intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:127

37
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực thuộc nhóm hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ, tìm hiểu kinh nghiệm xuất khẩu của Thái Lan, luận văn đưa ra những giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU NHÓM HÀNG NÔNG LÂM THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG HOA KỲ Chuyên ngành: Kinh doanh thƣơng mại VŨ THỊ THU THỦY Hà Nội-2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU NHÓM HÀNG NÔNG LÂM THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG HOA KỲ Ngành: Kinh doanh Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại Mã số: 60340121 Họ và tên học viên: Vũ Thị Thu Thủy Người hướng dẫn: PGS.TS Bùi Thị Lý Hà Nội-2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình, không sao chép của người khác, các số liệu và trích dẫn trong luận văn là trung thực và tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2017 Ngƣời viết Vũ Thị Thu Thủy
  4. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Ngoại Thương, đặc biệt là các thầy cô trong Ban Giám hiệu và khoa Sau Đại học đã luôn giúp đỡ, tạo điều kiện để học viên có thể hoàn thành tốt quá trình học tập cao học tại Nhà trường. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Bùi Thị Lý – người hướng dẫn khoa học đã tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn tôi luận văn thạc sỹ này. Cuối cùng tôi cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã luôn động viên, tạo điều kiện về thời gian cho tôi trong suốt quá trình viết khóa luận. Mặc dù đã hết sức cố gắng từ việc nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, tổng hợp ý kiến của các chuyên gia và đồng nghiệp về lĩnh vực này song luận văn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp và chỉ bảo của Quý thầy cô và các bạn. Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2017 Ngƣời viết Vũ Thị Thu Thủy
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt Diễn giải tiếng Anh Diễn giải tiếng Việt Animal and Plant Health Sở Kiểm dịch Thực Động APHIS Inspection Service vật Hoa Kỳ Association of Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia ASEAN Nations Đông Nam Á Hiệp định thương mại tự BTA Bilateral Trade Association do song phương Giấy chứng nhận chuỗi CoC Chain of Custody hành trình sản phẩm US International Trade DOC Bộ Thương mại Hoa Kỳ Commission EU European Union Liên minh châu Âu United States Environmental Cơ quan bảo vệ môi trường EPA Protection Agency Hoa Kỳ Cục quản lý Dược phẩm và FDA Food and Drug Administration Thực phẩm The Food Safety Modernization Luật Hiện đại hóa an toàn FSMA Act thực phẩm FSC Forest Stewardship Council Hội đồng quản lý rừng Food Safety and Inspection Tổ chức Dịch vụ Kiểm tra FSIS Service và An toàn Thực phẩm Hệ thống phân tích mối Hazard Analysis and Critical HACCP nguy và kiểm soát điểm tới Control Point System hạn HTS Harmonized Tarriff system Hệ thống thuế quan hài hòa Hệ thống hài hòa mô tả và HS Harmonized system mã hóa hàng hóa
  6. Trung tâm thương mại ITC International Trade Centre quốc tế MFN Mos favored nation Nguyên tắc tối huệ quốc North american free trade Hiệp định Thương mại tự NAFTA agreement do Bắc Mỹ National Oceanic and Cục Quản lý Đại dương và NOAA Atmospheric Administration Khí quyển Quốc gia Cục quản lý Nghề cá biển NMFS National Marine Fisheries Service quốc gia Hoa Kỳ GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội Generalized Systems of Chế độ ưu đãi thuế quan GSP Prefrences phổ cập Seafood Import Monitoring Chương trình giám sát thủy SIMP Program sản nhập khẩu The U.S. Department of USDA Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ Agriculture Tổ chức thương mại thế WTO World Trade Organization giới
  7. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Kim ngạch nhập khẩu nông lâm thủy sản của Hoa Kỳ giai đoạn 2010-2015 .........................................................................................................10 Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2010-2016 .........................................................................................31 Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 2010-2016 .........................................................................................................32 Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2010-2015 ................................................................................................35 Biểu đồ 2.4: Kim ngạch xuất khẩu cà phê sang Hoa Kỳ giai đoạn 2010-201640 Biểu đồ 2.5: Kim ngạch xuất khẩu hạt điều sang Hoa Kỳ ...............................42 Biểu đồ 2.6: Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2010-2016 ...................................................................................46 Biểu đồ 2.7: Kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 2010-2016 .........................................................................................................48 Biểu đồ 2.8: Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giai đoạn 2010-2016 ..50 Biểu đồ 2.9: Kim ngạch xuất khẩu cao su tự nhiên sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2010-2016 ................................................................................................52 Biểu đồ 2.10:Xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ ..............................55
  8. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Hệ thống phân phối rau tươi của Hoa Kỳ .......................................38
  9. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Kinh tế Việt Nam xuất phát từ nền sản xuất nông nghiệp với thế mạnh là các mặt hàng thuộc nhóm nông lâm thủy sản. Cùng với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì các sản phẩm nông nghiệp được tập trung phát triển theo định hướng chủ đạo của nước ta là “Lấy xuất khẩu làm chủ đạo”. Hoa Kỳ là một trong những thị trường chủ đạo và giàu tiềm năng khai thác của Việt Nam. Luận văn tập trung khai thác sự thay đổi liên tục các chính sách bảo hộ nền nông nghiệp cả về thuế quan và phi thuế quan của Hoa Kỳ, phân tích thực trạng xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ, từ đó đề xuất những giải pháp thúc đẩy Việt Nam xuất khẩu nông lâm thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ trong giai đoạn hiện nay. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp xử lý phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê kinh tế, phương pháp liệt kê, phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn dựa trên số liệu từ Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan và hệ thống cơ sở dữ liệu tình hình thương mại Trademap, ITC. Nội dung kết quả nghiên cứu của luận văn: - Phân tích thị trường nông lâm thủy sản của Hoa Kỳ trên các khía cạnh nhu cầu, kênh phân phối, chính sách quản lý nhập khẩu đối với nhóm hàng nông lâm thủy sản và sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ. - Đánh giá thực trạng xuất khẩu nhóm hàng nông sản (bao gồm: gạo, hàng rau quả, cà phê, hạt điều, hồ tiêu, chè), lâm sản (gỗ và sản phẩm gỗ), thủy sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong giai đoạn 2010-2016; chỉ ra thuận lợi và khó khăn, hạn chế còn tồn tại. - Đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng này sang thị trường Hoa Kỳ về phía Nhà nước và doanh nghiệp. Giải pháp dựa trên Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến 2030 của Nhà nước, tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam.
  10. MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC SƠ ĐỒ TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG NÔNG LÂM THỦY SẢN HOA KỲ .....................................................................................................................6 1.1 Khái quát chung về mặt hàng nông lâm thủy sản........................................6 1.1.1 Sản phẩm nông nghiệp ...............................................................................6 1.1.2 Sản phẩm lâm nghiệp .................................................................................6 1.1.3 Sản phẩm thủy sản .....................................................................................8 1.2 Đặc điểm thị trường nông lâm thủy sản ở Hoa Kỳ ......................................9 1.2.1 Nhu cầu ....................................................................................................10 1.2.2 Kênh phân phối ........................................................................................12 1.2.3 Chính sách quản lý nhập khẩu đối với nhóm hàng nông lâm thủy sản ...13 1.2.3.1 Chính sách thuế quan ........................................................................13 1.2.3.2 Chính sách phi thuế quan..................................................................16 1.3 Sự cần thiết đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ ...............................................................................................25 1.3.1 Mở rộng thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản, tăng kim ngạch xuất khẩu ...........................................................................................................................26 1.3.2 Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển ........27 1.3.3 Giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.......................28 1.3.4 Mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế thế giới .............................29 CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƢỜNG HOA KỲ .........................30
  11. 2.1 Tình hình xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ ...............................................................................................30 2.1.1 Nhóm mặt hàng nông sản.........................................................................32 2.1.1.1 Gạo ....................................................................................................32 2.1.1.2 Hàng rau quả ....................................................................................34 2.1.1.3 Cà phê ...............................................................................................40 2.1.1.4 Hạt điều .............................................................................................42 2.1.1.5 Hồ tiêu ...............................................................................................44 2.1.1.6 Chè ....................................................................................................46 2.1.2 Nhóm mặt hàng lâm sản...........................................................................48 2.1.2.1 Gỗ và sản phẩm gỗ............................................................................48 2.1.2.2 Cao su................................................................................................51 2.1.3 Nhóm mặt hàng thủy sản .........................................................................53 2.2 Đánh giá về hoạt động xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ .............................................................................58 2.2.1 Thuận lợi ..................................................................................................58 2.2.1.1 Điều kiện tự nhiên .............................................................................58 2.2.1.2 Nguồn nhân lực .................................................................................59 2.2.1.3 Chính sách hỗ trợ xuất khẩu nông lâm thủy sản của chính phủ .......60 2.2.2 Khó khăn và hạn chế ................................................................................62 2.2.2.1 Khó khăn và hạn chế chung ..............................................................62 2.2.2.2 Khó khăn và hạn chế với từng nhóm hàng cụ thể .............................65 2.2.2.3 Nguyên nhân......................................................................................70 CHƢƠNG 3 : ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG HOA KỲ ...................................................................................................................................72 3.1 Định hướng đối với hoạt động xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ thời gian tới ................................................................72 3.1.1 Mục tiêu phát triển ...................................................................................72 3.1.1.1 Mục tiêu chung ..................................................................................72
  12. 3.1.1.2 Mục tiêu cụ thể ..................................................................................72 3.1.2 Định hướng phát triển ..............................................................................74 3.2 Kinh nghiệm của Thái Lan về xuất khẩu nông lâm thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ .....................................................................................................76 3.2.1 Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu ..................77 3.2.2 An toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường ...................................79 3.2.3 Mở rộng thị trường thông qua việc hoàn thiện kênh phân phối hàng hóa ...........................................................................................................................80 3.2.4 Sử dụng phế phụ phẩm và phát triển công nghiệp hỗ trợ ........................80 3.3 Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ ..............................................................81 3.3.1 Giải pháp chung .......................................................................................81 3.3.1.1 Phát triển sản xuất, tăng nguồn hàng cho xuất khẩu .......................81 3.3.1.2 Phát triển thị trường, đẩy mạnh Hiệp định FTA...............................81 3.3.1.3 Đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất .............................................82 3.3.1.4 Luôn chủ động cập nhật thông tin thị trường ...................................82 3.3.2 Giải pháp cụ thể .......................................................................................83 3.3.2.1 Về phía Nhà nước..............................................................................83 3.3.2.2 Về phía doanh nghiệp .......................................................................84 KẾT LUẬN ..............................................................................................................96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  13. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Trong nhiều năm qua, các mặt hàng nông lâm thủy sản là những mặt hàng chủ lực, đóng góp tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Và Hoa Kỳ được đánh giá là thị trường xuất khẩu chiến lược trong kế hoạch phát triển kinh tế-thương mại của nước ta. Sau 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ, hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai nước ngày càng được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu cũng ngày càng tăng lên. Các số liệu về xuất nhập khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài, du khách Hoa Kỳ vào Việt Nam là minh chứng cho điều này. Trong những năm gần đây, Việt Nam vươn lên trở thành một trong những nước xuất khẩu lớn vào thị trường Hoa Kỳ trong khối ASEAN. Từ thế đối đầu, sau 20 năm, mối quan hệ kinh tế và thương mại của Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng tốt đẹp. Hoa Kỳ với nền kinh tế lớn nhất thế giới từ lâu luôn là thị trường hấp dẫn đối với tất cả các quốc gia xuất khẩu, trong đó có Việt Nam. Các mặt hàng như gỗ và sản phẩm của gỗ, hàng thủy sản, các mặt hàng nông sản khác như: hạt điều, hồ tiêu, cà phê… của Việt Nam được tiêu thụ lớn tại Hoa Kỳ. Sự hấp dẫn của thị trường Hoa Kỳ cũng đồng nghĩa với sự cạnh tranh xuất khẩu vào thị trường này rất quyết liệt, đặc biệt những đối thủ cạnh tranh lớn của Việt Nam là Trung Quốc, Thái Lan và Indonesia – là những nước tương đồng với Việt Nam về các mặt hàng xuất khẩu. Để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, đặc biệt là tiến tới thị trường Hoa Kỳ giàu tiềm năng, chúng ta cần phải phân tích thực trạng xuất khẩu ba nhóm ngành chủ lực này sang thị trường Hoa Kỳ trong những năm gần đây, từ đó đề ra những kiến nghị, giải pháp thiết thực. Đây cũng chính là lý do tôi chọn đề tài “Đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ”. 2. Tình hình nghiên cứu Hiện nay vấn đề đẩy mạnh thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản luôn được Nhà nước và các doanh nghiệp quan tâm bởi thế mạnh cũng như tiềm năng của thị
  14. 2 trường Hoa Kỳ. Chính vì vậy có rất nhiều cuốn sách cùng công trình nghiên cứu về vấn đề này, có thể kể đến những tư liệu chính sau đây: Cuốn sách "Cẩm nang về xâm nhập thị trường Mỹ" được viết bởi TS. Hồ Sỹ Hưng và đồng tác giả Nguyễn Việt Hưng, đã xuất bản năm 2003, Nhà xuất bản Thống kê. Cuốn sách được bố cục thành 5 chương, với nội dung giới thiệu khá đầy đủ và hệ thống về tình hình thị trường Mỹ; hệ thống pháp luật về kinh doanh của Mỹ; văn hóa về kinh doanh của Mỹ đồng thời giới thiệu một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ và một số kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi xâm nhập thị trường Mỹ. Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh “Phát triển bền vững mặt hàng thủy sản Việt Nam phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của Hoa Kỳ”( Vũ Thị Sợi, Trường Đại học Ngoại Thương, 2011) nghiên cứu về thực trạng xuất khẩu bền vững thủy sản Việt Nam theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của Hoa Kỳ từ đó đưa ra những biện pháp quản lý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ. Luận văn “Chính sách bảo hộ nông nghiệp của Hoa Kỳ và một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường này” (Nguyễn Thu Hải My, trường Đại học Ngoại Thương, 2012) phân tích chính sách bảo hộ sản xuất nông nghiệp ở Hoa Kỳ và kiến nghị giải pháp đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường này. Luận văn thạc sĩ “Xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ”(Nguyễn Thị Thanh Mai, Trường Đại học Ngoại Thương, 2008) đưa ra những biện pháp thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ dựa trên thực trạng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường này. Luận văn tiến sĩ Kinh tế “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ”( Đinh Thị Thu Oanh, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2012) phân tích thực trạng và đặc điểm của thị trường gỗ Hoa Kỳ nhằm cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và đề xuất những biện pháp để thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Hoa Kỳ. Các tài liệu kể trên đều đã nghiên cứu riêng biệt về đẩy mạnh kim ngạch xuất
  15. 3 khẩu các mặt hàng trong nhóm hàng nông, lâm, thủy sản sang Hoa Kỳ, tập trung đặc biệt vào một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như thủy sản, đồ gỗ chứ chưa đề cập nhiều đến các mặt hàng khác cùng nhóm mà chúng ta chưa có thế mạnh ở thị trường này như cà phê, chè, gạo, cao su. Những đóng góp mới của đề tài: - Cập nhật những số liệu mới nhất về tình hình xuất khẩu nhóm hàng nông sản (gạo, hàng rau quả, cà phê, chè, hồ tiêu, hạt điều), lâm sản (gỗ, sản phẩm gỗ, cao su) và thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ và những chính sách quản lý nhập khẩu mới mà Hoa Kỳ áp dụng cho nhóm ngành này. - Phân tích làm rõ thực trạng xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2016 sang thị trường Hoa Kỳ. - Phân tích kinh nghiệm xuất khẩu nông lâm thủy sản của Thái Lan sang Hoa Kỳ, đưa ra định hướng và giải pháp đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này sang thị trường Hoa Kỳ. 3. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá thực trạng xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực thuộc nhóm hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ, tìm hiểu kinh nghiệm xuất khẩu của Thái Lan, luận văn đưa ra những giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn tập trung giải quyết các vấn đề sau: - Nghiên cứu tổng quan về thị trường nông lâm thủy sản của Hoa Kỳ, các chính sách quản lý nhập khẩu của Hoa Kỳ áp dụng với nhóm hàng nông lâm thủy sản. - Đánh giá thực trạng xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong giai đoạn 2010-2016. - Định hướng và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt nam sang thị trường Hoa Kỳ. 5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: hoạt động xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản
  16. 4 của Việt Nam sang Hoa Kỳ. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: luận văn nghiên cứu một số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực thuộc nhóm hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ: nông sản (gạo, hàng rau quả, cà phê, hạt điều, hồ tiêu, chè), lâm sản (gỗ và sản phẩm gỗ, cao su) và thủy sản. + Phạm vi thời gian: luận văn nghiên cứu thực trạng xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản điển hình trên sang thị trường Hoa Kỳ trong giai đoạn 2010- 2016. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Khung phân tích Từ việc tổng quan tài liệu, nghiên cứu kết hợp với phân tích lý luận cũng như điều kiện thực tế hiện nay, luận văn đi đến xây dựng khung phân tích đẩy mạnh xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ qua các nhân tố sau: Điều kiện Nông sản tự nhiên Lâm sản Nhu cầu Thủy sản Nguồn nhân lực Kênh Việt Hoa phân phối Chính sách hỗ trợ xuất Nam Kỳ khẩu của chính phủ Chính sách quản Tình hình chính Sức cạnh tranh lý nhập khẩu trị thế giới của hàng hóa Tham gia các Thiên tai, tổ chức quốc tế lũ lụt Trên đây là khung phân tích đẩy mạnh đến xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ thông qua nghiên cứu tổng quan thị trường Hoa Kỳ gồm các thông tin: nhu cầu, kênh phân phối, chính sách quản lý nhập khẩu. Bên cạnh đó, đánh giá thực trạng xuất khẩu nông lâm thủy sản và thuận
  17. 5 lợi, khó khăn của Việt Nam về khách quan và chủ quan cùng với bối cảnh chính trị giữa 2 quốc gia nói riêng và thế giới nói chung nhằm đưa ra những giải pháp chung và cụ thể về phía Nhà nước và doanh nghiệp. Phƣơng pháp thu thập và phân tích dữ liệu Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính ở hầu hết các chương để phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố, yếu tố có liên quan, tác động, ảnh hưởng tới nhau để từ đó đưa ra những cái nhìn khoa học về vấn đề nghiên cứu. Cụ thể luận văn sử dụng các phương pháp sau đây: - Phương pháp xử lý phân tích, tổng hợp, liệt kê: trên cơ sở thu thập thông tin, số liệu thứ cấp từ những báo cáo về tình hình xuất nhập khẩu trên website Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thống kê, trên một số cuốn sách, tạp chí nghiên cứu khoa học và một số website khác để hệ thống hóa dữ liệu nhằm minh họa rõ hơn về bức tranh xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản trong giai đoạn 2010-2016. - Phương pháp so sánh: đối chiếu, so sánh số liệu xuất khẩu nông lâm thủy sản qua các năm từ đó tìm hiều được những hạn chế, thành tựu xuất khẩu đạt được trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động trong những năm gần đây. - Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm: từ kinh nghiệm thực tế của Thái Lan về việc khẳng định thương hiệu nông lâm thủy sản trên thị trường quốc tế đặc biệt là Hoa Kỳ, rút ra bài học về quản lý nhà nước và các biện pháp về phía doanh nghiệp để tăng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam sang Hoa Kỳ. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng, danh mục biểu đồ, danh mục sơ đồ, lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương chính sau: Chương 1: Tổng quan về thị trường nông lâm thủy sản Hoa Kỳ. Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. Chương 3: Định hướng và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.
  18. 6 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG NÔNG LÂM THỦY SẢN HOA KỲ 1.1 Khái quát chung về mặt hàng nông lâm thủy sản 1.1.1 Sản phẩm nông nghiệp Trong WTO, hàng hoá được chia làm hai nhóm chính: nông sản và phi nông sản. Nông sản được xác định trong Hiệp định Nông nghiệp là tất cả các sản phẩm liệt kê từ Chương I đến XXIV (trừ cá và sản phẩm cá) và một số sản phẩm thuộc các chương khác trong Hệ thống thuế mã HS (Hệ thống hài hoà mã số thuế) và không bao gồm các sản phẩm thuộc lĩnh vực thuỷ sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp. (VCCI 2009, tr.3). Với cách hiểu này, nông sản bao gồm một phạm vi khá rộng các loại hàng hoá có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp như: - Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, động vật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi… - Các sản phẩm phái sinh như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt… - Các sản phẩm đƣợc chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật thô… Tất cả các sản phẩm còn lại trong Hệ thống thuế mã HS được xem là sản phẩm phi nông nghiệp (còn được gọi là sản phẩm công nghiệp). Trong thực tiễn thương mại thế giới, nông sản thường được chia thành 2 nhóm, gồm nhóm nông sản nhiệt đới và nhóm còn lại. Cho đến nay, chưa có định nghĩa thống nhất thế nào là nông sản nhiệt đới nhưng những loại đồ uống (như chè, cà phê, ca cao), bông và nhóm có sợi khác (như đay, lanh), những loại quả (như chuối, xoài, ổi và một số nông sản khác) được xếp vào nhóm nông sản nhiệt đới. Trên thực tế, nhóm nông sản nhiệt đới được sản xuất chủ yếu bởi các nước đang phát triển. 1.1.2 Sản phẩm lâm nghiệp Sản phẩm lâm nghiệp được chia thành 2 loại:  Lâm sản chính: những sản phẩm gỗ  Lâm sản ngoài gỗ Định nghĩa của thuật ngữ này được thông qua trong hội nghị tư vấn lâm
  19. 7 nghiệp Châu Á-Thái Bình Dương tại Băng Cốc, 5-8-1991 “Lâm sản ngoài gỗ bao gồm những sản phẩm tái tạo được ngoài gỗ, củi và than gỗ. Lâm sản ngoài gỗ được lấy từ rừng, đất rừng hoặc từ những cây thân gỗ”. Do đó, không được coi là lâm sản ngoài gỗ những sản phẩm như cát, đá, nước, dịch vụ du lịch sinh thái. (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 2006, tr.2). Theo định nghĩa này củi, than gỗ, cành ngọn, gốc cây không được coi là lâm sản ngoài gỗ, không thỏa đáng đối với việc khai thác tận dụng phế liệu gỗ. Những dịch vụ trong rừng như săn bắn, giải trí, dưỡng bệnh trong rừng, du lịch sinh thái, v.v…là một phạm trù khác, không được xếp vào lâm sản ngoài gỗ, nhưng trên quan điểm kinh tế cũng có nơi du lịch sinh thái cũng được coi như sản phẩm của rừng. Hội nghị lâm nghiệp do Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc triệu tập tháng 6 năm 1999 đã đưa ra và thông qua một khái niệm và định nghĩa khác về lâm sản ngoài gỗ “Lâm sản ngoài gỗ bao gồm những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, khác gỗ, được khai thác từ rừng, đất có cây rừng và cây ở ngoài rừng”. Thuật ngữ này phải dịch sang Tiếng Việt là “Lâm sản ngoài gỗ cây”, nhưng để đơn giản vẫn dùng thuật ngữ lâm sản ngoài gỗ. Với định nghĩa này, lâm sản ngoài gỗ bao gồm cả động vật, gỗ nhỏ, củi và rộng hơn so với định nghĩa trước. Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, lâm sản ngoài gỗ được phân loại như sau: - Sản phẩm có sợi, bao gồm: tre nứa, mây song, các loại lá, thân, vỏ có sợi và cỏ. - Sản phẩm dùng làm thực phẩm:  Nguồn gốc từ thực vật: thân, chồi, củ, rễ, lá, hoa, quả, gia vị, hạt có dầu, nấm ăn.  Nguồn gốc từ động vật rừng: mật ong, thịt thú rừng, cá trai ốc, tổ chim ăn được, trứng và các loại côn trùng. - Các sản phẩm thuốc và mỹ phẩm:  Thuốc có nguồn gốc thực vật  Cây có độc tính  Cây làm mỹ phẩm
  20. 8 - Các sản phẩm chiết xuất:  Tinh dầu  Dầu béo  Nhựa và nhựa dầu  Dầu trong chai cục  Gôm  Ta-nanh và thuốc nhuộm - Động vật và các sản phẩm động vật không làm thực phẩm và làm thuốc  Động vật sống, chim và côn trùng sống: da, sừng, xương, lông vũ... - Các sản phẩm khác:  Cây cảnh  Lá để gói thức ăn và hàng hóa ... Tuy nhiên, đối với từng loài cụ thể việc phân loại không cố định mà biến đổi theo địa phương và thời gian vì công dụng của lâm sản có sự thay đổi, ví dụ: Quế có thể xếp vào dược liệu nhưng cũng được xếp vào gia vị... cũng như nhiều sản phẩm có thể được phân vào các nhóm khác nhau tuỳ từng nơi, từng lúc… 1.1.3 Sản phẩm thủy sản Thủy sản là một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem lại cho con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng thu hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường. Trong các loại thủy sản, thông dụng nhất là hoạt động đánh bắt, nuôi trồng và khai thác các loại cá. Một số loài là cá trích, cá tuyết, cá cơm, cá ngừ, cá bơn, cá đối, tôm, cá hồi, hàu và sò điệp có năng suất khai thác cao. Trong đó ngành thủy sản có liên quan đến việc đánh bắt cá tự nhiên hoặc cá nuôi thông qua việc nuôi cá. Nuôi trồng thủy sản đã trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lớn đến đời sống của hơn 500 triệu người ở các nước đang phát triển phụ thuộc vào nghề cá và nuôi trồng thủy sản. Phân loại thủy sản Sự phân loại các loài thủy sản được dựa theo đặc điểm cấu tạo loài tính ăn và môi trường sống và khí hậu. - Nhóm cá (fish): là những động vật nuôi có đặc điểm cá rõ rệt, chúng có thể là
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2