƣời khác đảm bảo theo dung các quy định. Các nội dung trích dẫn và tham khảo, sách báo, thông tin đƣợc đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Tác giả Bùi Đình Nam
  4. LỜI CẢM ƠN Thứ nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn và sự biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nhâm Phong Tuân. Thầy đã luôn định hƣớng, giúp đỡ và hƣớng dẫn nhiệt tình với nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện bản luận văn này. Thứ hai, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể các Thầy Cô giáo của Viện sau đại học và các Thầy Cô trong Khoa Quản trị Kinh doanh đã cho tôi những kiến thức bổ ích và cần thiết trong suốt khóa học. Đồng thời, tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc Công ty cổ phần Ecoba Việt Nam, cùng các anh/ chị đồng nghiệp đã hỗ trợ và giúp tôi thu thập dữ liệu trong quá trình hoàn thành luận văn.
  5. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... ii DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... iii PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.................................. 5 1.1. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan ............................................................ 5 1.1.1 Các nghiên cứu ngoài nƣớc ......................................................................... 5 1.1.2 Các nghiên cứu trong nƣớc.......................................................................... 7 1.1.3 Các kết luận rút ra từ các công trình đã nghiên cứu trong và ngoài nƣớc ............ 8 1.2 Tổng quan về xây dựng chiến lƣợc kinh doanh .................................................. 9 1.2.1. Khái niệm về chiến lƣợc ............................................................................. 9 1.2.2. Khái niệm về chiến lƣợc kinh doanh ........................................................ 10 1.2.3. Vai trò của chiến lƣợc kinh doanh đối với doanh nghiệp xây dựng .......... 11 1.2.4 Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi .............................................................. 12 1.3 Quản trị chiến lƣợc .......................................................................................... 13 1.3.1. Khái niệm về quản trị chiến lƣợc .............................................................. 13 1.3.2. Các nội dung của quản trị chiến lƣợc........................................................ 13 1.4 Các cấp chiến lƣợc kinh doanh ....................................................................... 15 1.4.1 Chiến lƣợc khác biệt hóa: .......................................................................... 16 1.4.2 Chiến lƣợc chi phí thấp ............................................................................. 16 1.4.4 Chiến lƣợc tập trung .................................................................................. 16 1.5 Quy trình xây dựng chiến lƣợc......................................................................... 17 1.6 Công cụ xây dựng và lựa chọn chiến lƣợc........................................................ 20 1.6.1. Phân tích môi trƣờng bên ngoài ................................................................ 20 1.6.2 Phân tích môi trƣờng bên trong ................................................................. 27 1.6.3 Công cụ lựa chọn chiến lƣợc ..................................................................... 29
  6. 1.7 Các nhân tố ảnh hƣởng đến xây dựng chiến lƣợc ............................................. 31 1.7.1 Sức mạnh của ngành và của doanh nghiệp ................................................ 31 1.7.2. Mục tiêu, thái độ của Ban lãnh đạo và trình độ chuyên môn ..................... 31 1.7.3. Khả năng tài chính ................................................................................... 32 1.7.4. Mức độ độc lập tƣơng đối trong kinh doanh ............................................. 32 1.7.5. Phản ứng của các đối tƣợng liên quan ...................................................... 32 1.7.6. Xác định đúng thời điểm .......................................................................... 33 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 34 2.1. Quy trình Nghiên cứu ..................................................................................... 34 2.2 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu .......................................................................... 36 2.2.1. Dữ liệu thứ cấp ......................................................................................... 36 2.2.2. Dữ liệu sơ cấp .......................................................................................... 36 2.3 Phƣơng pháp xử lý số liệu ............................................................................... 38 CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CHO ECOBA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025 ......................................... 39 3.1 Tổng quan Công ty Cổ Phần Ecoba Việt Nam ................................................. 39 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ............................................................. 39 3.1.2 Sứ mệnh và văn hóa doanh nghiệp ............................................................ 40 3.2 Phân tích môi trƣờng bên trong ........................................................................ 42 3.2.1 Tổ chức bộ máy và lĩnh vực hoạt động ...................................................... 42 3.2.2 Tổ chức nhân sự ........................................................................................ 43 3.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm qua theo từng lĩnh vực .......... 44 3.2.3 Hoạt động tài chính ................................................................................... 50 3.2.4 Thực trạng vấn đề nghiên cứu ................................................................... 52 3.2.5 Ma trận IFE ............................................................................................... 53 3.2 Phân tích môi trƣờng bên ngoài ....................................................................... 54 3.2.1 Môi trƣờng vĩ mô ...................................................................................... 54 3.2.2 Môi trƣờng vi mô ...................................................................................... 62 3.2.3 Ma trận EFE .............................................................................................. 66
  7. CHƢƠNG 4: XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CHO ECOBA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025 ......................................................................................... 69 4.1 Sứ mệnh, tầm nhìn của ECOBA đến 2025 ....................................................... 69 4.2 Ma trận SWOT và các chiến lƣợc khả thi có thể lựa chọn ................................ 70 4.3 Ma trận QSPM................................................................................................. 74 4.4 Lựa chọn chiến lƣợc ........................................................................................ 82 4.4.1 Chiến lƣợc nâng cao chất lƣợng công trình, năng lực thi công. .................. 83 4.4.2 Thu hút nguồn nhân lực............................................................................. 84 4.4.3 Phát triển năng lực mua hàng và hậu cần hiệu quả ..................................... 86 4.4.4 Chiến lƣợc liên doanh liên kết ................................................................... 87 4.4.5 Chiến lƣợc marketing ............................................................................... 88 4.4.6 Chiến lƣợc mở rộng thị trƣờng, tăng trƣởng kinh tế................................... 89 4.5. Kiến nghị các giải pháp giúp Ecoba thực hiện các chiến lƣợc nêu trên ............ 91 4.5.1 Đối với công ty ......................................................................................... 91 4.5.2 Một số kiến nghị đối với Nhà nƣớc ........................................................... 91 4.6. Đóng góp của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ........................................ 93 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 97 PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Viết tắt Giải thích 1 ECB Ecoba 2 EFE Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài 3 IFE Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong 4 KD Kinh doanh 5 NCC Nhà cung cấp 6 QSPM Ma trận lựa chọn chiến lƣợc Ma trận phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, 7 SWOT thách thức. 8 TNHH Trách nhiệm hữu hạn i
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang Bảng phân bố mẫu khảo sát của các chuyên 1 Bảng 2.1 37 gia bên trong công ty Bảng phân bố mẫu khảo sát của các chuyên 2 Bảng 2.2 38 gia bên ngoài công ty 3 Bảng 3.1 Ma trận IFE 58 4 Bảng 3.2 Ma trận EFE 67 5 Bảng 4.1 Ma trận SWOT 71 6 Bảng 4.2 Ma trận QSPM cho nhóm chiến lƣợc SO 75 7 Bảng 4.3 Ma trận QSPM cho nhóm chiến lƣợc WO 77 8 Bảng 4.4 Ma trận QSPM cho nhóm chiến lƣợc ST 79 9 Bảng 4.5 Ma trận QSPM cho nhóm chiến lƣợc WT 81 10 Bảng 4.6 Các kênh tiếp thị chính 89 ii
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH STT Nội dung Trang 1 Hình 1.1 Các giai đoạn của quản trị chiến lƣợc 14 2 Hình 1.2 Quy trình hoạch định chiến lƣợc, Fred R.David, 2006 15 3 Hình 1.3 Quy trình xây dựng chiến lƣợc kinh doanh 18 4 Hình 1.4 Mô hình năm áp lực cạnh tranh theo M. Porter 23 5 Hình 1.5 Mô hình SWOT 30 6 Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu 34 7 Hình 3.1 Bộ máy tổ chức Ecoba Việt Nam 42 8 Hình 3.2 Cơ cấu cổ đông 43 9 Hình 3.3 Phân khúc nhân sự tại Ecoba Việt Nam 43 10 Hình 3.4 Thống kê nhân sự theo năm và mảng công việc 44 11 Hình 3.5 Doanh thu theo phân khúc giai đoạn 2015 – 2018 45 12 Hình 3.6 Hiệu suất phân khúc từ 2015 – 2018 45 13 Hình 3.7 Doanh thu từ xây dựng nhà ở đến năm 2020 47 14 Hình 3.8 Dòng chảy tồn động từ 2017 – 2019 48 15 Hình 3.9 Phân bổ dự án theo địa lý 49 16 Hình 3.10 Tóm tắt hoạt động tài chính từ 2014-2018 51 17 Hình 3.11 Tốc độ tăng trƣởng năm 2017 và 5 năm tới 55 Dự báo dân số và GDP bình quân đầu ngƣời 18 Hình 3.12 57 từ 2013 đến 2023 Gía trị nghành xây dựng khu dân cƣ giai đoạn 19 Hình 3.13 59 2017 - 2027 Dung tích và khả năng xử lý nƣớc thải tại Việt 20 Hình 3.14 60 Nam giai đoạn 2015 – 2020 iii
  11. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà hội nhập với nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á và thế giới, môi trƣờng kinh doanh và cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp đang đƣợc mở rộng hơn và cùng với đó là sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt, chúng đe dọa đến sự duy trì của mỗi một doanh nghiệp nếu doanh nghiệp đó thiếu tầm nhìn chiến lƣợc và định hƣớng phát triển. Một doanh nghiệp muốn tồn tại thì chƣa đủ, mà doanh nghiệp luôn phải vận động và phát triển không ngừng nghỉ theo quy luật của xã hội. Với bối cảnh cạnh tranh khốc liệt khi các doanh nghiệp nƣớc ngoài ồ ạt đầu tƣ vào Việt Nam, khiến các doanh nghiệp đã đối mặt với không ít những song gió có thể làm mất đi sự tồn tại của doanh nghiệp. Trƣớc bối cảnh đó, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải làm sao có những giải pháp tốt hơn để vƣợt lên chiếm ƣu thế trên thị trƣờng và kinh doanh đạt hiệu quả cao. Vấn đề xây dựng chiến lƣợc kinh doanh cho các doanh nghiệp luôn là vấn đề cấp thiết và hơn bao giờ hết càng trở nên quan trọng trong những năm gần đây. Khi một doanh nghiệp có chiến lƣợc kinh doanh đúng đắn sẽ tạo một lộ trình đi tốt cho doanh nghiệp đó, chiến lƣợc kinh doanh có thể coi nhƣ kim chỉ nam dẫn đƣờng cho doanh nghiệp đi đúng hƣớng, vƣợt qua đối thủ cạnh tranh và tạo vị thế cho mình trên thị trƣờng. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp có thể xác định đƣợc vị trí của mình để biết doanh nghiệp đang đứng ở đâu, đâu là thế mạnh và đâu là điểm yếu của mình để từ đó tạo điều kiện để phát huy điểm mạnh và hạn chế, cải thiện các điểm yếu. Và để đạt đƣợc hiệu quả và mục đích kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có các chiến lƣợc duy trì và phát triển nội bộ doanh nghiệp, nội bộ ngành hiệu quả và đồng thời phải thƣờng xuyên phân tích biến động của môi 1
  12. trƣờng kinh doanh vĩ mô nhƣ phát triển công nghệ, văn hóa xã hội… qua đó phát hiện và tìm kiếm các cơ hội trong kinh doanh của mình. Công ty Cổ Phần Ecoba Việt Nam là một nhà thầu độc lập, chuyên nghiệp trong lĩnh vực thiết kế, thi công và quản lý công trình xây dựng. Với kinh nghiệm hơn 10 năm hoạt động trên thị trƣờng Việt Nam với ba mảng chính là Phát Triển Đô Thị, Công trình Công Nghiệp và Giải Pháp Môi Trƣờng, ECOBA luôn mong muốn đƣợc khách hàng biết đến là một nhà thầu linh hoạt, năng động và thỏa mãn khách hàng về năng lực cung cấp dịch vụ kể cả trong thời kỳ khó khăn của ngành. Thực tế cho thấy, trong giai đoạn kinh tế khó khăn vừa qua, Ecoba cũng nhƣ các doanh nghiệp khác trong ngành gặp phải vấn đề thua lỗ, khiến cho sức khỏe tài chính gặp nhiều vấn đề nghiệm trong, việc không xác định đƣợc một chiến lƣợc ngắn hạn và dài hạn khiến cho Ecoba rụt rè trong các quyết định đầu tƣ, khó khăn trong việc kiểm soát từng bƣớc đi của công ty để đảm bảo tính nhất quán về sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi mà công ty đã đề ra. Đứng trƣớc những khó khăn thấy rõ với thiệt hại về mặt kinh tế trong những năm từ 2015 đến nay, công ty đã đề ra một loạt hành động cải tiến nhƣ đầu tƣ vào hệ thống quản trị doanh nghiệp ERP, xây dựng lại bộ quy trình vận hành của công ty, thuê các chuyên gia nƣớc ngoài để cố vấn xây dựng chiến lƣợc, tuy nhiên đến 2018, sau 3 năm đầu tƣ vào cải cách, cải tiến thì đến nay công ty vẫn chƣa xây dựng đƣợc một bộ chiến lƣợc kinh doanh cụ thể, có tính khả thi để sử dụng cho công ty. Do đó nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc kinh doanh bài bản, kỹ lƣỡng, có khoa học trong giai đoạn 2018 -2025 cho Công ty Cổ Phần Ecoba Việt Nam đang là một nhiệm vụ cấp thiết hiện nay để đối đầu với sự vận động không ngừng và nhanh chóng của nền kinh tế, áp lực cạnh tranh, chỉ số lạm phát biến động và sự hội nhập kinh tế mạnh mẽ trong những năm tới. 2
  13. 2. Câu hỏi nghiên cứu  Cần lựa chọn những chiến lƣợc kinh doanh nào đến năm 2025 để phù hợp với Ecoba đang trên đà tăng trƣởng? 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứ 3.1. Mục Tiêu nghiên cứu: Qua quá trình nghiên cứu, tác giả hƣớng đến mục tiêu xây dựng chiến luợc kinh doanh cho Ecoba giai đoạn 2020 - 2025. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:  Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp.  Phân tích thực trạng các căn cứ đề xuất chiến lƣợc kinh doanh của Ecoba Việt Nam.  Xây dựng Chiến lƣợc kinh doanh cho Ecoba Việt Nam trong giai đoạn 2020-2025. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Xây dựng chiến luợc kinh doanh của Ecoba Việt Nam trong những năm 2020 – 2025. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài - Phạm vi nghiên cứu: Hoạch định chiến lƣợc kinh doanh cho công ty Cổ Phần Ecoba Việt Nam giai đoạn 2020-2025. - Phạm vi không gian: Tại Công ty Cổ Phần Ecoba Việt Nam. - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu qua các số liệu đƣợc thu thập từ các năm 2017 – 2019. 5. Kết cấu của luận văn Phần mở đầu Chƣơng 1: Tổng quan tình tình nghiên cứu và cơ sở lý luận về chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp 3
  14. Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Phân tích các căn cứ để xây dựng chiến lƣợc kinh doanh cho Ecoba Việt Nam đến năm 2025 Chƣơng 4: Xây dựng chiến lƣợc kinh doanh cho Ecoba Việt Nam đến năm 2025 4
  15. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan 1.1.1 Các nghiên cứu ngoài nước Sau một quá trình tìm hiểu và thu thập dữ liệu, tác giả thấy rằng đã có một số nghiên cứu của các tác giả đề cập đến vấn đề có liên quan nhƣ sau: Nghiên cứu chiến lƣợc và sách lƣợc kinh doanh của Smith và cộng sự (2003) là một trong những công trình nghiên cứu có giá trị cao, cung cấp những đƣợc những kiến thức cần thiết, từ khái niệm chiến lƣợc, sách lƣợc kinh doanh đến phân tích môi trƣờng kinh doanh ở các tập đoàn kinh tế lớn và ở cấp doanh nghiệp thành viên, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá việc thực hiện chiến lƣợc, sách lƣợc kinh doanh. Trong đó nghiên cứu chú trọng đến việc đào tạo cán bộ quản trị kinh doanh ở cấp doanh nghiệp có quy mô lớn, nhỏ và ở cấp công ty. Tức là nghiên cứu đang cho thấy việc có một chiến lƣợc kinh doanh tốt dựa nhiều vào cán bộ kinh doanh chủ chốt của đơn vị đó trong bất kỳ một chiến lƣợc kinh doanh nào cho dù ở quy mô doanh nghiệp hay quốc gia. Nhà nƣớc và các doanh nghiệp cần phải nhanh chóng phối hợp đào tạo để có đội ngũ doanh nhân, quản lý có trình độ ngang tầm với thời đại, từ đó đƣa ra đƣợc những chiến lƣợc kinh doanh hiệu quả. Làm đƣợc điều này giúp doanh nghiệp, quốc gia nắm bắt cơ hội, tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt trên thị trƣờng thời mở cửa. Tuy nhiên điểm hạn chế của đề tài này là chƣa xoáy sâu vào các vấn đề chiến lƣợc kinh doanh của từng ngành cụ thể mà đang đƣa ra các kiến thức chung cho tất cả các ngành, dẫn kết việc áp dụng cho các công ty cụ thể ngành còn gặp nhiều hạn chế. Với nghiên cứu Triển khai chiến lược kinh doanh của Aaker (2007) thì tác giả luôn nhận định muốn quản trị thành công một doanh nghiệp nhất thiết 5
  16. phải có chiến lƣợc kinh doanh. Ƣu điểm lớn nhất của nghiên cứu này là chỉ ra đƣợc các vấn đề then chốt là đặt ra một hệ thống quản trị sao cho nhà quản trị: Có đƣợc một tầm nhìn rõ nét về công việc của mình, các định hƣớng kinh doanh mà công ty sẽ thực hiện. Có thể bao quát và hiểu đƣợc môi trƣờng năng động của kinh doanh từ đó chọn ra những giải pháp chiến lƣợc phù hợp một cách sáng tạo và khôn ngoan. Để có một sách lƣợc cạnh tranh dựa trên lợi thế của mình. Nghiên cứu đƣợc chia thành bốn chủ đề. Chủ đề 1 là phƣơng pháp phân tích môi trƣờng kinh doanh. Chủ đề 2 là chọn lợi thế cạnh tranh lâu dài, gọi tắt là SCA. Phải chọn SCA trên cơ sở tổ chức và năng lực của doanh nghiệp. Chủ đề 3 là quyết định đầu tƣ. Cần phải biết chọn lựa khi nào thì đầu tƣ hoặc giải tƣ, và đầu tƣ/giải tƣ ở mức độ nào. Chủ đề 4 là thực thi chiến lƣợc. Nghiên cứu chỉ ra đƣợc nhiều giá trị cho các doanh nghiệp để áp dụng vào chiến lƣợc cho công ty của mình tuy nhiên muốn chiến lƣợc thành công nhà quản trị phải hiểu rõ cơ cấu, hệ thống, con ngƣời, nền văn hóa của tổ chức. Phải biết thích ứng với môi trƣờng kinh doanh, biết liên kết để giành ƣu thế, biết tiến thoái khi thị trƣờng không chấp nhận hoặc khi bị áp lực cạnh tranh toàn cầu. Nghiên cứu vừa là hoạch định vừa là thực hiện các chiến lƣợc trong kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa trên mô hình bom tấn, Rasmusse (2002) đề xuất chiến lƣợc kinh doanh cho các công ty dƣợc phẩm của Úc. Mô hình bom tấn liên quan đến việc nghiên cứu và phân phối số ít các loại thuốc để đạt đƣợc doanh thu toàn cầu (trên 1 tỷ USD). Theo mô hình này, các công ty dƣợc phẩm cần thay đổi theo hƣớng gia tăng tín nhiệm vào các chuyên gia công nghệ sinh học và các công ty nghiên cứu để phát triển các sản phẩm mới đƣợc cấp phép và có bản quyền, sử dụng các phiên bản công nghệ nghiên cứu mới từ các công ty chuyên ngành, bán quy trình tái cấu trúc các thử nghiệm lâm sàng và liên kết với các công ty chăm sóc sức khỏe để phân phối sản phẩm. Thành công của mô hình phụ thuộc 6
  17. vào việc đạt đƣợc doanh thu khổng lồ từ một một vài loại thuốc đủ để thanh toán chi phí cao cho nghiên cứu và quy trình phát triển vì vậy phù hợp với chiến lƣợc kinh doanh của các công ty toàn cầu hơn là các công ty nhỏ. Frederick W.Gluck và cộng sự (1980) trong “Strategic Management for Competitive Advantage” đã đƣa ra các so sánh và mô tả tiến trình phát triển của việc lập chiến lƣợc đối với một tổ chức, doanh nghiệp. Các tác giả gọi giai đoạn phát triển đầu tiên là lập kế hoạch tài chính sơ đẳng. Ở giai đoạn này, mối quan tâm đầu tiên là giải quyết các hạn hẹp về tài chính thông qua việc kiểm tra tác nghiệp chặt chẽ, lập phân bổ ngân sách hàng năm, tập trung chú ý đến các chức năng hoạt động, tài chính v.v... 1.1.2 Các nghiên cứu trong nước Đề tài nghiên cứu của tác giả của PGS. TS. Đào Duy Huân và Ths. Lê Văn Hiền(2008) nghiên cứu về Quản trị chiến lược trong toàn cầu hóa kinh tế là một công trình nghiên cứu nhỏ của tác giả tuy nhiên đƣa lại giá trị khá cao cho bạn đọc. Nó khẳng định quản trị chiến lƣợc có tầm quan trọng to lớn, bởi vì trong cuộc sống của mỗi ngƣời, mỗi gia đình và toàn bộ xã hội ở đâu cũng cẩn đến cách nhìn chiến lƣợc. PGS. TS. Đào Duy Huân đã nhiều năm trực tiếp tham gia soạn thao chiến lƣợc cho các Tổng công ty, cho các tỉnh và trực tiếp giảng dạy môn học chiến lƣợc kinh doanh cho sinh viên Quản trị kinh doanh các trƣờng đại học, các Doanh nghiệp, nên đã tích luỹ đƣợc nhiều kinh nghiệm phong phú về chiến lƣợc kinh doanh trên phƣơng diện lý thuyết cũng nhƣ thực tế ở Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, trƣớc những cơ hội và thách thức luôn đến bất cứ lúc nào, nếu doanh nghiệp thiếu đi chiến lƣợc, sẽ rất khó có đủ năng lực chống đỡ, thay đổi để phù hợp với bối cảnh xã hội. Tuy nhiên điểm hạn chế của nghiên cứu này chƣa chỉ ra đƣợc thực trạng của bối cảnh, lồng ghép đƣợc với từng bối cảnh cụ thể với những chiến 7
  18. lƣợc đi kèm để độc giả có thể vận dụng và hình dung đƣợc tốt hơn, cũng nhƣ áp dụng cụ thể vào doanh nghiệp của mình. Một nghiên cứu hết sức nổi tiếng trong nƣớc nữa là chƣơng trình phát triển Liên hợp quốc UNDP thực hiện năm 2007 lọt top 200 các chiến lược công nghiệp của các doanh nghiệp lớn với ƣu điểm vƣợt trội từ tầm nhìn của các chiến lƣợc gia nổi tiếng cấp quốc gia chỉ ra thực trạng quy mô của 200 doanh nghiệp lớn nhất chiếm một tỷ lệ lớn về lao động, tài sản, doanh thu và thuế trong mọi hình thức sở hữu (nhà nƣớc, tƣ nhân, nƣớc ngoài) và mọi ngành ở Việt Nam. Trong một số trƣờng hợp, những doanh nghiệp lớn nhất chiếm toàn ngành. Trong 200 doanh nghiệp lớn nhất, gần một nửa các doanh nghiệp chế tạo là doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài. Để đủ năng lực cạnh tranh đang ngày càng gia tăng, doanh nghiệp Việt đang chuyển dịch sang những sản phẩm phức tạp hơn và có chất lƣợng cao hơn, đa dạng hóa sang các sản phẩm liên quan và tiến vào những lĩnh vực kinh doanh mới. Họ đang thiết lập thƣơng hiệu, mở rộng các kênh phân phối và thâm nhập các thị trƣờng mới với những chiến lƣợc rất rõ ràng và bài bản hơn. Họ xác định rõ tầm nhìn, tƣơng lai của mình với các bản kế hoạch lớn nhỏ, phân bổ theo từng ngành, từng xu hƣớng, đón đầu các cơ hội rất hiệu quả. Nghiên cứu rất hữu ích cho các doanh nghiệp muốn tìm hƣớng đi, động lực để hoàn thiện bản kế hoạch của doanh nghiệp mình tuy nhiên lại đang chỉ ra các động thái chung chung, gần nhƣ khá phổ biến trong các bài nghiên cứu trên mạng xã hội mà chƣa chỉ ra đƣợc: doanh nghiệp cần phải làm gì, chuẩn bị những gì để đón đầu cơ hội, vƣợt qua thử thách? Dẫn đến doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam rất khó áp dụng. 1.1.3 Các kết luận rút ra từ các công trình đã nghiên cứu trong và ngoài nước Tổng hợp những đề tài nghiên cứu có liên quan ở trên ta có thể thấy việc hoạch định và tạo ra các chiến lƣợc ngắn hạn, lâu dài cho các doanh nghiệp 8
  19. vừa và nhỏ thực sự là một bài toán khó nhƣng rất quan trọng đối với doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp về xây dựng trong bối cảnh bất động sản đang leo thang trầm trọng, Bộ Xây Dựng có những kế hoạch thúc đẩy tăng trƣởng theo chƣơng trình “Thúc đẩy tiết kiệm năng lƣợng” thuộc Chƣơng trình Năng lƣợng sạch Việt Nam – USAID) do Chính phủ giao phó. Qua các nghiên cứu trên, tác giả cũng đã học hỏi đƣợc cách trình bày cơ sở lý thuyết, cách tiếp cận về cách xây dựng các chiến lƣợc, cụ thể đối với các doanh nghiệp xây dựng công nghiệp này. Để hoàn thiện luận văn của mình, tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu cơ sở lý thuyết của việc hoạch định chiến lƣợc, đồng thời tham khảo trên các phƣơng tiện Internet và các bài báo đánh giá, tác giả tổng hợp và đƣa ra nội dung về việc hoạch định chiến lƣợc cho các công ty chuyên ngành và kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng chiến lƣợc, đón đâu cơ hội, đối phó với thách thức, làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng và nguyên nhân của các tồn tại đang gặp phải của một đơn vị cụ thể đó là Công ty ECOBA Việt Nam từ đó đƣa ra đƣợc các phƣơng hƣớng hoạch định chiến lƣợc hiệu quả đến năm 2025 cho công ty. 1.2 Tổng quan về xây dựng chiến lƣợc kinh doanh 1.2.1. Khái niệm về chiến lược Ngày nay có rất nhiều định nghĩa về chiến lƣợc, theo Alfred Chandler – giáo sƣ ngƣời Mỹ (thuộc Đại học Harvard) “Chiến lƣợc bao gồm việc ấn định các mục tiêu cơ bản dài hạn của một tổ chức, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó”. Chiến lƣợc cần đƣợc định ra nhƣ là kế hoạch sơ đồ tác nghiệp tổng quát chỉ hƣớng cho tổ chức đi đến mục đích mong muốn. Theo William F.Glueck: Chiến lƣợc là một kế hoạch mang tính thống nhất, toàn diện và tính phối hợp đƣợc thiết kế để đảm bảo rằng mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp sẽ đƣợc thực hiện. 9
  20. Hay nhƣ theo James B.Quynn (thuộc đại học Darmouth): “Chiến lƣợc là kế hoạch phối hợp các mục tiêu chủ yếu, các chính sách và loạt hành động của đơn vị thành một tổng thể kết dính lại với nhau”. Nhƣng theo Johnson và Scholes (2000) đã định nghĩa : “ chiến lƣợc là định hƣớng và phạm vi của một tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các nguồn lực của nó trong môi trƣờng thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng và thỏa mãn mong đợi của các bên hữu quan”. Nhƣng dù là theo định nghĩa nào hay trong nhƣng khoảng thời gian khác nhau thì định nghĩa trên cũng có sự thống nhất của các tác giả , từ đó đƣa ra khái quát về chiến lƣợc nhƣ sau: Chiến lƣợc là hệ thống các quan điểm, các mục tiêu cơ bản, các mục đích cùng các chính sách, các giải pháp nhằm sử dụng một cách tốt nhất các nguồn lực, các lợi thế và các cơ hội để đạt đƣợc các mục tiêu đề ra trong một khoảng thời gian nhất định. 1.2.2. Khái niệm về chiến lược kinh doanh Từ khái niệm về chiến lƣợc thì khái niệm về chiến lƣợc kinh doanh ra đời, chiến lƣợc kinh doanh là một bản phác thảo tƣơng lai bao gồm các mục tiêu mà doanh nghiệp phải đạt đƣợc cũng nhƣ các phƣơng tiện cần thiết để thực hiện các mục tiêu đó. Theo Fred R.David (2006): chiến lƣợc kinh doanh là tiến trình xác định mục tiêu dài hạn, lựa chọn phƣơng tiện đạt tới các mục tiêu đó. Theo Micheal Porter (2009): chiến lƣợc kinh doanh là nghệ thuật xây dựng các lợi thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ. Theo William J.Gluek (2009): chiến lƣợc kinh doanh là một kế hoạch thống nhất tính toàn diện và tính phối hợp, thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp sẽ thực hiện. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0